Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ MỞ RỘNG CHO VAY HỘ SẢN SUẤT TRONG THỜI GIAN TỚI TẠI NHNO & PTNT HUYỆN THANH TRÌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.79 KB, 15 trang )

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ MỞ RỘNG CHO VAY HỘ SẢN SUẤT
TRONG THỜI GIAN TỚI TẠI NHNO & PTNT HUYỆN THANH TRÌ
2.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì trong thời gian
tới.
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ
năm1986, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước chuyển đổi cơ chế kế hoạch hoá tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và hội nhập kinh
tế thế giới... Hệ thống ngân hàng được cải cách theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo
phân bổ có hiệu quả và an toàn các nguồn lực tài chính. Tác động và kết quả trực tiếp
của tiến trình này là việc tiền tệ hoá sâu sắc các nguồn lực kinh tế và các quan hệ kinh
tế. Điều này có nghĩa là cải cách kinh tế đã và sẽ tiếp tục gắn chặt với tự do hoá tài
chính trong mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, mở ra tiềm năng, cơ hội phát triển cho hệ
thống ngân hàng.
Cải cách ngân hàng ở Việt Nam theo định hướng thị trường và hội nhập tài chính
quốc tế đã đạt được một số thành tựu lớn, đó là sự thay đổi căn bản về cấu trúc thể chế
với việc hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp, sự đổi mới về hoạt động và điều hành thể
hiện qua việc NHNN chỉ can thiệp vào lãi suất và tỷ giá thông qua thị trường tiền tệ và
công cụ của chính sách tiền tệ (CSTT)... các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về hoạt
động NHTM dần được áp dụng...
Tuy nhiên, việc gia nhập WTO đã và đang đặt ra cho hệ thống NHTM Việt Nam
những thách thức lớn. Trước mắt đó là gia tăng áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân
hàng, các NHTM to nước cạnh tranh với nhau và với các NHTM nước ngoài. Mặt khác
hiện nay các NHTM Việt Nam còn nhiều yếu kém: khả năng cạnh tranh thấp, năng lực
tài chính yếu, quy mô hoạt động nhỏ,chất lượng và hiệu quả kinh doanh thấp... Hệ
thống thanh tra giám sát ngân hàng còn nhiều điểm chưa tương đồng với thông lệ quốc
tế. Hệ thống pháp luật và thể chế thị trường chưa hoàn chỉnh, còn nhiều bất cập.
Có thể nói rằng việc NHNN và các NHTM Việt Nam đang đứng trước những cơ
hội lớn cho sự phát triển đồng thời là những khó khăn thách thức do những yếu kém và
thách thức của điều kiện mới. Trước những cơ hội cũng như khó khăn, thách thức toàn
hệ thống ngân hàng phải thực hiện cải cách hơn nữa để hướng tới gia nhập WTO, cụ thể
là:


• Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về ngân hàng.
• Chủ động xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển hệ thống ngân
hàng Việt Nam, chiến lược hội nhập quốc tế của ngành ngân hàng, có kế hoạch hành
động cụ thể, rõ ràng.
• Cải cách tổ chức và hoạt động của NHNN phải phù hợp với cải cách hành chính
nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng - tiền tệ.
• Phát triển đồng bộ và vận hành có hiệu quả thị trường tiền tệ.
• Đẩy mạnh việc cơ cấu lại các NHTM theo các đề án đã được chính phủ phê duyệt.
Cùng với công cuộc đổi mới của toàn hệ thống ngân hàng, NHNo & PTNT Việt
Nam đã không ngừng trưởng thành và có bước phát triển đáng kể, không nằm ngoài
định hướng chiến lược phát triển chung của toàn ngành, NHNo & PTNT Việt Nam đã
và đang vạch ra những định hướng phát triển phù hợp với điều kiện và năng lực thực tế
của bản thân ngành và hướng vào mục tiêu phát triển của toàn hệ thống. Với phương
châm triết lý kinh doanh là "mang phồn thịnh đến với khách hàng", mục tiêu của NHNo
& PTNT Việt Nam là giữ vững vị trí NHTM hàng đầu Việt Nam và trở thành tập đoàn
tài chính - ngân hàng tiên tiến trong khu vực và có uy tín trên trường quốc tế. Muốn đạt
được mục tiêu đó, toàn ngành NHNo & PTNT cần nỗ lực không ngừng, tiếp tục triển
khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, kiện toàn một bước về tổ chức bộ máy và cán bộ.
Trước những định hướng phát triển của toàn ngành ngân hàng, NHNo & PTNT
Việt Nam, NHNo & PTNT Thanh Trì đã có định hướng hoạt động kinh doanh để hướng
tới mục tiêu phát triển của ngành và phù hợp với khả năng của chi nhánh trong điều
kiện kinh tế - xã hội của địa bàn huyện Thanh Trì.
Định hướng chung của chi nhánh là "mọi hoạt động đều nhằm tăng trưởng cả về
số lượng và nâng cao chất lượng huy đọng vốn, nâng cao chất lượng cho vay (cho vay
lãi suất cao, không có NQH, thu hết lãi hàng tháng), hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng.
Năm 2005 có một số biến động ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh đó
là: NHNo Hoàng Mai khai trương và đi vào hoạt động chia sẻ thị phần về nguồn vốn và
dư nợ; dự án Thăng Long cơ bản đã đền bù xong, nguồn tiền gửi không kỳ hạn sẽ giảm
so với 2004. Trung ương giao kế hoạch dư nợ thấp (hạn chế dư nợ) và năm 2005 về cơ
bản các NHTMQD sẽ thực hiện các cơ chế trích lập dự phòng rủi ro, chế độ kế toán,

cho vay, lãi suất... theo thông lệ quốc tế ảnh hưởng đến công tác quản trị, điều hành.
Trước tình hình đó, kế hoạch kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Trì cụ
thể như sau: Đến cuối tháng 12/2005 phấn đấu đạt :
Tổng nguồn vốn: 800 tỷ (tăng 23,8% so với năm 2004). Trong đó đặc biệt coi
trọng công tác huy động vốn, coi đây là "nhiệm vụ của tất cả mọi CBCNV" vì nếu
muốn tăng dư nợ thì phải tăng trưởng nguồn vốn. Bên cạnh việc giữ và tăng trưởng
nguồn vốn của dự án Thăng Long, kho bạc Hoàng Mai, BQL dự án Thanh Trì, BQL Dự
án Hoàng Mai, Công ty Kinh doanh nhà và đô thị... là những khách hàng truyền thống
và hiện tại với nguồn tiền gửi lớn, lãi suất thấp thì ngân hàng cũng tiếp tục thực hiện
đợt 2 huy động vốn có thưởng bằng vàng (do NHNo & PTNT Việt Nam phát động)
nhằm thu hút tiền gửi từ dân cư, đặc biệt là từ dân cư ở các địa bàn có tiền đền bù giải
phóng mặt bằng của các dự án. Tăng cường hơn nữa công tác tiếp thị với khách hàng,
cải thiện phong cách làm việc và tiếp khách.
Về dư nợ: Chi nhánh có kế hoạch dư nợ là 550 tỷ (tăng 240 tỷ so với 2004) vượt
kế hoạch TW giao là 426 tỷ. Trong đó nếu được TW chấp nhận kế hoạch dư nợ 550 tỷ
và nguồn vốn 800 tỷ thì nguồn vốn sử dụng vào đầu tư chiếm 68,7% tổng nguồn vốn.
100 tỷ ngoại tệ quy đổi, 100 tỷ cho vay hộ sản xuất,cá nhân 100 tỷ cho vay doanh
nghiệp vừa và nhỏ, món vay nhỏ. 150 tỷ cho vay doanh nghiệp là các tổng Công ty,
Công ty lớn (Tổng Công ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi, Công ty Cổ phần
tổng bách hoá, Công ty Cổ phần XNK vật tư nông nghiệp và nông sản. Chi nhánh dành
100 tỷ cho vay dự án xi măng Bút Sơn.
Nếu theo kế hoạch Trung ương giao là dư nợ 426 tỷ thì chi nhánh sẽ xin rút khỏi
dự án xi măng Bút Sơn và giảm cho vay đối với doanh nghiệp lớn. Như vậy ngân hàng
sẽ phải lựa chọn kỹ hơn khách hàng cho vay. Với mức dư nợ như vậy, để đảm bảo mức
lợi nhuận như năm 2004 và hệ số lương tối đa cho cán bộ công nhân viên, chi nhánh
NHNo & PTNT Thanh Trì cần phải huy động nguồn vốn rẻ và phải cố gắng hết sức để
thu nợ tồn đọng đã xử lý rủi ro (khoảng 1 tỷ).
Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích của toàn hệ thống NHNo Việt Nam thì kế hoạch
dư nợ mà Trung ương giao cho NHNo Thanh Trì là không thể thay đổi, vì vậy chi nhánh
đang và sẽ tìm mọi giải pháp để thực hiện kế hoạch Trung ương giao.

