Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

TÀI LIỆU ÔN THI BÁC SĨ NỘI TRÚ môn GIẢI PHẪU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 122 trang )

TÀI LIỆU ÔN THI
NỘI TRÚ GIẢI PHẪU

Giới thiệu
Đây là một phần bộ đề cương ôn thi
Bác sĩ nội trú . Gồm 5 phần: Đầu – Chi
trên – Chi dưới – Ngực – Bụng – Thần
kinh


I - PHẦN ĐẦU

Động Mạch Cảnh Trong
Câu hỏi: Trình bày Nguyên uỷ, đường đi, tận cùng, liên quan của động mạch
cảnh trong
Trả lời:
– Khái quát lại hình ảnh tổng quan về các động mạch cảnh ( hình vẽ )

1. Nguyên uỷ : Động mạch cảnh trong tách ra từ xoang cảnh của động mạch
cảnh chung, ngang mức bờ trên sụn giáp.
2. Đường đi : Động mạch cảnh trong đi qua 4 đoạn : cổ, đá, xoang hang,
não.


1)

Đoạn cổ : Từ nguyên uỷ đi vào lỗ ngoài ống đọng mạch cảnh ở nền sọ.

Đọng mạch cảnh trong đi chếch lên trên và vào trong.
2)


Đoạn dá : Động mạch cảnh trong đi qua ống cảnh ở trong phần đá

xương thái dương. ống động mạch cảnh có 2 đoạn :


Đoạn đầu : Đi thẳng.



Đoạn thứ 2 : Chếch ra trước và vào trong.

3)

Đoạn xoang hang : Từ đỉnh xương đá động mạch cảnh trong đi ra

trước, xuyên qua thành sau xoang hang tới đầu trước xoang. Tại đây động
mạch uốn cong lên trên rồi chui ra khỏi xoang ở bờ trong mỏm yên trước.
4)

Đoạn não : Từ bờ trong mỏm yên trước động mạch đi ra sau ở mặt

dưới của não. Khi tới đầu trong của rãnh bên đai não, chia 2 nhánh tận :
động mạch não trước và động mạch não giữa.
3. Liên quan :
1)


Đoạn cổ :
Liên quan gẫn : Động mạch cảnh trong đi cùng với tĩnh mạch cảnh


trong và thần kinh X. Tĩnh mạch nẵm ngoài động mạch, thần kinh X nẵm
phía sau trong góc giữa động mạch và tĩnh mạch. Tới gần nền sọ, tĩnh mạch
chạy ra sau và ra ngoài. Lúc này giũă động mạch cảnh trong và tĩnh mạch
cảnh trong có các thần kinh IX, X, XI, XII.


Liên quan xa : Liên quan ở sau với mỏm ngang đốt sống cổ, liên

quan phía trong với thành bên của hầu. Liên quan phía ngồi : cơ úc địn
chũm phủ lên. Phía trước liên quan được chia làm 2 đoạn :
+ Đoạn dưới bụng sau cơ 2 bụng : Động mạch ở trong tam giác cảnh, sau và
ngoài hơn động mạch.
+ Đoạn trên bụng sau cơ 2 bụng : Ngăn cách với động mạch cảnh ngồi ở
phía trước bởi mỏm trâm và các cơ trâm.
2)

Đoạn đá : Đi sát thành trước của hòm nhĩ, đi cùng trong ống có đám

rối tĩnh mạch và đám rối thần kinh xích ma (đám rối cảnh).
3)

Đoạn xoang hang : Động mạch cảnh trong ở trong xoang hang cùng

với thần kinh VI, thần kinh VI nàm ở dưới ngoài so với động mạch. Đi ở
thành ngồi xoang hang cịn có thần kinh III, IV, V1 (mắt), V2 ( hàm trên).
4)

Đoạn não : Đi ở mặt dưới thần kinh II.



