Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Quản lý rủi ro cho nhà thầu xây dựng nước ngoài hoạt động tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 140 trang )

Trang 2
1.1. Đặt vấn đề
Ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương
mại (WTO), cùng với việc quốc hội Hoa Kỳ thông qua dự luật về quy chế thương mại
bình thường vĩnh viễn (PNTR). Những sự kiện này là một mốc lớn đánh dấu sự hội
nhập đầy đủ của nước ta vào nền kinh tế, thương mại của thế giới. Việt Nam có nhiều
cơ hội mở rộng các nguồn vốn đầu tư và mở rộng thêm các cơ hội kinh doanh thương
mại. Điều này được thể hiện trên nhiều mặt, từ thực hiện vốn, kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đến thu hút nguồn vốn đầu tư mới. Vượt xa kế
hoạch và con số dự báo, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã đạt con số kỷ lục, trong bảy
tháng đầu năm 2008 đã có thêm 13.5 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào
Viêt Nam, tăng 446.4% so với cùng kỳ năm ngối.
Hình 1.1: Tổng vốn đầu tư nước ngoài (Nguồn tổng cục thống kê)[17].
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ( tỷ USD)
25

21.3

20
15
10.2
10
5

5.8
2.59

2.01

4.2
1.62



1.95

0
2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Đối với nguồn vốn cam kết hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các nhà tài trợ
dành cho Việt Nam trong năm 2007 đạt 4.44 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay đây là
điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tận dụng nguồn vốn đầu tư này.
Bảng 1.1: Nguồn vốn ODA từ năm 1998-2007 (Đơn vị tính: tỷ USD)-Nguồn [19].
Năm

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Vốn ODA


2.2

2.1

Chương 1 : Giới thiệu

2.4

2.4

2.5

2.83

3.4

3.7

3.74

4.44


Trang 3
Theo lĩnh vực đầu tư thì nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực xây dựng luôn đứng
đầu trong các lĩnh vực đầu tư.
Bảng 1.2. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép từ 01/01- 22/7/2008.
Số vốn đăng ký (Nghìn USD)
Phân theo lĩnh vực đầu tư.
Dầu khí

Cơng nghiệp nặng
Công nghiệp nhẹ
Công nghiệp thực phẩm
Xây dựng
Nông, lâm nghiệp
Thủy sản
Dịch vụ
Giao thơng vận tải, Bưu
điện
Tài chính, ngân hàng
Khách sạn, du lịch
Văn hoá, y tế, giáo dục
Xây dựng hạ tầng KCXKCN
Xây dựng khu đơ thị mới
Xây dựng văn phịng, căn
hộ

Số dự án
6
127
165
26
57
28
2
170

Tổng vốn
10571480
8662947

1609334
306321
306169
193604
375
904650

Trong đó:Vốn điều lệ
2309480
3077899
605289
162907
123320
113650
375
253767

12

45546

14215

19
1
12

8261204
18200
419587


1754155
18200
28197

5

137250

36167

3

4768750

2018750

21

8292049

1828763

(Nguồn:Tổng cục thống kê[17]).
Với nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực xây dựng rất lớn trên 14tỷ USD (từ
01/01-22/7/2008)[17]. Ngành xây dựng Việt Nam có cơ hội phát triển, thi cơng những
cơng trình lớn. Và thực tế trong xu thế phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ngành công
nghiệp xây dựng luôn là khu vực có đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng chung.
Trong thời gian 2001-2005, ngành công nghiệp xây dựng đóng góp 51.8% vào tăng
trưởng GDP tồn ngành và tốc độ tăng trưởng trung bình ln cao hơn 36% tốc độ tăng

trưởng chung cả nước.(Nguồn : Tổng cục thống kê và tính tốn của viện Quản lý Kinh
tế TW).

Chương 1 : Giới thiệu


Trang 4
Bảng 1.3. Tốc độ tăng và đóng góp của các nhóm ngành vào tốc độ tăng chung năm
2006 (Đơn vị tính: tỷ USD)
TỐC ĐỘ TĂNG VÀ ĐĨNG GĨP CỦA CÁC NHĨM NGÀNH VÀO TỐC
ĐỘ TĂNG CHUNG
Tốc độ
tăng
(%)

Đóng góp của mỗi nhóm
ngành vào tốc độ tăng
chung (điểm phần trăm)

Tỷ trọng đóng góp của mỗi
nhóm ngành vào tốc độ
tăng chung (%)

Tổng số

8.17

8.17

100


1. Nhóm ngành
nơng nghiệp,
lâm nghiệp và
thuỷ sản.

3.40

0.67

8.2

2. Nhóm ngành
cơng nghiệp xây
dựng.

10.37

4.16

50.9

8.29

3.34

40.9

3. Nhóm ngành
dịch vụ.


.(Nguồn : Tổng cục thống kê và tính tốn của viện Quản lý Kinh tế TW).
Từ năm 2001 đến năm 2006, tốc độ tăng trưởng trung bình GDP của nhóm ngành
cơng nghiệp và xây dựng đều trên 10%, cao nhất so với các nhóm ngành cịn lại.
Bảng 1.4. Bảng tốc độ tăng trưởng GDP năm 2001-2006
Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Công nghiệp và xây dựng

10.39

9.84

10.48

10.2

10.6


10.37

Cả nước

6.89

7.08

7.34

7.69

8.43

8.17

(Nguồn: Phịng thương mại và cơng thương Việt Nam).
Với bảng trên, tỷ trọng ngành xây dựng trong GDP đã tăng từ 5.35% năm 2000
lên 6.35% năm 2005 và 6.62% năm 2006 [19]. Xây dựng là ngành tạo ra vật chất - kỹ
thuật cho nền kinh tế, nên việc tăng lên của ngành xây dựng sẽ tạo tiền đề cho tăng
trưởng kinh tế và phát triển chung của xã hội.

