Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Xây dựng mô hình địa chất 3d cho tầng oligoxen hạ của mỏ j thuộc bồn trũng cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.97 MB, 141 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

--------------------

LÂM THỤY TRÀ MI

XÂY DỰNG MƠ HÌNH ðỊA CHẤT 3D CHO
TẦNG OLIGOXEN HẠ CỦA MỎ J THUỘC
BỒN TRŨNG CỬU LONG

Chuyên ngành: ðỊA CHẤT DẦU KHÍ ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP Hồ Chí Minh, 12/2009


2

CƠNG TRÌNH ðƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ðẠI HỌC BÁCH KHOA
ðẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Hoàng Phước Sơn
TS. Trần Văn Xuân
Cán bộ chấm nhận xét 1 : ..................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2 : ..................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ ñược bảo vệ tại HỘI ðỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN


THẠC SĨ
TRƯỜNG ðẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .


2

ðẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ðẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
ðộc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày 25 tháng 11 năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Lâm Thụy Trà Mi

Giới tính : Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 14/06/1983

Nơi sinh: ðồng Nai

Chuyên ngành: ðịa chất dầu khí ứng dụng

Mã Số Học viên: 0360 7424

Khoá (Năm trúng tuyển): 2007
1- TÊN ðỀ TÀI: Xây dựng mơ hình địa chất 3D cho tầng Oligoxen hạ của mỏ J thuộc bồn
trũng Cửu Long


2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:

Xây dựng mơ hình địa chất mỏ J, bồn trũng Cửu Long nhằm mơ phỏng hình dáng,
cấu trúc, các đặc tính thơng số của mỏ nhằm phục vụ cho cơng tác tính tốn trữ
lượng dầu khí tại chỗ. Ngồi ra cịn nhằm phục vụ cho cơng tác theo dõi và quản lý
tối ưu tình trạng khai thác của mỏ. Bao gồm các nội dung sau:
o Giới thiệu các ñặc ñiểm chung về ñịa chất, ñịa tầng khu vực bể Cửu Long và mỏ J.
o Các phương pháp và lý thuyết được sử dụng trong q trình xây dựng mơ hình địa
chất cũng như tính tốn trữ lượng dầu khí tại chỗ mỏ J.
Ứng dụng xây dựng mơ hình địa chất thơng qua phần mềm địa chất ứng dụng và
kết quả tính tốn từ kết quả mơ hình có được và so sánh với phương pháp tính
tốn khác.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 1/2009
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 12/2009
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Hồng Phước Sơn
TS. Trần Văn Xn
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ ñã ñược Hội ðồng Chuyên Ngành thơng qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MƠN
QUẢN LÝ CHUN NGÀNH


3

Lời cảm ơn
ðể hoàn thành luận văn này tác giả ñã nhận ñược sự hướng dẫn tận tình từ hai cán bộ
hướng dẫn: Tiến sĩ Hoàng Phước Sơn ( tổng giám đốc cơng ty liên doanh dầu khí Cơn
Sơn – Côn Sơn Joint Operating Company) và Tiến sĩ Trần Văn Xn ( chủ nhiệm bộ mơn

ðịa chất Dầu khí – khoa Kỹ Thuật ðịa chất và Dầu khí – trường ðại học Bách Khoa Hồ
Chí Minh) trong việc ứng dụng phần mềm kỹ thuật vào dữ liệu ñịa chất, số hóa, mơ hình
hóa dữ liệu địa chất .
Trong đó, tập thể giảng viên bộ mơn ðịa chất dầu khí đã ln giúp đỡ em với sự tận tâm
giảng dạy, chỉ dẫn trong quá trình học tập của chương trình thạc sĩ trong suốt hơn hai năm
qua.
Cuối cùng, kính chúc quý thầy và cô luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt!


4

Tóm tắt luận văn thạc sĩ
Luận văn với đề tài “Xây dựng mơ hình địa chất 3 chiều cho tầng Oligoxen
hạ của mỏ J – bồn trũng Cửu Long” nhằm cụ thể hóa phương pháp mơ hình hóa ứng
dụng trong địa chất bằng tài liệu thực tế. Mơ hình địa chất 3D được xây dựng bao gồm
mơ hình cấu trúc đứt gãy, mơ hình các mặt ngang địa chất ( horizon), mơ hình thạch
học và mơ hình các tính chất vật lý ( như mơ hình độ lỗ rỗng, mơ hình độ thấm, mơ
hình độ bão hịa nước). Bên cạnh đó, tính tốn trữ lượng dầu và khí tại chỗ của mỏ
bằng phương pháp thể tích truyền thống cùng với việc áp dụng thuật tốn Monte Carlo
để phân tích những rủi ro của con số trữ lượng do sự phụ thuộc vào các thông số liên
quan.
Luận văn ứng dụng các kết quả minh giải ñịa chấn của ñứt gãy và mặt ngang
sẵn có do các kỹ sư địa vật lý (Geophysicists) minh giải, dữ liệu minh giải ñịa vật lý
giếng khoan, việc chia tầng cũng ñược kế thừa. Nhiệm vụ chính của luận văn là xây
dựng mơ hình cấu trúc và mơ hình vật lý, thạch học và tính trữ lượng theo phương
pháp thể tích với cơng cụ là phần mềm xây dựng mơ hình Petrel với bản quyền được
tài trợ từ công ty Schlumberger cung cấp cho khoa ðịa chất và Dầu khí của trường ðại
học Bách Khoa Hồ Chí Minh.
Từ kết quả của mơ hình mỏ J, tác giả rút ra được kinh nghiệm về xây dựng mơ
hình ñịa chất 3D trên dữ liệu thực bao gồm ñịa chấn, ñịa vật lý giếng khoan, ñịa chất

khu vực; mở rộng hiểu biết về tính chất vật lý, thạch học của khu vực nghiên cứu nói
riêng và khu vực lân cận nói chung; nâng cao kinh nghiệm trong kỹ năng sử dụng phần
mềm mơ hình hóa, xử lý dữ liệu địa chất, đánh giá kết quả của mơ hình, kết quả trữ
lượng.
Kết quả của mơ hình địa chất có thể được áp dụng để mơ phỏng ứng xử của
dịng chất lưu trong vỉa ở giai ñoạn khai thác. Bên cạnh ñó nếu ñiều kiện cho phép, tác
giả xin ñược tiếp tục phát triển luận văn thêm phần phân tích các thông số ảnh hưởng
lên kết quả trữ lượng tại chỗ của vùng nghiên cứu ( tầng Oligoxen hạ) vì cho tới thời
ñiểm này, do hạn chế về bản quyền phần mềm ( Uncertainty analysis license) và thời
gian nên không thể chi tiết hóa được vấn đề này.


