Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 148 trang )

LUẬN ÁN
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TỰ NHIÊN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BỀN VỮNG KHU VỰC VEN BIỂN
VÀ CÁC ĐẢO TỈNH QUẢNG NINH
i
MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ 2
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3
4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 5
4.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu 5
4.2. Giới hạn về lãnh thổ nghiên cứu 5
5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
5.1. Phương pháp luận 6
5.2. Phương pháp nghiên cứu 7
6. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ CỦA LUẬN ÁN 7
7. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN 8
8. CƠ SỞ TÀI LIỆU 8
9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN 9
CHƯƠNG 1 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP
CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 10
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 10
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 10
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 11
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị đảm bảo cho phát triển du lịch
12
1.1.4. Những yêu cầu của phát triển du lịch bền vững 13
1.1.4.1. Định nghĩa phát triển du lịch bền vững 13


1.1.4.2. Các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững 15
1.1.4.3. Một số dấu hiệu nhận biết phát triển du lịch bền vững 16
1.1.5. Cơ sở lý luận phân vùng địa lý tự nhiên 18
1.1.5.1. Lịch sử nghiên cứu 18
1.1.5.2. Hệ thống các đơn vị phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam 19
1.1.5.3. Các nguyên tắc phân vùng lãnh thổ nghiên cứu 20
1.1.5.4. Các phương pháp phân vùng 21
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ 22
1.2.1. Tính hấp dẫn và nhạy cảm của thiên nhiên vùng ven biển, hải đảo
22
1.2.2. Sự thuận lợi để kết hợp các loại tài nguyên du lịch 24
1.2.2.1. Sự kết hợp theo không gian 25
1.2.2.2. Sự kết hợp theo thời gian 26
ii
1.2.3. Một số dấu hiệu phát triển du lịch chưa bền vững tại vùng nghiên
cứu 27
1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 30
1.3.1. Đánh giá các điều kiện tự nhiên 30
1.3.2. Đánh giá theo thành phần 32
1.3.2.1. Địa hình 32
1.3.2.2. Khí hậu 32
1.3.2.3. Nước 33
1.3.2.4. Sinh vật 33
1.3.3. Phương pháp đánh giá tổng hợp 34
1.3.3.1. Xây dựng bảng chuẩn đánh giá 34
1.3.3.2. Tiến hành đánh giá 35
1.3.3.3. Đánh giá kết quả 36
CHƯƠNG 2 38
PHÂN VÙNG ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG 38

KHU VỰC VEN BIỂN VÀ CÁC ĐẢO VEN BỜ TỈNH QUẢNG NINH 38
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 38
2.1.1. Vị trí địa lý 38
2.1.2. Địa chất 39
2.1.3. Địa hình 40
2.1.4. Khí hậu 41
2.1.5. Thủy văn 45
2.1.6. Hải văn 46
2.1.7. Sinh vật 48
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, XÃ HỘI 49
2.2.1. Dân cư 49
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 50
2.3. PHÂN VÙNG ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU 52
2.3.1. Các chỉ tiêu phân vùng 52
2.3.2. Kết quả phân vùng khu vực nghiên cứu 53
2.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CÁC TIỂU VÙNG NGHIÊN CỨU 56
2.4.1. Tiểu vùng núi thấp Tiên Yên – Đầm Hà – Hải Hà 56
2.4.2. Tiểu vùng đồi Tiên Yên - Đầm Hà - Hải Hà - Móng Cái 56
2.4.3. Tiểu vùng đồng bằng ven biển Tiên Yên - Hà Cối 57
2.4.4. Tiểu vùng biển đảo ven bờ Cái Bàu - Vĩnh Thực 59
2.4.5. Tiểu vùng đảo Ngọc Vừng - Quan Lạn - Hạ Mai 59
2.4.6. Tiểu vùng biển đảo xa bờ Cô Tô 61
2.4.7. Tiểu vùng núi thấp Hoành Bồ - Cẩm Phả 63
2.4.8. Tiểu vùng đồi Hoành Bồ - Hạ Long - Cẩm Phả 63
iii
2.4.9. Tiểu vùng đồng bằng ven biển Hoành Bồ - Hạ Long 64
2.4.10. Tiểu vùng đồng bằng - đảo Yên Hưng 64
2.4.11. Tiểu vùng đảo đá vôi vịnh Hạ Long 65
CHƯƠNG 3 69
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỂU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN 69
CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG KHU VỰC VEN BIỂN 69
VÀ CÁC ĐẢO VEN BỜ TỈNH QUẢNG NINH 69
3.1. MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ 69
3.2. ĐÁNH GIÁ CHO MỘT SỐ LOẠI HÌNH DU LỊCH 69
3.2.1. Cơ sở xác định một số loại hình du lịch 69
3.2.2. Cách đánh giá 70
3.2.3. Đánh giá cho loại hình du lịch tham quan 70
3.2.3.1. Xây dựng thang đánh giá 70
3.2.3.2. Tiến hành đánh giá 72
3.2.4. Đánh giá cho loại hình du lịch tắm biển 79
3.2.4.1. Xây dựng thang đánh giá 79
3.2.4.2. Đánh giá 81
3.2.5. Đánh giá cho du lịch nghỉ dưỡng 84
3.2.5.1. Xây dựng thang đánh giá 84
3.2.5.2. Đánh giá 86
3.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP THEO CÁC ĐIỂM DU LỊCH 89
3.3.1. Lựa chọn các điểm đánh giá 89
3.3.2. Xây dựng thang đánh giá 90
3.3.2.1. Chọn các tiêu chí và xác định chỉ tiêu cho từng cấp đánh giá 90
3.3.2.2. Xác định điểm cho mỗi cấp của các tiêu chí 94
3.3.2.3. Hệ số đánh giá 94
3.3.3. Tiến hành đánh giá 95
3.3.3.1. Độ hấp dẫn 95
3.3.3.2. Vị trí và khả năng tiếp cận 99
3.3.3.3. Thời gian khai thác 101
3.3.3.4. Độ bền vững của môi trường tự nhiên 102
3.3.3.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 106
3.3.4. Kết quả đánh giá 109
CHƯƠNG 4 112

ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
112
KHU VỰC VEN BIỂN VÀ CÁC ĐẢO TỈNH QUẢNG NINH 112
4.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG 112
iv
4.1.1. Định hướng trên cơ sở khoa học và chiến lược quốc gia về phát
triển kinh tế biển 112
4.1.2. Xây dựng định hướng dựa trên cơ sở thực tiễn 113
4.1.2.1. Yêu cầu phát triển bền vững du lịch vùng nghiên cứu 113
4.1.2.2. Những cơ hội mới cho phát triển du lịch vùng ven biển và hải
đảo 114
4.1.2.3. Những khó khăn 115
4.1.2.4. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh 116
4.2. CÁC ĐỊNH HƯỚNG 118
4.2.1. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch 118
4.2.2.1. Chỉ tiêu xác định không gian trọng điểm phát triển du lịch 118
4.2.2.2. Khu du lịch Hạ Long 119
4.2.2.3. Khu du lịch Vân Đồn - cụm Bái Tử Long 120
4.2.2.4. Khu du lịch Móng Cái - Trà Cổ 121
4.2.2.5. Khu du lịch Cô Tô 122
4.2.3. Định hướng phát triển thị trường du lịch và loại hình du lịch 122
4.2.3.1. Thị trường khách quốc tế 122
4.2.3.2. Thị trường khách trong nước 124
4.2.4. Định hướng sản phẩm du lịch cho các khu du lịch trọng điểm 126
4.2.4.1. Thành phố Hạ Long 126
4.2.4.2. Thành phố Móng Cái 127
4.2.4.3. Huyện đảo Vân Đồn 128
4.2.4.4. Huyện đảo Cô Tô 129
4.2.5. Định hướng các tuyến du lịch 131
4.2.5.1. Định hướng các tuyến du lịch động lực nội vùng 131

