MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thập kỉ gần đây, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng,
hoặc ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và
môi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam tầm nhìn đến năm 2020 đã xác
định trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: “Liên kết chặt chẽ
các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du
lịch tổng hợp và trọng điểm, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn”. Đặc biệt hơn nữa, du lịch sinh thái là một trong những loại hình du
lịch có đóng góp tích cực cho sự bảo tồn và phát triển bền vững nói chung và
cho phát triển cộng đồng địa phương nói riêng, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng
xa, nơi có nhiều khó khăn song có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
Sơn La là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có điều
kiện tự nhiên không thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội, là địa bàn cư trú
của 11 dân tộc thiểu số. Nền kinh tế của tỉnh còn chậm phát triển, trong đó sản
xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ
trọng nhỏ. Mặc dù vậy nhưng ngành du lịch của tỉnh Sơn La vẫn nằm trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. “Khai thác có hiệu quả tiềm năng
về du lịch sinh thái, văn hóa, tham quan di tích lịch sử; phát triển kinh tế du
lịch, xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả các điểm du lịch vùng Mộc
Châu, Thị Xã, Mai Sơn và vùng hồ sông Đà, tour du lịch vùng Tây Bắc, Hà
Nội, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai” và “phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn
hóa, tham quan di tích lịch sử. Hình thành rõ các điểm du lịch vùng Mộc Châu,
Thị Xã và vùng hồ sông Đà, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát
1
triển, kinh doanh du lịch khách sạn, hình thành các tour du lịch đường dài.
Nâng doanh thu ngành du lịch khách sạn tăng 15 đến 20% trong năm”.
Sơn La là tỉnh có ưu thế về tiềm năng phát triển du lịch. Tuy nhiên,
những tiềm năng này chưa được nghiên cứu đánh giá đầy đủ để làm cơ sở cho
việc khai thác có hiệu quả phục vụ phát triển du lịch. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu các điều kiện tự nhiên phục vụ mục đích phát triển du lịch tỉnh
Sơn La có ý nghĩa rất lớn, vừa phát triển kinh tế xã hội, vừa đảm bảo an ninh
xã hội và bảo vệ môi trường. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn và nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
phục vụ phát triển du lịch tỉnh Sơn La”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Xác định được cơ sở khoa học cho việc phát triển du lịch góp phần tích
cực vào phát triển du lịch nói riêng, kinh tế xã hội nói chung ở tỉnh Sơn La.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan những vấn đề cơ bản về lí luận và thực tiễn phát triển du
lịch ở Việt Nam và đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch.
- Đánh giá tiềm năng (điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên) và
hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Sơn La.
- Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp chủ yếu đảm bảo cho sự phát
triển du lịch ở Sơn La.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: lãnh thổ nghiên cứu là địa bàn tỉnh Sơn La, ưu tiên
nghiên cứu các địa bàn trọng điểm: thành phố Sơn La, Mộc Châu, Yên Châu,
Mường La, Thuận Châu. Đồng thời xem xét mối quan hệ không gian của Sơn
2
La với các lãnh thổ lân cận như Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Lào Cai, Hòa
Bình, Hà Nội và nước CHDCND Lào.
- Về loại hình du lịch: xây dựng tiêu chí đánh giá các loại hình du lịch tại
các điểm du lịch, đồng thời đánh giá tiềm năng cũng như thực trạng phát triển
du lịch ở Sơn La, đưa ra các giải pháp khả thi để phát triển du lịch của tỉnh.
- Về tư liệu và bản đồ: số liệu kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La chủ yếu từ
1999 đến nay do Cục Thống kê, Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du lịch Sơn La
cung cấp…
3. Lịch sử nghiên cứu
3.1. Thế giới
Hoạt động du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người, buổi ban
đầu thường đi kèm các hoạt động truyền giáo, buôn bán hoặc thám hiểm các
vùng đất mới. Tuy nhiên, ngành du lịch là ngành khoa học trong hệ thống các
khoa học địa lí – địa lí du lịch – thì còn tương đối trẻ. Quá trình hình thành
địa lí du lịch như là một khoa học bắt đầu nửa sau những năm 1930 của thế kỉ
XX. Các công trình đầu tiên trong lĩnh vực địa lí du lịch tập trung nghiên cứu
các luồng du lịch và cả khai thác các địa phương với mục đích tham quan, tìm
hiểu, thăm dò thị trường, tìm cơ hội truyền bá giáo lí.
Việc đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ
mục đích du lịch, nghỉ ngơi, an dưỡng, chữa bệnh đã được các nhà địa lí, y
học, tâm lí học và những người yêu thích thiên nhiên quan tâm. Nhiều nhà địa
lý Xô Viết (A.G.Ixatsenko; V.G.Preobragienxki; L.I. Mukhina…) xác định
đây là một hướng ứng dụng quan trọng của địa lí bên cạnh việc phục vụ các
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng và quy hoạch.
3.2. Việt Nam
3
Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, hoạt động du lịch đã trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn mang lại nhiều lợi ích cho đất nước, đòi hỏi các
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu cũng như các nhà quản lí phải chú ý đến
việc hoạch định chiến lược phát triển, trong đó việc đánh giá các điều kiện tự
nhiên phục vụ mục đích du lịch của các vùng, địa phương là một vấn đề đáng
được quan tâm.
Từ năm 1990 đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu tổng luận công
trình nghiên cứu tài nguyên du lịch; đã cho ra các chỉ tiêu, phương pháp đánh
giá mức độ thuận lợi của tài nguyên phục vụ mục đích phát triển du lịch, sức
chứa ở mức độ cụ thể, chi tiết hơn được nhiều tác giả thực hiện như: “Đánh
giá, khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì –
Hà Tây phục vụ mục đích du lịch” (Đặng Duy Lợi, 1993), “Cơ sở khoa học
của việc xác định các điểm, tuyến du lịch Nghệ An” (Nguyễn Thế Chinh,
1995); “Cơ sở khoa học của việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch vùng Bắc
Trung Bộ” (Hồ Công Dũng, 1996); “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt
Nam” (Phạm Trung Lương và nnk., 2000).
