Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phân lập, xác định cấu trúc và xác định hoạt tính sinh học của các hoạt chất từ loài Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Nguyễn Thị Thu Minh

PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
KHÁNG VIÊM CỦA CÁC HOẠT CHẤT PHÂN LẬP TỪ LỒI
SA NHÂN TÍM (AMOMUM LONGILIGULARE T.L.WU)

LUẬN VĂN THẠC SĨ: HĨA HỌC

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Nguyễn Thị Thu Minh


PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
KHÁNG VIÊM CỦA CÁC HOẠT CHẤT PHÂN LẬP TỪ LỒI
SA NHÂN TÍM (AMOMUM LONGILIGULARE T.L.WU)
Chun ngành: Hóa Hữu cơ
Mã số: 8440114

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC :
Hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Hải Đăng

Hà Nội - 2020


Lời cam đoan

Tơi xin cam đoan:
Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học
của TS. Nguyễn Hải Đăng. Các kết quả thu đƣợc trong luận văn hồn tồn
trung thực và chƣa đƣợc ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác. Tồn bộ
trích dẫn trong luận văn đều chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Minh


Lời cảm ơn
Luận văn này đƣợc hoàn thiện tại Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm
Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã

nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ quý báu từ thầy cô, các nhà khoa học cũng nhƣ
đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Hải Đăng là
ngƣời thầy đã hƣớng dẫn tận tình, chu đáo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ phịng Tổng hợp hữu cơ - Viện
Hóa sinh biển đã giúp đỡ và tạo điều kiện hỗ trợ tơi trong suốt q trình làm
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Học viện Khoa học
và Cơng nghệ, Ban lãnh đạo viện Hóa sinh biển đã tạo điều kiện cho tơi hồn
thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đề tài nghiên cứu cơ bản: Nghiên cứu thành
phần hóa học và hoạt tính kháng viêm, đánh giá tác dụng trên các đích sinh
học phân tử của một số loài thuộc chi Amomum. Mã số 104.01-2017.307 do
TS. Nguyễn Hải Đăng làm chủ nhiệm, đã hỗ trợ để tôi thực hiện thành công
luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Minh


Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt
Kí hiệu

13

1

C-NMR

H-NMR

CC
CD3OD
CDCl3
CH2Cl2
COSY

Tiếng Anh
Carbon -13 nuclear magnetic resonance
spectroscopy
Proton nuclear magnetic resonance
spectroscopy
Column chromatography
Tetradeuteromethanol (Methanol-d4)
Deuterochloroform (Chloroform-d)
Dichloromethane
1

H-1H- correlation spectroscopy

EtOAc

Distortionless enhancement by

polarization transfer
Ethyl acetate

HMBC

Heteronuclear mutiple bond correlation

DEPT

Diễn giải
Phổ cộng hƣởng từ hạt
nhân carbon 13
Phổ cộng hƣởng từ hạt
nhân proton
Sắc ký cột

Phổ tƣơng tác hai chiều
H-1H

1

Phổ DEPT
Phổ tƣơng tác dị hạt nhân
qua nhiều liên kết
Phổ tƣơng tác dị hạt nhân
qua 1 liên kết
Nồng độ ức chế 50%

Heteronuclear single quantum
Correlation

IC50
Inhibitory concentration at 50%
IL
Interleukin
iNOS
Inducible nitric oxide synthase
LPS
Lipopolysaccharide
MeOH
Methanol
MS
Mass spectrometry
Phổ khối lƣợng
3-(4,5-dimethythiazol-2-yl)-2,5MTT
diphenyl tetrazolium bromide
NO
Nitric oxide
Nuclear overhauser enhancement
NOESY
Phổ NOESY
spectroscopy
TLC
Thin layer chromatography
Sắc ký lớp mỏng
TNF
Tumor necrosis factor
Yếu tố hoại tử khối u
s: singlet
d: doublet
t: triplet

m: multiplet brs: broad singlet
dd: doublet of doublets
ddd: doublet of doublet of doublets
HSQC


Danh mục bảng
Bảng 3.1. Số liệu phổ 1H-NMR của hợp chất AL1 và chất tham khảo (*) [25]
......................................................................................................................... 30
Bảng 3.2. Số liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR của hợp chất AL2 và chất tham
khảo (*) [26] .................................................................................................... 31
Bảng 3.3. Số liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR của hợp chất AL4 và chất tham
khảo (*) [28] .................................................................................................... 33
Bảng 3.4. Số liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR của hợp chất AL3 và chất tham
khảo (*) [27] .................................................................................................... 34
Bảng 3.5. Số liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR của hợp chất AL5 và chất tham
khảo (*) [29] .................................................................................................... 36
Bảng 3.6. Số liệu phổ 1H, 13C-NMR của AL6 và chất tham khảo (*) [30] .... 38
Hình 3.12. Cấu trúc hợp chất AL7 và một số tƣơng tác HMBC chính .......... 38
Bảng 3.7. Số liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR của AL7 và chất tham khảo [31] 40
Bảng 3.8. So sánh phổ 1H-NMR (500MHz, CDCl3) của hợp chất AL7, AL8
và 7-epi-α-cyperone theo tài liệu tham khảo [32] ........................................... 41
Bảng 3.9. Kết quả thử hoạt tính kháng viêm của các chất sạch phân lập từ Sa
nhân tím trên dòng tế bào RAW264.7 ............................................................ 43
Bảng 3.10. Giá trị IC50 hoạt tính kháng viêm theo cơ chế ức chế sự sản sinh
NO của mẫu có hoạt tính ................................................................................. 45


Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Hình 1.1. Sa nhân tím (a - Thân và quả, b – Cây non Sa nhân tím) ................. 5