4.2.5.2. Các tuyến du lịch ngoại tỉnh 133
4.3. CÁC GIẢI PHÁP 134
4.3.1. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức 134
4.3.2. Nhóm giải pháp về chính sách 136
4.3.3. Nhóm giải pháp về sản phẩm, thị trường du lịch biển đảo 137
4.3.4. Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá 138
4.2.5. Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên môi trường 138
4.2.6. Nhóm giải pháp về đầu tư 139
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 142
v
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam hiện nay, du lịch biển
có vị trí rất quan trọng. Với hơn 70% số điểm du lịch tập trung ở dải ven biển, hàng
năm thu hút khoảng 80% du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, hiệu quả của du lịch
biển nước ta đối với ngành nói riêng và với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
nói chung là hết sức to lớn. Việc khai thác tiềm năng du lịch biển đảo luôn mang lại
hiệu quả kinh tế cao bởi sự hấp dẫn, tính đặc thù của cảnh quan tự nhiên, sự thuận
lợi của điều kiện tự nhiên (ĐKTN) cho các loại hình du lịch (LHDL) biển.
Khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh có vị trí, vị thế địa lý rất quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.
Với đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn và số lượng các đảo phân bố dày đặc
nhất Việt Nam, khu vực nghiên cứu có rất nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế biển
trong đó có du lịch. Từ nhiều năm nay, các bãi tắm, các khu vực du lịch nổi tiếng
của Quảng Ninh đã được đưa vào khai thác, đặc biệt những địa danh như vịnh Hạ
Long với hàng ngàn hòn đảo rất đẹp và thơ mộng, bãi biển Trà Cổ với bãi cát trắng
huyền thoại đã trở thành những điểm đến có ý nghĩa quốc tế và quốc gia không thể
phủ nhận. Chính những ưu thế về các giá trị tài nguyên, cảnh quan du lịch biển đảo
đó đã đưa Quảng Ninh trở thành một trong số ít các tỉnh, thành của nước ta có các
hoạt động phát triển du lịch sôi động nhất trong vùng du lịch Bắc Bộ nói riêng và

của cả nước ta, có doanh thu về du lịch cao nhất chỉ sau TP. Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, sự phát triển du lịch ở khu vực
nghiên cứu ven biển và trên các đảo của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua cũng
còn có một số hạn chế, những khó khăn mà ngành du lịch tỉnh cần quan tâm giải
quyết, cụ thể như sau:
Chưa có cơ sở lý luận hay công trình nghiên cứu nào đánh giá riêng ĐKTN
và TNTN cho phát triển du lịch bền vững (PTDLBV) khu vực ven biển và các đảo
1
tỉnh Quảng Ninh. Sự đánh giá ít nhiều có trong một một số công trình tuy nhiên có
những kết quả đánh giá đến nay không còn phù hợp nữa.
Trong quá trình phát triển du lịch (PTDL), do mong muốn thu được nhiều lợi
nhuận đã dẫn đến tình trạng phát triển nóng, khai thác quá mức ở một số nơi, làm
xuất hiện những dấu hiệu không bền vững cho TNDL tự nhiên. Một số nơi khác lại
chưa khai thác hết các thế mạnh tiềm năng của nó, chưa tạo được mối quan hệ hữu
cơ với các ngành KT - XH khác trong tỉnh, đặc biệt là giữa PTDL với bảo vệ cảnh
quan tự nhiên và môi trường sinh thái.
Trong quan điểm chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam đã đề ra
yêu cầu phát triển kinh tế biển và vùng ven biển phải gắn với bảo vệ môi trường
sinh thái và đảm bảo cho phát triển bền vững (PTBV).
Xuất phát từ những thực tế trên, để du lịch tỉnh Quảng Ninh có thể trở thành
một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế của địa phương, đặc biệt du lịch biển -
đảo xứng với tiềm năng lãnh thổ rõ ràng rất cần có sự xác lập được cơ sở khoa học
và thực tiễn tin cậy cho PTDLBV. Trên cơ sở đó, luận án: “Đánh giá tiềm năng tự
nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh
Quảng Ninh” được lựa chọn nhằm đánh giá đúng tiềm năng tự nhiên, thực trạng
khai thác chúng, từ đó có những định hướng và các giải pháp cho PTDLBV vùng
nghiên cứu. Luận án sẽ không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn
giúp cho ngành du lịch địa phương phát triển tốt hơn theo mục tiêu PTBV.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
Mục tiêu của luận án là nghiên cứu, đánh giá làm sáng tỏ tiềm năng tự nhiên,

xác định mức độ thuận lợi của ĐKTN và TNTN cho phát triển ngành du lịch vùng
nghiên cứu. Qua các kết quả đánh giá khoa học, khách quan biết được những ưu
điểm và hạn chế còn tồn tại trong PTDL để từ đó đề xuất được những định hướng
và giải pháp PTDLBV khu vực ven biển và hải đảo của Quảng Ninh.
Để thực hiện mục tiêu trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ chính sau:
- Tập hợp tài liệu, số liệu. Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn cho đánh giá các
ĐKTN, TNTN phục vụ PTDLBV.
2
- Xử lý số liệu, khảo sát thực địa, tiến hành đánh giá mức độ thuận lợi của
việc khai thác các TNDL tự nhiên để xác định một số LHDL đặc thù và một số
điểm du lịch trọng điểm của vùng nghiên cứu.
- Từ kết quả đánh giá tiếp tục kết hợp với khảo sát thực tế đưa ra được những
định hướng cho PTDL của vùng gồm các định hướng về loại hình, sản phẩm và các
tuyến du lịch, thị trường du khách.
- Đề xuất một số giải pháp trong khai thác TNDL tự nhiên khu vực ven biển
và các đảo tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ mục đích du lịch đã được nhiều nhà
khoa học địa lý trên thế giới quan tâm nghiên cứu, xác định đây là một hướng ứng
dụng quan trọng của địa lý học bên cạnh việc phục vụ các ngành kinh tế khác. Đi
đầu trong công tác đánh giá các ĐKTN cho PTDL có thể kể đến các nhà địa lý học
của Liên Xô cũ như A.G.Ixatsenko; V.D.Preobragienxki; L.I.Mukhina…Nhiều
công trình nghiên cứu về địa lý du lịch đã được công bố như công trình của I.U.A
Veđenhin (1971) đưa ra khái niệm hệ thống nghỉ ngơi theo lãnh thổ, công trình
khoa học của Kađaxkia (1972) và Sepfer (1971) đã nghiên cứu về sức chứa và sự ổn
định của các điểm du lịch; L.I.Mukhina (1973) xây dựng quy hoạch các vùng nghỉ
mát ven biển… Một số tác giả khác như Slavikova (1973) của Tiệp Khắc hay
Vacdunxka của Ba Lan đã nghiên cứu xác định sức chứa tối ưu dung lượng khách
du lịch tại một số điểm du lịch…Các nhà địa lý Canada như Vôgơ (1966);
Henanynơ (1972) hay nhà địa lý người Mỹ là Booha, Dvit (1971)…lại có những

