Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Pháp luật bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.27 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN TRÍ TUẤN

PHÁP LUẬT BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT
GÂY RA – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
=====***=====

NGUYỄN TRÍ TUẤN

PHÁP LUẬT BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT
GÂY RA – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Đình Nghị

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Trí Tuấn


ẢNG
BLDS:
TNBTTH:

TỰ VI T TẮT

ộ luật ân sự
Tr ch nhiệm ồi thư ng thiệt h i


MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................. 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 3
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài .......................................................................... 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 4
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài ...................................... 5
6. Những điểm mới của luận văn ................................................................... 5
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƢỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA ........................................ 7
1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng .............. 7
1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do súc vật gây ra ......... 13
1.2.1. Khái niệm súc vật ................................................................................. 13
1.2.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra ......... 17
1.3. Sự phát triển của những quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại do súc vật gây ra trong pháp luật Việt Nam ........................................ 19
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1995 ................................................................... 19
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay .......................................................... 24
CHƢƠNG 2. TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO SÚC
VẬT GÂY RA THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN
HÀNH ............................................................................................................. 30
2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do súc vật gây
ra

............................................................................................................. 30

2.1.1. Có thiệt hại xảy ra ................................................................................ 30
2.1.2. Có hoạt động gây ra thiệt hại của súc vật ........................................... 43


2.1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa súc vật gây thiệt hại và thiệt hại xảy
ra. .................................................................................................................... 43

2.1.4. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra ........... 45
2.2. Phân loại trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do súc vật gây ra theo
pháp luật Việt Nam hiện hành ..................................................................... 51
2.2.1. ăn c v o chủ th ch u
2.2.2. ăn c v o đi u iện ph t sinh

..................................................... 51
do s c vật

ra.............. 53

2.3. Về chủ thể và đối tƣợng áp dụng trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối
với thiệt hại do súc vật gây ra ...................................................................... 58
2.3.1. Chủ th ch u trách nhiệm bồi thường thiệt hại .................................. 58
2.3.2. V đối tượng b xâm phạm ................................................................... 62
2.4. Các trƣờng hợp loại trừ trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do súc vật
gây ra ............................................................................................................. 63
2.4.1. ron trường hợp bất khả kháng ........................................................ 63
2.4.2. ron trường hợp do n ười th ba hoặc n ười b thiệt hại hồn tồn
có lỗi

...................................................................................................... 64

2.4.3. ron trường hợp thiệt hại b gây ra bởi n ười chiếm hữu, sử dụng
trái pháp luật .................................................................................................. 66
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƢỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA ...................................... 67
3.1. Thực tiễn áp dụng................................................................................... 67
3.1.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật v bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra ..... 67

3.1.2. Vụ n đi n hình .................................................................................... 75
3.2. Những bất cập còn tồn tại ...................................................................... 79
3.2.1. V khái niệm “s c vật” ........................................................................ 79


3.2.2. Trách nhiệm bồi thường của h nước đối với những thiệt hại do súc
vật gây ra ...................................................................................................... 80
3.2.3. rường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại ............ 82
3.2.4. V chủ th bồi thường thiệt hại và vấn đ bồi thường thiệt hại theo
tập quán

...................................................................................................... 82

3.2.5. V vấn đ áp dụng và thực hiện pháp luật bồi thường thiệt hại do súc
vật gây ra ...................................................................................................... 85
3.3. Một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện những quy định của pháp
luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do súc vật gây ra ...................... 86
3.3.1. Hoàn thiện c c qu đ nh của pháp luật liên quan tới trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra ................................................................. 86
3.3.2. Một số kiến ngh khác .......................................................................... 91
K T LUẬN .................................................................................................... 93
ANH MỤC TÀI LIỆU THAM

HẢO ..................................................... 94


1
LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bồi thư ng thiệt h i ngoài hợp đồng là một chế định ra đ i từ rất sớm trong

lịch sử pháp luật thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng. Đây là một
chế định khá quan trọng trước nhu cầu cấp thiết của cuộc sống khi các chủ thể
xảy ra tranh chấp về quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm h i. Trải qua một th i
gian dài áp dụng cũng như ph t triển, chế định trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i
nói chung và trong đó có tr ch nhiệm bồi thư ng thiệt h i nói riêng đã có nhiều
thay đổi và từng ước hoàn thiện.
Trong đ i sống, c c sự iện gây tổn thất về tài sản, sức khỏe, thậm chí cả
tính m ng của con ngư i thư ng do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau.
Có những sự iện khi xảy ra là bất khả h ng như tai n n do thiên tai gây ra,
cũng có những sự iện xảy ra do con ngư i trong qu trình ni dưỡng, cải t o
vật chất trong thế giới tự nhiên mà gây thiệt h i cho chủ thể khác. Trong số này,
những tai n n, thiệt h i do động vật gây ra là rất đ ng ể và có tính phức t p, đa
d ng. Với sự phát triển đa d ng về giống loài cũng như nhu cầu cả thể vật chất
lẫn tinh thần, việc nuôi dưỡng súc vật diễn ra ngày càng phổ biến. Trước kia,
trong nền kinh tế bao cấp, ngư i dân chỉ cốt sao “ăn no, mặc ấm”, sau một th i
gian dài phát triển không ngừng về mọi mặt của đ i sống xã hội đã làm cho đ i
sống ngư i dân được nâng cao. Từ đó, việc ni súc vật khơng cịn chỉ phục vụ
cho mục đích lấy thực phẩm hay lấy sức

o mà cịn do sở thích, tâm linh...khiến

súc vật trở nên có vai trị quan trọng trong cuộc sống. Hiện nay, trong mỗi gia
đình từ thành thị cho đến nơng thơn, khơng ít nhiều trong mỗi gia đình đều ni
dưỡng súc vật trong nhà với nhiều mục đích h c nhau như: lấy thịt, lơng vuốt
và các bộ phận cơ thể, hay có thể dùng làm cảnh, trang trí, bảo vệ con ngư i hay
kể cả các yếu tố mang tính chất tinh thần… Tuy vậy, mặt trái của sự đa d ng
trong việc nuôi dưỡng động vật xuất phát từ bản thân chúng đã tiềm ẩn rất nhiều
nguy cơ. Minh chứng cho điều này là ngày càng gia tăng những vụ tai n n do
súc vật gây ra, dẫn đến thiệt h i khơng chỉ tài sản, sức khỏe mà cả tính m ng của