3.3. Sơn La
Ở Sơn La đã có một số công trình nghiên cứu như: “Nghiên cứu, bổ sung
và viết thuyết minh giới thiệu một số di tích lịch sử văn hóa và danh lam
thắng cảnh dọc đường quốc lộ 6 tỉnh Sơn La” (Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp tỉnh) của Dương Ngọc Hiển và nnk (2003); “Điều tra đánh giá chất
lượng các hang động thuộc phạm vi tỉnh Sơn La phục vụ cho việc phát triển
du lịch của tỉnh”, UBND tỉnh Sơn La, 2003 (dự báo); “Quy hoạch phát triển
khu du lịch Mộc Châu”, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Sơn La (1997); “Đề án phát triển Mộc Châu thành khu du lịch
quốc gia”, Sở Thương mại – Du lịch tỉnh Sơn La, 2007.
4
Các đề tài nghiên cứu về du lịch Sơn La bước đầu đánh giá những tiềm
năng để phát triển du lịch trên từng lĩnh vực và ở một số địa phương cụ thể.
Mặc dù còn ít và còn có những hạn chế nhất định, nhưng những đề tài trên có
những ý nghĩa nhất định đối với du lịch của tỉnh. Trong các nguồn tư liệu, các
công trình nghiên cứu đó còn là những tư liệu tham khảo giúp cho người
nghiên cứu có những tư liệu cần thiết cho việc đánh giá những điều kiện tự
nhiên để phục vụ cho mục đích phát triển ngành du lịch của tỉnh.
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Sơn La có diện tích rộng, hệ thống lãnh thổ du lịch được tạo thành bởi
nhiều yếu tố: tự nhiên, văn hóa, lịch sử… Các yếu tố tự nhiên của Sơn La khá
đa dạng cả từ địa hình, khí hậu, cảnh quan…, các yếu tố văn hóa lịch sử rất
độc đáo, mang đặc trưng riêng… Tất cả những yếu tố đó luôn luôn được xem
xét, đánh giá trong mối quan hệ tổng thể.
4.1.2. Quan điểm hệ thống
Du lịch Sơn La được xem như là bộ phận của du lịch Bắc Bộ, là cửa ngõ
của tuyến du lịch miền Tây. Vì vậy, giữa chúng có mối quan hệ gắn bó. Trong
khu vực, Sơn La còn được xem như chiếc cầu nối giữa tuyến du lịch Hà Nội –
Điện Biên hay Sơn La – Lào Cai – Yên Bái. Quan điểm hệ thống cấu trúc cho
phép phân tích, tổng hợp và xác định mối quan hệ hữu cơ trong hoạt động sử
dụng tài nguyên và phát trển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La.
4.1.3. Quan điểm lịch sử
Vận dụng quan điểm lịch sử trong nghiên cứu hệ thống lãnh thổ để tìm
hiểu nguồn gốc phát sinh, các quá trình diễn biến theo thời gian và không gian
5
trên từng địa bàn cụ thể, trên cơ sở đó hiểu rõ những sự kiện có thật trong lịch
sử để rút ra được những bài học kinh nghiệm áp dụng cho hoạt động du lịch.
Quán triệt quan điểm lịch sử để có được những nhận định, những dự báo phát
triển chính xác và tổ chức du lịch trên lãnh thổ được thực hiện trong xu thế
phát triển chung của Việt Nam và thế giới.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Giáo sư Raoul Blanchard (Grenoble 1890) cho rằng: “Du lịch là một
ngành kinh doanh, kinh doanh các danh lam thắng cảnh của của đất nước”.
Việc kinh doanh này đã dẫn đến việc gia tăng các thiệt hại về môi trường như
ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, tài nguyên du lịch có thể bị xâm phạm, do
đó cần phải tính đến yếu tố phát triển bền vững khi sử dụng tài nguyên du
lịch, có nghĩa là phải tính đến hậu quả lâu dài sẽ nảy sinh trong tương lai.
4.1.5. Thực tiễn
Quan điểm thực tiễn được vận dụng để đánh giá đặc điểm, hiện trạng sử
dụng lãnh thổ cũng như trong việc đề xuất định hướng sử dụng hợp lí tài
nguyên lãnh thổ với những khuyến nghị và giải pháp có tính khả thi. Tất cả
những giải pháp đưa ra đều được xuất phát từ thực tiễn. Trên thực tế, nhiều
điểm du lịch ở Sơn La có tài nguyên khá hấp dẫn và độc đáo nhưng lại quá xa
đường quốc lộ, hệ thống CSVCKT còn kém nên chưa có doanh thu…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý, phân loại tư liệu
Phương pháp này giúp xác định nguồn tư liệu, số liệu trong hệ thống lưu
trữ. Đặc biệt, các tài liệu đã thống kê loài, họ thực vật, động vật ở một số khu
bảo tồn thiên nhiên là các hệ sinh thái núi cao điển hình. Các nguồn tài liệu
liên quan đến du lịch và địa bàn nghiên cứu thu thập đòi hỏi phải có tính cập
6
nhật, phân loại chính xác, phục vụ thực tế cho việc phân tích, đánh giá, rút ra
những định tính, định lượng và các khâu tổ chức sau này.
4.2.2. Phương pháp phân tích số liệu thống kê
Nghiên cứu hoạt động du lịch có rất nhiều số liệu ở nhiều lĩnh vực như
lượng khách, doanh thu, đầu tư… Các số liệu đó đều mang tính định lượng.
Nghiên cứu, phân tích các số liệu này để có thể nhận định, đánh giá khoa học,
phù hợp với thực tế.
Các số liệu được sử dụng trong luận văn chủ yếu từ Niên giám Thống kê
tỉnh Sơn La và Sở Thương mại – Du lịch (nay là Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch) cung cấp. Trên cơ sở nguồn số liệu đó tác giả đã tiến hành xử lí, phân
tích để có những dự báo tương lai phù hợp, đồng thời có thể xây dựng được
bản đồ, biểu đồ và đưa ra những kết luận chân thực, chính xác.
