Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Hoạch định tổng hợp sản phẩm rượu vang tại công ty cổ phần thực phẩm lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 131 trang )

Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----------------------------

BÙI QUANG TÙNG

HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP SẢN PHẨM
RƯỢU VANG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THỰC PHẨM LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI NGUYÊN HÙNG

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. CAO HÀO THI

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày 24 tháng 8 năm 2010
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm :
1.TS. Cao Hào Thi
2.TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan


3. PGS.TS. Bùi Nguyên Hùng
4. TS. Nguyễn Thu Hiền
5. TS. Nguyễn Thiên Phú

Chủ tịch hội đồng đánh giá LV

Bộ môn quản lý chuyên ngành


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--oOo-Tp. HCM, ngày tháng 8 năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: BÙI QUANG TÙNG

Giới tính: nam

Ngày, tháng, năm sinh: 11/10/1963

Nơi sinh: Hà Nội

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MSHV : 01708684


Khoá (Năm trúng tuyển): 2008
1. TÊN ĐỀ TÀI:
HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP SẢN PHẨM RƯỢU VANG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THỰC PHẨM LÂM ĐỒNG
2. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
Triển khai việc hoạch định tổng hợp tại Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng LADOFOODS theo lý thuyết về hoạch định tổng hợp và các điều kiện thực tế tại công ty :


Xây dựng nên một mơ hình HĐTH mang tính hiện thực và tối ưu.



Thơng qua mơ hình này hình thành các phương án khác nhau nhằm chọn ra phương án
tối ưu chi phí.



Xây dựng lịch trình sản xuất chính và nhu cầu NVL cho phương án đã chọn.



Đề xuất triển khai phương án này tại cơng ty nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và điều
chỉnh trong ngắn hạn để bài toán HĐTH đặt ra phù hợp với tình hình sản xuất thực tế
tại cơng ty.

3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 08/3/2010
4. NGÀY HỒN THÀNH NHIỆM VỤ: 23/7/2010
5. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS BÙI NGUYÊN HÙNG
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

PGS.TS BÙI NGUYÊN HÙNG

TS. LÊ NGUYỄN HẬU


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn cao học, tôi đã may mắn
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của nhà trường và sự truyền đạt kiến thức quý
báu của Quý Thầy Cô, sự quan tâm của gia đình, bạn bè để tơi có được nền tảng
như ngày hôm nay.
Trước hết tôi xin cảm ơn Thầy PGS-TS Bùi Nguyên Hùng đã tận tâm hướng
dẫn và chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ.
Tôi xin cảm ơn Quý Thầy Cô trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, khoa Quản lý
Công Nghiệp nói riêng giúp tơi có được những kiến thức từ nền tảng cho đến
nâng cao để tơi có thể ứng dụng vào thực tiễn và thực hiện tốt nhiệm vụ đề tài được
giao.
Cảm ơn Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lâm Đồng, Văn phòng đại
diện ĐHBK TP Hồ Chí Minh tại Đà Lạt đã gắn bó, chia sẻ với cá nhân tôi và tập
thể lớp Cao học QTKD K 2008 – Lâm Đồng trong suốt thời gian tổ chức lớp.
Cảm ơn Ban Lãnh Đạo cùng toàn thể nhân viên Công ty cổ phần thực phẩm
Lâm Đồng- LADOFOODS đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc cung cấp số
liệu thực tế và trao đổi những vần đề li ên quan cho đề tài luận văn.

Cuối cùng xin cảm ơn sự động viên giúp đỡ quý báu từ cơ quan, gia đình,
đồng mơn và bạn bè thân thiết trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại
trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 07 năm 2010
Người thực hiện luận văn,

BÙI QUANG TÙNG


ii

TÓM TẮT
“Hoạch định tổng hợp sản phẩm rượu vang tại Công ty cổ phần thực phẩm Lâm
Đồng (LADOFOODS)” là đề tài nghiên cứu ứng dụng dựa trên nền tảng của lý
thuyết hoạch định tổng hợp (HĐTH) vốn đã và đang được áp dụng rộng rãi trong
thực tế. Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng mơ hình HĐTH dựa trên nền tảng lý
thuyết HĐTH nhằm tối ưu hóa chi phí sản xuất của cơng ty.
Mục đích của đề tài luận văn là tổng hợp các kiến thức đã được học, tổng hợp
kinh nghiệm và đưa vào ứng dụng thực tế. Do đó tác giả mong muốn rằng đề tài
này một mặt sẽ giúp LADOFOODS triển khai tốt kế hoạch sản xuất trong tương lai
và một mặt hỗ trợ cho những doanh nghiệp có quan tâm đến HĐTH, áp dụng nó
vào thực tiễn nhất là những doanh nghiệp Việt Nam có đầu tư lớn trong lĩnh vực
sản xuất:
-HĐTH quyết định nhân sự và năng lực máy móc sẽ được sử dụng tại công ty
LADOFOODS.
-Đưa ra kế hoạch sản xuất bao gồm số lượng đơn hàng và cho thấy sản lượng
làm ra trong từng thời đoạn HĐTH.
-Tất cả các quyết định liên quan đến việc lựa chọn các phương án, sản lượng

làm ra đều dựa trên nỗ lực cực tiểu chi phí sản xuất.
Kết quả của đề tài nghiên cứu này được xem như là giải pháp rất tốt trong công
tác quản lý vận hành tại LADOFOODS bởi khơng chỉ tính linh động và hiệu quả
của mơ hình HĐTH mà cịn chỉ ra được kế hoạch sản xuất chính trong ngắn hạn và
bảng nhu cầu NVL cần thiết cho kế hoạch này.
Do trình độ cịn hạn chế cũng như thời gian thực hiện đề tài cịn có hạn, đề tài
nghiên cứu này chắc chắn cịn nhiều thiếu sót. Tác giả chân thành cảm ơn và đón
nhận những ý kiến đóng góp của cán bộ hướng dẫn, quý thầy cô và các bạn đồng
nghiệp cùng các bạn đọc quan tâm khác.


