Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy trình bảo dưỡng cho máy thở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

TRƯƠNG VĂN TRUNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG CHO MÁY THỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT Y SINH

Hà Nội – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

TRƯƠNG VĂN TRUNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG CHO MÁY THỞ

Chuyên ngành: KỸ THUẬT Y SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT Y SINH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN ANH VŨ



Hà Nội – Năm 2019


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 5
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 6
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................. 7
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... 8
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..................................................................................... 9
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 12
1.Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 13
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................... 14
3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................. 14
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 17
5. Cấu trúc của luận văn....................................................................................................... 18

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 19
1.1 Tổng quan về máy thở[2][5][6] ....................................................................................19

1.1.1 .Sự tạo lực hô hấp ................................................................................................. 19
1.1.2. Máy thở tạo áp suất âm ........................................................................................ 20
1.1.3. Máy thở tạo áp suất dương .................................................................................. 21
1.1.4. Các biến điều khiển .............................................................................................. 21
1.1.5. Các biến pha ........................................................................................................ 23
1.2. Các tham số máy thở..................................................................................................... 25

1.2.1. Các kiểu thở ......................................................................................................... 25
1.2.2. Các chế độ thở ..................................................................................................... 25
1.3. Mạch ra bệnh nhân ........................................................................................................ 30


1.3.1. Ống hít vào ........................................................................................................... 30

1


1.3.2. Bộ xơng khí rung .................................................................................................. 32
1.3.3. Chạc chữ Y ........................................................................................................... 32
1.3.4.Ống thở ra ............................................................................................................. 33
Chƣơng 2: CẤU TẠO, CÁC THÀNH PHẦN CHỨC NĂNG CỦA MÁY THỞ
INSPIRATION .......................................................................................................... 34
2.1. Một số đặc tính kỹ thuật ............................................................................................... 35
2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.................................................................................... 35

2.2.1. Nguyên lý hoạt động ............................................................................................ 35
2.2.2. Hệ thống điện tử của máy thở .............................................................................. 52
2.3. Quy trình sử dụng ......................................................................................................... 62
2.4. Quy trình kiểm tra và hiệu chỉnh .................................................................................. 65

2.4.1. Các phép tự kiểm tra ............................................................................................ 65
2.4.2. Chế độ cấu hình ................................................................................................... 69
2.4.3. Những chức năng kỹ thuật. .................................................................................. 69
Chƣơng 3: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 86
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................... 86

3.1.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 86
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 87

3.2.1. Thời gian nghiên cứu: .......................................................................................... 87
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................ 87

3.3. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................................... 87
3.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu .............................................................................. 87

3.4.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ............................................................................................. 87
3.4.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................................... 88
3.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu........................................................................................ 88

2


3.6. Các biến số nghiên cứu ................................................................................................. 89

3.6.1. Các biến số chung về Máy thở ............................................................................. 89
3.6.2.Thông tin chung về cán bộ tham gia nghiên cứu .................................................. 89
3.7. Các biến số phần quản lý bảo dƣỡng ............................................................................ 92
3.8. Tiêu chuẩn đánh giá ...................................................................................................... 93
3.9. Phƣơng pháp phân tích số liệu ...................................................................................... 93

3.9.1. Xử lý số liệu .......................................................................................................... 93
3.9.2. Phân tích số liệu ................................................................................................... 93
3.10. Các hạn chế trong nghiên cứu, sai số và các biện pháp khắc phục sai số................... 94

Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 95
4.1. Xây dựng qui trình sứa chữa và bảo dƣỡng máy thở .................................................... 95

4.1.1. Các thiết bị kiểm tra và vật chất sử dụng trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa. 97
4.1.2.Làm vệ sinh và kiểm tra máy trước khi tiến hành bảo dưỡng ............................... 97
4.1.3. Các bước tiến hành bảo dưỡng ............................................................................ 98
4.1.4. An toàn trong bảo dưỡng, sửa chữa .................................................................. 102
4.1.5. Nguyên tắc bảo dưỡng, sửa chữa....................................................................... 103

4.1.6. Các cáp điện và ống nối hệ thống khí nén. ........................................................ 103
4.1.7. Hạn chế sự phóng tĩnh điện. .............................................................................. 104
4.1.8. Cơng việc sau sửa chữa. .................................................................................... 105
4.2. Công tác bảo dƣỡng máy thở tại các khoa nghiên cứu ............................................... 105

4.2.1. Danh mục máy thở ............................................................................................. 105
4.2.2.Thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu ........................................... 106
4.2.3. Tình trạng máy thở tại các khoa nghiên cứu giai đoạn trước khi chưa áp dụng
quy trình bảo dưỡng đang nghiên cứu ......................................................................... 107