4.2.3. Phương pháp điều tra thực địa
Công tác thực địa nhằm điều tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu về tài
nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ phát triển cho hoạt động
du lịch. Để làm cơ sở khoa học cho việc thu thập, phân tích đánh giá tài
nguyên thiên nhiên, tìm ra phương pháp đánh giá cho mục đích phát triển và
định hướng phát triển du lịch Sơn La.
4.2.4. Phương pháp sơ đồ, bản đồ
Việc trình bày những dữ kiện du lịch trên bản đồ rất cần thiết cho việc
nắm được những thông tin quan trọng, cập nhật, đáp ứng cho việc đi lại, tham
quan, giải trí, ăn ở. Để xây dựng được bản đồ, đề tài có sử dụng các bản đồ
chức năng như bản đồ hành chính, thủy văn, động thực vật, giao thông vận
tải, dân cư, tài nguyên du lịch Sơn La …
4.2.5. Phương pháp dự báo
7
Để tổ chức không gian hoạt động du lịch Sơn La trước mắt cũng như lâu
dài, phương pháp dự báo sẽ là công cụ hữu hiệu giúp cho việc tổ chức, khai
thác tự nhiên du lịch cũng như trong việc xây dựng tuyến điểm du lịch. Các yếu
tố trực tiếp, gián tiếp có ảnh hưởng đến tổ chức không gian du lịch là dự báo về
nguồn khách, cơ cấu khách và thị trường khai thác khách, dự báo về khả năng
đầu tư, tái tạo, nâng cấp các điểm du lịch hỗ trợ (văn hóa nhân văn), dự báo
phát triển cơ sở hạ tầng, mức tăng trưởng và phát triển của ngành du lịch.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn hoàn thành đã phân tích được nguồn lực chính và thực trạng
phát triển du lịch, đánh giá các hình thức du lịch qua các tiêu chí đã được xây
dựng ở địa bàn tỉnh Sơn La.
Luận văn đã đề xuất được định hướng và các giải pháp cụ thể để phát
triển ngành du lịch Sơn La hiệu quả hơn.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học của việc đánh giá điều kiện tự nhiên và tài
nguyên du lịch tự nhiên để phát triển du lịch.
Chương 2. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Sơn
La và việc đánh giá chúng phục vụ phát triển du lịch.
Chương 3. Vận dụng kết quả đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài
nguyên du lịch tự nhiên định hướng phát triển du lịch tỉnh Sơn La.
8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐIỀU
KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH SƠN LA
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
1.1.1.1 Khái niệm về tài nguyên
Từ xưa cho đến nay, để tồn tại và phát triển con người luôn dựa vào tự
nhiên, khai thác những tiềm năng sẵn có của tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu
của mình. Tài nguyên được định nghĩa là tất cả các nguồn nguyên liệu, năng
lượng, thông tin có trên Trái Đất và không gian vũ trụ mà con người có thể sử
dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Thực tế, tài nguyên
là kết quả của quá trình tương tác giữa con người và tự nhiên.
Trên quan điểm sử dụng, tài nguyên có thể được chia thành hai dạng
chính: tài nguyên nguyên liệu (dầu mỏ, than đá, kim loại, cao su, cát, sỏi…)
và tài nguyên chuyển hóa (năng lượng mặt trời, sóng, gió, thủy triều và có thể
cả khí hậu…; tài nguyên đất, rừng, đại dương, tầng ozone…).
Trong số các tài nguyên, những thành phần và bộ phận của tự nhiên có
khả năng và được khai thác góp phần tạo nên sản phẩm du lịch được gọi là tài
nguyên thiên nhiên của du lịch. Tài nguyên du lịch là các thể tổng hợp tự
nhiên và nhân văn (kinh tế - xã hội, lịch sử - văn hóa) và các thành phần của
chúng được khai thác phục vụ cho mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch theo Pirojnik: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể
tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho
việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động
và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong
9
khả năng kinh tế kĩ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp
sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”. [28]
Nguyễn Minh Tuệ và nnk. cũng cho rằng: “TNDL là tổng thể tự nhiên
và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục phát
triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ.
Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho
việc sản xuất dịch vụ du lịch”. [44]
Khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy
định: “TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, DTLSVH, công trình
lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử
dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu
du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. [21]
Trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch cần chú ý đến những đặc
điểm rất quan trọng của nó, đặc biệt đối với các tài nguyên tự nhiên như:
- Tài nguyên du lịch hết sức phong phú, đa dạng với rất nhiều loại độc
đáo, quý hiếm có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch trong nước và
quốc tế và có điều kiện triển khai các loại hình du lịch khác nhau.
- Tài nguyên du lịch thường được phân bố trong không gian tương đối
rộng nên có khả năng đón nhận một lượng khách du lịch nhất định.
- Tài nguyên du lịch đối với mỗi loại và mỗi nơi có điều kiện thời gian
khai thác khác nhau. Có loại, có nơi có thể khai thác quanh năm nhưng cũng
có những trường hợp mang tính chất mùa vụ rõ rệt.
- Tài nguyên du lịch có tính chất cố định theo lãnh thổ nên có tính chất
ổn định trong việc tổ chức khai thác du lịch.
10
- Tài nguyên du lịch có khả năng làm giảm bớt sự đầu từ và phí tổn khai
thác cho phép nhanh chóng triển khai hoạt động du lịch và thu được hiệu quả
cao.
- Tài nguyên du lịch có khả năng sử dụng nhiều lần chỉ cần tuân theo các
quy tắc sử dụng hợp lý kết hợp với việc cải tạo và bảo vệ nghiêm ngặt.
Tài nguyên du lịch là yếu tố có tính chất quyết định trong việc hình thành
hoạt động du lịch. Thực tế cho thấy nơi nào có nhiều nguồn tài nguyên du
lịch, nhất là những tài nguyên đặc sắc, độc đáo và được khai thác tốt thì nơi
đó có ưu thế rất lớn trong việc thu hút khách du lịch và tạo tiền đề hết sức
thuận lợi để khai thác kinh doanh du lịch đạt được kết quả cao.