iii

ABSTRACT
“Aggregate Production Planning for the wine products of LamDong Foodstuffs
Joint - Stock Company (LADOFOODS)” is the application research that base on
the fundamental theory of Aggregate Production Planning which plays a
fundamental role inside any manufacturing organization, and is a core competence
since it interacts with all the functional areas of the organization. The main target of
this composition concentrate to build the model of Aggregate Production Planning
in which the cost will be minimized and the real conditions of LADOFOODS will
be considerated to suitable.
In general the Aggregate Planning at LADOFOODS is a major activity in the
field of production and operations management. It seeks to determine the most
economic aggregate levels of the production workforce and inventory that will
satisfy demand requirements in the medium term. Within the constraints of the
aggregate plan short-term scheduling of individual products can then occur:
-Aggregate planning determines how the total human and equipment resources
of LADOFOODS will be used.
-The planning activity consists of determining the size of the work force and

the amount of production for each planning period in a specified planning horizon.
-The choices of work force sizes and production quantities are generally based
on the attempt to minimize total operating costs over the planning horizon.
The results of composition is the best possible solutions for the function
operating at LADOFOODS by not only the flexibility and effectivity of model but
also the planning for master scheduling and materials requirement indicating in the
last of composition.


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ i
TÓM TẮT............................................................................................................................. ii
ABSTRACT......................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI................................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu................................................................................................................ 2
1.2.2 Ý nghĩa ................................................................................................................ 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 3
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3
2.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP ....................................................... 5
2.1.1- Các khái niệm và định nghĩa liên quan đến hoạch định tổng hợp.................... 5
2.1.2- Các mối quan hệ liên quan tới họach định tổng hợp......................................... 6
2.1.3- Các mục tiêu của họach định tổng hợp.............................................................. 7
2.1.4 Quy trình họach định tổng hợp ........................................................................... 9

2.1.4.1 Xác định nhu cầu..........................................................................................12
2.1.4.2 Xác định phương án, các mối quan hệ ràng buộc và chi phí cho bảng kế
hoạch ........................................................................................................................12
2.1.4.3 Lựa chọn kế hoạch khả thi...........................................................................13
2.1.4.4 Thực hiện và cập nhật..................................................................................14
2.1.5 Các phương pháp họach định tổng hợp .............................................................15
2.1.5.1 Phương pháp trực quan ...............................................................................15
2.1.5.2 Phương pháp thực nghiệm - dùng biểu đồ và đồ thị...................................15
2.1.5.3 Các phương pháp toán học ..........................................................................19
2.1.6 Các chiến lược họach định tổng hợp .................................................................22
2.2. LÝ THUYẾT VỀ DỰ BÁO ......................................................................................25
2.2.1. Khái niệm dự báo...............................................................................................25
2.2.2. Các lọai dự báo...................................................................................................26
2.2.2.1 Tầm dự báo theo thời gian ...........................................................................26
2.2.2.2 Các loại dự báo.............................................................................................26
2.2.2.3 Các bước thực hiện dự báo ..........................................................................26
2.2.3-Các nhân tố ảnh hưởng tới dự báo nhu cầu ......................................................27
2.2.3.1 Các nhân tố chủ quan ..................................................................................27
2.2.3.2 Các nhân tố khách quan ..........................................................................................27
2.2.3.3 Tác động của chu kỳ sống của sản phẩm đối với dự báo ............................27
2.2.4. Các cách tiếp cận dự báo ...................................................................................29
2.2.4.1 Dự báo định tính...........................................................................................29
2.2.4.2 Dự báo định lượng........................................................................................29
2.2.5 Tổng quan về dự báo định tính..........................................................................29


v

2.2.5.1 Phương pháp lấy ý kiến của Ban điều hành ................................................29
2.2.5.2 Phương pháp Delphi ....................................................................................29