3


4.2.4. Công tác quản lý bảo dưỡng máy thở tại các khoa áp dụng quy trình bảo dưỡng
đang nghiên cứu ........................................................................................................... 108
4.2.5. Tình trạng máy thở tại các khoa nghiên cứu giai đoạn sau khi áp dụng quy trình
bảo dưỡng đang nghiên cứu......................................................................................... 110
4.2.6. Những ý kiến đề xuất công tác quản quản lý, bảo dưỡng và sử dụng máy thở tai
các khoa nghiên cứu .................................................................................................... 112
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 114
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 115

4


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, những gì tơi viết trong luận văn này là do sự tìm tịi và
nghiên cứu của bản thân. Các số liệu trong luận văn là có thực, mọi kết quả nghiên
cứu cũng nhƣ ý tƣởng của tác giả đều đƣợc trích dẫn nguồn gốc cụ thể, rõ ràng.

Luận văn này cho đến nay vẫn chƣa đƣợc ai bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng
bảo vệ luận văn thạc sĩ nào và chƣa đƣợc công bố trên bất kỳ một phƣơng tiện
thông tin nào.
Tôi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi cam đoan.
Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2019
Học viên

TRƢƠNG VĂN TRUNG

5


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của
nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin đƣợc bày tỏ sự cám ơn sâu sắc nhất tới tất cả các
tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên
cứu.
Trƣớc hết, với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm
ơn tới Thầy TS. Trần Anh Vũ - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo bộ môn Điện tử viễn thông; các
thầy cô giáo Viện đào tạo sau đại học Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi mọi mặt trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh
Hải Dƣơng; cán bộ, nhân viên; Phòng HCQT; Phòng Vật tƣ thiết bị y tế cùng các
Khoa, phòng trong bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dƣơng đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi
trong q trình thu thập phân tích số liệu.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và bạn
bè - những ngƣời đã ln bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi về vật chất cũng nhƣ tinh thần
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TRƢƠNG VĂN TRUNG

6


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

CBYT

Cán bộ y tế

CC

Khoa cấp cứu

CPAP

Áp lực đƣờng thở dƣơng liên tục

VTTBYT

Vật tƣ thiết bị y tế


TBYT

Thiết bị y tế

TTBYT

Trang thiết bị y tế

NVYT

Nhân viên y tế

HSTCCĐ

Khoa hồi sức tích cực chống độc

HSTCN

Khoa hồi sức tích cực ngoại

N

Số lƣợng

VCV

Thơng khí có kiểm sốt thể tích

PCV


Thơng khí có kiểm sốt áp suất

PSV

Thơng khí có hỗ trợ áp suất

Vt

Tidal Volume

IRV

Inspiratory Reserve Volume

CMV

Controlled Mandatory Ventilation

A/CMV

Assist/Controll Mandatory Ventilation

CPPV

Continuous Posittive Pressure Ventilation

CPAP

Continuous Positive Airway Pressure


F1

Air Inlet Filter

F2

Oxygen Inlet Filter

F3

Heated Exhalation Filter

AV

Air Valve

SV

Safety Valve

PRV

Pressure Relief Valve

OS

Oxygen Sensor

7



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nội dung các hoạt động bảo dưỡng máy thở............................................15
Bảng 3.1. Các biến số chung về Máy thở ....................................................................... 89
Bảng 3.2. Thông tin chung về cán bộ tham gia nghiên cứu ........................................... 90
Bảng 3.3.Bảng định nghĩa các biến số quản lý hiện trạng máy .................................... 90
Bảng 3.4. Bảng các biến số quản lý bảo dưỡng máy ..................................................... 92
Bảng 4.2. Thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu .................................... 106
Bảng 4.3. Kiến thức sử dụng máy thở của CBYT tại khoa nghiên cứu ........................ 107
Bảng 4.6. Cơng tác bảo dưỡng máy thở định kì tại các khoa ...................................... 109
Bảng 4.7. Tình trạng máy thở tại các khoa nghiên cứu giai đoạn sau nghiên cứu ..... 110
Bảng 4.8. Tần suất làm việc của các máy thở tại khoa sau nghiên cứu ..................... .111

8


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Lưu đồ hoạt động bảo dưỡng máy thở ................................................. .........15
Hình 1.2. Sơ đồ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 17
Hình 1.3. Sơ đồ khối máy thở........................................................................................... 19
Hình 2.1 Máy thở Inspiration ......................................................................................... 36
Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống khí của máy. ............................................................................ 37
Hình 2.3 Cơ cấu cơ khí của hệ thống khí nén ................................................................ 39
Hình 2.4 Đầu vào đường khí và O2 ................................................................................. 39
Hình 2.5 Bẫy nước............................................................................................................. 40
Hình 2.7 Bộ trộn ................................................................................................................ 41
Hình 2.8 Van bộ trộn SV1/SV2 ........................................................................................ 42
Hình 2.9 Hệ thống nén khí. .............................................................................................. 43
Hình 2.10 Bình chứa hít vào. ........................................................................................... 44
Hình 2.11 Van quá áp. ...................................................................................................... 45

