Tải bản đầy đủ (.pdf) (227 trang)

Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.28 MB, 227 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------

DƯƠNG THỊ THỦY

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ TÀI NGUYÊN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

DƯƠNG THỊ THỦY

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ TÀI NGUYÊN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số

: 9850101.01


Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Phạm Quang Tuấn
Người hướng dẫn khoa học 2: GS.TS. Trương Quang Hải

Hà Nội 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Nghiên cứu sinh

Dương Thị Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ TÀI
NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG .......................................... 5
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan ......................................................5
1.1.1. Hướng nghiên cứu điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch ................ 5
1.1.2. Hướng đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch.................................................. 14
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan về tỉnh Đắk Lắk................................................... 21
1.2. Cơ sở lý luận cho đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch .................26
1.2.1. Điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch ............................................................................. 26
1.2.2. Phân vùng địa lý du lịch ................................................................................................... 27
1.2.3. Phát triển du lịch bền vững .............................................................................................. 34
1.2.4. Các loại hình du lịch ưu thế miền núi và cao nguyên ............................................... 36

1.2.5. Tiêu chí và quy trình đánh giá ĐKĐL & TN cho các loại hình du lịch........................ 39
1.2.6. Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu ........................................................ 46
1.2.6.1. Quan điểm nghiên cứu .................................................................................................. 46
1.2.6.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 47
1.2.7. Quy trình nghiên cứu........................................................................................................ 54
1.3. Tiểu kết chương 1 ...............................................................................................56
CHƯƠNG 2. SỰ PHÂN HÓA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ TÀI NGUYÊN CHO PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐẮK LẮK .................................................................................... 57
2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên ....................................57
2.1.1. Vị trí địa lý và vị thế tỉnh Đắk Lắk .................................................................................. 57
2.1.2. Địa chất – Tài nguyên du lịch gắn với địa chất .............................................................. 58
2.1.3. Địa mạo – Tài nguyên du lịch gắn với địa hình.............................................................. 59
2.1.4. Khí hậu – Tài nguyên khí hậu cho du lịch ...................................................................... 61
2.1.5. Thủy văn – Tài nguyên du lịch gắn với thủy văn ........................................................... 62
2.1.6. Thổ nhưỡng – Tài nguyên du lịch gắn với đất................................................................ 62
2.1.7. Sinh vật – Tài nguyên du lịch gắn với sinh vật............................................................... 63
2.2. Điều kiện địa lý kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch văn hóa ........................66
2.2.1. Dân cư, lao động ............................................................................................................... 66
2.2.2. Đặc điểm dân tộc và văn hóa ........................................................................................... 66
2.2.3. Kinh tế và bảo tồn............................................................................................................. 67


2.2.4. Tài nguyên du lịch văn hóa .............................................................................................. 68
2.3. Phân vùng địa lý du lịch .....................................................................................73
2.3.1. Kết quả phân vùng địa lý du lịch ..................................................................................... 73
2.3.2. Đặc điểm các vùng và tiểu vùng địa lý du lịch ............................................................... 75
2.4. Tiểu kiết chương 2 ..............................................................................................82
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ TÀI NGUYÊN CHO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH ĐẮK LẮK.............................. 83
3.1. Đánh giá chung ...................................................................................................83

3.1.1. Đánh giá mức độ thuận lợi cho du lịch sinh thái ............................................................ 83
3.1.2. Đánh giá mức độ thuận lợi cho du lịch văn hóa ............................................................. 87
3.1.3. Đánh giá mức độ thuận lợi cho du lịch nông nghiệp ..................................................... 90
3.1.4. Đánh giá mức độ thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng ....................................................... 92
3.1.5. Đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của ĐKĐL & TN cho du lịch ............................ 96
3.2. Thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững .......................................97
3.2.1. Hiện trạng du lịch tỉnh Đắk Lắk.................................................................................. 97
3.2.2. Phân tích tác động giữa các đối tượng tham gia du lịch ..............................................112
3.2.3. Phân tích tồn tại, mâu thuẫn trong phát triển du lịch ..................................................112
3.2.4. Phân tích hiện trạng quy hoạch du lịch .........................................................................114
3.2.5. Đánh giá du lịch bền vững ............................................................................................115
3.3. Định hướng và giải pháp ..................................................................................118
3.3.1. Định hướng phát triển du lịch bền vững .......................................................................118
3.3.2. Giải pháp phát triển du lịch bền vững ...........................................................................125
3.4. Tiểu kết chương 3 .............................................................................................132
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................................133
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ ........................................................135
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................136
PHỤ LỤC 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK ........PL-1
PHỤ LỤC 2. BẢNG PHÂN BỐ MỨC ĐỘ ĐỒNG NHẤT THEO KHÔNG GIAN .....PL-6
PHỤ LỤC 3. PHÂN CẤP CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ĐKĐL & TN CHO BỐN LOẠI HÌNH
DU LỊCH ..........................................................................................................................PL-11
PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ TÍNH TỐN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THUẬN LỢI CHO BỐN
LOẠI HÌNH DU LỊCH ........................................................................................................PL-16
PHỤ LỤC 5. HIỆN TRẠNG DU LỊCH TỈNH ĐẮK LẮK .............................................PL-23


PHỤ LỤC 6. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH ĐẮK
LẮK
.........................................................................................................................PL- 24

PHỤ LỤC 7. CÁC MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC .......................................PL- 27
PHỤ LỤC 8. DANH MỤC HÌNH BẢN ĐỒ ...................................................................PL- 42
PHỤ LỤC 9. MỘT SỐ ẢNH ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT THỰC ĐỊA TẠI CÁC ĐIỂM DU
LỊCH TỈNH ĐẮK LẮK......................................................................................................PL- 64


LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
ĐHQGHN, dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm cẩn, chu đáo của hai thầy hướng
dẫn PGS.TS. Phạm Quang Tuấn và GS.TS. Trương Quang Hải. NCS xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy, người đã tận tình hướng dẫn, cố vấn
khoa học, giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án.
NCS xin bày tỏ lòng biết ơn đến Quý Thầy, Cô, các nhà khoa học ở Khoa
Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN; Khoa Du lịch học –
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN; Viện Địa lý – Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Nghiên cứu Phát triển du
lịch; Trung tâm Nhiệt đới Việt -Nga; Khoa Địa lý – Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội; Viện Khoa học Xã hội Miền Trung,... đã giúp đỡ NCS hồn thành
luận án. Bằng cả tấm lịng của mình, NCS xin chân thành cảm ơn về sự giúp
đỡ q báu đó. Q Thầy, Cơ đã truyền nhiệt huyết, sự nghiêm túc, nỗ lực
trong nghiên cứu khoa học, cung cấp cho NCS nhiều thông tin và tài liệu tham
khảo quý giá để hoàn thành luận án. Đặc biệt NCS xin gửi lời tri ân sâu sắc
nhất tới TS. Phạm Quang Anh, GS.TS. Nguyễn Cao Huần, PGS.TS. Đặng Văn Bào,
PGS.TS. Trần Đức Thanh vì những giúp đỡ, dìu dắt và truyền lửa đam mê cho
em trong suốt quá trình thực hiện luận án cũng như học tập.
NCS xin bày tỏ lòng biết ơn tới các cán bộ thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Đắk Lắk, Trung tâm Thơng tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk (đặc biệt chuyên viên
Cao Đình Tỵ), Phịng Văn hóa và Thơng tin các huyện, Tx. Buôn Hồ và Tp. Buôn
Ma Thuột, Ban Quản lý các điểm du lịch,... và cộng đồng dân cư các bn văn
hóa người Ê đê, M’Nơng, Thái, Tày, H’Mơng,... đã tạo điều kiện và tận tình giúp

đỡ NCS trong suốt thời kỳ tiến hành nghiên cứu tại địa phương.
NCS xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Địa lý; Phịng Sau Đại học,
Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN; Q Thầy, Cơ Khoa Địa lý đặc biệt là Bộ môn
Địa nhân văn và Quy hoạch đã chỉ bảo, giúp đỡ, khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho NCS hoàn thành luận án.
NCS cũng xin cảm ơn đề tài cấp nhà nước TN3/T18 thuộc Chương trình Tây
nguyên III về “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, hoạch định không
gian và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ở Tây Nguyên” đã hỗ trợ dữ liệu
trong quá trình NCS thực hiện luận án.
Cuối cùng, NCS xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên NCS rất
nhiều trong thời gian thực hiện luận án.
Một lần nữa tác giả luận án xin chân thành cảm ơn Q Thầy, Cơ, các Nhà
khoa học, Gia đình và Bạn bè đã giúp đỡ NCS hoàn thành luận án!
Hà Nội, ngày

tháng

năm


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
AHP
TCI
UNEP
UNWTO
WTO
WTTC