2.2.5.3 Lấy ý kiến những người bán hàng..............................................................29
2.2.5.4 Lấy ý kiến người tiêu dùng .........................................................................29
2.2.6. Tổng quan về dự báo định lượng.......................................................................30
2.2.6.1 Dự báo theo dãy số thời gian.......................................................................30
2.2.6.2 Phương pháp bình quân di động ................................................................30
2.2.6.3 Phương pháp bình qn di động có trọng số .............................................31
2.2.6.4 Phương pháp san bằng số mũ .....................................................................31
2.2.6.5 Hoạch định theo xu hướng...........................................................................31
2.2.7 Lựa chọn mơ hình dự báo..................................................................................32
2.2.8 Giám sát và kiểm soát dự báo.............................................................................32
2.3 LÝ THUYẾT VỀ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ .........................................33
2.3.1 Khái niệm và các mối liên hệ .............................................................................33
2.3.1.1 Khái niệm ...................................................................................................33
2.3.1.2 Các mối liên hệ .............................................................................................34
2.3.2 Triết lý cung đúng lúc .........................................................................................35
2.3.3 Cách tiếp cận nhu cầu vật tư ..............................................................................37
2.3.3.1 Dữ liệu đầu vào và đầu ra của MRP............................................................37
2.3.3.2 Sử dụng bảng điều độ sản xuất chính trong lịch trình MRP.....................39
2.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HOẠCH
ĐỊNH TỔNG HỢP VÀO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ...................................40
Chương III...........................................................................................................................42
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM LÂM ĐỒNG ..........................42
3.1. NHỮNG THÔNG TIN TỔNG QUÁT .....................................................................42
3.1.1. Chức năng nhiệm vụ và phạm vi hoạt động......................................................42
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất ......................................................................................44
3.2. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT......................................................................................44
3.2.1. Vốn đầu tư..........................................................................................................44
3.2.2Danh mục nguyên vật liệu phục vụ sản xuất rượu vang: ...........................44
3.2.3- Nhu cầu năng lượng...........................................................................................45
3.2.4. Sản phẩm, sản lượng sản xuất ..........................................................................45

3.2.5. Quy trình cơng nghệ...........................................................................................45
3.2.5.1 Sơ đồ Quy trình sản xuất rượu vang từ trái cây bằng công nghệ lên men.46
3.2.6- Trang thiết bị .....................................................................................................48
3.2.7- Nhu cầu nhân lực...............................................................................................49
3.2.8 Cơ cấu tổ chức.................................................................................................50
3.2.8.1 Sơ đồ tổ chức ................................................................................................50
3.2.8.2- Chức năng nhiệm vụ của của các bộ phận .................................................51
3.2.9. Khách hàng ........................................................................................................53
3.3. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP
THỰC PHẨM LÂM ĐỒNG (LADOFOODS) ...............................................................54
3.3.1. Công tác hoach định tổng hợp...........................................................................54
3.3.1.1. Việc dự báo nhu cầu và đơn hàng hằng năm của công ty..........................54


vi

3.3.1.2 Việc dự toán nhu cầu về nguyên vật liệu, chi phí, nhân cơng ....................54
3.3.1.3 Việc xây dựng lịch trình sản xuất ................................................................54
3.3.1.4 Cung ứng và tồn kho nguyên vật liệu trong kho ........................................55
3.3.1.5 Kiểm soát thành phẩm ................................................................................55
3.3.2 Điều độ sản xuất..................................................................................................55
3.3.3. Quản lý vận hành ...............................................................................................56
3.3.3.1 Về quản lý chất lượng ..................................................................................56
3.3.3.2. Thiết kế sản phẩm .......................................................................................57
3.3.3.3. Thiết kế q trình và cơng suất ..................................................................57
3.3.3.4 Thiết kế cơng việc và nguồn nhân lực..........................................................57
CHƯƠNG IV : HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP TẠI LADOFOODS ...................................58
4.1. CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA BÀI TOÁN HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP ...........58
4.1.1. Dự báo nhu cầu ..................................................................................................58
4.1.1.1. Mục đích của dự báo ...................................................................................58

4.1.1.2 Các giả thuyết, yếu tố đầu vào liên quan đến việc dự báo ..........................59
4.1.1.3 Phương pháp dự báo áp dụng......................................................................59
4.1.1.4 Quá trình dự báo..........................................................................................60
4.1.2. Các ràng buộc về nguồn lực và năng lực đáp ứng tại công ty .........................69
4.1.2.1 Nguồn lực của Công ty .................................................................................69
4.1.2.2 Năng lực của công ty ....................................................................................70
4.1.3 Xác định các ràng buộc về chiến lược của Công ty............................................72
4.1.3.1 Chiến lược chất lượng ..................................................................................72
4.1.3.2 Chiến lược mở rộng sản xuất .......................................................................72
4.1.3.3 Chiến lược chi phí thấp ................................................................................72
4.1.3.4 Chiến lược sản phẩm....................................................................................73
4.1.4 Xác định các khả năng đáp ứng hiện tại của Công ty........................................73
4.1.4.1 Các lọai nguyên vật liệu sẵn có và nguồn cung ứng....................................73
4.1.4.2 Tồn kho dùng được ......................................................................................74
4.1.5 Xác định các ràng buộc về chính sách cơng ty..................................................74
4.1.5.1 Chính sách giá ..............................................................................................74
4.1.5.2 Chính sách nhân sự ......................................................................................75
4.1.5.3 Chính sách đối với khách hàng - chất lượng sản phẩm ..............................76
4.1.5.4 Chính sách tồn kho.......................................................................................77
4.1.6 Các loại chi phí liên quan....................................................................................77
4.1.6.1 Chi phí đơn vị cho một sản phẩm theo thời gian hoạt động thường ..........77
4.1.6.2 Chi phí đơn vị khi làm ngồi giờ (overtime)...............................................79
4.1.6.3 Chi phí hợp đồng phụ (Subcontracting)......................................................79
4.1.6.4 Chi phí lưu kho/ tồn kho (Holding cost) ......................................................79
4.1.6.4 Chi phí thiếu hàng........................................................................................80
4.1.6.5 CP tuyển dụng đào tạo, sa thải và CP cho nghỉ hưởng 70% lương............81
4.1.6.7 Tổng hợp các loại chi phí liên quan .............................................................81
4.2 CÁC PHƯƠNG ÁN HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP ...................................................82
4.2.1 Phân tích và nhận định các phương án ..............................................................82
4.2.2 Triển khai các phương án.................................................................................88



