Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Hoàn thiện pháp luật về hội nhân đạo ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.38 KB, 77 trang )

Bộ tư pháp

bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học luật hà nội

Nguyễn thị hoài thu

Hoàn thiện pháp luật
về hội nhân đạo ở Việt Nam hiện nay

chuyên ngành: lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
mà số: 60 38 01

luận văn thạc sỹ luật học
người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn mạnh

Hà Nội, năm 2006


Mục lục
Mở đầu
Chương 1:

Cơ sở lý luận về hội nhân đạo
và pháp luật về hội nhân đạo

Trang
1
6

1.1



Cơ sở lý luận về hội nhân đạo

6

1.2

Khái niệm, nội dung, vai trò của pháp luật về
hội nhân đạo

22

Chương 2

Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp
luật về hội nhân đạo

26

2.1

Thực trạng pháp luật về hội nhân đạo ở Việt
Nam

26

2.2

Thực trạng thực hiện pháp luật về hội nhân
đạo (Từ thực tiễn của Hội Chữ thập đỏ Việt

Nam)

50

Chương 3

Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp
luật về hội nhân đạo ở Việt Nam hiện nay

55

3.1

Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hội nhân
đạo

55

3.2

Các giải pháp xây dựng và hoàn thiẹn pháp
luật về hội nhân đạo ë ViƯt Nam hiƯn nay

59

KÕt ln

66

Danh mơc tµi liƯu tham kh¶o


68

Phơ lơc 1
Phơ lơc 2


1

Mở đầu
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài:
Dân tộc Việt Nam có một nền văn hoá lâu đời. Trải qua hàng nghìn
năm lịch sử, dân tộc ta đà phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh để giữ
nước, đồng thời phải luôn luôn đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại
và phát triển. Quá trình đấu tranh đó đà hun đúc nên tinh thần và hào khí Việt
Nam, tạo nên giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam hết sức tốt đẹp. Đó là
truyền thống đoàn kết bất khuất, kiên cường, giàu lòng vị tha, giàu lòng nhân
ái. Mỗi khi có khó khăn, người Việt Nam luôn luôn bên nhau, kết đoàn thành
một khối tạo ra sức mạnh để vượt qua tất cả mọi khó khăn, gian khổ. Xuất
phát từ truyền thống quý báu đó, các Hội nhân đạo ra đời từ rất sớm, hoạt
động của các tổ chức này gắn chặt với các việc thiện, gắn chặt với sự tồn tại
của các cộng đồng làng xÃ, cộng đồng lÃnh thổ và cộng đồng dân tộc.
Trong bối cảnh, điều kiện hiện nay của đất nước, yêu cầu hỗ trợ trong
hoạt động nhân đạo là rất cao bởi lẽ đất nước ta vẫn đang từng ngày phải đối
mặt với hậu quả do chiến tranh để lại, nhiều dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ
bùng phát và lan rộng thành đại dịch; thiên tai, bÃo lụt xảy ra trên đất nước
ngày càng nhiều, với tần suất ngày càng cao, mức độ ngày càng rộng, gây
thiệt hại nặng nề và ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của người dân; hậu quả
của sự huỷ hoại môi trường, chênh lệch giàu nghèo, vùng miền khiến cho số
đối tượng mà Hội nhân đạo cần hỗ trợ ngày càng nhiều hơn và nhu cầu giúp

đỡ cần phải chất lượng và toàn diện hơn.
Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lÃnh đạo của Đảng và Nhà nước, hoạt
động nhân đạo đà có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những hiệu quả
thiết thực. Với việc xà hội hoá hoạt động nhân đạo, các hình thức hoạt động
nhân đạo ngày càng phong phú đà góp phần phát huy được sức mạnh nội lực
của mọi tầng lớp nhân dân để làm dịu bớt đi nỗi đau cho những người nghèo,
người khuyết tật, nạn nhân chiến tranh, nạn nhân chất độc da cam và những


2

người dễ bị tổn thương. Các Hội nhân đạo đà có nhiều đóng góp tích cực
trong việc thực hiện các chính sách và hoạt động nhân đạo của đất nước.
Tuy nhiên, hoạt động nhân đạo hiện nay cũng chịu sự tác động mạnh mẽ
của cơ chế thị trường. Bên cạnh những ưu điểm, việc xà hội hoá hoạt động
nhân đạo cũng còn nhiều hạn chế, đó là sự xuất hiện của nhiều tổ chức và cá
nhân tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện dẫn đến sự cạnh tranh không lành
mạnh giữa các tổ chức, gây ra sự phân tâm của nhân dân do phải đóng góp
quá nhiều khoản, nhiều lần, một số khoản lại không được sử dụng đúng mục
đích, đúng đối tượng, gây mất lòng tin của các Nhà tài trợ. Mặt khác, hoạt
động nhân đạo cũng đang bị các thế lực thù địch lợi dụng danh nghĩa để hoạt
động chính trị. Hiện tại, có rất nhiều các tổ chức Phi Chính phủ hoạt động tại
Việt Nam, trong đó có không ít những tổ chức lợi dụng danh nghĩa của hội
nhân đạo để thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình bằng các công nghệ nhung
lụa như cách mạng xanh, cách mạng màu sắc

Ngoài ra có rất nhiều tổ

chức tôn giáo cũng bằng con đường nhân đạo, từ thiện để thực hiện ý đồ lập
khu tự trị. Mặt khác, cũng có nhiều cá nhân, tổ chức có điều kiện và mong

muốn tham gia hội nhân đạo nhưng chưa có cơ sở pháp lý để hoạt động, vì vậy
không tập hợp được các lực lượng này để phát huy, tạo thành mặt trận nhân
đạo rộng lớn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó nguyên nhân
quan trọng hàng đầu là các hội nhân đạo thiếu cơ sở pháp lý do Nhà nước
chậm ban hành để phù hợp với tình hình mới.
Vì vậy, yêu cầu bức xúc đặt ra hiện nay là phải xây dựng, hoàn thiện
pháp luật về tổ chức và hoạt động của hội nhân đạo nhằm tăng cường quản lý
nhà nước đối với hoạt động nhân đạo, thiết lập một trật tự kỷ cương trong tổ
chức và hoạt động nhân đạo, tạo sự vận động và phát triển lành mạnh, đúng
hướng, phục vụ có hiệu quả cho xà hội; đồng thời cũng là cơ sở để hỗ trợ, tạo
điều kiện pháp lý cho hội nhân đạo giải quyết những vấn đề bức xúc như đÃ


3

nêu trên và đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân trong việc cùng
giúp đỡ, chia sẻ với nhau trong đời sống.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài:

Hoàn thiện pháp luật về hội

nhân đạo ở nước ta hiện nay làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Các công trình nghiên cứu về hội nhân đạo ở Việt Nam hiện nay chưa
nhiều, bao gồm một số công trình sau:
- Kỷ yếu hội thảo phục vụ Hội nghị