công trình đánh giá tài nguyên nhằm mục đích giải trí…
Ở Việt Nam, trong thời gian qua đã có nhiều chương trình, dự án cấp nhà
nước, địa phương nghiên cứu về vùng ven biển và hải đảo được triển khai, làm cơ
sở cho việc hoạch định các chính sách, đề án phát triển vùng ven biển và hải đảo
trong đó có Quảng Ninh. Tiêu biểu có thể kể đến một số công trình sau:
Đề tài khoa học cấp nhà nước: “Luận chứng khoa học kỹ thuật xây dựng và
phát triển hệ thống du lịch biển Việt Nam” (1995) do Vũ Tuấn Cảnh làm chủ nhiệm
3
đã có những đánh giá về vị trí, vai trò đồng thời đưa ra những định hướng để PTDL
cho vùng duyên hải Bắc Bộ.
Đề tài khoa học thuộc Chương trình biển cấp nhà nước: “Tổng quan về hệ
thống đảo Việt Nam” (48B - 12) do Lê Đức An và nhiều người khác thực hiện năm
1990 đã đưa ra được những đặc trưng cơ bản cho các đảo của Việt Nam. Đề tài là
cơ sở lý luận quan trọng cho việc nghiên cứu và ứng dụng phát triển kinh tế xã hội
vùng biển đảo.
Dự án “Quy hoạch tổng thể PTDL Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010” do Viện
Nghiên cứu và Phát triển du lịch thực hiện năm 1994 đã nghiên cứu đưa ra được
những định hướng phát triển vùng du lịch Bắc Bộ trong đó có đề cập đến tiềm năng
du lịch vùng ven biển và hải đảo của tỉnh Quảng Ninh.
Dự án “Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh thời kỳ 2001 - 2010” của
Sở Du lịch Quảng Ninh thực hiện năm 2001 đã thống kê nguồn tài nguyên du lịch
(TNDL), đánh giá hiện trạng và đưa ra được những định hướng và các giải pháp cơ
bản cho PTDL của tỉnh.
Đề tài khoa học thuộc Chương trình biển cấp Nhà nước KC - 09 “Luận
chứng khoa học về một mô hình phát triển kinh tế sinh thái trên một số đảo, cụm
đảo lựa chọn vùng biển ven bờ Việt Nam” (2005) do Lê Đức Tố chủ trì đã tiến hành
phân tích tiềm năng du lịch sinh thái ở một số đảo trong đó có đảo của Quảng Ninh.
Đề tài khoa học “Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội; thiết
lập cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho một số
huyện đảo” (2006) do Phạm Hoàng Hải chủ trì đã tiến hành đánh giá ĐKTN và

TNTN nhằm phát triển một cách bền vững các ngành kinh tế bao gồm cả du lịch tại
một số huyện đảo trong đó có Cô Tô và Vân Đồn của Quảng Ninh.
Đề tài khoa học cấp bộ: “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo tại
vùng du lịch Bắc Bộ” do Nguyễn Thu Hạnh thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển du
lịch thực hiện năm 2006 đã hệ thống những vấn đề lý luận về sản phẩm du lịch,
đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển các sản phẩm du lịch vùng biển đảo
của vùng du lịch Bắc Bộ.
4
Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm
2020” do Tổng cục Du lịch thực hiện năm 2009 đã đánh giá có hệ thống tiềm năng
tài nguyên và định hướng PTDL biển đến năm 2020 trên phạm vi cả nước.
Ngoài những công trình khoa học trên, còn không ít những công trình nghiên
cứu khác tiến hành đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế, định hướng khai thác lãnh
thổ trong đó có du lịch vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh.
Luận án “Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền
vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh” được thực hiện trên cơ sở kế
thừa có chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu trên, góp phần hoàn thiện hơn
về cơ sở lý luận đồng thời có những đóng góp thực tiễn cho việc khai thác có hiệu
quả các nguồn TNDL tự nhiên ở khu vực nghiên cứu.
4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Phát triển du lịch bền vững là một vấn đề khá lớn, liên quan đến nhiều nhân
tố như ĐKTN, TNTN, KT - XH, văn hóa dân tộc…Tuy nhiên, trong phạm vi luận
án chỉ giới hạn nội dung nghiên cứu là đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN cho
PTDLBV. Những vấn đề khác, luận án chỉ đề cập đến ở những khía cạnh tổng thể,
khi cần thiết.
4.2. Giới hạn về lãnh thổ nghiên cứu
Lãnh thổ nghiên cứu của luận án là khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng
Ninh. Như vậy, phạm vi nghiên cứu cần xác định được ranh giới phía trong và ranh
giới phía ngoài của phạm vi nghiên cứu. Theo quy định chung của quốc tế và theo ý

kiến của nhiều nhà nghiên cứu địa mạo, giới hạn trong của dải ven biển là tất cả các
không gian chịu ảnh hưởng của quá trình biển trong kỉ Đệ Tứ, gồm những thềm
biển cổ, các đồng bằng châu thổ và aluvi – biển tuổi Đệ Tứ và phạm vi của lãnh thổ
hiện tại đang chịu tác động trực tiếp của quá trình biển. Như vậy, ranh giới thực của
dải ven biển tỉnh Quảng Ninh có thể vượt ra khỏi ranh giới hành chính của nhiều
huyện thị ven biển hiện nay. Tuy nhiên, để đánh giá các ĐKTN cho PTDLBV cần
dựa trên những ranh giới cụ thể về hành chính, những giá trị thực tại của nguồn tài
5
nguyên. Trên cơ sở đó, ranh giới trong được xác định là ranh giới hành chính của
các huyện, thị và thành phố ven. Ranh giới ngoài là vùng biển và hệ thống các đảo
thuộc 2 huyện Vân Đồn và Cô Tô.
5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp luận
Quan điểm lãnh thổ. Trong nghiên cứu địa lí, bất kì một đối tượng nào cũng
đều gắn với một lãnh thổ nhất định. Mỗi lãnh thổ đó đều có những đặc trưng riêng
về đặc điểm tự nhiên cũng như KT - XH, đồng thời cũng mang những nét chung
giống với các lãnh thổ xung quanh. Để đánh giá các tiềm năng du lịch tự nhiên phục
vụ cho PTDLBV thì quan điểm lãnh thổ luôn đóng vai trò quan trọng bởi đối tượng
nghiên cứu của đề tài là các ĐKTN và TNTN. Xem xét quá trình phát sinh, phát
triển và những đặc điểm của chúng biểu hiện trên một lãnh thổ có thể đưa ra được
những nhận định đúng đắn về hiện trạng, từ đó định hướng khả thi nhất cho PTDL khu
vực nghiên cứu.
Quan điểm tổng hợp. Xuất phát từ cơ sở các đối tượng nghiên cứu là một hệ
thống gồm nhiều yếu tố tự nhiên có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Mối quan hệ
này thể hiện giữa các yếu tố trong một nhân tố tự nhiên (VD: yếu tố nhiệt độ, độ
ẩm, gió… của khí hậu) và giữa các nhân tố tự nhiên với nhau (địa hình - khí hậu -
thủy văn…). Ngoài ra, quá trình khai thác lãnh thổ đã xuất hiện mối quan hệ của
con người với các thể tổng hợp tự nhiên. Vì vậy, việc đánh giá các ĐKTN phải xem
xét mối quan hệ của đối tượng nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, như thế
mới đem lại kết quả đánh giá khách quan nhất.