5

Mục Lục
Phần mở ñầu ....................................................................................................................... 8
Chương 1: ðặc ñiểm ñịa chất mỏ J bồn trũng Cửu Long.. .......................................... 13
1.1. ðặc ñiểm ñịa chất khu vực bồn trũng Cửu Long ..................................................... 13
1.1.1 ðặc ñiểm ñịa chất bồn trũng Cửu Long ........................................................... 13
1.1.1.1 ðá mẹ ...................................................................................................... 13
1.1.1.2 Tầng chắn - Bẫy ...................................................................................... 14
1.1.1.3 ðá chứa ................................................................................................... 14
1.1.1.4 Sự di cư của dầu và khí............................................................................ 16
1.1.2 ðặc điểm kiến tạo bồn trũng Cửu Long .......................................................... 17
1.2. Tổng quan về mỏ J .................................................................................................. 19
1.3. ðặc ñiểm ñịa chất khu vực mỏ J.............................................................................. 20
1.3.1 ðịa tầng ........................................................................................................... 20
1.3.2 Liên kết giếng khoan và phép ñặt tên các tầng địa chất ..................................... 23
1.4. Lịch sử tìm kiếm thăm dò ....................................................................................... 25
1.5. ðịa chất kiến trúc mỏ J ........................................................................................... 26

1.6 Mơi trường trầm tích của mỏ J ................................................................................. 29
1.6.1 Tóm tắt mơi trường trầm tích ........................................................................... 29
1.6.2 Phân bố mẫu lõi …………………………………………... ............................. 30
Chương 2: Lý thuyết cơ bản về xây dựng mơ hình cấu trúc ........................................ 31
2.1 Giới thiệu chung về mơ hình địa chất 3 chiều........................................................... 31
2.2 Mơ hình cấu trúc ...................................................................................................... 33
2.2.1 Mơ hình đứt gãy .............................................................................................. 33
2.2.2 Mơ hình mạng lưới .......................................................................................... 35
2.2.3 Mơ hình mặt phẳng/tầng địa chất ..................................................................... 38
2.3 Liên kết ñịa tầng – minh giải số liệu giếng khoan..................................................... 40
2.4 Khái niệm về ñịa chất thống kê ................................................................................ 43
2.4.1 Mối quan hệ theo không gian ........................................................................... 43


6

2.4.2 ðánh giá mô phỏng.......................................................................................... 44
2.4.3 Mô phỏng ngẫu nhiên ...................................................................................... 45
2.4.4 Mơ hình sự liên tục trong địa chất thứ nhất ...................................................... 45
2.4.5 Mơ hình sự liên tục trong địa chất thứ hai ........................................................ 46
2.4.6 Mơ phỏng tính liên tục trong địa chất .............................................................. 47
2.4.7 Hình thể địa chất (object model) ...................................................................... 48
2.4.8 Mơ hình hình ảnh 3D ....................................................................................... 49
2.4.9 Mơ tả tính liên tục về địa chất bằng ñồ thị thể hiện sự thay ñổi trong không gian
(variogram) .............................................................................................................. 50
2.4.10 Mơ hình đồ thị thể hiện sự thay đổi trong khơng gian .................................... 52
2.4.11 Mơ hình tướng địa chất .................................................................................. 54
2.4.12 Mơ phỏng chỉ định tuần tự ............................................................................. 58
2.4.13. Phương pháp mô phỏng tuần tự theo Gaussian.............................................. 60
2.5 Mơ hình địa vật lý dầu khí ....................................................................................... 61

2.6 Mơ hình thạch học ................................................................................................... 62
2.7 Mơ hình vật lý vỉa dầu khí ....................................................................................... 63
2.7.1 Mơ phỏng độ rỗng với phương pháp mô phỏng tuần tự theo Gaussian ............. 63
2.7.2 Mô phỏng độ thấm........................................................................................... 64
2.7.3 Mơ phỏng tuần tự của độ thấm phụ thuộc vào mơ hình độ rỗng ....................... 64
Chương 3: Ứng dụng phần mềm xây dựng mơ hình địa chất 3 chiều (3D)
của tầng chứa cát kết Oligoxen dưới của mỏ J............................................................... 67
3.1 Cơ sở tài liệu của mỏ J ............................................................................................. 67
3.1.1 Tài liệu giếng khoan ........................................................................................ 67
3.1.2 Tài liệu mẫu lõi................................................................................................ 68
3.1.3 Tài liệu ñịa chấn .............................................................................................. 71
3.1.4 Hệ thống ñứt gãy ............................................................................................. 73
3.1.5 Phân bố tướng trong vỉa chứa tập E và F ......................................................... 76


7

3.2 Dữ liệu về khoáng vật....................................................................................... .......... 80
3.2.1 Vỉa chứa tập E…………………………………….….… ................................. 81
3.2.2 Vỉa chứa tập F………………………………………………….….…. ............. 83
3.3 Kết quả minh giải ñịa vật lý giếng khoan trong tập E và F ....................................... 85
3.4 Tổng quan về xây dựng mơ hình địa chất ba chiều trong mỏ J ................................. 93
3.5 Xây dựng mơ hình cấu trúc ...................................................................................... 94
3.5.1 Xây dựng mơ hình đứt gãy…………………………………….….…............... 94
3.5.2 Xây dựng mơ hình ơ lưới………………………………………………….…... 95
3.5.3 Xây dựng các mặt cấu trúc địa chất.................................................................. 96
3.6 Trung bình hóa giá trị địa vật lý giếng khoan ......................................................... 101
3.7 Xây dựng mơ hình thạch học (tướng trầm tích) ...................................................... 102
3.8 Xây dựng mơ hình ñộ rỗng, ñộ bão hòa và ñộ thấm ............................................... 109
3.8.1 Mơ hình độ rỗng…………………………………….….… ............................ 109