4. Tận cùng : Động mạch não trước và động mạch não giữa ở rãnh đai não.

Động Mạch Cảnh Ngoài
Câu hỏi: Trình bày Nguyên uỷ, đường đi, tận cùng, liên quan nhánh bên (kể
tên) của động mạch cảnh ngoài.
Trả lời.
– Khái quát lại hình ảnh tổng quan về các động mạch cảnh ( hình vẽ )

1. Nguyên uỷ: tách ra từ xoang cảnh của động mạch cảnh chung, ngang mức
bờ trên sụn giáp.
2. Đường đi và tận cùng: từ nguyên uỷ động mạch đi chếch lên trên và ra
ngoài. Lúc đầu đi ở phần trên vùng cổ. Sau đó bắt chéo mặt sau cơ 2 bụng,
đi vào vùng mang tai. Trong vùng mang tai, động mạch lúc đầu đi ở mặt
trong rồi đi vào trong mô tuyến. Tới sau cổ lồi cầu xương hàm dưới, động


mạch cảnh ngoài chia 2 nhánh tận : động mạch hàm trên, và động mạch thái
dương nông.
3. Liên quan : Bụng sau cơ hai bụng bắt chéo qua động mạch chia nó thành 2
đoạn liên quan :
1)

Đoạn dưới bụng sau cơ 2 bụng : Động mạch cảnh ngoài ở trong tam

giác cảnh cùng với đoạn đầu động mạch cảnh trong và đoạn cuối động mạch
cảnh chung.


Tam giác cảnh có 3 đoạn là : Cạnh sau : Bờ trước cơ ức đòn chũm,


Cạnh trước trên : Bụng sau cơ 2 bụng, Cạnh trước dưới : Bụng trên cơ vai
móng. ở gần nguyên uỷ, động mạch cảnh ngoài nằm ở trước hơn và trong
hơn so với động mạch cảnh trong.

2)

Đoạn trên bụng sau cơ 2 bụng :Lúc đầu động mạch cảnh ngoài nằm ở

mặt trong tuyến mang tai sau đó chui vào trong tuyến.


Trước khi chạy vào trong tuyến mang tai : Động mạch cảnh ngoài

nằm giữa 2 thành phần : thành bên hầu ở phía trong và tuyến mang tai ở phía
ngồi. Lúc này động mạch cảnh ngồi được ngăn cách với động mạch cảnh
trong ở phía sau bởi các thành phần : Mỏm trâm, các cơ trâm, thần kinh IX,
nhánh thanh quản của thần kinh X.


ở trong tuyến mang tai : Động mạch là phần sâu nhất, tiếp đến là tĩnh

mạch sau hàm dưới và các nhánh nguyên uỷ của nó. ở nơng nhất là các
nhánh của thần kinh mặt.
4. Nhánh bên :
1)

Tách ở mặt trước :




Động mạch giáp trên.



Động mạch lưỡi.



Động mạch mặt.

2)

Tách ở mặt sau :



Động mạch chẩm.



Động mạch tai sau.

3)

Tách ở mặt trong : Đông mạch hầu lên.

Động mạch cảnh chung


Câu hỏi: Trình bày Nguyên uỷ, đường đi, tận cùng, liên quan của đoạn cổ

của động mạch cảnh chung.
Trả lời:
– Khái quát lại hình ảnh tổng quan về các động mạch cảnh ( hình vẽ )

1. Nguyên uỷ:
1)

Bên phải: Tách ra từ thân động mạch cánh tay đầu sau khớp ức đòn

phải.
2)

Bên trái: Tách ra từ cung động mạch chủ ở trong ngực.

2. Đường đi và tận cùng:


Động mạch cảnh chung trái có 1 đoạn đường đi riêng trong ngực.

Động mạch cảnh chung 2 bên có đường đi giống nhau ở cổ. ở cổ 2 động
mạch cảnh chung đi lên trên, dọc 2 bên của khí quản và thực quản, bờ trước
cơ ức đòn chũm. Chạy tới ngang bờ trên sụn giáp thì động mạch cảnh chung


phình to thành xoang cảnh và chia thành 2 nhánh tận là động mạch cảnh
trong và động mạch cảnh ngoài.