2
những ngư i xung quanh, và đôi hi chúng tiềm ẩn c c nguy cơ lây lan về dịch
bệnh…

o đó, một vấn đề mang tính cấp thiết được đặt ra bên c nh những giải

pháp phòng ngừa thiệt h i, đó là việc giải quyết hậu quả của các vụ tai n n, xác
định trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i của của chủ sở hữu, ngư i được giao trơng
coi, quản lý súc vật dưới góc độ pháp luật.
Mặc dù trải qua một th i gian dài phát triển cũng như p dụng các quy định
của pháp luật về trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra. Không thể
phủ nhận sự iến t o và ngày càng hoàn thiện của pháp luật về trách nhiệm bồi
thư ng thiệt h i ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i
do súc vật gây ra nói riêng. Tuy nhiên trên thực tế, một số quy đinh liên quan tới
trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra vẫn còn một số h n chế, bất
cập cả ở mặt thực định và thực tiễn áp dụng xét xử, điển hình như nhầm lẫn giữa
trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra với trách nhiệm bồi thư ng
thiệt h i do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra… Chính điều này đã gây hơng ít
hó hăn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác xét xử, trong việc
áp dụng c c quy định của pháp luật liên quan đến trách nhiệm bồi thư ng thiệt
h i do súc vật gây ra ở mỗi Tòa án, làm cho việc giải quyết tranh chấp thư ng
kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngư i bị thiệt
h i…
Hiện nay, trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra được quy định
h đầy đủ trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, những quy định này vẫn
còn tồn t i nhiều bất cập, vướng mắc. Một số quy định còn thiếu cụ thể, rõ ràng
nên đã gây nên nhiều vướng mắc khi áp dụng pháp luật, làm cho các Tòa án gặp
nhiều hó hăn trong việc giải quyết tranh chấp khi có nhiều quan điểm không
thống nhất về việc áp dụng. Do vậy, việc nghiên cứu chuyên sâu về trách nhiệm

bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra sẽ làm rõ hơn những vấn đề lý luận cũng
như quy định của luật thực định về vấn đề này. Ngoài ra, việc nghiên cứu thực tế
xét xử của một số Tòa án sẽ giúp đ nh gi chân thực hơn tính hợp lý của pháp
luật, để từ đó có những kiến nghị hồn thiện pháp luật. Với những lí do nên trên,


3
việc lựa chọn đề tài “Ph p luật v bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra –
Thực trạng và giải ph p” là cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra là vấn đề nhận được rất ít sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu luật học. Hiện chưa có nhiều cơng trình nghiên
cứu khoa học của các nhà nghiên cứu luật học liên quan đến vấn đề này mà
thư ng chỉ là một phần trong các cơng trình lớn, mang tính bao qt về bồi
thư ng thiệt h i do tài sản gây ra hoặc có xuất hiện cũng chỉ trong các bài báo
khoa học chuyên khảo như: “Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại – vấn
đề lý luận và thực tiễn “ năm 2009 do PGS TS Trần Thị Huệ làm chủ nhiệm đề
tài, hay mới đây là Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Văn Hợi “Trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam” cơng ố
năm 2017.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu khoa học này đã đưa ra được những
góc nhìn khá cụ thể về bồi thư ng thiệt h i ngoài hợp đồng, mối quan hệ giữa
trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng, trách nhiệm của chủ vật
ni và ngư i có trách nhiệm trơng giữ, quản lý vật ni, cách tính tốn thiệt h i,
ấn định mức bồi thư ng thiệt h i ngoài hợp đồng; đồng th i đưa ra được những
kiến nghị để góp phần hồn thiện pháp luật về bồi thư ng thiệt h i do tài sản gây
ra (trong đó có ồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra).
Tuy nhiên, c c đề tài này được tiến hành triển khai trong bối cảnh pháp luật
Việt Nam chưa có một hệ thống chặt chẽ c c văn ản quy định rõ ràng về vật
nuôi, gia súc, gia cầm, giống vật nuôi. Những kiến nghị, đề xuất được đưa ra cịn

mang tính chất chung chung, chưa cụ thể, chưa đóng góp được nhiều trong thực
tiễn về x c định chính xác rõ ràng lo i trách nhiệm khi bồi thư ng, cũng chưa
đào sâu nghiên cứu các quy định cả về nội dung lẫn việc giải quyết, xử lý của
Tòa n trên cơ sở thực tế nhằm đảm bảo tính thực tiện cho trư ng hợp cụ thể
trong giải quyết tranh chấp bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra.


