Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Địa vị pháp lý của người bào chữa trong luật tố tụng hình sự việt nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.49 MB, 103 trang )


VỆN NHÀ NUỠC VÀ PHÁP LUẬT

TRUÕNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỖ ĐÌNH NGHĨA

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI BÀO CHỬA
TRONG LT
HÌNH s ư• VIÊT
• T ố TUNG

• NAM
NHŨNG VẤN ĐỂ LÝ LN
• VÀ THƯC
• TIỄN
Chun ngành: Luật Hình sự
M ã số: 5.05.14

THƯ VIỆN
TRƯỜNG DAI HOCLỦÂT

hà nộ i

P H Ò N G Đ '; C .

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM HồN G HẢI

HÀ NỘI - 2004



M ỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang
1

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỂ NGƯỜI BÀO CHỮA
VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA
TRONG TỐ TỤNG HÌNH s ự

9

1.1 Các quan niệm khác nhau về người bào chữa trong'TTHS

10

1.2 Người bào chữa trong TTHS Việt nam

14

Chương 2: QUYỂN VÀ NGHĨA v ụ CỦA NGƯỜI BÀO CHỬA
TRONG TỐ TỤNG/ấlNH s ự

22

2.1 Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa từ 1945 đến trước khi có
BLTTHS năm 1988

22


2.2 Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa từ khi có BLTTHS năm
1988 đến nay
’2.3 Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo BLTTHS năm 2003

32
4?

Chương 3: THựC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA VÀ
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG
TÁC BÀO CHỮA TRONG TTHS Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1 Thực trạng những quy định về người bào chữa ở nước ta hiện nay

60
60

3.2 Những thuận lợi và bảo đảm cho việc thực hiện quyền của người
bào chữa hiện nay

80

3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến địa vị pháp lý của người bào chữa và
hiệu quả của hoạt động bào chữa

85

3.4 Một số kiến nghị nhằm nâng cao địa vị pháp lý của người bào
chữa và hiệu quả của hoạt động bào chữa, phương hướng phát triển và
hoàn thiện những quy định về người bào chữa


90

KẾT LUẬN

95

TÀ í LIỆU THAM KHẢO

97


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI
Kể từ khi giành được độc lập và khai sinh ra nước Việt nam dân chủ
cộng hoà đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng và đặt lên hàng
đầu việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân khi tham gia tố tụng
hình sự (TTHS), một lĩnh vực ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng, sức khỏe và tự
do của mỗi cá nhân trong xã hội, đặc biệt là đối với những đối tương chịu ảnh
hưởng trực tiếp của pháp luật tố tụng hình sự là bị can, bị cáo fBCBC) Các
hoạt động TTHS như bắt, tạm giữ, tạm giam, truy tố, xét x ử ... của các cơ quan
tiến hành tố tụng (CQTHTT) ảnh hưởng trực tiếp đến quyền cơ bản của cơng
dân. Để góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bi tạm giữ
(NBTG), BCBC, pháp luật quy định cho họ có quyền tự bào chữa hoặc nhờ
người khác bào chữa. Những quy định về quyền bào chữa đã hình thành một
ch ế định pháp lý về người bào chữa và địa vị pháp lý của người bào chữa.
Trong TTHS, địa vị pháp lý của người bào chữa rất quan trọng, nó sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến việc thực hiện quyền bào chữa của BCBC, đến hiệu quả
của công việc bào chữa... vì vậy việc nghiên cứu những quy định của pháp
luật về người bào chữa là rất cần thiết.
Trước yêu cầu đổi mới đất nước cho phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc

tế, trong điều kiện xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chú nghĩa của dân,
íio dàn và vì dân, Đảng ta đã xác định cải cách tư pháp là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay. Nhận thức
được vai trò quan trọng của người bào chữa đối với hiệu quả của các phiên tòa
xét xử, ngày 02/01/2001 Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra
Nghị quyết số ()8-NQ/TW trong đó chỉ rõ “Khi xét xử, các tịa án phải bảo
dcìm cho m ọi cơng dán đểu bình tĩihìịị trước pháp luật, thực sự íláíì chủ, khách
quan; thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán


2

quyết của tòa Ún phải căn cứ chủ yêu vào kết quà tranh tụniỊ tụi phiên tòa,
trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn cliện các chứng cứ, ỷ kiến của kiểm sá t viên
của người bào chữa, bị cáo, nhân chửng, nguyên đơn, bị đơn và nhữnq người
có quyền, lợi ích hợp pháp d ể ra những bàn Ún, quyết dinh đúng pháp luật, có
sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy đ ịn h ’'. Từ tinh thần của
những quy định trong Nghị quyết số 08-NQ/TW, chúng ta có thể thấy rằng
việc nghiên cứu vấn đề về địa vị pháp lý cũng như nâng cao vai trò của người
bào chữa trong hoạt động TTHS là một nhu cẩu cấp thiết.^Việc xác định đúng
đắn và nâng cao địa vị pháp lý của người bào chữa (phía gỡ tội) cho tương
xứng với các chủ thể tiến hành tố tụng khác (phía buộc tội) trong TTHS là một
yêu cầu bức xúc đặt ra và cần phải giải quyết ■Trong những năm qua, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, cùng với công cuộc cải cách tư pháp,/đỉa vị pháp lý của
người bào chữa trong TTHS ngày càng được củng cố và trên thực tế việc tham
gia của người bào chữa đã góp phần bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp
của BCBC. Sự tham gia của người bào chữa vào các giai đoạn của TTHS đã ít
nhiều làm cho các CQTHTT, người tiến hành tố tụng tìm ra sự thật khách
quan của vụ án, góp phẩn khắc phục được tình trạng oan, sai, đem lại một nền
tư pháp cơng bằng, dân chủ, văn minh, ở đó quyền và lợi ích họp pháp của

cồng dân ngày càng được bảo vệ tốt hơn.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước nói chung và cải
cách tư pháp nói riêng, địa vị pháp lý của người bào chữa và những đảm bảo
(về mặt pháp lý, tư tưởng...) cho người bào chữa thực hiện được quyền năng
của mình cịn nhiều hạn chế. Những hạn chế này không chỉ bắt nguồn từ quy
định của pháp luật mà còn từ những bảo đám khác trên thực tế.
Trong giai đoạn gần đây, những vấn đề liên quan đến địa vị pháp lý của
người bào chữa, cơ sở để hoàn thiện các quy định của pháp luật về người bào
chừa được rất nhiều luật gia, tác giả quan tâm và đầu tư nghiên cứu, tiêu biểu
là cúc luận văn, luận án viết vẽ những vân đé liên quan đến người bào chữa