Tổng kết chỉ thị 14-CT/TW của Ban


Bí thư Trung ương Đảng khoá VI về cđng cè tỉ chøc, ph¸t huy t¸c dơng tÝch
cùc cđa Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt

Nam tổ chức năm 1998. Kỷ yếu tập hợp một số bài viết, nhận định, đánh giá
những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại về tổ chức và hoạt động của Hội
Chữ thập đỏ sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 14 của Ban Bí thư.
- Đề án phục vụ việc giải quyết phụ cấp đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch
Hội Chữ thập đỏ cấp xÃ, phường và kinh phí hoạt động của Hội Chữ thập đỏ
cấp xÃ, phường(2002), tập hợp các bài viết, quan điểm của lÃnh đạo Hội Chữ
thập đỏ Việt Nam, Vụ Chính quyền địa phương- Bộ Nội vụ và đại diện cấp uỷ
Đảng, chính quyền, Ban, ngành, đoàn thể của 6 tỉnh, thành: Bình Dương, Sóc
Trăng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Hà Giang, Hồ Chí Minh. Các bài viết
đều cho rằng việc giải quyết phụ cấp đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Chữ
thập đỏ cấp xÃ, phường và kinh phí hoạt động của Hội Chữ thập đỏ cấp xÃ,
phường là hoàn toàn cần thiết và có tác dụng tích cực trong việc phát huy hiệu
quả hoạt động nhân đạo.
- Tài liệu chuyên khảo của Nguyễn Hữu Hồng(2003): Hội Chữ thập đỏ
Việt Nam trên đường đổi mới và phát triển. Tác giả đà khái quát những mốc
son lịch sử, tôn chỉ, mục đích của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và nêu lên
những mục tiêu, giải pháp để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của Hội trong thời
kỳ mới.


4

- TiĨu ln tèt nghiƯp lý ln chÝnh trÞ cao cấp của Đỗ Đình Tân(2000):
Tăng cường sự lÃnh đạo của Đảng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Tác giả tập

trung phân tích vai trò lÃnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, đồng thời nêu lên những giải pháp để tăng cường
hiệu quả hoạt động nhân đạo trong thời gian tới.
- Luận văn thạc sỹ luật của Phạm Thị Hồng- Học viện chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh(2002): Cơ sở lý luận xây dựng pháp luật về tổ chức và hoạt
động của hội ở Việt Nam hiện nay. Đề tài nghiên cứu về các hội nói chung,
nêu một số vấn đề lý luận làm cơ sở cho việc xây dựng pháp luật về hội ở
nước ta hiện nay
Các công trình nghiên cứu nói trên là nguồn cung cấp một số cơ sở khoa
học quan trọng để tác giả kế thừa và tiếp tục phát huy trong luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là đề xuất một số giải pháp cơ bản
để hoàn thiện pháp luật về các Hội nhân đạo ở Việt Nam hiện nay.
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Xây dựng và phân tích khái niệm hội nhân đạo, khái niệm pháp luật về
hội nhân đạo; phân tích tính chất, vai trò, tầm quan trọng của các hội nhân đạo
trong đời sống xà hội và sự phát triển của đất nước.
- Phân tích thực trạng các quy định của pháp luật về hội nhân đạo ở Việt
Nam hiện nay, liên hệ với thực tiễn tổ chức và hoạt động của Hội Chữ thập đỏ
Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hội nhân đạo ở
Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật; quan ®iĨm, chÝnh s¸ch cđa


5

Đảng và Nhà nước ta về vị trí, vai trò của hội nhân đạo và pháp luật về hội

nhân đạo.
- Ngoài các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp lịch
sử, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp.
5. Điểm mới về khoa học:
Luận văn nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận về hội nhân đạo và pháp
luật về hội nhân đạo:Khái niệm, tính chất, vị trí, vai trò của hội nhân đạo trong
đời sống xà hội; Khái niệm, nội dung, vai trò của pháp luật về hội nhân đạo.
Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về tổ chức
và hoạt động của hội nhân đạo ở Việt Nam hiện nay, luận văn nêu một số giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hội nhân đạo ở Việt Nam.
6. ý nghĩa của luận văn: Luận văn góp phần vào việc bổ sung những
vấn đề lý luận cơ bản về hội nhân đạo, làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn
thiện pháp luật về hội nhân ®¹o ë ViƯt Nam hiƯn nay.
7. KÕt cÊu cđa ln văn:
Luận văn gồm có các phần: Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, 2 phụ lục và 3 ch­¬ng.


6

chương 1
cơ sở lý luận về hội nhân đạo
và pháp luật về hội nhân đạo
1.1. Cơ sở lý luận về hội nhân đạo

1.1.1. Lịch sử hình thành phong trào nhân đạo quốc tế và ở Việt Nam
a. Lịch sử hình thành phong trào nhân đạo quốc tế:
Hoạt động nhân đạo và từ thiện đà có từ rất lâu trong lịch sử nhân loại,
nó gắn với con người có ý thức, với những tín điều thiêng liêng. Phương Đông

và Phương Tây, nhà thờ và đền chùa, Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo
đều gặp nhau ở khái niệm thiện và ác, khuyến khích điều lành, ngăn ngừa điều
dữ. Nhiều bộ lạc từ xa xưa đà có những quy ước rằng vụ mùa thu hoạch đầu
tiên phải dành cho các chức sắc tôn giáo và người nghèo. Ông Bụt, bà Tiên ở
phương Đông, ông già Nôen và cô bé Lọ Lem ở phương Tây đều là những
hình ảnh thể hiện những ước mơ chung về cái Thiện.
Như vậy, loại hình hoạt động tình nguyện cứu trợ nhân đạo, từ thiện đÃ
xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, nó không phải là sản phẩm của bất
kỳ quốc gia, chế độ nào mà là tài sản của loài người, xuất phát từ thiên chức
của con người, từ ý nguyện của nhân dân và từ tiến bộ xà hội. Các nhà sử häc
®· cung cÊp cho chóng ta rÊt nhiỊu sư liƯu chứng minh điều đó: Từ 1400 năm
trước Công nguyên, những người thợ đẽo đá Ai Cập đà lập Quỹ tập thể để cứu
trợ khi xảy ra tai nạn; ở Hy Lạp cổ đại, người dân đà đóng nguyệt liễm để giúp
việc mai táng hoặc khi một thành viên gặp phải khó khăn; những người thợ
mộc, thợ rèn, thợ gốm, thợ thc da thêi La M· cịng ®· lËp ph­êng, lËp hội
tương tế. Vào thế kỷ XI và XII, dưới ảnh hưởng của giáo hội, nhiều tổ chức từ
thiện, cứu trợ đà ra đời ở Châu Âu, nhất là trong giới thợ thuyền. Và chính
những bất công xà hội nảy sinh từ thế kỷ XIV đà làm cho hoạt động tương tÕ