Hình 2.1. Cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu)........................ 16
Hình 3.1. Sơ đồ tạo cặn chiết thân Sa nhân tím .............................................. 23
Hình 3.2. Sơ đồ phân lập chất sạch từ cặn dichloromethane thân Sa nhân tím
......................................................................................................................... 24
Hình 3.3. Sơ đồ phân lập chất sạch từ cặn ethyl acetate thân Sa nhân tím ..... 25
Hình 3.4. Sơ đồ tạo cặn chiết quả Sa nhân tím ............................................... 26
Hình 3.5. Sơ đồ phân lập các chất sạch từ cặn methanol quả Sa nhân tím ..... 27
Hình 3.6. Cấu trúc hợp chất AL1 .................................................................... 29
Hình 3.7. Cấu trúc hợp chất AL2 .................................................................... 30
Hình 3.8. Cấu trúc hợp chất AL3 .................................................................... 31
Hình 3.9. Cấu trúc hợp chất AL4 .................................................................... 32
Hình 3.10. Cấu trúc hợp chất AL5 và một số tƣơng tác chính trên phổ HMBC
......................................................................................................................... 35
Hình 3.11. Cấu trúc hợp chất AL6 và tƣơng tác HMBC và COSY ............... 36
Hình 3.12. Cấu trúc hợp chất AL7 và một số tƣơng tác HMBC chính .......... 38
Hình 3.13. Cấu trúc của hợp chất AL8 ........................................................... 41
Hình 3.14. Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập đƣợc từ Sa nhân tím
(Amomum longiligulare T.L.Wu) ................................................................... 42
Hình 3.15. Kết quả đánh giá khả năng ức chế sản sinh NO và gây độc tế bào
của 8 hợp chất (%UC: % ức chế sản sinh NO, %CS: % sống sót của tế bào) 44
Hình PL1. Phổ 1H-NMR của chất AL1....................................................... PL-2
Hình PL2. Phổ khối ESI-MS mode positive của chất AL1 ........................ PL-2
Hình PL3. Phổ 1H-NMR của chất AL2....................................................... PL-3
Hình PL4. Phổ 13C-NMR của chất AL2...................................................... PL-3
Hình PL5. Phổ khối ESI-MS mode positive của chất AL2 ........................ PL-3
Hình PL6. Phổ 1H-NMR của chất AL3....................................................... PL-4
Hình PL7. Phổ 1H-NMR giãn của chất AL3 ............................................... PL-4
Hình PL8. Phổ 13C-NMR của chất AL3...................................................... PL-5



Hình PL9. Phổ DEPT của chất AL3 ........................................................... PL-5
Hình PL10. Phổ khối ESI-MS mode positive của chất AL3 ...................... PL-5
Hình PL11. Phổ 1H-NMR của chất AL4..................................................... PL-6
Hình PL12. Phổ 1H-NMR giãn của chất AL4 ............................................. PL-6
Hình PL13. Phổ 13C-NMR của chất AL4.................................................... PL-7
Hình PL14. Phổ HSQC của hợp chất AL4 ................................................. PL-7
Hình PL15. Phổ HMBC của hợp chất AL4 ................................................ PL-8
Hình PL16. Phổ HMBC giãn của hợp chất AL4 ........................................ PL-8
Hình PL17. Phổ khối ESI-MS mode positive của chất AL4 ...................... PL-8
Hình PL18. Phổ 1H-NMR của chất AL5..................................................... PL-9
Hình PL19. Phổ 1H-NMR giãn của chất AL5 ............................................. PL-9
Hình PL20. Phổ 13C-NMR của chất AL5.................................................. PL-10
Hình PL21. Phổ HSQC của chất AL5....................................................... PL-10
Hình PL22. Phổ HMBC của chất AL5 ..................................................... PL-11
Hình PL23. Phổ HMBC giãn của chất AL5.............................................. PL-11
Hình PL24. Phổ khối ESI-MS mode positive của chất AL5 .................... PL-12
Hình PL25. Phổ 1H-NMR của chất AL6................................................... PL-12
Hình PL26. Phổ 1H-NMR giãn của chất AL6 ........................................... PL-13
Hình PL27. Phổ 1H-NMR giãn của chất AL6 ........................................... PL-13
Hình PL28. Phổ 13C-NMR của chất AL6.................................................. PL-14
Hình PL29. Phổ DEPT của chất AL6 ....................................................... PL-14
Hình PL30. Phổ COSY của chất AL6....................................................... PL-15
Hình PL31. Phổ COSY giãn của chất AL6 ............................................... PL-15
Hình PL32. Phổ NOESY của chất AL6 .................................................... PL-16
Hình PL33. Phổ NOESY giãn của chất AL6 ............................................ PL-16
Hình PL34. Phổ HMBC của chất AL6 ..................................................... PL-17
Hình PL35. Phổ HMBC giãn của chất AL6.............................................. PL-17
Hình PL36. Phổ HSQC của chất AL6....................................................... PL-18
Hình PL37. Phổ HSQC giãn của chất AL6 ............................................... PL-18
Hình PL38. Phổ khối ESI-MS mode positive của chất AL6 .................... PL-19



Hình PL39. Phổ 1H-NMR của chất AL7................................................... PL-19
Hình PL40. Phổ 1H-NMR giãn của chất AL7 ........................................... PL-20
Hình PL41. Phổ 13C-NMR của chất AL7.................................................. PL-20
Hình PL42. Phổ DEPT của chất AL7 ....................................................... PL-21
Hình PL43. Phổ HMBC của chất AL7 ..................................................... PL-21
Hình PL44. Phổ HMBC giãn của chất AL7.............................................. PL-22
Hình PL45. Phổ HMBC giãn của chất AL7.............................................. PL-22
Hình PL46. Phổ HSQC của chất AL7....................................................... PL-23
Hình PL47. Phổ HSQC giãn của chất AL7............................................... PL-23
Hình PL48. Phổ NOESY của chất AL7 .................................................... PL-24
Hình PL49. Phổ NOESY giãn của chất AL7 ............................................ PL-24
Hình PL50. Phổ khối ESI-MS mode positive của chất AL7 .................... PL-25
Hình PL51. Phổ 1H-NMR của hợp chất AL8 ........................................... PL-25
Hình PL52. Phổ 1H-NMR giãn của hợp chất AL8 ................................... PL-26
Hình PL53. Phổ 1H-NMR giãn của hợp chất AL8 ................................... PL-26
Hình PL54. Phổ khối ESI-MS mode positive của chất AL8 .................... PL-26