3.8.2 Mơ hình độ thấm………….…………………………………………………113
3.8.3 Mơ hình độ bão hịa ....................................................................................... 117
Chương 4: Tính tốn trữ lượng dầu khí tại chỗ của tầng chứa cát kết Oligoxen dưới
mỏ J..………………………………………………….. ............................................... 120
4.1 Tài liệu tính trữ lượng dầu khí tại chỗ .................................................................... 120
4.2 Phương pháp thể tích…………………………………………….……... ................ 121
4.3 Tính tốn thể tích dầu khí tại chỗ bằng phân tích các thơng số biến đổi………..…. 123
4.4 Tính tốn trữ lượng dầu khí bằng thuật tốn Monte Carlo ...................................... 124
Kết luận....................................................................................................................... 138
Tài liệu tham khảo


8

Lời mở đầu
Mơ hình hóa là một phương pháp khá phổ biến trong các lĩnh vực khoa học
kỹ thuật ngày nay, và đã được ứng dụng trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dị và khai
thác dầu khí. Mơ hình hóa là phương pháp nhằm xây dựng hình ảnh ba chiều cho
một ñối tượng nghiên cứu; cụ thể trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu
khí thì đối tượng được nghiên cứu là các vỉa dầu khí. Việc mơ hình hóa vỉa dầu khí
hay mơ hình hóa mỏ dầu khí nhằm xây dựng một cái nhìn trực quan sinh ñộng về
các thành hệ ñất ñá ở bên dưới sâu trong lịng đất hoặc ngập sâu dưới đáy biển hàng
trăm, hàng ngàn mét nước.
Phương pháp mơ hình hóa được ứng dụng thơng qua các phần mềm địa chất
chun dụng có trên thị trường dầu khí được cung cấp bởi các cơng ty dịch vụ dầu
khí. Với đề tài này, tác giả sử dụng phần mềm Petrel của công ty dịch vụ dầu khí
Schlumberger Việt Nam với bản quyền được cấp cho trường ðại học Bách Khoa
Hồ Chí Minh do công ty hỗ trợ cho khoa Kỹ thuật ðịa chất và Dầu khí
Một mơ hình địa chất được xây dựng hồn chỉnh bao gồm mơ hình cấu trúc
mỏ dầu khí, mơ hình về địa tầng, mơ hình về tính chất vật lý dầu khí, tính tốn trữ

lượng của mỏ dầu.
Các thơng số đầu vào cần thiết khơng gì khác hơn là các số liệu về ñịa chấn,
dữ liệu giếng khoan và dữ liệu về ñịa chất khu vực nghiên cứu cũng như các khu
vực lân cận của khu vực nghiên cứu. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng mơ hình ñịa
chất 3 chiều với ñầy ñủ các tính chất vật lý, thạch học cần có của một mỏ dầu khí.
Sau khi mơ hình tính chất vật lý được thiết lập, bước cuối cùng để hồn tất
một mơ hình địa chất 3 chiều là người ñịa chất cần kiểm tra lại kết quả của mơ hình
về mặt logic và khoa học cũng như khả năng ứng dụng trong thực tiễn.
Trong quá trình tìm kiếm, thăm dị, khai thác dầu khí (từ thời ñiểm phát hiện
ra ñối tượng chứa hydrocarbon cho ñến lúc kết thúc khai thác), mơ hình ln đóng
một vai trị trung tâm trong việc tìm hiểu và tiên đốn các yếu tố chính yếu về địa
chất nói chung, vật lý, thạch học và thể tích dầu khí tại chỗ nói riêng. Một mơ hình
(với tính đa dạng, mơ phỏng gần đúng nhất với điều kiện tự nhiên) thành cơng hay

Phần mở ñầu


9

khơng là nhờ vào kết quả của các hoạt động tìm kiếm-thăm dị, phân tích-đánh giá,
liên kết dữ liệu giếng khoan, những thơng tin liên quan đến mỏ dầu khí và kỹ năng
của người xây dựng mơ hình… Mọi mơ hình đều được lập kế hoạch tập trung vào
mục tiêu cuối cùng, bao gồm hoặc là ñánh giá trữ lượng dầu khí tại chỗ ban đầu, vị
trí tối ưu để bố trí giếng khoan, thiết kế các kết cấu bề mặt, thiết kế cho khả năng
thu hồi thứ cấp hoặc thu hồi dầu tăng cường, tiên đốn các khả năng có thể xảy ra
đối với giếng khai thác (thay đổi trạng thái pha, ngập nước, các rủi ro, …)
Có rất nhiều ích lợi từ kết quả của mơ hình địa chất, mơ hình vật lý thạch học
ba chiều của mỏ dầu khí xét về khả năng ứng dụng trước mắt và tiềm năng áp dụng
lâu dài.
Với các tiền ñề ñã nêu kết hợp mức ñộ nghiên cứu thành hệ, tới thời điểm

thực hiện luận văn, việc xây dựng một mơ hình địa chất là vơ cùng cần thiết cho các
đối tượng triển vọng của mỏ J, lô 15-1, bồn trũng Cửu Long.
Từ kết quả của công tác tập hợp, xử lý các số liệu cần thiết liên quan thu thập
ñược trong cơng tác thăm dị ở mỏ J (minh giải ñịa chấn, phân tích ñịa vật lý giếng
khoan, phân tích mẫu lõi, MDT, FMI và DST của bốn giếng ñã khoan và kết quả
của các cơng trình nghiên cứu khác), tác giả đã sử dụng hai phương pháp tính tốn
trữ lượng cho các đối tượng chứa trong đá trầm tích, đó là: phương pháp thể tích
theo mơ hình địa chất ba chiều (3D Geological modeling) và phương pháp thể tích
có ứng dụng thuật tốn Monte-Carlo.
i.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Sau giai đoạn kết thúc q trình tìm kiếm thăm dị, vấn đề đặt ra cho cơng tác

phát triển và chuẩn bị ñưa vào khai thác mỏ J thuộc bồn trũng Cửu Long là xây
dựng mơ hình địa chất phù hợp và ñại diện cho cấu trúc và ñiều kiện ñịa chất phức
tạp của mỏ. Thêm vào đó, để kết hợp tất cả những kiến thức cũng như các số liệu
thu thập được trong q trình tìm kiếm thăm dị, mơ hình địa chất cần được xây
dựng với những đặc tính tiêu biểu cho tầng chứa chính Oligoxen dưới, mỏ J. Trước
những yêu cầu cấp thiết như trên, tác giả ñã đăng ký thực hiện đề tài “Xây dựng mơ
hình địa chất 3 chiều cho tầng Oligoxen hạ của mỏ J – bồn trũng Cửu Long”.