7

của những người lao động càng có tính tổ chức. Hä lËp ph­êng, héi nghỊ
nghiƯp cđa riªng hä, biƯt lËp với giới chủ.
Vào đầu thế kỷ XIX, cùng với sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản, sự
phân hoá giữa giàu và nghèo, giữa nhà tư sản và người lao động ngày càng sâu
sắc. Cuộc cách mạng 1848 ở Pháp gây chấn động toàn Châu Âu. Hiến pháp
năm 1848 hứa hẹn cứu trợ trẻ em bơ vơ, người tàn tật, người già không nơi
nương tựa. Quyền lập Hội được pháp luật thừa nhận. Nhưng thành quả ấy quá
ngắn ngủi. Cuộc đảo chính ngày 2/12/1851 của Louis-Napoleon Bonaparte đÃ

tước bỏ mất quyền ấy, trừ các hội tương tế, nhân đạo. Những hội này từ con số
2.438 năm 1852 tăng lên đến 6.139 năm 1869, đà có tác dụng không những về
mặt xà hội mà còn là mầm mống cho sự phát triển các công đoàn sau này.
Lịch sử ra đời của các hội từ thiện hết sức đa dạng nhưng đều có chung một
động lực là giảm bớt đau khổ cho con người.
Phong trào nhân đạo chính thức ra đời và phát triển rầm rộ do sáng kiến
của một thanh niên Thuỵ Sỹ tên là Henry Dunant. Sau khi chứng kiến cảnh
hàng vạn người lính bị thương nặng nằm lại trên chiến trường kêu rên thảm
thiết không có ai chăm sóc sau trận đánh giữa quân đội Pháp - ý và quân đội
áo, Henry Dunant đà kêu gọi nhân dân địa phương cùng ông cứu giúp họ và
nảy ra sáng kiến mời 17 quốc gia dự hội nghị Geneve để thành lập một tổ
chức quốc tế giúp đỡ nạn nhân chiến tranh và tù binh, đó là Hội Chữ thập đỏ
quốc tế, chính thức ra đời năm 1864. Cuốn sách Ký ức Solferino xuất bản
năm 1862 của Henry Dunant đà thực sự gây xúc động, đánh thức lương tri của
loài người và có thể coi đó là một bản tuyên ngôn cho hành động nhân đạo
đầu tiên trên thế giới.
b. Lịch sử hình thành phong trào nhân đạo ở Việt Nam: Đối với dân tộc
Việt Nam, nhân đạo và từ thiện đà trở thành truyền thống dân tộc từ ngàn xưa.
Trong khó khăn, lúc cơ hàn, cộng đồng dân tộc Việt Nam luôn đùm bọc, giúp
đỡ lẫn nhau, các tầng lớp xà hội cùng nhau chia sẻ ngọt bùi, đồng cam céng


8

khổ. Cứu trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh hoạn nạn là công việc nhà
nước và nhân dân cùng làm mà Quỹ Nghĩa thương là một biểu hiện sinh động.
Quỹ Nghĩa thương là một hình thức tổ chức tương trợ đà ra đời rất lâu trong
lịch sử Việt Nam, được thành lập ở hầu hết các cộng đồng nông thôn và được
duy trì cho tới Cách mạng tháng Tám 1945. Theo các nghiên cứu, Quỹ Nghĩa
thương xuất hiện từ đầu thế kỷ XV khi Lê Thánh Tông (1460-1497) xuống

chiếu cho nhà giàu ở các địa phương nộp thóc vào Quỹ xÃ, tuỳ ít nhiều mà ban
tước thấp cao. Đến đời Nguyễn, Quỹ Nghĩa thương là Quỹ đặt dưới quyền của
cả làng nhằm chẩn cấp lúc mất mùa đói kém.
Từ năm 1860, Vua Tự Đức đà có chỉ dụ mở rộng Quỹ Nghĩa thương ra
cả nước với hai hình thức: Nghĩa thương là Quỹ tư nhân đóng góp bằng thóc
và tiền; xà thương là Quỹ được hình thành bằng thóc ruộng công và sương túc.
Nhờ đó, Nhà nước có thêm sức mạnh trong cứu trợ, ổn định tình hình kinh tế
và xà hội, hạn chế được đầu cơ trục lợi.
Đến đầu thế kỷ XX, với các phong trào: Đông Du, Đông Kinh Nghĩa
Thục, Duy Tân do Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh khởi xướng, các hội buôn
ra đời và đó cũng chính là những trung tâm về hội họp, tài chính và từ thiện,
nhân đạo như: Hội buôn Đồng Lợi (Hà Nội), Nam Đồng Hương (Sài Gòn),
Hội thương mại hợp tư (Quảng Nam)
Năm 1937, bên cạnh những tổ chức do Đảng Cộng sản Đông Dương
thành lập để tập hợp quần chúng, luôn có Hội cứu tế bình dân, Hội từ thiện
Dục Anh, Hội tương tế, trại Tế bần được lập ra ở nhiều thành phố. Các tổ chức
tôn giáo cũng có nhiều hoạt động từ thiện với các dòng: Phaolô, dòng Nữ tử
Bác ái Vinh Sơn, dòng Phan Sinh
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, một trong những đề nghị đầu tiên của
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lập Hũ gạo cứu quốc để cứu đói. Ngày 23/11/1946,
theo gợi ý của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hoạt động nhân đạo, Hội Chữ thập đỏ
Việt Nam đà ra đời và được Hồ Chủ tịch nhận làm Chủ tịch danh dự. Sau nµy,


9

các Hội nhân đạo khác tiếp tục ra đời và ngày càng phát huy hiệu quả hoạt
động trong việc hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng.
Từ lịch sử hình thành và tình hình thực tiễn nêu trên, có thể rút ra
những điểm chung nhất về hoạt động nhân đạo và hội nhân đạo như sau:

- Tính nhân đạo là một bản tính sẵn có trong mỗi con người, đó vừa là
nhu cầu, là tình cảm, vừa là xu thế hướng thiện của con người. Nhân chi sơ
tính bản thiện - đó là một đặc tính tốt đẹp và cao cả của con người, không
phụ thuộc ở đâu, lúc nào, hay bất cứ một thể chế chính trị nào.
- Hoạt động nhân đạo bắt đầu hình thành từ sự tự phát, sau đó mới đến
tự giác; lúc đầu chỉ là nhỏ lẻ, manh mún, sau đó mới có sự liên kết để hình
thành nên tổ chức. Theo thời gian, những hoạt động nhân đạo dần dần được
phát triển, có sự tác động, quản lý của giai cấp thống trị trong xà hội, hình
thành nên các hội nhân đạo, từ thiện.
- Thể chế chính trị nào có quan tâm, có sự quản lý, định hướng, tác
động, điều chỉnh bằng pháp luật thì ở đó hoạt động nhân đạo và vai trò của
các tổ chức nhân đạo phát huy được hiệu quả cao nhất và phục vụ thiết thực
nhất đối với con người.
- XÃ hội càng văn minh, tiến bộ và phát triển thì hoạt động nhân đạo
cũng như hoạt động của các tổ chức nhân đạo càng được tôn trọng và đề cao.
1.1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và Đảng cộng sản Việt Nam về nhân đạo và hội nhân đạo.
Chủ nghĩa Mác-Lênin luôn đề cao lòng nhân ái, nhân đạo của con
người đối với cộng đồng và xà hội. Quan điểm nhân đạo của học thuyết MácLênin là lòng nhân ái không có nghĩa chỉ biết xót thương người đau khổ, thụ
động chờ mong phép lạ của thần thánh hoặc vĩ nhân nào đó xuất hiện để cứu
vớt chúng sinh. Lòng nhân ái đòi hỏi phải được thể hiện bằng hành động cụ
thể, phải đấu tranh xoá bỏ áp bức, bóc lột, bất công. Từ quan niệm đó, ngay
sau khi Cách mạng tháng 10 năm 1917 thành công, trong lúc phải đối phó với


10

cuộc chiến tranh khốc liệt của thù trong, giặc ngoài và những khó khăn chồng
chất của đất nước, nhưng vị lÃnh tụ vĩ đại của nhân dân lao động thế giới đÃ
quan tâm đặc biệt đến Hội Chữ thập đỏ - một tổ chức đại diện cho những hoạt

động nhân đạo, từ thiện- với Chỉ thị đầu tiên rất rõ ràng của Người là: Ta cần
có một Hội Chữ thập đỏ mà nó phải là niềm tin và chân lý của Nhà nước công
nông, chính Lê Nin đà ký 9 sắc lệnh quan trọng có liên quan trực tiếp đến
việc tổ chức lại Hội Chữ thập đỏ nước Nga thành một tổ chức xà hội của quần
chúng, nhằm tập hợp, thu hút rộng rÃi các tầng lớp nhân dân vào hoạt động
nhân đạo của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lÃnh tụ vô cùng kính yêu của dân tộc Việt
Nam với lòng nhân ái bao la và niềm tin mÃnh liệt vào con người, Người đÃ
kết hợp truyền thống nhân văn, nhân ái Việt Nam với tinh hoa tiến bộ của
nhân loại và lương tâm của thời đại, để tạo thành chủ nghĩa nhân đạo cao cả
của Việt Nam, mà Người là biểu hiện sinh động nhất, cao đẹp nhất cho tinh
thần nhân đạo cao cả ấy. Tin dân mÃnh liệt, lại thương dân hết mực. Tình
thương đó của Bác Hồ có nguồn gốc sâu xa từ trong truyền thống dân tộc,
trong tình nhân ái Việt nam và trực tiếp nhất, gần gũi nhất từ quan niệm "ái
quốc là ¸i d©n" cđa cơ th©n sinh. Nãi vỊ tÝnh nh©n đạo trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp viết:
Có lẽ không có tình thương nào bao la hơn tình thương của Bác,
một tình thương đối với tất cả các dân tộc dưới gông cùm nô lệ.
Nét nổi bật là tình thương ấy không dừng lại ở cái đau, ở sự cảm
thông, xót xa cho số phận của đồng bào mình và của những người
cùng khổ trên thế giới. Tình thương của Bác đà trở thành ý chí,
trở thành quyết tâm giải phóng các giai cấp cần lao, giải phóng
mọi kiếp đong đầy, giành lại tự do và nhân phẩm, trả lại cho họ
giá trị làm người [27, tr. 95-96].


11

Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, sau khi tìm hiểu các trào lưu
tiến bộ khắp thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đà bắt gặp Chủ nghĩa Mác-Lênin

để tổ chức và lÃnh đạo giành độc lập, tự do cho đất nước. Nhân đạo theo chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là không dựa trên lý tưởng nhân
đạo chủ nghĩa trừu tượng về con người, mà xem xét con người một cách thực
tế như: họ xây dựng cuộc sống ra sao? băn khoăn, trăn trở cuộc sống như thế
nào? ở chỗ nào?

Cho nên, với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh, lý tưởng nhân đạo giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột không tồn
tại trừu tượng mà được tạo ra bởi tiền đề vật chất- đó là việc thay đổi chế độ
chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất bằng chế độ sở hữu xà hội, để của cải xÃ
hội sản xuất ra được sử dụng cho việc thúc đẩy sự phát triển năng lực trí tuệ
con người . Vì con người là vốn quý nhất, con người được giác ngộ, được tổ
chức, được lÃnh đạo đúng đắn sẽ tạo ra tất cả. Với Nguyễn ái Quốc, chủ
nghĩa Mác-Lênin là một khám phá mới về con đường cứu dân, cứu nước và về
chủ nghĩa nhân đạo cách mạng, chủ nghĩa nhân đạo trong hành động. ĐÃ có
rất nhiều cách hiểu về chủ nghĩa Mác-Lênin, đó là những quy luật, phạm trù,
khái niệm trừu tượng, đó là giai cấp và đấu tranh giai cấp, đó là tha hoá và giải
phóng con người, song có lẽ chưa có ai cho rằng đó còn là tình nghÜa” nh­
quan niƯm cđa Hå ChÝ Minh. Ng­êi nãi: “HiĨu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải
sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có
tình nghĩa, thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được [8, tr.554].
Những tư tưởng, tình cảm nhân đạo đó luôn tồn tại sống động trong đời
thường của Người. Bác đà hướng dẫn nhân dân, chỉ đạo cho cán bộ đảng viên
và Nhà nước làm những việc nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn như phát động
phong trào tăng gia sản xuất, chống giặc đói, giặc dốt, hũ gạo tình thương
đến những cuộc vận động lớn như: Tuần lễ vàng, Bác Hồ vay thóc nuôi quân
để có những điều kiện tối thiểu vừa xây dựng bảo vệ đất nước, vừa chăm lo
đời sống của nhân dân.