Chương 1 : Giới thiệu


Trang 5
Tuy nhiên do các doanh nghiệp xây dựng nước ta phần lớn là thiếu kinh nghiêm
thi công những dự án quy mơ lớn, trình độ quản lý dự án còn yếu kém, thiếu vốn. Cũng
như là các điều kiện ràng buộc khi chúng ta vay vốn nước ngoài. Nên phần lớn các dự

án lớn có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nguồn vốn ODA đều do các nhà thầu
nước ngồi làm nhà thầu chính, hoặc nhà thầu trong nước muốn nhận thầu những dự án
này phải liên doanh với các nhà thầu nước ngồi. Điển hình là những dự án sau đây:
Bảng 1.5. Bảng thống kê những dự án lớn do nhà thầu nước ngoài thi cơng tại Việt
Nam.
Dự án

Nhà thầu chính

Nguồn vốn

Tổng mức đầu tư.

Nhà máy lọc dầu
Dung Quất

Technip (Pháp)

Đầu tư phát
triển nhà nước

2.7 tỷ USD.

Dự án Máy điện
đạm Cà Mau

Liên doanh nhà
thầu Trung
Quốc , Vũ Hán
và Công ty xuất

nhập khẩu máy
Trung Quốc.

Chủ đầu tư Tập
đồn dầu khí
Việt Nam.

900 Triệu USD.

Dự án cảng Cái
Mép - Thị Vải

Liên doanh nhà
thầu Nhật Bản
Toa – Toyo và
Penta – Rinkai.

Vốn vay ODA
của Nhật Bản

695.33 Triệu USD

Dự án Đại lộ Đông
Tây.

Liên doanh nhà
thầu Nhật Bản
Obayashi- Ps
Misubishi.


65% Vốn vay
ODA cuả Nhật,
phần còn lại là
ngân sách
TPHCM.

616.5 Triệu USD.

Dự án xây dựng cầu Liên doanh nhà
Cần Thơ.
thầu Nhật
Nippon Steel –
Taisei- Kajima

Vốn vay ODA
của Nhật Bản

302 Triệu USD.

Dự án kinh cải tạo
môi trường kinh
Nhiêu Lộc - Thị
Nghè.

Vây vốn Ngân
hàng thế giới
WB (90%).

199.96 Triệu USD.


Chương 1 : Giới thiệu

Liên doanh nhà
thầu Trung
Quốc, Tianjin
Machinery and


Trang 6
Equipment
Import & Export
(gọi tắt là
Tianjin) và No 3
Company of the
Second
Navigational
Engineering .
Dự án đường hầm
Hải Vân.

Liên danh công Vốn vay ODA
ty DongAh (Hàn của Nhật Bản
Quốc) - Tổng
công ty xây
dựng Sông Đà.
Và liên danh nhà
thầu Hazama
(Nhật)- Cienco6

133.082 Triệu USD.


Dự án Sân vận
động quốc gia Mỹ
Đình

Cơng ty HISG
Trung Quốc

Vốn đầu tư phát
triển của nhà
nước.

52.983 Triệu USD.

Dự án xây dựng cầu Liên danh giữa
Mỹ Thuận
cơng ty
Baulderstone
Hornibrook
(ÚC) và
Cienco6

Vay 66%
chương trình
Ausaid của Úc
và 34% của
Chính phủ Việt
Nam.

90.86 Triêu đơ la Úc.


(Nguồn: Tổng hợp từ thời báo kinh tế Sài gòn, thời báo kinh tế Việt Nam, trang thông
tin điện tử bộ xây dựng).
Sự tham gia của các nhà thầu xây dựng nước ngoài vào thị trường xây dựng Việt
Nam đã tạo ra sự cạnh tranh vơ cùng khốc liệt giữa nhà thầu nước ngồi với nhà thầu
nước ngoài, giữa nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước.
Các nhà thầu nước ngoài bên cạnh thuận lợi là có nhiều kinh nghiệm, trang thiết
bị, máy móc thi cơng hiện đại, đội ngũ chun gia, quản lý giỏi, có nhiều kinh nghiệm.
Thì họ phải đối phó với rất nhiều rủi ro, đến từ các nguyên nhân khác nhau như sự lạm
phát cao của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008, tỷ giá thay đổi, sự khác nhau về
quy chuẩn/tiêu chuẩn thiết kế, thi công, quy định về an tồn lao động, vệ sinh mơi
Chương 1 : Giới thiệu


Trang 7
trường. Sự khác nhau về hệ thống pháp luật giữa nước của nhà thầu nước ngoài với hệ
thống pháp luật Việt Nam, rào cản ngôn ngữ giữa chuyên gia nước ngoài với kỹ sư
trong nước…làm chậm tiến độ thi cơng của các nhà thầu, khơng bàn giao cơng trình
đúng thời hạn cho chủ đầu tư. Điều này ngoài thiệt hại cho chính nhà thầu mà cịn gây
thiệt hại cho chủ đầu tư. Điển hình là liên danh nhà thầu TMEC-CHEC3 của Trung
Quốc thi cơng gói thầu số 7 của dự án vệ sinh môi trường lưu vực kinh Nhiêu Lộc-Thị
Nghè. Theo báo cáo của Ban quản lý dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu
Lộc - Thị Nghè (25-8-2008) cho biết, dự kiến tổng mức đầu tư dự án sau khi điều chỉnh
sẽ vào khoảng 300 triệu USD, tăng thêm 100 triệu USD so với tổng mức đầu tư của dự
án được phê duyệt trước đây (199,96 triệu USD)[19]. Hay dự án cầu Cần Thơ do liên
doanh các nhà thầu Nhật Taisei – Kajima – Nippon Steel làm thầu chính, đã để xảy ra
tại nạn lao động thảm khốc làm thiệt mạng 46 người, 82 người bị thương, dự án bị
chậm tiến độ ít nhất là 12 tháng (Nguồn: vn.express.com.vn).
Cùng với sự ra đời của luật đầu tư và nghị định 22 của chính phủ về đầu tư ra
nước ngoài, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang thực hiện đầu tư xây