Phần mở ñầu


10

i.2.

Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn: Xây dựng mơ hình địa chất cho tầng chứa Oligoxen

hạ của mỏ J bồn trũng Cửu Long nhằm mơ phỏng hình dáng, cấu trúc, các đặc tính
thơng số vật lý thạch học của mỏ, tính tốn trữ lượng dầu khí tại chỗ. Bên cạnh đó,
giới thiệu về phương pháp và các khái niệm về mơ hình hóa ứng dụng trong địa chất
nói chung và cơng nghiệp dầu khí nói riêng làm cơ sở nền tảng cho đánh giá trữ
lượng dầu khí tại chỗ của khu vực mỏ.
Nhiệm vụ của luận văn: Thu thập, tổng hợp tất cả các thông tin, dữ liệu và
các báo cáo cần thiết phục vụ xây dựng mơ hình địa chất ba chiều, nhằm mơ tả hình
dáng, kích thước và quan trọng hơn là ñặc tính vật lý của tầng chứa một cách xác
thực nhất. Trên cơ sở mơ hình địa chất đã được xây dựng, tiến hành tính trữ lượng
dầu khí tại chỗ của tầng chứa.
i.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu: Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả tập trung
thu thập, nghiên cứu, tổng hợp, xử lý, phân tích, đánh giá đặc trưng của các yếu tố
quyết định, thơng tin liên quan đến mơ hình địa chất như: ðặc ñiểm ñịa chất, ñịa vật
lý (giếng khoan, ñịa chấn), thử vỉa của ñối tượng nghiên cứu (tầng chứa cát kết mỏ J
bồn trũng Cửu Long) làm cơ sở cho đánh giá trữ lượng dầu khí tại chỗ của cấu tạo
Phạm vi nghiên cứu: ðề tài tập trung nghiên cứu xây dựng mơ hình và tính
tốn trữ lượng cho các đối tượng chứa trong đá trầm tích, theo phương pháp: thể
tích truyền thống và phương pháp thể tích có áp dụng thuật tốn Monte-Carlo cho
Mỏ J, góc ðơng Nam của lô 15-bồn trũng Cửu Long
i.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
Giới thiệu phương pháp giải quyết bài tốn địa chất và bài tốn xác suất
thống kê nhằm đưa ra mơ hình cụ thể của thành tạo dầu khí một cách trực quan sinh
động trong khơng gian ba chiều.
Với cấu trúc và điều kiện địa chất phức tạp của một thành tạo chứa dầu khí,
việc xây dựng mơ hình địa chất là giải pháp tối ưu và khơng thể thiếu trong mơ


Phần mở đầu


11

phỏng hình dáng, cấu trúc, các đặc tính thơng số của mỏ, phục vụ cho cơng tác tính
tốn trữ lượng dầu khí tại chỗ
Ý nghĩa thực tiễn:
Việc xây dựng mơ hình địa chất là cơng cụ và giải pháp vừa mang tính khoa
học, vừa nâng cao hiệu quả của suốt q trình tìm kiếm-thăm dị-phát triển mỏ đồng
thời đây cũng là phương thức tin cậy trong ñánh giá trữ lượng dầu khí tại chỗ.
Luận văn có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy, đánh giá triển vọng dầu khí trong đá trầm tích có cấu trúc và đặc
điểm địa chất phức tạp.
i.5. Phương pháp nghiên cứu
i.5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu ñánh giá triển vọng dầu khí trong thành hệ là cơng tác phức tạp,
đặc biệt đối với các cấu tạo ngầm trên thềm lục địa. Mặt khác nguồn dầu khí không
phải là vô tận; trữ lượng, chất lượng, tiềm năng dầu khí của một cấu tạo chịu tác
động tổng hợp của của nhiều yếu tố: mơi trường tự nhiên, trình ñộ khoa học, công
nghệ, mức ñộ nghiên cứu. Các yếu tố này tác động lẫn nhau và có mối quan hệ phức
tạp. Do đó, thách thức về cơng tác tìm kiếm và đánh giá trữ lượng dầu khí của các
mỏ phức tạp càng lớn. Kết quả nghiên cứu địi hỏi phải có độ tin cậy và tính thực
tiễn, khả năng ứng dụng dựa trên mức độ chính xác và phương pháp nghiên cứu có
tính thuyết phục.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Thu thập, tổng hợp các cơng trình nghiên cứu, thực tiễn đã có; xác lập xu thế
biến đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến triển vọng dầu khí của khu vực nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp ñịa thống kê nhằm xác ñịnh mối tương quan, biến thiên giữa
các yếu tố ảnh hưởng ñến tiềm năng của cấu tạo, giá trị trung bình của các thơng số

phục vụ đánh giá trữ lượng;
Sử dụng phần mềm chuyên dùng xây dựng mô hình địa chất 3 chiều, tính
tốn trữ lượng địa chất của cấu tạo; đối sánh kết quả tính tốn trữ lượng của các
cách tính khác nhau.
Kiểm chứng, đối sánh với kết quả thực tiễn trong phát triển mỏ của khu vực
nghiên cứu và khu vực lân cận.

Phần mở ñầu


12

Tham khảo ý kiến các chuyên gia.
Cấu trúc luận văn gồm ba phần chính:
- Phần 1: Giới thiệu các đặc ñiểm chung về ñịa chất và ñịa tầng khu vực bể Cửu
Long và mỏ J.
- Phần 2: Các phương pháp được sử dụng trong q trình xây dựng mơ hình địa
chất cũng như tính tốn trữ lượng dầu khí tại chỗ mỏ J.
- Phần 3: Ứng dụng xây dựng mô hình địa chất thơng qua phần mềm địa chất
ứng dụng, kết quả tính tốn khi ứng dụng phương pháp thể tích truyền thống và khi
áp dụng thuật tốn Monte Carlo.
Luận văn ñược thể hiện gồm mở ñầu, kết luận, 04 chương với hơn 120 trang
cùng tài liệu tham khảo và phụ lục.