Xoang cảnh hơi lấn vào phía gốc của động mạch cảnh trong. Tại


xoang cảnh có bộ phận cảm thụ với áp lực dòng máu. Đầu tận cùng của nhân
IX phân phối vào xoang cảnh nhận thông tin về áp lực truyền về nhân đơn
độc, nhân lưng dây X … điều chỉnh nhịp tim.


Tiểu thể cảnh: tại chỗ chẽ đôi của động mạch cảnh có những cuộn

mao mạch tạo thành tiểu thể cảnh là bộ phận nhận cảm nồng độ CO2 trong
máu. Các sợi của dây IX và X cũng phân phối vào tiểu thể này.
3. Liên quan:
1)

Các thành phần vây quanh động mạch cảnh chung hình thành 1 ống

hình lăng trụ tam giác có 3 thành: trong, sau và trước ngồi:


Thành trong: liên quan với thực quản, khí quản, hầu, thanh quản,

thần kinh quặt ngược thanh quản và thuỳ bên tuyến giáp.


Thành sau: tạo bởi mỏm ngang các đốt sống cổ 4, 5, 6, các cơ trước

sống (dài đầu, dài cổ) và nguyên uỷ của các cơ bậc thang, mạc trước sống.


Thành trước ngồi: tạo bởi các cơ dưới móng, ức địn chũm, cơ vai

móng bắt chéo trước động mạch cảnh chung.

2)

2 thành phần đi sát cạnh động mạch cảnh chung là tĩnh mạch cảnh

trong ở phía ngồi và thần kinh X ở phía sau trong góc giữa động mạch và
tĩnh mạch . Cả 3 thành phần này được bọc chung trong bao cảnh.

Xoang tĩnh mạch sọ nhóm trước dưới
Câu hỏi: Trình bày về Xoang tĩnh mạch sọ nhóm trước dưới
Trả lời:
– Một số hình ảnh về các xoang tĩnh mạch sọ




Bao gồm xoang hang, các tĩnh mạch, xoang đi tới xoang hang và các xoang
dẫn máu đi từ xoang hang đi.
1. Xoang hang : Nằm ở mặt bên thân xương bướm, đi từ khe ổ mắt trên tới
đỉnh phần phần đă xương thái dương. Dài 2cm, rộng 1cm. Thành dưới và
thầnh trong xoang hang lần lượt do cánh lớn và mặt bên xưong bướm tạo
thành. Thành trên và thành ngoài do các chẽ màng não cứng tạo nên. Đi bên
trong xoang có động mạch cảnh trong và thần kinh 6. Thần kinh 6 nằm ở
dưới ngoài động mạch. Đi ở thành ngồi xoang có các dây thần kinh III, IV,
V1, V2.
2. Các xoang và tĩnh mạch đến xoang hang:
1)

tĩnh mạch mắt trên : Từ ổ mắt chảy qua khe ổ mắt trên đổ vào đầu

trước xoang hang. Tĩnh mạch mắt trên nối với ttĩnh mạch mặt.



2)

Tĩnh mạch mắt dưới : Từ ổ mắt chảy qua khe ổ mắt trên(?) đổ vào đâù

trước xoang hang. Tĩnh mạch mắt dưới tiếp nối với đám rối tĩnh mạch chân
bướm.
3)

Xoang bướm đỉnh : Chạy dọc theo bờ sau cánh nhỏ xương bướm, đổ

vào đầu trước xoang hang.
3. Các xoang gian hang: Gồm một xoang trước và một xoang sau nối xoang
hang phải vói xoang hang trái. Mỗi xoang nằm ở 1 phía ( trước hoặc sau )
hồnh n.
4. Các xoang dẫn máu đi
1)

Xoang đá trên : Từ đầu sau xoang hang đi dọc theo bờ trên phần đá

xương thái dương, đổ vào chỗ tiếp nối xoang ngang và xoang xích ma.
2)

Xoang đá dưới : Từ đầu sau xoang hang đi dọc theo rãnh đá chẩm, qua

lỗ tĩnh mạch cảnh đổ vào tĩnh mạch cảnh trong.
3)

Đám rối nền : Là đám rối tĩnh mạch nằm trong phần màng não cứng


phủ dố xương do phần nền xương chẩm tạo nên. Đms rối này tiếp nối với
đầu sau xoang hang và xoang đá dưới.

