Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

các giải pháp nâng cao khả năng quản lý rủi ro cho người nghèo ở đbscl

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.08 KB, 79 trang )


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iv
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do và tính cần thiết của vấn đề nghiên cứu. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Ý nghóa của đề tài 2
4. Đối tượng nghiên cứu. 3
5. Phạm vi nghiên cứu. 3
6. Phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
1.2 Đánh giá rủi ro 8
1.2.1 Nguồn rủi ro 8
1.2.2 Đối mặt với rủi ro 8
1.2.3 Rủi ro đơn lẻ và rủi ro chung 9
1.3 Các chiến lược quản lý rủi ro 10
1.3.1 Vì sao cần quản lý tốt rủi ro 10
1.3.2 Các chiến lược quản lý rủi ro 11
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI NGHÈO Ở ĐBSCL VÀ CÁC LOẠI RỦI
RO 16
2.1 Khái quát về một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của ĐBSCL 16
2.2 Các đặc trưng của người nghèo vùng ĐBSCL 18
2.3.1 Việc làm 18
2.3.2 Trình độ học vấn 19


2.3.3 Đất đai và các tài sản khác 21
2.3.4 Đặc điểm gia đình và nhân khẩu học 23
2.3 Các loại rủi ro phổ biến mà hộ gia đình nghèo ở ĐBSCL thường gặp phải 23
2.4.1 Rủi ro đơn lẻ (ở cấp cá nhân và hộ gia đình) 24
2.4.2 Các rủi ro chung 28

ii
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG QUẢN LÝ RỦI RO CỦA NGƯỜI
NGHÈO VÀ CHIẾN LƯC HỖ TR NGƯỜI NGHÈO CỦA CHÍNH
PHỦ Ở ĐBSCL 34
3.1 Cơ chế quản lý rủi ro phi chính thức 34
3.1.1 Phòng ngừa rủi ro 35
3.1.2 Giảm thiểu rủi ro 36
3.1.3 Khắc phục hậu quả của các cú sốc 37
3.2 Cơ chế quản lý rủi ro chính thức 39
3.2.1 Các dòch vụ xã hội cơ bản 39
3.2.2 Chính lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai 41
3.2.3 Khuyến nông 43
3.2.4 Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, các trang trại
và các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân 44
3.2.5 Các công cụ quản lý rủi ro 45
3.2.6 Sự tham gia của các hộ nghèo trong thò trường hàng hóa 48
3.2.7 Chính sách an sinh xã hội 49
CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG QUẢN LÝ RỦI RO
CHO NGƯỜI NGHÈO Ở ĐBSCL 51
4.1 Thực hiện hiệu quả Nghò đònh Dân chủ ở cấp cơ sở 51
4.2 Tăng tiếp cận các dòch vụ xã hội cơ bản 52
4.3 Mở rộng phạm vi, nội dung và chất lượng của chương trình khuyến nông 53
4.4 Phát triển doanh nghiệp tư nhân 54
4.5 Mở rộng khả năng tiếp cận dòch vụ tài chính, tín dụng ở nông thôn (tiết kiệm và

tín dụng) 55
4.6 Cải thiện điều kiện tham gia thò trường hàng hoá 57
4.7 Cân bằng giữa xây dựng quy mô kinh tế và tăng cường đa dạng hóa 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AusAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc
BCPTVN Báo cáo phát triển Việt Nam
Bộ KH&CN Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ LĐTBXH Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội
CARE Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam
(Cooperative for Assistance and Relief Everywhere)
CPRGS Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo
CTDC cụm tuyến dân cư
DNNN doanh nghiệp nhà nước
DNTN doanh nghiệp tư nhân
ĐBSCL đồng bằng sông Cửu Long
ĐTMSDC Điều tra Mức sống Dân cư
ĐTMSHGĐ Điều tra Mức sống Hộ gia đình
GDP tổng sản phẩm quốc nội
HTX hợp tác xã
KTTT kinh tế trang trại
NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội
NHĐCĐN Nhóm hành động chống đói nghèo

NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNN & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NHTG Ngân hàng thế giới
PPA Đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân
TBKTSG Thời báo Kinh tế Sài Gòn
TCTK Tổng cục Thống kê
XĐGN xóa đói giảm nghèo




iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các nguồn rủi ro chủ yếu 9
Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL (%) 17
Bảng 2.2 Tỉ lệ hộ nghèo phân theo ngành nghề chính của nhóm 15 tuổi trở lên có
việc làm trong 12 tháng năm 2002 (%) 19
Bảng 2.3 Trình độ học vấn và nghèo đói (%) 20
Bảng 2.4 Tình trạng hộ không có đất ở nông thôn (tính theo %) 21