3

như tác giả Phạm Hổng Hải với đề tài Q uyên bào chữa trong luật T T H S của
nước C ộng hòa x ã hội chủ nghĩa Việt N am - Luận án Phó Tiến sỹ khoa học
pháp lý năm 1989; tác giả Vũ Văn Thìn, với luận văn Thạc sỹ năm 1996 về
Người bào chữa trong TTHS; tác giả Phan Trung Hoài - C ơ sớ khoa học của
việc hoàn thiện ph á p luật về luật sư ở nước ta hiện nay - Luận án Tiến sỹ
Luật học năm 2002; ngồi ra cịn phải kể đến các bài viết về người người bào
chữa được trên các tạp chí chuyên ngành như tác giả Phạm Hồng Hải, với các
bài viết: Vê chức năng bào chừa trong T T H S - Tạp chí nhà nước và pháp luật
sơ 2 năm 1994; Đ ịa vị pháp lý của người bào chữa trong T T H S - Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật số 6/1995; và bài viết về V ị trí của luật sư bào chữa
trong phiên tịa xét x ử - Tạp chí luật học số 4/1999. Tác giả Đỗ Huy Trung
với bài viết về Q uyển và trách nhiệm của người bào chữa trong T T H S; Thịi
điểm ngưịi bào chữa tham gia tơ tụ n g trong cuốn tài liệu Hội tháo về tố tụng
hình sự 9-11/9/2003; tác giả Đặng Quang Phương với bài viết Tìm hiểu m ột
s ố quy định của bộ luật T T H S năm 2003 vê bào chữa - đăng trên tạp chí Tịa
án nhân dân - số 9, 5/2004 và nhiều bài viết khác ...

Các cơng trình, bài viết, đề tài đó đã chỉ ra được vai trị quan trọng của
người bào chữa trong tiến trình giải quyết các vụ án hình sự, những bất cập
trong quy định của pháp luật cần khắc phục, đưa ra phương hướng sửa đổi các
quy định về người bào chữa, góp phần hồn thiện pháp luật TTHS nói riêng và
hệ thống pháp luật nói chung.
Tuy nhiên, trước những biến động và sự phát triển của xã hội, trước
những yêu cầu và địi hỏi của q trình hội nhập với khu vực và thế giới, pháp
luật nói chung trong đó có pháp luật TTHS cũng như các quy định về người
bào chữa ln có sự bổ sung thay đối nên việc nghiên cứu và tìm hiêu vể vân
đề người bào chữa luồn có những điểm mới nhất định cần pluii đúc rút kinh
nghiệm và cập nhật thông tin. Để xây dựng được một nền tư pháp công bằng
dân chủ, nghiêm minh, một nền tư pháp phục vụ nhân dân theo đúng như định


4

hướng mới trong hoạt động của cơ quan tư pháp mà Nghị quyết 08-NQ/TW
đã đề ra: tại phiên tòa xét xử phải thật sự có tranh luận dân chủ, bình đẳng
giữa người bào chữa với kiểm sát viên và người tham gia tố tụng khác... Để
cao vai trò và trách nhiệm của người bào chữa trong hoạt động tố tụng, các
CQTHTT cần bảo đảm và tạo điều kiện đế người bào chữa thật sự được tham
gia đẩy đủ trong quá trình giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
Đặc biệt tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI đã thơng qua Bộ luật tố tụng hình
sự (BLTTHS) ngày 26/11/2003 có hiệu lực từ ngày 01/07/2004 (sau đây gọi là
BLTTHS năm 2003) thay thế BLTTHS năm 1988 và các luật sửa đổi bổ sung
mội số điều của BLTTHS năm 1988 được Quốc hội thông qua ngày 30/6/1990,
22/12/1992 và ngày 9/6/2000. BLTTHS năm 2003 có những quy định rất mới
về người bào chữa và các quyền và nghĩa vụ pháp lý của người bào chữa so với
BLTTHS trước đó đây và có những quy định chặt chẽ khác đảm bảo cho người
bào chữa thực hiện được quyền hạn của mình trên thực tế.

Nhũng điểm mới của BLTTHS năm 2003 đặt ra rất nhiều vấn đề mà việc
tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS để hiểu rõ
hơn nữa về địa vị pháp lý của người bào chữa trong TTHS là hết sức cần thiết.
Với tất cả những lý đo đó, tác giả của luận văn đã lựa chọn đề tài “Địa
vị pháp ỉý của người bào chữa trong luật Tơ tụng hình sụ Việt Namnhững vấn để lý luận và thực tiễn” để làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
Bản luận văn này được viết ra với mong muốn góp phần làm rõ hơn nữa về vấn
đề các quy định về địa vị pháp lý của người bào chữa, sơ lược vể quá trình
hình thanh và phát triển của chế định người bào chữa trong pháp luật của nước
la, sơ sánh và phân tích những điểm mới trong quy định của pháp luật TTHS
qua các thời kỳ phát triển. Đỏng thời luận văn phân tích một sơ ngun nhan
của thực trạng các quy định về quyền của người bào chữa thường mang tính
hình thức và khó đảm bảo được thực hiện trong thực tế nhu' hiện nay; nhằm
góp phần tìm ra các lý do ụiái thích tại sao việc bào chữa kém hiệu quả. Có