Xoang tĩnh mạch sọ nhóm sau trên
Câu hỏi: Trình bày về Xoang tĩnh mạch sọ nhóm sau trên
Trả lời
– Một số hình ảnh về các xoang tĩnh mạch sọ





Gồm có 6 xoang : Xoang dọc trên, xoang dọc dưới, xoang thẳng, xoang
hang, xoang ngang, xoang xích ma : Tất cả thơng trức tiếp hoặc gián tiếp vói
hội lưu các xoang.
1. Hội lưư các xoang : Nằm ở ụ chẩm trong hơi lệch sang sườn phải ụ chẩm.
Chủ yếu do đầu sau xoang dọc trên tạo nên.
2. Các xoang đi tới hội lưu :
1)

Xoang dọc trên : Đi từ trước ra sau dọc theo đường bám ( bờ lồi) của

liềm đai não vào đường giữa vòm sọ, cuối cùng đổ vào hội lưu các xoang.
Trên đường đi tiếp nhận tĩnh mạch não trên, thông với 1 số hồ tĩnh mạch và
bị các hạt mang nhện thò vào mặt trong. Như vậy dịch não tuỷ được dẫn lưu
từ khoang dưói nhện vào trong xoang.


2)


Xoang dọc dưới : Chạy dọc 2/3 sau bờ tự do liềm đai não, đổ vào đầu

trước xoang thẳng.
3)

Xoang thẳng : Đi dọc bờ dính liềm đại não vào lều tiểu não. Đầu trước

tiếp nhận xoang dọc dưới và tĩnh mạch não lớn. Đầu sau đổ vào hội lưu các
xoang.
4)

Xoang chẩm : Là xoang nhỏ nhất trong các xoang đến hội lưu các

xoang.Có 1 hoặc 2 xoang. Từ bờ sau lỗ lớn xương chẩm chạy lên dọc theo
mào chẩm trong rồi đổ vào hội lư các xoang.
2. Các xoang đi khỏi hội lưu :
1)

Xoang ngang : Từ hội lưu chạy ra trước và sang bên, ở giữa rãnh

xoang ngang và bờ dính lều tiểu não vào xương chẩm. Cuối cùng nó liên tiếp
với xoang xích ma.
2)

Xoang xích ma : Đi chếch vào trong, xuống dưới rồi ra trước, ở trong

rãnh xoang xích ma. Cuối cùng qua lỗ tĩnh mạch cảnh đổ vào đầu trên tĩnh
mạch cảnh trong. Xoang xích ma nằm ở vị trí tương ứng mặt trong sọ của
mỏm chũm xương thái dương. Nó liên quan với thành sau và trong xoang

chũm.

Các Nhánh Của Dây Thần Kinh Mặt
Câu hỏi: Trình bày các nhánh của dây thần kinh mặt
Trả lời:
– Sơ đồ các nhánh của dây thần kinh mặt ( Hình vẽ )


1. Nhánh bên:


Các nhánh trong xương đá:

+ Thần kinh đá lớn: tách ra ở hạch gối. Thần kinh này chứa các sợi trước
hạch chạy tới hạch chân bướm khẩu cái, sợi sau hạch đi tới tuyến lệ, tuyến
niêm mạc mũi, vòm miệng, hầu.
+ Nhánh tới đám rối nhĩ.
+ Nhánh vận động cơ bàn đạp tách ra ở đoạn chũm. Cơ bàn đạp là chùng
màng nhĩ và tăng áp lực nội dịch.
+ Thừng nhĩ: Tách ra ngay trước khi dây mặt thốt ra ở lỗ châm chũm, chạy
qua hịm tai ra khỏi xương đá và chạy vào thần kinh lưỡi. Thừng nhĩ chứa
các sợi cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi và các sợi trước hạch (từ nhân bọt
trên đến hạch dưới hàm dưới lưỡi) và các sợi sau hạch (từ các hạch … đến
tuyến…)




Các nhánh ngoài sọ:


+ thần kinh tai sau: vận động cơ bụng chẩm cơ chẩm trán và cơ tai sau.
+ Nhánh cho bụng sau cơ 2 bụng.
+ Nhánh cho cơ trâm móng.
2. Nhánh tận:


thần kinh tai thái dương: vận động cơ chẩm trán và cơ vòng mắt.



thần kinh gò má: vận động các cơ mặt ở trên môi trên.