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 “Dây chuyền rủi ro” 12
Hình 2.1 Sở hữu tài sản lâu bền ở vùng ĐBSCL phân theo nhóm chi tiêu 22
Hình 2.2 Tỉ lệ hộ nghèo và quy mô gia đình. 23
Hình 2.3 Vòng lẩn quẩn của hộ nghèo 25




MỞ ĐẦU

Phần này trình bày lý do và tính cần thiết của vấn đề nghiên cứu, từ đó xác đònh
mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghóa của đề tài và thứ tự các công
việc cần thực hiện để đạt các mục tiêu đã đề ra.
1. Lý do và tính cần thiết của vấn đề nghiên cứu.
Theo kết quả Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002, khoảng 23% số hộ vùng
đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sống ở mức nghèo khó. Vẫn còn một bộ
phận không nhỏ dân cư tuy không phải là nghèo nhưng mức sống cũng rất gần
với đường nghèo (cận nghèo). Khá nhiều nghiên cứu (chẳng hạn Ngân hàng Thế
giới, 2000; Nhóm hành động chống đói nghèo, 2002) và số liệu (Điều tra mức
sống dân cư năm 1993 và 1998; Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002) cho
thấy các hộ gia đình nghèo và cận nghèo rất dễ bò tổn thương trước các rủi ro có
thể tác động đến cá nhân, hộ gia đình và cả cộng đồng. Cơ sở tài sản mong
manh của họ có nghóa là các cú sốc như vậy có thể phá vỡ sự ổn đònh của hộ và
phải mất nhiều năm sau mới có thể khôi phục được. Các nghiên cứu gần đây ở
Việt Nam cũng như trên thế giới đều nhấn mạnh nhu cầu giải quyết tình trạng
dễ bò tổn thương và rủi ro để đảm bảo giảm nghèo bền vững cho tất cả mọi
người. Nhu cầu đó cũng được phản ánh trong văn bản Chiến lược toàn diện về
tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào
tháng 5 năm 2002, trong đó Chính phủ đã thông báo về một loạt các hành động
công để giảm rủi ro và tình trạng dễ bò tổn thương.
Việc xác đònh được các rủi ro phổ biến nhất mà người nghèo ở vùng ĐBSCL gặp
phải, nguyên nhân gây ra và hậu quả của các rủi ro đó sẽ cung cấp cơ sở để đề

2
xuất các giải pháp có thể giúp họ quản lý rủi ro. Đồng thời nhận dạng được các
cơ hội đang có nhằm góp phần tạo ra một cuộc sống chủ động và năng động cho
người nghèo ở ĐBSCL.
Trước thực tế trên, đề tài: “Nâng cao khả năng quản lý rủi ro cho nông dân

nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long" được thực hiện với mong muốn tìm ra các
giải pháp có thể giúp người nghèo ở vùng ĐBSCL nhận dạng các nguyên nhân
gây ra rủi ro và cải thiện vấn đề quản lý rủi ro.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện với 3 mục tiêu chính sau đây:
 Xác đònh các loại hình rủi ro phổ biến nhất mà người nghèo ở ĐBSCL thường
gặp phải.
 Phân tích và đánh giá các cách ứng xử trước rủi ro của người nghèo ở
ĐBSCL.
 Đề xuất một số biện pháp chính sách có thể giúp người nghèo ở ĐBSCL
quản lý rủi ro tốt hơn trong bối cảnh thúc đẩy kinh tế cho mọi người để gây
dựng tài sản cho họ.
3. Ý nghóa của đề tài.
Về mặt lý thuyết, đề tài giúp các nhà hoạch đònh chính sách nhận thức tương đối
toàn diện hơn về khả năng quản lý rủi ro của người nghèo nói chung và người
nghèo ở ĐBSCL nói riêng. Hiểu được người nghèo có những nhận thức khác
nhau nên cũng có những ứng xử tích cực lẫn tiêu cực trước những rủi ro mà họ
gặp phải.
Về mặt thực tiễn, đề tài đưa ra các giải pháp nhằm giúp người nghèo quản lý
được rủi ro, từ đó có thể nâng cao thu nhập và có cuộc sống chủ động hơn.



3
Đối với tác giả, đây là lần đầu tiên được tiếp cận và nghiên cứu lý thuyết quản
lý rủi ro một cách bài bản nhờ sự hướng dẫn của các bậc tiền bối, đặc biệt là các
tiến só chuyên ngành kinh tế. Từ việc nghiên cứu này, tác giả nhận thức đầy đủ
hơn về các chiến lược và cơ chế quản lý rủi ro, trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp với mong muốn góp phần tạo nên cuộc sống chủ động cho người nghèo ở
ĐBSCL.