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ LỒI SA NHÂN TÍM (Amomum longiligulare
T.L.Wu) ......................................................................................................... 5
1.1.1. Đặc điểm thực vật, phân bố ........................................................ 5
1.1.2. Công dụng và chủ trị ................................................................... 6
1.1.3. Các nghiên cứu nƣớc ngồi về Sa nhân tím................................ 6
1.1.3.1. Thành phần hóa học................................................................. 6

1.1.3.2. Hoạt tính sinh học .................................................................... 9
1.1.4. Các nghiên cứu trong nƣớc về Sa nhân tím .............................. 11
1.1.4.1. Nghiên cứu về thành phần hóa học ....................................... 11
1.1.4.2. Nghiên cứu về hoạt tính sinh học .............................................. 12
1.2. GIỚI THIỆU VỀ KHÁNG VIÊM .................................................. 13
1.2.1. Giới thiệu về quá trình viêm ........................................................ 13
1.2.2. Các yếu tố tham gia vào quá trình viêm....................................... 15
CHƢƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU ......................................................................... 16
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 16
2.1.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất nghiên cứu ..................................... 17
2.1.2.1. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất dùng trong phân lập và xác định
cấu trúc các hợp chất ...................................................................................... 17
2.1.2.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất dùng trong xác định hoạt tính
kháng viêm....................................................................................................... 17
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 18
2.2.1. Phƣơng pháp phân lập các hợp chất.............................................. 18
2.2.1.1. Phương pháp chiết xuất ............................................................ 18
2.2.1.2. Phương pháp phân lập ............................................................... 18
2.2.2. Phƣơng pháp xác định cấu trúc các hợp chất ................................ 19
2.2.2.1. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR ............................................ 19
2.2.2.2. Phổ khối lượng MS..................................................................... 19
2.2.2.3. Độ quay cực [α] ......................................................................... 20
2.2.3. Phƣơng pháp đánh giá hoạt tính kháng viêm ................................ 20


2
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 23
3.1. CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT ............................ 23
3.1.1. Chiết xuất và phân lập các hợp chất từ thân Sa nhân tím ............ 23

3.1.2. Chiết xuất và phân lập các hợp chất từ quả Sa nhân tím ............. 25
3.2. THƠNG SỐ VẬT LÝ VÀ DỮ LIỆU PHỔ CỦA CÁC HỢP CHẤT
ĐÃ PHÂN LẬP ĐƢỢC .............................................................................. 28
3.2.1. Hợp chất AL1: 4-methoxycinnamic acid ...................................... 28
3.2.2. Hợp chất AL2: Methyl ferulate.................................................... 28
3.2.3. Hợp chất AL3: 1,7-bis-(4-hydroxyphenyl)-1,4,6-heptatrien-3-one
................................................................................................................. 28
3.2.4. Hợp chất AL4: 3-hydroxy-1-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)propan-1-one ........................................................................................... 28
3.2.5. Hợp chất AL5: 4,4’-dihydroxy chalcone ...................................... 28
3.2.6. Hợp chất AL6: Nootkatone ......................................................... 28
3.2.7. Hợp chất AL7: 6β-hydroxy-7-epi-α-cyperone .............................. 29
3.2.8. Hợp chất AL8: 7-epi-α-cyperone .................................................. 29
3.3. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP ĐƢỢC ...... 29
3.3.1. Hợp chất AL1: 4-methoxycinnamic acid .................................. 29
3.3.2. Hợp chất AL2: Methyl ferulate ................................................ 30
3.3.3. Hợp chất AL3: 1,7-bis-(4-hydroxyphenyl)-1,4,6-heptatrien-3one
................................................................................................... 31
3.3.4.Hợp chất AL4: 3-hydroxy-1-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)propan-1-one ........................................................................................... 32
3.3.5. Hợp chất AL5: 4,4’-dihydroxy chalcone .................................. 35
3.3.6. Hợp chất AL6: Nootkatone ..................................................... 36
3.3.7. Hợp chất AL7: 6β-hydroxy-7-epi-α-cyperone.......................... 38
3.3.8. Hợp chất AL8: 7-epi-α-cyperone .............................................. 40
3.4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG VIÊM VÀ GÂY
ĐỘC TẾ BÀO CỦA CÁC CHẤT SẠCH PHÂN LẬP ĐƢỢC ................. 43
4.1. KẾT LUẬN .......................................................................................... 46
4.2. KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48