4
Luận văn “Pháp luật về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra – Thực trạng
và giải pháp” là luận văn đầu tiên tập trung nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề
trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i do súc vật ra trong bối cảnh Bộ luật Dân sự năm
2015 mới có hiệu lực pháp luật để đ p ứng yêu cầu đặt ra của thực tiễn áp dụng
pháp luật.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong ph m vi nghiên cứu của luận văn, t c giả tập trung nghiên cứu về
trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra - một trong những trư ng hợp
cụ thể của trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i ngoài hợp đồng. Với mong muốn đưa
ra được cái nhìn cụ thể, tồn diện, mang đến c c quan điểm sát thực, nhằm đóng
góp xây dựng hồn thiện pháp luật về vấn đề nghiên cứu; tác giả triển khai nội
dung luận văn qua c ch tiếp cận sự phát triển của chế định qua những giai đo n
khác nhau, để so sánh sự phát triển c c quy định của pháp luật qua các th i kỳ.
Bên c nh những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i ngoài hợp
đồng do súc vật gây ra, tác giả cũng tìm hiểu thực tr ng những bất cập của vấn
đề này trên thực tế thơng qua tìm hiểu các vụ việc cụ thể, từ đó đưa ra một số
giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện c c quy định của pháp luật, nâng cao
tính hiệu quả của việc giải quyết trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây
ra trong thực tiễn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương ph p luận của chủ nghĩa M c- Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đồng th i sử dụng và kết hợp một cách

hợp lý c c phương ph p nghiên cứu khoa học như: phương ph p phân tích,
phương ph p lịch sử, phương ph p tổng hợp, diễn giải, suy luận logic, so s nh…
nhằm chứng minh các luận điểm nêu ra trong luận văn. ên c nh đó, t c giả còn
sử dụng một số vụ án, vụ việc, số liệu thống kê của các ngành liên quan trên thực
tế nhằm minh họa cho những nhận định, đ nh gi của luận văn.


5
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận, nội dung của
pháp luật Việt Nam về chế định trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i ngoài hợp đồng
cũng như những điểm chưa phù hợp cần sửa đồi bổ sung, từ đó đưa ra những giải
ph p và hướng hoàn thiện c c quy định của pháp luật về vấn đề này. Qua đó, t c
giả mong muốn góp một cái nhìn tổng thể và toàn diện khi nghiên cứu cũng như
khi giải quyết các tranh chấp về bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra.
Để đ t được mục đích trên, luận văn tốt nghiệp phải thực hiện các nhiệm vụ
sau:
- Khái quát về trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra theo quy
định của pháp luật Việt Nam cũng như sơ lược sự phát triển của chế định này
qua các th i kì.
- Phân tích, làm rõ c c quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trách
nhiệm bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra.
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng c c quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành về trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra. Đưa ra các vụ việc
điển hình trên thực tế về trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra để
thấy được một cách cụ thể, chính x c c c vướng mắc còn h n chế của quy định
pháp luật về vấn đề này.
- Đưa ra những giải pháp, kiến nghị và hướng hoàn thiện các quy định của
pháp luật về trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra.
6. Những điểm mới của luận văn

Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu khoa học có tính hệ thống
những vấn đề liên quan đến trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra
làm nổi bật các vấn đề cần làm rõ sau đây:
- Phân tích một cách hệ thống c c quy định của pháp luật hiện hành về
trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra đồng th i so sánh với các quy
định trong lịch sử về cùng nội dung.


6
- Chỉ ra những quan điểm về việc hiểu và áp dụng trong c c quy định của
pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra chưa
được đề cập đến một cách cụ thể và chi tiết trong các công nghiên cứu khoa học
trước đây như: h i niệm về súc vật, tính chịu trách nhiệm của chủ thể quản lý
súc vật (đối với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền); x c định nội hàm, ngo i diên
của toàn bộ c c quy định có liên quan về bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra…
- Đưa ra vụ việc trên thực tiễn hay các ví dụ tình huống liên quan đến trách
nhiệm bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra để x c định một cách cụ thể những
h n chế, vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm
bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra. Trên cơ sở đó chỉ ra nguyên nhân và đề
xuất hướng hoàn thiện c c quy định này.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 phần:
Phần 1: L i mở đầu
Phần 2: Phần nội dung, gồm 3 chương:
 Chương 1: Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i do
súc vật gây ra
 Chương 2: Tr ch nhiệm bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra theo quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành
 Chương 3: thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện những quy
định của pháp luật về trách nhiệm bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra

Phần 3: Kết luận


7

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA
1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, trách nhiệm bồi thư ng thiệt
h i (TN TTH) được Bộ luật dân sự ( L S) năm 2015 quy định t i Điều 275 về
căn cứ ph t sinh nghĩa vụ nói chung và chương XX về TNBTTH ngồi hợp đồng.
Tuy nhiên, cả hai phần này đều hông quy định rõ về khái niệm TNBTTH mà chỉ
nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thư ng, năng lực chịu trách
nhiệm, th i h n hưởng bồi thư ng,…
Khi tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng mỗi ngư i sống
trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của
mình mà xâm ph m đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngư i khác. Khi một ngư i
vi ph m nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn h i cho ngư i h c thì chính ngư i đó
phải gánh chịu hậu quả bất lợi do chính hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một
hậu quả bất lợi bằng việc ù đắp tổn thất cho ngư i h c được hiểu là bồi thư ng
thiệt h i.
Nhƣ vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm
dân sự được áp dụng khi một hoặc nhiều chủ thể (gọi là bên có nghĩa vụ) có hành vi
vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại cho một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là bên có
quyền) thì phải bồi thường để bù đắp những tổn thất mà mình đã gây ra.
TNBTTH là một lo i trách nhiệm ph p lý nên nó mang đầy đủ c c đặc điểm
chung của trách nhiệm ph p lý. TN TTH do cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối
với những chủ thể có hành vi vi ph m pháp luật gây tổn thất cho các chủ thể khác;
luôn mang l i hậu quả pháp lý bất lợi cho chủ thể được áp dụng; được đảm bảo thực

hiện bằng các biện ph p cưỡng chế nhà nước. Bên c nh những đặc điểm chung đó,
TNBTTH cịn mang những đặc điểm riêng sau đây:


8
Trước hết, TNBTTH là một loại trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự được
áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi ph m pháp luật, xâm h i tới quyền dân sự
của các chủ thể khác, nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho bên có quyền dân
sự bị vi ph m.
Thứ hai, TNBTTH phát sinh khi có thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm nghĩa
vụ của bên có nghĩa vụ. Hành vi vi ph m nghĩa vụ có thể là hành vi vi ph m các
cam kết, thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ nghĩa vụ, có thể là hành vi vi ph m
c c quy định của pháp luật và nó có thể được thể hiện dưới d ng hành động hoặc
hông hành động.
Thứ ba, TNBTTH là trách nhiệm tài sản. Đối với quan hệ TN TTH, đối tượng
mà c c ên hướng tới là việc đền bù bằng vật chất cho hành vi vi ph m. Bởi lẽ, khi
một chủ thể gây ra thiệt h i cho chủ thể h c thì thiệt h i đó phải tính to n được
bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đ i lượng vật chất nhất định nếu
không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thư ng.
Căn cứ vào nguồn gốc ph t sinh, TN TTH được chia thành TNBTTH trong
hợp đồng và TNBTTH ngoài hợp đồng. Đây là c ch phân lo i cơ ản nhất, bởi lẽ
x c định cơ sở giải quyết bồi thư ng theo hợp đồng và ngoài hợp đồng sẽ rất khác
nhau. Chính vì vậy, x c định được rõ hai lo i trách nhiệm này sẽ giúp cho việc áp
dụng pháp luật dân sự một cách đúng đắn, đảm bảo cho các chủ thể khi tham gia các
quan hệ ph p lý được bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách r ch rịi.
TNBTTH trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do các bên chủ thể
đã hông chấp hành, chấp hành hông đúng hoặc hông đầy đủ nghĩa vụ mà các
ên đã cam ết trong hợp đồng.
TNBTTH ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự được phát sinh dựa trên các
điều kiện do pháp luật quy định khi một chủ thể có hành vi gây thiệt h i cho các lợi

ích được pháp luật bảo vệ.
TNBTTH trong hợp đồng và TNBTTH ngoài hợp đồng đều là lo i trách nhiệm
dân sự nên chúng có những điểm tương đồng nhất định, cụ thể là ngư i gây thiệt h i
phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về thiệt h i do hành vi vi ph m mà mình gây


9
ra bằng việc đền bù một lợi ích vật chất nhằm ù đắp tổn thất cho ngư i bị thiệt h i.
Tuy nhiên, giữa hai lo i tr ch nhiệm bồi thư ng thiệt h i này vẫn có những điểm
khác biệt cơ ản như sau:
Thứ nhất, về hành vi vi phạm của người gây thiệt hại: TNBTTH trong hợp
đồng là trách nhiệm ph p lý được đặt ra do việc vi ph m một nghĩa vụ mà các bên
đã cam ết thực hiện. Cịn TNBTTH ngồi hợp đồng phát sinh do hành vi trái pháp
luật của ngư i gây thiệt h i đối với bên bị thiệt h i, mà trước đó giữa các chủ thể
khơng có hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng hành vi vi ph m hông được quy định
trong hợp đồng.
Thứ hai, về việc bồi thường thiệt hại: Khi thực hiện TNBTTH ngồi hợp đồng
thì ngư i gây thiệt h i phải bồi thư ng toàn bộ thiệt h i (cả trực tiếp và gián tiếp).
Còn đối với bồi thư ng thiệt h i trong hợp đồng thì chủ thể bồi thư ng chỉ phải bồi
thư ng thiệt h i trực tiếp và được thể hiện trên hợp đồng.
Thứ ba, về thiệt hại xảy ra: Đối với TNBTTH ngoài hợp đồng, thiệt h i xảy ra
vừa là điều kiện ph t sinh nghĩa vụ bồi thư ng, vừa là điều kiện phát sinh trách
nhiệm bồi thư ng. Còn với TNBTTH trong hợp đồng, thiệt h i xảy ra chỉ là điều
kiện làm ph t sinh TN TTH, còn nghĩa vụ bồi thư ng thiệt h i phát sinh khi các
chủ thể ký kết hợp đồng.
Việc phân biệt rõ ràng hai lo i TNBTTH trong hợp đồng và TNBTTH ngoài
hợp đồng giúp ta x c định được TNBTTH do súc vật gây ra thuộc lo i nào, từ đó p
dụng quy định ph p luật một cách chính xác.
Từ các phân tích trên, chúng ta có thể thấy TNBTTH ngoài hợp đồng là một
lo i trách nhiệm dân sự áp dụng đối với chủ thể vi ph m buộc chủ thể này phải gánh

chịu một hậu quả bất lợi, vì vậy nó có đầy đủ đặc điểm của trách nhiệm dân sự nói
chung. Tuy nhiên, TNBTTH ngồi hợp đồng cịn có những đặc điểm riêng biệt. Cụ
thể, điều kiện để ph t sinh TN TTH ngoài hợp đồng bao gồm bốn điều kiện sau:
- Có thiệt hại xảy ra:


10
Thiệt h i là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm ph m đến
tính m ng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức1.
Theo Luật La Mã, có hai thành phần t o nên khái niệm thiệt h i: (i)damnun
emgens, tức là thiệt h i thực, sự mất đi của một bộ phận tài sản cụ thể. Đây có thể
hiểu là những thiệt h i nhìn thấy được, cân, đong, đo, đếm, x c định được;
(ii)lucrum cessams, tức là mất lợi tức, là sự mất mát tài sản có thể nếu hồn cảnh
diễn ra bình thư ng. Đây có thể hiểu là thiệt h i phái sinh vì thiệt h i chính xảy ra
dẫn tới những thiệt h i h c liên quan tới thiệt h i chính.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thiệt h i được x c định bao gồm:
(i)thiệt h i về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí
để ngăn chặn, h n chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng,
khai thác công dụng của tài sản. Đây là những thiệt h i về vật chất của ngư i bị
thiệt h i; (ii)thiệt h i về tính m ng, sức khỏe làm phát sinh thiệt h i về vật chất bao
gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng ị mất, thu nhập
thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt h i về tính m ng sức khỏe; (iii)thiệt h i do danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm h i bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục
thiệt h i, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự nhân phẩm uy tín bị xâm
h i; (iv)thiệt h i về tinh thần.
hư vậy, dù là thiệt h i thực tế hay lợi tức mất thì Luật La Mã vẫn lấy cơ sở là
những thiệt h i về tài sản khi quy định. Trong hi đó, theo quy định của pháp luật
Việt Nam thì thiệt h i khơng chỉ có thiệt h i về vật chất mà cịn được phát triển
thêm nội dung là thiệt h i về tinh thần. Lý giải cho điều này, theo quan điểm của tác
giả, pháp luật Việt Nam được xây dựng bên c nh những cơ sở lý luận thực tiễn còn

đề cao tinh thần nhân đ o, truyền thống tương thân, tương i của dân tộc.

o đó,

thiệt h i để x c định trách nhiệm bồi thư ng không chỉ bao gồm thiệt h i về vật
chất, những thứ có thể nhìn thấy và x c định cụ thể được thành tiền mà còn bao
1

Trư ng đ i học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập 2), NXB Công an nhân dân. Hà Nội.

2009, trang 283.


11
gồm thiệt h i khơng thể nhìn thấy được như sự “đau thương, mất mát, tâm lý, tình
cảm,…” của ngư i bị thiệt h i hoặc những ngư i thân thích của ngư i bị thiệt h i
phải gánh chịu. Đồng th i, để đúng với ý nghĩa là ồi thư ng thiệt h i về tinh thần
thì pháp luật Việt Nam đưa ra h i niệm “tiền bù đắp tổn thẩn tinh thần”, ởi đây là
những thiệt h i phi vật chất khơng thể tính được thành tiền cụ thể, “tiền bù đắp tổn
thất về tinh thần” mang ý nghĩa đồng cảm, động viên, chia s sự suy sụp, mặc cảm
tâm lý của ngư i bị thiệt h i hay những lo lắng, đau thương, mất m t mà ngư i thân
thích của ngư i bị thiệt h i phải g nh chịu.
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật:
Hành vi trái pháp luật là những hành vi đã ị pháp luật cấm do tính chất nguy
hiểm của nó đối với xã hội. Hành vi gây thiệt h i có thể là hành vi trái pháp luật
hình sự, dân sự, hành chính, kể cả những hành vi vi ph m đư ng lối, chính sách của
Đảng, Nhà nước, vi ph m quy tắc sinh ho t trong từng cộng đồng dân cư,… Hành
vi gây thiệt h i thông thư ng thể hiện dưới d ng hành động, chủ thể đã thực hiện
hành vi mà đúng ra hơng được thực hiện c c hành vi đó. Hành vi gây thiệt h i có
thể là hành vi hợp pháp nếu ngư i thực hiện hành vi đó theo nghĩa vụ mà pháp luật

hoặc nghề nghiệp buộc họ phải thực hiện c c hành vi đó. Ví dụ: nhân viên phịng
cháy, chữa cháy có thể phá huỷ các nhà dễ ch y xung quanh đ m ch y. Trong
trư ng hợp này thì ngư i gây thiệt h i không phải bồi thư ng. Đây là những trư ng
hợp gây thiệt h i trong phịng vệ chính đ ng, tình thế cấp thiết hoặc theo yêu cầu
của ngư i bị thiệt h i. Tuy nhiên, nếu vượt quá giới h n của phịng vệ chính đ ng,
vượt q yêu cầu của tình thế cấp thiết thì ngư i gây ra thiệt h i phải bồi thư ng
thiệt h i.
- Có lỗi của người gây thiệt hại:
Ngư i gây thiệt h i phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi. Lỗi được hiểu là thái
độ tâm lí của ngư i có hành vi gây ra thiệt h i, lỗi được thể hiện dưới d ng cố ý
hoặc vô ý.
Cố ý gây thiệt h i là trư ng hợp một ngư i nhận thức rõ hành vi của mình sẽ
gây thiệt h i cho ngư i khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong


12
muốn nhưng để cho thiệt h i xảy ra. Còn vô ý gây thiệt h i là một ngư i khơng thấy
trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt h i mặc dù phải biết trước thiệt h i sẽ
xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt h i nhưng cho rằng
thiệt h i sẽ khơng xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Một ngư i bị coi là có lỗi nếu họ có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
của mình. Vì vậy, những ngư i hơng có hả năng nhận thức và làm chủ được hành
vi của mình thì được coi là khơng có lỗi trong việc thực hiện hành c c hành vi đó.
Những ngư i hơng có năng lực hành vi dân sự, ngư i bị mất năng lực hành
vi dân sự không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình nên họ không phải chịu
trách nhiệm. Trong trư ng hợp này, cha, mẹ, ngư i giám hộ, bệnh viện, trư ng học
là những đối tượng theo quy định của pháp luật phải chăm sóc, quản lý, giáo dục,…
được suy đo n là có lỗi khi khơng thực hiện nghĩa vụ nêu trên và họ phải chịu trách
nhiệm do lỗi của họ.
Lỗi của ph p nhân, cơ quan, tổ chức là lỗi của nhân viên c c cơ quan đó trong