5

phải do "Pháp luật trong lĩnh vực rư pháp chưa hồn thiện, thiếu đồng bộ và
cịn nhiều sơ hở. Cơng tác xây dựng, Ịịiải thích, hướng dẫn và tuyên truyền,
p h ố b iển , Ịịicio dục pháp luật, trong đó cỏ pháp luật vé lĩnh vực tư pháp cồn
nhiều bất cập và hạn c h ế ”; “ Việc triển khui vù tổ chức thực hiện cúc nghị
quyết, ch í thị của Đảng về cải cách tư pháp chưa n ghiêm ”; “công tác nghiên
cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về lĩnh vực tư pháp chưa được chú ý đúng
mức " 115, lrang2J.
Từ đó có những kiến nghị hợp lý góp phần đưa quan điểm chỉ đạo của
Đáng ta về lĩnh vực tư pháp nhằm mục tiêu “Nâng cao chất lượng công tố của
kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào
chữa và những người tham gia tố tụng k h á c ”; "Các cơ quan tư pháp cố trách
nlỉiệm tạo điều kiện đ ể luật sư thum gia vào quá trình tố tụng: Tham ẹia hỏi
cung bị can, nghiên cứu hồ SƯ vụ án, tranh luận dân chủ tụi phiên tòa... ”[15,

trang3-4] giúp mọi cá nhân tăng cường thêm những hiểu biết của mình về
người bào chữa, địa vị pháp lý của người bào chữa trong TTHS để họ thấy
dược quyền lợi của mình sẽ được đảm bảo như thế nào khi có người khác cỏ
Irình độ, hiểu biết pháp luật đứng ra bảo vệ cho họ, góp phần nâng cao được
tính dân chủ, đảm bảo pháp chế trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, tránh
được oan sai, giảm thiểu số án phải cải sửa, nâng cao hiệu quả xét xử của tịa
án, góp phần nâng cao được ý thức pháp luật của người dân nói chung trong
xã hội.
2. PHẠM VI NGHIÊN c ứ u CỦA ĐỂ TÀI
Trong phạm vi một luận văn cao học, với khả năng cho phép, tác giả cố
găng nghiên cứu một cách tổng quát về địa vị pháp lý của người bào chữa (cụ
thế là quyền và nghĩa vụ của người bào chữa). Qua đó, đi sâu tìm hiếu và làm
rỏ cư sứ lý luận và thực tiễn của quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào
chữa trong TTHS ở nước ta qua các ban Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980,


6

1992, BLTTHS năm 1988, các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTHS
năm 1988, BLTTHS năm 2003, Pháp lệnh về luật sư và các văn bản pháp luật
TTHS có liên quan khác. Trên cơ sở đó đánh giá những mặt ưu điểm, những
mặt còn hạn chế, nêu ra các giải pháp, góp phần hồn thiện chế định địa vị
pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam, đế TTHS ngày
càng bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM v ụ CỦA LUẬN VĂN
Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về địa vị pháp lý, phương thức
thực hiện quyển và nghĩa vụ của người bào chừa; trên cư sớ dó đánh giá những
ưu điếm, hạn chế trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người bào chữa,
tìm ra những nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm tiếp tục nghiên cứu
hoàn thiện chế định địa vị pháp lý của người bào chữa phù hợp với công cuộc

cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
Đê thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
M ột là: Phân tích làm rõ cơ sở lý luận trong việc xác định địa vị pháp lý
của người bào chữa; mối quan hệ giữa người bào chữa với cơ quan tiến hành
tố tụng, người liến hành tố tụng và người tham gia tố tụng khác.
H ai là: Khái quát quá trình hình thành và thực hiện chế định pháp lý về
người bào chữa ở nước ta qua trong lịch sử các bán Hiến pháp, các văn ban
pháp luật TTHS; đánh giá thực trạng quy định của pháp luật địa vị pháp lý của
người báo chữa, trên cơ sở đó rút ra những mặt được, mặt chưa được và
nguyên nhân của nó.
Ba /à: Đề xuất các quan điếm và các giải pháp hoàn thiện chế định địa vị
pháp lý của người bào chữa ở nước ta.


7

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

Bán luận vãn này dược viết ra chủ yêu dựa trên cơ sớ phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và tư tưởng quan điểm chỉ
đạo của Đảng, Nhà nước ta về pháp luật nói chung và cơng tác tư pháp nói
riêng. Luận văn được trình bày dựa trên các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp. Sử dụng phương pháp
này trong việc phân tích và đánh giá các quy định hiện hành cua pháp luật
Việt nam về các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, qua đó thấy được
tồn cành thực trạng của những quy định này. Tác giả cũng cố gắng chí ra
mặt hạn chế và những mâu thuẫn trong các quy định hiện hành về người bào
chữa, những việc đã làm được trong lĩnh vực này, nguyên nhân của những
mặt còn tồn tại; và trong khả năng của mình lý giải, kiến nghị các giải pháp

khắc phục, hồn thiện cơ sở pháp lý cho việc quy định cụ thể về địa vị pháp lý
của người bào chữa.
- Phương pháp so sánh, lịch sử, dụ đoán, quan sát, điều tra xã hội
học, thăm dò lấy ý kiến của những chuyên gia trong ngành. Khi lìm hiểu
về địa vị pháp lý - quyền và nghĩa vụ- của người bào chữa người ta thường chỉ
chú ý tìm hiểu và áp dụng theo những quy định hiện hành của pháp luật,
nhưng các quy định này được kế thừa và phái triến qua các giai đoạn khác
nhau của pháp luật nước ta. VI vậy luận văn có sử dụng phương pháp so sánh
giữa các quy định của pháp luật trong từng giai đoạn khác nhau, diều tra,
thăm dò, lấy ý kiến của các chuyên gia để chỉ ra hoặc nhận thức những ưu và
nhược điểm của các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của người bào chữa
lừ đó để ra các phương hướns hoàn thiện; kết hợp với phương pháp lịch sử đế
có dược cái nhìn về lĩnh vực này theo quy định của pháp luật qua từng thời kỳ
sẽ giúp cho việc nghiên cứu cỏ tính hệ thống hơn và tồn diện hơn, thấy được
tính kế thừa, phủ định quy định cũ để thay thế bằng quy định mới như thế nào,


8

và nhất ỉà dự đoán hướng phát triển trong tương lai, định hướng thay đổi quan
điểm, quan niệm và những quy định của pháp luật về người bào chữa. Hay
nói cách khác, làm cho người đọc hình dung ra được địa vị pháp lý của người
bào chữa như hiện nay như thế nào, bao gồm những gì, trước đây như the nao
và sau này nó sẽ phát triển ra sao.
5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phẩn 1Ĩ 1 Ở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục luận văn
gồm ba chương:

C hư ơ ng I: K hái q uát c h u n g về người bào chừa và địa vị p h á p lý của người
bào chữ a trong Tô tụ n g h ìn h sự


C hư ơ ng 2: Q uyền và ng h ĩa vụ của người bào chữa trong T ố tụ n g h ìn h sự

C hư ơ ng 3: T hự c tiễn h o ạ t đ ộn g của người bào chữ a và các g iả i p h á p nâ n g
cao h iệu q u ả của công tác bào chữa trong T T H S ở nước ta hiện nay.