dựng ở nước ngoài để mở rộng thị trường. Theo Cục Đầu Tư Nước Ngoài- Bộ Kế
Hoạch Đầu Tư từ năm 1989 đến nay, đã có 158 dự án đầu tư ra nước ngồi với tổng số
vốn 670 triệu USD trong đó có các dự án có vốn tương đối lớn như dự án nhà máy thuỷ
điện Xekaman 3 với tổng mức vốn đầu tư là 273 USD, dự án khai thác dầu khí tại
Singapore với 22 triệu USD, dự án trồng cao su tại Lào 12.5 triệu USD, dự án xây dựng
bệnh viện Chợ Rẫy tại Campuchia với 10.5 triệu USD. Tuy nhiên trong 158 dự án đó
thì có rất ít dự án được thực hiện, ví dụ năm 2002 có tới 15 dự án được cấp phép ra
nước ngoài với số vốn đăng ký 151,8 triệu USD, vốn pháp định 134,5 triệu USD nhưng
vốn thực hiện chỉ đạt 1,7 triệu USD [23]. Một quan chức của Cục Đầu tư nước ngồi
nói rằng, một trong những nguyên nhân khiến dự án của các doanh nghiệp Việt Nam
đầu tư ra nước ngoài, nhất là dự án do các doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư, khó
thực hiện được trọn vẹn là do các dự án này được thành lập nhằm thực hiện cam kết
của chính phủ hai nước, nhưng khi tình hình quốc tế thay đổi, những ưu đãi trước đây
cho việc thực hiện dự án khơng cịn, việc kinh doanh khơng thuận lợi như trước nên
Chương 1 : Giới thiệu


Trang 8
việc không thực hiện được dự án cũng dễ hiểu. Trường hợp Iraq là một thí dụ”. Ngồi
ra những quy định tương đối chặt về nhập cảnh của một số nước đã hạn chế khả năng
đưa công nhân kỹ thuật của Việt Nam đến làm việc tại đó, nhất là trong các lĩnh vực
xây dựng cơng trình dân dụng, nhà hàng. Như vậy, nhìn chung các nguyên nhân những
đến dự án đầu tư ra nước ngồi khơng thực hiện được là nhà đầu tư thiếu một chiến
lược đầu tư ra nước ngồi, khơng lường trước được những rủi ro mà họ phải đối mặt
khi thực hiện đầu tư dự án ra nước ngoài.
Như vậy các nhà thầu nước ngoài thực hiện dự án tại Việt Nam, cũng như những
công ty xây dựng Việt Nam thực hiện dự án ở nước ngồi phải có kế hoạch ứng phó
với rủi ro từ khi dự án bắt đầu cho đến khi dự án kết thúc. Để đảm bảo dự án thực hiện
đúng tiến độ, đảm bảo chức lượng, an toàn lao động, vệ sinh mơi trường.
1.2. Cơ sở hình thành đề tài

Trong các cam kết khi tham gia WTO đối với ngành xây dựng, các lĩnh vực dịch
vụ liên quan được các nước rất quan tâm vì có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu
quả đầu tư của dự án, công trình xây dựng. Về thương mại dịch vụ, ngành đã cam kết
mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài đối với 6 ngành/phân ngành dịch
vụ gồm: dịch vụ kiến trúc, dịch vụ tư vấn kỹ thuật xây dựng, dịch vụ tư vấn kỹ thuật
xây dựng đồng bộ, dịch vụ quy hoạch đô thị, dịch vụ kiến trúc cảnh quan đô thị, và
dịch vụ xây dựng (thi công xây lắp) [21.]
Bảng 1.6. Một số điều cam kết của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực xây dựng sau khi
Việt Nam gia nhập WTO [21].
DỊCH VỤ KIẾN TRÚC, TƯ VẤN KỸ THUẬT
Ngành và
phân ngành
(d) . Dịch vụ
kiến trúc
(CPC8671)

Hạn chế tiếp cận thị trường

Hạn chế đối sử quốc gia

(1). Không cam kết.

(1). Không hạn chế.

(2). Không hạn chế.

(2). Không hạn chế.

(3). Khơng hạn chế, ngoại trừ:
Trong vịng 2 năm kể từ ngày

gia nhập WTO, các doanh

(3). Không hạn chế.

Chương 1 : Giới thiệu

(4). Chưa cam kết trừ các
cam kết chung.

Cam kết
bổ xung


Trang 9
nghiệp 100% vốn nước ngoài
chỉ được cung cấp dịch vụ
cho các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi và các dự
án có sự tài trợ của nước
ngồi tại Việt Nam. Doanh
nghiệp của nước ngoài phải là
pháp nhân của một thành
viên WTO.
(4). Chưa cam kết, trừ các
cam kết chung.
(e) . Dịch vụ
tư vấn kỹ
thuật ( CPC
8672)
(f) . Dịch vụ

tư vấn kỹ
thuật đồng
bộ
( CPC8673)

(1). Không hạn chế.

(1). Không hạn chế.

(2). Không hạn chế.

(2). Không hạn chế.

(3). Không hạn chế, ngoại trừ:
Trong vòng 2 năm kể từ ngày
gia nhập WTO, các doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài
chỉ được cung cấp dịch vụ cho
các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi và các dự án có
sự tài trợ của nước ngồi tại
Việt Nam. Doanh nghiệp của
nước ngoài phải là pháp nhân
của một thành viên WTO.

(3). Không hạn chế,
ngoại trừ liên quan đến
khảo sát địa hình, địa
chất cơng trình, địa chất
thủy văn, khảo sát mơi

trường, khảo sát kỹ thuật
phục vụ quy hoạch phát
triển đô thị nơng thơn,
quy hoạch phát triển
ngành phải được Chính
phủ Việt Nam cho phép.
(4). Chưa cam kết, trừ
các cam kết chung.

(4). Chưa cam kết, trừ các
cam kết chung.
(g) . Dịch vụ
quy hoạch
đô thị và
kiến trúc
cảnh quan
đô thị.
(CPC8674)

(1). Không hạn chế.
(2). Không hạn chế.
(3). Không hạn chế, ngoại trừ:
Sau 2 năm, kể từ khi gia nhập
có thể thành lập doanh nghiệp
100% vốn đầu tư nước ngồi.
Trong vịng 2 năm kể từ ngày
gia nhập WTO, các doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước
ngoài chỉ được cung cấp dịch
vụ cho các doanh nghiệp có


Chương 1 : Giới thiệu

(1).Không hạn chế, ngoại
trừ nội dung dịch vụ phải
được kiến trúc sư có
chứng chỉ hành nghề phù
hợp làm việc trong một
tổ chức kiến trúc sư có tư
cách pháp nhân, Việt
Nam kiểm tra xác nhận
và tuân thủ luật pháp và
các quy định liên quan
của Việt Nam.
(2). Không hạn chế.