3

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nƣớc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên
có hệ thực vật đa dạng và phong phú. Theo ƣớc tính, nƣớc ta có khoảng
13.000 lồi thực vật bậc cao trong đó có khoảng hơn 4.000 loài đƣợc sử dụng
làm thuốc. Do sự đa dạng về thành phần chủng loại, nguồn dƣợc liệu Việt
Nam đƣợc sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều bệnh,
nhiều cây thuốc đã đƣợc khoa học hiện đại chứng minh về giá trị chữa bệnh
của chúng. Xu hƣớng nghiên cứu và tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt
tính sinh học từ các dƣợc liệu, từ các loài thực vật đang thu hút sự quan tâm
của các nhà khoa học bởi độc tính thấp, dễ hấp thu và chuyển hóa trong cơ thể
so với các dƣợc phẩm tổng hợp.
Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) thuộc chi Sa nhân
(Amomum), họ Gừng (Zingiberaceae) là cây dƣợc liệu quý, có giá trị kinh tế
cao, đƣợc sử dụng làm thuốc trong chữa trị các bệnh đƣờng ruột, hô hấp,
xƣơng khớp. Ngồi ra, Sa nhân tím cịn có tác dụng làm dịu đau nhức răng,
chống viêm, kháng khuẩn, có tác dụng an thai và chữa một số bệnh phụ nữ.
Sa nhân tím đƣợc sử dụng làm thuốc, làm gia vị hoặc tinh dầu chiết xuất đƣợc
ứng dụng trong lĩnh vực y học, dƣợc phẩm, công nghệ thực phẩm.
Là dƣợc liệu quý và có khả năng ứng dụng rộng rãi nên Sa nhân tím đã
đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc về thành phần hóa học và hoạt tính sinh của lồi Amomum longiligulare
cho thấy tiềm năng vô cùng lớn trong phát triển các dƣợc chất thiên nhiên có
hoạt tính kháng viêm, kháng khuẩn,…Tuy nhiên, các nghiên cứu ở nƣớc ta
mới chỉ tập trung vào đánh giá thành phần tinh dầu, các nghiên cứu về các
nhóm hợp chất khác cịn rất ít. Hơn nữa, đánh giá về hoạt tính sinh học của
lồi Sa nhân tím chƣa đầy đủ, hiện tại chƣa có nghiên cứu nào đánh giá về
hoạt tính kháng viêm và gây độc tế bào của loài này. Do vậy, nghiên cứu về
thành phần hóa học và đánh giá hoạt động kháng viêm của cây Sa nhân tím
Amomum longiligulare có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, nghiên cứu sẽ cung
cấp thơng tin về các nhóm hợp chất khác của lồi này, tạo cơ sở dữ liệu cho

các nghiên cứu về sau.


4
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, đề tài luận văn: “Phân lập, xác định cấu

trúc và đánh giá khả năng kháng viêm của các hoạt chất phân lập từ
lồi sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu)” đƣợc thực hiện với
những mục tiêu cụ thể sau:
- Phân lập đƣợc một số hợp chất từ lồi Sa nhân tím (Amomum
longiligulare T.L.Wu), xác định đƣợc cấu trúc của các hợp chất.
- Đánh giá khả năng kháng viêm của các chất sạch phân lập đƣợc.


5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ LOÀI SA NHÂN TÍM (Amomum longiligulare
T.L.Wu)
Sa nhân tím hay cịn gọi là Sa nhân lƣỡi lá dài, sa ngần, mề tré bà, tên
khoa học là (Amomum longiligulare T.L.Wu), thuộc chi Sa nhân (Amomum),
họ Gừng (Zingiberaceae) [1].
1.1.1. Đặc điểm thực vật, phân bố
Đặc điểm thực vật
Sa nhân tím là loại cây thân thảo sống lâu năm, cao 1,5 – 2,5 m. Thân
rễ mọc bò lan trên mặt đất. Lá mọc so le thành hai dãy, hình mác, dài 23 – 30
cm, rộng 5 – 6 cm, gốc hình nêm, đầu nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt
trên bóng, lƣỡi bẹ mỏng, xẻ đơi; cuống lá dài 5 – 10 mm.
Cụm hoa mọc từ thân rễ thành bơng, có 5 – 7 hoa màu trắng; lá bắc
ngồi hình bầu dục, màu nâu, lá bắc trong dạng ống; dài 1,5 cm, có 3 răng
nhọn; tràng hình ống dài 1,3 – 1,5 cm, chia 3 thùy, mặt ngồi có lơng thƣa,

thùy ở giữa hình trứng ngƣợc, hai thùy bên hẹp; cánh mơi gần trịn, đƣờng
kính 2 – 2,6 cm, lõm, mép màu vàng, giữa có sọc đỏ, đầu cánh mơi xẻ hai
thùy nhỏ gập ra phía sau, khơng có nhị lép, chỉ nhị dài hơn bao phấn; bầu hình
trụ trịn, hơi phình ở giữa, có lơng trắng.
Quả hình cầu, màu tím, đƣờng kính 1,3 – 2 cm, mặt ngồi có gai ngắn,
chia 3 ơ. Hạt màu nâu sẫm, cứng. Khối lƣợng các hạt tƣơng đối nhỏ, mỗi quả
có 3 – 24, hạt có áo, đƣờng kính 3 – 4 mm [1], [2], [3].

a [3]

b [3]

Hình 1.1. Sa nhân tím (a - Thân và quả, b – Cây non Sa nhân tím)


6
Phân bố
Sa nhân tím có vùng phân bố từ đảo Hải Nam (Trung Quốc), đến vùng
Trung Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, Sa nhân tím phân bố tập trung nhất tại
các tỉnh Tây Nguyên. Những điểm có nhiều Sa nhân tím nhất là huyện
M′Đrắc (Đăk Lăk), An Khê và K′Bang (Gia Lai), Vĩnh Thạch (Bình Định),
Sơng Hinh (Phú n), Ba Tơ (Quãng Ngãi)…Ở đây Sa nhân tím mọc tƣơng
đối tập trung xen lẫn với loài Sa nhân trắng trên diện tích rừng lớn. Ở các tỉnh
phía Bắc nhƣ Phú Thọ, Thái Bình, Hịa Bình, Hải Dƣơng, Sa nhân tím mọc
với trữ lƣợng ít ở trạng thái mọc hoang hoặc trồng ở vƣờn [1].
Thu hoạch
Sa nhân tím có hoa quả gần nhƣ quanh năm, quả chỉ sinh ra ở gốc
những cây sau 1 năm tuổi. Ở vụ quả chính, hoa bắt đầu từ giữa tháng 3, quả
già vào khoảng tháng 6 – 7. Vụ quả phụ bắt đầu khoảng tháng 7, quả già vào
tháng 11. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi vỏ quả chuyển sang màu vàng