1.1.1.2. Khái niệm về du lịch
Từ xa xưa, du lịch được xem như là một sở thích, một hoạt động nghỉ
ngơi tích cực của con người. Vì vậy, du lịch đã xuất hiện và trở thành một
hiện tượng khá quan trọng trong đời sống của con người. Ngày nay, du lịch đã
trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội
của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, có rất nhiều tác giả quan tâm đến du lịch.
Giáo sư Hunziken và giáo sư Krapf (Thụy Sĩ) đã đưa ra khái niệm: “Du
lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và
lưu trú của những người ngoài địa phương, những người không có mục đích
định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào” [43]. Năm
1985 I.I.Pirojnik định nghĩa: “Du lịch là một hoạt động của dân cư trong thời
gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi thường
trú nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao
trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị
về tự nhiên, kinh tế và xã hội” [45].
11
Về tầm quan trọng của hoạt động du lịch có lẽ hàm xúc nhất đối với việc
giữ gìn hòa bình thế giới là khái niệm đưa ra trong Tuyên bố Ô-sa-ca của Hội
nghị Bộ trưởng Du lịch thế giới: “Du lịch là con đẻ của hòa bình, là phương
tiện củng cố hòa bình, là phương tiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế”
[46].
Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp
quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và
xã hội hóa cao. Quan điểm này được thể chế thành luật. Luật Du lịch được
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua tại kì họp thứ VII Quốc hội
khóa XI đã khẳng định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến việc
chuyển đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa
mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định” [21].
Du lịch ngày càng phát triển và càng đa dạng về các hình thức. Trên thế
giới những năm gần đây xuất hiện nhiều khái niệm du lịch: du lịch cộng đồng,
du lịch sinh thái, du lịch văn hóa…
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch của người dân địa phương, họ
tham gia làm du lịch cùng với một tổ chức kinh tế nào đó (có thể cả với tổ
chức nước ngoài) nhằm khai thác những lợi thế (cả về tự nhiên và kinh tế xã
hội) để tăng thu nhập, để giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện sống ở địa
phương, bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên và giữ gìn được bản sắc
văn hóa địa phương.
Du lịch cộng đồng (Community tourism) là hoạt động du lịch có sự tham
gia tích cực của người dân địa phương từ các khâu quản lí, hoạt động, ra
quyết định bảo vệ. Du lịch cộng đồng được chú trọng ở những vùng nông
thôn thường là vùng nghèo và xa xôi cách trở. Hoạt động du lịch này phải thu
12
hút cả cộng đồng địa phương và đem lại lợi ích cho họ. Người dân địa phương
phát triển du lịch trong khu vực của họ làm việc với các đơn vị làm du lịch
khác, họ có cơ hội tạo ra việc làm, cải thiện điều kiện sống.
Về loại hình du lịch sinh thái, Hiệp hội du lịch sinh thái Anh – Lindberg,
K và D.E.Hawkins, 1993 định nghĩa: “Du lịch sinh thái là lữ hành có trách
nhiệm tới các khu thiên nhiên, bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho
nhân dân địa phương” [18]. Theo các tác giả Phạm Trung Lương và Nguyễn
Tài Cung: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo
dục cao về sinh thái và môi trường, có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi
trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng
địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn” [56].
Hội thảo về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng có quan điểm
thống nhất: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và
văn hóa bản địa, có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo
tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương” [56].
“Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc
với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống” [27]. Du lịch văn hóa đáp ứng yêu cầu nâng cao nhận thức, hiểu
biết về các đối tượng văn hóa, xã hội, lịch sử kiến trúc, chế độ xã hội, cuộc
sống, phong tục tập quán ở những miền đất lạ. Loại hình này liên quan chủ yếu
đến tài nguyên du lịch nhân văn. Mục đích của du lịch văn hóa là nâng cao hiểu
biết cho cá nhân, thỏa mãn nhu cầu được hiểu biết về văn hóa, lịch sử, kiến
trúc, kinh tế, chế độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của đất nước đến
du lịch.
13
Như vậy, du lịch là một dạng hoạt động của con người liên quan đến việc
di chuyển chỗ ở đến một nơi khác trong một khoảng thời gian ngắn để thỏa
mãn việc nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, khám phá… Có nhiều hình thức du lịch
khác nhau như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du
lịch văn hóa… Trong đó, ba hình thức du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và
du lịch văn hóa có ý nghĩa lớn đối với Sơn La. Phát triển các loại hình du lịch
này vừa khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch, vừa đảm bảo cho sự phát
triển bền vững, nhanh chóng xóa đói, giảm nghèo cho địa phương.
1.1.1.3. Khái niệm về tài nguyên du lịch tự nhiên
Hầu hết việc khai thác TNDL tự nhiên chịu ảnh hưởng nhiều vào điều
kiện thời tiết, việc tổ chức các tour leo núi, tham quan các vùng núi hay đi
biển, tham quan sông nước phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Đặc
biệt không thể tổ chức các tour du lịch sông nước vào mùa lũ, không thể tắm
biển vào mùa rét. Vào mùa khô trữ lượng nước của các thác nước, hồ nước,
hệ thống sông cạn nước nên khó khăn cho hoạt động du lịch thể thao dưới
nước và tham quan sông nước.
TNDL là một nguồn lực quan trọng hàng đầu để tạo ra sản phẩm du lịch.
Quy mô và khả năng phát triển du lịch của một địa phương hay một quốc gia
phụ thuộc nhiều vào số lượng, chất lượng và sự kết hợp của các loại TNDL.
TNDL là phân hệ giữ vai trò quan trọng và quyết định sự phát triển du lịch
của hệ thống lãnh thổ du lịch. Đặc biệt, TNDL có mối quan hệ qua lại chặt
chẽ với các phân hệ khác và với môi trường kinh tế - xã hội.