Hình 2.12 Hệ thơng phân phối khí .................................................................................. 45
Hình 2.13 Van tỷ lệ............................................................................................................ 46
Hình 2.14 Bộ cảm biến lưu lượng trong ......................................................................... 46
Hình 2.15 Khối bảo vệ ...................................................................................................... 47
Hình 2.16 Van chống quá áp. .......................................................................................... 47
Hình 2.17 Van bảo vệ........................................................................................................ 48
Hình 2.18 Bộ cảm biến lưu lượng EZ. ............................................................................ 48
Hình 2.19 Đầu cắm cảm biến lưu lượng (Modul xơng khí rung). ............................... 49
Hình 2.20 Hệ thống thở ra. ............................................................................................. 50
Hình 2.21 Trục từ thở ra. ................................................................................................. 50

9


Hình 2.22 Các bộ phận của van thở.........................................................................49
Hình 2.23 Cảm biến ơxy ................................................................................................... 51
Hình 2.24 Modul xơng khí rung....................................................................................... 51
Hình 2.25 Modul nguồn đầu vào ..................................................................................... 52
Hình 2.26 Sơ đồ khối hệ thống điện của máy thở ......................................................... 53
Hình 2.27 Modul cung cấp nguồn ................................................................................... 54
Hình 2.28 Ngăn đựng ắcquy bên trong .......................................................................... 55
Hình 2.29 Bảng mạch điều khiển nguồn. ....................................................................... 56
Hình 2.30 Bảng mạch cảm biến. ..................................................................................... 57
Hình 2.31 Bảng mạch điều khiển. ................................................................................... 57
Hình 2.32 Bảng mạch xử lý .............................................................................................. 59
Hình 2.33 Bảng điều khiển hiển thị LCD. ...................................................................... 59
Hình 2.34 Màn hình LCD ................................................................................................. 60
Hình 2.35 Bàn phím .......................................................................................................... 60
Hình 2.36 Núm xoay và ấn ............................................................................................... 61
Hình 2.37 Bảng giao diện Web mini. .............................................................................. 61

Hình 2.38.Hệ thống ống thở ............................................................................................. 63
Hình 2.39 Các phím điều khiển trên mặt máy ............................................................... 64
Hình 2.39 Các phím điều khiển trên mặt máy ............................................................... 64
Hình 2.40 lưu đồ quy trình kiểm tra và hiệu chỉnh ....................................................... 65
Hình 2.41 Màn hình định chuẩn. ..................................................................................... 66
Hình 2.42 Configuration Entry Sequence (Các bước truy nhập cấu hình)................ 69
Hình 2.43 Màn hình 1 ....................................................................................................... 72
Hình 2.44 Màn hình 2 ....................................................................................................... 74

10


Hình 2.45 Màn hình 3 ....................................................................................................... 75
Hình 2.46 Màn hình 4 ....................................................................................................... 76
Hình 2.47 Màn hình 5 ....................................................................................................... 77
Hình 2.48 Màn hình 6 ....................................................................................................... 78
Hình 2.49 Màn hình 7 ....................................................................................................... 79
Hình 2.50 Màn hình 8 ....................................................................................................... 80
Hình 2.51 Màn hình 9 ....................................................................................................... 82
Hình 2.52 Màn hình 10 ..................................................................................................... 83
Hình 2.53 Màn hình 11 ..................................................................................................... 84
Hình 2.54 Màn hình 12 ..................................................................................................... 85
Hình 3. sơ đồ đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 86
Hình 4.1 Lưu đồ qui trình bảo dưỡng máy thở .............................................................. 96
Hình 4.2 Máy thở Bennet 840 .......................................................................................... 99