Analytical Hierachy Process

Quá trình phân tích thứ bậc
Tourism Climate Index
Chỉ số khí hậu du lịch
United Nations Environment Programme
Chương trình mơi trường Liên Hợp Quốc
United Nations World Tourism Organization
Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
The World Travel & Tourism Council
Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới

Tiếng Việt
BV
CĐĐP
CT
DL
DLND
DLNN
DLST
DLVH
DLBV
ĐKĐL
HST
KBT
MT
TB
TL
TN
TNDL

TNDLTN
TNDLVH
TV
ƯT
PVĐLDL
VQG

Bền vững
Cộng đồng địa phương
Chỉ tiêu
Du lịch
Du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch nông nghiệp
Du lịch sinh thai
Du lịch văn hóa
Du lịch bền vững
Điều kiện địa lý
Hệ sinh thai
Khu bảo tồn
Mơi trường
Trung bình
Thuận lợi
Tài ngun
Tài ngun du lịch
Tài ngun du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch văn hóa
Tiểu vùng
Ưu tiên
Phân vùng địa lý du lịch
Vườn quốc gia



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ma trận PV chức năng cho DL vùng Altai ................................................... 10
Bảng 1.2. Bộ tiêu chí phân vùng địa lý du lịch ............................................................. 29
Bảng 1.3.Căn cứ xác lập ranh giới vùng và tiểu vùng ĐLDL theo mức độ đồng nhất . 30
Bảng 1.4. Phân loại mức độ thuận lợi của ĐKĐL & TN cho loại hình DL .................. 45
Bảng 1.5. Hệ thống bản đồ được thành lập và biên tập ................................................ 48
Bảng 1.6. Nội dung và vai trò các bản đồ mới trong nghiên cứu ................................. 49
Bảng 1.7. Số lượng phiếu phỏng vấn du khách tại các điểm ........................................ 51
Bảng 1.8. Số lượng phiếu phỏng vấn cộng đồng địa phương ....................................... 52
Bảng 1.9. So sánh chỉ tiêu dựa trên phương pháp phân tích thứ bậc của AHP ........... 53
Bảng 1.10. Ma trận đa tiêu chí ...................................................................................... 53
Bảng 2.1. Mức độ đồng nhất tương đối của 13 chỉ tiêu phân vùng ĐLDL ................... 74
Bảng 2.2.Đặc điểm điều kiện địa lý & tài nguyên các vùng và tiểu vùng ĐLDL .........77
Bảng 3.1.Tiêu chí đánh giá mức độ thuận lợi ĐKĐL & TN cho du lịch sinh thái ........84
Bảng 3.2. Trọng số tiêu chí & chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi cho DLST ..............86
Bảng 3.3. Kết quả phân loại mức độ thuận lợi ĐKĐL & TN cho DLST.......................87
Bảng 3.4. Trọng số tiêu chí & chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi cho DLVH.............88
Bảng 3.5. Kết quả phân loại mức độ thuận lợi ĐKĐL & TN cho DLVH .....................90
Bảng 3.6. Trọng số tiêu chí & chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi cho DLNN.............91
Bảng 3.7. Kết quả phân loại mức độ thuận lợi ĐKĐL & TN cho DLNN .....................92
Bảng 3.8. Trọng số tiêu chí & chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi cho DLND ............93
Bảng 3.9. Kết quả phân loại mức độ thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng .......................94
Bảng 3.10. Phân loại mức độ thuận lợi ĐKĐL & TN cho 4 loại hình DL....................96
Bảng 3.11.So sánh hiện trạng DL với kết quả đánh giá mức độ TL cho loại hình DL .99
Bảng 3.12. Đánh giá của khách DL về lao động du lịch Đắk Lắk ..............................102
Bảng 3.13. Đánh giá của du khách về cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch ...................107
Bảng 3.14. Cơ sở lưu trú tỉnh Đắk Lắk năm 2018 .....................................................108
Bảng 3.15. Đánh giá của du khách về cảnh quan, TNMT DL theo vùng....................109

Bảng 3.16. Đánh giá về thực trạng bảo vệ TN & MT du lịch .....................................111
Bảng 3.17. Trọng số của các tiêu chí đánh giá du lịch bền vững ...............................115
Bảng 3.18. Kết quả đánh giá mức độ bền vững của du lịch Đắk Lắk .........................116
Bảng 3. 19. Định hướng phát triển khơng gian các loại hình du lịch .........................119
Bảng 3. 20. Đề xuất hình thức dịch vụ du lịch theo tiểu vùng ....................................129


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ các cụm DLVH ở Belize [131] ..............................................................9
Hình 1.2. Sơ đồ các cụm DLTN ở Belize [131] ...............................................................9
Hình 1.3. Sơ đồ hành lang DL văn hóa giữa Quintana – Belze – Guatemala [131] ......9
Hình 1.4. Sơ đồ hành lang DL tự nhiên giữa Quintana – Belze – Guatemala [131] .....9
Hình 1.5. Sơ đồ chuỗi quan hệ nhân quả các tiêu chí đánh giá DLBV.........................35
Hình 1.6. Sơ đồ chuỗi quan hệ nhân quả giữa chỉ tiêu BV về TN-MT ..........................35
Hình 1. 7. Sơ đồ chuỗi quan hệ nhân quả giữa chỉ tiêu BV về VH-XH ........................36
Hình 1.8. Sơ đồ chuỗi quan hệ nhân quả giữa chỉ tiêu BV về thể chế chính sách ........36
Hình 1.9. Sơ đồ chuỗi quan hệ nhân quả giữa chỉ tiêu BV về kinh tế ...........................36
Hình 1.10. Sơ đồ chuỗi quan hệ giữa các tiêu chí đánh giá thuận lợi cho DLST .........41
Hình 1.11. Sơ đồ chuỗi quan hệ giữa các tiêu chí đánh giá thuận lợi cho DLVH........42
Hình 1.12. Sơ đồ chuỗi quan hệ giữa các tiêu chí đánh giá thuận lợi cho DLNN .......43
Hình 1.13. Sơ đồ chuỗi quan hệ giữa các tiêu chí đánh giá thuận lợi cho DLND .......44
Hình 1.14. Sơ đồ quy trình phân tích liên hợp hệ thống bản đồ hợp phần ...................50
Hình 1. 15. Sơ đồ quy trình nghiên cứu.........................................................................56
Hình 2.1. Bản đồ đơn vị tiềm năng du lịch tỉnh Đắk Lắk ..............................................75
Hình 2.2. Bản đồ phân vùng địa lý du lịch tỉnh Đắk Lắk ..............................................76
Hình 3.1. Bản đồ đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi cho các loại hình du lịch ........95
Hình 3.2. Biểu đồ lượng khách du lịch quốc tế và nội địa tới Đắk Lắk ......................100
Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu chi tiêu theo hoạt động .......................................................100
Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu chi tiêu theo mục đích DL...................................................100
Hình 3.5. Biểu đồ cơ cấu thu nhập xã hội từ du lịch tỉnh Đắk Lắk năm 2017 ............102

Hình 3.6. Biểu đồ lao động trực tiếp tham gia du lịch tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005 – 2017.103
Hình 3.7. Sơ đồ mức độ tham gia du lịch của cộng đồng địa phương ........................104
Hình 3.8. Biểu đồ cơ cấu thu nhập của lao động bán hàng tại điểm du lịch ..............105
Hình 3.9. Biểu đồ sự hài lịng của khách DL về loại hình lưu trú ..............................108
Hình 3.10. Sơ đồ sự ảnh hưởng giữa các phân hệ của hệ thống lãnh thổ DL tỉnh Đắk
Lắk ...............................................................................................................................113
Hình 3.11. Bản đồ mức độ bền vững hiện trạng du lịch tỉnh Đắk Lắk .......................117
Hình 3.12. Bản đồ định hướng không gian du lịch bền vững tỉnh Đắk Lắk ...............123


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, định hướng tài nguyên rõ rệt, mang nội dung
văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa và hội nhập cao. Sự tồn tại và
phát triển du lịch tác động qua lại với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội và
môi trường. Trong nhiều thập kỷ vừa qua, du lịch phát triển với tốc độ cao, trở thành
một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của các
quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại nhiều khu vực, tốc độ phát triển nhanh của hoạt động du
lịch trong điều kiện tổ chức không gian thiếu cơ sở khoa học và vượt ngoài tầm quản lý
đã tạo ra sức ép lớn cho khả năng chịu tải của tài ngun và mơi trường du lịch. Vì vậy,
phát triển du lịch bền vững đảm bảo hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường trở thành
nhu cầu cấp thiết ở nhiều quy mô lãnh thổ khác nhau và được các nhà khoa học, các nhà
quản lý quan tâm nghiên cứu.
Vậy thì, phương pháp nào có thể phát triển bền vững du lịch của một lãnh thổ. Đó là
chúng ta phải “hiểu” được cấu trúc khơng gian lãnh thổ đó mà cụ thể là điều kiện địa lý
(gồm tự nhiên, kinh tế văn hóa xã hội), tài nguyên du lịch để khai thác hợp lý và sử dụng
hiệu quả chúng. Do vậy, công tác nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên du
lịch trở nên vơ cùng quan trọng, bởi nó quyết định thành công của của hệ thống lãnh thổ
du lịch. Vấn đề nghiên cứu này sẽ đặc biệt hiệu quả, mang tính toàn diện và đầy đủ hơn
khi các nội dung được giải quyết trên cơ sở tiếp cận hệ thống, tổng hợp và chuyên ngành.