9

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỂ NGƯỜI BÀO CHỮA
VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA
TRONG TỐ TỤNG HÌNH s ự
Tố tụng hình sự bao gồm rất nhiều hoạt động của các CQTHTT, người
liến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những chủ thể khác góp phần vào
việc giai quyết vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS. Theo trình tự tố
lụng thơng thường, q trình giái quyết vụ án hình sự được phân thành nhiều
giai đoạn và công việc khác nhau: xác minh sự kiện phạm tội, củng cố»các tài
liệu ban đầu để khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành các hoạt động điều tra,
kẽt thúc điều tra và để nghị truy lố gửi đến Viện kiểm sát. Viện kiếm sát sẽ
xem xét, quyết định truy tố bị can ra tòa bằng bản cáo trạng. Tịa án có nhiệm
vụ xét xử (ở các cấp) và bản án có hiệu lực sẽ được chuyển cho cơ quan thi
hanh án để thi hành.
Ciiái quyết vụ án hình sự là một quá irình phức tạp ảnh hưởng rất lớn
đến quvền con người, quyền tự do của công dân với sự tham gia của nhiều cơ
quan, tổ chức và cá nhân. Vì vậy pháp luật TTHS quy định quá trình này phải
được tiến hành trên một cơ sỏ pháp lý chung, đảm bảo không xét xử oan sai
đối với người vô tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dâr^B ọ luật
TTHS thế hiện cách xử sự của Nhà nước đối với NBTG, BCBC, họ vần có
qun như mọi cơng dân khác lự do khác trừ một số quyền tạm thời bị pháp

luật TTHS hạn chế hoặc tước bỏ. Khi một công dân trở thành đối tượng bị.Nhà
nước nghi là thực hiện tội phạm và buộc phải tham gia vào quan hệ TTHS với
các CƯ quan nhà nước, đang trong quá trình điều tra truy tố, xét xử, người đó
có the hị Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự, bị chịu biện pháp trừng phạt
nuhiơm khắc nhất là hình phạt, có thể bị tước bỏ nhiều quyền cơ bán của công


10

dân như quyền tự do về thân thể...và thậm chí bị tước bỏ cả quyền sống. Vì
vậy pháp luật quy định những người này có quyền biện minh cho bản thân
mình nhằm phủ nhận một phần hoặc tồn bộ sự buộc tội của Nhà nước, quyền
đó là quyền bào chữa. Quyền bào chữa có thể coi như là quyền đối trọng với
quyền buộc tội của nhà nước. Tuy nhiên, khi tham gia vào TTHS, chủ thể của
quyền bào chữa thường có trạng thái tâm lý căng thẳng, tự mình khơng nhận
thức được hết những tinh tiết có lợi để bào chữa cho mình. Phần đơng NBTG,
BCBC khơng có kinh nghiệm khi va chạm, liếp xúc với các CQTHTT, người
liến hành tố tụng (NTHTT) và hơn nữa pháp luật ngày càng phát triển, càng
phức tạp nên khơng phải ai cũng có thể hiểu biết hết các quy định của pháp
luật đế mà tự mình bào chữa, điều này dẫn đến một nhu cầu khách quan trong
xã hội là phải có những người hiểu biết sâu, có chun mơn về pháp lt để
giúp BCBC bào chữa cho mình - đó chính là những Người bào chữa. Và pháp
luật TTHS cũng có những quy định hết sức cụ thể, chi tiết về chủ thể này.
Như vậy có thế thấy rằng, việc người bào chữa xuất hiện và tham gia
vào trong quá trình TTHS là một đòi hỏi khách quan và hết sức tự nhiên của
xã hội lồi người tiên tiến. Nó là thước đo để đánh dấu mức độ văn minh, dân
chú trong TTHS. Và khi người bào chữa đã tham gia vào TTHS thì pháp luật
phai quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của họ; những quy định này sẽ tạo
ihànli địa vị pháp lý của người bào chữa Irong TTHS.
1.1 CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỂ NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG T ố

TỤNG HÌNH SỤ
Theo một số tác giả, người bào chữa xuất hiện từ rất lâu từ khi bắt đầu
có sự thừa nhận quyền bào chữa của những người bị đưa ra xét xử từ thời cổ
đại, cùns với sự xuất hiện của tòa án. Tuy nhiên những quy định cụ thế về
quyén và nghĩa vụ pháp lý của người bào chừa, điều kiện hành nghề và cách
thức tham gia bào chữa mới chí thực sự phái iriển khi xã hội loai người phái


triển đến hình thái kinh tế xã hội Tư bản chủ nghĩa. Cùng với sự phát triển của
kinh tế và xã hội, số lượng người bào chữa ngày càng phát triển và có vai trị
ngày càng quan trọng trong việc báo vệ quyên lợi cho người dân và dan dan
những quy định của pháp luật về người bào chữa như: điều kiện hành nghề,
quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ ...vv... bắt đầu xuất hiện và
được ghi nhận trong pháp luật của các quốc gia khác nhau, tùy theo điều kiện
hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia đó; Pháp luật của một số nước hạn chế chỉ
quy định luật SU' mới có thế làm người bào chữa, pháp luật cúa một số nước

khác thì lại quy định ngoài luật sư ra, một số chủ thể khác cũng có thể làm
người bào chữa, ví dụ:
+ Theo quy định của pháp luật Trung Quốc: "Khi m ột người bị truy tố
vù đưa ra xét xử, người đố có quyền tự bào chữa và yêu cầu sự giúp đỡ của
luật sư. Trong trường hợp công tố viên truy tố trước tịa vù nếu bị cáo khơng
u cáu người bào chữa thì tịa án phải chỉ định bào chữa cho người đó. Bào
chữa viên do tịa án chỉ định là luật sư chuyên nghiệp ”[37, trang 30].
+ Theo luật Malaysia quy định về người bào chữa thì: “ H iến pháp liên
bani> quy diiìh, m ọi bị cáo đểu có quyền có một luật SƯ dại diện. Tronq đa s ố
các II'ườn ạ hợp thì bị cáo thuê m ột luật sư riêng dại diện cho mình. Tuy nhiên
nếu bị cáo bị buộc tội là đ ã phạm m ột tội mang án tử hình và bị cáo do q
/líịlìèo khổ, khơng th được luật sư dụi diện thì Nliủ nước s ẽ ch ỉ định m ột luật
su'đại diện cho bi c á o ” [37, trang 196].