nhƣng còn rắn. Lúc này, hạt dễ tách, màu vàng có chấm đen hoặc nâu, vị
chua, cay nồng [1].
1.1.2. Công dụng và chủ trị
Quả Sa nhân tím có vị cay, tính ấm, mùi thơm vào các kinh tỳ, vị, thận.
Có tác dụng hành khí, tán hàn, tán thấp, khai vị, tiêu thực, kích thích tiêu hóa.
Quả Sa nhân tím đƣợc dùng trong trị bụng trƣớng đau, đầy bụng, ăn không
tiêu; tả, lỵ do lạnh; nơn mửa, nghẹn nấc, chống viêm, có tác dụng an
thai…Trong thực phẩm, Sa nhân tím đƣợc dùng làm gia vị, chế rƣợu mùi [1],
[4].
Hạt Sa nhân tím phơi khô, giã thành bột, chấm vào chỗ răng đau, hoặc
ngâm rƣợu cho đặc rồi ngậm có tác dụng chữa đau nhức răng [1].
1.1.3. Các nghiên cứu nƣớc ngoài về Sa nhân tím
1.1.3.1.
Thành phần hóa học
Qua những cơng trình nghiên cứu, nhiều hợp chất từ Sa nhân tím đã
đƣợc phân lập. Tinh dầu, flavonoid, terpenoid và diarylheptanoid là các thành
phần hóa học chính trong quả Sa nhân tím [5], [6], [7]. Các thành phần hóa
học chính đƣợc phân lập từ phân đoạn dichloromethane của Sa nhân tím là
flavonoid và diarylheptanoid [5].


7
Thành phần tinh dầu
Thành phần tinh dầu trong hạt Sa nhân tím (1,7-3%) chứa borneol (9)
19%, D-camphor 33%, bornyl acetate 26,5%, D-limonene 7%, α-phellandrene
(10) 2,3%, α-pinene 1,8%, linalool (11) [3].
Thành phần chính trong tinh dầu Sa nhân tím bao gồm α-pinene (1), βpinene (2), 1,8-cineole (3), p-cymene (4), limonene (5), camphene (6), bornyl
acetate (7) và camphor (8) [8].

Nhóm hợp chất flavonoid

Nhóm nghiên cứu của Hao Ying và cộng sự đã xác định 17 hợp chất
trong Sa nhân tím bằng kỹ thuật sắc ký cao tốc ngƣợc dòng và sắc ký lỏng cao
áp. Các hợp chất đƣợc phát hiện chủ yếu thuộc nhóm flavonoid và
diarylheptanoid [6]. Các hợp chất flavonoid đã đƣợc xác định trong bao gồm:
3,5-dihydroxy-7,4′-dimethoxyflavone
(12),
3,5,3′-trihydroxy-7,4′dimethoxyflavone (13), 3,5,7-trihydroxy-4′-methoxyflavone (14), genistein-7O-β-D-glucoside (15), quercetin-3-O-β-D-glucopyranoside (16), luteolin-8-Cα-L-arabinoside (17) và kaempferol-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1-4)-β-Dglucopyranoside (18) [6]. Hợp chất (12), (13) và (14) cũng đƣợc phân lập từ
loài Amomum longiligulare bởi nhóm nghiên cứu Liu Jin Peng và cộng sự [7].


8

Nhóm hợp chất diarylheptanoid
Nhóm nghiên cứu của Hao Ying và cộng sự cũng đã xác định 8 hợp
chất diarylheptanoid trong Sa nhân tím bằng kỹ thuật sắc ký cao tốc ngƣợc
dòng và sắc ký lỏng cao áp, bao gồm: 3-hydroxy-7-(4′′-hydroxyphenyl)-1-(4′hydroxyphenyl) heptane (19), 1,5-epoxy-7-(3′′,4′′-dihydroxyphenyl)-1-(4′hydroxyphenyl)
heptane
(20),
3,5-dihydroxy-7-(4′′-hydroxy-3′′methoxyphenyl)-1-(3′,4′-dihydroxyphenyl)
heptane
(21),
7-(4′′hydroxyphenyl)-1-(4′-hydroxyphenyl)-5-hepten-3-one
(22),
7-(4′′hydroxyphenyl)-1-(4′-hydroxyphenyl)-3-heptanone (23), 3,5-dihydroxy-7(4′′-hydroxyphenyl)-1-(3′,4′-dihydroxyphenyl) heptane (24), 7-(3″,4′′dihydroxyphenyl)-1-(4′-hydroxyphenyl)-5-hepten-3-one (25), 3,5-diacetoxy7-(3′′,4′′-dihydroxyphenyl)-1-(3′,4′-dihydroxyphenyl) heptane (26). Trong đó,
hợp chất 20, 22 và 25 là các hợp chất diarylheptanoid chính trong quả Sa nhân
tím [6].
Nhóm nghiên cứu Liu Jin Peng và cộng sự đã phân lập đƣợc 8 hợp chất
diphenylheptanes từ loài Amomum longiligulare là: hợp chất (19), (20), (23),
(24),
(26),

1,7-bis(4-hydroxyphenyl)-5-hepten-3-one
(27),
1-(3,4dihydroxyphenyl)-7-(4-hydroxyphenyl)-5-hepten-3-one (28), 3,5-dihydroxy1-(3,4-dihydroxyphenyl)-7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl) heptane (29) [7].


9

Các hợp chất khác
4-(4-hydroxyphenyl)-2-butanone (30), 4-methoxybenzoic acid (31),
sitosterol (33) đã đƣợc Liu Jin Peng và cộng sự phân lập từ Sa nhân tím [7].

30
32
31
1.1.3.2.