Nhưng làm thế nào để chính xác hơn kết quả đánh giá nguồn lực du lịch của một địa
phương. Đó là tìm ra “sự phân hóa khơng gian lãnh thổ du lịch” của chúng. Giải quyết
bài toán này có nhiều “chìa khóa” để mở và tiếp cận phân vùng địa lý ứng dụng mà cụ
thể là phân vùng địa lý du lịch cũng là một trong số đó. Đặc biệt, tiếp cận tổng hợp gồm
điều kiện tự nhiên, văn hóa tộc người, hoạt động kinh tế và nhóm cụm tiềm năng du lịch
trong phân vùng địa lý du lịch cho đơn vị cấp tỉnh là hướng mới ở Việt Nam.
Đắk Lắk là tỉnh trọng điểm của vùng Tây Nguyên. Nơi đây cách trung tâm cung ứng
khách Hà Nội 1.410 km về phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh 350 km về phía Nam bằng
hệ thống đường bộ. Đắk Lắk đang dần khẳng định vị thế trung tâm vùng Tây Nguyên
rộng lớn, là mắt xích quan trọng trong Tam giác phát triển Cam Pu Chia – Lào – Việt
Nam. Tỉnh là điểm hội tụ của trục liên kết Bắc Nam và hành lang kinh tế Đông Tây bằng
hệ thống Quốc lộ 14, 26, 29, 27. Nơi đây có tiềm năng tự nhiên đặc sắc và phong phú
với 2 VQG, 5 khu bảo tồn, 321 hồ tự nhiên & nhân tạo, 17 thác nước cùng nguồn trữ
lượng gỗ, khoáng sản dồi dào,… Bên cạnh đó, TN nhân văn khác biệt và nổi trội với 49
dân tộc cùng sinh sống (điển hình là Ê đê, M’Nơng, Gia Rai…), dân số khoảng 1,8 triệu
người và lực lượng lao động chiếm hơn 50%. Đắk Lắk được xem là trung tâm đào tào

1


nguồn nhân lực cho toàn vùng Tây Nguyên với 7-8 cơ sở đào tạo cao đẳng và đại học.
Nơi đây họa lên bức tranh địa lý đa màu sắc, giàu tiềm năng du lịch tự nhiên và văn hóa.
Thời gian qua, cùng với du lịch cả nước, du lịch Đắk Lắk đã bắt đầu khởi sắc. Tốc độ
tăng trưởng lượng khách giai đoạn 2000 - 2018 đạt 10,72%/năm. Cùng với sự phát triển
nhanh đã xuất hiện những dấu hiệu không bền vững: Sản phẩm, loại hình du lịch bị mai
một do tài nguyên suy giảm và biến đổi như số lượng đàn voi giảm nhiều, diện tích rừng
nguyên sinh bị thu hẹp, nguồn nước cạn kiệt ở nhiều nơi, kiến trúc nhà ở và văn hóa
sinh hoạt đang dần mất đi. Hiện trạng du lịch còn tự phát, thiếu vốn đầu tư, chất lượng
lao động và hạ tầng du lịch hạn chế. Cùng với nguyên nhân khách quan do thực tiễn
lãnh thổ, còn những nguyên nhân chủ quan như định hướng chiến lược, quy hoạch du

lịch, thiếu số liệu thống nhất, cập nhật về điều tra cơ bản, thiếu cách tiếp cận tổng hợp
về lợi thế so sánh nên chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu, phù hợp để khai thác có hiệu
quả. Tiếp cận địa lý tổng hợp với những công cụ đánh giá định lượng là hướng phù hợp
của địa lý hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong quản lý tài nguyên, phát
triển kinh tế và bảo tồn giá trị tự nhiên, văn hóa cho du lịch địa phương. Do vậy, nghiên
cứu đã lựa chọn đề tài “Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ phát triển du
lịch bền vững tỉnh Đắk Lắk” với mong muốn góp phần bổ sung, phát triển cơ sở luận
về phân vùng địa lý ứng dụng cũng như đánh giá điều kiện địa lý cùng tài nguyên phục
vụ phát triển du lịch bền vững cấp tỉnh.
2. Mục tiêu và nghiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu: Xác lập được cơ sở khoa học, bộ tiêu chí phân vùng địa
lý du lịch và tiêu chí đánh giá du lịch bền vững từ đó làm rõ sự phân hóa điều kiện
địa lý theo các tiểu vùng với tiềm năng du lịch khác nhau, xác định và đề xuất được
một số loại hình du lịch ưu thế mang tính bền vững ở tỉnh Đắk Lắk.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục tiêu nêu trên cần thực hiện các nội dung nghiên cứu:
1) Xác lập cơ sở lý luận về đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ phát triển
du lịch bền vững, vận dụng cho tỉnh Đắk Lắk;
2) Xác định cơ sở khoa học, bộ tiêu chí phân vùng địa lý du lịch và tiêu chí đánh giá du
lịch bền vững tỉnh Đắk Lắk;
3) Phân tích đặc điểm vùng và tiểu vùng địa lý du lịch;
4) Đánh giá điều kiện địa lý, tài nguyên cho phát triển bốn loại hình du lịch ưu thế mang
tính bền vững;
5) Phân tích hiện trạng du lịch tỉnh Đắk Lắk;
6) Đánh giá hiện trạng DLBV tỉnh Đắk Lắk theo các tiểu vùng địa lý du lịch;
7) Định hướng tổ chức không gian du lịch bền vững;
8) Khuyến nghị giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Đắk Lắk.
2



3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khơng gian: Tồn tỉnh Đắk Lắk với diện tích 13.125 km2;
Phạm vi thời gian: Số liệu và các dữ liệu được thu thập và phân tích trong giai đoạn
từ 2010 đến 2018 và định hướng đến 2030;
Phạm vi khoa học: Phân vùng địa lý du lịch tỉnh Đắk Lắk đã xác định được cơ sở khoa
học, bộ tiêu chí phân vùng ĐLDL với 2 cấp phân vị (vùng, tiểu vùng). Khía cạnh du lịch
bền vững được NCS đề cập và giải quyết trong luận án với phạm vi “phục vụ phát triển du
lịch bền vững”, thể hiện qua các nội dung: 1) Xác lập được bộ tiêu chí và tiến hành đánh
giá mức độ thuận lợi cho các loại hình du lịch ưu thế mang tính bền vững phù hợp với cấu
trúc lãnh thổ; 2) Xác lập tiêu chí đánh giá DLBV từ đó xác định được mức độ bền vững của
hiện trạng du lịch theo tiểu vùng; và 3) Trên cơ sở đó đề xuất định hướng không gian và
các giải pháp phát triển DLBV cho tỉnh Đắk Lắk.
4. Điểm mới của luận án
1) Đã xác định được cơ sở khoa học, bộ tiêu chí cũng như quy trình phân vùng địa lý
du lịch, đánh giá ĐKĐL & TN theo loại hình du lịch và đánh giá du lịch bền vững
tỉnh Đắk Lắk;
2) Đã làm rõ sự phân hóa lãnh thổ thành các tiểu vùng địa lý du lịch với đặc điểm riêng
về điều kiện tự nhiên, văn hóa tộc người, hoạt động kinh tế, nhóm cụm tiềm năng du
lịch, là cơ sở khoa học cho phát triển các loại hình du lịch ưu thế mang tính bền vững;
3) Xác định được mức độ thuận lợi cho phát triển 4 loại hình du lịch theo hướng bền
vững: 1, Du lịch sinh thái; 2, Du lịch văn hóa; 3, Du lịch nghỉ dưỡng; 4, Du lịch nông
nghiệp và định hướng phát triển bền vững theo các tiểu vùng địa lý du lịch của tỉnh
Đắk Lắk.
5. Luận điểm nghiên cứu
Luận điểm 1: Sự khác nhau về vị trí địa lý cùng đặc điểm địa chất, địa hình và các
hợp phần tự nhiên, nhân sinh quyết định sự đa dạng về đặc điểm sản xuất, hệ thống tài
nguyên du lịch và ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc, đã hình thành một cấu trúc lãnh thổ
đặc thù gồm 5 vùng và 10 tiểu vùng địa lý du lịch ở tỉnh Đắk Lắk.
Luận điểm 2: Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của điều kiện địa lý, tài nguyên đối
với các loại hình: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch nông

nghiệp theo tiểu vùng địa lý du lịch, kết hợp phân tích thực trạng du lịch là cơ sở khoa học
có tính tổng hợp cao cho đề xuất định hướng không gian du lịch bền vững tỉnh Đắk Lắk.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: Kết quả của luận án góp phần bổ sung, phát triển phương pháp luận,
phương pháp nghiên cứu về phân vùng địa lý ứng dụng và đánh giá điều kiện địa lý cùng
tài nguyên phục vụ phát triển du lịch bền vững cấp tỉnh.
3


Ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo hữu
ích cho cơng tác quy hoạch, quản lý và thu hút đầu tư để phát triển du lịch bền vững tỉnh
Đắk Lắk.