12

Khi tổ quốc đà giành được độc lập, khi Nguyễn ái Quốc đà trở thành
Chủ tịch Hồ Chí Minh thì tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh đà được vận dụng,
thể hiện trong đường lối, chính sách, pháp luật của nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà. Trong bản Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp 1946, tinh thần nhân
đạo Hồ Chí Minh đà chuyển thành bản chất nhân đạo trong chính sách và
pháp luật của nước Việt Nam mới, gắn liền với tư tưởng độc lập dân tộc, tự do
và hạnh phúc của nhân dân. Đây chính là nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo
Hồ Chí Minh, thể hiện ở sự kết hợp hài hoà giữa lòng nhân ái với tình đoàn kết
gắn bó của cộng đồng; lòng yêu thương con người gắn liền với đấu tranh
chống cái ác, gắn với niềm tin, sự tôn trọng nhân phẩm và điều quan trọng hơn
cả là tinh thần nhân đạo được đặt trên cơ sở đường lối chính trị độc lập dân tộc
và lòng yêu chuộng hoà bình. Di sản Hồ Chí Minh về nhân đạo là một tài sản
quý báu của dân tộc mà mỗi thế hệ phải gìn giữ, vun đắp.
Quan điểm, chính sách nhân đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà
nước Việt Nam là sự tiếp nối truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam,
quan điểm nhân đạo của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng nhân đạo của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Trong công cuộc ®ỉi míi ®Êt n­íc hiƯn nay, nhiỊu vÊn ®Ị
x· héi bức xúc đà và đang đặt ra cần phải giải quyết, trong đó có các vấn đề
liên quan đến lĩnh vực hoạt động nhân đạo, được thể hiện trong các văn kiện
của Đảng: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII nêu rõ: "đẩy
mạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Thực hiện các chính sách bảo trợ trẻ
mồ côi, lang thang, cơ nhỡ, nạn nhân chiến tranh, người tàn tật, xây dựng Quỹ
tình thương trích từ ngân sách một phần và động viên toàn xà hội tham gia
đóng góp " [1, tr. 498]. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xà hội 20012010 do Đảng ta đưa ra tại Đại hội IX, Đảng cũng thể hiện quan điểm: Tăng
cường sự trợ giúp của nhà nước víi viƯc ph¸t triĨn c¸c q tõ thiƯn, q x·
héi, quỹ đền ơn đáp nghĩa. Nhằm giúp đỡ có hiệu quả người được hưởng chính
sách xà hội, nạn nhân chiến tranh, thiên tai, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khã



13

khăn, những người tàn tật và người già không nơi nương tựa.. [1, tr.846]; Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nêu rõ: Mở rộng và đa
dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân tham gia các đoàn thể nhân dân, các
tổ chức xà hội, các Hội nghề nghiệp, văn hoá, hữu nghị, từ thiện, nhân đạo
sớm ban hành luật về Hội.[1, tr.673]
Như vậy, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về hoạt động nhân đạo là phát huy
mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân, các tổ chức, đoàn thể cùng tham gia
giải quyết các vấn đề xà hội theo phương châm: Tăng trưởng kinh tế phải gắn
liền với phát triển văn hoá xà hội, thực hiện công bằng và tiến bộ xà hội, góp
phần thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xà hội công bằng, dân chủ,
văn minh". Đây chính là tiêu chí quan trọng để khẳng định bản chất ưu việt
được thể hiện ở chính sách nhân đạo của Nhà nước cộng hoà xà hội chủ nghĩa
Việt Nam.
1.1.3. Khái niệm hội nhân đạo:
1.1.3.1. Khái niệm hội:
Hội ra đời từ rất sớm, đó là ngay từ khi con người ý thức được sức mạnh
tập thể, sức mạnh của sự hợp tác với nhau giữa các nhóm người, giữa các cộng
đồng người. XÃ hội càng phát triển, trình độ phát triển và nhu cầu của các tầng
lớp nhân dân ngày càng cao thì sự phát triển của hội càng gia tăng và phong
phú theo. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có một khái niệm riêng về hội. Nghiên cứu
khái niệm của một số quốc gia sẽ giúp chúng ta có được một cách nhìn toàn
diện, tổng quan về Hội.
Điều 2- Luật Hội của Cộng hoà Liên bang Đức do Quốc hội ban hành
ngày 5/8/1964 quy định: Hội theo quy định của luật này là sự liên kết tự
nguyện, lâu dài của các cá nhân và pháp nhân với nhau nhằm thực hiện mục
đích chung và tuân theo một quy định hình thành từ ý chÝ tËp thĨ cã tỉ chøc,

bÊt kĨ d­íi h×nh thøc pháp lý nào.


14

Điều 1- Luật số 8 về Hội (Đoàn thể quần chúng) năm 1985 của Cộng
hoà Indonesia quy định: Hội: Đoàn thể do công dân Cộng hoà Indonesia
thành lập một cách tự nguyện trên cơ sở có cùng hoạt động, cùng nghề nghiệp,
cùng tôn giáo và có cùng lòng tin vào thượng đế vĩ đại duy nhất để vai trò
tham gia vào công cuộc xây dựng trong khuôn khổ đạt được mục tiêu quốc
gia, trong một quốc gia thống nhất trên nền tảng của Pancassila.
Điều 1- Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng Cộng hoà dân chủ Đức
ngày 09/11/1967 quy định: Hội theo Nghị định này là tập hợp có tổ chức của
công dân hoặc pháp nhân để thực hiện những lợi ích của mình và đạt được
những mục đích chung.
Một số từ điển Luật học của nước ngoài cũng ®­a ra ®Þnh nghÜa Héi:
Theo tõ ®iĨn Lt cđa Black (Hoa Kỳ) thì Hội là:
- Hành động liên kết lại với nhau của một nhóm người nhằm một mục
đích đặc biệt nào đó. Những người này có mối liên hệ rất chặt chẽ.
- Tổ chức của một nhóm người được trao quyền hạn, tuy không đầy đủ,
song không bao hàm nhà nước.
Theo từ điển Luật của Cộng hoà Pháp:
- Hiểu theo nghĩa của Luật (chung) về hành chính, dân sự và nông
nghiệp thì Hội là sự tập hợp ít nhiều tính tổ chức của những người được gọi là
hội viên, liên kết với nhau có mục đích chung trong giới hạn về các quyền
công dân.
- Theo nghĩa Luật tư thì hội là tập hợp theo dân luật của những người
cùng nhau sư dơng vÜnh viƠn kiÕn thøc cđa hä vµo mục đích phi lợi nhuận.
ở Việt Nam hiện nay các hội quần chúng hoạt động theo nhiều lĩnh vực
hết sức đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, chưa có văn bản pháp luật nào quy

định rõ khái niệm Hội. Vì vậy muốn xây dựng khái niệm Hội, trước hết cần
phân tích những đặc điểm, dấu hiệu bản chất của từng loại hội.
Các hội khoa học kỹ thuật: Có các dấu hiệu bản chất và riêng biệt là:


15

- Lµ tỉ chøc tù ngun cđa giíi trÝ thøc, khoa học kỹ thuật trong hầu hết
các ngành trong nước.
- Hoạt động chủ yếu là nghiên cứu, khám phá lý thuyết và ứng dụng các
kết quả nghiên cứu phục vụ đời sống, góp phần phổ biến kiến thức khoa học
và kỹ thuật cho quần chúng.
Các hội nhân đạo và từ thiện: Có các dấu hiệu bản chất và riêng biệt:
- Là tổ chức tự nguyện của nhân dân.
- Hoạt động vì mục đích nhân đạo, từ thiện, góp phần làm giảm bớt khó
khăn cho những đối tượng dễ bị tổn thương trong xà hội.
Các hội văn hoá, nghề nghiệp:Có các dấu hiệu bản chất và riêng biệt:
- Là tổ chức tự nguyện của những người có cùng sở thích (văn nghệ dân
gian, tem, mỹ nghệ .)
- Hoạt động chủ yếu của Hội là nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu, truyền
bá, bảo tồn, phát triển đối tượng thuộc lĩnh vực văn hoá hoạt động của mình.
Các hội hoà bình và hữu nghị:Có các dấu hiệu bản chất và riêng biệt:
- Là tổ chức tự nguyện.
- Hoạt động theo đường lối đối ngoại nhân dân, với phương châm muốn
làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, vì hoà bình, độc lập, dân tộc và tiến
bộ xà hội.
Các hội tôn giáo: Có các dấu hiệu bản chất và riêng biệt:
- Là tổ chức tự nguyện của những người công giáo và phật giáo.
- Hoạt động của hội nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục các tín đồ,
phật tử thực hiện phương châm Tốt đời, đẹp đạo, hoà nhập vào cộng đồng

góp phần xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc và đóng góp xây dựng chính sách
về tôn giáo với Đảng và Nhà nước.
Qua nghiên cứu một số khái niệm trên và phân tích các dấu hiệu bản
chất, riêng biệt của 5 loại hội trên, có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của
hội như sau: Là tổ chức tự nguyện; Có tư cách pháp nhân; Có hội viên; Phi lỵi


16

nhuận; Hoạt động không vì mục đích chính trị mà cïng thùc hiƯn mơc ®Ých
chung do tõng héi ®Ị ra, không trái với đạo đức và pháp luật.
Từ đó, có thể đưa ra khái niệm chung về hội như sau:
Hội là tổ chức tự nguyện, có tư cách pháp nhân, hoạt động thường
xuyên, không vì lợi nhuận, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên,
góp phần phát triển kinh tế, xà hội của đất nước.
Trước tình hình phát triển nhanh và mạnh của xà hội hiện nay, cùng với
sự phát triển ngày càng phong phú đa dạng của các hội quần chúng thì việc
đưa ra một khái niƯm hoµn chØnh vỊ héi cã ý nghÜa rÊt quan trọng cả về
phương diện lý luận và thực tiễn, từ đó góp phần tiến tới có một khung pháp lý
thống nhất để điều chỉnh các Hội nói chung.
1.1.3.2. Khái niệm hội nhân đạo:

Khái niệm về hội nhân đạo chưa được nhắc đến trong bất kỳ văn bản
pháp luật nào của nhà nước. Cũng như khái niệm về hội nói chung, để làm rõ
khái niệm về hội nhân đạo cần phải rút ra những đặc điểm chung và bản chất
của mỗi hội nhân đạo nói riêng.
Việt Nam hiện nay có rất nhiều các tổ chức nhân đạo, từ thiện: đó là các
hội nhân đạo, các Quỹ nhân đạo, từ thiện, các cơ sở bảo trợ xà hội, thậm chí
cả các chương trình từ thiện, nhân đạo. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của
luận văn này chỉ đề cập đến những hội nhân đạo có tư cách pháp nhân, hoạt

động thường xuyên, liên tục, có đầu mối quản lý và là thành viên của Uỷ ban
Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Đó là: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam,
Hội Bảo trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, Hội nạn nhân chất độc da cam và Hội
cứu trợ trẻ em Việt Nam. Mặc dù đều là những hội nhân đạo, mang tính tự
nguyện, nhưng mỗi hội lại có chức năng, nhiệm vụ riêng được quy định trong
Điều lệ hội.
- Điều 1- Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam quy định: Hội Chữ thập đỏ
Việt Nam là tổ chức xà hội của quần chúng, tập hợp mọi người Việt Nam


17

không phân biệt dân tộc, tôn giáo, chính kiến, nam nữ, tự nguyện hoạt động vì
mục đích nhân đạo, hoà bình, hữu nghị, góp phần thực hiện mục tiêu vì dân
giàu, nước mạnh, xà hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì hạnh phúc nhân dân
- Điều 1- Điều lệ Hội người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam quy
định: Hội bao gồm các thành viên là cá nhân và tập thể tự nguyện hoạt động từ
thiện, đóng góp công sức, trí tuệ, giúp đỡ người tàn tật và trẻ em mồ côi. Mục
đích hoạt động của Hội là huy động mọi tiềm năng của xà hội, của các nhà
hảo tâm trong và ngoài nước, nhằm tạo điều kiện giúp đỡ để người tàn tật và
trẻ em mồ côi hoà nhập cộng đồng xà hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc.
- Điều 1- Điều lệ Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam quy định: Hội là
tổ chức của những người có tấm lòng từ thiện, tự nguyện đóng góp công, của,
trí tuệ cho hoạt động Hội, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa
vị xà hội. Hội hoạt động với mục đích góp phần làm cho trẻ em tàn tật thoát
khỏi khổ đau và bất hạnh, được bảo vệ, chăm sóc theo đúng luật bảo vệ trẻ em
của Nhà nước Việt Nam và Công ước về quyền trẻ em của Liên hiệp quốc.
- Điều 1- Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam quy định: Hội
là tổ chức xà hội- từ thiện. Hội đoàn kết, tập hợp các nạn nhân bị ảnh hưởng

của chất độc hoá học và các tầng lớp nhân dân Việt Nam, tự nguyện tham gia
khắc phục hậu quả chất độc da cam, nhằm góp phần vào sự nghiệp phát triển
đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xà hội công bằng, dân chủ, văn
minh, vì lợi ích của những nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Qua đặc điểm, tính chất, nhiệm vụ của các Hội nhân đạo nêu trên, có
thể rút ra đặc điểm của các Hội nhân đạo là:
- Là tổ chức tự nguyện của quần chúng.
- Tập hợp rộng rÃi các đối tượng, thành phần, không phân biệt chính
kiến, tôn giáo, giới tính.
- Không bị chi phối bởi các vấn ®Ị chÝnh trÞ.