Hoạt tính sinh học

Hoạt tính kháng khuẩn
Tinh dầu Sa nhân tím có tác dụng kháng khuẩn [3], [9].
Hoạt tính chống oxy hóa


10
Sa nhân tím có hoạt tính chống oxy hóa [5], [7]. Lin Dong và cộng sự
đã đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của các cặn chiết từ quả Sa nhân tím
thơng qua hoạt động thu dọn gốc tự do DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl)
và OH. Các cặn chiết ethanol, dichloromethane, ethyl acetate của quả Sa
nhân tím thể hiện tính hoạt tính thu dọn gốc tự do DPPH với giá trị IC50 lần
lƣợt là 58,53; 51,69 và 43,49 µg/mL mạnh hơn so với cặn chiết ete dầu hỏa

(IC50 = 259,05 µg/mL) và cặn chiết n-butanol (IC50 = 2463,68 µg/mL) [7].
Cặn chiết ethyl acetate, dichloromethane thể hiện hoạt tính quét gốc tự do
OH● với giá trị IC50 là 0,79 và 0,75 mg/mL [5].
Nghiên cứu Liu Jin Peng và cộng sự cũng đã đánh giá hoạt tính chống
oxy hóa của các hợp chất phân lập đƣợc từ lồi Sa nhân tím. Trong đó, 3 hợp
chất flavonoid (11-13) và 8 hợp chất diphenylheptane là (20), (21), (24), (25),
(27-30) đều thể hiện hoạt tính chống oxy hóa [7].
Hoạt tính tăng cường hoạt động của hooc mơn ostrogen
Theo nghiên cứu của Hao Ying và cộng sự, các hợp chất
diarylheptanoid đƣợc phân lập từ Sa nhân tím đóng vai trị quan trọng trong
hoạt động tăng cƣờng hoocmon kiểm sốt sinh sản phát triển ở ngƣời [6].
Tác dụng chống viêm, giảm đau
Các thành phần tinh dầu Sa nhân tím thể hiện hoạt tính kháng viêm,
giảm đau, tiềm năng trong điều trị các bệnh về tiêu hóa [5], [9].
α-pinene, β-pinene, 1,8-cineole, p-cymene, limonene, camphene,
bornyl acetate và camphor là các thành phần chính trong tinh dầu Sa nhân tím
[8]. Wu X và cộng sự đã đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm của bornyl
actetate trên chuột thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy bornyl actetate có
tác dụng giảm đau, kháng viêm, làm giảm phản ứng quằn quại do acetic acid
gây ra và giảm đau trên mơ hình gây đau bằng tấm nóng ở chuột, giảm sƣng
tai do dimethylbenzene ở chuột [10].
α-pinene đƣợc báo cáo cho thấy có vai trị tiềm năng trong kiểm soát
cơn đau do viêm và đau do nguyên nhân thần kinh gây ra; 1,8-cineole và
limonene có hoạt tính kháng viêm [11]. Đánh giá tác dụng kháng viêm của
1,8-cineole trên chuột bị phù chân do carrageenan đƣợc điều trị với 1,8-


11
cineole ở các liều 100, 200 và 400 mg/kg cho thấy tác dụng giảm phù chân ở
mức 26%, 26% và 46% [11]. Juergens và cộng sự cũng đã nghiên cứu hiệu

quả chống viêm của 1,8-cineole trong việc ức chế sản sinh cytokine. Ở nồng
độ 0,15 μg/mL, 1,8-cineole ức chế đáng kể quá trình sản sinh TNF-α (77%),
IL-1β (61%) bởi bạch cầu đơn nhân. Nghiên cứu khẳng định 1,8-cineole là
chất ức chế mạnh TNF-α và IL-1β, đƣợc đề nghị trong điều trị lâu dài bệnh
hen suyễn, viêm xoang và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính [11].
Nghiên cứu của Yuchen Xiao và cộng sự chỉ ra rằng chiết xuất từ Sa
nhân tím giảm tổn thƣơng niêm mạc dạ dày chuột và cơ chế liên quan đến cải
thiện sự biểu hiện của TFF1 ở mức độ protein và RNA (có chức năng bảo vệ
niêm mạc khỏi chấn thƣơng, ổn định lớp chất nhầy) [12].
1.1.4. Các nghiên cứu trong nƣớc về Sa nhân tím
1.1.4.1.
Nghiên cứu về thành phần hóa học
Thành phần tinh dầu
Trần Đình Thắng và cộng sự đã nghiên cứu thành phần tinh dầu lồi Sa
nhân tím (Amomum longiligulare) cho thấy các thành phần tinh dầu chủ yếu
đƣợc phát hiện từ lá, thân và rễ (46, 45 và 39 hợp chất đƣợc phát hiện lần lƣợt
trong lá, thân và rễ). Thành phần tinh dầu chính trong tinh dầu từ lá sa nhân
tím là β-caryophyllene (26,6%), α-pinene (15,6%), humulene epoxide II
(14,8%) và α-humulene (12,5%). Các hợp chất chính trong tinh dầu chiết xuất
từ thân là β-caryophyllene (37,4%), α-humulene (16,5%) và
hexahydrofarmesyl acetone (10,0%). Camphene (15,7%), hexadecanoic acid
(10,0%), octadecanoic acid (8,6%) và bornyl acetate (7,8%) là thành phần
chính trong tinh dầu từ rễ lồi Sa nhân tím [13].
Theo nghiên cứu của Đào Lan Phƣơng, hàm lƣợng tinh dầu tính theo
trọng lƣợng tƣơi cao nhất ở quả (1,90%), thấp ở lá (0,40%), thân khí sinh
(0,03%) và thân rễ (0,04%). Thành phần tinh dầu chính của quả Sa nhân tím
bao gồm camphor (37,4%), bornyl acetate (36,1%), borneol (6,4%), camphen
(7,4%) và limonen (6,3%); thành phần tinh dầu chính của lá α-pinen (14,2%),
β-pinen (59,1%), bornyl acetate (8,5%); trong thân khí sinh thành phần tinh
dầu chủ yếu là β-pinen (27,7%), camphor (21,5%), α-pinen (10,5%) và