7. Cơ sở tài liệu
Để hoàn thành luận án, NCS đã tham khảo, sử dụng các loại tài liệu khoa học cụ thể
như sau:
Các số liệu, kết quả khảo sát, điều tra thực địa trong quá trình chủ trì đề tài cấp
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN “Nghiên cứu đánh giá thực trạng du
lịch bền vững tỉnh Đắk Lắk”, TN16.17;
Dữ liệu điều tra, khảo sát thực địa trong quá trình học tập nghiên cứu sinh và thực
hiện luận án các năm 2016, 2017, 2018, 2020;
Nguồn số liệu, kết quả khảo sát, điều tra thực địa trong quá trình tham gia đề tài cấp
nhà nước “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, hoạch định không gian và
đề xuất các giải pháp phát triển DL ở Tây Nguyên”, Mã số: TN3/T18 thuộc Chương
trình Tây Nguyên III;
Kết quả điều tra xã hội học tại Đắk Lắk: 468 phiếu khảo sát khách du lịch (quốc tế
và nội địa), 665 phiếu phỏng vấn cộng đồng địa phương (trực tiếp & gián tiếp) tham gia
du lịch tại các điểm đến và cán bộ công tác tại các Ban quản lý điểm du lịch, Phịng Văn
hóa và du lịch các huyện, Trung tâm Thơng tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk và Sở văn hóa
thể thao và du lịch. Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng SPSS 20;

Tài liệu khoa học: Các tài liệu nghiên cứu về điều kiện địa lí và tài nguyên tỉnh Đắk Lắk;
Tài liệu bản đồ: Hệ thống bản đồ cập nhật của tỉnh Đắk Lắk được cung cấp bởi Sở
Tài nguyên và Môi trường, gồm: Bản đồ hành chính tỷ lệ 1:50.000, Bản đồ địa hình tỷ
lệ 1:50.000, Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50.000, Bản đồ địa chất tỷ lệ
1:200.000; và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ
1:50.000;
Niên giám thống kê, các số liệu về kinh tế và du lịch tỉnh Đắk Lắk chủ yếu trong giai đoạn
2010 - 2019; Các báo cáo tổng kết hàng năm về kinh tế và du lịch tỉnh Đắk Lắk.
8. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và các Phụ lục, nội dung
chính của Luận án gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ phát triển
du lịch bền vững.
Chương 2. Sự phân hóa điều kiện địa lý và tài nguyên cho phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3. Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên cho định hướng phát triển du lịch bền
vững tỉnh Đắk Lắk.
4


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ
VÀ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1 . Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan
1.1.1 . Hướng nghiên cứu điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch
Tiếp cận trên quan điểm địa lý để giải quyết bài tốn phát triển ngành dịch vụ mà
điển hình là du lịch được vận dụng từ năm 40 của thế kỷ XX, với các cơng trình xác
định luồng khách du lịch thơng qua phân tích ĐKĐL & TN. Đến những năm 60 của thế
kỷ trước khi nhu cầu du lịch tăng cao, du lịch đại trà gây tổn thương môi trường, suy
giảm tài nguyên nên vấn đề đánh giá ĐKĐL & TN cho mục đích DL (nghỉ dưỡng, vui
chơi giải trí và đặc biệt tổ chức lãnh thổ du lịch) được quan tâm nhiều tại Liên Xô, Trung
Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Hoa Kỳ… Đến những năm 80 của Thế kỷ trước, vấn đề phát

triển bền vững là mục tiêu của tất cả các quốc gia trên thế giới đòi hỏi du lịch phải tìm
hướng đi mới “làm thế nào để phát triển DLBV cho một lãnh thổ?”. Dưới lăng kính của
nhà địa lý thì xác định nguồn lực địa phương (ĐKTN, ĐKKTXH, tài nguyên) cho du
lịch là thế mạnh và nó cũng là cơ sở định hướng phát triển DL đúng với chức năng, năng
lực và cấu trúc lãnh thổ, hướng tới sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch cũng như phát triển
DLBV. Trong đó, tiếp cận phân vùng địa lý ứng dụng là một trong những giải pháp hữu
hiệu để xác định nguồn lực DL và TNDL này. Dựa trên kết quả phân vùng địa lý có thể
tiến hành đánh giá mức độ thuận lợi cho các loại hình du lịch theo tiểu vùng nên chúng
mang tính chun mơn hóa rất rõ.
1.1.1.1. Phân vùng địa lý ứng dụng
Quan niệm về phân vùng được nghiên cứu từ nhiều góc độ: Về mặt quy mơ, trong
phân vùng có hai loại: Phân vùng tổng hợp và phân vùng chuyên ngành (cả trong phân
vùng tự nhiên và phân vùng kinh tế - văn hóa - xã hội). Trong đó phân vùng tổng hợp là
sự kết hợp của các loại phân vùng chuyên ngành với nhau.
a. Phân vùng địa lý tự nhiên: Là phân chia lãnh thổ thành các khu vực tự nhiên đồng
nhất về phát sinh, có đặc thù riêng và khơng lặp lại trong không gian. Trên thế giới,
hướng nghiên cứu này được được quan tâm từ thế kỷ XIX điển hình như A. J. Herbertson
(1905) [149], Wladimir Kưppe (1980), Tổ chức Saylor (2001) [198],... Tiêu chí thường
sử dụng trong phân vùng ĐLTN như địa chất, địa mạo, khí hậu địa phương và thảm thực
vật – hệ sinh thái. Đặc biệt thảm thực vật và khí hậu có mối quan hệ phức tạp mà chi phối
mạnh là nhiệt độ và lượng mưa. Kỹ thuật sử dụng trong phân vùng ĐLTN là GIS, thơng
qua sự tích hợp giữa các bản đồ hợp phần của tự nhiên. Ở Việt Nam, khoảng những năm
60 - 70 của thế kỷ XX cơ sở khoa học về phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam (khái niệm,
nguyên tắc và cấp phân vị) đã được đề cập và tiên phong trong lĩnh vực này là tác giả
5


Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập, V.G.Zavrie (1963). Tiếp sau đó, Tổ phân vùng ĐLTN
thuộc Uỷ ban Khoa học và kĩ thuật Nhà nước (1970) đã vận dụng cơ sở luận đó để “Phân
vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam”. Sau nay các hướng như phân vùng địa mạo, phân

vùng cảnh quan, phân vùng khí hậu, phân vùng chức năng được nhiều tác quả nghiên cứu
và phát triển điển hình như Phạm Quang Anh, Nguyễn Cao Huần, Trương Quang Hải
(1986, 2006), Nguyễn Hồn, Đào Đình Bắc (1999) [34], Đặng Văn Bào (2015) [7], Vũ Văn
Phái, ng Đình Khanh (2002) [41], Nguyễn Đức Ngữ [58] và Nguyễn Trọng Hiệu
(2004), Trần Việt Liễn (1984, 2002), Nguyễn Khanh Vân (2006) [100]…
b. Phân vùng địa lý kinh tế - văn hóa – xã hội: Là phân chia lãnh thổ thành những vùng
KT-XH phục vụ cho công tác quản lý, hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chủ
trương phát triển của chính phủ, các vùng kinh tế - xã hội có quan hệ chặt chẽ và phụ
thuộc lẫn nhau (Ngơ Dỗn Vịnh, 2013). Tiêu chí phân vùng kinh tế xã hội như: một lãnh
thổ có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý tương đồng nhau; Vị thế kinh tế, trình độ phát
triển kinh tế - xã hội tương hợp và dấu hiệu phân biệt các vùng KTXH với nhau dựa trên
lợi thế so sánh giữa chúng.
Hướng nghiên cứu này được ứng dụng trong cơng trình phân chia ranh giới hành chính
và đơ thị các quốc gia như Pháp, Anh, Mỹ, Canada, Úc, Nhật,... Trước năm 1954, nhiều
cơng trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam và nước ngoài (đặc biệt người Pháp) tập
trung nghiên cứu và phân chia đất nước ra các vùng kinh tế riêng biệt. Sau năm 1975, nhiệm
vụ đặt ra cho sự phân vùng kinh tế càng cần thiết, nhất là làm sao sử dụng và phát triển hiệu
quả nhất nguồn TN thiên nhiên nên xuất hiện nhiều dự án phân vùng kinh tế. Những cơng
trình nghiên cứu của các học giả tập trung phân chia đất nước thành từng vùng kinh tế riêng
biệt như Trần Đình Gián (1960); Ủy ban kế hoạch nhà nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
(1964) đưa ra phương án 4 vùng nông nghiệp; Ban chỉ đạo phân vùng Nông nghiệp (1977)
đưa ra phương án 7 vùng nông lâm nghiệp. Giai đoạn 1980-1986 các trường đại học Sư
Phạm, Kinh tế quốc dân đã đưa ra các phương án phân vùng kinh tế Việt Nam. Sau năm
1986 là các phương án phân vùng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Phát triển
DL, Viện nghiên cứu chiến lược chính sách cơng nghiệp….
Từ năm 2000 đến hiện nay, các khái niệm, q trình phát triển, tiêu chí phân vùng kinh
tế đã hồn chỉnh hơn: Ngơ Dỗn Vịnh (2005), Lê Thông (2006), Đặng Văn Phan (2006),
Lê Thu Hoa (2007) [33], Hà Hữu Nga (2012) [53], Trương Quang Hải (2013) [26] ,… Hiện
nay, các cơng trình phân vùng KTXH có tính ứng dụng thực tiễn như phân vùng chăn nuôi
(dê) ở châu Âu và Trung Đông của Canon & nnk (2006) [123], xác lập bộ tiêu chí phân