4. Đối tượng nghiên cứu.
Người nghèo, hộ gia đình nông dân nghèo hiện đang sinh sống ở vùng ĐBSCL.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL. Đề tài chỉ
nghiên cứu các nguồn rủi ro từ tự nhiên, kinh tế và sức khỏe.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu đònh tính kết hợp với đònh
lượng, với dữ liệu được lấy từ các nguồn: Điều tra mức sống dân cư 1993 và
1998; Điều tra mức sống hộ gia đình 2002; Kết quả tổng điều tra nông thôn,
nông nghiệp và thủy sản 2001; Đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân …
Phương pháp phân tích sử dụng là thống kê mô tả, phân tích tổng hợp và so
sánh. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề xuất những giải pháp quản lý rủi ro cho
người nghèo ở ĐBSCL.
6.2 Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn gồm các phần và chương sau:
Mở đầu



4
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Tổng quan về người nghèo ở ĐBSCL và các loại rủi ro
Chương 3: Thực trạng về khả năng quản lý rủi ro của người nghèo và chiến lược
hỗ trợ người nghèo của chính phủ
Chương 4: Các giải pháp nâng cao khả năng quản lý rủi ro cho người nghèo ở
ĐBSCL
Kết luận và kiến nghò





CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Ở chương này, luận văn sẽ bàn về các đặc điểm của rủi ro, ba chiến lược quản
lý rủi ro chủ yếu (chiến lược phòng ngừa rủi ro, chiến lược giảm nhẹ rủi ro và
chiến lược khắc phục rủi ro) và các công cụ được sử dụng trong khuôn khổ ba
chiến lược này. Chương này chủ yếu dựa vào chương 8 về hỗ trợ người nghèo
quản lý rủi ro trong Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 2000/2001: Tấn công
đói nghèo. Ngoài ra còn có một số nguồn tài liệu khác, trong đó có các tài liệu
về rủi ro và tình trạng dễ bò tổn thương của Holzmann (2001) và Jorgensen
(1999).
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1

a. Nghèo (poverty)
Không có một đònh nghóa duy nhất về nghèo, và do đó cũng không có một
phương pháp hoàn hảo để đo được nó. Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều
phương diện. Thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để
đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, và dễ bò tổn thương trước những
đột biến bất lợi (ốm đau, suy thóai môi trường…), ít có khả năng truyền đạt nhu
cầu và những khó khăn tới những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia
vào quá trình ra quyết đònh, cảm giác bò xỉ nhục, không được người khác tôn
trọng, v.v., đó là những khía cạnh của nghèo
Nhưng đo được từng khía cạnh đó một cách nhất quán là điều rất khó, còn gộp
tất cả những khía cạnh đó vào thành một chỉ số nghèo hay thước đo nghèo đói


1
Các khái niệm trong phần này lấy từ NHTG (1999 và 2003), NHĐCĐN (2002), Holzmann (2001) và
Jorgensen (1999).


6
duy nhất là chuyện không thể. Song vẫn cần có các chỉ tiêu về nghèo nhằm
thông tin cho các chính sách công và để đánh giá được mức độ thành công của
các chính sách đó. Vấn đề đặt ra là cần có sự đồng thuận trong việc làm thế nào
để đo được mức độ nghèo.
Ở Việt Nam, có hai hệ thống các chỉ tiêu về nghèo đói đang được sử dụng. Bộ
Lao động – Thương binh – Xã hội (Bộ LĐTBXH) thì dựa vào thu nhập bình
quân/người/tháng để xác đònh chuẩn nghèo phục vụ cho Chương trình xóa đói
giảm nghèo quốc gia. Những hộ có thu nhập đầu người ở dưới mức chuẩn được
xác đònh, mức này khác nhau giữa thành thò, nông thôn và miền núi, là những hộ
nghèo.
2
Tỷ lệ nghèo được xác đònh bằng tỷ lệ dân số có thu nhập dưới ngưỡng
nghèo. Tổng cục Thống kê (TCTK) thì dựa vào cả thu nhập và chi tiêu theo đầu
người để xác đònh ngưỡng nghèo có thể so sánh quốc tế. Ngưỡng nghèo này dựa
trên chi phí cho một giỏ tiêu dùng bao gồm lương thực và phi lương thực (đường
đói nghèo chung), trong đó chi tiêu cho lương thực phải đủ đảm bảo 2100 ca-lo
mỗi ngày cho một người (đường đói nghèo lương thực).
3
Năm 2002, đường đói
nghèo chung có mức chi tiêu là 1.906.950 đồng/người/năm và đường đói nghèo
lương thực là 1.372.774 đồng/người/năm.
4
Các hộ được coi là thuộc diện nghèo
(chung) và nghèo lương thực, thực phẩm nếu mức thu nhập và chi tiêu không đủ
để đảm bảo các giỏ tiêu dùng tương ứng này.