vii

4.2.2.1 Phương án 1: Các phương án tùy chọn công suất-thay đổi công suất........92
4.2.2.2 Phương án 2: Sử dụng lịch trình ổn định ....................................................94
4.2.2.3 Phương án 3: Hoạch định theo phương pháp bài toán vận tải...................95
4.2.3 Lựa chọn phương án...........................................................................................96
4.3 LẬP LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT CHÍNH, NHU CẦU NVL...................................104
4.3.1 Lịch trình sản xuất chính..................................................................................104
4.3.2 Nhu cầu ngun vật liệu....................................................................................108
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN, ĐÓNG GÓP VÀ KIẾN NGHỊ.............................................111
5.1 Kết luận....................................................................................................................111
5.2 Đóng góp: .................................................................................................................114
5.3 Kiến nghị:.................................................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... a
PHỤ LỤC ............................................................................................................................. b


viii

DANH MỤC BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 2-1: Các mục tiêu điển hình trong hoạch định tổng hợp

8


Bảng 2-2 : Bảng liệt kê theo phương pháp thực nghiệm

16

Bảng 2-3 : Nguyên tắc tính các loại chi phí

18

Bảng 3-1: Danh mục các nguyên liệu chính sử dụng hàng năm

44

Bảng 3-2: Sản lượng sản phẩm chính

45

Bảng 3-3: Danh mục các máy móc thiết bị chính

48

Bảng 4-1: Sản lượng từ 01/2009 đến 06/2010 (Đvt: lít)

60

Bảng 4-2: Lựa chọn mô phương pháp dự báo

67

Bảng 4-3: Sản lượng dự báo sau khi điều chỉnh của chuyên gia


68

Bảng 4-4: Mức tồn kho các ngun vật liệu chính

74

Bảng 4-5: Bảng mơ tả sản lượng, chi phí sản xuất rượu

78

Bảng 4-6: Tổng hợp chi phí của các phương án HĐTH

96

Bảng 4-7: Nhu cầu dự báo cho 14 thời đoạn HĐTH

98

Bảng 4-8: Nhu cầu dự báo số lượng hàng hóa tháng 9/2010

106

Bảng 4-9: Lịch sản xuất theo tuần

107

Bảng 4-10: Bảng định mức NVL chính

108


Bảng 4-11: Nhu cầu NVL chính cần thiết cho tháng 9/2010

109


ix

DANH MỤC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 1-1: Mơ hình tổng qt của bài tốn HĐTH

3

Hình 1-2: Mơ hình chi tiết của bài tốn HĐTH

4

Hình 2-1: Tầm hoạch định theo thời gian

5

Hình 2-2: Mối quan hệ HĐTH và các hoạt động khác

7


Hình 2-3: Quy trình hoạch định tổng hợp

11

Hình 2-4: Các giai đoạn dự báo

28

Hình 2-5: Phối hợp hoạt động trong hệ thống MRP

33

Hình 3-1: Quy trình sản xuất rượu vang từ trái cây bằng cơng nghệ

46

lên men
Hình 3-2 Sơ đồ cấu trúc tổ chức bộ máy Công ty và Nhà máy sản

50

xuất rượu vang
Hình 4-1: Quy tắc trong MPS 123

104


x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

BGĐ

Ban Giám Đốc

BLĐ

Ban Lãnh Đạo

CP
HĐP
HĐTH
MPS
MRP

Chi phí
Hợp đồng phụ
Hoạch định tổng hợp
Master Production Scheduling - lịch trình sản xuất chính
Material Requirement Planing - Họach định nhu cầu nguyên vật
liệu

NVL

Nguyên vật liệu

OM


Operations Management - Quản lý vận hành

PA

Phương án

P/P

Phương pháp

R&D

Nghiên cứu và phát triển

SP hoặc sp

Sản phẩm

SX hoăc sx

Sản suất

Ladofoods

LamDong Foodstuffs Joint - Stock Company – Công ty cổ phần

hoặc

thực phẩm Lâm Đồng


LADOFOODS
DNNN

Doanh nghiệp nhà nước


1

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng nền kinh tế
nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Trong những năm gần đây, các thành phần kinh tế với các hình thức tổ chức
đa dạng đã có những bước phát triển vượt bậc, trong đó có các Cơng ty cổ phần
được hình thành trong q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Việc thay
đổi hình thức sở hữu tạo điều kiện cho Công ty huy động thêm các nguồn lực, mở
rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, công tác quản trị điều hành doanh nghiệp vẫn
dựa nhiều vào nền tảng kinh nghiệm sẵn có mà chưa vận dùng nhiều các kỹ năng
quản trị hiện đại, trong đó có cơng tác hoạch định.
Tại địa bàn Đà Lạt-Lâm Đồng, trong những năm qua nhờ lợi thế về khí hậu,
thổ nhưỡng và ngun liệu, nhiều Cơng ty đã tiến hành sản xuất rượu vang từ trái
cây (chủ yếu là nho) trong đó Cơng ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng là đơn vị đầu
ngành, có sản phẩm sớm nhất và có sản lượng lớn nhất. Được cổ phần hóa từ Doanh
nghiệp nhà nước Cơng ty thực phẩm Lâm Đồng từ năm 2004, Công ty đã không
ngừng phát triển cả về quy mô sản xuất và chất lượng hàng hóa. Hiện nay, Cơng ty
đang đầu tư nâng cơng suất Nhà máy sản xuất rượu vang lên 3 triệu lít/năm. Quy
mô sản xuất tăng khiến cho việc hoạch định tổng hợp liên quan đến các vấn đề như
lập kế hoạch sản xuất; dự thảo ngân sách; ấn định mức nhân dụng, tồn kho, hợp
đồng phụ; phân tích vận hành…đối với Công ty đang trở thành một yêu cầu cấp