11


MỞ ĐẦU

Ngày nay, Ở các nƣớc phát triển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng việc sử dụng trang thiết bị trong ngành y tế đóng vai trị hết sức quan trọng,
quyết định đến sự lớn mạnh và phát triển của mỗi cơ sở khám, chữa bệnh cũng nhƣ
bệnh viện, Trang thiết bị y tế là một loại tài sản đặc biệt, chủng loại đa dạng nên
quản lý TTB cũng có những đặc trƣng riêng. Cũng nhƣ các lĩnh vực kỹ thuật,
chuyên môn trong ngành y tế, lĩnh vực TTBYT thực chất là một bộ phận kỹ thuật
phức tạp, đa dạng với giá trị kinh tế lớn, là một phần tài sản quý giá của ngành y tế
[7]. Vì vậy vấn đề quản lý là hết sức quan trọng và phải đƣợc quán triệt trong toàn
ngành, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở y tế. Các nghiên cứu
liên quan đến quản lý, bảo dƣỡng và sử dụng TTBYT hiện nay
Các nghiên cứu trên Thế giới
Trong một nghiên cứu đƣợc tiến hành tại các bệnh viện khu vực và bệnh viện
tuyến huyện đƣợc thực hiện bởi Sở Dịch vụ Y tế (DOHS) năm 2006 cho thấy công
tác quản lý TTBYT đƣợc mô tả: chỉ có 30,0% các thiết bị đang hoạt động bình
thƣờng, hơn 50% các thiết bị địi hỏi phải bảo dƣỡng khẩn cấp, 10% thiết bị cần sửa
chữa và 10% thiết bị cần phải đƣợc thanh lý. Nghiên cứu của tác giả A. Khalaf tại
trƣờng Đại học Công nghệ Kỹ thuật Lâm sàng Nam Phi về “Công tác bảo dưỡng
TTBYT dựa trên cơ sở chứng cứ” cho thấy rằng cùng với sự phát triển nhanh chóng
của những ngành cơng nghệ y khoa thì việc quản lý bảo dƣỡng, sửa chữa TTBYT
theo phƣơng pháp truyền thống khơng cịn phù hợp. Cũng từ các trích dẫn trong
nghiên cứu này về những số liệu căn bản tại một số BV tại Mỹ cho thấy những
chính sách bảo dƣỡng hiện hành có thể có hiệu lực nhƣng chƣa có bằng chứng rõ
ràng là có hiệu quả. Tác giả đã đƣa ra một số giải pháp nhƣ tập trung nguồn lực
không chỉ cho bảo dƣỡng định kỳ mà còn cho đào tạo, huấn luyện và giám sát
những sai sót của nguời sử dụng TTBYT.[6][8][9]
Các nghiên cứu ở Việt nam

12



Cho đến nay có thể nói lĩnh vực TTBYT của chúng ta cịn rất non trẻ và chƣa
có nhiều nghiên cứu đánh giá về lĩnh vực này, các nghiên cứu phần lớn tập trung
vào đánh giá thực trạng công tác quản lý số luợng đầu máy, quản lý hiện trạng
TTBYT, quản lý mua sắm TTB, quản lý bảo dƣỡng TTB... Trong nghiên cứu của
một số tác giả đã chỉ ra rằng công tác quản lý TTBYT của lãnh đạo các khoa phòng
- đơn vị trực tiếp sử dụng TTBYT chƣa tốt, tần số giám sát ít, chƣa phân cơng
nhiệm vụ rõ ràng cho cá nhân phụ trách TTBYT tại khoa hoặc các TTBYT hỏng
và phải sửa chữa chủ yếu do lỗi sử dụng và bảo quản kém của CBYT khi vận hành
nhƣ: nguồn điện không ổn định, quá tải; hạn chế bởi trình độ chun mơn và thiếu
các thiết bị phụ trợ.
1.Lý do chọn đề tài
Máy thở là một loại thiết bị đƣợc sử dụng phần lớn tại các khoa hồi sức tích
cực, cấp cứu để điều trị giảm nhẹ và cứu sống đƣợc nhiều trựờng hợp bệnh nặng.
Sử dụng máy thở hiệu quả và an toàn nhằm làm hạn chế tối đa hƣ hỏng, kéo dài tuổi
thọ của máy thở. Tăng cƣờng nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế ( đảm bảo máy ln
hoạt động ổn định, chính xác và an toàn cho bệnh nhân). Tổ chức thực hiện việc
kiểm tra, bảo dƣỡng định kỳ và tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lƣợng máy thở
theo đúng quy định. Hiện tại chƣa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu thực trạng về công
tác quản lý, sử dụng, bảo dƣỡng loại thiết bị này đặc biệt là thực trạng bảo dƣỡng
máy thở tại các bệnh viện do vậy nội dung nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa thiết
thực trong công tác quản lý máy thở. Với mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ giúp
cho các nhà quản lý trong nghành y tế nhìn nhận về thực trạng quản lý và sử dụng
thiết bị này trong hoạt động khám, chữa bệnh từ đó có những kế hoạch, chính sách
và giải pháp cho công tác quản lý và sử dụng để thiết lập sự an toàn cho ngƣời
bệnh. Với những lý do trên tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu và xây
dựng quy trình bảo dưỡng máy thở, áp dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải
Dương”. nhằm mô tả cấu tạo, nguyên lý hoạt động, vận hành máy thở và xây dựng
quy trình bảo dƣỡng máy thở, hỗ trợ kiến thức sử dụng máy thở của cán bộ y tế.