TNDL là mục đích chuyến đi của du khách và TNDL tạo những sản
phẩm để đáp ứng các nhu cầu của họ trong chuyến đi. Hoạt động du lịch có
phát triển hay không, hiệu quả kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào yếu tố
cầu du lịch, đặc biệt là khách du lịch. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng, ngày càng
14
cao của khách du lịch, các doanh nghiệp, các địa phương, các quốc gia cần
phát triển nhiều loại hình du lịch. Nhiều loại hình du lịch mới ra đời đều phải
dựa trên cơ sở đáp ứng của TNDL.
Tài nguyên tự nhiên gồm các yếu tố, các thành phần tự nhiên, các hiện
tượng tự nhiên, các quá trình biến đổi chúng hoặc có thể được khai thác và sử
dụng vào đời sống và sản xuất của con người.
Theo Khoản 1 (Điều 3, chương II) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy
định: “TNDL tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu,
thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể
được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. [21].
Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên không tồn tại độc lập mà luôn tồn
tại, phát triển trong cùng một không gian lãnh thổ nhất định, có mối quan hệ
qua lại tương đối chặt chẽ, theo những quy luật của tự nhiên, những quy luật
luôn vận động và biến đổi không ngừng như quy luật sinh địa hóa, quy luật
địa đới, quy luật tuần hoàn của nước, quy luật tuần hoàn của không khí…
Các tài nguyên tự nhiên luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng như
các điều kiện văn hóa, kinh tế - xã hội và cũng thường được phân bố gần các
TNDL nhân văn. Nếu được quy hoạch, bảo vệ, khai thác hợp lí theo hướng bền
vững thì phần lớn các loại TNDL tự nhiên được xếp vào loại tài nguyên vô tận,
tài nguyên có khả năng tái tạo hoặc có quá trình suy thoái chậm.
1.1.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ
mục đích du lịch
1.1.2.1. Mục đích đánh giá
Trong việc đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ mục đích khác nhau, các
điều kiện tự nhiên luôn là khách thể tồn tại theo quy luật khách quan, còn mục
15
đích đánh giá là những chủ thể có những yêu cầu khác nhau. Mục đích của
việc đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho du
lịch là nhằm xác định mức độ thuận lợi (tốt, trung bình, kém) của các điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với toàn bộ hoạt động du lịch nói
chung hay đối với từng loại hình du lịch, từng lĩnh vực hoạt động cụ thể phục
vụ du lịch nói riêng. Từ đó đề ra các phương pháp và biện pháp cụ thể để khai
thác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên ấy một cách hợp lí và có hiệu quả nhất.
Trong việc đánh giá hoạt động du lịch cần chú ý tới hai đối tượng, đó là
khách du lịch và cơ quan (tổ chức) phục vụ du lịch. Trong đó, khách du lịch
quan tâm nhất tới các địa điểm du lịch có những điều kiện thuận lợi, phù hợp
nhất với loại hình du lịch mà họ ưa thích và vào thời gian nào là thích hợp
nhất. Còn cơ quan phục vụ du lịch phải lo liệu phục vụ cho nhiều người với
những yêu cầu rất đa dạng nên phải chú ý tới tổng thể các nhân tố và điều
kiện tự nhiên nhằm xác định các loại hình du lịch thích hợp nhất, thời gian sử
dụng, dung lượng và sức chứa khách du lịch cũng như các công trình phục vụ
điều kiện đảm bảo vệ sinh môi trường… Việc đánh giá này thông qua lăng
kính của người tổ chức phục vụ du lịch để đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên
cho thích hợp. (L.I.Mukhina 1973)
1.1.2.2. Nội dung đánh giá
Việc xác định nội dung đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên phục vụ mục đích du lịch là một việc quan trọng. Nội dung đánh
giá của các điều kiện tự nhiên để phục vụ mục đích du lịch là sự tổng hợp đa
dạng của môi trường tự nhiên, tiện nghi hoặc sự thích hợp của môi trường địa
lý với các thuộc tính tự nhiên đặc trưng. Đồng thời đánh giá các thể tổng hợp
tự nhiên với những nội dung quan trọng là độ bền vững của chúng trước tác
16
động của các hoạt động du lịch. Luận văn tập trung vào đánh giá các điều
kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch, sức chứa khách du lịch, độ bền vững, vị
trí, cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du lịch.
1.1.2.3. Các kiểu đánh giá
Việc đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ mục đích du lịch thường dựa
vào các chỉ tiêu của việc nghiên cứu các chuyên ngành ảnh hưởng đến từng
thành phần. Trong luận văn sử dụng một số các chỉ tiêu sinh khí hậu:
+ Các điều kiện khí hậu thích hợp nhất cho con người hoạt động du lịch
đó là: nhiệt độ từ 16 – 26
0
C, độ ẩm tương đối 30 – 60%, tốc độ gió: 0,1 –
0,3=2m/gi (theo Gôrrômôxôp 1963).
+ Vùng dễ chịu về mùa hè với người Việt Nam nhiệt độ từ 27 – 20
0
C, độ
ẩm tương đối 80%, tốc độ gió 0,3 – 0,6m/gi (theo Đào Ngọc Phong 1987).
+ Điều kiện khí hậu dễ chịu nhất với người Việt Nam có nhiệt độ trung
bình từ 15 – 23
0
C (theo Đặng Duy Lợi, 1991).
Ở Việt Nam các chỉ tiêu thường ở mức độ tương đối với các loại hình
trên song du lịch ở Sơn La chỉ tiêu đó có khả năng duy trì và phát triển trên
một diện tích lớn hơn rất nhiều lần.
1.1.2.4. Phương pháp đánh giá
* Phương pháp đánh giá theo từng thành phần
Các thành phần tự nhiên luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn
khoa học chuyên ngành và có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng những
kiến thức của các chuyên ngành vào mục đích phục vụ du lịch trong đó có
những đóng góp tích cực của việc đánh giá điều kiện tự nhiên với du lịch.