2

Xin xem thêm Quyết đònh số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01-11-2000.
3
Đây là chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan khác
đã xây dựng (Cộng hòa Xã hội Chủ nghóa Việt Nam, 2002, tr. 17).
4
NHĐCĐN (2004, cước chú 5)



7
b. Tình trạng dễ bò tổn thương hay nguy cơ bò tổn thương (vulnerability)
Khái niệm tình trạng dễ bò tổn thương mô tả khả năng một cá nhân hoặc hộ gia
đình sẽ rơi vào điều kiện (xấu) nào đó tại một thời điểm trong tương lai. Tình
trạng dễ bò tổn thương là hệ quả có thể xảy ra do giảm sút phúc lợi. Về khía
cạnh thu nhập và sức khỏe, tình trạng dễ bò tổn thương là nguy cơ mà một cá
nhân hoặc hộ gia đình phải trải qua những thời kỳ giảm sút về thu nhập và sức
khỏe. Nhưng tình trạng dễ tổn thương còn có nghóa là xác suất phải đối mặt với
nhiều loại rủi ro khác nữa (bò ngược đãi, đánh đập, thiên tai, phải nghỉ học).
c. Cú sốc (shock)
Sự kiện gây ra sự giảm sút phúc lợi thường được gọi là cú sốc (tiêu cực)
5
Cú sốc
có thể ảnh hưởng đến từng cá nhân (ốm đau, tử vong), một cộng đồng, một vùng
hay thậm chí một quốc gia (thiên tai, khủng hoảng kinh tế vó mô).
d. Rủi ro (risk)
Trong luận văn này, khái niệm “rủi ro” sẽ được sử dụng theo nghóa rộng, bao
gồm cả các sự kiện có thể lường trước được và các sự kiện không thể lường
trước được có thể ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường.
e. Quản lý rủi ro (risk management)
Quản lý rủi ro, hay ứng phó với rủi ro, bao gồm tất cả các hành động được thực

hiện để phản ứng trước các rủi ro, các cú sốc và các kết quả có hại được tạo ra.
Quản lý rủi ro có thể được áp dụng trước khi xảy ra (quản lý rủi ro từ trước) hay
sau khi một rủi ro đã xảy ra (quản lý rủi ro từ sau).


5
Các hiệu ứng của một cú sốc có thể tích cực hay tiêu cực. Các hiệu ứng tích cực của cú sốc thường được
gọi là các cơ hội. Các mối đe dọa (trong luận văn này gọi là cú sốc hay đột biến) là các hiệu ứng tiêu
cực của cú sốc.



8
f. Kết quả hay hậu quả (outcome)
Cú sốc cùng với những cách ứng phó với rủi ro đưa đến kết quả. Kết quả là sự
thay đổi phúc lợi do sự thực hiện rủi ro – cú sốc – và do sự thành công hay thất
bại của các công cụ quản lý rủi ro được áp dụng.
1.2 Đánh giá rủi ro
Khả năng của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và mỗi nhóm người trong việc đối mặt
với rủi ro và sử dụng các công cụ quản lý rủi ro phù hợp thay đổi tùy thuộc vào
các đặc điểm của rủi ro cần khắc phục, bao gồm nguồn rủi ro (hay nguyên nhân
làm phát sinh rủi ro), phạm vi rủi ro …
1.2.1 Nguồn rủi ro
Bước đầu tiên để đánh giá rủi ro là phải nhận biết được các rủi ro. Các loại rủi
ro khác nhau cần đến các loại chiến lược quản lý rủi ro khác nhau. Ví dụ: các rủi
ro môi trường khác biệt rõ ràng với các rủi ro chính trò, hay các rủi ro liên quan
đến tuổi già – và phải được quản lý khác. Để lý giải những sự khác biệt này,
điều quan trọng là phải phân loại rủi ro sao cho phù hợp.
1.2.2 Đối mặt với rủi ro
Như đã thảo luận ở phần trước, sự tồn tại của các sự kiện rủi ro như vậy không

hàm ý là các hộ gia đình đối mặt với chúng. Đúng hơn là có một sự phân biệt rõ
ràng giữa rủi ro và đối mặt với rủi ro. Điều này đặc biệt đúng đối với các sự
kiện đơn lẻ. Ví dụ: tất cả các hộ gia đình đều đối mặt với rủi ro bò ăn trộm tài
sản, nhưng các hộ gia đình không có tài sản thì không bò đối mặt với bò ăn trộm
tài sản (vì họ không có tài sản để lấy cắp). Điều này đòi hỏi các nhà phân tích
phải xem xét các nhóm kinh tế – xã hội nào (ví dụ: phụ nữ, các nhóm dân tộc
thiểu số, dân cư ở các vùng nông thôn, v.v…) thực sự đối mặt với nhiều loại rủi ro
khác nhau đã nhận biết. Có ba cách có thể đo lường/ước tính đối mặt với rủi ro:



9
dựa vào các nhóm tuổi, vào các nhóm kinh tế – xã hội và vào các kết quả hiện
thực.
1.2.3 Rủi ro đơn lẻ và rủi ro chung
Có hai loại rủi ro là rủi ro đơn lẻ và rủi ro chung. Rủi ro đơn lẻ (idiosyncratic
risk) là rủi ro tác động đến mỗi cá nhân hoặc mỗi hộ gia đình (chẳng hạn như
cháy nhà hoặc tai nạn lao động, cho con gái nghỉ học). Rủi ro chung (covariant
risk) là rủi ro tác động tới nhiều người cùng một lúc (như thiên tai). Bảng 1.1
dưới đây giới thiệu một số rủi ro chủ yếu theo phạm vi chúng ảnh hưởng đến
cuộc sống và mức độ tác động của chúng. Phân loại các cú sốc theo mức độ
tương quan giữa chúng không phải lúc nào cũng là một sự vận dụng đơn giản và
rõ ràng. Ví dụ: mất việc có thể là một sự kiện đơn
Bảng 1.1 Các nguồn rủi ro chủ yếu
Loại rủi ro Rủi ro đơn lẻ Rủi ro chung
Tự nhiên Động đất, lũ lụt, hạn hán, bão tố
Mưa, lở đất, núi lửa
Sức khỏe Ốm đau, thương tật, tàn tật Dòch bệnh
Chu kỳ sống Sinh, lão, tử, gia đình tan vỡ
Xã hội Tội phạm, bạo lực trong gia đình Xung đột nội bộ, chiến tranh, biến động

xã hội
Khủng bố, băng đảng tội phạm
Giới tính Kiểm soát các nguồn lực hộ gia đình Phân biệt đối xử đối với nữ giới được
phép bởi luật pháp
Chấp nhận bạo lực giới của xã hội
Kinh tế Thất bại trong kinh doanh
Thất nghiệp, di dời chỗ ở, mất mùa
Thay đổi giá lương thực
Sản xuất sa sút, lạm phát phi mã, khủng
hoảng cán cân thanh toán, tài chính hay
tiền tệ, các cú sốc công nghệ, tỷ lệ trao
đổi
Chính trò Phân biệt sắc tộc Chính phủ từ bỏ các chương trình xã
hội, đảo chính
Bạo loạn



10
Môi trường Ô nhiễm, phá rừng, thảm họa hạt nhân

Nguồn: NHTG (2000, Bảng 8.1)

lẻ tác động đến một cá nhân. Tuy nhiên, nếu mất việc là kết quả của một cuộc
khủng hoảng kinh tế vó mô nghiêm trọng, nó có thể là phổ biến đối với phần lớn
công nhân ở một vùng cụ thể, và như vậy là một rủi ro chung. Do đó, liệu một
cú sốc là đơn lẻ hay chung còn tùy thuộc vào những nguyên nhân và tác động.
Mức độ tương quan sẽ tác động đến khả năng quản lý rủi ro của các cá nhân, hộ
gia đình, cộng đồng và chính phủ. Ngoài ra, nó quyết đònh các công cụ quản lý
rủi ro nào có thể là một đáp ứng thích hợp với cú sốc này.

1.3 Các chiến lược quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro, đặc biệt rủi ro về thu nhập, không phải là một thách thức mới đối
với nhân loại. Tuy nhiên những thách thức mới đang nảy sinh, chẳng hạn như từ
toàn cầu hóa, nêu lên sự cần thiết phải quản lý rủi ro theo cách chủ động (pro-
active) để có thể nắm bắt các cơ hội phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo.
1.3.1 Vì sao cần quản lý tốt rủi ro
Những người nghèo nhất trong xã hội thường sống trong tình trạng hết sức bấp
bênh vì họ luôn phải đối mặt với những tác động đến từ bên ngoài mà họ không
đủ khả năng để khắc phục và không đủ phương tiện để quản lý rủi ro của mình.
Những thay đổi theo chiều hướng xấu trong điều kiện sống, dù là rất nhỏ, cũng
có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với họ (Hộp 1.1). Từ thực tế đó,
việc nâng cao khả năng tự quản lý rủi ro của người nghèo sẽ góp phần giảm nhẹ
tình trạng sống bấp bênh, cải thiện điều kiện sống, giảm số người rơi vào tình
trạng nghèo khổ do biến cố của hoàn cảnh và tạo điều kiện cho những người
nghèo đói triền miên thoát ra khỏi tình trạng này.