vùng bảo tồn của Sangeeta Mangubhai & nnk (2015) [189] tại Indonesia, G. Roman & nnk
(2016) tiến hành tại Thái Lan; Hay phân vùng đô thị của Allison Shertzer (2005), phân vùng
địa lý để thu thập dữ liệu web của Jose Exposto (2005).
6


c. Phân vùng văn hóa là một bộ phận của phân vùng KT-XH: Là phân chia lãnh thổ
thành khu vực tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống, trình độ phát triển
KTXH (Ngơ Đức Thịnh, 2019) và mỗi vùng có đặc trưng riêng, phân biệt với vùng văn hóa
khác. Trên thế giới với các trường phái điển hình như: “khuyếch tán văn hóa” ở Tây Âu
giải thích sự tương đồng văn hóa và nó phát triển mạnh từ thập kỷ đầu thế kỷ XX; Lý thuyết
“vùng văn hóa” trong nhân chủng học của Mỹ đã khẳng định văn hóa mỗi dân tộc hình
thành trong q trình lịch sử gắn liền với môi trường xã hội và điều kiện địa lý tự nhiên; Lý
thuyết “khu vực văn hóa lịch sử” của Liên Xơ điển hình là N.N. Trebocxarop, I.A.
Trebocxaropva (1971) cũng đồng quan điểm. Họ đưa ra cấp phân vị “vùng, miền” hay “khu
vực” tương đương cấp tỉnh, huyện và “vùng”, “tiểu vùng” có thể phân chia nhỏ hơn và tiêu
chí phân vùng là “sắc thái văn hóa đặc trưng” theo không gian địa lý. Ở Việt Nam các
nghiên cứu ít đề cập đến cơ sở lý luận, đa phần phân tích hiện trạng vùng văn hóa tại Việt
Nam và tập trung một số tác giả như Trần Quốc Vượng (2002), Ngô Đức Thịnh (2008), Lý
Tùng Hiếu (2015), Bùi Xn Đính & Nguyễn Thị Thanh Bình (2018),…
d. Cách thức phân vùng địa lý ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và tổ chức
lãnh thổ: Cách thứ nhất là phân theo lưu vực sông, theo ranh giới các vùng hành chính kinh
tế. Cách phân vùng này gần phù hợp với phương pháp phân vùng tổng hợp kinh tế- xã hội
của nước ta hiện nay. Mỗi vùng bao gồm cả tiểu vùng núi cao, tiểu vùng trung du, tiểu vùng
đồng bằng và ven biển; Cách thứ hai là phân theo các dải lãnh thổ có địa hình giống nhau
như dải đồng bằng và ven biển, dải trung du và cao nguyên, dải núi cao và biên giới [7].
Hiện nay phân vùng ĐLDL sử dụng cả hai cách thức này là kết hợp phân chia theo dải
lãnh thổ với ranh giới hành chính cấp thấp là xã. Cấp vùng trong hệ thống các đơn vị tổ
chức lãnh thổ đã được Trương Quang Hải phân chia theo quy mô, vai trò tạo vùng và
đặc điểm phát triển khu biệt. Theo quy mô gồm: cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tiểu vùng,

khu vực (cấp tỉnh) và tiểu khu (cấp huyện) [dẫn theo 7].
1.1.1.2. Phân vùng địa lý du lịch
a. Hướng tiếp cận trong phân vùng ĐLDL: Phân vùng gồm 2 loại hình là phân vùng
chuyên ngành và phân vùng tổng hợp. Tương ứng như vậy, phân vùng ĐLDL gồm có
phân vùng địa lý tự nhiên cho DL, phân vùng địa lý KTXH cho DL và phân vùng kết
hợp giữa địa lý tự nhiên với địa lý KTXH – tài nguyên – môi trường.
Phân vùng chuyên ngành: Thứ nhất là phân vùng địa lý tự nhiên cho DL sử dụng
trong tổ chức lãnh thổ DL tham quan, nghỉ dưỡng, biển, sinh thái. Những tác giả điển
hình như: Kobakhidze (1987) đã phân vùng tại Georgia, Kotliarov (1978) phân vùng tại
Azerbaidzhan, hay N.X. Mironeko & I.T. Tirodokholebok (1981) phân vùng cấp quốc
gia Liên Bang Nga; Cũng tương tự M. Buchơvarov (1982), I.I. Pirojnik (1985) phân
vùng cấp vùng lãnh thổ, cấp tỉnh và chi tiết hơn có Dragiliva & Korneevets (2004),
7


Kropinova & Mitrofanova (2010) phân chia khu vực Kaliningrad Oblast cho DL nghỉ
dưỡng - giải trí [dẫn theo 211]. Ở Việt Nam, tiếp cận theo hướng này có Phạm Hồng
Hải, Vũ Thị Hạnh (2012) ứng dụng cho phát triển DLBV dải ven biển Quảng Ninh; Quy
mơ tỉnh có Phạm Hồng Hải, Trần Anh Tuấn, Lương Chi Lan, 2016) [44] thực hiện tại
Vĩnh Phúc; Bùi Thị Thu, Đỗ Việt Hương (2017). Ranh giới vùng mang tính khách quan,
phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ. Phân vùng KT-XH cho DL thì ranh giới
vùng và tiểu vùng trùng với ranh giới hành chính, nguyên tắc phân vùng chịu sự chi
phối của phân vùng kinh tế. Quan điểm này ít được vận dụng trong phân vùng DL Việt
Nam.
Phân vùng tổng hợp là hướng tiếp cận được vận dụng trong luận án. Vận dụng cơ sở
địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội – môi trường kết hợp bảo tồn của Maria G. Sukhova &
nnk (2016) [169] đã coi phân vùng như một công cụ phát triển DLBV vùng Altai (Nơi
tiếp giáp Mơng Cổ, Trung Quốc, Nga). Bên cạnh đó, tác giả Zoya G. Mirzekhanova
(2015) [211] đã tiến hành phân vùng địa lý DL phục vụ phát triển bền vững vùng
Khabarovsky Krai, Nga là địa bàn phân bố của nhiều di sản văn hóa và tự nhiên. Nghiên

cứu đã sử dụng bốn nguyên tắc phân vùng: 1) Khách quan – dấu hiệu hình thành vùng
nổi bật; 2) Tính thống nhất (mỗi vùng đặc thù cho một sản phẩm DL); 3) Tính phân cấp
(chia nhiều cấp phân vị, mỗi cấp phân vị mang sự phân hóa khác nhau); 4) Tính khả thi
trong sử dụng (mỗi vùng DL khả thi cho một nhiệm vụ DL cụ thể). Ranh giới tiểu vùng
mà tác giả xác lập là tích hợp giữa ranh giới hành chính và ranh giới tự nhiên. Môi
trường DL là phân hệ quan trọng của lãnh thổ DL, chi phối mức độ bền vững của hoạt
động DL, cho nên phân vùng môi trường DL rất cần thiết. Tác giả Sadegh Hadizadeh
Zargar (2016) [188] tiến hành phân vùng môi trường nhằm xác định vùng có tiềm năng
DLST của tỉnh Mazandaran, Iran.
Ở Việt Nam tiếp cận phân vùng tổng hợp phục vụ tổ chức lãnh thổ DL xuất hiện từ
năm 90. Viện nghiên cứu Phát triển DL (1991) đã chia quốc gia thành 3 vùng DL là Bắc
bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ & Nam Bộ. Trong chiến lược phát triển DL đến
2020 và định hướng 2030 của Thủ tướng Chính phủ (2010) thì nước ta có 7 vùng DL.
Ở quy mơ cấp tỉnh chưa có cơng trình phân vùng ĐLDL tổng hợp nhưng ở cấp huyện
có nghiên cứu của Nguyễn Cao Huần, Trần Thị Mai Hoa, Phạm Thị Cẩm Vân (2017)
[101] vận dụng tại huyện Mộc Châu.
b. Cấp phân vị trong phân vùng ĐLDL: Với quy mô nghiên cứu khác nhau thì cấp
phân vị trong phân vùng cũng thay đổi: N.X. Mironeko & I.T. Tirodokholebok (1981)
đã sử dụng hệ thống phân vị 4 cấp trong phân vùng địa lý DL cấp quốc gia: 1) Nước
cộng hòa (vùng, biên khu, tỉnh); 2) Vùng DL; 3) Địa phương DL; và 4) Tiểu vùng DL.
Cũng tương tự M. Buchơvarov (1982), I.I. Pirojnik (1985) đã sử dụng 5 cấp phân vị
8