Trong các thành phần tự nhiên đó, khí hậu được quan tâm nhiều nhất, khí
hậu ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, thông qua các phép toán hoặc thực
17
nghiệm mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra những chỉ số khoa học. Từ đó khái
quát được những điều kiện khí hậu thuận lợi nhất cho hoạt động du lịch tạo
các địa điểm và thời gian khác nhau, tính chất mùa vụ của du lịch và khoảng
thời gian có thể diễn ra hoạt động du lịch.
Việc đánh giá các thành phần khác của tự nhiên gặp nhiều khó khăn hơn
vì đối tượng và mục đích đánh giá rất phức tạp và đa dạng. Các chỉ tiêu dù có
đề ra cũng chỉ mang tính chất cảm tính. Do đó cần phải dựa vào các tiêu
chuẩn đã được xác lập để lấy đó làm chuẩn, là cơ sở cho việc đánh giá.
Phương pháp đánh giá từng phần được coi là cơ sở để đánh giá tổng hợp.
* Phương pháp đánh giá tổng hợp
Đánh giá tổng hợp là đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên theo các cấp
khác nhau, phù hợp với việc khai thác, sử dụng phục vụ du lịch trên cơ sở các
kết quả nghiên cứu của cảnh quan của tự nhiên được thể hiện trên bản đồ cảnh
quan các cấp.
Trong quá trình tiến hành đánh giá tổng hợp cần đặc biệt lưu ý xác định
thang đánh giá và mục tiêu đánh giá. Mục tiêu đánh giá sẽ quy định cụ thể
thang đánh giá. Nhờ việc xây dựng thang đánh giá đã thống nhất việc phân
chia các đại lượng, xác định các yếu tố có giá trị khác nhau thành một số
phạm trù đánh giá.
Phương pháp đánh giá tổng hợp dựa trên việc xây dựng thang đánh giá
đã nêu lên được mối quan hệ giữa các yếu tố được đánh giá và kết quả đánh
giá là đáng tin cậy.
Trong quá trình tiến hành đánh giá việc sử dụng đồng thời cả hai phương
pháp đánh giá thành phần và đánh giá tổng hợp là rất quan trọng. Chúng có
18
mối liên quan chặt chẽ với nhau và thường được sử dụng đồng thời trong
nhiều công trình nghiên cứu.
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc đánh giá điều kiện tự nhiên và tài
nguyên du lịch tự nhiên để phát triển du lịch tỉnh Sơn La
1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội liên quan đến việc khai thác tài
nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch tỉnh Sơn La
1.2.1.1 Dân cư và nguồn lao động
Sơn La là một tỉnh miền núi có số dân không lớn. Nếu xét về diện tích
Sơn La là một trong những tỉnh thưa dân nhất nước ta. Dân số năm 2009 của
Sơn La là 1.083,7 nghìn người, với mật độ dân số trung bình là 76 người/km
2
.
Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở khu vực thành phố Sơn La (286
người/km
2
), huyện Thuận Châu (97 người/km
2
), Mai Sơn (97 người/km
2
); dân
cư thưa thớt nhất ở các huyện Sốp Cộp (26 người/km
2
), huyện Bắc Yên (52
người/km
2
). Các huyện còn lại có mật độ dân số trung bình lớn hơn 50 đến
286 người/km
2
. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên không cao, theo thống kê năm 2009 tỉ
lệ gia tăng tự nhiên của tỉnh là 1,30%.
Phần lớn dân cư tập trung ở các huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi
hay dọc theo hệ thống sông Đà và sông Mã như huyện Mộc Châu 152,6 nghìn
người, Thuận Châu 148,8 nghìn người, Mai Sơn, Sông Mã. Sốp Cộp là huyện
mới tách ra từ huyện Sông Mã nên dân cư còn thưa thớt (39,1 nghìn người) –
đây là huyện có số dân ít nhất trong tỉnh.
Hiện nay, trên toàn tỉnh có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó
54% là dân tộc Thái, >20% dân tộc Mông, dân tộc Kinh là 10%, còn lại là các
dân tộc khác (Mường, Dao, Xinh Mun, Khơ Mú, La Ha, Kháng, Tày, Lào và
Hoa). Cộng đồng 12 dân tộc Sơn La luôn đoàn kết xây dựng và bảo vệ vững
chắc mảnh đất phía Tây Bắc Tổ quốc.
19
Dân số có sự chênh lệch giữa nam – nữ song không đáng kể, theo thống
kê năm 2009 nam là 546,9 nghìn người (50,47%), nữ là 536,8 nghìn người
(49,53%). Số dân sống ở khu vực trung tâm còn ít, đa phần sống ở vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa. Tỉ lệ dân thành thị của Sơn La chỉ bằng 1/2 so với tỉ
lệ dân thành thị của cả nước. Mặt khác, do cơ cấu ngành công nghiệp, dịch vụ
của Sơn La còn thiếu tính đa dạng, nhiều ngành nghề chưa phát triển, các
trung tâm thị trấn, thành phố chưa mở rộng, vì thế dân số Sơn La cũng chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp (năm 2007: 85,84% tổng số
lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế).
Với nguồn nhân lực lớn, lực lượng lao động dồi dào chiếm khoảng
53% dân số, số lao động được giải quyết việc làm là 12.000 người, tăng bình
quân 19,15%/năm (giai đoạn 2001 - 2005) hiện nay Sơn La đang tích cực tận
dụng ưu thế này đồng thời khai thác tốt tiềm năng về tự nhiên sẵn có. Chất
lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.
1.2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Vốn là tỉnh nghèo, Sơn La bước vào quá trình đổi mới trong điều kiện
xuất phát điểm thấp. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc trong
tỉnh mà nền kinh tế đã có những thành tựu đáng kể. Sau hơn 20 năm đổi mới,
những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội là nền tảng cơ bản để Sơn La tự tin
hướng tới tương lai với những hoạch định quan trọng.