-

Mộl số nước khác thì ngoại diên của khái niệm người bào chữa

đã rộng hơn: Bao gồm cả luật sư, và một số chủ thể khác như luật TTHS Hàn
Quốc, Nga.
+ Theo quy định của Luật Tố tụng hình sự Hàn Quốc: "Bị can/bị cáo
hay người bị tình Mị hi cồ th ể mời bào chữa viên. Đ ại diện hợp pháp vợ/chồng,
Iií>ưởi thân thích, anh chị em, hay nạười chủ ịịia dinh của bị cun/bị cáo hay
HỊịười tình Iiạhi cỏ th ể mời bào CÌ1ĨĨLI liê n g ”. "Bào chừa viên phải là luật sư.


12

Nhưng Iroiií>trường hợp dặc biệt, trừ tỏa ủ lì tối cao, thì các tỏa án khác có
thờ dổnsị V cho việc c ứ người không phu i lủ luụi s ư lảm ba o chữa viưn"

138, trang 8].
+ Theo luật TTHS của Liên bang Nga: “ Người bào cliữa là người thực
hiện việc hào vệ các quyên vù lợi ích cùa m*ười bị tình nghi vù bi can vù Íịịítp
ho vờ mặt pháp lý trong quá trình tố tụng đối với vụ án theo thủ tục quy định
rụi bộ luật này. Luật sư được tham gia tố tụng với tư cách của người bào chữa.
Theo quyết định của Tòa án hên cạnh luật sư thì một trong s ố những người họ
hùng thân thích của bị can hoặc nạười khác theo yêu cầu của bị can có th ể
dược chấp nhận là người bào chữa. Đối với vụ Ún do thẩm phún hỏa iịiài thụ
ly thì nhữiiịỉ HịịKỜi nói trên dược chấp lìliận thay cho luậl sư " và "Luật sư
dược chấp nhận tham gia vào vụ án với tư cách là người bào chữa khi họ đệ
trình giấy chứng nhận luật sư vả thể luật s ư ”.
“NiỊUỜi bào chữa do người bị tình nghi, bi can, người đại diện hợp
pháp của họ, cũng như những người khác được người bi tình nghi, bị can uỷ

quyền hoặc những nqười được sự đồng ý của người bị tình nghi, bị can mời.
Nlụíời bị tình nghi, bị can có quyền mời m ột s ố người bào ch ữ a .”
[40, trang 28, 29].
Tuy quá trình hình thành và phát triển của những quy định pháp luật về
nuười hào chữa ở các Quốc gia khác nhau là khúc nhau, nhưng tựu chung lại,
có ihể kết luận rằng:
-

Người bào chữa là những người am hiểu về pháp luật được NBTG,'
ười bị kết án mời hoặc được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

chi định tham gia vào quá trình TTHS đê bảo vệ quyền và lợi ích của NBTG,
BCBC. Họ có thể tiến hành những hoạt động phù hợp với quy định của pháp
luật để đưa ra những chứng cứ chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách


13

nhiệm cho Ihân chủ của mình. Người bào chữa có thể nhận hoặc không nhận
Ihù lao từ công việc bào chữa.
-

Khái niệm người bào chữa, địa vị pháp lý của người bào chữa ln

phái triếii cỏ tính kế thừa, ánh hưởng và tác động qua lại với nhau giữa các
quốc gia. Cùng với quá trình phái triển của xã hội, các quan niệm về người
bào chữa, nghề bào chữa, pháp luật về người bào chữa ngày càng gần nhau
hơn: Đều hướng tới Iĩiột mục tiêu chung là bảo vệ và đảm bảo điều kiện để
thực hiện quyền con người khi tham gia vào TTHS đã được ghi nhận trong các
Công Ước Quốc Tế, đó là những quyền như:

ư) Được thơng báo khơng chậm trễ vù chi tiết bưng một ngón ngừ mù
nạười đó hiểu về bản chất và lý do buộc tội mình;
b) Có đủ thời gian phù hợp và điều kiện thuận tiện đ ể chuẩn bị
bào chữa và liên hệ với người bào chừa do chính mình lựa chọn;
c) Được xét x ử không chậm trễ thái quá;
ả) Được có m ặt trong khỉ xét xử và được tự bào chữa hoặc nhờ sự
giúp đỡ vê pháp lý do mình chọn ; nếu chưa có sự giúp đỡ vê pháp
lý thỉ phải được thông báo về quyển này; trong trường h(/p do lợi
ích của cơng /v địi liói, phủi b ố trí cho người đố m ột sự giúp đỡ về
pháp /v mà khôm> phái trả tiền nếu người đó khơnq ró đủ điên kiện
trả;
ừ) Được thẩm vấn hoặc nhờ ni>ười thẩm vấn những nhân chứng buộc
tơi mình và được mời nạười lủm chứtìíỊ đại diện cho mình tới phiên
tòa và thẩm vấn tại tỏa với những điểu kiện giống như đối với những
người lảm chứiìiị buộc lội mình;
f) Được ý úp đỡ về phiên dịch khơng phái trá tiền, nếu người đố
khơng hiểu hoặc khơn lị Iiói được ngôn nẹữ sử dụng trong phiên tỏa;


14

ỉ>) Khơng bị ép buộc phái chứng mình chống lụi chính mình hoặc
buộc tự thú lủ mình có lội.
(Trích” Cơng ư ớ c Quốc T ế về các Quyền Dân sự và Chính trị”
Thơng qua và để ngỏ cho các nước ký kết, phê chuẩn và gia nhập
theo Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc số 2200 A (XXI)
ngày ] 6-12-1966. Có hiệu lực ngày 23-3-1976 căn cứ theo điều 49.
(Việt Nam gia nhập ngày 24-9-1982), phần III- điều 14- khoản 3).
-


Việc người bào chữa tham gia vào q trình TTHS đã góp phần rất lớn

vào việc dam bảo dân chủ, cơng bằng, là tiêu chí để đánh eiá mức đô văn
minh pháp lý trong hoạt động TTHS. Trước đây, người bào chữa chỉ thực sự
tham gia háo vệ quyền lợi cho BCBC trong giai đoạn xét xử. Tuy nhiên, nhận
thức của xã hội cũng có những thay đổi nhất định và họ thấy rằng thời điểm
tham gia của người bào chữa vào quá trình TTHS càng sớm thì càng bảo đảm
cho quyền lợi của BCBC, chính vì vậy mà theo quy định của pháp luật TTHS ở
các nước người bào chữa ngày càng được tham gia sớm hơn vào quá trình tố
lụng, quyền của người bào chữa cũng được coi trọng và đảm bảo thực hiện
hơn lừ phía các QTHTT.