11
Xây dựng được các công cụ quản lý rủi ro hiệu quả sẽ mang lại những kết quả
rất tích cực. Nếu không có các cơ chế điều tiết tiêu dùng thông qua nhà nước hay
các

Hộp 1.1 Tình trạng bấp bênh của người nghèo
Ở các làng miền Nam Ấn Độ, khi rủi ro tăng lên (do mùa mưa đến quá sớm hoặc quá
muộn) sẽ làm giảm lợi nhuận từ nông nghiệp của nhóm ¼ dân số nghèo nhất đi 35%,
nhưng gần như không ảnh hưởng gì đến những nông dân khá giả hơn.
Ở Việt Nam, những người tham gia vào nghiên cứu Tiếng nói của người nghèo đã nói
về sự mất mùa (harvest losses) do lũ lụt gây ra như sau: “Người giàu có thể khôi phục
những mất mát trong một năm, nhưng người nghèo, vì không có tiền nên chẳng bao

giờ gượng dậy được”.

tổ chức tư nhân, các gia đình sẽ dễ gặp phải những khó khăn về tài chính khi
mức thu nhập của họ bò giảm sút, dẫn đến tình trạng trẻ em phải bỏ học vì không
có tiền đóng học phí, cắt giảm mức tiêu dùng hoặc phải bán tài sản để trang trải
cuộc sống. Những người nghèo trong xã hội là những người gặp nhiều khó khăn
trong việc duy trì mức sống tạm đủ của mình, do vậy họ rất ghét rủi ro và do dự
không muốm tham gia vào những hoạt động tuy rủi ro cao nhưng lợi suất lớn,
mặc dù chính những hoạt động ấy mới có thể kéo họ ra khỏi cảnh đói nghèo.

1.3.2 Các chiến lược quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro có thể được tiến hành vào những lúc hay thời điểm khác nhau –
cả trước khi lẫn sau khi xảy ra rủi ro. Các hành động từ trước được thực hiện
trước khi xảy ra một sự kiện rủi ro và quản lý từ sau được tiến hành sau việc
thực hiện rủi ro (xem Hình 1.1).
a. Chiến lược phòng ngừa rủi ro.
Chiến lược này nhằm mục đích hạn chế khả năng xảy ra rủi ro. Các biện pháp
phòng ngừa cần phải được áp dụng trước khi rủi ro xảy ra. Theo một phương



12
trình lôgích, càng hạn chế được khả năng xảy ra rủi ro hay những sự kiện bất lợi
khác, thì bù lại, càng tăng cơ hội có thu nhập và giảm được mức độ biến động
của thu


Hình 1.1 “Dây chuyền rủi ro”
Nguồn: Heitzmann, Canagarajah và Siegel (2001, tr. 7)


nhập, cả hai yếu tố này sẽ góp phần cải thiện và nâng cao điều kiện sống. Cá
nhân và hộ gia đình đôi khi có thể tự có những hành động (như đào giếng, tiêm
phòng), nhưng để hạn chế hữu hiệu phần lớn các rủi ro thì cần có các hành động
ở cấp cộng đồng (trung mô) và quốc gia (vó mô). Rủi ro lũ lụt có thể hạn chế
được nếu cộng đồng cùng nhau xây đập hoặc nhà nước xây dựng đê điều. Các



13
chính sách kinh tế và môi trường đúng đắn, giáo dục và đào tạo và các biện
pháp khác cũng có thể giảm bớt được rất nhiều loại rủi ro.