q trình họ thực hiện nhiệm vụ được giao. Vì vậy, c c cơ quan này phải bồi thư ng
thiệt h i do nhân viên cơ quan của họ khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trong trách nhiệm hình sự thì hình thức và mức độ lỗi có vai trị quan trọng
trong việc x c định tội danh và quyết định hình ph t. Tuy nhiên, trong TNBTTH,
hình thức và mức độ lỗi có ảnh hưởng rất ít đến việc x c định trách nhiệm. Thậm
chí ngư i gây ra thiệt h i phải bồi thư ng ngay cả khi họ khơng có lỗi. Có những
trư ng hợp ngư i gây thiệt h i được giảm mức bồi thư ng nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt
h i hoặc thiệt h i xảy ra quá lớn so với khả năng inh tế trước mặt và lâu dài của họ
hoặc thiệt h i xảy ra hoàn toàn do lỗi của ngư i bị thiệt h i thì khơng phải bồi thư ng.
- Có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra:
Mối quan hệ nhân quả này được iểu hiện cụ thể là hành vi tr i ph p luật phải
có trước và là nguyên nhân dẫn đến thiệt h i xảy ra, thiệt h i phải xảy ra sau và
chính là kết quả của việc thực hiện hành vi trái pháp luật trước đó.


13
Trong thực tế, một kết quả xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân hoặc một
nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả.

o đó, hi x c định kết quả phải xác

định chính x c đâu là nguyên nhân dẫn đến kết quả và đâu là ết quả của nguyên
nhân an đầu. Tức là, hi x c định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật
và thiệt h i xảy ra phải x c định chính xác hành vi trái pháp luật có phải là nguyên
nhân gây ra thiệt h i hông và ngược l i.
1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do súc vật gây ra
1.2.1. Khái niệm súc vật
Về nội hàm, khái niệm về súc vật chưa từng được quy định t i bất kỳ văn ản
pháp quy nào, tuy nhiên cụm từ này l i được sử dụng khá phổ biến và có nhiều cách
hiểu khác nhau. Pháp luật hiện t i chỉ có các khái niệm liên quan như: “Giống vật

nuôi”. Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng lồi, cùng nguồn gốc, có ngo i hình
và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác
động của con ngư i; giống vật ni phải có số lượng nhất định để nhân giống và di
truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau. Giống vật nuôi bao gồm các
giống gia súc, gia cầm, ong, tằm, động vật thuỷ sản và các sản phẩm giống của
chúng như tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng và vật liệu di truyền giống2. Tuy nhiên,
trong khái niệm cũng hông làm rõ sự khác nhau giữa gia súc, gia cầm và các lo i
vật nuôi khác.
Bản thân cụm từ “súc vật” là từ gốc H n, chữ Súc (畜物) là sự kết hợp từ 4 bộ
ngưu, sinh, huyền, điền, dùng để m chỉ c c loài đồng vật cùng họ với trâu, bị,
ngựa được thuần hóa từ thiên nhiên qua nhiều năm, có t c dụng chính để phục vụ
cơng việc nhà nơng. Từ này cũng có nghĩa tương tự với từ “Súc sinh” (畜生).
Một văn ản h c có đề cập đến vi ph m và thiệt h i do súc vật gây ra cùng
việc x c định trách nhiệm hành chính với các vi ph m này là Nghị định
46/2016/NĐ – CP của Chính phủ ngày 26 th ng 5 năm 2016 quy định về xử ph t
hành chính trong lĩnh vực giao thơng đư ng bộ và đư ng sắt. Tuy nhiên, việc đề

2

Pháp lệnh 16/2004 của Ủy an Thư ng vụ Quốc hội ngày 24 th ng 3 năm 2004 về Giống vật nuôi.


14
cập trên chỉ x c định các ho t động gây ảnh hưởng đến giao thông của súc vật mà
hông quy định rõ h i niệm súc vật là gì.
Việc x c định khái niệm trên theo ý iến t c giả là một trong những yếu tố
quan trọng để x c định chủ thể bồi thư ng. Ví dụ như trong trư ng hợp loài vật gây
thiệt h i khơng phổ biến, mới được ni mang tính bộc ph t thì có được coi là súc
vật hay khơng? Nếu khơng coi là súc vật thì có đặt ra trách nhiệm bồi thư ng thiệt
h i hay không? Và nếu có (hoặc nếu hơng) thì x c định trách nhiệm bồi thư ng

thiệt h i như thế nào? Việc đặt ra khái niệm cụ thể còn tránh nhầm lẫn với trách
nhiệm bồi thư ng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (trong trư ng hợp nguồn nguy
hiểm này là thú dữ).
Tuy nhiên, căn cứ theo nguồn gốc từ ngữ có thể x c định súc vật là những
động vật gần gũi với con ngư i và các ho t động nông nghiệp từ xa xưa, súc vật
thư ng được sử dụng để lấy sức, thịt, da trong sinh ho t, sản xuất, tiêu dùng; chúng
thư ng là những loài động vật có bản tính hiền lành, được con ngư i thu phục từ thế
giới hoang dã, sau hàng nghìn năm lao động có thói quen gần gũi với con ngư i,
cùng con ngư i tham gia các ho t động lao động, sản xuất...cải t o thế giới xung
quanh.