1.2 NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG T ố TỤNG HÌNH s ự VIỆT NAM
1.2.1 Khái niêm nguời bào chữa theo pháp luât TTH S Vỉét nam
Ớ Việt nam ta, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cũng
......

ệ :

như khổng nêu khái niệm thê nào là người bào chữa trong TTHS, nhưng dựa
vào khái niệm chung về người bào chữa, về luật sư... trong các quy định tại
các vãn ban pháp luật TTHS vù theo cách giải thích hiện nay thì ta có thể hiểu:*
người bào chữa ỉà người được NBTG, BCBC, người đại diện hợp pháp của họ,
nhún 12. na ười khác được NBTG, BCBC uv quyền mời hav được CỌTHTT yêu
cầu Đoan luật

SU'


phân công Văn phòng luạl sư hoặc đê nuhị Uỷ ban mặt trận

lổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của m ật í rận cử để bào chữa cho NBTCi,


15

BCBC, nhàm làm sáng tỏ những tình tiết gỡ tội hoặc làm giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự cho NBTG, BCBC và giúp đõ' họ về mặt pháp lý.
Người bào chữa là người được NBTG, BCBC (chủ thể có quyền bào
chữa) trực tiếp trao toàn bộ hoặc một phần quyền BC của mình đế tham gia
báo vệ cho quyền lợi của h ọ / Khi tham gia vào TTI IS, n g ười bào thừ a là iig«kji
đại diện cho BCBC để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NBTG, BCBƠ^Việc
người bào chữa đại diện cho BCBC không làm mất đi quyển tự bào chữa của
BCBC; Trong tất cả các trường hợp tham gia tố tụng: Theo lời mời của NBTG,
BCBC, người bị kết án (hoặc người đại diện hợp pháp của những người này) hay
llieo chí định của CQTHTT thì người bao chữa đều hoạt dộng trẽn CƯ sỏ cỏ bự

đồng ý của những người có quyền bào chữa mà họ đại diện, người bào chữa có
thế bị thay hoặc bị từ chối bơi chủ thể của quỵỂn bào chữa nếu họ khơng hài
lịng hoặc khơng đồng ý với người bào chữa đó. ÍQuan hệ giữa người bào chữa
với những chủ thê tiến hành lố lụntĩ, tham gia tố tụng khác chỉ xuất hiện và tồn
lại ihông qua người được bào chữa (người có quyền bào chữa)
Như vậy, NBTG, BCBC hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền
lựa chọn, cử người bào chữa và chính họ mới là neười có quyền yêu cầu thay
dổi hoặc lừ chối người bào chữa. Hay nói cách khác người bào chữa được
tham gia vào TTHS và có được các quyền và nghĩa vụ hay khơng là phụ thuộc
vào ý chí của người có quyên bào chữa.
Á


1.2.2 Phán loai người bào chữa
Theo BLTTHS năm 1988 hiện hành, điều 35 quy định: “Người bào chữa

cỏ thờ’ là: ti) Luật sư; b) Ni>ười đại diện hợp pháp của BCBC; c) Bào chừa
viên nhân d â n ” Nhưng^theo quy định tại điều 56 của BLTTHS năm 2003 thì
ngoại diên của người bào chữa rộng hơn: “Người bào chữa cố th ể lù: ư) Luật
SƯ; bì Nnuứi đai diên hơp pháp CH:í N BTG , BCRC; '(') Bào chữa viên nhân

J jn r


16

Theo cách hiểu và giải thích hiện nay thi luật sư tham gia vào TTHS
khác với luật sư nói chung, vì vậy ở bản luận văn này, khi phân lích vổ người
hào chữa là “ L u ậ t sư” , tác giá xin được bổ sung thêm từ “ bào c h ữ a ” ờ phía
sau luật sư thành “Luật sư bào chữa” để phân biệt với khái niệm luật sư nói

chung hoặc luật sư tham gia vào TTHS nhưng giữ vai trị khác: ví dụ khi luật
sư tham gia bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân
sư. bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì họ cũng
khơng phái là người bào chữa mà họ tham gia với tư cách là người bảo vệ
quvén lợi của đương sự.
Theo quy định của pháp luật TTHS thì người bào chữa có thể chia thành
3 loại như quy định tại Điều 35 BLTTHS năm 1988 và nay là điều 56
BLTTHS năm 2003:
Luât su bào chữa
Theo điều 1 Pháp lệnh luậl sư và theo quy định của pháp luạt TTHS thì
một người muốn trở thành luật sư bào chữa phải là người có đủ điều kiện hành
nghề luật sư theo quy định của Pháp lệnh luật sư và được CỌTHTT chỉ định

tham gia hoạt động tố tụng hoặc theo yẽu cẩu của NBTG, BCBC nhằm bảo vệ
quyển lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật. Người muốn la
Luạl sư bào chữa phải đáp ứng được những tiêu chuán sau:
a) Đủ điều kiện hành nghề luật sư:
Theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh luật sư 2001: người mn hành
nghé luật su’ phái có chứng chí hành nghề luật sư và là phải gia nhập (là thành
viên của) một Đồn luật sư nào đó. Những người muốn gia nhập Đoàn luật sư
lại phai hội đủ 5 điều kiện sau:
+ Là công dán Việt nam, ihường trú tại Việt nam;
+ Có trình độ Đại học luật: là người có bằng cử nhân luật hoặc bằng tốt
nghiệp đại học chuyên ngành luật do CO' sở giáo dục đại học của Việt nam cấp.

hoặc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do cơ sở giáo dục đại học


17

cua nước ngồi cấp và được cơng nhận tại Việl nam theo quy định của pháp
luật Việt nam;
+ Tốt nghiệp khoá đào lạo nghề luật sư ở Việt nam hoặc ở nước ngồi
được pháp luật Việt nam cơnc nhận.
+ Có phẩm chất đạo đức tơì;
+ Khơng phái là cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán
bộ, công chức.
b) Đang hành nghề luật sư Iheo quy định của Pháp lệnh luật sư:
Theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự nước ta, thì chỉ những người
hoạt động Irong các đoàn luật sư mới được gọi là luật sư, và theo quy định tại
đi cu 17 cúa pháp lệnh luật sư 2001 thì Luật sư có thể lựa chọn một trong 2
hình thức tổ chức hành nghề là thành viên của Văn phịng luật sư hoặc của
Cơng ty luật hợp danh; đồng thời theo quy định tại khoản 2 điều 18 và khoản