Nhánh má vận động các cơ mặt quanh miệng.



Nhánh bờ hàm dưới: vận động các mặt phía dưới mơi dưới.

Dây Thần Kinh Số V
Câu hỏi: Trình bày giải phẫu dây thần kinh số V
Trả lời:
– Sơ đồ dây thần kinh số V – thần kinh sinh ba ( Hình vẽ )


Do 2 rễ tạo nên: rễ lớn là rễ cảm giác, rễ nhỏ là rễ vận động. Nó cảm giác
cho hầu hết đầu mặt và vận động các cơ nhai.
1. Nguyên uỷ thực:



Rễ vận động: Nhân vận động thần kinh 5 ở cầu não.



Rễ cảm giác: Các nơ ron cảm giác hạch sinh 3 (nơ ron một cực).

Hạch sinh 3 ở hố hạch sinh 3 ở đỉnh xương đá. Các sợi gai (nhánh ngoại
biên) đi ra và tạo nên các thần kinh mắt, hàm trên, hàm dưới. Các sợi trục
(nhánh trung ương) đi vào rễ cảm giác rồi tận cùng ở 3 nhân ở thân não:
+ Nhân cảm giác chính nằm ở cầu não.
+ Nhân tuỷ thần kinh 5 đi từ cầu não xuống dưới qua hết chiều dài hành não
rồi liên tiếp với chất keo của đoạn tuỷ cổ trên. Các sợi đi xuống tận cùng ở
nhân tuỷ tạo nên dải (bó) tuỷ thần kinh 5.
+ Nhân trung não thần kinh 5 nằm ở trung não.
2. Nguyên uỷ hư: Rễ cảm giác đi vào và rễ vận động đi ra ở mặt trước bên
của cầu não.

Thần Kinh Mặt
Câu hỏi: Trình bày giải phẫu thần kinh mặt
Trả lời:
– Sơ đồ thần kinh mặt ( hình vẽ )


Là dây thần kinh hỗn hợp vận động các cơ bám da mặt, cảm giác vị giác 2/3
trước lưỡi, vận động tiết dịch tuyến lệ, các tuyến niêm mạc mũi. vòm miệng
và các tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi.
1. Nguyên uỷ:
1)



Nguyên uỷ thực:
vận động: Nhân thần kinh mặt ở cầu não. Các sợi từ nhân đi tới các

cơ bám da mặt và một số cơ khác.


Cảm giác: nơ ron ở hạch gối. Các sợi gai đi tới 2/3 trước lưỡi theo

đường thừng nhĩ và nhánh lưỡi thần kinh hàm dưới. Các sợi trục từ thân nơ
ron đi vào dừng ở 1/3 trên nhân đơn độc. Các sợi trục chạy vào tạo nên thần
kinh trung gian tận cùng ở trên nhân đơn độc cầu não.


Tự chủ: có 2 nhân:


+ Nhân lệ tỵ: Nằm ở cầu não, các sợi trước hạch đi ra, rời khỏi thần kinh mặt
ở hạch gối rồi đi tới hạch chân bướm khẩu cái qua đường thần kinh đá lớn.
Sợi sau hạch đi tới tuyến lệ mượn đường các nhánh dây 5.
+ Nhân bọt trên: ở cầu não, sợi trước hạch đi ra theo đường thần kinh mặt rồi
đi tới hạch dưới hàm, dưới lưỡi qua đường thừng nhĩ và thần kinh lưỡi tới …
Sợi sau hạch đi tới tuyến nước bọt dưới hàm dưới lưỡi.
2) Nguyên uỷ hư: thoát ra ở rãnh hành cầu, ngoài dây 6, trong dây 8.
2. Đường đi và liên quan: thần kinh mặt chạy theo 3 đoạn: đoạn trong sọ,
đoạn trong xương đá, đoạn ngoài sọ:
1)