Quan điểm phát triển bền vững. Với mục tiêu đánh giá tiềm năng du lịch tự
nhiên phục vụ cho PTDLBV, quan điểm chủ đạo của phát triển bền vững đòi hỏi sự
PTDL phải gắn với việc bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường sinh thái bền vững;
phải đảm bảo ổn định về kinh tế và xã hội. Từ cơ sở trên, yêu cầu đánh giá phải liên
tục được tiến hành nhằm có được kết quả thực tế của đối tượng với mục đích đánh
giá, từ đó đưa ra những định hướng đảm bảo cân bằng giữa 3 mục tiêu của phát
triển bền vững là kinh tế - môi trường - xã hội.
6
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh là phương pháp quan trọng được
tiến hành trong phòng. Dựa vào những tài liệu số liệu thu thập được sẽ tiến hành
chọn lọc, xử lý sao cho đúng mục tiêu, nhiệm vụ luận án đã đề ra.
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa nhằm thu thập và cập nhật các nguồn
tài liệu, số liệu để xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, chi tiết, có độ tin
cậy cao. Trên cơ sở dữ liệu này sẽ tiến hành đánh giá các nguồn tài nguyên, đưa ra
được kết quả về mức độ thuận lợi của chúng với PTDL. Các hoạt động chính trong
khi tiến hành phương pháp này bao gồm: quan sát, mô tả, điều tra ghi chép, chụp
ảnh tại một số điểm nghiên cứu, gặp gỡ trao đổi với chính quyền địa phương, cơ
quan quản lí tài nguyên kết hợp với thu thập tài liệu, số liệu.
Phương pháp thống kê là phương pháp không thể thiếu được trong quá trình
nghiên cứu. Nó được áp dụng xuyên suốt thời gian thực hiện luận án, từ tiến hành
thu thập các số liệu thứ cấp có trong các tài liệu, báo cáo, giai đoạn phân tích chọn
lọc, xử lý các số liệu đến kết quả đánh giá phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia. Trong khi tiến
hành đánh giá các tiềm năng tự nhiên, không thể tránh khỏi việc đưa ra các tiêu chí
mang tính chất định tính. Luận án sử dụng hai phương pháp này được thực hiện
thông qua việc lấy ý kiến của một số chuyên gia công tác trong ngành du lịch và ý
kiến của du khách đã tham gia du lịch vùng ven biển và hải đảo của Quảng Ninh.
Quá trình điều tra được tiến hành xuyên suốt từ năm 2009 đến 2011. Các phương
pháp này được sử dụng nhằm hạn chế những định tính, đảm bảo tốt hơn tính khách

quan trong đánh giá đưa kết quả đánh giá sát với thực tế hơn.
Phương pháp dự báo là phương pháp cần có sau khi tiến hành đánh giá các
ĐKTN. Những yếu tố có ảnh hưởng đến tổ chức không gian du lịch cần được dự
báo chính xác, qua đó mới đề xuất được những định hướng PTDL ở khu vực nghiên
cứu trong tương lai.
6. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ CỦA LUẬN ÁN
7
- Luận điểm 1: Phát triển du lịch biển - đảo có mối quan hệ mật thiết đến
ĐKTN, TNTN, điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù vùng biển - đảo. Bằng phương
pháp tiếp cận địa lý học, phân tích đánh giá tổng hợp các tổng hợp thể tự nhiên, các
vùng địa lý sẽ có thể làm sáng tỏ được không chỉ tiềm năng lãnh thổ cho phát triển
các loại hình du lịch (LHDL) cụ thể mà còn đưa ra được các định hướng phát triển
chúng trên quan điểm PTBV.
- Luận điểm 2: Khu vực lãnh thổ ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh có
tiềm năng lớn cho phát triển các LHDL biển đặc thù và có hiệu quả cao. Việc phân
vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ, đề xuất các tuyến, điểm PTDL trọng điểm sẽ là cơ sở
khoa học quan trọng để đề xuất các định hướng và các giải pháp phù hợp cho PTBV
ngành du lịch của vùng nghiên cứu.
7. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Lần đầu tiên đã tiến hành phân vùng địa lý tự nhiên cho lãnh thổ nghiên
cứu, phân tích đánh giá tiềm năng tự nhiên của từng vùng địa lý cho một số LHDL
cụ thể, trên cơ sở đó đánh giá mức độ thuận lợi của ĐKTN, TNTN cho một số
LHDL trong từng tiểu vùng.
- Đã đề xuất các tuyến, điểm du lịch trọng điểm của vùng ven biển và các
đảo Quảng Ninh, làm rõ được thực trạng, tiềm năng phát triển du lịch của các tuyến
điểm. Đây là cơ sở để tổ đưa ra các định hướng và các giải pháp phát triển du lịch
biển – đảo và cũng là cơ sở để tổ chức lãnh thổ du lịch cho vùng nghiên cứu trong
cả hiện tại và tương lai.
8. CƠ SỞ TÀI LIỆU
Luận án được thực hiện dựa trên những nguồn tài liệu cơ bản sau:

- Tài liệu thực địa liên quan đến đề tài được thu thập từ 2008 đến 2011.
- Tài liệu, số liệu thống kê, báo cáo du lịch của Sở Du lịch và Thương mại
Quảng Ninh, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra còn có một số
công trình nghiên cứu, quy hoạch du lịch Quảng Ninh của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh, Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch
- Kết quả điều tra xã hội học trong khuôn khổ luận án.
8
- Nguồn bản đồ gồm Bản đồ Địa chất – Khoáng sản khu vực ven biển và các
đảo tỉnh Quảng Ninh, Bản đồ Địa hình khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh.
- Một số bản đồ thành phần tự nhiên như bản đồ địa mạo, Bản đồ khí hậu,
Bản đồ sinh vật… của huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô.
9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, cấu trúc luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá các ĐKTN và
TNTN phục vụ PTDLBV.
Chương 2: Phân vùng địa lý tự nhiên cho PTDL khu vực ven biển và các
đảo tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN cho PTDLBV khu vực ven biển
và các đảo tỉnh Quảng Ninh .
Chương 4: Định hướng và các giải pháp PTDLBV khu vực ven biển và các
đảo tỉnh Quảng Ninh.
Luận án được trình bày trong 150 trang, trong đó có 15 hình ảnh, 30 bảng số
liệu, 97 tài liệu tham khảo.
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP
CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là
là toàn bộ các thành phần của tự nhiên như địa hình,
khí hậu, thủy văn, sinh vật… và các bộ phận của cảnh quan tự nhiên. Những nhân
tố này là môi trường sống của con người, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh
hoạt của con người. Điều kiện tự nhiên đảm bảo cho việc triển khai các HĐDL dưới
những khía cạnh sau:
- Điều kiện tự nhiên là cơ sở để tổ chức các HĐDL bởi một trong những đặc
điểm của TNDL là có tính chất cố định theo lãnh thổ. Mọi lãnh thổ đều có những
đặc trưng riêng về địa hình, khí hậu, thủy văn HĐDL phải diễn ra trên một lãnh
thổ nhất định. ĐKTN tại một địa phương chính là cơ sở để tổ chức các HĐDL đó.
- Điều kiện tự nhiên có mức độ thuận lợi nhất định cho HĐDL. Điều này thể
hiện qua một số vấn đề về khả năng tiếp cận, sức chứa, độ an toàn cho cả du khách
và môi trường tự nhiên Tại một số nơi TNDL hấp dẫn nhưng các nguy cơ như
động đất, sóng thần, hay có cá mập xâm nhập vào bãi biển… làm cho HĐDL nơi đó
có những hạn chế nhất định. Ví dụ ở Indonesia có rất nhiều bãi biển đẹp, tuy nhiên
nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương nên đất nước này thường hay chịu thiên
tai như động đất, sóng thần. Đáng nhớ nhất là trận sóng thần xuất hiện vào ngày
26/12/2004 với những con sóng cao 30m đã tàn phá cộng đồng dân cư sinh sống
ven biển cướp sinh mạng của 170.000 người thuộc tỉnh Aceh của Indonesia và
9000 du khách từ châu Âu đến. Phải mất một thời gian dài, ngành du lịch biển của
Indonesia ở nơi xảy ra sóng thần mới phục hồi được.
- Điều kiện tự nhiên có thể trở thành TNDL tự nhiên khi con người có nhu
cầu về một LHDL mới. Ví dụ, biển đảo thường là nơi có những bãi cát đẹp, không
10
khí trong lành nên LHDL truyền thống là tắm biển, nay có thể tổ chức thể thao biển,
du lịch chữa bệnh bằng muối, bằng cát
- Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai HĐDL dài hay ngắn. Tùy thuộc vào
ĐKTN của từng nơi mà tính chất mùa vụ của du lịch là khác nhau. Những nơi có
ĐKTN ôn hòa thì có thể triển khai HĐDL quanh năm, những nơi có khí hậu phân
hóa theo mùa thì du lịch cũng thường được triển khai theo mùa. Điều này chứng

minh rằng, cùng là một loại tài nguyên như nhau nhưng ở địa điểm khác nhau, chịu
ảnh hưởng ĐKTN khác nhau sẽ có thời gian khai thác khác nhau. Ví dụ cùng là
khai thác hang động phục vụ du lịch, ở Hạ Long thường tổ chức vào mùa hè – thu
nhưng ở Phong Nha – Kẻ Bàng lại diễn ra vào cuối xuân hè.
Với đặc trưng định hướng tài nguyên rõ rệt, HĐDL không thể tách rời các
ĐKTN. Xã hội càng phát triển, nhu cầu đi du lịch càng tăng. Thay đổi môi trường
sống quen thuộc của mình trong một khoảng thời gian trở thành một nhu cầu thiết
yếu của cuộc sống. Vì vậy, bên cạnh việc có TNDL hấp dẫn, nơi nào có ĐKTN
thuận lợi sẽ cho phép việc triển khai các HĐDL diễn ra dễ dàng hơn, hiệu quả kinh
tế thu được cũng cao hơn do không phải chi phí đầu tư cao.
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Trong TNTN có TNDL tự nhiên. Bất cứ một LHDL nào dù mới hay truyền
thống muốn hình thành đều phải dựa trên cơ sở là nguồn TNDL. TNDL tự nhiên là
tiền đề để hình thành một số HĐDL. Tùy thuộc vào loại TNDL mà các LHDL được
hình thành mang những nét tương ứng, ví dụ: tài nguyên nước thường gắn với
LHDL chữa bệnh hoặc du lịch biển. Địa hình núi thường gắn với du lịch mạo hiểm,
du lịch nghỉ dưỡng…
Sản phẩm du lịch được coi là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu
cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Có thể thấy, sản phẩm du lịch được
cấu thành bởi nhiều yếu tố song trước hết phải kể đến là TNDL. Trong TNDL tự
nhiên có chứa một số sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng cho dạng tài nguyên và
lãnh thổ. Du khách khi tham gia HĐDL thường không chỉ mong muốn hưởng thụ
các giá trị của loại TNDL nào đó mà còn mong muốn được hưởng thụ nhiều sản
11
phẩm du lịch kèm theo, có thể các sản phẩm du lịch đó mang tính vật chất như ăn
uống (các loại hải sản), mua sắm (các cây thuốc quý)…
Tính phong phú, đa dạng, độc đáo của nguồn TNDL tại một nơi nào đó quyết
định số lượng LHDL sẽ được hình thành. Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống của
con người đang ngày càng nâng lên, nhu cầu đi du lịch vì thế cũng tăng theo, mong
muốn được tham gia nhiều LHDL mới mẻ và hấp dẫn là nguyện vọng của nhiều du

khách. Đáp ứng nguyện vọng trên, nhiều LHDL mới đã xuất hiện, ví dụ như du lịch
sinh thái, du lịch thiền… Có thể thấy, xuất phát từ nhu cầu của du khách mà nhiều
sự vật hiện tượng của tự nhiên - xã hội trở lại thành nguồn TNDL.
Vị trí, quy mô của TNDL tự nhiên có ảnh hưởng không nhỏ tới quy mô cơ sở
hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch dù chúng được xây dựng dựa trên sự đánh
giá của nhiều yếu tố khác nhau như độ bền vững của môi trường tự nhiên, khả năng
biến đổi cảnh quan… nhưng quy mô của nguồn TNDL đóng vai trò quan trọng bởi
quyết định đến khả năng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ vật chất kỹ thuật du
lịch ở quy mô tương ứng.
Sự phân bố của TNDL tự nhiên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đặc điểm, hiệu
quả của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và giao thông vận tải. Đó là vì TNDL tự
nhiên phân bố không theo một quy luật nào cả, có thể ở gần nhưng cũng có thể ở rất
xa các điểm quần cư hay các thành phố. Đây là điểm khác biệt rõ rệt giữa TNDL tự
nhiên và TNDL nhân văn. Để khai thác được TNDL tự nhiên ở những nơi không dễ
tiếp cận buộc phải có đầu tư lớn. Nếu quy mô của nguồn TNDL lớn còn có thể thu
hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, còn nếu ở mức
độ nhỏ lẻ thì có thể chỉ dừng lại dưới dạng tiềm năng.
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị đảm bảo cho phát triển du lịch
Các điều kiện KT - XH có tác dụng thúc đẩy du lịch phát triển. Con người
không chỉ là đối tượng tham gia sản xuất du lịch mà còn là đối tượng tiêu thụ du
lịch. Mong muốn được nghỉ ngơi của con người luôn là thiết yếu, đây cũng chính là
yếu tố cầu của du lịch, các nhân tố khác như thời gian rỗi, cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch,… chính là điều kiện cần có để thực hiện nhu cầu trên.
12
Cơ sở hạ tầng là đòn bẩy của HĐDL trong đó giao thông vận tải và thông tin
liên lạc giữ vai trò quan trọng nhất. Thực tế du lịch gắn liền với di chuyển. Việc rút
ngắn thời gian và khoảng cách đến các điểm, khu du lịch đang được đặt ra ở nhiều
nơi. Chất lượng của cơ sở hạ tầng cao thì khả năng phục vụ du lịch của nó cũng
tăng theo và ngược lại.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo

ra sản phẩm du lịch. Yếu tố này còn quyết định mức độ khai thác TNDL vì vậy mà
ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. TNDL
chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của khách du lịch. Khả năng tiếp
nhận của TNDL là cơ sở xác định công suất các công trình phục vụ du lịch. Sức hấp
dẫn của chúng ảnh hưởng tới thứ hạng của các cơ sở này. Sự phát triển cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch không chỉ giúp ngành du lịch thực hiện tốt các chức năng của
mình mà còn đảm bảo cho độ bền vững của môi trường tự nhiên được dài lâu hơn.
Nhân tố chính trị có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự PTDL trong nước và
quốc tế. Du lịch chỉ có thể phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị
giữa các dân tộc. Du lịch và hòa bình có mối quan hệ hai chiều. Hòa bình là điều
kiện thuận lợi cho du lịch phát triển, ngược lại thông qua du lịch quốc tế, nền hòa
bình cũng được củng cố vững chắc hơn.
1.1.4. Những yêu cầu của phát triển du lịch bền vững
1.1.4.1. Định nghĩa phát triển du lịch bền vững
Tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc ở Rio de
Janeiro 1992, Tổ chức Du lịch Thế giới đưa ra khái niệm về PTDLBV như sau: "Du
lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện
tại của khách du lịch và người dân bản địa, đồng thời quan tâm đến việc bảo tồn và
tôn tạo các tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai"
Có thể thấy khái niệm PTDLBV là khái niệm được xem xét ở 3 khía cạnh:
- Phát triển kinh tế: Với du lịch, mục tiêu này cần đạt được qua những đóng
góp của cụ thể du lịch vào tăng trưởng KT - XH, đem lại lợi ích cho người dân địa
phương. Lợi ích mà người dân địa phương có được sẽ đi đôi với trách nhiệm của họ
13
với vấn đề bảo vệ giá trị của tài nguyên. Ngoài ra, qua HĐDL, người dân không chỉ
được nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống được đảm bảo hơn mà nhận thức
cũng được nâng cao từ đó khả năng bảo vệ môi trường cũng tốt hơn.
- Bảo vệ tài nguyên và môi trường. Du lịch là một ngành định hướng tài
nguyên rõ rệt, sự phát triển của nó phụ thuộc chặt chẽ vào quy mô, độ hấp dẫn của
một môi trường du lịch cụ thể. Dựa vào TNDL, các HĐDL được diễn ra nhằm khai

thác, thu lợi nhuận kinh tế. Tuy nhiên quá trình khai thác TNDL không bền vững có
thể làm giảm giá trị của tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Hậu quả là TNDL bị cạn
kiệt, ít có khả năng phục hồi hoặc phục hồi rất chậm. Vì vậy, để có thể PTDLBV
cần xem xét giữa khai thác, bảo vệ và tái tạo tài nguyên.
- Bền vững về văn hóa, xã hội. Có thể xem xét sự bảo tồn văn hóa ở 2 khía
cạnh. Thứ nhất bảo tồn văn hóa có ngay trong TNDL, đặc biệt là du lịch nhân văn.
TNDL nhân văn bao giờ cũng hàm chứa trong nó những giá trị văn hóa rất riêng
của một vùng, miền, giai đoạn lịch sử rất cụ thể. Quá trình khai thác những TNDL
này phải tính đến việc bảo tồn và phát huy những giá trị về tính chân thực, tính
thẩm mĩ của nó, bảo đảm nguồn tài nguyên có thể khai thác được lâu dài.
Thứ hai, sự bền vững về văn hóa trong du lịch được xem xét đến ở môi
trường diễn ra các HĐDL. Trong môi trường của HĐDL luôn diễn ra sự giao lưu
của nhiều luồng văn hóa khác nhau. Vì thế, khả năng biến thoái bản sắc của dân tộc
có thể xảy ra, tác động tiêu cực đến giá trị du lịch.
Theo số liệu điều tra của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), hiện nay 80%
số khách đi du lịch nhằm mục đích hưởng thụ các giá trị văn hóa độc đáo và khác
biệt với nền văn hóa của dân tộc họ. Như vậy, tính khác biệt và độc đáo mà mỗi
điểm du lịch hàm chứa cũng chính là độ hấp dẫn ảnh hưởng đến số lượng du khách
đến thăm. Trong quá trình tổ chức các HĐDL, việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn
hóa truyền thống ở mỗi điểm du lịch là rất quan trọng. Sự biến thoái, lai căng sẽ làm
giảm độ hấp dẫn của du lịch. Điều này tác động tiêu cực đến tâm lí du khách. Để
PTDLBV, con đường đi đến mục tiêu này trên lĩnh vực văn hóa chỉ có thể là gìn giữ
và phát huy các giá trị truyền thống song song với khai thác có hiệu quả TNDL.
14
1.1.4.2. Các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững
- Khai thác sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên
- Hạn chế giảm thiểu chất thải đi đôi với khuyến khích sử dụng công nghệ
mới nhằm giảm sức ép với môi trường.
- Phát triển và bảo tồn tính đa dạng. Tính đa dạng trong du lịch được thể hiện
ở 2 khía cạnh: Đa dạng về tự nhiên, đa dạng về văn hóa, xã hội. Tính đa dạng trong