trong phân vùng địa lý DL nhưng nghiên cứu chi tiết hơn: 1) Điểm DL; 2) Hạt nhân; 3)
Tiểu vùng; 4) Á vùng; và 5) Vùng. Hệ thống phân vị càng nhỏ thì mức độ chi tiết, sắc
nét của ĐKĐL & TN càng nâng cao, tác giả Linev trong nghiên cứu cấp tỉnh đã phân
làm 6 cấp phân vị: 1) Đối tượng; 2) Hạt nhân; 3) Khu; 4) Tiểu vùng; 5) Á vùng; và 6)
Vùng [111]. Ở Việt Nam thì Viện Nghiên cứu Phát triển DL (1991) đã sử dụng hệ thống
5 cấp phân vị gồm 1) Điểm; 2) Trung tâm; 3) Tiểu vùng; 4) Á vùng; và 5) Vùng. Quy

mơ cấp vùng có thể phân chia làm vùng, á vùng, tiểu vùng; Cấp tỉnh là vùng và tiểu
vùng [44]; Ở quy mơ huyện chỉ có cấp phân vị là tiểu vùng [101].

Hình 1.1. Sơ đồ các cụm DLVH ở Belize [131]

Hình 1.2. Sơ đồ các cụm DLTN ở Belize [131]

Tiếp cận cụm để phân vùng du lịch sử dụng cấp phân vị gồm: điểm du lịch – cụm DL
(cluster), rồi nhóm các cụm có tiềm năng gần giống nhau thành nhóm cụm (multiclustering patterns). Quan điểm này cũng được vận dụng trong luận án để thành lập các
bản đồ hợp phần cho phân vùng ĐLDL tỉnh Đắk Lắk.

Hình 1.4. Sơ đồ hành lang DL tự nhiên giữa

Hình 1.3. Sơ đồ hành lang DL văn hóa giữa

Quintana – Belze – Guatemala [131]

Quintana – Belze – Guatemala [131]

Các cụm DL được kết nối với nhau thành “hành lang DL” (tourism corridors) đây là
những hành làng xuyên biên giới, kết nối giữa các quốc gia, làm căn cứ cho liên kết phát
triển DL. Mỗi hành lang DL hàm chứa tiềm năng và sức tiêu thụ DL khác nhau, tạo nên
những tour DL đặc sắc dài ngày, nhưng sẽ khó khăn nếu tổ chức tour ngắn ngày.
c. Tiêu chí, chỉ tiêu phân vùng ĐLDL: Tiêu chí và chỉ tiêu phân vùng tự nhiên cho
DL gồm có vị trí địa lý, địa chất, địa hình, khí hậu để phân vùng (Vũ Thị Hạnh, 2012)
áp dụng cho quy mô dải ven biển và hệ thống đảo; Ở cấp tỉnh đã sử dụng 3 chỉ tiêu: 1.
9


Địa hình, địa mạo, 2. Khí hậu; 3. Thảm thực vật [44]; Tỷ lệ nghiên cứu càng lớn thì tiêu

chí phân vùng ĐLDL càng chi tiết ví như phân vùng DL đảo Rupat. Bộ tiêu chí sử dụng
gồm vị trí địa lý, chiều dài bãi biển, khoảng cách tới bãi biển, mức độ sạch của nguồn
nước, mức độ cung ứng dịch vụ, sinh vật gây hại.
Tiêu chí phân vùng tổng hợp thường đa dạng và linh động theo từng khu vực: Ma
trận phân vùng chức năng cho DL vùng Altai sử dụng 3 tiêu chí là giải trí (Recreational),
bảo tồn (Conservation) và kinh tế (Economic) gắn với loại tài nguyên tự nhiên được sử
dụng cho du lịch và mỗi vùng lồng ghép các chức năng với nhau (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Ma trận PV chức năng cho DL vùng Altai
Loại TN tự
nhiên sử dụng

Giải trí
(GT)

Bảo tồn
(BT)

Kinh tế
(KT)

Giải trí

Giải trí

GT - BT

GT – KT

Bảo tồn


BT – GT

Bảo tồn

BT – KT

Kinh tế

KT – GT

KT - BT

Kinh tế

Tương tự ở cấp vùng, Zoya G. Mirzekhanova (2015) [211] cũng sử dụng bộ tiêu chí
phân vùng gồm vị trí TNDL hấp dẫn nhất, chức năng sử dụng của từng dạng TNDL, khả
năng tiếp cận điểm đến và chất lượng cơ sở hạ tầng để phân vùng địa lý DL phục vụ phát
triển bền vững vùng Khabarovsky Krai, Nga. Trong quy mô tỉnh, Sadegh Hadizadeh Zargar
(2016) [188] tiến hành phân vùng môi trường nhằm xác định vùng có tiềm năng DLST của
tỉnh Mazandaran, Iran. Bộ tiêu chí sử dụng gồm: 1) Cơ sở hạ tầng và dịch vụ DL (cơ sở hạ
tầng, trung tâm giải trí, trung tâm y tế, công ty DL và lữ hành); 2) Tiềm năng DL (bãi biển,
sông, rừng, suối, hồ, đất ngập nước, núi, vùng nông thôn, khu vực bảo tồn, suối nước nóng);
3) Tai biến thiên nhiên (lụt, lội, tiếng ồn); 4) Hệ thống công cộng (sân bay, tàu điện, đường
bộ). Ở tỷ lệ lớn như VQG thì bộ tiêu chí đa dạng hơn (gồm 3 nhóm: 1) Nhóm nhân văn; 2)
Nhóm giá trị tự nhiên; và 3) Mơi trường sống) [169].
Ở Việt Nam, bộ tiêu chí tổng hợp sử dụng trong phân vùng DL còn hạn chế: Viện
nghiên cứu phát triển DL Việt Nam (1991) đã phân vùng DL cấp quốc gia dựa trên 5
chỉ tiêu: 1) Loại hình sản phẩm DL độc đáo; 2) Điều kiện môi trường tự nhiên cho DL;
3) Điều kiện môi trường nhân văn cho DL; 4) Định hướng phát triển kinh tế xã hội, phát
triển đơ thị hóa và mức thu nhập bình qn đầu người; 5) Điều kiện kết cấu hạ tầng, cơ

sở vật chất kỹ thuật. Cơng tác phân vùng có thể thực hiện ở cấp huyện (tương đương
một vùng) và tiêu chí phân tiểu vùng dựa trên “tổ hợp ưu thế về địa hình – đá mẹ - loại
đất và tổ hợp lĩnh vực kinh tế xã hội chính gắn với loại hình sử dụng đất ưu thế” [101].
Bộ tiêu chí kết hợp cũng được Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hịa (2017), Trần Đức Thanh

10


& Trần T. Mai Hoa (2017) đề cập gồm tài nguyên (tự nhiên, lịch sử - văn hóa, kinh tế xã hội), dòng khách du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.
Như vậy, các tiêu chí thường sử dụng trong phân vùng địa lý DL: nhóm tiêu chí điều
kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng sinh vật,
điều kiện môi trường tự nhiên, hiện tượng cực đoan, TNDL tự nhiên); nhóm tiêu chí
điều kiện kinh tế xã hội (dân cư, dân tộc, làng bản, văn hóa, hoạt động kinh tế, đơ thị
hóa, quy hoạch, sử dụng đất, cơng tác bảo tồn, giải trí, TNDL văn hóa, chỉ số hấp dẫn,
thực trạng tiêu thụ DL); nhóm tiêu chí cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật (cơ sở lưu trú, cơ
sở ăn uống, khả năng tiếp cận và khả năng liên kết).
d. Phương pháp phân vùng ĐLDL: Hệ phương pháp sử dụng trong phân vùng du lịch
thay đổi theo khu vực và mục đích nghiên cứu. Phương pháp sử dụng trong phân vùng
địa lý cả định tính và định lượng: phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp điều tra
thực địa, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phân tích–mơ tả, phương pháp
phân tích đa chỉ tiêu (MCA), phương pháp bản đồ và GIS mà cụ thể là sự phân tích liên
hợp giữa các bản đồ hợp phần.
Trên thế giới, nghiên cứu phân vùng DL sử dụng hệ thống phương pháp đa dạng nhưng ít
khi thiếu phương pháp bản đồ. Zoya G. Mirzekhanova (2015) phân vùng ĐLDL phục vụ phát
triển bền vững bằng nhóm phương pháp điều tra thực địa, điều tra xã hội học, phân tích thống
kê và phương pháp bản đồ. Cũng với nhóm phương pháp trên nhưng kết hợp phân tích đa chỉ
tiêu như WSM (weighted sum model) để phân vùng DL VQG Mu Khoh Chang, Thái Lan
phục vụ cho mục đích bảo tồn. Tương tự, tác giả Sadegh Hadizadeh Zargar (2016) [188] tiến
hành phân vùng DLST bằng hệ phương pháp khảo sát thực địa, Fuzzy AHP, GIS và phương
pháp mô tả - phân tích. Nếu tiếp cận cụm trong phân vùng thì google map, GIS và phân tích