18

- Hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, phi lợi nhuận.
- Nhằm mục đích giúp đỡ những đối tượng gặp khó khăn trong xà hội,
không vì quyền lợi của cán bộ, hội viên.
Từ khái niệm chung và đặc điểm của hội nhân đạo, có thể đưa ra khái
niệm về Hội nhân đạo như sau:
Hội nhân đạo là tổ chức xà hội của đông đảo quần chúng, tập hợp
những người tự nguyện hoạt động vì mục đích nhân đạo, phi lợi nhuận, không
phân biệt dân tộc, tôn giáo, chính kiến, giới tính Hội có tư cách pháp nhân,
hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của nhà nước và Điều lệ Hội.
1.1.4. Tính chất của Hội nhân đạo:
- Tính xà hội: Hội nhân đạo có tính xà hội bởi lẽ nó chỉ xuất hiện khi
con người ý thức được sức mạnh tập thể, sức mạnh của sự hợp tác với nhau
giữa các nhóm xà hội, các cộng đồng người. Các hoạt động nhân đạo, từ thiện
được tiến hành trước hết là do yêu cầu giải quyết những vấn đề xà hội gắn liền
với sự hình thành xà hội có giai cấp. Khi con người còn sống trong tình trạng
nguyên thuỷ, ®· cã sù c­u mang, ®ïm bäc lÉn nhau nh­ng chỉ mang tính ngẫu

nhiên, chỉ đơn thuần là quan hệ giữa con người và con người. Chỉ đến khi xÃ
hội phân chia thành giai cấp, người giàu và người nghèo, kẻ bóc lột và kẻ bị
bóc lột, có tầng lớp thống trị và tầng lớp bị thống trị thì hoạt động nhân đạo, từ
thiện mới dần dần trở thành có tổ chức. Như vậy, nhu cầu của con người đa
dạng, phong phú theo trình độ phát triển của xà hội, trình độ văn minh chung
của nhân loại, sự phát triển tỷ lệ thuận đó làm cho tính xà hội của các Hội
nhân đạo ngày càng đậm nét hơn.
- Tính tự nguyện: Tất cả các Hội nhân đạo đều được thành lập dựa trên
sự tự nguyện của quần chúng. Trước hết, tính tự nguyện của hội nhân đạo thể
hiện ở sự lựa chọn, tham gia và tự giác thực hiện nhiệm vụ do hội đề ra, nhiều
khi không đòi hỏi điều kiƯn g× khi thùc hiƯn nhiƯm vơ do héi giao phã.


19

TÝnh chÊt tù ngun thĨ hiƯn tÝnh tÝch cùc x· hội của các thành viên
trong xà hội nhằm thực hiện thoả mÃn những nhu cầu, lợi ích của mình. Đó là
những mong muốn của mỗi cá nhân muốn đóng góp cho xà hội, đó là tinh
thần tương thân tương ái, chia ngọt sẻ bùi, giúp đỡ đồng bào lúc gặp hoạn nạn,
khó khăn. Tính chất tự nguyện của các Hội nhân đạo nổi bật và bền vững tới
mức độ trở thành nguyên tắc hoạt động nội bộ và hoạt động quan hệ đối ngoại
của các Hội nhân đạo (Tính tự nguyện trở thành một nguyên tắc trong phong
trào Chữ thập đỏ quốc tế). Trong một số công trình nghiên cứu về Hội, tính
chất tự nguyện của Hội còn được gọi là tính ái hữu-cộng đồng[16, tr.46]. Song
sự khác biệt tên gọi không làm thay đổi nội dung của tính chất tự nguyện đó.
- Tính phi lợi nhuận: Điểm đặc thù, riêng biệt của hội nhân đạo là tính
phi lợi nhuận. Nghĩa là hội hoạt động không phải vì quyền lợi cán bộ, hội viên
của hội mà hoạt động nhằm phục vụ đời sống, sức khoẻ và hạnh phúc của
nhân dân, của những người còn nhiều khó khăn, bất hạnh trong cộng đồng.
Xét về khía cạnh kinh tế, theo Howarad L.Oleck& Martha E. Stewart mét chuyªn gia kinh tÕ cđa Mü thì không vụ lợi là: Không bộ phận thu nhập

hoặc lợi nhuận nào được chia cho các thành viên, giám đốc, nhân viên. Còn
xét về mặt xà hội thì không vụ lợi là hoàn toàn chăm lo cho người khác, những
người còn khó khăn hơn, bất hạnh hơn trong cuộc sống. Đó chính là tính chất
đặc thù và vô cùng cao cả, tự hào của hội nhân đạo trong hoạt động của mình.
1.1.5. Vị trí, vai trò của hội nhân đạo trong đời sống xà hội:
Vai trò, vị trí của hội nhân đạo trong đời sống xà hội được thể hiện ở 2
khía cạnh, đó là vai trò, vị trí của hội nhân đạo đối với Đảng, Nhà nước và vai
trò, vị trí của hội nhân đạo đối với xà hội và hội viên.
- Đối với Đảng và Nhà nước: Hội nhân đạo có vị trí, vai trò rất đặc thù,
riêng biệt, góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triĨn chung cđa ®Êt n­íc,
thĨ hiƯn ë mét sè ®iĨm nh­ sau:


20

Một là: Hội nhân đạo là một trong những phương thức để Đảng tập
hợp, thu hút quần chúng và các đối tượng khác tham gia mặt trận nhân đạo
rộng lớn, tập hợp, thu hút các tầng lớp nhân dân, các tổ chức quốc tế, các nhà
hảo tâm tham gia hoạt động nhân đạo phù hợp với đường lối, chủ trương của
Đảng và Nhà nước. Thông qua mặt trận nhân đạo rộng lớn, hội nhân đạo có
thể hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng còn gặp nhiều khó khăn trong xà hội, góp
phần thực hiện đường lối của Đảng, phát triển đất nước, thực hiện sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó cũng là sợi dây gắn kết Đảng với
quần chúng nhân dân, thể hiện trên các phương diện sau:
- Hội phản ảnh trung thực những nhu cầu, nguyện vọng, tâm tư của hội
viên với Đảng. Trên cơ sở đó, Đảng đề ra những chủ trương, đường lối, chính
sách đúng đắn, phù hợp, thiết thực.
- Hội căn cứ vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng để hướng
dẫn hội viên thực hiện tốt các nhiệm vụ theo đúng mục đích, tôn chỉ của hội,
phù hợp với chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng.