du lịch cũng là một yếu tố tạo nên độ hấp dẫn của nó. Vì vậy, việc bảo tồn và phát
triển tính đa dạng là cần thiết để có thể PTDLBV.
- Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội. Du lịch
vốn có tính liên ngành, liên vùng. Việc khai thác du lịch nhất định phải tiến hành
quy hoạch tổng thể. Điều này đảm bảo được tính toàn diện về kết quả trong mối
quan hệ giữa du lịch với kinh tế, xã hội, môi trường. Trong quy hoạch, việc đánh
giá từng đối tượng theo mục đích đề ra rất cụ thể, các kịch bản rủi ro luôn được xây
dựng. Vì thế, PTDL theo quy hoạch có thể hạn chế được những tiêu cực cho môi
trường, kinh tế, xã hội.
- Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương. Nguyên tắc này thể hiện ở 3 góc
độ: Hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế, chi phí để bảo vệ môi trường và tài nguyên
nơi tổ chức du lịch, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Muốn vậy, cần phải đảm bảo chất lượng môi trường nơi diễn ra HĐDL, hỗ trợ phát
triển kinh tế của cộng đồng địa phương qua các hành động cụ thể…
- Thường xuyên trao đổi ý kiến với cộng đồng địa phương và tạo cơ hội cho
họ tham gia vào HĐDL.
- Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về môi trường.
- Tăng cường tiếp thị một cách có trách nhiệm và thường xuyên tiến hành
công tác nghiên cứu. Với mục tiêu PTDLBV, nội dung tiếp thị du lịch cần được
lồng ghép những nội dung cần thiết về việc tôn trọng những giá trị về tự nhiên hay
văn hóa những nơi mà du khách sẽ tham quan. Tiếp thị du lịch có trách nhiệm cũng
cần để ý đến thời gian, khi môi trường du lịch không an toàn thì không khuyến
khích người dân đi du lịch đến nơi đó.
15
1.1.4.3. Một số dấu hiệu nhận biết phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững là một phạm trù còn mới trong chiến lược PTDL
ở nhiều quốc gia trên thế giới, vì vậy việc nghiên cứu để xác định các dấu hiệu để
nhận biết trạng thái của quá trình này là rất quan trọng. Dựa vào các dấu hiệu này,
các nhà quản lí có những giải pháp điều chỉnh kịp thời các hoạt động tổ chức, định
hướng khai thác nhằm tiến tới mục tiêu PTDLBV.

* Các chỉ số về thu nhập du lịch
Thông thường người ta so sánh khoản thu nhập của du lịch với sản phẩm gộp
trong nước để xác định quy mô góp phần của du lịch vào sản xuất quốc gia. Nhiều
năm trở về trước, rất nhiều quốc gia chỉ chú ý đến sự gia tăng lợi nhuận mà không
lưu tâm nhiều đến tính ổn định hay khả năng PTBV của du lịch. Ngày nay, giá trị
doanh thu của du lịch tăng đều qua các năm, đóng góp của nó vào tổng thu nhập
chung của nền kinh tế quốc dân ổn định, ảnh hưởng của du lịch đến các ngành khác
an toàn… là những chỉ số xác nhận sự PTDLBV.
* Các chỉ số về khách du lịch
Thời gian lưu trú. Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu tiêu thụ du
lịch của du khách thường diễn ra như sau: Chi tiền cho việc ăn và trọ thường chiếm
từ 40 – 50%, đi lại khoảng 30%, số tiền còn lại chi cho việc mua bán, tham quan và
các chi tiêu khác. Như vậy, nếu lượng khách đông nhưng thời gian lưu trú ngắn sẽ
không đạt được hiệu quả kinh tế và an toàn với môi trường bằng việc lượng khách ít
hơn nhưng lưu trú dài hơn.
Số lượng/ tỷ lệ khách quay lại một khu, tuyến, điểm du lịch nào đó là một
trong những thước đo về sự hấp dẫn, chất lượng sản phẩm du lịch, thái độ phục
vụ… của nơi tổ chức du lịch. Kết quả nghiên cứu phân tích tỷ lệ khách quay lại sẽ
cho thấy những tích cực hay hạn chế trong quá trình tổ chức du lịch, từ đó dự báo
được khả năng lượng khách quay lại và đưa ra được những sản phẩm du lịch hợp lí
hơn, điều chỉnh được những hạn chế còn tồn tại trong quá trình tổ chức.
Sự hài lòng của du khách có liên quan đến chất lượng sản phẩm du lịch, chất
lượng đội ngũ lao động, chất lượng dịch vụ bên cạnh những điều kiện thuận lợi
16
khác về khí hậu, chính trị. Ngồi ra, mức độ hài lòng của du khách còn là yếu tố
quan trọng quyết định thời gian lưu trú, mức độ chi tiêu cũng như việc quay trở lại
của du khách. Do đó, mức độ hài lòng của du khách là một dấu hiệu quan trọng để
nhận biết về trạng thái bền vững của HĐDL tiến tới mục tiêu PTBV.
* Chất lượng nguồn nhân lực du lịch
Để nâng PTDL nhất thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.

Đây là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của ngành. Do
sản phẩm du lịch khơng thể lưu kho, khơng thể chuyển dịch nó như những sản
phẩm của nhiều ngành khác, vì thế năng lực của những người làm du lịch ảnh
hưởng đến mức độ khai thác tài ngun thành sản phẩm. Điều này trở nên cấp thiết
hơn khi HĐDL trên thế giới đang diễn ra sự canh tranh gay gắt. Chất lượng nguồn
nhân lực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Như vậy, chất lượng
nguồn nhân lực khơng chỉ là yếu tố thu hút du khách, uy tín hay hình ảnh của một
điểm đến mà còn là một yếu tố quan trọng đảm bảo sự PTDLBV.
* Đầu tư cho du lịch
Trong một giai đoạn nghiên cứu xác định mức độ biến đổi của các nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào du lịch sẽ cho thấy những dự báo về tương lai
phát triển của ngành, trong đó tỷ số K là dấu hiệu nhận biết về tính bền vững của du
lịch dưới góc độ đảm bảo vốn đầu tư cho phát triển.
tế kinhnền vào ngoài nước tư đầu vốn tổng
lòch du vào ngoài nướctừ tiếp trực tư đầu vốn
K =
Trong phân tích đầu tư cho PTDLBV, ngồi việc xem xét nguồn và giá trị
vốn đầu tư người ta cũng chú ý đến đối tượng đầu tư như tơn tạo di tích, bảo vệ mơi
trường, đào tạo nhân lực…Việc đánh giá những dấu hiệu này có thể thơng qua các
chỉ tiêu về tỷ lệ vốn đầu tư cho các đối tượng hay hạng mục. Nơi nào có nhiều điểm
du lịch được đầu tư bảo vệ, tơn tạo chứng tỏ HĐDL nơi đó có những dấu hiệu phát
triển bền vững. Theo WTO, nếu tỷ lệ này vượt qua 50% thì HĐDL được xem là
trong trạng thái phát triển bền vững.
17
Trong đầu tư du lịch, mức độ tái đầu tư cũng là một dấu hiệu nhận biết quan
trọng của PTDLBV từ góc độ đảm bảo bền vững về tài nguyên, môi trường. Quy
mô đầu tư cho tôn tạo, bảo tồn TNDL cao khẳng định được sự phát triển của du
lịch, ngoài ra tỷ lệ doanh thu trích lại cho cơ quan chủ quản quản lý các nguồn
TNDL để tái đầu tư càng cao thể hiện khả năng liên ngành tốt. Tại một khu, điểm
du lịch nào đó, lượng vốn tái đầu tư hàng năm cho tôn tạo, bảo vệ bảo tồn càng cao