Năm 2008, Sơn La đạt mức tăng trưởng kinh tế là 13,23%, so với các
tỉnh miền núi phía Bắc thì đây là mức tăng khá và có xu hướng tăng lên trong
thời gian tới. Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2009 (tính theo giá hiện hành) là
11.346,04 tỉ đồng, tăng gần 2 tỉ đồng so với năm 2008. Trong đó, giá trị sản
phẩm thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4.920,59 tỉ đồng; công
nghiệp và xây dựng 2495,63 tỉ đồng và trong lĩnh vực dịch vụ là 3.929,82 tỉ
20
đồng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chủ yếu vẫn thiên về phát triển các ngành kinh
tế thuộc nhóm 1, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ. Tỉ trọng các ngành
trong cơ cấu GDP là ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 43,37% (năm
2004: 47,99%), công nghiệp – xây dựng 22,0% (tăng hơn so với năm 2004:
4,49%) song còn tăng chậm, còn lại 34,63% thuộc về ngành dịch vụ (tăng hơn
so với năm 2004: 34,50%). Cũng như một số địa phương khác trong cả nước
và theo xu hướng chung hiện nay, Sơn La đang dần thực hiện sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng của ngành nông – lâm nghiệp – thủy
sản, tăng tỉ trọng của 2 nhóm ngành còn lại nhằm nâng cao giá trị sản xuất
cho toàn tỉnh.
Tính riêng ngành công nghiệp, đến năm 2010 giá trị sản xuất công
nghiệp của tỉnh đạt trên 1.400 tỉ đồng, gấp gần 3 lần năm 2006, qua đó đưa
Sơn La ra khỏi danh sách tỉnh “trắng” về công nghiệp. Trong cơ cấu công
nghiệp Sơn La đang tận dụng thế mạnh của mình chính là công nghiệp điện
lực (nhất là thủy điện nhỏ và vừa), công nghiệp khai thác chế biến khoáng
sản, vật liệu xây dựng và chế biến nông – lâm sản. Tổng giá trị sản xuất công
nghiệp theo giá trị thực tế phân theo ngành năm 2008 đạt 1.701,67 tỉ đồng;
giá trị đóng góp chủ yếu thuộc về thành phần kinh tế Nhà nước (1.210,47 tỉ
đồng, chiếm 71,13%).
Là ngành kinh tế đóng vai trò tiền đề đối với kinh tế của tỉnh, nông –
lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm giá trị cao trong cơ cấu GDP. Giá trị sản
xuất nông nghiệp phân theo ngành đạt giá trị thực tế là 4.789.660 triệu đồng
(năm 2008). Chiếm tỉ lệ cao nhất là ngành trồng trọt 75,46% (3.614.318 triệu
đồng); tiếp đó là ngành chăn nuôi (23,79%) còn lại là các hoạt động dịch vụ
khác. Trong đó, với lợi thế của từng vùng, nhất là hai cao nguyên Mộc Châu
và Nà Sản đã tạo bước đột phá trong chăn nuôi đại gia súc, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Những đồi chè, cà phê, những mô hình chăn
21
nuôi đại gia súc đang mở ra hướng đi mới cho nông dân Sơn La dần thoát
khỏi đói nghèo. Riêng đối với ngành nông nghiệp và thủy sản yêu cầu sử
dụng nước khá cao, đòi hỏi việc cung cấp nước ổn định trong quá trình sản
xuất. Do vậy, hàng trăm công trình thủy lợi, nhiều hồ chứa nước có dung tích
lớn đã được đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo diện tích nước tưới chủ động.
Trong những năm đầu thế kỉ 21, ngành thương mại – du lịch Sơn La đã
có những bước tiến quan trọng trong hoạt động thương mại, du lịch. Với quá
trình đẩy mạnh lưu thông hàng hóa nội tỉnh và xuất khẩu hàng hóa ra thị
trường thế giới đã tạo sự sôi động cho các hoạt động nội ngoại thương. Đồng
thời, việc đầu tư hạ tầng du lịch, đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch
để khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có đã tạo sức bật cho ngành du lịch Sơn
La. Bằng những bước đi và cách làm hiệu quả, thương mại – du lịch Sơn La
đang từng bước vươn lên trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong
thời kì phát triển và hội nhập.
Với tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc trong thời gian gần đây, thu nhập
bình quân của mỗi người dân ngày một nâng cao. Năm 2004, thu nhập trung
bình của người dân tính theo giá hiện hành chỉ đạt 3,52 triệu đồng/năm, đến
năm 2008 đã tăng 2,97 lần (đạt 10,47 triệu đồng). Mức thu nhập này cũng đã
cao hơn 1 số tỉnh miền núi phía bắc như Điện Biên (9,24 triệu), Lai Châu
(6,93 triệu), Cao Bằng, Hà Giang…
Cùng với xu thế phát triển kinh tế thời kì mở cửa, cơ cấu tổng sản phẩm
trên địa bàn tỉnh tính theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế cũng có xu
hướng chuyển đổi rõ ràng. Thành phần kinh tế ngoài nhà nước vẫn chiếm tỉ
trọng lớn hơn cả (năm 2008: 66,04%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có
xu hướng tăng lên do tỉnh đã đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng
22
nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, đồng thời khai thác tối đa các tiềm
năng sẵn có trong tỉnh.
Nền kinh tế mở đã tạo đà mạnh mẽ cho sự phát triển của các doanh
nghiệp, các cơ sở tư nhân đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời tạo ra sự đa
dạng, linh hoạt cho nền kinh tế thị trường. Chỉ tính riêng nguồn vốn đầu tư
thực hiện theo giá thực tế của các doanh nghiệp cũng đã chiếm 17,5% trong
cơ cấu vốn đầu tư ngoài Nhà nước (47,65%), còn lại là vốn của dân cư.
Như vậy, với thế mạnh về điều kiện tự nhiên, dân cư – xã hội Sơn La
đang dần trưởng thành, trở thành một trong những tỉnh có ý nghĩa đối với
vùng Tây Bắc.