Phần mở ñầu


13

Chương 1. ðặc ñiểm ñịa chất của mỏ J bồn trũng Cửu Long

1.1.

ðặc ñiểm ñịa chất và kiến tạo của bồn trũng Cửu Long

1.1.1. ðặc ñiểm ñịa chất khu vực của bồn trũng Cửu Long
1.1.1.1. ðá mẹ
Bồn trũng Cửu Long nằm trong khu vực có đặc điểm địa chất kiến tạo tương
ñối ổn ñịnh, chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi hoạt ñộng kiến tạo thuộc thời kỳ tiền
Kainozoic, Eoxen muộn và Oligoxen sớm cùng với một phần nhỏ ảnh hưởng bởi các
hoạt ñộng tạo ñứt gãy thời kỳ Mioxen hạ và trung. Trong đó, thời kỳ Kainozoic sớm
được đánh dấu bằng các bể trầm tích tách giãn, kết quả của hoạt ñộng kiến tạo tách
giãn là tạo ra các cấu trúc ñịa chất dạng bán ñịa lũy và ñịa hào, là điều kiện thuận lợi
cho việc tích tụ vật chất hữu cơ. Do nằm trong phông chung kiến tạo thời kỳ ñịa chất
trên, vật liệu hữu cơ của bồn trũng Cửu Long được chơn vùi và bảo tồn dưới lớp ñất ñá
dày suốt thời kỳ Kainozoic muộn và chín muồi về nhiệt để có thể sinh ra hydrocarbon.
Kết quả phân tích đặc điểm địa hóa của vật chất hữu cơ thuộc các tập trầm tích
của bồn trũng, cho thấy sét Oligoxen của tập D có nguồn gốc đầm hồ là ñá mẹ trong bể
Cửu Long với TOC từ 0.7% ñến 5%, tiềm năng sinh dầu tổng cộng (S1 + S2) thay ñổi
từ 2 ñến 30mg/g và chỉ số HI (hydro index) biến đổi từ 80 đến 650. Nhìn chung đây là
vật chất hữu cơ chủ yếu nằm trong vùng sinh dầu (Kerogen loại I và II).
Song song đó, tập E và tập F cũng ñược chứng minh là tầng sinh thứ yếu với
chỉ số TOC biến ñổi từ 0.6% ñến 7%, khả năng sinh dầu S1 + S2 dao ñộng từ 2-11
mg/g và chỉ số HI từ 40-520.
Xét về mặt ñịa nhiệt, bể Cửu Long có Gradient biến thiên trong khoảng dị
thường thấp từ 2.4o C/100m ñến 3.45o C / 100m trong đó dịng nhiệt (heat flow) thay
đổi từ 1.2 HFU đến 1.5 HFU. Kết quả phân tích mức độ chín muồi về nhiệt của các
giếng, cho thấy cửa sổ chín muồi về nhiệt xuất hiện ở độ sâu khoảng 3000m với Tmax
là 434oF và Ro là 0.55, thể hiện đã có sự di cư và tích lũy dầu khí và condensate tại ñộ
sâu 3330 m (ứng với nhiệt ñộ 440oF và Ro là 0.71) và tại 4460 m (ứng với nhiệt ñộ
460oF và Ro là 1.3).


Chương 1. ðặc ñiểm cấu trúc ñịa chất của mỏ J thuộc bồn trũng Cửu Long


14

1.1.1.2. Tầng chắn – bẫy chứa
Trong bồn trũng Cửu Long, tập sét Rotalia hình thành trong quá trình biển
tiến, lắng ñọng suốt thời kỳ Mioxen sớm ñuợc xác ñịnh như là tầng chắn cho tập
Mioxen và các vỉa bên dưới cả về phương ngang ( các thấu kính cát mỏng) cũng như
phương ñứng ( các lớp cát sét xen kẹp). Khả năng chắn của tập sét Rotalia giảm dần về
phía Tây Nam của bể cùng với sự tăng dần các tầng cát.
Tập sét D thuộc Oligoxen cũng đóng vai trị như là tầng chắn cho vỉa chứa của
móng granite, tập F và E, cũng như là các tập cát kết xen giữa trong tập D bên cạnh
tầng sinh của nó.
Về bẫy chứa: các hoạt động địa chất khu vực chính thuộc thời kỳ Eoxen muộn
và Oligoxen sớm ñược ñánh dấu với các pha tách giãn liên quan ñến sự kéo giãn của
vỏ trái ñất (dẫn ñến việc mở ra của khu vực Biển ðông) và kết quả là các hệ thống đứt
gãy trượt bằng Bắc – Nam.
Q trình kiến tạo trên tiếp diễn suốt từ Oligoxen ñến Mioxen sớm là lý do để
có thể kết luận sự hình thành các bẫy dầu khí được bắt đầu trong giai đoạn này với đặc
điểm kiến tạo điển hình là pha tách giãn liên quan tới sự kéo giãn của vỏ trái ñất ( mở
ra khu vực Biển ðông) và kết quả là các hệ thống ñứt gãy trượt bằng Bắc – Nam và
đứt gãy nghịch ðơng Bắc – Tây Nam tạo ra.
Các bẫy dầu khí được hình thành vào cuối của Eoxen ñến bắt ñầu của
Oligoxen (39 ñến 40 triệu năm trước) và dừng hẳn vào cuối Mioxen sớm (khoảng 16
triệu năm trước). Trong bể Cửu Long và ñặc biệt tại khu vực nghiên cứu, ñều hiện diện
cả bẫy cấu trúc lẫn bẫy ñịa tầng.
1.1.1.3. ðá chứa
Vỉa chứa trong bể Cửu Long ñược hiểu như bao gồm tầng ñá móng granite,

Oligoxen hạ E và F, Oligoxen trên C và D, vỉa cát kết Mioxen hạ B1 (Bạch Hổ).
Phần đá móng granite có thể được chia thành phần đá móng phong hóa và
phần ñá móng nứt nẻ, biến chất bởi nhiệt ñộng. Cùng với sự phong hóa của vỏ trái đất
là sự hịa tan từng phần của các khoáng vật Quartz và Feldspar. Q trình nhiệt động
làm thay đổi độ lỗ rỗng được hình thành từ trước đó (bởi q trình nguội lạnh macma
Chương 1. ðặc ñiểm cấu trúc ñịa chất của mỏ J thuộc bồn trũng Cửu Long