thống kê (SPSS, excel) là bộ công cụ hữu hiệu trong phân vùng tiềm năng DL tại vùng biên
giới ở Mexico và Hoa Kỳ phục vụ công tác quản lý bằng việc xác định các cụm có tiềm
năng phát triển DL (potential tourism) với chỉ số hấp dẫn (attractiveness) và thực trạng
tiêu thụ DL (tourist consumption) của Daniel Blasco Franch (2013) [131]. Cũng hệ
phương pháp tương tự Anjali Chhetri (2014) đã tiến hành phân vùng DL Victoria của Úc.
Các cơng trình phân vùng ĐLDL trong nước thường sử dụng bộ phương pháp truyền thống
gồm điều tra thực địa, điều tra xã hội học và phân tích tổng hợp tài liệu. Sau này, khi hệ thống
thơng tin (GIS) phát triển thì phương pháp phân tích liên hợp bản đồ hợp phần địa lý trở nên
hiệu quả (Trương Quang Hải, Phạm Hoàng Hải, Đặng Văn Bào, Nguyễn Cao Huần, Vũ Thị
Hạnh, Lương Chi Lan, Phạm T. Cẩm Vân) [44], [101]). Tuy nhiên, các cơng trình này chưa
làm rõ quy trình và các bước phân tích liên hợp bản đồ sử dụng trong phân vùng, mà chỉ nêu
ra bộ tiêu chí kết hợp nguyên tắc phân vùng để thực hiện.
11


Tóm lại, các cơng trình phân vùng địa lý DL tại Việt Nam trong phơng nghiên cứu thế
giới thì cịn một số vấn đề đặt ra: 1) Chưa có những nghiên cứu tiếp cận địa lý tổng hợp
trong phân vùng ĐLDL cấp tỉnh; 2) Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, phân tích
đa chỉ tiêu kết hợp GIS chưa phổ biến trong các nghiên cứu phân vùng ĐLDL; 3) Một
số tiêu chí phân vùng cho DL ít sử dụng tại Việt Nam như: chỉ số hấp dẫn (TNDL), dân
tộc, văn hóa, bảo tồn và tai biến thiên nhiên; 4) Tiếp cận phân cụm để phân vùng địa lý
phục vụ tổ chức lãnh thổ DL tiểu vùng gần như chưa có các nghiên cứu cơ bản.
1.1.1.3. Du lịch bền vững
Đầu thập kỷ 90 Thế kỷ trước, thuật ngữ “du lịch bền vững” (sustainable tourism) lần
đầu tiên xuất hiện trong chương trình nghị sự 21 tại Rio (1992) của UNWTO như mục
tiêu thúc đẩy phát triển bền vững. Chương trình nghị sự 21 của WTTC (Hội đồng DL
và Lữ hành thế giới) [249] đề xuất biện pháp và chiến lược cho phát triển DLBV hiệu
quả nhất. Đến năm 2005 chương trình “Making Tourism More Sustainable - A Guide
for Policy Makers” của UNEP và WTO đã làm rõ các nguyên tắc phát triển. Bên cạnh
đó, các tác giả tiên phong trong nghiên cứu cơ sở luận DLBV như D. Pearce, 1989; B.

Boniface, C. Cooper, 1993; B. Steck, 1999; S. Wanhill, 2008 [dẫn theo 103] đưa ra khái
niệm, khung lý thuyết, chỉ số phát triển DLBV; J. Northcote, 2006 [182] về quản lý
DLBV; G.A. Tanguay & nnk (2013) [196] đưa ra các chỉ tiêu về DLBV, trong đó tập
trung chính sách. Ở Việt Nam, lý luận chung về DLBV được đề cập nhiều từ những năm
90 đến nay, thông qua hội thảo và đề tài khoa học của Tổng cục Du lịch Việt Nam, các
trường Đại học, tổ chức ESRT Việt Nam và các tác giả như Phạm Trung Lương (2002)
[49], Lê Chí Cơng (2013) [13], Đỗ Trọng Dũng, 2011) [14], Nguyễn Thế Đồng (2015)
[21]… Quan niệm DLBV ở Việt Nam cũng tiếp thu và nhiều tương đồng với thế giới.
Khái niệm “phát triển DLBV” và “phát triển bền vững” có mối quan hệ chặt chẽ nên một
trong những quan điểm đầu tiên về DLBV đưa ra trong báo cáo Brundtland (WCRD, 1987):
DLBV là một loại mơ hình phát triển mà quản lý tất cả các nguồn lực cho kinh tế, xã hội,
thẩm mỹ du lịch, đáp ứng yêu cầu hiện tại, gìn giữ cho thế hệ tương lai đồng thời bảo vệ mơi
trường tự nhiên, nhân văn và sự tồn vẹn văn hóa, sinh thái, đa dạng sinh học. Quan niệm
tương tự về DLBV cũng được Tổ chức du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại Hội nghị về Môi
trường và Phát triển của Liên hợp Quốc diễn ra tại Rio de Janeiro (1992) và được sự tán đồng
của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (1996).
Hoạt động du lịch địa phương trở nên bền vững khi tự nhiên, tài ngun văn hóa, mơi
trường, xã hội và kinh tế thịnh vượng của một khu vực được duy trì mãi mãi (Kercher
& Robson, 1996) [dẫn theo 120]. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy tài
nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt môi trường tự nhiên và kết
cấu xã hội CĐĐP (WTO, 2004), (Swarbrooke,1998) [dẫn theo 35]. Luật Du lịch Việt
12


Nam (2017) quy định: Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng
thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hịa lợi ích của những
chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về DL
trong tương lai.
Các định nghĩa về DLBV luôn nhấn mạnh 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường:
Theo Liên hiệp Bảo tồn Thế giới (1996) di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên

một cách có trách nhiệm với mơi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên, đặc
điểm văn hóa kèm theo và mang lại lợi ích KTXH cho cộng đồng dân cư được coi là
DLBV. Phát triển du lịch mang tính sinh thái lâu dài, khả thi về tài chính, cơng bằng xã
hội và đạo đức cho CĐĐP được cho là BV (Rogers & Collins, 2001). Ngồi ra, DLBV
là các khía cạnh mơi trường, kinh tế văn hóa xã hội của phát triển du lịch tìm được sự
cân bằng để hướng tới bền vững lâu dài.
Một số tác giả đã đưa ra định hướng để phát triển du lịch mang tính bền vững: Hens L.
(1998) cho rằng DLBV đòi hỏi phải quản lý tất cả những dạng tài nguyên theo cách nào đó
để chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mĩ trong khi vẫn duy trì được bản
sắc văn hóa, q trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống. Weaver
2007 [dẫn theo 83] thì nhấn mạnh vấn đề giảm thiểu tiêu cực và tối đa tích cực tại điểm đến.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của DLBV là vấn đề môi trường cần được quy hoạch,
quản lý trong chiến lược dài hạn cho sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và con người
(Sharpley 2009). Nếu du lịch đạt được sự đồng thuận của xã hội, khả thi về kinh tế và tương
thích về mơi trường thì được coi là bền vững (Graci and Dodds 2010) [140].
Phát triển DLBV là hoạt động phát triển mà nội dung, hình thức và quy mơ ln thích
hợp và bền vững theo thời gian, khơng làm suy thối mơi trường, khơng làm ảnh hưởng
tới khả năng hỗ trợ các hoạt động phát triển khác (Nguyễn Minh Tuệ, 2017) [83]. Do
vậy, tính bền vững của du khách được xây dựng trên nền tảng sự thành công trong phát
triển của các ngành khác và của tồn xã hội.
Nhóm tiêu chí đánh giá đa dạng và thay đổi theo mục đích nghiên cứu. Thứ nhất dựa trên
3 trụ cột chính là bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường được nhiều nghiên cứu đề cập như
UNWTO (1996) [dẫn theo 83], McCool & nnk (2001) đã đưa ra 26 chỉ tiêu đánh giá du lịch
bền vững ở 3 cấp quốc gia, vùng và địa phương; Hội đồng Du lịch Anh (2003) cũng đề xuất
bộ chỉ tiêu dựa trên ba trụ cột quản lý DLBV; Castellani & Sala (2010) [124], Tai-Chee Wong
(2015). Thứ hai nhóm tiêu chí gồm tài nguyên, kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế
chính sách, cơng nghệ được đề cập trong những nghiên cứu đánh giá du lịch từ năm
2010 đến nay mà điển hình là Chris & Sirakaya, 2006 [127] đã đề xuất 125 chỉ tiêu thuộc
18 nhóm tiêu chí đánh giá DLBV cấp vùng và Paul Anthony C. Notorio & nnk (2016)
[dẫn theo 70] đưa ra 10 nhóm tiêu chí đánh giá DLBV cấp tỉnh. Thứ ba nhóm tiêu chí