13



Việc thực hiện nghiên cứu đƣợc sự ủng hộ từ lãnh đạo Bệnh viện cũng nhƣ lãnh
đạo, nhân viên các khoa, phịng hỗ trợ cho đề tài đƣợc hồn thành.
2. Mục tiêu của đề tài
Xây dựng quy trình bảo dưỡng sửa chữa và vận hành máy thở tại bệnh viện đa khoa
tỉnh Hải Dương.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp quan sát mô tả kết hợp nghiên cứu định tính và
định lƣợng đƣợc thực hiện trên 24 máy thở với 11 chủng loại máy sử dụng tại 3
khoa . Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian trƣớc khi áp dụng nghiên cứu hầu hết
các máy thở đều đƣợc sử dụng với công suất tối đa, tần suất sử dụng tối đa của thiết
bị này 84%. Công tác bảo dƣỡng khi hỏng hóc 46%, hỏng chờ sửa chữa 13%, Máy
không sử dụng 4% , Chƣa thực hiện bảo dƣỡng định kì đúng qui trinh 100% . Kết
quả sau thời gian thƣc hiện nghiên cứu các máy thở đều đƣợc sử dụng với công
suất tối đa, tần suất sử dụng tối đa của thiết bị 92%; Số máy thở đang sử dụng đƣợc
bảo dƣỡng 100%; Có đầy đủ tài liệu hƣớng dẫn về sử dụng, bảo dƣỡng máy thở tại
khoa 100%; Theo dõi thời gian bảo dƣỡng máy thở (ghi chép ) 100%; Số máy thở
đang sử dụng thƣờng xuyên tăng 8%; số máy thở hỏng giảm 9%.
Công tác quản lý máy thở[1][3][5]
Theo Nghị định số 36/2016/CP -NĐ ngày 15/5/2016 của chính phủ về quản
lý trang thiết bị y tế thì máy thở là một thiết bị y tế thuộc nhóm C là thiết bị y tế chủ
động dùng cho điều trị, có nguy cơ nguy hiểm cho bệnh nhân.
Trong nghiên cứu này, do điều kiện nguồn lực thực hiện nghiên cứu có hạn nên
nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu và đánh giá về thực trạng quản lý vận hành và
sửa chữa, bảo dƣỡng máy thở.
Công tác bảo dưỡng máy thở

14



Bảo dƣỡng máy thở là một trong những biện pháp kỹ thuật để duy trì tính năng kỹ
thuật của thiết bị đảm bảo độ tin cậy, độ bền độ chính xác cũng nhƣ khả năng sẵn
sàng hoạt động khi cần sử dụng[4]. Công tác bảo dƣỡng máy thở đƣợc thực hiện
theo quy định của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dƣơng và theo qui trình bảo dƣỡng
máy thở của tác giả bao gồm các hoạt động sau:

Bảo dƣỡng

Thƣờng xuyên

Định kỳ

Kết thúc một ca chạy
máy

Cuối ngày làm việc

Theo lịch

Trực tuyến (theo thời
gian thực của máy)

Hình 1.1. Lưu đồ hoạt động bảo dưỡng máy thở

Bảng 1.1. Nội dung các hoạt động bảo dƣỡng máy thở
STT Hoạt

động Nội dung


Trách nhiệm

bảo dƣỡng

Thực

Kiểm tra

hiện
Làm sạch bên ngồi của máy thở Cán bộ, Trƣởng

1
Thƣờng xun

bằng hóa chất khử khuẩn bề mặt; vệ Nhân
sinh tấm lọc quạt ở panel đằng sau; viên y tế
Thay dây máy thở khi bẩn hoặc ngay
sau khi kết thúc thở máy và thực hiện

15

khoa


khử khuẩn mức độ cao hoặc gửi tiệt
khuẩn để sử dụng lại; Nếu không sử
dụng bộ lọc vi khuẩn: tháo rời, làm
sạch và tiệt khuẩn ống hít vào và van
thở ra. Bộ lọc vi khuẩn: Thay giữa
mỗi bệnh nhân hoặc khi bị nhiễm bẩn

hoặc hỏng khi đang dùng, gửi tiệt
khuẩn nếu sử dụng loại dùng nhiều
lần.
Vệ sinh bên ngoài máy thở; nguồn Cán bộ, Trƣởng

2

cấp khí các hệ thống van đƣợcvệ sinh nhân

phịng

kiểm an tồn. Kiểm tra bên trong; viên kỹ VTTBYT
các bảng mạch nguồn điện, bảng điều thuật
khiển, bàn phím, màn hình hiển thị,
Định kỳ

máy nén, van điều khí. Đo các điện
áp của ROM, RAM, MCU, CPU,
IC,…Kiểm tra các máy nén khí
trong. Kiểm tra điện áp: ±5V,
±12V.cài đặt, hiệu chỉnh các phƣơng
thức thở, các loại báo động, các
thông số của máy.