2 đi 0 11 19 pháp lệnh luật sư, thì chỉ có luật sư thuộc Văn phòng luật sư mới
dược Ihực hiện dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng, mới được tham gia làm
luật SU' bào chữa trong TTHS, còn luật sư trong công ty luật hợp danh không
(tược thực hiện dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng.
Ngồi ra, cịn có một chủ thể chưa phái là luật sư, nhưng vẫn có thể làm
nụ ười bào chữa đó là Luật su tập sự: đây là một dạng đặc biệt của luật su' bào
chừa khi họ chưa được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, chủ thể này được quy
định tại Khoản 2, Điều 5 Nghị định 94 /2 0 0 1/NĐ-CP: Luật sư tập sự được
tham £Ìa lố tụng trong các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân
clan cấp hu vện, Tòa án quân sự khu vực theo sự phân công của luật sư hướng
tian và khi được khách hàng đống ý. Khi tham gia tố tụng, Luật sư tập sự có
các quycn và nghĩa vụ của luật sư theo quy định của pháp luật tố tụng và Pháp
lệnh Luật sư. Đối với những vụ án thuộc thám quyền cứa Tòa án nhân dân cáp
tỉnh. Tòa án quân sự quân khu và tươnă đương, luật sư lập sự được cùng với
luạí

SU'

hưóns dẫn nghiên cứu hổ sơ, gặp BCBC và đương sự khác, khi được họ
THƯVIỆN
isuèf«? W l HO** 'èt H .ô/ã '

i m

,


18

dỏng ý. Luật sư tập sự đạt yêu cầu kiểm tra hết tập sự sẽ được Đoàn luậl sư dề

nghị cấp Chứng chí hành nghé luật sư; người có Chứng chỉ hành nghề luật sư
và !à thành viên Đoàn luật sư mới được sử dụng Chứng chí hành nghề luật sư
đò hành nghề luật sư (Nghị định 94/2001/NĐ-CP, Điều 7).
Cho đến nay, có thể nói luật sư bào chữa là chủ thể chính tham gia vào
cồng tác bào chữa cho NBTG, BCBC trong TTHS. Nên Hiến pháp năm 1992,
các văn han luật: BLTTHS, Pháp lệnh Luật sư, và các văn bán khác đã quy
định khá cụ thế về chủ thể này, lạo cho luật sư bào chữa có dược một vị trí
pháp lý nhất định; Có thể nói đây là chủ thể được ưu tiên hơn và được quy
định chi tiết các chủ thể bào chữa khác, điều kiện đệ trở thành luật sư bào
chữa cũng rất khắt khe: không phải bất kỳ người nào cũng có thể trở thành
luậl SU' và không phải bất kỳ luật sư nào cũng trở thành luật sư bào chữa được.

Niìi đai diên hop pháp của NBTG. BCBC
Loại chủ thể bào chữa (người bào chữa) thứ 2 là người đại diện hợp pháp
của NBTG, BCBC; Pháp luật T Ỉ HS không quy định cụ thể ai là người đại diện
hợp pháp của NBTG, BCBC; nhưng có ihế hiếu dựa trên các quy định khác
cua Luạt Hịn nhân gia đình và Bộ luật dân sự: Người đại diện hợp pháp của
NBTG, BCBC là: bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, người đỡ đầu, người giám hộ, anh,
chị em ruột và những người khác Iheo quy định của pháp luật (người đại diện
theo pháp luật) đối với những trường hựp NBTG, bị can bị cáo là người chưa
thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần.
Đicu 305 BLTTHS năm 2003 quy định “Người dại diện hợp pháp ciiư
N B TG , BCBC là người chưa thành niên có th ể lựa chọn người bào chữa hoặc
tự m ình bào chữa cho N BTG , BCBC. ” Người đại diện hợp pháp của NBTG,
BCBC nhát thiết phái là người đã thành niên; không bị tâm thán; có quốc tịch
Việt luim và cư trú tai Việt nam. !rừ trường hợp pháp luật có quv định khác đối
với NBTCÌ. BCBC là người Việt nam ở nước ngồi.


19


Bào chữa viên nhân dân (BCVND)
Loại chủ thế bào chữa này rất ít khi tham gia bào chữa trong TTHS.
Trong thực tiễn thì các quy định về BCVND chí có hiệu lực từ trước khi Pháp
lệnh tổ chức luật sư ban hành năm 1987. Sau này, theo Thông tư của Bộ Tư
pháp số 313-TT/LS ngày 15/4/1989 hướng dần thực hiện quy chế đồn Luật
sư: "íỉờ kịp thời phục vụ thực hiện BLTTHS, cúc địa phương cần khẩn trương
chi đạo chặt ch ẽ việc chuẩn bi thành lập Đoàn luật sư theo đúng các quy đinh
cảu Pháp lệnh tổ chức luật sư. Quy c h ế Đoàn luật sư và hướng dẫn của Thông
tư này. Khi Uỷ ban nhún dân tỉnh rư quyết định thành lập Đồn luật sư thì
ílồiìiị thời ra quyết địnli giai tliơ Đoàn luật sư, đoàn bào chữa viên lìhân dân
hiện có tụi địa phương được thành lập theo Thơng tư số691/Q L T P K ní’ủy 3110-Ị 983 của Bộ T ư p h á p ” ('Thông tư số 313-TT/LS ngày 15/4/1989, khoản3mục UI) Theo quy định này thì đồn BCVND gần như khơng cịn hoạt động
nữa. Và cho đến nay vẫn chưa có một cách hiểu thống nhấl về khái niệm
BCVND. Thực tiễn hoạt động bào chữa viên nhân dân cũng không được tổ
chức thành một hệ thống; điều kiện để trở thành bào chữa viên nhân dân cũng
không được quy định cụ thể, nhưng có thể hiểu BCVND là bất cứ người nào
có kiến íhức pháp luật cần thiết, có khả năng bào chừa được tổ chức, đoàn thể
xã hội cử ra để bào chữa cho bị cáo và được CQTHTT cấp giấy chứng nhận «
bao chừa.
Phái đến khi BLTTHS năm 2003 ra đời mới có một số quy định rõ ràng
I

hơn một chút về BCVND, tại điều 57, khoản 3 đã quy định thủ tục cử BCVND
"u

V

hau Mật trận T ổ quốc Việt N am , các tổ chức thành viên của M ặt trận có

I/U VCII ( lí bao chữa viên lỉlhín (iân de bào chữa cho NBTCỈ, BCBC /ủ thành

viên cíta lổ chức m ình” và tại điều 305 khi quy định về người bào chữa cho
ngirời chưa thành niên cũng quy định “T ron " ĩrưởniỊ hợp BCBC /ả người chưa
thành ni ớn hoặc n^ười đại diện hợp pháp của họ không /ưa chọn dược người