12
limonen (9,4%); tinh dầu trong rễ chủ yếu là bornyl acetate (14,6%) và αterpineol (5,2%) [14].
Thành phần hóa học khác
Nghiên cứu về thành phần hóa học khác ngồi tinh dầu mới chỉ có
nghiên cứu của Đỗ Thị Hoa Viên và cộng sự. Nghiên cứu đã phân lập đƣợc ba
hợp chất có trong phần khơng bay hơi của hạt Sa nhân tím hai hợp chất thuộc
nhóm flavonoid là epicatechin (33) và quercitrin (quercetin-3-O-α-Lrhamnopyranoside) (34), một hợp chất monoterpene glycoside là (+)angelicoidenol-2-O-β-D-glucopyranoside (35). Ngoài ra, nghiên cứu cũng xác
định đƣợc trong hạt Sa nhân tím có chứa saponin-steroid với hàm lƣợng
0,63%, tanin; 15 nguyên tố đa lƣợng và vi lƣợng, trong đó đáng kể là các
nguyên tố sắt, kẽm, mangan, kali, canxi, natri, photpho và magie [15].

1.1.4.2.

Nghiên cứu về hoạt tính sinh học

Hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm
Tinh dầu Sa nhân tím có tác dụng kháng khuẩn [1], [3], [6], [11]. Tinh
dầu Sa nhân tím có khả năng kháng khuẩn tƣơng tự sa nhân trắng: ức chế hoạt
động của các loại vi khuẩn theo thứ tự hoạt tính giảm Bacillus subtillis,
Bacillus mycoides, Dipcoccus pneumoniae, Mycobacterrium tuberculosis,
Proteus vulgaris, Shigella dysenteriae, Salmonella typhi và có tác dụng diệt
amip trên Entamoeba moshkowskii [1].
Nghiên cứu của Đỗ Thị Hoa Viên cho thấy tinh dầu Sa nhân tím và dịch
chiết ethanol từ hạt Sa nhân tím có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm với 3
chủng: Staphylococcus aureus, Escherichia coli và Candida stellatoides, dịch
nƣớc sắc Sa nhân tím có tác dụng kháng Escherichia coli và Staphylococcus



13
aureus. Khả năng kháng khuẩn và kháng nấm của tinh dầu Sa nhân tím khá
mạnh so với chất đối chứng [6].
Phân đoạn bay hơi của hạt Sa nhân tím (chiết bằng dung mơi
dichloromethane) có hoạt tính chống oxy hóa và có tác dụng kháng khuẩn,
kháng nấm đối với 5 chủng: Escherichia coli, Staphylococcus aureus,
Candida stellatoides, Candida albicans và Cladosporium curcumerinum.
Phân đoạn không bay hơi (đƣợc chiết với methanol sau khi chiết với
dichloromethane) có tác dụng chống oxy hóa và tác dụng kháng nấm đối với
hai chủng vi khuẩn Escherichia coli và Staphylococcus aureus [6].
Hợp chất (+)-angelicoidenol-2-O-β-D-glucopyranoside (34) đƣợc phân
lập từ Sa nhân tím có tác dụng kháng nấm đối với hai chủng Cladosporium
cucumerinum và Candida albicans [6].
Hoạt tính chống oxy hóa
Nghiên cứu của Đỗ Thị Hoa Viên phân đoạn bay hơi của hạt Sa nhân
tím (chiết bằng dung mơi dichloromethane) có hoạt tính chống oxy hóa [6].
Nhƣ vậy, các nghiên cứu về Sa nhân tím (Amomum longiligulare
T.L.Wu) cịn chƣa nhiều. Các nghiên cứu ở nƣớc ta cho đến nay chủ yếu tập
trung vào thành phần tinh dầu, các nghiên cứu về thành phần khác cịn khá ít.
Nghiên cứu về đánh giá về hoạt tính sinh học của Sa nhân tím cịn khá ít, hiện
chƣa có nghiên cứu nào về hoạt động kháng viêm.
Thực hiện đánh giá sơ bộ hoạt tính kháng viêm của dịch chiết từ quả Sa
nhân tím cho kết quả dịch chiết Sa nhân tím thể hiện hoạt tính kháng viêm
thơng qua ức chế sản sinh NO tƣơng đối mạnh (ức chế 75% và 93% ở nồng
độ thử 30 µg/mL và 100 µg/mL). Do vậy, việc nghiên cứu về thành phần hóa
học và hoạt tính kháng viêm của lồi Sa nhân tím (Amomum longiligulare
T.L.Wu) là cần thiết, sẽ mở ra khả năng phát hiện các hoạt chất mới tiềm
năng.
1.2.


GIỚI THIỆU VỀ KHÁNG VIÊM
1.2.1. Giới thiệu về quá trình viêm


14
Viêm đƣợc coi là cơ chế phòng vệ sinh lý chủ yếu, giúp cơ thể chống
lại nhiễm trùng, bỏng, hóa chất độc hại, chất gây dị ứng hoặc kích thích độc
hại khác. Quá trình gây viêm thƣờng kèm theo các triệu chứng sƣng, nóng đỏ
và đau do các mạch máu giãn nở, đƣa nhiều máu và các tế bào bạch cầu đến
nơi tổn thƣơng. Viêm khơng kiểm sốt đƣợc có thể nhƣ một yếu tố dẫn đến
các bệnh mãn tính. Hiện nay, thuốc kháng viêm giảm đau là các thuốc thuộc
dịng nacotics, các thuốc khơng thuộc dịng steroid và các corticosteroid. Hầu
nhƣ tất cả các loại thuốc này đều có tác dụng phụ.
Trong quá trình viêm, những tế bào đƣợc kích hoạt (bạch cầu trung
tính, bạch cầu ái toan, thực bào đơn nhân và đại thực bào) tiết ra một lƣợng
lớn nitric oxide (NO), prostaglandin E2 (PGE2) và các cytokine tiền viêm nhƣ
IL-1β, IL-6, TNF-α để giúp tiêu diệt hoặc gây ức chế sự tăng trƣởng của vi
sinh vật xâm nhập hoặc mơ ung thƣ. Lipopolysaccharide là một thành phần
chính của màng tế bào vi khuẩn Gram âm. Nó có thể kích hoạt các đại thực
bào tiết ra các cytokine tiền viêm và chất trung gian gây viêm nhƣ NO. Sự sản
sinh NO đƣợc điều khiển bởi nitric oxide synthase (NOS), trong đó bao gồm
nitric oxide synthases cảm ứng (iNOS), nitric oxide synthases nội bào (eNOS)
và nitric oxide synthases thần kinh (nNOS). NO đƣợc sinh ra từ q trình
chuyển hóa L-Arginine thành L-citruline, xúc tác bởi iNOS. Tuy nhiên việc
sản sinh ra quá nhiều hợp chất này không chỉ gây ra sự tổn thƣơng mơ và tế
bào, mà cịn là nguyên nhân quan trọng gây bệnh thấp khớp và viêm gan mãn
tính [16].
PGE2 là một trung gian viêm quan trọng khác và đƣợc sản xuất từ các
chất chuyển hóa arachidonic acid bởi sự xúc tác của cyclooxygenase-2 (COX2) [17]. Cyclooxygenases (COX) nhƣờng 2 phân tử oxy cho arachidonic acid
để tạo thành prostaglandin G2 (PGG2) bởi peroxidation, sau đó lần lƣợt