bách.
Xuất phát từ thực tiễn trên, với mong muốn góp phần vào việc cải thiện công
tác quản trị vận hành của Công ty, góp phần tăng năng lực sản xuất, đưa kinh tế Đà
Lạt-Lâm Đồng từng bước cải thiện và phát triển, tôi quyết định chọn đề tài: “Hoạch
định tổng hợp sản phẩm rượu vang tại Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng” làm
luận văn tốt nghiệp cao học quản trị kinh doanh.


2

1.2 MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục tiêu:
Áp dụng lý thuyết HĐTH vào thực tế Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng
nhằm xây dựng một mô hình hoạch định tổng hợp tối ưu trong điều kiện cụ thể của
LADOFOODS. Mục tiêu cụ thể của đề tài được đề ra tuần tự như sau:
- Phân tích các yếu tố đầu vào: nhu cầu đơn hàng, chính sách – chiến lược
công ty, nhân lực, nguyên vật liệu, tồn kho, khả năng thuê ngòai ...
- Hoạch định tổng hợp thời đoạn 7/2010 – 6/2011.
-Xây dựng lịch trình sản xuất chính các tháng 7, tháng 8 và tháng 9/2010.
(Master Production Scheduling - MPS)
- Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết. (Material Requirement
Planing – MRP)
- Đề xuất áp dụng và điều chỉnh trong ngắn hạn giá trị các biến trong mơ
hình hoạch định tổng hợp để mơ hình phù hợp với thực tế tại Công ty.
1.2.2 Ý nghĩa:
- Đối với Công ty CP thực phẩm Lâm Đồng: Mục tiêu của HĐTH là xác định
phương án sản xuất tối ưu với chi phí nhỏ nhất nên nhìn chung nên đề tài này có ý
nghĩa rất lớn, giúp cơng ty dự báo nhu cầu và đơn đặt hàng; bố trí mức sử dụng các
nguồn lực một cách hợp lý nhất, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, nhất là
các u cầu có tính thời vụ. Điều quan trọng hơn nữa là thực hiện quản lý công ty

theo phong cách hiện đại, khoa học.
- Đối với bản thân tác giả, việc thực hiện đề tài này là cơ hội vận dụng lý
thuyết vào thực tế để thấy được những ứng dụng cũng như lợi ích của việc áp dụng
hoạch định tổng hợp tại một doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở cho công tác của bản
thân và hoạt động của cơ quan.


3

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Công ty CP thực phẩm Lâm Đồng sản xuất hai loại sản phẩm chính là nhân
điều và rượu vang, trong đó rượu vang chiếm tỷ trọng tương đối lớn khơng chỉ tiêu
thụ trong nước mà cịn có tiềm năng xuất khẩu, và là loại hàng đặc sản địa phương
vì vậy luận văn này tập trung nghiên cứu hoạch định tổng hợp cho sản phẩm rượu
vang.
Thông qua những số liệu có được về sản phẩm trong quá khứ cùng với việc
dự báo nhu cầu tương lai của sản phẩm để quyết định lựa chọn phương án tốt nhất
cho việc hoạch định tổng hợp cho Công ty. Số liệu quá khứ dùng để phân tích trong
việc hoạch định này được thu thập trong những năm trước đây thông qua nguồn tài
liệu từ các phịng chức năng của Cơng ty.
Việc hoạch định trung hạn sẽ được triển khai bắt đầu từ tháng 7/2010 cho
đến hết tháng 6/2011.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mơ hình nghiên cứu dựa vào các mối quan hệ của hoạch định tổng hợp, bao
gồm các yếu tố đầu vào như dự báo thị trường và đơn đặt hàng, các nguồn lực có
thể huy động …cùng đầu ra của bài toán hoạch định sẽ làm cơ sở cho việc lập lịch
trình sản xuất và hoạch định nhu cầu vật tư. Với những mục tiêu đã xác định, mơ
hình hoạch định tổng hợp sản phẩm rượu Vang tại Công ty CP thực phẩm Lâm
Đồng đề nghị như sau:
Các yếu tố đầu

vào

Hoạch định tổng
hợp

Đầu ra của bài toán
hoạch định tổng hợp

Điều chỉnh trong
ngắn hạn

Hình 1-1: Mơ hình tổng qt của bài tốn HĐTH
Nguồn trích: Đỗ Duy Việt, Phan Sơn (2006), Quản trị sản xuất và tác nghiệp trong
đổi mới và hội nhập [Nhà xuất bản Thống Kê] (8)


4

- MƠ HÌNH CHI TIẾT
Quyết định
về sản phẩm

Thị trường
và nhu cầu

Chiến lược cơng ty:
- Các quyết định
hoạch định q trình
- Công suất


Dự báo:
- Nhu cầu
- Đơn đặt hàng
Năng lực đáp ứng:
- Máy móc, thiết bị
- Con người
- Tài chính
- Hợp đồng phụ