15

và tạo ñá) bằng cách tạo ra các hang hốc và các vật liệu hịa tan được gắn kết với nhau
bằng Calcite, Apatite và Mica. Kết quả phân tích mẫu lõi cho thấy độ lỗ rỗng của tập
đá móng phong hóa thay đổi từ 0.3% đến 14% (trung bình là 4%), trong đó độ lỗ rỗng
trong đá móng nứt nẻ biến chất dao động từ 0.6% đến 11% (trung bình 2.8%).
So với đá móng trong bể Cửu Long, các vỉa trầm tích ít phức tạp hơn về nhiều
mặt.
a) Tập F (Từ Eoxen ñến Oligoxen hạ)
Phân bố nằm bên dưới tập E, tập F là lớp trầm tích đầu tiên phủ lên lớp đá
móng, tức là lớp trầm tích cổ nhất trong bể Cửu Long.
Ở các cấu trúc cao, hầu như khơng có mặt của tập F hoặc nếu có thì rất mỏng.
Trong vùng nghiên cứu ñộ rỗng biến ñổi từ 8% đến 15%, trung bình là 12%, độ thấm
thay đổi từ 1-250mD.
b) Tập E (Oligoxen hạ)
Phía trên tập F, tập E phân bố trên các ñịa hào và bán ñịa hào và cũng nằm ở
bên sườn và trên cấu trúc cao của đá móng, tuy nhiên tại đó tập E trở nên mỏng hơn và
nhiều nơi không tồn tại. ðược lắng đọng trong mơi trường có năng lượng thấp (enegy
decreasing environment), tập E có tướng địa chất từ dạng đầm phá, đầm hồ cho đến
đồng bằng bồi tích, độ hạt giảm dần khi lên ñến bề mặt trên của tập. Nhìn chung, chất
lượng của tập E thay đổi theo cả phương đứng lẫn phương ngang và có chất lượng khá
tốt xung quanh cấu trúc cao. ðộ rỗng biến ñổi từ 8% đến 15% trung bình là 12%, độ

thấm từ 1-900mD.
c) Tập D (Phần dưới của Oligoxen trên)
Lắng đọng trong mơi trường đầm hồ đến đồng bằng sơng và đồng bằng bồi
tích với ảnh hưởng nhỏ của biển, tập D được xác định hầu hết là trầm tích hạt mịn, thể
hiện ở hoặc là vùng nước sâu hoặc là vùng có năng lượng thấp. Trong vỉa chứa này ở
tập cát kết D4 có tiềm năng dầu khí lớn nhất, với độ lỗ rỗng từ 12% đến 19%, độ bão
hịa nước khoảng 50%. Sản phẩm từ vỉa chứa này gồm cả dầu và khí.
d) Tập C (Phần trên của Oligoxen trên)
Tập C được hình thành trong chu kỳ biển tiến có năng lượng cao.
Chương 1. ðặc ñiểm cấu trúc ñịa chất của mỏ J thuộc bồn trũng Cửu Long


16

Tập có chất lượng tốt hơn so với tập D, ñộ rỗng thay ñổi từ 10% ñến 15%, ñộ
thấm từ 0.1 – 50 mD.
e) Tập B1 (Mioxen hạ)
Tập B1 nằm ở giai đoạn cuối của thời kì biển tiến trong bể Cửu Long là lớp
sét dày (ñược xem như là tầng chắn khu vực) và lớp cát kết xen kẹp có nguồn gốc từ
đồng bằng châu thổ / dun hải đến vùng biển nơng. Tập B1 có thành phần cát kết
tăng lên nhiều hơn ở phần rìa của bể, đặc biệt về phía Tây Nam. Vì thế khơng có khả
năng tồn tại tầng chắn tốt ở khu vực này mặc dù chất lượng vỉa cát tốt hơn. Về tổng
quan, tập B1 ngồi vai trị là tầng chắn cho các vỉa chứa bên dưới, nó cịn là một vỉa
chứa có chất lượng tốt với ñộ lỗ rỗng từ 15-25%, ñộ bão hịa nước khoảng 54% và độ
thấm từ 1-5000mD. Tập được B1 phủ bởi tập sét Montmo Rotalide có vai trị là tầng
chắn khu vực.
1.1.1.4. Sự di cư của dầu và khí
Lớp sét có nguồn gốc đầm hồ thuộc tập Oligoxen hạ ñược cho là tầng sinh của
ñối tượng nghiên cứu, với ñộ sâu chon vùi lớn. Lớp sét này chứa các vật liệu hữu cơ
được chơn vùi, chin muồi về nhiệt.

Trong suốt thời kỳ Oligoxen muộn bể Cửu Long trong đó có cấu tạo J chịu tác
động khơng ngừng của các họat ñộng ñịa chất kiến tạo, cụ thể là khu vực nghiên cứu:
cấu tạo J. Sự tách giãn có sự thay ñổi trục cùng với sự họat ñộng của các pha nén ép
khu vực, sinh ra một lọat các ñứt gãy ðông Bắc – Tây Nam, chủ yếu là ñứt gãy thuận.
Trong Oligoxen muộn, hydrocarbon sau khi tách khỏi ñá mẹ, bắt ñầu quá trình
di cư thứ cấp và tích tụ lại tại vỉa chứa.
ðặc trưng q trình di cư trên là khoảng dịch chuyển ngắn, và di cư theo
phương thẳng ñứng là quan trọng nhất bên cạnh sự dịch chuyển ngang.
1.1.2. ðặc ñiểm kiến tạo của bồn trũng Cửu Long
Bồn trũng Cửu Long là loại bồn trũng dạng Rift có tuổi ðệ Tam giữa – muộn
nằm ở bờ biển phía ðơng Nam Việt Nam.