1.2.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Sơn La
Trong những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI số lượng khách đến với
Sơn La tăng khá nhanh. Năm 1999 là 62,6 ngàn lượt, năm 2008 là 280,5 ngàn
lượt, tăng gấp 4,5 lần so với năm 1999, khách quốc tế tăng 5,7 lần, khách nội
địa tăng 4,3 lần. Tốc độ tăng khách du lịch không đều qua các năm, trung bình
trong cả giai đoạn là 17,3%, khách quốc tế tăng 22,7%, khách nội địa tăng
16,1%. Năm 2004, số lượng khách tăng đột biến do năm 2004, kỉ niệm 50 năm
chiến thắng Điện Biên Phủ, du khách lên thăm Điện Biên và là năm hoàn thiện
việc nâng cấp quốc lộ 6. Từ năm 2005 tới nay, tốc độ tăng nhanh do du khách
lên thăm nhà máy thủy điện Sơn La khi mới khởi công xây dựng và Sơn La đã
có sự đầu tư để phát triển du lịch nên thu hút du khách nhiều hơn.
Trong cơ cấu khách quốc tế đến tỉnh Sơn La thì chủ yếu từ Pháp (30%),
sau đó là Thái Lan (17%), Anh (14%), Hà Lan (13%). Phần lớn khách quốc tế
đến Sơn La như là điểm trung chuyển trên đường đi Điện Biên.
23
Khách nội địa đến Sơn La chủ yếu từ Hà Nội, Thái Bình, Hòa Bình, Lai
Châu, Lào Cai Số lượng khách tăng, nhưng doanh thu không cao do số ngày
lưu trú trung bình của khách không cao.
Ngày lưu trú trung bình của khách là 1,5 ngày, khách quốc tế là 1,7 ngày,
khách nội địa là 1,2 ngày (bình quân tăng 0,5 ngày so với năm 1999). Sự gia
tăng ngày lưu trú đã phần nào khẳng định được sản phẩm du lịch của Sơn La
đã hấp dẫn du khách hơn, CSVCKT, CSHT đã được nâng cấp, đáp ứng được
những nhu cầu cần thiết cho du khách.
Mức chi tiêu trung bình của khách còn thấp. Năm 2008 có 280,5 ngàn
lượt khách, ngày lưu trú trung bình là 1,5 ngày, như vậy tổng số ngày khách
là 420.750 ngày khách. Doanh thu từ dịch vụ là 55,1 tỉ đồng, mức chi tiêu
trung bình là 131.000 đồng/ngày. Sơn La chưa có những sản phẩm đặc trưng
để khách quốc tế mua sắm nên mức chi tiêu trung bình của khách quốc tế thấp
hơn so với khách nội địa, việc chi tiêu chủ yếu cho lưu trú và ăn uống. Chi
tiêu trung bình của khách nội địa cao hơn so với khách quốc tế là do việc mua
sắm các sản phẩm ăn uống đặc trưng của Sơn La như bánh sữa, khoai sọ, thịt
nướng, cơm lam những sản vật mà khách quốc tế không mua sắm được.
Nhìn chung, khách du lịch đến Sơn La trong những năm qua đã tăng
đáng kể, những mức chi tiêu còn thấp, do đó doanh thu của ngành du lịch
chưa cao. Mặc dù vậy nhưng doanh thu du lịch Sơn La vẫn tăng nhanh. Trong
giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2008 tốc độ tăng trung bình của tổng doanh
thu là 20%, doanh thu từ khách quốc tế là 24,8%, doanh thu từ khách nội địa
tăng 19,6%. Trong giai đoạn đầu khi chưa xây dựng công trình thủy điện Sơn
La, tốc độ tăng trung bình chỉ trên 10%, từ khi xây dựng công trình thủy điện,
khách du lịch đến Sơn La đã tăng nhanh từ 20 đến 30%. Riêng năm 2004, kỉ
niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và đã hoàn thành việc nâng cấp quốc
24
lộ 6, lượng khách tăng đột biến vì thế doanh thu tăng đột biến (48,4%). Năm
2006, tốc độ tăng doanh thu từ khách quốc tế giảm do ảnh hưởng của thiên tai
trên địa bàn Sơn La đã gây tâm lí đáng ngại cho du khách quốc tế.
Về cơ cấu doanh thu, doanh thu từ khách quốc tế còn thấp, chiếm khoảng
10%. Đây là thực tiễn chung của đất nước, cũng như của các tỉnh lân cận
(Hòa Bình 11 - 12%, Điện Biên 10%). Nếu có tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lý,
có các sản phẩm đặc trưng hấp dẫn khách quốc tế thì doanh thu du lịch từ
khách quốc tế sẽ cao hơn và cải thiện được tỷ lệ chênh lệch này.
Cơ cấu doanh thu của các ngành cũng mất cân đối, doanh thu chủ yếu từ
ăn uống và lưu trú, hàng hóa lưu niệm và dịch vụ khách còn ít.
Cơ cấu ngành mất cân đối điều đó thể hiện sản phẩm du lịch của Sơn La
còn đơn điệu, chưa có nhiều hàng hóa lưu niệm, chưa có nhiều dịch vụ vui
chơi, giải trí, du khách đến mới chỉ chi tiêu vào những như cầu tối thiểu trong
sinh hoạt như ăn và nghỉ.
Cũng như những ngành khác, ngành du lịch muốn phát triển tốt thì lực
lượng lao động có vai trò rất lớn. Lực lượng lao động liên quan trực tiếp đến
chất lượng dịch vụ, góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch. Bởi
thế số lượng, chất lượng lao động là một trong những tiêu chí quan trọng có
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành và hiệu quả kinh doanh.
Số lượng lao động trong ngành tăng khá nhanh, giai đoạn từ 1999 đến
2008 tốc độ tăng trung bình năm gần 5%. Năm 1999 có 450 lao động, năm
2008 có 776 lao động. Ngoài số lao động tại khách sạn, nhà hàng trực tiếp
trong ngành thuộc doanh nghiệp nhà nước, Sơn La còn có lực lượng lao động
ở các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tư nhân phục vụ trực tiếp khách
du lịch trong các lĩnh vực như lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách.
25