thể hiện sự khai thác du lịch đảm bảo được độ bền vững.
* Tổ chức và quản lí các hoạt động phát triển du lịch
Trong quá trình tổ chức và quản lí các HĐDL, việc quy hoạch luôn là căn cứ
để triển khai các kế hoạch cụ thể. Tại một nơi nào đó, số lượng các khu, điểm du
lịch được quy hoạch sẽ là dấu hiệu để nhận biết mức độ bền vững của tài nguyên,
môi trường, kinh tế.
Việc quản lí, hạn chế những áp lực lên môi trường và các nguồn tài nguyên
thông qua các biện pháp quản lí và giảm thiểu chất thải. Việc kiểm soát các hoạt
động phát triển theo mục tiêu PTBV cũng được tiến hành thông qua việc đánh giá
các tác động môi trường tại khu, tuyến, điểm du lịch. Đây là một trong những dấu
hiệu nhận biết PTDLBV khá quan trọng và được xác định thông qua việc xem xét
có hay chưa có việc thực hiện các biện pháp quản lí.
Ngoài những chỉ tiêu trên thì mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương
cũng là cần được xem xét khi đánh giá, định hướng PTDLBV.
1.1.5. Cơ sở lý luận phân vùng địa lý tự nhiên
1.1.5.1. Lịch sử nghiên cứu
Nhiều nhà nghiên cứu địa lý đã coi phân vùng như một phương pháp toàn
năng nhằm sắp xếp và hệ thống lại lãnh thổ nghiên cứu. Tiêu biểu như A.G.
Ixatrenko (1991), tập thể các nhà khoa học Viện hàn lâm Khoa học Moscow, Đại
học Tổng hợp Moscow…
Các nhà địa lý học Liên Xô cũ đã tiến hành phân vùng lãnh thổ dựa vào quy
luật địa đới và phi địa đới. Tuy nhiên vai trò của từng quy luật có sự khác nhau theo
từng bậc. A.A. Grigoriep và nhiều người khác cho rằng quy luật địa đới và phi địa
18
đới phải được sắp xếp xen kẽ nhau trong hệ thống phân vị. T.S. Sukin (1947) và
A.G. Ixatrenko (1953) lại coi tính địa đới là quy luật phân hóa cơ bản của lớp vỏ địa
lý, đơn vị cấp cao nhất được sắp xếp theo quy luật địa đới.
Một số tác giả khác lại loại bỏ hoàn toàn quy luật địa đới, cho rằng phi địa
đới mới đóng vai trò chủ đạo trong phân hóa các địa tổng thể. Tiêu biểu như I.A.
Xontxev (1958) và G.D. Richter (1964).

Không đồng nhất với những quan điểm trên, V.I. Prokaep (1967) và một số
tác giả khác lại tách các cấp phân vị trong hệ thống thành những dãy độc lập nhau,
theo đó mỗi dãy sẽ là đại diện cho các quy luật chủ đạo là địa đới, phi địa đới và một dãy
kết hợp. Thực tế, trong mỗi đơn vị thể tổng hợp tự nhiên luôn có sự đan xen giữa hai
quy luật địa đới và phi địa đới song cần xác định quy luật nào đóng vai trò chủ đạo.
1.1.5.2. Hệ thống các đơn vị phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam
* Hệ thống phân vị của các tác giả nước ngoài
Phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam được bắt đầu tiến hành từ những năm 50
của thế kỷ XX. Đầu tiên phải kể đến Sêglova (1957) đã phân vùng địa lý tự nhiên
của Việt Nam và Singapore thành hai cấp là vùng và á vùng, trong đó tiêu chí để
phân cấp vùng chủ đạo là yếu tố khí hậu, bổ trợ là là các nhân tố khác như địa chất -
kiến tạo, thực vật.
Tác giả Fridland (1962) lại xây dựng hệ thống phân vị thành 5 cấp là: lãnh
thổ, tỉnh, quận, á quận, vùng để phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam.
* Hệ thống phân vị của các tác giả trong nước
Phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam đã được bắt đầu tiến hành từ thập niên
60 của thế kỷ XX. Đầu tiên là sơ đồ phân vùng được các tác giả Tổ phân vùng
thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước đưa ra, trong đó hệ thống các đơn vị
phân vùng được phân chia như sau:
Đới Miền Khu Vùng địa lý tự nhiên
Năm 1978, Vũ Tự Lập đã xây dựng mô hình hệ thống các đơn vị phân vùng,
theo đó lãnh thổ Việt Nam được chia thành hai đới gồm: Đới rừng gió mùa chí
tuyến gồm 2 á đới là á đới có mùa đông lạnh và khô, á đới nóng ẩm không có mùa
19
đông và mùa khô rõ rệt. Và đới rừng gió mùa á xích đạo gồm 2 á đới: á đới không
có mùa khô rõ rệt và á đới có mùa khô rõ rệt. Sau đó dưới đới và á đới Ông lại chia
ra 3 miền và 13 khu như sau:
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ gồm 3 khu là khu Việt Bắc, khu Đông Bắc
và khu Đồng Bằng Bắc Bộ.
- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ gồm 5 khu: Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc,

Hòa Bình - Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh và khu Bình - Trị - Thiên.
- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ gồm 5 khu: Kon Tum - Nam Nghĩa, khu
Đắc Lắc – Bình Phú, khu Cực Nam Trung Bộ, khu Đông Nam Bộ và khu Tây Nam Bộ.
Kết quả phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam được các tác giả phòng Địa lý
Thổ nhưỡng thuộc Trung tâm Địa lý Tài nguyên, Viện Khoa học Việt Nam (1992)
đưa ra với hệ thống cấp phân vùng gồm:
Đới Á đới Miền Á miền Vùng địa lý tự nhiên
Theo kết quả phân vùng trên, Việt Nam nằm trong đới rừng gió mùa nhiệt
đới với 2 đới, 9 miền, 2 á miền thuộc miền Trường Sơn Nam và 42 vùng địa lý tự nhiên.
1.1.5.3. Các nguyên tắc phân vùng lãnh thổ nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết của phân vùng địa lý tự nhiên là hệ thống các nguyên tắc có
quan hệ logic với nhau, được lựa chọn trong quá trình phân tích và tập hợp các thể
tổng hợp tự nhiên trong phạm vi các cấp phân vùng.
Trong tự nhiên nói chung, các thành phần và yếu tố tự nhiên luôn có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau về quy luật tồn tại cũng như sự phân hóa của chúng. Những
đặc điểm này khi được nhóm lại một cách có hệ thống, có quy luật theo những
nguyên tắc nhất định sẽ tạo nên những tập hợp đặc trưng cho từng vùng lãnh thổ
khác nhau với sự khác biệt không lặp lại theo không gian và thời gian.
Nguyên tắc phát sinh được áp dụng trong phân vùng địa lý tự nhiên nhằm
giải quyết các vấn đề về sự phát sinh, phát triển của các thể tổng hợp tự nhiên. Bằng
nguyên tắc này sẽ cho phép giải thích được nguồn gốc phát sinh không chỉ là các
thành phần tự nhiên và các yếu tố thành tạo mà còn cả các thể tổng hợp tự nhiên
cùng với mối quan hệ tương tác giữa chúng.
20

×