Chương 1. ðặc điểm cấu trúc ñịa chất của mỏ J thuộc bồn trũng Cửu Long


17

Bao gồm các block 01, 02, 15-1, 15-2, 09-1, 09-2, 09-3, 16, 17 trải dài trên
khu vực có diện rộng khoảng 150,000 km2 (một trăm năm mươi nghìn kilomét vng).
Mơi truờng và q trình địa động học có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của
bể ngồi khơi cũng với các quá trình kiến tạo mảng.
Theo “Regional Geological Report, June 1999” thì q trình kiến tạo của vùng
nghiên cứu đã diễn ra tương ñối mãnh liệt.
Cụ thể là ñây 53 triệu năm, đã xảy ra sự va chạm ở phía Bắc giữa mảng Ấn ðộ
và mảng Châu Á và sự họat động cũng như ảnh hưởng của nó vẫn cịn kéo dài đến
ngày nay.
Trong khi đó trũng Philipine lại bị cuộn lại. Biển ðơng lại được mở rộng hơn
ở giai ñoạn Oligoxen muộn – Mioxen sớm. Trong ñó sự mở rộng của bể Cửu Long
liên quan ñến sự giãn nở của lớp vỏ Trái ñất kết hợp với họat ñộng kiến tạo tự xoay
của mảng Indochine theo chiều kim ñồng hồ.

Bể Cửu Long nằm tại vệt rìa cả hệ thống đứt gãy sơng Hậu, kiểm sóat vị trí
của đồng bằng sơng Cửu Long hiện nay.
Sự biến đổi kiến tạo của lục ñịa xác ñịnh ñường phân cách thềm lục ñịa hiện
nay, gây nên sự biến dạng dọc theo ranh giới phía ðơng của mảng Indochine. Sự giãn
nở theo hướng Tây Bắc –ðN và sự dịch chuyển ñồng thời theo hướng Bắc Nam đã xảy
ra trong suốt q trình mở rộng của Bể Cửu Long.
Theo ñặc ñiểm kiến trúc, bể Cửu Long trong giai đọan Eoxen – Oligoxen có
thể chia ra làm 4 ñới cấu trúc:
ðới sụt lún của bể Cửu Long ở phía Bắc Bạch Hổ.
ðới sụt lún của bể Cửu Long ở phía Tây Nam ( hoặc phía Tây mỏ
Bạch Hổ)
ðới sụt lún của bề Cửu Long ở phía ðơng Nam (hoặc phía ðơng
mỏ Bạch Hổ)
ðới nâng mỏ Rồng- Bạch Hổ (hoặc trung tâm)

Chương 1. ðặc ñiểm cấu trúc ñịa chất của mỏ J thuộc bồn trũng Cửu Long


18

Q trình sụt lún của bề Cửu Long ở phía Bắc xảy ra trong các lô 15-1, 15-2
và một phần phía Tây các lơ 1 và 2 (Hình 1.2).
Lơ 15-1 nằm ở phía Bắc của vùng sụt lún khoảng 20km về hướng ðơng Nam
thành phố Vũng Tàu (tính từ góc Tây Nam của lơ) với mực nước dao động từ 20-55m.
Lơ trải dài trên diện tích xấp xỉ 4600km2. ðặc ñiểm kiến trúc chính của bồn là lún
theo hướng Tây Nam-ðơng Bắc, trong khi hướng ðơng-Tây thì ít phổ biến hơn, đặc
biệt ở khu vực phía ðơng và ðơng Bắc.
Dựa trên hướng trượt, đứt gãy bể Cửu Long có thể chia thành 4 hệ thống
chính: hệ thống ðơng-Tây, ðơng Bắc-Tây Nam, Bắc-Nam và hệ thống gồm những ñứt
gãy nhỏ cùng với những ñứt gãy theo nhiều hướng khác nhau. Ở lơ 15-1, hệ thống đứt

gãy theo hướng ðơng Bắc-Tây Nam (chủ yếu) và ðơng-Tây (phát triển sau đó).
Hầu hết các ñứt gãy ñều ngừng phát triển tại phần trên cùng của trầm tích
Oligoxen. Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng kiến trúc của mỏ J và các mỏ lân cận
ñều ñược tạo thành trước khi lắng ñọng tập sét “D” tuổi Oligoxen.

Hình 1.1. Bản đồ kiến tạo khu vực ( Hồng ðình Tiến ,1999)

Chương 1. ðặc điểm cấu trúc địa chất của mỏ J thuộc bồn trũng Cửu Long


19

1.2.

Tổng quan về mỏ J
Mỏ J nằm cách Vũng Tàu khoảng 135 km về phía ðơng, nằm ở góc ðơng

Nam của lơ 15-1, độ sâu nước trung bình là 56 m. Giếng khoan đầu tiên J-1 đã đuợc
hồn thành vào cuối năm 2003. Thử vỉa cho dịng dầu/khí từ 3 khỏang trong trầm tích
tập D, tập E và tập F.
ðối với tầng móng trước ðệ Tam, trong J-1 cũng cho thấy có dấu hiệu tốt về
sự hiện diện của mạng khe nứt mở, có khả năng cho dịng dầu/ khí.
ðến thời điểm hiện nay, mỏ J đã được hịan tất q trình thăm dị và thẩm
lượng ở khu vực cấu tạo chính. Với 4 giếng khoan J-1 , J -2, J-3 và J-4 trong cả 3 khu
vực chính khu vực chính của mỏ: trung tâm, ðơng Bắc, Tây Bắc.

Hình 1.2. Bản đồ vị trí lơ 15-1

1.3.


ðặc điểm địa chất khu vực của mỏ J

1.3.1. ðặc ñiểm ñịa tầng
Kết quả tổng hợp từ minh giải ñịa chấn, minh giải karota, sinh ñịa tầng, phân
tích mẫu ñã xác ñịnh ñược ñịa tầng khu vực mỏ J.

