Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.08 KB, 11 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG
5.1. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI
5.1.1. Một số việc chưa làm được
-Chưa hoàn thành 100% các chỉ tiêu kế hoạch năm 2007 do Ngân hàng & phát triển
nông thôn tỉnh Bến Tre giao như:
+ Nguốn vốn: 85,9 tỷ đồng đạt 89,8% kế hoạch
+ Tổng dư nợ 261 tỷ đồng đạt 97,8% kế hoạch
+ Tỷ lệ nợ xấu đạt 4,9% tổng dư nợ
+ Việc thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ xấu gặp nhiều khó khăn như:giá đất
nuôi trồng thủy hải sản xuống thấp, nhu cầu chuyển nhượng đất ít.
+ Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất hạn chế
+ Dịch vụ cầm đồ phát triển thấp
+ Cho vay xuất khẩu lao động còn nhiều hạn chế
5.1.2. Những vấn đề tồn tại.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương tuy khá nhưng chưa vững chắc, do nền kinh
tế chủ yếu là thủy sản, nông nghiệp, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
nhiên, do đó khi có biến động về thời tiết, môi trường sản xuất liền bị tác động mạnh.
Trong năm, do ảnh hưởng của dịch bệnh gây ảnh hưởng lớn đến cây trồng vật nuôi;
nuôi thủy còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro, một số diện tích tôm thâm canh đến giữa vụ nuôi bị
chết phải hủy bỏ hoặc thu hoạch sớm, riêng các hộ nuôi tôm thâm canh ở hai xã Thạnh
Phong và Thạnh Hải do thả giống trễ và giá thu mua thấp nên phần lớn đều bị lỗ. Các
nguyên nhân trên tác động không nhỏ đến kết quả thu hồi nợ và xử lý thu hồi nợ xấu.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, quy mô nhỏ thu hút lao động chưa
nhiều, chủ yếu lao động thủ công, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được nhu cầu của thị
trường, số lượng tham gia xuất khẩu ít. Việc đầu tư vốn vào lĩnh vực này còn nhiều hạn
chế.
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP.
5.2.1. Giải pháp tăng doanh thu.
Qua phân tích tình hình thu nhập của Ngân hàng, ta thấy nguồn thu chủ yếu của
Ngân hàng là thu từ hoạt động tín dụng, thế nhưng nguồn thu này lại giảm ở những năm


sau. Trong đó, giảm chủ yếu là khoản thu lãi cho vay, vì khoản này chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng thu tín dụng. Do đó, để tăng nguồn thu của Ngân hàng cần phải có những
giải pháp tăng khoản thu này ở những năm tới. Muốn vậy, Ngân hàng nên mở rộng tín
dụng trên cơ sở đảm bảo chất lượng an toàn hiệu quả, bền vững, không để phát sinh các
khoản nợ xấu khó đòi. Để thực hiện được điều này Ngân hàng cần phải:
-Mở rộng các hình thức cho vay như hình thức tín chấp đối với cán bộ công nhân viên,
học sinh, sinh viên vượt khó học tập .... sử dụng cho mục đích mua sắm, tiêu dùng, du
học bằng cách kết hợp với các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên thành lập các quỹ hổ
trợ vốn. Bên cạnh đó, cần đa dạng hoá các hình thức đảm bảo tính dụng để phục vụ tốt
nhất nhu cầu của khách hàng. Vì khi khách hàng cần vay vốn lớn nhưng tài sản thế
chấp, cầm cố không đủ đảm bảo món nợ vay đó sẽ là trở ngại lớn cho cả 2 phía.
-Cần tập trung hơn nữa vào việc cho vay khách hàng là hộ kinh doanh, cá nhân, vì
khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là nhóm đối tượng này- họ là những người chủ yếu
sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Mặt khác, cần mở rộng
khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế, lựa chọn kỹ khách hàng trên cơ sở phân
tích tình hình kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro.
-Ngân hàng nên bố trí cán bộ tín dụng có đủ năng lực, nhiệt tình, trung thực để giao
dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân, tiếp cận với những
khách hàng tiềm năng, kể cả những khách hàng đã vay của Ngân hàng khác để lôi kéo
họ về với Ngân hàng mình.
- Ngân hàng cần duy trì, mở rộng quy mô và thị phần hoạt động của mình, đáp ứng kịp
thời nhu cầu về vốn của khách hàng.
-Bên cạnh mở rộng tín dụng cho vay, Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra
quá trình sử dụng vốn của khách hàng để đôn đốc họ trả nợ gốc và lãi đúng định kỳ
hoặc kịp thời thu hồi nợ khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Đồng thời, Ngân
hàng cần phải có đủ nguồn vốn để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng khi
họ có nhu cầu, vì khi chính sách mở rộng được áp dụng thì nhu cầu về vốn rất cần thiết.
Nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng tập trung vào thu từ hoạt động tín dụng cho nên
ngoài việc nâng cao nguồn thu từ hoạt động này Ngân hàng cần phải chú ý tập trung giữ
vững và tăng thu vào các nguồn thu khác và phải có những giải pháp cụ thể:

-Ngân hàng phải đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của mình bên cạnh hoạt động
kinh doanh truyền thống như: Hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán, nghiệp vụ bảo
lãnh, dịch vụ Ngân quỹ,….Để từ đó Ngân hàng có thể tăng thêm các khoản thu ngoài
các khoản thu chính của mình.
-Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ để tăng thu nhập. Trong xu thế hội nhập và phát
triển như hiện nay các Ngân hàng không ngừng mở rộng các hoạt động kinh doanh của
mình sang lĩnh vực dịch vụ, vì đây là những hoạt động không những đem lại thu nhập
cho Ngân hàng mà còn chứa đựng rất ít rủi ro và chi phí thấp.
-Việc kinh doanh ngoại hối cần phải được nâng cao, phải có người am hiểu về lĩnh vực
này đảm nhiệm và theo dõi thường xuyên những biến động về thị trườngngoại hối.
5.2.2. Giải pháp giảm chi phí.
Tuy nhiên, bên cạnh việc đưa ra những chính sách nhằm tăng doanh thu của Ngân
hàng ta cần phải có những biện pháp hợp lý trong việc giảm chi phí của Ngân hàng, có
như thế Ngân hàng ngày càng hoạt động hiệu quả, bởi lợi nhuận Ngân hàng phụ thuộc
hai yếu tố chính là doanh thu và chi phí. Do đó, Ngân hàng cần phải có những giải pháp
nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất. Qua quá trình phân tích ta thấy chi phí chủ yếu
của Ngân hàng là chi hoạt động tín dụng và ngoài tín dụng. Trong khi đó, khoản chi
ngoài tín dụng gia tăng rất nhanh, vì thế ta cần có những giải pháp để nhằm giảm khoản
chi này bên cạnh giữ vững các khoản chi đã hợp lý như sau:
-Chi hoạt động tín dụng:
+Cần hạn chế việc sử dụng vốn điều chuyển từ chi nhánh cấp trên mà Ngân hàng
nên chủ động tự huy động nguồn vốn của mình để cho vay.
+Thực hiện giảm chi phí huy động, huy động nguồn vốn bằng nhiều hình thức
như: Huy động qua thẻ ATM, huy động qua tiền gửi thanh toán,…đây là những khoản
vốn huy động với lãi suất khá thấp. Tuy nhiên, Ngân hàng cần thận trọng trong việc huy
động nguồn này và phải có dự trữ những khoản tiền để thanh toán hoặc tài sản thanh
khoản cao vì đây là những khoản tiền gửi không kỳ hạn nên khách hàng có thể rút vốn
bất cứ khi nào.
-Chi ngoài hoạt động tín dụng:
+Chiếm tỷ trọng lớn là chi dự phòng nợ phải thu khó đòi và bảo hiểm TGKH. Vì

các khoản dự trữ này có thể thu hồi ở những năm sau, do đó ta phải hạn chế khoản chi
này bằng cách không nên dự phòng quá nhiều tiền mặt tại quỹ, vì đây không những là
chi phí mà còn là tài sản không sinh lời, Ngân hàng cần dự phòng một khoản tiền phù
hợp với nguồn vốn mà Ngân hàng đã huy động và các khoản nợ phải thu, bên cạnh
Ngân hàng nên dự trữ bằng những tài sản khác mà bản thân chúng có độ thanh khoản
cao như: Nắm giữ các giấy tờ có giá của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương và TCTD
khác; tiền gửi tại các TCTD, các khoản đầu tư,…
+ Về khoản vật chất như nhà cửa, trang thiết bị máy móc cần phải được bảo quản,
chăm sóc cẩn thận tránh những hư hỏng đáng tiếc làm tăng chi phí sửa chữa, khấu hao
tài sản cố định. Dù là một phần không lớn nhưng cũng góp phần làm giảm chi phí hoạt
động kinh doanh chung của Ngân hàng.
+ Về khoản tiền lương công nhân viên ở đây không có nghĩa là giảm lương mà
cần bố trí nhân sự hợp lý phù hợp với năng lực của từng người. Như vậy về khoản chi
phí này, nếu muốn giảm được một phần thì trách nhiệm thuộc về các nhà lãnh đạo, họ
phải hết sức khéo léo và nhạy bén trong việc bố trí đúng người, đúng việc và cả trong
việc tiếp cận khoa học công nghệ.
+Thực hiện các chính sách tiết kiệm trong việc sử dụng tài sản của cơ quan như:
Giấy, mực in, điện, điện thoại, văn phòng phẩm,…. Bên cạnh, cần phải chi tiêu hợp lý
cho các khoản hội nghị, hội thảo cũng như các buổi liên hoan của Ngân hàng. Từ đó
góp phần giảm chi phí quản lý của Ngân hàng. Muốn làm được điều này đòi hỏi bản
thân mỗi thành viên của Ngân hàng phải có ý thức tự giác tiết kiệm trong khi sử dụng
tài sản công.
+Tăng cường các dịch vụ để tăng thu nhập cũng góp phần giảm chi phí của Ngân
hàng.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
-Về tài sản: Nhìn chung thì tổng tài sản của Ngân hàng không thay đổi lớn trong 3
năm, năm 2007 tổng tài sản của Ngân hàng là 276838 triệu đồng nhưng các khoản mục
tài sản có thay đổi lớn qua các năm. Chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong tổng tài sản là

tín dụng đối với TCKT, CN trung bình khoản trên 94%.

×