20

bào chữa thì C ơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tỏa ân phái u cầu Đồn luật
su’phùn cơng Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đ ể nghị ơv
han Mại trận Tỏ quốc Việt N am , tó chức thành vi'ớn cua Mặt trận cứ Iiqười
hủo chừa cho tlìùnh viên của lơ chức minh", đây là những quy định hoàn toàn
mới so với BLTTHS năm 1988,^1160 đó có thể hiểu BCVND là bất kỳ người
nào được Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt nam, và các tổ chức thành viên của
mặt trận như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ... cử để tham gia bào chữa. V
1.2.3

Vai trị và su cần thiết có sư tham gia của người bào chữa trong tỏ

tung hình sư
Việc pháp luật TTHS .ngày càng ghi nhận và đánh giá đúng yai trị của
ẬhSv
người bào chữa đổng khơng ngừng nâng cao địa vị pháp lý của người bào
cliừa irung TTHS có ý nghĩa xã hủi hêì sức sáu sác; ihể hiện dược lính dan chủ,
khách quan của Nhà nước ta trong hoạt động tố tụng; đám bảo thực hiện
quyền tự do, dân chủ của cơng dân, góp phần xây dựng pháp chế xã hội chủ
nghĩa:
- Qua tình hình thực tế điệu, tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự thì người
bao chữa tham gia TTHS đã góp phần giái quyết vụ án mội cách khách quan
góp phán vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NBTG. BCBC; tăng
cường lính dân chủ trong hoạt động tư pháp; đảm bảo pháp chế xã hội chú

nghĩa; loại bỏ được phần nào sự chuyên quyền của các CQTHTT, hiệu quả
cổng việc bào chữa ngày càng cao từ đó mà lấy được lịng tin. SƯ 1 0 n trong từ
imười dan nói chung và từ các CQTHT\nói riêng; giúp các CQTHTT thây
được những thiêu sót cần phải bổ sung trong cơng tác điều tra, truy tố hoăc xét
xử thòng qua các kiến nghị hợp lý của người bào chữa khi phái hiện ra các sai
sót của CQTHTT.
- Niiơời bào chữa, qua cơníi việc bào chữa của mình, giúp cho các
t'Q TH ỈT. người dân hiếu dược bản chái của sự việc, hành vi phạm tội, cũng


21

như động cơ, mục đích, nguyên nhân xảy ta tội phạm Qua đó giúp CQTHTT
la được một bán án cơng minh, chính xác; Chỉ ra được những nguyên nhân
dan đen tội phạm; giúp cho các nhà hoạch định chính sách, xây dựng pháp
luậl bổ sung điều chỉnh sau này.
Tóm lai: Theo quy định của pháp luật TTHS và theo cách hiểu hiện nay
ihì người bào chữa trong TTHS gồm 3 lo ạ i chính là Luật SU' bào chữa, BCVND
và người đại diện hợp pháp của NBTG, BCBC, những người này có thể tham
gia vào TTHS để thực hiện bào chữa khi được chính thân chủ của họ mời hoặc
được các CQTHTT chỉ định. Tuy nhiên việc chấp nhận hoặc từ chối người
nào trong số những người kể trên làm người bào chữa cho mình hồn tồn
phụ thuộc vào ý chí và sự lựa chọn của chủ thể có quyền bào chữa. Trong
thực tiền tiến hành tố tụng ở Việt nam ta, chủ yếu người tham gia bào chữa
trong tố tụng hình sự là Luật sư, rất ít khi BCVND và người đại diện hợp
pháp của NBTG, BCBC tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bào
chữa.


22


CHƯƠNG 2
QUYỂN VÀ NGHĨA v ụ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA
TRONG TỐ TỤNG HÌNH s ự
2.1 QU Y Ể N VÀ NGHĨA v ụ

CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TỪ 1945 ĐẾN

TRƯỚC KHI CÓ BLTTHS NĂM 1988
Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, khai sinhra nước
Việt Nam Dân chú cộng hòa. hoạt động bào chữa và người bào chữa

trong

TTHS đã sớm được nhà nước la quan tàm và chú ý. Ngay 10/10/1945, Chu
lịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46 thành lập tổ chức luật sư mới ớ nước ta
thay thế cho tổ chức luật sư cũ tồn tại dưới thời kỳ Thực dân Phong kiến, tạm
thòi cho thi hành sắc lệnh tổ chức luật SU' ngày 25/5/1930 của chế độ thực dân
Pháp, với một số điểm sửa đổi phù hợp với điều kiện mới của đất nước. Một
irong những sửa đổi đó là phạm vi và điều kiện để được hành nghề luật sư:
"Cúc luật su' có quyền bào chữa ở trước tất cả các tòa Ún hàng tỉnh trở
lên vù trước các tòa án quân s ự ” (Điều2, sắc lệnh số 46).
"Muốn được liệt danh vào bâng luật sư tại Tòa Thượng thẩm Hù Nội
hay Sài Gịn phủi có đủ những diều kiện sau này:
ỉ - Có quốc lịch Việt Nam, hất luận nam nữ;
2- Cố bằng cử nhân luật;
3- Đ ã làm luật sự tập sự trong ba năm (k ể từ ngày tuyên thệ) ở m ột Vãn
p/ìịníỊ luật sư thực thụ troníỊ Iiước Việt Nam.
Nhữnẹ ngưởi đ ã làm luật sự tập sự ở Pháp cỏ thề xin tính thời hạn tập
sự ơ Pháp nhưng chỉ được trừ nhiều nhất lủ 12 tháng.

4- Có hạnh kiểm íốt;
5- Dược bằiìíị chứniỊ rằng d ã hết hạn tập sự vủ chi
tliực thụ. "(Điều 3. sắc lệnh số 46).

III'.

cách lủm /ttậĩ sự


×