Bên cạnh đó, NHNo Thanh Trì còn tập trung vào việc phát triển sản phẩm dịch
vụ như sản phẩm thẻ ATM, tăng cường tiếp thị, quảng cáo để khách hàng mở tài khoản
tiền gửi tại ngân hàng...
Trên đây là một số định hướng chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống
ngân hàng hướng tới tiến trình hội nhập quốc tế, mục tiêu và định hướng chiến lược của
NHNo & PTNT Việt Nam trong thời gian tới. Qua đó chúng ta có thể nhìn nhận được
hướng phát triển của NHNo Thanh Trì, đồng thời qua một số chỉ tiêu cơ bản chúng ta
có thể thấy được kế hoạch kinh doanh chủ yếu của NHNo Thanh Trì đến 31/12/2005.
2.2 : Giải pháp hoàn thiện và mở rộng vốn tín dụng tại nhno & ptnt Thanh Trì :
Những tháng đầu năm 2000, tình hình kinh tế huyện Thanh Trì tiếp tục phát
triển. Tuy nhiên cũng còn có những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
Tình hình sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn huyện Thanh Trì quy mô hoạt
động nhỏ, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh yếu kém, sử dụng vốn vay chưa được
tốt, hiệu quả kinh tế còn thấp.
Một số hộ sản xuất sử dụng vốn vay sai mục đích, sản xuất - kinh doanh thiếu
kinh nghiệm, dẫn đến thua lỗ, mất vốn không trả được nợ ngân hàng.
Do sự cạnh tranh nghiệt ngã trong cơ chế thị trường dẫn đến một số hộ kinh
doanh làm ăn thua lỗ, không trả được nợ, một số hộ cố tình chây ỳ.
Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Thanh Trì đã tiến
hành phân tích nguyên nhân từng khoản nợ quá hạn để đề ra các biện pháp xử lý thích
hợp. Trong năm 2004 nhờ sự phối kết hợp với UBND các cấp và các cơ quan pháp luận
nợ quá hạn giảm so với năm 2003. Tuy nhiên, việc xửa lý thu hồi nợ quá hạn còn gặp
nhiều khó khăn. Các trường hợp người vay thế chấp tài sản hợp pháp nhưng không trả
được nợ bỏ trốn chưa được các ngành pháp luật quan tâm phối hợp xử lý.
Để thực hiện pháp lệnh ngân hàng, chuyển hoạt động tín dụng theo cơ chế thị
trường, đi vay để cho vay. Thực hiện pháp lệnh ngân hàng. Ngân Hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn huyện Thanh Trì đã có nhiều thành đạt phục vụ cho việc phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đã tạo lập và tăng trưởng nguồn vốn
mở rộng tín dụng, mở rộng mạng lưới huy động nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả.