16


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Các loại máy thở
Định

lƣợng
Đối
tƣợng

của các khoa nghiên
cứu
- Số liệu thứ cấp:

- CBYT phụ trách
Định
tính

máy
- CB VTTBYT

Đối tƣợng và phạm
vi nghiên cứu
Nội
dung
Phạm
vi

Kiến thức máy thở
Quy trinh bảo dƣỡng

Không
gian

Bệnh viện đk tỉnh Hải
Dƣơng


Thời
gian

Từ tháng 6/2018 đến
tháng 02/2019

Hình 1.2. Sơ đồ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu định lƣợng: Tất cả các máy thở và công tác quản lý bảo
dƣỡng sữa chữa máy thở tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dƣơng.
- Đối tƣợng nghiên cứu định lƣợng: Điều tra khảo sát cập nhật số liệu tại các khoa,
phịng, các cán bộ cơng nhân viên liên quan đến quản lý, sử dụng, bảo dƣỡng máy
thở của bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dƣơng.
Phạm vi nghiên cứu

17


Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề về kiến thức nguyên lý, cấu tạo vân
hành bảo dƣỡng máy thở..Đánh giá thực trạng máy thở và kết quả thực hiện quy
trình bảo dƣỡng máy thở mới xây dựng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dƣơng.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dƣơng.
Phạm vi thời gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu từ tháng 6/2018 đến0 2/2019
- Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp thực hiện từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2018
- Thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp thực hiện từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2018,
Xây dựng quy trình bảo dƣỡng máy thở, áp dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải
Dƣơng. từ tháng 9/2018 đến tháng 02 năm 2019
5. Cấu trúc của luận văn
Phần Mở đầu; 3 chƣơng 1, 2, 3; phần kết luận; tài liệu tham khảo; Phụ lục

Chƣơng 1: Tổng quan về máy thở;
Chƣơng 2: Nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy thở;
Chƣơng 3: Xây dựng quy trình bảo dƣỡng máy thở, áp dụng tại bệnh viện đa khoa
tỉnh Hải Dƣơng.

18


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về máy thở[2][5][6]
Máy thở là một thiết bị đƣợc dùng để thay thế hoặc hỗ trợ chức năng thở tự nhiên
của con ngƣời. Các máy thở nói chung đƣợc phân loại bởi mối quan hệ của chúng
với các tham số chính sau:
- Các biến điều khiển.
- Các biến pha.
Sơ đồ khối

Hình 1.3. Sơ đồ khối máy thở
1.1.1. Sự tạo lực hô hấp
Theo định nghĩa lực: F = m.a2. Trong vật lý, lực đƣợc đo theo áp suất (Áp
suất = Lực/1 đơn vị diện tích). Trong q trình hơ hấp, các cơ hơ hấp co bóp làm
cho thể tích lồng ngực tăng lên. Sự tăng thể tích lồng ngực sẽ gây ra sự chênh lệch
áp suất giữa phổi và khơng khí bên ngồi. Sự khác biệt áp suất này đủ làm cho
khơng khí đi vào trong phổi và do đó diễn ra quá trình hít vào.

19


Các máy thở phải cung cấp đƣợc lực thở mà bình thƣờng nó đƣợc tạo ra bởi các cơ
hơ hấp. Việc này có thể đƣợc thực hiện theo hai cách. Và đây cũng là cơ sở đầu tiên

để phân loại máy thở.
Tuỳ theo, hoặc tạo ra một áp suất âm ở bên ngoài lồng ngực hoặc tạo ra một áp suất
dƣơng vào trong phổi mà tƣơng ứng sẽ có máy thở tạo áp suất âm và máy thở tạo áp
suất dƣơng.
1.1.2. Máy thở tạo áp suất âm
Máy thở tạo áp suất âm là loại máy thở đƣợc phát minh đầu tiên. Những máy
thở này đƣợc gọi là máy thở Body Tank (Body Tank Respirator) hoặc "Phổi sắt",
đƣợc phát minh năm 1928 bởi Drinker và Shaw. Đúng nhƣ tên gọi của nó, khi sử
dụng loại máy thở này bệnh nhân đƣợc đặt trong một xylanh kín tới cổ. Xung quanh
cổ bệnh nhân đƣợc đệm kín bởi đệm bọt cao su để tránh bị dò áp suất. "Phổi sắt"
làm việc bằng cách tạo ra một áp suất âm trong xylanh nhờ một bộ phận giống nhƣ
bộ tạo chân không. Việc này sẽ tạo ra một “áp suất khơng khí phụ” xung quanh bên
ngoài lồng ngực. Đầu và cổ bệnh nhân đƣợc đặt trong áp suất khí quyển. Kết quả là
tạo ra sự chênh lệnh áp suất và sự chênh lệch áp suất này đủ để nâng lồng ngực lên
(tuân theo định luật Boyle), do đó sẽ điều chỉnh áp suất trong phổi theo sự tăng thể
tích lồng ngực và làm cho khơng khí từ bên ngồi đi vào trong phổi.
Máy thở loại này đã làm việc tƣơng đối hiệu quả đối với các bệnh nhân khơng có
các dấu hiệu hơ hấp bất thƣờng nhƣ đối với các bệnh nhân bị liệt hô hấp. Nhƣng nó
khơng có hiệu quả đối với các bệnh nhân có dấu hiệu bị rối loạn hơ hấp. Hơn nữa
việc tạo áp suất âm ở bụng đã làm ảnh hƣởng tới tuần hồn máu ở bụng và có thể
gây sốc (gọi là Tank shock). Các vấn đề khác đối với loại máy thở này là kích thƣớc
của nó, nhiễu và rất khó đảm bảo các u cầu an tồn trong việc cách ly bệnh nhân.
Năm 1939 Drinker và Collins đã cố gắng khắc phục các vấn đề còn tồn tại đối với
loại máy thở này và đã chế tạo ra loại máy thở có cùng nguyên lý nhƣ máy thở tạo
áp suất âm nhƣng chỉ bao bọc vùng lồng ngực. Loại máy mới này đã loại bỏ đƣợc
vấn đề ảnh hƣởng tới tuần hồn máu vùng bụng nhƣng cịn các vấn đề khác vẫn
không khắc phục đƣợc.