Trang 10
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam.Doanh nghiệp nước ngoài
phải là pháp nhân của một
thành viên WTO.
(4). Chưa cam kết, trừ các
cam kết chung.

(3).Không hạn chế, ngoại
trừ kiến trúc sư nước
ngồi chịu trách nhiệm
trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngồi

phải có chứng chỉ hành
nghề do Chính phủ Việt
Nam cấp hoặc được
Chính phủ Việt Nam
cơng nhận.
Vì lý do an ninh quốc
gia và ổn định xã hội, tại
một số địa bàn, theo quy
định của Chính phủ Việt
Nam, các nhà cung cấp
dịch vụ nước ngồi có
thể khơng được phép
cung cấp dịch vụ này.
(4). Chưa cam kết, trừ
các cam kết chung.

DỊCH VỤ XÂY DỰNG VÀ CÁC DỊCH VỤ KỸ THUẬT LIÊN QUAN
Ngành và
Phân
nghành
A. Thi công
xây dựng
nhà cao tầng
B. Thi công
xây dựng các
cơng trình kỹ
thuật dân
dụng
(CPC513)
C. Cơng tác

lắp dựng và
lắp đặt
( CPC
514,516)

Hạn chế tiếp cận thị trường

Hạn chế đối xử quốc gia

(1). Chưa cam kết.

(1). Chưa cam kết.

(2). Không hạn chế.

(2). Không hạn chế.

(3). Khơng hạn chế, ngoại trừ:
Trong vịng 2 năm kể từ ngày
gia nhập, các doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài chỉ được
cung cấp dịch vụ cho các
doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước và các dự án có sự tài trợ
của nước ngoài tại Việt Nam.
Doanh nghiệp của nước ngoài
phải là pháp nhân của một
thành viên WTO. Sau 3 năm kể
từ khi gia nhập, cho phép thành


(3). Không hạn chế,
ngoại trừ trưởng chi
nhánh phải là người
thường trú tại Việt Nam
(4). Chưa cam kết trừ
các cam kết chung. Pháp
nhân của một thành viên
WTO. Sau 3 năm kể từ
khi nha nhập, cho phép
thành lập chi nhánh.
(4). Chưa cam kết trừ
các cam kết chung.

Chương 1 : Giới thiệu

Cam kết
bổ sung


Trang 11
D. Cơng tác
hồn thiện
cơng trình
nhà cao tầng
(CPC 5117)
E. Các
cơng tác thi
công khác
( CPC 511,
515, 518)


lập chi nhánh.
(4). Chưa cam kết trừ các cam
kết chung.

Phương thức cung cấp: (1) – Cung cấp qua biên giới; (2) – Tiêu dùng ở
trong nước; (3) - Hiện diện thương mại; (4) - Hiện diện của thể nhân.
Cùng với việc Bộ xây dựng ban hành thông tư số: 16 /2000/TT-BXD “Hướng
dẫn việc quản lý xây dựng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài và quản lý các nhà
thầu nước ngoài vào nhận thầu xây dựng và tư vấn xây dựng cơng trình tại Việt
Nam”. Thì các nhà thầu xây dựng nước ngồi có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện dự
án tại Việt Nam. Việc ngày càng nhiều nhà thầu nước ngoài thực hiện những dự án
quan trọng tại Việt Nam là một xu thế tất yếu. Sự đóng góp của các nhà thầu nước
ngoài là rất lớn trong việc xây dựng những dự án, cơng trình với quy mơ lớn, kỹ thuật
thi công phức tạp mà nhà thầu trong nước không thể đảm nhiệm được. Tuy nhiên hợp
đồng xây dựng ở nước ngồi ln được xem là có rủi ro cao, bởi vì các nhà thầu ln
bị đặt trong tình trạng thiếu thông tin và thiếu kinh nghiệm khi hoạt động ở nước ngoài.
Một dự án xây dựng tương tự nhau khi xây dựng trên các vùng khác nhau sẽ có những
rủi ro khác nhau. Việc nhận dạng, đánh giá hết các rủi ro của môi trường mới là hết sức
khó khăn đối với nhà thầu nước ngồi. Hầu như phần lớn các dự án đầu tư Xây dựng ở
nước ngồi khơng đủ thời gian và nguồn lực để phân tích, đánh giá rủi ro, trong suốt
q trình hình thành và kết thúc của dự án. Điều đó dẫn đến các nhà quản lý không đưa
ra những quyết định tối ưu và những biện pháp để quản lý rủi ro. Đặc biệt trong giai
đoạn chuẩn bị đấu thầu và thực hiện đấu thầu. Giai đoạn được xem là có nhiều rủi ro
nhất. Thực tế là các nhà thầu nước ngoài khi thực hiện dự án xây dựng tại Việt Nam
gặp rất nhiều rủi ro như nhà thầu TMEC-CHEC3 của Trung Quốc thi cơng gói thầu
số 7 của dự án vệ sinh môi trường lưu vực kinh Nhiêu Lộc-Thị Nghè hay liên doanh
Chương 1 : Giới thiệu