o đó, có thể hiểu một cách chung nhất thì “súc vật là những loại vật nuôi

trong nhà”. Tuy nhiên, vật ni trong nhà có thể là thú hoặc chim, do vậy, súc vật
chỉ thuộc các lo i động vật bôn chân, có vú chứ khơng phải các lo i gia cầm như
ngan, ngỗng, vịt, gà; chúng thư ng có sức khỏe, hình d ng, t c động và khả năng
gây thiệt h i lớn hơn so với các loài gia cầm.
Từ những phân tích này, có thể đưa ra h i niệm súc vật như sau: “Súc vật là
những loài động vật thuộc lớp thú bốn chân như: trâu, bò, lợn, ngựa... đã được con
người thuần hóa trong thời gian dài lịch sử, bản tính hiền lành, được sử dụng để
phục vụ nhu cầu cải tạo thế giới tự nhiên của con người.”
Tuy nhiên, với khái niệm này, một số lồi động vật được ni với mục đích
thương m i cao, khơng thuộc nhóm thú dữ, cũng hơng thuộc súc vật thì việc bồi
thư ng thiệt h i do chúng gây ra được x c định ra sao3?
3

Quan điểm của tác giả được giải quyết ở Chương 3 đề tài.


15

* Đặc điểm của súc vật:
Súc vật cũng là một trong c c lồi động vật như đã phân tích ở trên, nên cũng
có đầy đủ c c đặc điểm của động vật. Ngồi ra, súc vật cũng có những đặc điểm
riêng có thể phân biệt với thú dữ, cụ thể như:
Thứ nhất, về nơi sống: súc vật thư ng là những động vật “thường” được ni
trong nhà hoặc ngồi đồng, chuồng (có chung hoặc gần nơi ở với con ngư i). Bởi
vì, mục đích của việc thuần dưỡng các loài súc vật này là để phục vụ cho các nhu
cầu của con ngư i. Bản thân các thức ăn của súc vật cũng dễ kiếm, gần gũi với con
ngư i và có ít tính chất hoang dã. Khác với thú dữ, thông thư ng thú dữ thư ng
sống trong môi trư ng tự nhiên như c c hu rừng, biển hoặc ven biển (các khu vực
có tính hoang dã, nguyên sơ cao, vừa là nơi trú ngụ, vừa là nơi tìm iếm thức ăn của
những lồi này). Đối với một số lồi thú giữ, tuy được ni c nh con ngư i do
những mục đích h c nhau như: ảo tổn lồi vật, khai thác lợi ích đặc trưng, nghiên
cứu gen và phát triển hệ sinh th i.... thì chúng cũng được quản lý chặt chẽ, gần như
tránh hoàn toàn sự tiếp xúc trực tiếp của những ngư i xung quanh với chúng.
Thứ hai, về nguồn gốc sinh học: thủy tổ của những loài vật được coi là súc vật
như: trâu rừng, ngựa hoang, hay lợn rừng... cũng là những lồi vật có tính hiền lành,
ăn cỏ hoặc ăn t p, thư ng không chủ động tấn công các lồi vật khác, chúng chỉ tấn
cơng khi tức giận hoặc phòng vệ. Khác với thú dữ thư ng là những lồi vật có bản
tỉnh hung hăng hơn rất nhiều, thú dữ thư ng là những loài vật trải qua hàng nghìn
năm tiến hóa vẫn là những động vật ăn thịt, to lớn, có sức khỏe; từ đó dẫn đến cấu
t o sinh học của các loài thú dữ thư ng rất nhanh nhẹn, m nh, bản năng hoang dã,
thư ng dễ bị ích động bởi chuyển động, mùi máu, mùi thức ăn hay hơi thở. Những
đặc điểm sinh học này thư ng ở các lồi súc vật hơng có được.
Thứ ba, về tính thuần hóa: súc vật thư ng là những động vật có nguồn gen di
truyền từ hàng nghìn năm được thuần hóa. Trải qua q trình phát triển lâu dài, từ
việc chỉ biết săn ắn, h i lượm c c lồi động, thực vật có sẵn trong tự nhiên, con
ngư i đã iết thuần dưỡng một số loài động vật (trong đó có súc vật) trở thành các
vật nuôi ở trong nhà. Việc thuần dưỡng này nhằm t o ra những nguồn lợi phục vụ



16
cho ho t động sản xuất, kinh doanh của con ngư i.

an đầu, việc thuần dưỡng

nhằm khai thác những lợi ích về vật chất (c c loài động vật được ni để lấy thịt,
hoặc lấy sức

o như trâu, ị, lợn, dê,…). Theo th i gian, nhu cầu của con ngư i

ngày một nâng cao nên việc thuần dưỡng c c lồi động vật cịn nhằm phục vụ cho
các mục đích về tinh thần (c c lồi động vật được ni làm cảnh). Cho dù việc
thuần dưỡng nhằm phục vụ cho mục đích nào thì súc vật cũng được coi là những
lồi động vật có bản chất hiền lành, dễ thích ứng với môi trư ng sống của con
ngư i, sống thân thiện với con ngư i. Những loài động vật này cũng sống thân thiện
với môi trư ng tự nhiên và c c lồi động vật khác nên khơng xếp vào nhóm thú dữ,
bởi vì thú dữ là lồi động vật dù sống trong môi trư ng tự nhiên hay sống trong sự
quản lý chặt chẽ của con ngư i thì cũng sẵn sàng tấn cơng bất cứ mục tiêu nào nếu
có cơ hội.
Thứ tư, về khả năng gây thiệt hại của súc vật so với thú dữ: do bản thân súc
vật thư ng sống chung nơi ở hoặc c nh con ngư i nên khả năng gây thiệt h i của
súc vật h đa d ng, có thể từ nhận thức và tính hoang dã (ví dụ như ăn hoa màu,
dẫm và phá ho i hoa màu), hay có thể do tự vệ gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc
tài sản; cũng có thể là súc vật thư ng có tính hiền lành dẫn đến sự lơ là của ngư i
trông coi, quản lý dẫn đến súc vật gây thiệt h i đến c c phương tiện giao thông, gây
tai n n giao thông. Khác với thú dữ thư ng gây thiệt h i do tấn công ngư i hoặc
phá ho i hoa màu, tài sản do có ý thức tấn con ngư i, những ho t động tấn cơng của
thú dữ khơng nhằm tự vệ mà đó là những ho t động tấn công một cách chủ động.
Điều này cũng cho thấy, khả năng súc vật gây thiệt h i cho con ngư i không cao