Để thực hiện tốt thành quả trên, thông qua việc học tập ở trường và công tác
thực tế, Tôi xin đề xuất một số giải pháp mở rộng tín dụng như sau:
1. Phải làm tốt công tác huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả
bằng cách mở rộng mạng lưới huy động nguồn ở khu vực đông dân cư, khu vực có nền
kinh tế phát triển, có nhiều hình thức và biện pháp hữu hiệu khơi tăng nguồn vốn tạm
thời nhàn rỗi trong dân cư. Thực hiện tốt phương châm "đi vay để cho vay" đáp ứng
mọi nhu cầu của người vay.
2. Làm tốt công tác khách hàng, xây dựng và bảo vệ mối quan hệ với khách
hàng. Luôn chủ động tìm kiếm khách hàng trên từng thị trường thích hợp, nhằm mục
đích tăng uy tín của ngân hàng và thu hút khách hàng
3. Đưa công tác kiểm tra, kiểm soát đi vào chiều sâu và thường xuyên nhằm mục
đích giúp cho người vay sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, giúp cho ngân hàng thu hồi
vốn đúng thời hạn và hạn chế được nợ quá hạn phát sinh. Ngăn chặn nợ quá hạn mới
phát sinh bằng cách :
- Xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng thực sự có sức sống thể hiện
toàn bộ ý chí quyết tâm của ngân hàng cơ sở, khả năng thực hiện mang đầy đủ tính thức
tế, tính khoa học. Chiến lược kinh doanh chính là kế hoặch qua đó thể hiện mục tiêu đạt
được cụ thể, thể hiện biện pháp quản lý, tác nghiệp và công cụ điều hành để đạt được
mục tiêu đã xác định.
- Xây dựng chiến lược khách hàng : Nếu các NHNO cho rằng thị trường của ta là
ở nông thôn , khách hàng là hộ nông dân, xác định như vậy là chưa đủ, đố chỉ là xác
định trên tổng quan. Đối với NHNo phải xác định và xây dụng một chiến lược khách
hàng chi tiết cụ thể vừa trước mắt vừa lâu dài.
- Tăng cường công tác thẩm định dự án cho vay, đây là một nội dung tác nghiệp
của CBTD, giữ vị trí quyết định đến chất lượng tín dụng và khả năng phòng ngừa rủi
ro.
- Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ trướcc khi phát tiền vay.
- Kiểm tra trong quá trình sử dụng vốn vay, kết quả sản xuất kinh doanh, chất
lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, thanh toán để đôn đốc thu nợ, lãi.
4. Phải không ngừng cải tiến nghiệp vụ, hợp lý hoá giấy tờ, đa dạng hoá dịch vụ,

đối với phong cách giao tiếp giảm bớt trung gian, giải ngân kịp thời, đảm bảo cho vay
đúng đối tượng, đúng dự án và đạt hiểu quả kinh tế cao.
5. Giải pháp xây dựng và xử dụng quỹ bù đắp rủi do cho hoạt động tín dụng :
Rủi ro là tất yếu trong quá trình kinh doanh, nên phải có cơ chế để chủ động khắc
phục nó. Đã kinh doanh là phải chấp nhận rủi ro, kinh doanh tiền tệ lại có mức độ rủi ro
gấp nhiều lần so với các loại hình kinh doanh khác, bởi kết quả kinh doanh ngân hàng
không những phụ thuộc vào các yếu tố như ở các doanh nghiệp bình thường vẫn có, mà
còn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của khách hàng ( đặc biệt là khách hàng vay
vốn ) rủi ro trong kinh doanh của khách hàng cuối cùng dẫn đến rủi ro của ngân hàng.
Cho đến nay vẫn chưa có cơ chế hữu hiệu phòng chống rủi ro mất vốn do người vay
gây ra, ngaòi quĩ dự phòng đặc biệt quá nhỏ bé, chưa đư sức chủ động phòng chống,
khắc phục tình trạng nợ quá hạn, khê đọng khó đòi. Khi nợ khó đồi tăng lên sẽ gây khó
khăn cho cho hoạt động ngân hàng không có nguồn để bù đắp các tổn thất do khách
hàng không trả được nợ. Mặc dù nhà nước có một số biện pháp để giải quyết nợ khê
đọng, khó đòi dưới hình thức khoanh nợ, nhưng đây chỉ là biện pháp tạm thời, về lâu
dầi ngân hàng cần có cơ chế hình thành quĩ bù đắp rủi ro tín dụng để giải quyết các
khoản nợ này.
5. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cải tiến mẫu mã cho hấp dẫn, tăng
cường các công tác tuyên truyền cho các khách hàng đặc biệt là các khách hàng tiềm
năng của Ngân hàng.
6. Giao chỉ tiêu khách hàng cho các đơn vị, chi nhánh để thi đua phấn đấu trong
kinh doanh, thực hiện các chính sách khách hàng đầy đủ và linh hoạt trong việc sử lý lãi

×