Nghiên cứu và
công nghệ

Đáp ứng hiện tại:
- NVL thô sẵn có
- Tồn kho dùng được

Hoạch định
tổng hợp








Chính sách cơng ty:
- Giá cả
- Nhân sự
- Khách hàng

- Tồn kho

Lịch sản xuất chính,
và hệ thống MRP:
Số lượng của nhân viên được thuê
hoặc sa thải
Số ca hoạt động trong ngày
Số lượng hợp đồng phụ
Sản lượng làm ra trong thời lượng
cho trước
Quản lý tồn kho
Đáp ứng đơn hàng trễ

Lịch công tác
chi tiết:
- Hoạch định trong ngắn hạn cho
thời gian tới ( 01 tháng tiếp theo)
- Điều chỉnh việc hoạch định tổng
hợp ban đầu thơng qua điều chỉnh
dự báo

Hình 1-2: Mơ hình chi tiết của bài tốn HĐTH
Nguồn trích: Jay Heizer & Barry Render (2004), Operations Management, [The
Pearson Prentice Hall] (2)
Phương pháp toán học và phương pháp thực nghiệm sẽ được sử dụng để thực
hiện bài toán hoạch định tổng hợp.
Các phần mềm được sử dụng : “POM for WINDOW” và “MS EXCELL”


5


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nội dung chương này giới thiệu tổng quan cơ sở lý thuyết HĐTH, đồng thời
cũng giới thiệu lý thuyết về dự báo, hoạch định nhu cầu NVL để phục vụ cho bài
toán HĐTH. Một số nghiên cứu trước đó về HĐTH cũng được đưa ra xem xét nhằm
tìm kiếm các nội dung có thể ứng dụng trong công tác HĐTH tại Công ty CP thực
phẩm Lâm Đồng.
2.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP:
2.1.1 Các khái niệm và định nghĩa liên quan đến hoạch định tổng hợp:
Hoạch định là việc đề ra mục tiêu và xác định các bước nhằm thực hiện mục
tiêu, ấn định thời gian thực hiện và phân công trách nhiệm.
Kế hoạch ngăn hạn
Phân công việc
Đặt hàng
Điều độ công việc
Gửi hàng

Chịu trách nhiệm:
Nhà quản trị tác
nghiệp, người giám
sát, quản đốc

Hôm nay

3 tháng

Chịu trách nhiệm:
Nhà quản trị
tác nghiệp


Kế hoạch trung hạn
Lập kế hoạch bán hàng
Lập kế hoạch sản xuất và dự thảo
ngân sách
Ấn định mức nhân dụng, tồn kho, hợp
đồng phụ
Phân tích kế hoạch vận hành

Chịu trách nhiệm:
Nhà quản trị cao
cấp
Kế hoạch dài hạn
R&D
Kế hoạch sản phẩm mới
Chi tiêu vốn
Định vị, phát triển doanh
nghiệp

1 năm

5 năm

Hình 2-1: Tầm hoạch định theo thời gian
Nguồn trích: PGS-TS Bùi Nguyên Hùng (2007), Quản lý sản xuất, Bài giảng môn
học lớp Cao học Quản trị Doanh nghiệp – Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh (3)
Hoạch định tổng hợp là kết hợp các nguồn lực một cách hợp lý vào quá trình
sản xuất nhằm cực tiểu hóa các chi phí trong tồn bộ q trình sản xuất, giai đoạn


6


hoạch định, đồng thời giảm đến mức thấp nhất dao động của cơng việc và mức tồn
kho
Dựa vào: dự đốn nhu cầu, khả năng của các phương tiện sản xuất hiện có,
mức tồn kho, khối lượng cơng việc và các yếu tố đầu vào tương ứng, nhà hoạch
định sẽ chọn mức sản phẩm hợp lý trong khoảng thời gian từ 3 – 18 tháng sắp tới
cho doanh nghiệp.
Phạm vi hoạch định tổng hợp có thể ứng dụng cho các xí nghiệp sản xuất,
bệnh viện, trường học và các đơn vị dịch vụ khác.
2.1.2 Các mối quan hệ liên quan tới hoạch định tổng hợp:
Hoạch định tổng hợp một phần của hệ thống hoạch định sản xuất, do đó khi
hoạch định tổng hợp cần nắm được các yếu tố tác động đến hoạch định sản xuất.
Nhà quản trị phải tiếp cận được kết quả dự báo về thị trường, nắm vững các dữ liệu
về nguồn lực như tài chính, nhân sự, nguồn nguyên liệu có khả năng mua được …
mới có thể hoạch định sản xuất được.
Trong khu vực sản xuất, những người lãnh đạo cấp cao đặt ra các mục tiêu
chiến lược của tổ chức ít nhất là cho năm tới trong kế hoạch kinh doanh. Nó cung
cấp một khung tổng thể cho dự báo nhu cầu, thông tin đầu vào từ các bộ phận chức
năng, ngân sách mà từ đó kế hoạch sản xuất và lịch trình sản xuất chính được phát
triển. Kế hoạch sản xuất nêu rõ sản lượng từng họ sản phẩm, mức độ tồn kho và
lượng lao động. Lịch trình sản xuất sẽ cung cấp kế hoạch nhu cầu về các yếu tố sản
xuất cho từng bộ phận nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng. Từ lịch trình sản xuất,
chúng ta có thể hoạch định nhu cầu vật liệu, sắp xếp lịch trình làm việc cho nhân
viên và sắp xếp thứ tự ưu tiên để sản xuất các loại sản phẩm.
Do vậy, kế hoạch sản xuất đóng vai trị chủ chốt trong việc chuyển hóa chiến
lược thành một kế hoạch tác nghiệp trong quá trình sản xuất. Tổng quát hóa mối
quan hệ giữa kế hoạch tổng hợp và các hoạch định khác có thể thơng qua sơ đồ sau
đây:



7

Hoạch định chiến lược

Kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch tác nghiệp trung hạn
(Kế hoạch tổng hợp)
Lịch trình
lắp ráp
hồn chỉnh
Hoạch định
nhu cầu
cơng suất

Lịch trình sản xuất chính

Hoạch định nhu cầu vật tư

Mua hàng

Lịch trình sản xuất

Hình 2-2: Mối quan hệ HĐTH và các hoạt động khác
Nguồn trích: TS Nguyễn Quỳnh Mai (2006), Quản lý sản xuất, Bài giảng môn học
lớp Cao học Quản trị Doanh nghiệp – Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh (4)
2.1.3 Các mục tiêu của họach định tổng hợp:
Kế hoạch tổng hợp là kế hoạch của cả doanh nghiệp chứ không phải kế
hoạch của bộ phận. Tuy nhiên, các bộ phận chức năng khác nhau thường có những
mục tiêu đối kháng nhau trong việc sử dụng nguồn lực của công ty.

Bảng 2-1 cho thấy 6 mục tiêu thường được xem xét trong quá trình phát triển
một kế hoạch sản xuất hay kế hoạch nhân viên, sáu mục tiêu này phản ánh tính chất
mâu thuẫn của chúng. Chẳng hạn như việc tối đa hóa dịch vụ khách hàng bằng cách
giao hàng nhanh chóng đúng hạn có thể được cải thiện nhờ tăng chứ khơng phải cực
tiểu hóa lượng thành phẩm tồn kho trong kế hoạch sản xuất.
Với giả định biết lượng nhu cầu, thông thường những mục tiêu đặt ra đều
nhằm cực tiểu hóa chi phí. Điều hịa những mục tiêu khác nhau nhằm đạt đến một
kế hoạch tổng hợp khả thi liên quan đến sự xem xét cân nhắc những phương án ra


8

quyết định là đáp ứng và chủ động. Chẳng hạn, trưởng phịng sản xuất có khuynh
hướng chọn lựa đáp ứng và trưởng phòng tiếp thị lại thường chọn lựa phương án
chủ động cịn trưởng phịng tài chính rất quan tâm đến vấn đề tồn kho. Việc kết hợp
các mục tiêu giữa trưởng các bộ phận là rất quan trọng bởi vì phương án chủ động
điều chỉnh những mơ hình nhu cầu và chọn lựa phản hồi tác động trở lại với chúng.
Bảng 2-1: Các mục tiêu điển hình trong hoạch định tổng hợp
STT

MỤC TIÊU

NHẬN XÉT

Tối thiểu chi Nếu nhu cầu khách hàng khơng bị ảnh hưởng bởi kế
1

phí/tối đa lợi hoạch thì việc giảm chi phí cũng có nghĩa là tăng lợi
nhuận. Nhiều cơng ty dịch vụ khơng có lãi thường tìm


nhuận

kiếm cách giảm chi phí.
Tối đa dịch vụ Thời gian giao hàng và giao hàng đúng hạn là hai thước
2

đo về thời gian mang tính cạnh tranh tiên quyết. Cải

khách hàng

thiện/nâng cao hai chỉ số đòi hỏi lực lượng lao động,
tăng công suất thiết bị và tồn kho.

3

Tối thiểu đầu tư Tích lũy do tồn kho lớn rất tốn kém bởi vì tiền khơng
tồn kho

thể sử dụng để đầu tư thêm vào sản suất.

Tối thiểu những Những thay đổi thường xuyên về sản lượng có thể gây
4

thay đổi về sản ra những khó khăn trong việc phối hợp cung ứng vật tư
lượng.

và ln địi hỏi cân đối lại dây chuyền sản suất.

Tối thiểu những Nhân lực dao động có thể gây ra giảm năng suất do
5


thay

đổi

về những nhân viên mới cần có thêm thời gian để làm việc
hết năng suất.

nhân lực.
Tối
6

đa

cơng Những doanh nghiệp có chiến lược tập trung vào sản

suất nhà xưởng phẩm đều cần tận dụng hết cơng xuất nhà xưởng và thiết
và máy móc.

bị.