Trang 12
các nhà thầu Nhật Taisei – Kajima – Nippon Steel thi công dự án cầu Cần Thơ đã
nêu ở trên. Điều này không những gây thiệt hại cho các nhà thầu nước ngồi mà cịn
cho chủ đầu tư, nhà nước ta.
Do đó việc ước lượng hết rủi ro, phân tích đánh giá, đưa ra các biện pháp để quản
lý trong môi trường mới, như đầu tư xây dựng dự án ở nước ngồi nói chung và các
nhà thầu nước ngồi thi cơng cơng trình tại Việt Nam nói riêng là một trong những yếu
tố sống còn quyết định sự thành công của dự án.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề sau đây:
9 Xác định các nhân tố rủi ro của các nhà thầu khi thực hiện dự án tại Việt Nam.
9 Phân tích, đo lường, đánh giá mức độ tác động của các nhân tố rủi ro lên nhà
thầu nước ngoài khi thực hiện dự án tại Việt Nam.
9 Đề xuất, kiến nghị mơ hình quản lý rủi ro để giảm thiểu sự tác động của nhân
tố rủi ro lên nhà thầu nước ngoài khi thực hiện dự án tại Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu là các nhà thầu xây dựng nước ngoài thực hiện dự án xây
dựng tại Việt Nam. Và đối tượng được phỏng vấn để thu thập dữ liệu là các nhà quản
lý, chuyên gia, kỹ sư có kinh nghiệm quản lý trong các dự án có sự tham gia của các
nhà thầu xây dựng nước ngoài.
1.4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên dữ liệu nghiên cứu cho việc xác định các
nhân tố rủi ro, phân tích định lượng, kiến nghị các biện pháp để quản lý rủi ro, được
thu thập từ các dự án xây dựng sử dụng vốn ODA, vốn đầu tư nước ngồi, vốn tư
nhân đang thi cơng tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Long
An, có sự tham gia của các nhà thầu nước ngồi. Thông qua phỏng vấn các Kỹ sư,
chuyên gia, giám đốc dự án của các nhà thầu nước ngoài đang hoạt động tại các dự án
xây dựng ở các vùng nêu trên và các nguồn thông tin khác như sách báo, tạp chí,
internet…

Chương 1 : Giới thiệu



Trang 13
Việc thu thập thơng tin để phân tích định lượng tác động của các nhân tố rủi ro
đến sự thành cơng của dự án xây dựng ở nước ngồi được thực hiện thơng qua phỏng
vấn, vì thế số liệu ghi nhận được sẽ có một khoản tin cậy nhất định, tùy thuộc vào mức
độ tham gia và vai trò của người được phỏng vấn khi tham gia dự án.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
Đây là đề tài nghiên cứu ứng dụng mang tính định lượng nhằm giải quyết vấn đề
thực tiễn trong ngành xây dựng hiện nay. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
này gồm: sử dụng bảng câu hỏi, phỏng vấn các chuyên gia, sử dụng phương pháp phân
tích chuổi thời gian ARIMA với phương pháp Box-Jenkins để phân tích rủi ro.
Hình 1.2. Các giai đoạn chính trong quá trình nghiên cứu.

Chương 1 : Giới thiệu


Trang 14
1.6. Đóng góp kỳ vọng của đề tài.
Kết quả thu được từ nghiên cứu sẽ giúp các nhà thầu nước ngoài đang hoạt động
ở Việt Nam quản lý rủi ro hiệu quả hơn, đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ, đạt chất
lượng, tiêu tốn chi phí, nguồn lực trong phạm vi cho phép. Đồng thời cung cấp thông
tin, các nhân tố rủi ro cho các nhà thầu xây dựng nước ngồi khác có ý định hoạt động
ở Việt Nam, để họ chủ động, lường trước những rủi ro mà họ phải gặp khi hoạt động ở
Việt Nam.
Giúp chủ đầu tư có cái nhìn chính xác về những rủi ro mà nhà thầu nước ngoài sẽ
gặp phải khi thực hiện dự án tại Việt Nam, để có cở sở so sánh điểm mạnh và điểm yếu
của nhà thầu nước ngoài so với nhà thầu trong nước để lựa chọn nhà thầu tốt nhất để
thực hiện thành công dự án. Cũng như có các kế hoạch phịng ngừa khi chọn nhà thầu
là nhà thầu nước ngoài.

Giúp các nhà thầu trong nước đánh giá đúng những điểm yếu của nhà thầu nước
ngoài để tận dụng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa nhà thầu trong nước và nhà thầu
nước ngoài tại thị trường xây dựng Việt Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cịn giúp
các nhà thầu Việt Nam có một cái nhìn chi tiết về các rủi ro mà họ phải đương đầu khi
thực hiện dự án xây dựng tại nước ngoài, cũng như học hỏi những kinh nghiệm quản lý
rủi ro của nhà thầu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Chương 1 : Giới thiệu


Trang 16
2.1. Định nghĩa về rủi ro và các khái niệm liên quan.
2.1.1. Định nghĩa về rủi ro.
Cho đến nay chưa có được một định nghĩa thống nhất về rủi ro, những trường
phái khác nhau, tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau. Những
định nghĩa này rất đa dạng, phong phú nhưng tựu trung lại có thể chia làm 2 trường
phái lớn:
a.

Trường phái tiêu cực.
Rủi ro được coi là sự không may, sự tổn thất, sự mất mát, nguy hiểm…,thuộc

trường phái này, ta có thể thấy các định nghĩa sau:
ƒ Theo Từ điển Tiếng Việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995
thì “Rủi ro là điều khơng lành, khơng tốt, bất ngờ xảy đến”.
ƒ Theo GS. Nguyễn Lân thì “Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may”
(Từ điển từ và ngữ Việt Nam, năm 1998, trang 1540).
ƒ Theo Từ điển Oxford “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn,
thiệt hại…”
ƒ Trong lĩnh vực kinh doanh, tác giả Hồ Diệu cho rằng “Rủi ro là sự tổn thất

về tài sản hay sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến”.
ƒ Hoặc “Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp”.
Tóm lại theo cách nghĩ truyền thống thì “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát,
nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều khơng
chắc chắn có thể xảy ra cho con người”.
b.

Trường phái trung hịa.
Theo trường phái này, thì:
ƒ “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” ( Frank Knight ).
ƒ “Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố
không mong đợi” (Allan Willett ).

Chương 2: Tổng quan


Trang 17
ƒ “Rủi ro là một tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác
suất”. (Irving Prefer.).
ƒ “Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến”.
ƒ Diễn giải một cách đầy đủ hơn về rủi ro và nguy cơ rủi ro, trong cuốn “Risk
management and insurance”, các tác giả C.Arthur William, Jr. Micheal, L.
Smith đã viết: Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có
thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro,
người ta khơng thể dự đốn chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro
gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành
động dẫn đến khả năng được hoặc mất khơng thể đốn trước”.
Như vậy, theo trường phái trung hịa , rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.

Rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những
tổn thất, mất mát, nguy hiểm,…cho con người, nhưng cũng có thể mang đến những cơ
hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo lường rủi ro, người ta có thể tìm ra
những biện pháp phịng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận được những cơ
hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.
2.1.2. Các khái niệm liên quan - Nguồn [1]
a.

Rủi ro thuần túy.
Là những rủi ro chỉ mang lại thiệt hại, mất mát, nguy hiểm, như: hỏa hoạn, mất

cắp, tai nạn giao thơng, tai nạn lao động, …và nó làm phát sinh một khoản chi phí (để
bù đắp thiệt hại) nên phải có biện pháp phịng tránh hoặc hạn chế.
b.

Rủi ro suy đoán (hay theo lý thuyết của A.M. Mowbray, Blanchad Williams cịn
gọi là rủi ro mang tính đầu cơ):
Là rủi ro mà trong đó những cơ hội tạo ra thuận lợi gắn với những nguy cơ gây

ra tổn thất, loại rủi ro này là động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh và có tính hấp
dẫn của nó.

Chương 2: Tổng quan


Trang 18
c.

Rủi ro có thể kiểm sốt được.
Là những rủi ro mà người ra quyết định “tự nguyện” lựa chọn chấp nhận rủi ro


hay khơng và có thể can thiệp trực tiếp kết quả xảy ra của rủi ro. Ngược lại là Rủi ro
khơng kiểm sốt được như là những rủi ro về thời tiết, thảm họa, thiên tai…
d.

Rủi ro và vòng đời của dự án.
Trong suốt vòng đời của dự án, từ giai đoạn hình thành dự án cho đến giai đoạn

hồn thành dự án, rủi ro có xu hướng giảm dần, và mức độ tác động của rủi ro có xu
hướng tăng dần, mối quan hệ giữa rủi ro và vòng đời dự án được thể hiện theo sơ đồ
sau:
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa rủi ro và vòng đời dự án - Nguồn [12].

2.2. Quản lý rủi ro.
2.2.1. Định nghĩa về quản lý rủi ro - Nguồn [12].
Quản lý rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách có khoa học, tồn diện và có
hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất
mát, những ảnh hưởng của rủi ro.
Quản lý rủi ro cho dự án xây dựng là một phần của quản lý dự án xây dựng nó
phải được chú trọng từ lúc dự án bắt đầu cho đến khi dự án kết thúc.
Từ khái niệm trình bày ở trên ta thấy, quản trị rủi ro bao gồm các nội dung:
ƒ Nhận dạng – phân tích – đo lường rủi ro;
Chương 2: Tổng quan


Trang 19
ƒ Kiểm sốt – phịng ngừa rủi ro;
ƒ Tài trợ rủi ro khi nó xuất hiện
Hình 2.2. Mơ hình quản lý rủi ro - Nguồn [1].


Để thực hiện quản trị rủi ro, tùy thuộc vào :
ƒ Quy mô tổ chức: lớn hay nhỏ?
ƒ Tiềm lực của tổ chức: mạnh hay yếu?
ƒ Môi trường của tổ chức hoạt động đơn giản hay phức tạp? Có nhiều rủi ro hay
ít?
ƒ Nhận thức của lãnh đạo tổ chức: có quan trọng cơng tác quản trị rủi ro hay
khơng?…Thì mỗi tổ chức có hay khơng có bộ phận quản trị rủi ro chun
nghiệp? Bộ phận đó chỉ gồm một hay nhiều người?
Nhưng dù mơ hình tổ chức của bộ phận quản trị rủi ro có thể khác nhau, số lượng
người trực tiếp tham gia cơng tác này có thể khác nhau, thì nhiệm vụ của nhà quản trị
rủi ro vẫn có những điểm chung như:
ƒ Giúp tổ chức của họ nhận dạng, phân tích đo lường, phân loại những rủi ro
đã và sẽ đến với tổ chức;

Chương 2: Tổng quan


Trang 20
ƒ Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm sốt rủi ro, với những biện
pháp phù hợp với những tổ chức cụ thể, ví dụ như:
− Thu thập, phổ biến các quy định mới của Nhà nước, các cơ quan hữu trách…
− Nghiên cứu, phổ biến những thông tin về thị trường mà tổ chức đến kinh
doanh, cũng như những quy định của chính phủ, luật pháp, phong tục, tập
quán ở những thị trường đó…
− Nghiên cứu và cung cấp những thông tin về khách hàng;
− Tổ chức những lớp huấn luyện, đào tạo để nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ cho nhân viên;
− Hướng dẫn việc mua bảo hiểm trong những trường hợp cần thiết;
− Giáo dục những vấn đề liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm,
bảo vệ môi trường, môi sinh;

− Thu thập các khiếu nại và giải quyết;
− Thiết lập và phát triển tốt các mối quan hệ với cơ quan hữu quan, quan hệ
công chúng…
ƒ Xây dựng và thực hiện tốt chương trình tài trợ rủi ro một khi rủi ro xảy ra,
với những biện pháp như:
− Thu xếp để thực hiện nhanh chóng những hợp đồng bảo hiểm có liên quan;
− Sử dụng có hiệu quả quỹ tự bảo hiểm ;
− Vận động sử ủng hộ của chính phủ, các cơ quan cấp trên;
− Vận động sự ủng hộ của các nhà cung cấp, của người tiêu dùng, của công
chúng;
− Sử dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp với từng loại rủi ro.
2.2.2. Nhận dạng rủi ro.
Để quản trị rủi ro trước hết phải nhận dạng được rủi ro.

Chương 2: Tổng quan


Trang 21
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt
động của tổ chức. Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát triển các thông tin về nguồn
gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất. Nhận
dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu mơi trường hoạt động
và tồn bộ mọi hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ
những rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất
hiện đối với tổ chức, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm sốt và tài trợ rủi ro thích
hợp.
Để nhận dạng rủi ro - lập được bản liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ có
thể xuất hiện đối với tổ chức, có thể sử dụng các phương pháp sau đây:
a.


Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra.
Phương pháp này sẽ được sử dụng trong bài nghiên cứu này để nhận dạng những

rủi ro mà nhà thầu nước ngoài sẽ gặp phải khi thực hiện dự án tại Việt Nam. Theo
phương pháp này thì những rủi ro được nhận dạng bằng các câu hỏi khảo sát những
chuyên gia, những người liên quan. Các câu hỏi có thể được sắp xếp theo nguồn rủi ro,
hoặc mơi trường tác động…các câu hỏi thường xoay quanh các vấn đề, như:
ƒ Công ty thường gặp rủi ro nào?
ƒ Số lần xuất hiện của rủi ro đó trong một thời gian nhất định (thường là một
năm)?
ƒ Tổn thất là bao nhiêu?
ƒ Những biện pháp phòng ngừa, biện pháp tài trợ rủi ro đã được sử dụng?
ƒ Kết quả đạt được?
ƒ Những rủi ro chưa xảy ra nhưng có thể xuất hiện?
ƒ Lý do?
ƒ Những ý kiến đánh giá, đề xuất về cơng tác về quản lý rủi ro…
b.

Phân tích các báo cáo tài chính.
Đây là phương pháp thơng dụng, mọi tổ chức, công ty đều thực hiện, nhưng ở

những mức độ và sử dụng vào những mục đích khác nhau. Trong cơng tác quản trị rủi
ro, bằng cách phân tích bảng tổng kết tài sản, các báo cáo hoạt động kinh doanh, các tài
Chương 2: Tổng quan


Trang 22
liệu bổ trợ khác, người ta có thể xác định mọi nguy cơ rủi ro của tổ chức, công ty về tài
sản, nguồn nhân lực và trách nhiệm pháp lý. Ngồi ra, bằng cách kết hợp phân tích các
số liệu trong kỳ báo cáo có so sánh với các số liệu dự báo cho kỳ kế hoạch ta có thể

phát hiện được các rủi ro có thể phát sinh trong tương lai. Phương pháp phân tích các
báo cáo tài chính khơng chỉ giúp thấy được các rủi ro thuần túy, mà còn giúp nhận
dạng được những rủi ro suy đốn.
c.

Phương pháp lưu đồ.
Đây là phương pháp thơng dụng để nhận dạng các nhân tố rủi ro, dựa trên cơ sở

phân tích đầu vào, q trình, đầu ra của họat động của tổ chức. Để thực hiện phương
pháp này trước hết cần xây dựng lưu đồ hoạt động của tổ chức.
d.

Thanh tra hiện trường.
Đối với các nhà quản trị rủi ro thanh tra hiện trường là công việc phải làm thường

xuyên. Nhờ quan sát, theo dõi trực tiếp hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, trên
cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá, các nhà quản trị có khả năng nhận dạng được
những rủi ro mà tổ chức có thể gặp. Trong lĩnh vực Xây dựng việc thanh tra hiện
trường giúp nhà quản trị có cái nhìn thực tế để nhận dạng những rủi ro về an tồn lao
động, vệ sinh mơi trường.
e.

Phân tích các hợp đồng.
Trong hợp đồng xây dựng chứa rất nhiều rủi ro, đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị

hợp đồng. Hợp đồng là công cụ pháp lý mạnh nhất để giải quyết các tranh chấp xảy ra
giữa các bên, cũng như quy định về quyền và nghĩa vụ, giữa các bên tham gia hợp
đồng. Chính vì vậy phân tích hợp đồng là cơng việc hữu hiệu để nhận dạng các rủi ro.
Khi phân tích hợp đồng cần phân tích tất cả các bộ phận của hợp đồng, từ phần mở
đầu, giới thiệu các bên chủ thể, cho đến nội dung các điều kiện, điều khoản của hợp

đồng và phần ký kết hợp đồng.
f.

Phương pháp phân tích mơi trường tổ chức.
Để tiện nghiên cứu ta chia môi trường tổ chức thành môi trường bên ngồi và mơi

trường bên trong của tổ chức.

Chương 2: Tổng quan


Trang 23
Mơi trường bên ngồi liên quan tới những thể chế hay lực lượng từ bên ngoài tổ
chức mà nhà quản trị khó kiểm sốt nhưng chúng lại ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
đến kết quả hoạt động của tổ chức. Đối với nhà thầu xây dựng nước ngoài thì mơi
trường bên ngồi bao gồm các yếu tố được thể hiện theo sơ đồ dưới đây.
Hình 2.3. Mơi trường hoạt động bên ngoài - Nguồn [13].

Như vậy từ việc phân tích mơi trường hoạt động của nhà thầu nước ngồi hoạt
động tại Việt Nam. Thì các nhà thầu nước ngồi có thể gặp những rủi ro có ngun
nhân bên ngồi sau đây:
ƒ Rủi ro về tình hình chính trị tại Việt Nam.
ƒ Rủi ro về tình hình kinh tế tại Việt Nam.
ƒ Rủi ro về vấn đề xã hội tại Việt Nam.
ƒ Rủi ro về điều kiện khoa học kỹ thuật công nghệ tại Việt Nam.
ƒ Rủi ro về chủ đầu tư.
ƒ Rủi ro về nhà thầu cung ứng.
ƒ Rủi ro về các nhà thầu phụ.
ƒ Tư vấn thiết kế.
ƒ Tư vấn giám sát của chủ đầu tư.