20



1.1.3. Máy thở tạo áp suất dƣơng
Các máy thở tạo áp suất dƣơng tạo ra một lực hô hấp thông qua việc tạo một
áp suất dƣơng trong phổi. Khơng khí đƣợc đƣa ra khỏi máy thở thông qua một cơ
cấu cơ khí có dạng piston hoặc ống thổi hoặc nhờ áp lực của khí có áp suất cao làm
tăng áp suất trong phổi và do đó làm phổi nở rộng ra. Máy thở tạo áp suất dƣơng
xuất hiện đầu tiên vào những năm 1950. Từ đó đến nay máy thở tạo áp suất dƣơng
đã trải qua nhiều thay đổi nhƣng nổi bật lên là cơ chế điều khiển đƣợc sử dụng trong
hệ thống của chúng. Điều này có thể thấy ở sự thay đổi qua ba thế hệ máy:
-Thế hệ thứ nhất đƣợc đặc trƣng bởi cơ cấu điều khiển bằng khí nén. Thêm nữa các
thiết bị này sử dụng các bộ nén khí có định thời và các bộ điều chỉnh để cung cấp
áp khí cho phổi.
-Vào cuối những năm 1960 các máy thở bắt đầu đƣợc sản xuất dựa trên các cơng
nghệ điện tử tƣơng tự tích hợp cho các phần tử điều khiển của chúng. Các máy thở
này thuộc loại máy thở thế hệ thứ hai.
-Thế hệ thứ ba của máy thở xuất hiện trên thị trƣờng vào những năm đầu thập kỷ 80
của thế kỷ 20 cùng với sự xuất hiện của bộ vi xử lý. Với cơng nghệ tích hợp cao của
các bộ vi xử lý, các máy thở hiện nay có thể điều khiển tốt hơn (thông qua các hệ
thống phân tán của chúng), cải thiện một bƣớc rõ rệt tính an tồn và tiêu tốn ít năng
lƣợng.
1.1.4. Các biến điều khiển
Có ba nhân tố tác động tới cơ chế thở đó là: Lực, sự di chuyển, và tốc độ của
sự di chuyển. Lực thở đã đƣợc nói đến ở phần trên, nó đƣợc đo theo áp suất. Sự di
chuyển đƣợc đo bằng thể tích và tốc độ của sự di chuyển đƣợc đo bằng lƣu lƣợng.
Áp suất, thể tích và lƣu lƣợng có thể đƣợc xem xét trong mối quan hệ giữa chúng
bởi biểu thức đã đƣợc đơn giản hoá dƣới đây (biểu thức này có thể đƣợc xem nhƣ
mơ hình của hệ hơ hấp):
P=

V

+R
C

Trong đó:

21


P : Áp suất trong phổi
V: Thể tích hơ hấp
C: Sự đáp ứng của phổi dƣới sự tác động của máy thở
R: Trở kháng luồng khí
Trong biểu thức trên sự đáp ứng và trở kháng đƣợc giả định là hằng số, theo
đó tác động tổng hợp của chúng tạo nên tải đƣợc đƣa tới máy thở. Áp suất, thể tích
và lƣu lƣợng thay đổi theo thời gian vì vậy chúng là các tham số cần đƣợc theo dõi.
Từ biểu thức mơ hình của hệ hơ hấp, cơ chế của máy thở là phải điều khiển một
trong ba biến trên. Trong trƣờng hợp này, áp suất, thể tích và lƣu lƣợng đƣợc tham
chiếu đến nhƣ là các biến điều khiển. Hay nói theo cách khác máy thở hoặc điều
khiển áp suất đƣờng khí, hoặc điều khiển lƣợng khí đƣợc đƣa vào phổi, hoặc điều
khiển lƣu lƣợng hô hấp. Nhờ vậy các máy thở đƣợc biết đến nhƣ là các bộ điều
khiển áp suất hoặc các bộ điều khiển thể tích hoặc là các bộ điều khiển lƣu lƣợng.
Nhƣng cần nhớ rằng máy thở có khả năng điều khiển nhiều hơn một tham số mặc
dù khơng thể làm việc đó trong cùng một thời điểm.
1.1.4.1. Các máy thở với chức năng là các bộ điều khiển áp suất
Đây là các máy thở điều khiển áp suất đƣờng khí. Chúng ta thấy trong biểu
thức mơ hình máy thở, nếu nhƣ máy thở là một bộ điều khiển áp suất lý tƣởng, vế
trái của biểu thức đƣợc xác định bằng một giá trị tiền định và không bị ảnh hƣởng
bởi tải (sự đáp ứng và trở kháng) thì thể tích và lƣu lƣợng phải thay đổi để đảm bảo
giá trị áp suất đã xác định trƣớc đƣợc ổn định.
1.1.4.2. Các máy thở với chức năng là bộ điều khiển thể tích

Đúng nhƣ tên gọi của nó, thể tích là biến đƣợc điều khiển trong các thiết bị
loại này. Đặc trƣng của chúng là thể tích đƣợc duy trì khơng đổi khi tải thay đổi.
Thêm nữa, bởi vì thể tích là tổng theo thời gian của lƣu lƣợng nên lƣu lƣợng cũng
đƣợc duy trì hằng định. Đối chiếu lại với biểu thức mơ hình máy thở, nếu thể tích
đƣợc thiết lập trƣớc và do mối quan hệ với thể tích nên giá trị của lƣu lƣợng sẽ đƣợc
duy trì hằng định do vậy áp suất phải là biến thay đổi khi tải thay đổi. Dạng sóng
biểu diễn thể tích của loại máy thở này duy trì một hệ số góc dƣơng và với mỗi sự

22


thay đổi của tải thì một giá trị bằng giá trị hệ số góc này của thể tích và lƣu lƣợng
đƣợc lƣu chuyển. Đối với dạng sóng biểu diễn lƣu lƣợng thì tùy theo việc sử dụng
các cơ cấu phân phối mà chúng sẽ có dạng khác nhau. Với cơ cấu đƣợc điều khiển
bởi piston quay thì dạng sóng là đƣờng hình sin liên tục, với cơ cấu sử dụng piston
tuyến tính hoặc ống thổi thì sóng có dạng hình vuông.
1.1.4.3. Các máy thở với chức năng là bộ điều khiển lƣu lƣợng
Cũng giống nhƣ với trƣờng hợp các máy thở với chức năng là bộ điều khiển
thể tích, các bộ điều khiển lƣu lƣợng duy trì một lƣu lƣợng và thể tích hằng định
cho dù tải thay đổi. Sự khác nhau căn bản của các máy thở loại này với các máy thở
với chức năng là bộ điều khiển thể tích là các bộ điều khiển lƣu lƣợng đo thể tích
gián tiếp thơng qua một bộ chuyển đổi lƣu lƣợng. Lƣu lƣợng đƣợc đo và thể tích
đƣợc tính tốn theo một hàm có hai đối số là lƣu lƣợng và thời gian. Ngoài ra, hầu
hết các bộ điều khiển lƣu lƣợng ngày nay tận dụng một van Solenoit tỷ lệ hoặc một
van bƣớc điện từ đƣợc điều khiển bởi một bộ vi xử lý trong vai trò hệ thống phân
phối khí của chúng. Sự thuận lợi của việc sử dụng một van lƣu lƣợng tỷ lệ đƣợc
điều khiển bởi bộ vi xử lý là các máy thở ngày nay có thể cung cấp rất nhiều dạng
sóng lƣu lƣợng khác nhau nhƣ: sóng vng, sóng nhanh, sóng chậm, sóng hình sin
để đảm bảo sát với các yêu cầu điều trị của bệnh nhân.
1.1.5. Các biến pha

Chu kỳ hơ hấp có thể đƣợc phân thành 4 pha riêng biệt:
Giai đoạn chuyển tiếp từ thở ra đến khi hít vào
Giai đoạn hít vào
Giai đoạn chuyển tiếp từ hít vào tới lúc thở ra
Giai đoạn thở ra
Trong mỗi pha, từng biến riệng biệt trong biểu thức mơ hình đƣợc đo và đƣợc sử
dụng để bắt đầu, duy trì, và kết thúc pha. Trong trƣờng hợp này, áp suất, lƣu lƣợng,
thể tích và thời gian đều là các biến pha.
1.1.5.1. Giai đoạn chuyển tiếp từ thở ra đến khi hít vào (Biến kích phát)

23


×