TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN LÀO CAI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
I. Khái quát tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát
Triển Lào Cai
1. Một vài nét sơ lược về Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai
1.1. Giai đoạn 1957-1976
Cùng với sự ra đời của ngân hàng kiến thiết VN 26/4/1957, trong 19 năm
(1957-1976) ngân hàng kiến thiết Lào Cai đã cùng toàn hệ thống luôn bám sát
nhiệm vụ cơ bản là cung ứng kịp thời vốn NSNN dành cho XDCB góp phần khôi
phục và phát triển kinh tế ở Miền Bắc XHCN và hỗ trợ kịp thời cho chiến trường
Miền Nam.
1.2. Giai đoạn 1976-1990
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng.Năm 1976,ngân Hàng Đầu Tư Và
Phát Triển Lào Cai Lào Cai, Yên Bái và Nghĩa Lộ được sáp nhập thành chi nhánh
Ngân Hàng Đầu Tư Hoàng Liên Sơn, tập thể chi nhánh ngân hàng đầu tư Hoàng
Liên Sơn đã nhanh chóng cùng hệ thống tài chính-tín dụng hướng vào việc tạo ra
những tiền đề vật chất để gia tăng không ngừng tiềm lực kinh tế, từng bước mở
rộng vốn, phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế của địa bàn.
1.3. Giai đoạn 1991-1994
Thực hiện nghị quyết của Quốc Hội,10/1991 tỉnh Hoàng Liên Sơn được tách
thành 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái cùng với sự tái lập tỉnh, Ngân Hàng Đầu Tư Và
Phát Triển Lào Cai được thành lập lại theo quyết định số 134/QĐ ngày 30/08/1991
của thống đốc NH nhà nước VN và chính thức đi vào hoạt động từ
01/10/1991.Tuy mới được thành lập,vừa phải khẩn trương kiện toàn lại tổ chức bộ
máy vừa phải nhanh chóng ổn định cơ sở vật chất phục vụ hoạt động Ngân Hàng
Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai đã nhanh chóng vươn lên đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ mới, đang từng bước xây dựng hình thành một ngân hàng kinh doanh đa
năng,tổng hợp,mở rộng hoạt động cả trong và ngoài nước.Trong giai đoạn này do
đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh, còn nhiều hậu quả của chiến tranh để lại,
đất nước còn nghèo nàn lạc hậu nên Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai
cùng với toàn bộ hệ thống ngân hàng thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát,
1
Trang 1
thanh toán trên 300 tỷ đồng cho các công trình trên địa bàn tỉnh để khôi phục và
xây dựng mới cơ sở hạ tầng của tỉnh Lào Cai, bên cạnh đó ngân hàng cũng thực
hiện nhiệm vụ đẩy mạnh việc đầu tư vốn tín dụng theo kế hoạnh của nhà nước đối
với nhiều công trình kinh tế quan trọng của tỉnh, thường xuyên đáp ứng đủ vốn
ngắn hạn cho các đơn vị, tổ chức công tác thanh toán, cung ứng đủ tiền mặt góp
phần ổn định lưu thông tiền tệ trên địa bàn.
1.4. Giai đoạn cuối 1994 đến nay
Cuối 1994, sau khi bàn giao toàn bộ nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư xây dựng
cơ bản sang cho cục đầu tư và phát triển tỉnh, Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển
Lào Cai chuyển sang hoạt động như 1 NHTM, đây là bước ngoặt đánh dấu thời kì
đổi mới toàn diện, sâu sắc cùng toàn hệ thống chuyển hẳn sang kinh doanh đa
năng tổng hợp, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho chiến lược phát triển bền
vững trong những năm tiếp theo.
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn đầu tư cho nền kinh tế,công tác nguồn vốn
được đổi mới toàn diện.Bằng những giải pháp cụ thể, linh hoạt trong từng giai
đoạn như: Mở rộng mạng lưới huy động, hình thức phục vụ khách hàng, đưa ứng
dụng công nghệ tin học vào nghiệp vụ, làm tốt công tác tuyên truyền,quảng cáo
tiếp thị…chỉ sau 6 năm (1995-2001) tổng nguồn vốn đạt mức 200 tỷ 120 triệu
(tăng 5 lần so với năm 1994)riêng vốn tự huy động đạt 122 tỷ 520 triệu (tăng gấp
11 lần so với năm 1994),từ chỗ nguồn vốn cho vay hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn
tiền gửi của các tổ chức kinh tế ,nguồn cấp phát tạm thời nhàn rỗi thì đến cuối
2001 Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai đã từng bước cân đối để chủ
động tăng trưởng tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh
và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
Hoạt động tín dụng và dịch vụ từ 1995 đến nay cũng được tích cực đổi mới
theo hướng an toàn vững chắc,thúc đảy sản xuất và lưu thông hàng hoá. Phục vụ
có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh.Với kinh nghiệm trong thẩm
định và cho vay các trương trình,dự án trung và dài hạn, Ngân Hàng Đầu Tư Và
Phát Triển Lào Cai đã nhanh chóng khẳng định vị thế chủ đạo trong lĩnh vực đầu
tư và phát triển. Trong giai đoạn 1995-2001 chi nhánh đã tích cực huy động các
nguồn vốn nhàn rỗi, tranh thủ sự hỗ trợ của NHTW để đầu tư 114 tỷ 332 triệu
2
Trang 2
đồng vốn trung và dài hạn cho trên 40 dự án thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn của
tỉnh,các dự án đổi mới thiết bị sản xuất của các DN. Nhiều dự án như: nhà máy xi
măng, nhà máy gạch tuynen, dây chuyền thiết bị vận tải, dây chuyển tuyển đồng,
phát triển vùng chề nguyên liệu, thiết bị thi công của các đơn vị…đã nhanh chóng
đi vào hoạt động,cung ứng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng kịp thời yêu cầu phát
triển sản xuất và đời sống. Bên cạnh nhiệm phục vụ đầu tư phát triển, Ngân Hàng
Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai cũng đã thường xuyên đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn
ngắn hạn của các tổ chức và cá nhân với tổng doanh số lên tới 921 tỷ 665triệu tính
đến 2001, tổng dư nợ cho vay tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai đạt
mức 161 tỷ 353 triệu đồng tăng gấp 5,7 lần so với năm 1994 trong đó:
+ Cho vay khu vực kinh tế quốc doanh : 78 tỷ 215 triệu (49%)
+ Cho vay khu vực ngoài quốc doanh : 83 tỷ 138 triệu (51%)
Trong đầu tư vốn tín dụng, ngoài việc thực hiện đúng chính sách khuyến
khích phát triển đối với các thành phần kinh tế của đảng và nhà nước, chi nhánh đã
đặc biệt coi trọng việc đầu tư cho những ngành, những lĩnh vực trọng điển nhằm
khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Đồng vốn ngân hàng cùng với sự nỗ lực đi
lên của các DN đã tạo ra động lực góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, giải
quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho hàng ngàn lao động.