như thú dữ.
Thứ năm, về khả năng kiểm soát súc vật trong quá trình ni dưỡng, quản lý:
o được thuần dưỡng trong th i gian dài, súc vật thư ng gần gũi, có thể hiểu được
mệnh lệnh của con ngư i và một số thói quen sinh ho t, điều khiển cơ ản của con
ngư i nên hi hai th c công năng của súc vật, con ngư i dễ dàng trong việc quản
lý, thống nhất mệnh lệnh và điều khiển hành động của súc vật. Súc vật thư ng chỉ
gây thiệt h i hi chủ sở hữu, ngư i được giao chiếm hữu, ngư i thứ ba, sử dụng


17
không quản lý chúng một cách chặt chẽ hoặc cố tình thơi thúc bản tỉnh hoang dã,
tức giận của chúng.

o đó, hầu hết c c trư ng hợp súc vật gây thiệt h i, đều xuất

hiện yếu tố lỗi của ngư i có trách nhiệm quản lý, của ngư i bị thiệt h i hoặc ngư i
thứ ba. Có thể thấy đây là một trong những đặc điểm quan trọng để phân biệt thiệt
h i giữa súc vật gây ra với thú dữ. Thú dữ thư ng mang đậm tính hoang dã, rất khó
thuần hóa và kiểm sốt dễ dàng, chúng cũng có tư duy phản kháng hoang dã cao
hơn rất nhiều so với súc vật. Ngay cả hi đang nằm trong sự kiểm soát của con
ngư i, nhưng chỉ cần một sơ ý nhỏ của ngư i quản lý, thú dữ sẽ vượt khỏi tầm kiểm
sốt, thậm chí tấn công cả ngư i đang quản lý.
1.2.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
TNBTTH do súc vật gây ra là một lo i TNBTTH ngồi hợp đồng. Theo đó,
chủ sở hữu hoặc ngư i chiếm hữu, ngư i được giao quản lý, sử dụng hợp pháp súc
vật phải bồi thư ng thiệt h i về tính m ng, sức khỏe cũng như ù đắp tổn thất về
tinh thần cho những những ngư i bị thiệt h i do súc vật gây ra, ngay cả trong
trư ng hợp khơng có lỗi của họ.
TNBTTH do súc vật chỉ đặt ra đối với trư ng hợp tự thân súc vật gây ra thiệt
h i. Bản thân súc vật khi tồn t i ở d ng thực thể sống ln tiềm ẩn trong nó khả

năng gây ra những thiệt h i về tính m ng, sức khỏe, tài sản cho những ngư i xung
quanh. Đây là những thiệt h i do chính sự ho t động của súc vật gây ra, thiệt h i
hoàn toàn do “tự thân” sự ho t động của súc vật, độc lập và nằm ngồi sự quản lý,
kiểm sốt của con ngư i,… thì hi đó tr ch nhiệm bồi thư ng do súc vật gây ra mới
phát sinh. Nếu những thiệt h i xảy ra do hành vi trái pháp luật của con ngư i tác
động thông qua súc vật mà gây thiệt h i như điều khiển, huấn luyện súc vật gây
thiệt h i (trâu húc ngư i, chó huấn luyện tấn cơng ngư i) thì sẽ áp dụng TNBTTH
do hành vi của con ngư i.
TNBTTH do súc vật gây ra cũng có thể thuộc về chủ sở hữu, về ngư i được
giao chiếm hữu, sử dụng súc vật, về ngư i chiếm hữu sử dụng trái pháp luật súc vật.
Tuy nhiên, khác với TNBTTH do thú dữ gây ra, chủ thể chịu TNBTTH do súc vật


18
gây ra cịn có thể là ngư i thứ ba có lỗi làm cho súc vật gây thiệt h i cho ngư i
khác.
Điều 603 L S 2015 quy định:
“Đi u 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người
khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian
chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hồn tồn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho
người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở
hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì
người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người
chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu
súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức

xã hội.”
Nhƣ vậy, bồi thư ng thiệt h i do súc vật gây ra là trách nhiệm dân sự ngoài
hợp đồng của chủ sở hữu, ngư i chiếm hữu hoặc ngư i thứ ba khi họ có lỗi để súc
vật gây thiệt h i về tính m ng, sức khỏe và tài sản cho cá nhân hoặc các tổ chức
h c. Đặc điểm pháp lý của lo i TNBTTH này là phát sinh theo quy định của pháp
luật và là hậu quả pháp lý nằm ngoài mong muốn của chủ thể (chủ sở hữu súc vật,
ngư i chiếm hữu, sử dụng súc vật, ngư i thứ ba và bên bị thiệt h i) mà khơng có sự
thỏa thuận trước giữa bên gây thiệt h i và bên bị thiệt h i.
Khác với các trư ng hợp bồi thư ng thiệt h i ngoài hợp đồng khác, chủ sở hữu
súc vật, ngư i chiếm hữu, sử dụng súc vật, ngư i thứ ba gây thiệt h i không trực
tiếp bằng hành vi của mình mà l i thơng qua ho t động của súc vật và họ bị suy


×