9

Chúng ta khó lịng có thể thực hiện được tồn bộ các mục tiêu cùng một lúc
được, lý thuyết chỉ ra cho thấy mục tiêu mặc dù rất cụ thể, thực tiễn tuy nhiên để
thực hiện chúng bắt buộc phải xem xét độ ưu tiên và tính phù hợp của chúng trong
tổ chức.
Trong tình hình thực tế của Cơng ty CP thực phẩm Lâm Đồng hiện nay, theo
tác giả thì hai mục tiêu chính cần quan tâm nhất là tối thiểu chi phí sản xuất và tối

đa cơng suất nhà xưởng và máy móc thiết bị.
2.1.4 Quy trình hoạch định tổng hợp:
Nói chung, hoạch định tổng hợp thường phải bao gồm các bước sau:
- Xác định nhu cầu cho từng thời kỳ thông qua công tác dự báo.
- Xác định khả năng đáp ứng căn cứ vào nguồn lực hiện có và khả năng
có thể huy động bên ngồi (hợp đồng phụ).
- Nhận diện, xác định các chính sách thích hợp cho doanh nghiệp (chẳng
hạn ổn định số lượng lao động, duy trì mức tồn kho tối thiểu …)
- Xác định chi phí đơn vị cho các hoạt động trong giờ, ngoài giờ, đào tạo,
xa thải, tồn kho, hợp đồng phụ v.v…
- Đề ra các phương án sản xuất và tính tốn chi phí cho từng phương án.
- Lựa chọn phương án tối ưu thỏa hiệp các điều kiện yêu cầu với chi phí
thấp nhất.
- Thực hiện theo phương án
- Hoạch định cho thời gian tiếp theo và điều chỉnh hoạch định tổng hợp.


10

Hình 2-3 dưới đây cho thấy quá trình hoạch định một kế hoạch tổng hợp.
Tồn bộ q trình rất năng động và liên tục, các khía cạnh của kế hoạch phải được
cập nhật định kỳ khi có thơng tin mới hay cơ hội mới nảy sinh.
Nhu cầu sản phẩm rượu vang thông qua việc
dự báo trong từng tháng

Xác định các ràng buộc về năng lực đáp ứng:
- Máy móc, thiết bị
- Con người
- Tài chính
- Hợp đồng phụ


Xác định các ràng buộc về chiến lược của công
ty:
- Chiến lược sản phẩm
- Chiến lược về công suất
- Chiến lược mở rộng sản xuất
Xác định các đáp ứng hiện tại tại công ty:
- Ngun vật liệu thơ sẵn có
- Tồn kho dùng được

Xác định các ràng buộc về chính sách cơng ty:
- Giá cả
- Nhân sự
- Khách hàng
- Tồn kho

Xác định các loại chi phí liên quan:
- Chi phí định kỳ
- Chi phí làm thêm giờ
- Chi phí thuê và sa thải cơng nhân
- Chi phí tồn kho
- Chi phí đơn hàng chậm và hết hàng tồn
kho,…


11

Các kế hoạch, phương án đề ra:
- PA 1: Các tùy chọn công suất - thay
đổi công suất

- PA 2: Các tùy chọn nhu cầu -thay
đổi nhu cầu
- PA 3: Sản xuất một số lượng như
nhau mỗi ngày, tồn kho được chấp nhận
- PA 4: Sử dụng bài toán vận tải để
hoạch định
- PA 5: Kết hợp 2 hay nhiều tùy chọn
lập lịch trình tổng hợp

Kế hoạch được
chấp nhận hay không?
- Ban lãnh đạo xem xét mức độ đánh giá
khả thi của kế hoạch, hiệu quả mang lại
trước và sau khi hoạch định của các PA để
đi đến quyết định chấp nhận.
- Việc thành công hay thất bại trong việc
Hoạch định tổng hợp được giải quyết tại
đây. Bước này vô cùng quan trọng!

Chấp nhận
Thực hiện các quyết định
theo kế hoạch đề ra

Hoạch định
cho thời gian tới

Hình 2-3: Quy trình hoạch định tổng hợp
Nguồn trích: TS Nguyễn Quỳnh Mai (2006), Quản lý sản xuất, Bài giảng môn học
lớp Cao học Quản trị Doanh nghiệp – Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh (4)



12

2.1.4.1 Xác định nhu cầu:
Bước đầu tiên trong quá trình hoạch định là xác định nhu cầu cho mỗi thời
kỳ trên khoảng thời gian lập kế hoạch. Người hoạch định có thể dự đốn được nhu
cầu theo những cách khác nhau (theo lý thuyết dự báo mà chúng ta sẽ thảo luận).
Đối với những kế hoạch sản xuất, các nhu cầu có thể xác định từ nhu cầu về thành
phẩm, hoặc nhu cầu đặt hàng các bộ phận, chi tiết bên ngồi.
Nhà hoạch định có thể rút ra nhu cầu về thành phẩm từ những đơn hàng tồn
đọng (quản trị theo qui trình) hay từ dự báo tồn kho các gian đoạn sản phẩm (quản
trị hướng vào sản phẩm). Đôi khi các công ty phân phối hay người mua hàng định
rõ nhu cầu thành phẩm trước khi đặt hàng thật sự. Những cam kết mua hàng với số
lượng khác nhau này là nguồn cung cấp cho dự báo nhu cầu rất đáng tin cậy.
2.1.4.2 Xác định phương án, các mối quan hệ ràng buộc và chi phí cho bảng kế
hoạch:
a)Các phương án thay đổi nhu cầu và năng lực sản xuất:
*Các phương án thay đổi nhu cầu:
- Chính sách giá, khuyến mãi
- Đơn hàng chịu/ đặt hàng trước
- Tạo nhu cầu mới
*Các phương án thay đổi năng lực sản xuất:
- Thay đổi nhân lực theo mức cầu (Sa thải hoặc tuyển dụng)
- Thay đổi tốc độ sản xuất (Tăng ca hoặc giãn ca)
- Sử dụng nhân công thời vụ
- Thay đổi mức tồn kho
- Sử dụng nhà thầu phụ
*Kết hợp hai phương án trên.



×