Không dừng lại ở các sản phẩm truyền thống, với phương châm “kinh doanh
đa năng tổng hợp” nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng và tăng trưởng doanh
lợi cho mình, chi nhánh đã phát triển nhiều dịch vụ mới với công nghệ ngân hàng
hiện đại. Từ chỗ trong những năm đầu nguồn thu chủ yếu tập trung vào hoạt động
tín dụng thì đến cuối 2001 thu dịch vụ đã chiếm đáng kể trong cơ cấu thu nhập
(28%). Các dịch vụ mới như chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính, bảo lãnh, bảo
hiểm thiết bị…với chất lượng tốt đã đem lại sự yên tâm, tin tưởng của mọi đối
tượng khách hàng.
Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai đã mạnh dạn đưa công nghệ mới
vào hoạt động nên công tác nghiệp vụ và quan lí đã được đôi mới căn bản theo
hướng áp dụng công nghệ hiện đại, giảm bớt lao động thủ công nặng nhọc. Sau 12
năm tích cực cùng toàn hệ thống thực hiện đề án xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
cho hiện đại hoá công nghệ đến nay tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai
3
Trang 3
đã có một mạng cục bộ với trên 20 giàn máy vi tính hiện đại. Qui trình quản lí,
nghiệp vụ không ngừng được đổi mới và hoàn thiện,các phần mềm tin học có mặt
trong hoạt động quản lí va hầu hết các phần hành nghiệp vụ cơ bản (kế toán-thanh
toán ,huy đọng vốn,ín dụng…).
Cùng với việc đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn, tín dụng,dịch vụ…Ngân Hàng
Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai thường xuyên coi trọng công tác kiểm tra,kiểm soát
toàn diện các mặt hoạt động,hạn chế thấp nhất những rủi ro trong kinh doanh.Liên
tục trong 13 năm qua,chất lượng hoạt động không ngừng được nâng cao,đảm bảo
hiệu quả và an toàn:nợ quá hạn dưới 1%, kinh doanh có lãi, hoàn thành tốt nghĩa
vụ với NSNN và đảm bảo đời sống cho người lao động.
4
Trang 4
2. Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển
Lào Cai
2.1. Hoạt động huy động vốn
Ở bất kì ngân hàng nào thì việc thu hút vốn là hoạt động rất quan trọng, là cơ
sở đểc ho các hoạt động khác của ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng mang tính
chất như một đầu vào và là chi phí chính của ngân hàng do đó cần phải có một cơ
cấu vốn hợp lí để tránh bị quá thừa hay thiếu vốn sẽ ảnh hưởng lớn đến ngân hàng.
Đối với Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai hoạt động huy động vốn
ngày càng mở rộng và có nhiều nguồn được huy động ở nhiều lĩnh vực và tầng lớp
dân cư tạo nên cho ngân hàng có một nguồn vốn rất đa dạng phù hợp với dự phát
triển của tỉnh. Tính từ những năm trước năm 1992 thì nguồn vốn của ngân hàng
chủ yếu là trông chờ vào nguồn vốn của ngân hàng cấp trên thì nay nay nguồn vốn
chủ yếu và tăng đều qua các năm chứng tỏ ngân hàng có những nguồn rất ổn định
và ngày càng mở rộng được nguồn tự huy động. Ngân hàng đã thu hút được nhiều
khách hàng có nguồn vốn mở tài khoản tại ngân hàng với điều kiện thủ tục nhanh
gọn đơn giản, thực hiện nhiều chiến lược khách hàng, nâng cao chất lượng huy
động. Tính đến cuối năm 2003 tổng nguồn vốn huy động đạt 444tỷ 406triệu (tăng
gấp 10 lần so năm 1994) riêng vốn tự huy động đạt 219tỷ 968 triệu ( tăng gấp 22
lần so với năm 1994). Với sự tăng trưởng về nguồn vốn một cách có hiệu quả,
ngân hàng đã thực hiện được kế hoạch nguồn vốn trung ương giao, lại vừa đảm
bảo một nguồn vốn dồi dào đáp ứng cho hoạt kinh doanh tín dụng của ngân hàng.
5
Trang 5