Chương 1. ðặc ñiểm cấu trúc ñịa chất của mỏ J thuộc bồn trũng Cửu Long


20

Cột ñịa tầng bao gồm ñá núi lửa (igneous and volcanic rock) của móng trước
ðệ Tam và trầm tích lục ngun Kainozoic xen kẽ với đá phun trào (Hình 1.4 và 1.5).
Tầng móng tiền Kainozoic
Kết quả minh giải địa chấn cho thấy tầng móng có độ sâu phân bố tại 3883m,
3976m và 4861m (TVDSS) tương ứng tại các giếng J-1, J-2 và J-3. Ngoại trừ giếng J2 móng gồm đá granite và granodiorite, những giếng khác có thể là cuội kết – chứa các
mảnh vỡ trịn và góc cạnh bị hịa tan trong khung đá phun trào hạt mịn. Mảnh vỡ chủ
yếu bao gồm granite, andesite, monzonite, diorite, monzodiorite, rhyolite, cát kết và
một ít khống vật (giếng J-1).
Móng bị nứt nẻ mạnh và có đới phong hóa nhẹ. Bề dầy ñới phong hóa biến ñổi
từ 20-80m. So sánh thạch học trong các giếng ở mỏ J với các giếng thuộc mỏ Sư Tử
ðen và Sư Tử Vàng, cùng với một số vết lộ quan sát có liên quan đến địa tầng của đới
ðà Lạt, cho thấy móng ở khu vực mỏ J bao gồm ñá granitoid bị xuyên cắt bởi nhiều
mạch xâm nhập của đá andesite, diorite, monzodiorite. ðá có hình thái tương tự như
đá của phức hệ ðịnh Qn, ðèo Cả, và đá trầm tích núi lửa của thành hệ Nha Trang.
Chúng có thể được tạo thành trong giai ñoạn Jura-Creta.
Trầm tích kỷ ðệ Tam
Trầm tích Kainozoic trong mỏ J có đặc trưng như sau:

Chương 1. ðặc điểm cấu trúc ñịa chất của mỏ J thuộc bồn trũng Cửu Long



21

Hình 1.3. ðịa tầng Kainozoic lơ 15-1. (nguồn cơng ty J)
Eoxen muộn – Oligoxen sớm: thành hệ Trà Cú dưới/ Tập F
Tầng F ñược xem là phần dưới của thành hệ Trà Cú, ñược xác ñịnh ñầu tiên ở
giếng J-1. Trầm tích tập F đều có mặt trong tất cả 4 giếng của mỏ J có chiều dày thay
đổi từ 207 m tại đỉnh cho đến hơn 500m về phía sườn của cấu tạo. Tài liệu giếng
khoan cho thấy tầng F ñược chia thành 2 phần. Phần trên là tập sét ( F shale) dày từ
62m-300m gồm sét kết hay bùn kết. Phần dưới là cát kết xen kẽ với một ít sét bột kết,
đá vơi (limestone hay dolomitized limestone). Theo tài liệu từ J -1, trong tập F dưới ( F
sand) có lẫn một ít đá núi lửa.
Oligoxen sớm: thành hệ Trà Cú trên/ Tập E
Tập E là phần trên của thành hệ Trà Cú, ñược phát hiện lần ñầu tiên tại giếng
khoan A trên ñất liền.
Trong phạm vi mỏ J, chiều dày tập E thay ñổi từ 185m tại ñỉnh và tăng dần
cho ñến 550m tại sườn của cấu tạo. Trầm tích của tập E phủ chờm lên phần trên của
tập F. Phần trên cùng của tập E là bề mặt bào mịn, được xem là ranh giới dưới của tập

Chương 1. ðặc ñiểm cấu trúc ñịa chất của mỏ J thuộc bồn trũng Cửu Long


22

sét D phía trên. Thành phần thạch học chủ yếu là sét màu nâu xen kẽ với cát kết hoặc
bột kết.

Hình 1.4. Cột địa tầng – thạch học của mỏ J


Oligoxen muộn : Hệ tầng Trà Tân/ Tập C và tập D
Bao gồm các ñá phiến sét màu ñen và bột kết với vài lớp cát kết. ðây ñược
xem là tầng sinh tốt trong khu vực ñồng thời là tầng chắn của móng kết tinh nứt nẻ
Hệ tầng Bạch Hổ: các ñất ñá thuộc hệ tầng Bạch Hổ thường ñược gọi là “Tập
B1”, là các đá có tuổi Mioxen sớm, bao gồm các phiến sét màu nâu, xám xanh xen lẫn
Chương 1. ðặc ñiểm cấu trúc ñịa chất của mỏ J thuộc bồn trũng Cửu Long


23

các tập cát kết và bột kết. ðây là tầng chắn rất tốt mang tính khu vực, các tập cát kết có
độ rỗng lớn tuy khơng phân bố liên tục.
Hệ tầng Cơn Sơn: các đất đá thuộc hệ tầng Cơn Sơn thường ñược gọi là “Tập
BII”, chủ yếu là các lớp cát kết hạt thơ xen kẹp bột kết có tuổi Mioxen trung.
Hệ tầng ðồng Nai: các ñất ñá thuộc Hệ tầng ðồng Nai thường ñược gọi là
“Tập BIII”, chủ yếu là các tập cát có độ hạt trung bình, rất giàu glauconite có tuổi
Mioxen muộn. Tương tự hệ tầng Côn Sơn, hệ tầng ðồng Nai cũng không phát hiện các
dấu hiệu dầu khí.
Hệ tầng Biển ðơng: bao gồm các trầm tích “Tập A” với thành phần chủ yếu
là cát hạt mịn rất giàu sinh vật biển và glauconite màu vàng.
1.3.2. Liên kết giếng khoan và phép ñặt tên các tầng ñịa chất
Liên kết của các giếng khoan mỏ J ñược thể hiện trong hình 1.5. Với khối
lượng tài liệu thu thập lớn cộng với đặc tính của vỉa nên tầng E và tầng F ñược chia
nhỏ thành nhiều phân vị ñịa chất so với các vùng liền kề.
Sự chia nhỏ phân vị ñịa tầng của tập E ñược dựa trên liên kết ñịa tầng thạch
học của các giếng khoan, các ñánh giá ñịa tầng của tập với kết quả tổng hợp giữa tài
liệu giếng khoan và tài liệu ñịa chấn 3D.
Tại khu vực giếng J-4, tầng E có cấu tạo ñịa tầng phức tạp hơn những khu vực
của các giếng khác, và ñược chia thành phần dưới, phần giữa và phần trên.
Tầng F ñược chia thành tập cát F ở phần dưới và tập sét F ở phần trên. Tầng F

ñặc trưng của một lọat các hoạt ñộng biển tiến và lùi, kết quả là sự tích tụ trầm tích
tăng lên cao (chiếm khoảng 75% phần dưới của tập cát F) và q trình sự tích tụ ngược
(phần trên tập cát F và tất cả tập sét F).

Chương 1. ðặc ñiểm cấu trúc ñịa chất của mỏ J thuộc bồn trũng Cửu Long


24

Hình 1.5. Liên kết địa tầng của các giếng mỏ J

Chương 1. ðặc ñiểm cấu trúc ñịa chất của mỏ J thuộc bồn trũng Cửu Long


×