Chương 2: Tổng quan


Trang 24
ƒ Rủi ro từ các đối thủ cạnh tranh.
ƒ Rủi ro từ các cấp chính quyền địa phương.
ƒ Rủi ro do thời tiết, thảm họa, thiên tai.
Đây là những rủi ro có ngun nhân từ bên ngồi, nằm ngồi sự kiểm soát của
nhà quản trị rủi ro, nghĩa là nhà quản trị không trực tiếp can thiệp đến sự xuất hiện của
rủi ro, mà chỉ đưa ra những biện pháp quản lý để giảm thiểu sự tác động của rủi ro.
Môi trường bên trong tổ chức liên quan đến những thể chế hay lực lượng từ bên
trong mà nhà quản trị có thể kiểm sốt trực tiếp được. Phân tích mơi trường bên trong
đối với nhà thầu nước ngồi thực hiện dự án xây dựng tại Việt Nam ta có các rủi ro có
nguyên nhân từ bên trong.
ƒ Rủi ro hoạt động cơng ty.
− Nhân sự
− Tài chính.
− Tổ chức.
ƒ Rủi ro dự án xây dựng.
− Quy mô dự án.
− Chi phí dự án.
− Chất lượng cơng trình.
− Thời gian thực hiện dự án.
− Vấn đề an toàn lao động
− Kỹ thuật, công nghệ.
− Cung ứng vật liệu.
− An ninh, trật tự tại công trường xây dựng


hợp đồng xây dựng.


2.2.3. Phân loại rủi ro.

Chương 2: Tổng quan


Trang 25
Để quản lý rủi ro một cách có hệ thống, sau khi nhận dạng các nhân tố rủi ro ta
phải phân loại các nhân tố rủi ro. Có 3 phương pháp phân lọai rủi ro: Loại rủi ro, Tần
số suất hiện của rủi ro, và Nguyên nhân tạo ra rủi ro.
Hình 2.4 Mơ hình phân loại rủi ro - Nguồn [1].

a.

Phân loại theo Loại rủi ro .
Rủi ro thuần túy “Pure Risk” là rủi ro mang lại những thiệt hại, mất mát, nguy

hiểm, như: hỏa hoạn, mất cắp, tai nạn giao thơng, tai nạn lao động…và nó làm phát
sinh một khoản chi phí (để bù đắp thiệt hại) nên phải có biện pháp phịng tránh hoặc
hạn chế. Đối với một dự án xây dựng thì rủi ro thuộc loại “rủi ro thuần túy” là những
loại rủi ro sau:
ƒ Thời tiết xấu, thảm họa, thiên tai.
ƒ Tai nạn lao động.
ƒ An ninh, trật tự tại công trường…
Chương 2: Tổng quan


Trang 26
Rủi ro suy đoán (hay theo lý thuyết của A.M. Mowbray, Blanchad Williams cịn
gọi là rủi ro mang tính đầu cơ) là rủi ro mà trong đó những cơ hội tạo ra thuận lợi gắn

với những nguy cơ gây ra tổn thất, loại rủi ro này là động lực thúc đẩy hoạt động kinh
doanh và có tính hấp dẫn của nó. Đối với những rủi ro lọai này thì người quản trị rủi ro
phải phân tích rủi ro thật chi tiết và cẩn thận để đưa ra quyết định thật đúng đắn, nhằm
giảm thiểu rủi ro và đón lấy cơ hội. Đối với dự án xây dựng thì những rủi ro thuộc loại
này là:
ƒ Rủi ro tài chính.
ƒ Rủi ro do sự thay đổi chính sách của chính phủ về quy định, luật.
ƒ Rủi ro do sự thay đổi về thuế, lãi suất.
ƒ Rủi ro lạm phát tăng cao.
ƒ Sự thay đổi quá nhanh của giá vật liệu xây dựng.
ƒ Sự thay đổi về tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng…
b.

Phân loại theo hậu quả của rủi ro .
Đây là phương pháp phân loại dựa trên số liệu thống kê về hậu quả của rủi ro gây

ra cho dự án. Số liệu này có thể thu thập thơng qua phỏng vấn các chuyên gia. Tuy
nhiên phân loại theo phương pháp này có thể bỏ sót các rủi ro mà mức độ tác động rất
lớn nhưng xác suất xảy ra nhỏ. Và thông tin, dữ liệu về các rủi ro này khơng phải lúc
nào cũng có sẵn. Các thơng tin cần thu thập để đánh giá hậu quả của rủi ro:
ƒ Xác suất xảy ra của rủi ro.
ƒ Mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra.
ƒ Giá trị đền bù của bảo hiểm khi rủi ro xảy ra.
ƒ Chi phí thực hiện bảo hiểm rủi ro.
ƒ Độ tin cây của phương pháp dự báo về rủi ro.
Sau đây là ví dụ về phân tích mức độ và khả năng xảy ra của rủi ro “hư hại của
nhà bên cạnh do cơng tác đóng cọc gây ra”.

Chương 2: Tổng quan



Trang 27
Bảng 2.1 Ví dụ phân loại rủi ro theo hậu quả - Nguồn [1].
Khả năng
xảy ra.
Mức
độ
nghiêm trọng

Hiếm khi
xảy ra

Rất ít khi
xảy ra

Có thể xảy
ra.

Xảy ra
thường
xun

Chắc chắn
xảy ra.

Khơng đáng kể
(<100 USD )

Chấp nhận
rủi ro.


Chấp nhận
rủi ro

Chấp nhận
rủi ro

Chấp
nhận rủi
ro

Chấp nhận
rủi ro

Rất nhỏ (1001000 USD)

Chấp nhận
rủi ro.

Chấp nhận
rủi ro

Bảo hiểm
một phần.

Bảo hiểm Bảo hiểm
một phần một phần

Trung bình (1000
– 5000USD)


Chấp nhận
rủi ro.

Bảo hiểm
một phần.

Bảo hiểm

Bảo hiểm Bảo hiểm

Lớn (5000-50.000 Bảo hiểm
USD)

Bảo hiểm

Bảo hiểm

Bảo hiểm Bảo hiểm

Rất lớn (> 50.000) Bảo hiểm

Bảo hiểm

Dừng công
tác

Dừng
công tác


c.

Dừng công
tác.

Phân loại theo nguyên nhân tạo ra rủi ro .
Đây là phương pháp phân loại các nhân tố rủi ro thường được các nhà quản trị rủi

ro sử dụng và được sử dụng để phân loại các nhân tố rủi ro trong bài nghiên cứu này.
Đó là cách phân loại rủi ro theo nguyên nhân, nguồn gốc tạo ra rủi ro theo từng cấp bậc
sau đây:
Hình 2.5 . Hệ thống cấp bậc của rủi ro - Nguồn [1].

Chương 2: Tổng quan


×