13


đánh giá nhấn mạnh vai trò du khách và CĐĐP điển hình như Ioannides 1995 [153],
Sanchez & Pulido (2008) đã đưa ra 14 tiêu chí liên quan tới người dân tại điểm đến và
du khách; Moore & Polley (2007) đưa ra 6 tiêu chí liên quan tới du khách. Bên cạnh
đó, sự phát triển và mức độ dễ bị tổn thương của điểm đến cũng được đề cập.
Tóm lại, trên cơ sở tổng hợp các cơng trình nghiên cứu DLBV trên thế giới xuất hiện
cuối năm 80 của thế kỷ trước. Ở Việt Nam, vấn đề này được đặt ra sau đó, trên cơ sở
tiếp cận, tiếp thu những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của quốc tế. Số lượng
các nghiên cứu DLBV ngày càng phong phú và đa dạng nhưng chưa thống nhất về cơ
sở lý luận của DLBV. Ở quy mơ cấp tỉnh chưa có nghiên cứu đánh giá DLBV theo tiểu
vùng địa lý du lịch đặc biệt khu vực miền núi và cao nguyên.
1.1.2 . Hướng đánh giá điều kiện địa lý và tài ngun du lịch
Những cơng trình đầu tiên nghiên cứu về điều kiện địa lý (ĐKĐL) và tài nguyên cho phát
triển DL của các nước trên thế giới bắt đầu khoảng cuối thế kỷ XIX phục vụ mục đích nghỉ
dưỡng và đối tượng nghiên cứu chính giai đoạn này là điều kiện tự nhiên và TN thiên nhiên
như địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn được kiểm kê, điều tra phục vụ mục đích DL nghỉ
dưỡng và khơi phục sức khỏe của con người. Từ năm 1950 đến hiện nay, đánh giá ĐKĐL, TN
cho phát triển DL được thực hiện ở nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới, mỗi khu vực mang “sắc
màu” khác nhau về quan điểm tiếp cận, phương pháp đánh giá và mục đích đánh giá. Ở Việt
Nam những cơng trình về kiểm kê, đánh giá định tính các giá trị TN cho DL đã xuất hiện từ thời
phong kiến vua Lê, chúa Trịnh và hướng nghiên cứu này ngày càng hoàn thiện.
1.1.2.1. Đối tượng đánh giá
Đối tượng trong đánh giá điều kiện địa lý và tài ngun du lịch gồm 3 nhóm chính:
thứ nhất là nhóm đối tượng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên; thứ hai là
nhóm đối tượng thuộc điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội, tài nguyên du lịch văn hóa;
thứ 3 kết hợp cả yếu tố tự nhiên và nhân văn. Quy mô và mật độ đối tượng đánh giá phụ
thuộc vào nội dung cũng như khu vực nghiên cứu và tỷ lệ nghiên cứu càng lớn thì diện
tích và số lượng điểm đánh giá càng giảm.

Đối tượng đánh giá gắn với điều kiện thiên nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên: Các
nghiên cứu có thể riêng lẻ từng hợp phần của tự nhiên như địa hình, khí hậu, thủy văn.
Từ những thế kỷ trước, nhiều nơi có địa hình, khí hậu, nguồn nước thuận lợi cho nghỉ
dưỡng đã được phát hiện và điều tra khảo sát: Các nhà kiến trúc Pháp đã tiến hành điều
tra tìm kiếm khu vực núi cao như Đà Lạt (1893-1911), Sapa (1903), Tam Đảo (1922)
hay các bãi biển đẹp tại Sầm Sơn (1906), Cửa Lò (1907), Nha Trang (1891-1925), Đồ
Sơn (1920-1928), Vũng Tàu (1911) phục vụ cho nghỉ dưỡng. Một số tác giả đã đánh giá
tiềm năng du lịch các đảo ven bờ như đảo Qeshm của Iran (2016) (Azam Safarabadi,
14


2016) [118], đảo Quan Lạn – Quảng Ninh (Phạm Quang Tuấn & Dương Thị Thủy,
2015) [80], Nguyễn Hiệu, Hoàng Thị Thu Hương (2017). Dường như, sinh khí hậu cho
du lịch được quan tâm từ rất sớm như đánh giá chất lượng khơng khí của Jakeman &
Simpson (1988), Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1988) hay điều kiện nhiệt ẩm
cho DL của Đặng Duy Lợi (1992) [47], Vũ Bối Kiếm, Đào Ngọc Phong (1974); Sử dụng
chỉ số sinh khí hậu cho du lịch như RSI (Relative Strain Index - chỉ số căng thẳng tương
đối), TCI (Tourism climate index 1 - chỉ số khí hậu DL),… Nguyễn Khanh Vân (2006)
[100], Trương Quang Hải (2015) [28], Nguyễn Thu Nhung (2016) [59], Hoàng Thị Kiều
Oanh (2019) [60] và đánh giá điều kiện khí hậu cho DL dựa vào thiên nhiên của Julianna
Priskin (2001) [160] tại Úc, C. R. de Freitas & nnk (2003) [136] và Reza Esmaili & nnk
(2014) [185]. Tài nguyên nước khoáng, nước ngầm, thác nước được nhiều tác giả quan
tâm như J.Vatrin Xkaia (Ba Lan) đã xây dựng mơ hình đánh giá 161 nguồn nước khoáng
trên cơ sở kiểm kê 2.240 điểm nước khống nóng [105], hay Thomas Kweku Taylor &
nnk (2013) [197] đánh giá tiềm năng bằng mức đa dạng của các thác nước tự nhiên,
đánh giá TN nước khoáng, nước ngầm Việt Nam của Ngô Ngọc Cát & Nguyễn Xuân
Tặng (1994), tuy nhiên nhiều nghiên cứu thiên về kiểm kê, ít cơng trình đánh giá. Nghiên
cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng, cảnh quan quan tự nhiên hay lớp thảm thực vật cho du
lịch được quan tâm bởi Nguyễn Đức Kháng, Đặng Huy Huỳnh, Nguyễn Tiến Bân (2013)
đánh giá TN sinh vật tại các VQG, KBT cho DL; Lê Quốc Tuấn & nnk, 2014 [87] nghiên

cứu về phát triển DL sinh thái rừng tràm Trà Sư tỉnh An Giang.
Đối tượng nghiên cứu có thể là những hệ thống lãnh thổ tự nhiên (với sự tương tác
giữa các hợp phần địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và sinh vật theo không gian
và thời gian). Những nghiên cứu phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch điển hình là các học
giả Liên Xô như L.M. Matley (1976), Clare Gunn (1994) [143], Mitchel (1989), Moss
& Nickling (1980) [176] và Marzuki (2011), Backman & nnk (2014), Yildurim, Olmez
(2008) [dẫn theo 108] dựa trên chất lượng cảnh quan và sử dụng kỹ thuật đánh giá cảnh
quan để thực hiện. Các nhà khoa học ở Ba Lan gồm Lechoslaw, Czemik, Halina, Orliska,
Edfranh (1994) phân tích điều kiện tự nhiên để xác định tuyến điểm DL tự nhiên [dẫn
theo 105]. Ở Việt Nam, nhiều tác giả cũng tiếp cận hướng nghiên cứu này như Nguyễn
Thị Hải (2002) [24], Đào Ngọc Cảnh (2003), Trương Quang Hải, Nguyễn Cao Huần, Đặng
Văn Bào (2006), Phạm Quang Tuấn (2008), Trương Quang Hải (2013) [30]; Bùi Thị Thu
(2012) [84], Phạm Hoàng Hải, Lương Chi Lan (2015) ... Bên cạnh đó, đánh giá tổng hợp
ĐKTN cho các loại hình DL dựa vào thiên nhiên cũng khá phổ biến Ashouri, P. Faryadi,
Sh (2010), Azizan Marzuki1 & nnk (2011), Tri Rahayuningsih & nnk, 2015) [203] đã đánh
giá đối tượng là địa hình (thác nước, hang động, HST Karst), thủy văn (sông, hồ, suối nước
nóng) và thảm thực vật (HST rừng, cánh đồng lúa).
15


×