Hai là: Hội nhân đạo đóng vai trò tư vấn, phản biện, giám sát Đảng và
Nhà nước về các vấn đề có liên quan đến hoạt động nhân đạo, thể hiện:
- Hội nhân đạo tham gia xây dựng đường lối, chủ trương, quan điểm,
nghị quyết của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động nhân đạo của đất nước.
- Hội nhân đạo tuân thủ pháp luật do Nhà nước ban hành, tích cực tham
gia dưới các góc độ tư vấn, phản biện để Nhà nước ban hành các chủ trương,
chính sách, chế độ liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi về các lĩnh vực mà hội
hoạt động.
Trong tiến trình đổi mới, nhà nước cũng đà và đang yêu cầu các hội
nhân đạo vươn tới những vai trò cao hơn như cùng các tổ chức khác giám sát
hoạt động của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực nhân đạo, từ thiện.
Ba là: Hội nhân đạo là một cầu nối rất quan trọng giữa Đảng, Nhà nước
với nhân dân. Sở dĩ hội nhân đạo là một cầu nối rất quan trọng giữa Đảng,


21

Nhà nước với nhân dân bởi vì thông qua các hoạt động nhân đạo, Đảng và
Nhà nước thực hiện tốt những chủ trương, chính sách trong việc chăm lo, quan
tâm đến đời sống nhân dân. Qua đó thể hiện bản chÊt ­u viƯt cđa Nhµ n­íc ta,
mét nhµ n­íc kiĨu mới của dân, do dân và vì dân. Đồng thời nhân dân được
củng cố thêm lòng tin yêu với Đảng, Nhà nước, hăng hái thực hiện đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tạo nên sự gắn bó, đoàn kết và
làm giảm bớt phần nào những bức xúc, những điểm nóng trong xà hội.
Bốn là: Hội nhân đạo góp phần thực hiện tốt đường lối, chính sách đối
ngoại nhân dân của Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng xà hội Việt Nam
năng động, cởi mở, tăng cường các hoạt động giao lưu, chia sẻ, hỗ trợ với thế
giới bên ngoài thông qua các hoạt động nhân đạo.
- Đối với xà hội và hội viên:
Hội nhân đạo là tổ chức xà hội quần chúng nhằm huy động mọi nguồn

lực để phục vụ mục tiêu nhân đạo cao cả. Do đó, có thể coi những hoạt động
của hội là một hình thức để điều phối thu nhập một cách tự nguyện giữa người
giàu và người nghèo trong xà hội, khắc phục được tình trạng chênh lệch giàu
nghèo, thúc đẩy tính tích cực và văn minh trong xà hội, phát huy cách ứng xử
nghĩa tình, góp phần làm lành mạnh các quan hệ xà hội. Vì vậy, hội nhân đạo
có vai trò như là những người bạn đồng hành, luôn kề vai, sát cánh cùng các
tầng lớp nhân dân để chia ngọt, sẻ bùi, hỗ trợ, giúp đỡ người dân vượt lên
chính hoàn cảnh khó khăn của bản thân mình. Thông qua đó, hội nhân đạo
phát huy truyền thống nhân ái, nhân đạo cao cả của dân tộc để khơi dậy nguồn
lực nội sinh, sức mạnh tinh thần gắn bó cộng đồng nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nhau
khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
Hội nhân đạo còn có vai trò lớn lao trong việc phát huy tính năng động,
tích cực xà hội của quần chúng ngay tại cộng đồng. Vị trí, vai trò của hội nhân
đạo chỉ được khẳng định và phát huy thông qua các hoạt động tích cực, thiết
thực của hội viên và nhân dân trong cộng đồng. Thông qua ®ã, héi h­íng dÉn,


22

tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của hội
viên, thoả mÃn nhu cầu tinh thần, giúp hội viên nâng cao ý thức, trách nhiệm
trước Đảng, Nhà nước và xà hội.
1. 2. Khái niệm, nội dung, vai trò của pháp luật về hội nhân đạo:
1.2.1. Khái niệm:
Khái niệm pháp luật về hội nhân đạo có thể được tiếp cận dưới các góc
độ khác nhau:
- Xuất phát từ góc độ khoa học pháp lý, có thể hiểu pháp luật về hội
nhân đạo là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh c¸c quan hƯ x· héi ph¸t sinh trong lÜnh
vùc tỉ chức và hoạt động của hội nhân đạo.

- Căn cứ vào mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị, có thể định nghĩa
pháp luật về hội nhân đạo là sự thể chế hoá chính sách về nhân đạo và hội
nhân đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Dựa theo cách định nghĩa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
(nguồn luật) có thể định nghĩa pháp luật về hội nhân đạo là hệ thống các quy
phạm pháp luật điều chỉnh tổ chức, hoạt động của hội nhân đạo, thể hiện trong
các văn bản quy phạm pháp luật và được sắp xếp theo giá trị và hiệu lực pháp
lý từ cao xuống thấp.
Từ những căn cứ nêu trên, có thể nêu khái quát khái niệm pháp luật về
Hội như sau:
Pháp luật về hội nhân đạo là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành nhằm điều chỉnh c¸c quan hƯ x· héi trong lÜnh vùc tỉ chøc và
hoạt động, được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành.
1.2.2. Nội dung pháp luật về hội nhân đạo:
Hiện nay, hội nhân đạo chưa có một văn bản pháp luật riêng để điều
chỉnh hoạt động của mình. Do vậy, nội dung pháp luật về hội nhân đạo chủ


23

yếu là những quy định liên quan đến hội nói chung, trong quá trình tổ chức và
hoạt động của mình, hội nhân đạo áp dụng và tuân thủ theo những quy định
đó, cụ thể là:
- Quy định về phạm vi điều chỉnh: Pháp luật về hội nhân đạo chỉ điều
chỉnh quan hệ xà hội về tổ chức và hoạt động nhân đạo.
- Quy định về điều kiện và thủ tục thành lập:
+ Điều kiện thành lập: là những yêu cầu mà những người muốn thành
lập hội phải đáp ứng theo quy định của pháp luật về: mục đích, hồ sơ, nội
dung Điều lệ

+ Thủ tục thành lập: Là những quy định mà những người muốn thành
lập hội nhân đạo bắt buộc phải tuân thủ. Một trong những thủ tục bắt buộc khi
thành lập hội nhân đạo hiện nay là phải xin phép thành lập và chỉ trên cơ sở cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý, hội nhân đạo mới được thành lập.
- Quy định về hội viên: Bao gồm điều kiện trở thành hội viên, hội viên
liên kết, hội viên danh dự.
- Quy định về tổ chức và hoạt động: Quy định về cơ quan cao nhất,
nhiệm kỳ, cách thức triệu tập và quyền hạn của Đại hội, nguyên tắc biểu quyết
tại Đại hội.
- Quy định về quyền và nghĩa vụ: Quy định cụ thể một số quyền và
nghĩa vụ tương ứng của hội, như: Quyền tuyên truyền mục đích của hội, đại
diện trong quan hệ đối nội, đối ngoại, phối hợp với các cơ quan, tổ chức để
thực hiện nhiệm vụ, được gây Quỹ, nhận tài trợ ; Nghĩa vụ hoạt động theo
đúng Điều lệ đà được phê duyệt, chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước, báo
cáo thường niên .
- Quy định về các trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể:
Quy định các trường hợp tự giải thể và bị giải thể, trách nhiệm của các cơ
quan nhà nước khi hội bị giải thể, giải quyết tài sản, tài chính khi hội bị giải
thể, sáp nhập, chia tách


×