chuyển hóa thành prostaglandin H2 (PGH2) dẫn đến sự hình thành của PGE2,
thơng qua kích hoạt phối hợp của PGE synthanse (PGES). Trong các đại thực
bào, sự có mặt của LPS sẽ kích hoạt các dẫn truyền tín hiệu cho quá trình
phiên mã các gen COX-2, iNOS, từ đó gây nên các đáp ứng viêm đặc trƣng.
Do vậy, sự thay đổi nồng độ NO và PGE2 thông qua sự ức chế hoạt động của


15
iNOS và COX-2 là một phƣơng tiện quan trọng để đánh giá hiệu quả của các
hoạt chất kháng viêm.
1.2.2. Các yếu tố tham gia vào quá trình viêm
Đại thực bào: là các tế bào bạch cầu có vai trị quan trọng trong hệ
miễn dịch không đặc hiệu cũng nhƣ hệ miễn dịch đặc hiệu của động vật có
xƣơng sống. Khi đại thực bào đƣợc hoạt hóa bởi sự hiện diện của các tác nhân
gây bệnh nhƣ vi khuẩn, endotoxin, leukotrien… nó sẽ giải phóng một loạt các
cytokine. Đại thực bào sản xuất 5 loại cytokine chính là IL-1, IL-6, IL-12, IL18 và TNF-α.
Nitric oxide: là một trung gian tiền viêm, một phân tử tín hiệu đóng vai
trị quan trọng trong quá trình sinh bệnh của viêm. NO liên quan đến đáp ứng
miễn dịch bởi các đại thực bào kích hoạt cytokine. NO ở nồng độ cao gây ra
chứng viêm quá mức trong các tình huống bất thƣờng. Do đó, ức chế sản sinh
NO là yếu tố quan trọng trong việc điều trị các bệnh viêm.
Yếu tố nhân kappa B (NF-κB): NF-κB là một yếu tố sao mã thiết yếu
kiểm soát q trình biểu hiện gan mã hóa các cytokine tiền viêm trong quá
trình sinh lý bệnh viêm. NF-κB tác động lên các gen quy định các cytokine,
lên các chemokine có lợi cho quá trình viêm, lên các gen quy định các thụ thể
miễn dịch. Trong bệnh lý viêm, TNF-α có thể kích hoạt yếu tố NF-κB và NFκB thể hiện nhƣ một nhân tố điều hòa gen quan trọng đối với các gen liên
quan đến viêm, nhiễm trùng, đáp ứng miễn dịch bao gồm iNOS, IL-1B, IL-6
và TNF-α.
Các cytokine: Các cytokine là các protein tham gia vào các phản ứng
miễn dịch và phản ứng viêm. Các cytokine có vai trị truyền tin qua lại giữa

các bạch cầu với nhau và giữa các bạch cầu với các tế bào khác. Phần lớn các
cytokine đƣợc gọi là interleukin dựa theo vai trò của nó trong việc truyền
thơng tin giữa các tế bào bạch cầu. Những cytokine đáp ứng viêm nhƣ IL-1,
IL-6, IL-8, IL-12 và TNF-α. Chúng có tác dụng tại chỗ và tồn thân, có vai
trị dẫn truyền tín hiệu giữa các tế bào và cho phép hoạt hóa các hệ thống khác
nhau. Các cytokine tiền viêm nhƣ IL-1, IL-6, TNF-α có vai trò ƣu thế trong
điều hòa các đại thực bào, chúng cũng tham gia vào khả năng kết dính với các
tế bào nội mạc, di tản đến ổ viêm, thực bào [18].


16
CHƢƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Mẫu thân và quả Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) đƣợc
thu hái tại Yên Bái vào tháng 10/2018. Mẫu đƣợc định danh bởi TS. Nguyễn
Thế Cƣờng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam. Mẫu tiêu bản kí hiệu AM-02 đƣợc lƣu giữ tại Viện
Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Hình 2.1. Cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu)
Mơ tả đặc điểm thực vật:
Cây thân thảo, cao 1,5 – 2,5 m. Thân rễ mọc bò lan trên mặt đất. Lá
mọc so le thành hai dãy, hình mác, dài 23 – 30 cm, rộng 5 – 6 cm, gốc hình
nêm, đầu nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên bóng, lƣỡi bẹ mỏng, xẻ
đôi; cuống lá dài 5 – 10 mm.
Quả hình cầu, màu tím, đƣờng kính 1,3 – 2 cm, mặt ngồi có gai ngắn,
chia 3 ơ. Hạt màu nâu sẫm, cứng, có áo, đƣờng kính 3 – 4 mm.



×