đoạn trong sọ: Đi từ rãnh hành cầu tới lỗ ống tai trong, qua khoang


dưới nhện của hố sọ sau. đoạn này liên quan với thần kinh VIII đám rối mê
đạo.
2)

Đoạn đá chia 2 phần: Phần đi trong ống tai trong và phần đi qua ống

thần kinh mặt.


Phần đi qua ống tai trong: Các sợi của thần kinh tiền đình ốc tai nằm

ở dưới cùng (đáy ống), các sợi vận động dây mặt nằm trên cùng, các sợi cảm
giác và tự chủ nằm ở giữa tạo thành thần kinh trung gian.


Phần đi trong ống thần kinh mặt: Gồm 3 đoạn: đoạn mê đạo, đoạn

nhĩ và đoạn chũm.
+ Đoạn mê đạo: đi giữa ốc tai ở trước và tiền đình ở sau, thẳng góc với trục
xương đá và các sợi của thần kinh mặt vẫn sắp xếp theo thứ tự như đoạn đi
trong ống tai trong.
+ Đoạn nhĩ: ống thần kinh mặt hướng ra sau và đi trong thành xương ngăn
cách tiền đình và hịm nhĩ. Đoạn này nằm song song với trục xương đá và
tạo với đoạn mê đạo gối thần kinh mặt, gối này được gọi là gối ngoài để
phân biệt với gối trong nơi dây thần kinh mặt vòng quanh nhân dây VI. Tại
gối thần kinh mặt có hạch gối. ống thần kinh mặt lồi vào hòm nhĩ tạo nên lồi
ống thần kinh mặt.
+ Đoạn chũm: ống thần kinh mặt hướng xuống dưới và ra ngoài chạy qua
thành xương ngăn cách hang chũm và hịm nhĩ và thốt ra khỏi xương đá ở
lỗ châm chũm. Đoạn đầu của đoạn chũm gấp góc với đoạn nhĩ và nằm ngay

dưới đường vào hang.


3)

Đoạn ngoài sọ: Dây thần kinh mặt chạy ra trước bắt chéo mặt ngoài

mỏm châm rồi chui vào trong tuyến mang tai. ở trong tuyến dây thần kinh
mặt chia các nhánh tận. các nhánh này nối với nhau tạo thành đám rối trước
khi rời tuyến đến các vùng của đầu mặt. Trong tuyến mang tai thần kinh mặt
và các nhánh nằm ở nông nhất, sâu hơn là tĩnh mạch sau hàm dưới, sâu nhất
là tĩnh mạch động mạch cảnh ngoài.

Thần Kinh Hàm Trên
Câu hỏi: Trình bày giải phẫu thần kinh hàm trên
Trả lời:
– Hình ảnh sơ đồ về thần kinh hàm trên ( V2 ) – hình vẽ

1. Nguyên uỷ: Mặt trước bên cầu não.


2. đường đi và liên quan: từ mặt trước hạch sinh 3, đi ra trước, lúc đầu ở
dưới thành ngoài xoang hang, sau đó qua lỗ trịn rồi đi vào hố chân bướm
khẩu cái. Trong hố thần kinh nằm ngoài hạch chân bướm khẩu cái. Từ hố
này thần kinh đi ra ngoài trong khe ổ mắt dưới cùng động mạch hàm trên,
cuối cùng thần kinh lại hướng ra trước, đổi tên thành thần kinh dưới ổ mắt.
thần kinh dưới ổ mắt và động mạch dưới ổ mắt đi qua rãnh và ống dưới ổ
mắt. Cuối cùng thoát ra bằng các nhánh tận ở lỗ dưới ổ mắt.
3. Phân nhánh:



Nhánh bên:

+ Nhánh màng não cảm giác cho màng não hố sọ giữa.
+ thần kinh gò má: gồm 2 nhánh: Nhánh gò má thái dương cảm giác cho da
phần trước vùng thái dương. Nhánh gò má mặt cảm giác da gò má.
+ Các thần kinh chân bướm khẩu cái (rễ cảm giác của hạch chân bướm khẩu
cái) gồm những sợi cảm giác đi đến hạch và sau khi chạy qua hạch chúng đi
cùng các sợi giao cảm và đối giao cảm tạo nên các dây thần kinh: Nhánh ổ
mắt đi vào xương bướm và xoang sàng sau. Nhánh mũi sau cảm giác cho
phần sau thành ngoài ổ mũi. Nhánh mũi khẩu cái cảm giác cho phần sau
vách mũi và phần trước khẩu cái cứng. Nhánh khẩu cái lớn đi xuống cảm
giác cho phần sau vách mũi và phần trước khẩu cái cứng. Nhánh khẩu cái
nhỏ đi xuống cảm giác cho khẩu cái mềm và hạnh nhân khẩu cái. Nhánh hầu
xuống cảm giác cho hầu.
– Nhánh tận: thần kinh dưới ổ mắt tách ra các nhánh huyệt răng trên. Các
nhánh này tạo nên đám rối răng trên. Từ đám rối cho các nhánh răng và lợi
hàm trên. Cuối cùng thần kinh dưới ổ mắt tận cùng bằng nhánh mí dưới,
nhánh mơi trên và các nhánh cánh mũi.

Thần Kinh Hàm Dưới
Câu hỏi: Trình bày giải phẫu thần kinh hàm dưới
Trả lời:
– Hình vẽ sơ đồ thần kinh hàm dưới ( V3 ) – hình vẽ


1. Nguyên uỷ:
2. Đường đi: Thần kinh hàm dưới bao gồm 2 rễ: rễ cảm giác từ hạch sinh 3
và rễ vận động. Hai rễ này chui qua lỗ bầu dục để ra khỏi hộp sọ. ở ngoài
hộp sọ 2 rễ hợp lại thành thân chung rồi thân chung này nhanh chóng chia

các nhánh. ở ngồi sọ thần kinh hàm dưới liên quan với hạch tai và nằm
ngoài hạch.
3. Phân nhánh:


Vận động:

+ Các thần kinh thái dương sâu trước, giữa, sau vận động cho cơ thái dương.
+ thần kinh cơ cắn cùng thân chung thần kinh thái dương sâu sau.
+ thần kinh vận động cho cơ chân bướm trong, cơ căng màn khẩu cái.
+ thần kinh cơ chân bướm ngoài.


Cảm giác:


+ Nhánh màng não quặt ngược: qua lỗ gai vào trong sọ.
+ thần kinh má tách cùng thần kinh thái dương sâu trước cảm giác cho da
vùng và niêm mạc má.
+ thần kinh tai thái dương: cảm giác cho da vùng thái dương, tuyến mang
tai, loa tai, ống tai ngoài, màng nhĩ.
+ thần kinh lưỡi: đi tới cảm giác chung cho 2/3 trước lưỡi. Cho nhánh thừng
nhĩ của thần kinh 7 mượn đường đi.
+ thần kinh huyệt răng dưới: chui qua lỗ hàm dưới vào ống hàm dưới và
thoát ra ở lỗ cằm đổi tên thành thần kinh cằm. Trước khi chui vào lỗ hàm
dưới, thần kinh huyệt răng dưới tách ra thần kinh cơ hàm móng vận động cơ
hàm móng và bụng trước cơ 3 bụng. Trong ống hàm dưới tách ra các nhánh
huyệt răng dưới tạo thành đám rối răng dưới. Từ đám rối này tách ra các
nhánh răng và lợi hàm dưới.
+ thần kinh cằm cảm giác cho da cằm và mơi dưới.


Thần kinh mắt
Câu hỏi: Trình bày về giải phẫu thần kinh mắt
Trả lời:
– Sơ đồ các thần kinh chi phối mắt ( Hình vẽ )


– Thần kinh mắt ( V1 ) – hình vẽ


×