b. Chiến lược giảm nhẹ rủi ro
Chiến lược này nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các rủi ro có thể xảy ra
trong tương lai. Giống như chiến lược phòng ngừa rủi ro, các biện pháp giảm nhẹ
rủi ro phải được áp dụng trước khi rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, điểm khác giữa hai
chiến lược trên thể hiện ở chỗ chiến lược phòng ngừa rủi ro nhằm mục đích hạn
chế khả năng xảy ra rủi ro hay các sự kiện bất lợi khác, còn chiến lược giảm nhẹ
rủi ro lại nhằm mục đích hạn chế tác động, ảnh hưởng của rủi ro có thể xảy ra
trong tương lai. Có ba cách để giảm nhẹ rủi ro:
Thứ nhất, cần đa dạng hóa nguồn cất trữ thu nhập, tài sản, mua và đầu tư vào
nhiều loại tài sản (tài sản vật chất, đầu tư tài chính, đầu tư vào yếu tố con người,
đầu tư vào các công ty). Điều này sẽ cho phép phân tán rủi ro, hạn chế những
tác động của rủi ro đối với mức thu nhập. Ngay cả những người chỉ có tài sản
duy nhất là sức lao động vẫn có thể đa dạng hóa nguồn thu nhập của mình bằng
việc đa dạng hóa việc làm của mình, mặc dù điều này có thể ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế.
Cách thứ hai để giảm nhẹ rủi ro thể hiện thông qua các cơ chế bảo hiểm chính
thức và không chính thức. Các cơ chế này có đặc điểm chính là sự chia sẻ và
cùng gánh chòu rủi ro giữa các thành viên trong nhóm và các rủi ro đó không

nhất thiết có mối liên hệ với nhau. Các cơ chế bảo hiểm chính thức có ưu điểm
là cho phép quy tụ được một số lượng lớn người tham gia, điều này giúp làm
giảm mối quan hệ tương liên giữa các rủi ro được bảo hiểm. Ngược lại, các cơ
chế bảo hiểm không chính thức lại có ưu điểm là tạo điều kiện cho việc phổ
biến thông tin một cách đồng bộ. Cơ chế bảo hiểm chính thức có cơ cấu đơn giản



14
hơn so với cơ chế bảo hiểm không chính thức vốn được thể hiện dưới nhiều hình
thức phức tạp. Trong cơ chế bảo hiểm không chính thức, tổ chức đóng vai trò là
người bảo hiểm (gia đình và cộng đồng) thực hiện những chức năng rất khác
nhau.
Cách thứ ba để giảm nhẹ rủi ro được thực hiện thông qua các cơ chế được gọi là
cơ chế bảo đảm rủi ro. Cơ chế quản lý rủi ro này có vò trí ngày càng quan trọng
trên các thò trường vốn. Nguyên tắc hoạt động của chúng dựa trên sự trao đổi rủi
ro, qua đó người tham gia sẽ nộp một khoản phí quản lý rủi ro cho một người
khác, đổi lại, người này sẽ phải chòu rủi ro khi nó xảy ra. Tuy nhiên, cơ chế này
không mang lại nhiều kết quả khi rủi ro cần quản lý có liên quan đến thu nhập
của người lao động.
c. Chiến lược khắc phục rủi ro
Chiến lược này có mục đích hạn chế những tác động của rủi ro khi nó xảy ra.
Đối với các cá nhân, các biện pháp khắc phục rủi ro chủ yếu bao gồm sử dụng
nguồn tiền tiết kiệm để trang trải, đi vay, di cư đi chỗ khác, bán sức lao động của
mình hoặc của con cái, giảm mức tiêu dùng lương thực, đề nghò được trợ cấp từ
nhà nước hoặc từ các tổ chức, cá nhân. Trong chiến lược này, nhà nước có vai
trò rất quan trọng thông qua việc hỗ trợ các gia đình không có nguồn tiết kiệm
có thể vượt qua được khủng hoảng kéo dài. Những người cả đời sống trong tình
trạng nghèo khổ và không có nguồn tài sản tiết kiệm sẽ rơi vào tình cảnh hết
sức bi đát khi thu nhập bò giảm sút, dù ở mức rất nhỏ, và có thể không gượng dậy

được.
Phụ lục 1 giới thiệu một số cơ chế quản lý rủi ro được xếp loại theo chiến lược
quản lý rủi ro.



15
Tóm lại, cách thức quản lý rủi ro tốt nhất là tránh không để cho nó xảy ra. Chỉ
khi không thể tránh khỏi rủi ro thì mới nghó đến giải pháp thứ hai là thích ứng
với nó và giảm thiểu nó. Chiến lược khắc phục hậu quả của các cú sốc chỉ là
giải pháp cuối cùng khi hai giải pháp trên đều thất bại. Trên thực tế, nhà nước
thường có xu hướng quá chú trọng vào chiến lược khắc phục hậu quả của các cú
sốc, đặc biệt là đối với những người nghèo nhất trong xã hội.




CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI NGHÈO
Ở ĐBSCL VÀ CÁC LOẠI RỦI RO

Ba phần đầu của chương này sẽ xem xét một số đặc trưng của người nghèo ở
vùng ĐBSCL dựa trên số liệu của cuộc Điều tra Mức sống Hộ gia đình năm
2002 (ĐTMSHGĐ 2002). Những đặc trưng và cơ sở tài sản này được sử dụng để
xác đònh những người nghèo và để hướng sự giúp đỡ vào đúng cho họ. Phần còn
lại của chương xác đònh các loại hình rủi ro phổ biến mà người nghèo ở vùng
ĐBSCL thường phải đối mặt theo các Đánh giá nghèo có sự tham gia của người
dân (PPA) được thực hiện ở vùng ĐBSCL trong những năm gần đây, cũng như
mô tả nguyên nhân và hậu quả của các rủi ro đó.
2.1 Khái quát về một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của
ĐBSCL

ĐBSCL nằm ở phía Nam phần cuối lãnh thổ Việt Nam, thuộc hạ lưu sông Mê
Kông. Trải qua nhiều biến cố lòch sử, nhiều lần sáp nhập và chia tỉnh, ĐBSCL
hiện nay bao gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vónh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Cần
Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. ĐBSCL có diện tích gần
40.000 km
2
(chiếm gần 1/8 diện tích của Việt Nam).
ĐBSCL có hệ thống sông ngòi và kênh đào chằng chòt. Khí hậu nhiệt đới gió
mùa với hai mùa mưa nắng rõ rệt, lượng mưa dồi dào và ít gió bão. ĐBSCL được
hình thành trên lớp phù sa cổ và tiếp tục được sông ngòi bồi đắp hàng năm. Đất

17
trồng trọt ở ĐBSCL bao gồm bốn loại chính là đất phù sa, đất phù sa nhiễm
mặn, đất phèn và đất cát giồng. Hầu như năm nào nơi đây cũng xảy ra lũ lụt, có
những trận lũ với cường suất lớn, gây thiệt hại nặng nề về người và của. Bên
cạnh những thiệt hại, lũ lụt lại là lợi thế tự nhiên để tháo chua rửa phèn và bồi
đắp phù sa, tạo nên sự màu mỡ cho vùng đất này.
ĐBSCL là vùng trọng điểm số một của cả nước về sản xuất lúa, trái cây, nuôi và
đánh bắt thủy sản. Giai đoạn 2000-2002, nông nghiệp của vùng chiếm đến 36%
trong giá trò sản xuất nông nghiệp cả nước. Sản lượng thủy sản cũng chiếm đến
một nửa sản lượng cả nước. Diện tích trái cây chiếm ba phần tư diện tích cả
nước, chiếm 80% về sản lượng. Tăng trưởng GDP giai đoạn 1991 – 2000 bình
quân đạt 8,6%/năm; năm 2001 đạt 6,95%; năm 2002 đạt 9,6%.
Tuy nhiên, đến nay ĐBSCL vẫn chưa thoát khỏi vùng kinh tế thuần nông. Theo
kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001, có 80% số
hộ nông thôn vẫn lấy sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản làm nghề sống
chính, chỉ có 5% hộ công nghiệp – xây dựng và 8,6% hộ thương nghiệp. Trong
ba năm gần đây, cơ cấu kinh tế ở ĐBSCL chuyển dòch không đáng kể (Bảng
2.1).


Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL (%)
1995 2000 2001 2002 2003
Cơ cấu kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông – lâm – thủy sản 61,8 51,3 51,0 49,0 49,1
Công nghiệp – xây dựng 11,7 19,5 19,8 21,0 21,3
Thương nghiệp – dòch vụ 26,5 29,2 29,2 30,0 29,6
Nguồn: Bộ KH&CN (2004, tr 31); TBKTSG, số 46 (2004), tr. 37.



18
Cả vùng ĐBSCL có khoảng 17 triệu dân (chiếm gần 21% dân số cả nước). Tỷ lệ
hộ nghèo cả vùng còn 23,4%. GDP đầu người chỉ bằng 83% so với mức bình
quân cả nước. Mức thu nhập bình quân một người một tháng tuy có tăng nhưng
vẫn còn thấp – 242 ngàn đồng (1996), 342 ngàn đồng (1999), 370 ngàn đồng
(2001). Nhóm hộ nghèo chỉ khoảng trên 120 ngàn đồng một ít (2002). Tỷ lệ lao
động qua đào tạo chỉ đạt 13,4%. Tình trạng nông nhàn lên đến 77,5% và thất
nghiệp ở thành thò là 5,1%, nông thôn 2%.
2.2 Các đặc trưng của người nghèo vùng ĐBSCL
Đói nghèo phần lớn vẫn là một hiện tượng của nông thôn. Năm 2002 có 95% số
người nghèo sống ở nông thôn Việt Nam. Điều này cũng đúng với vùng ĐBSCL,
nơi có 96% số người nghèo sống ở nông thôn. Tăng trưởng trong các ngành sản
xuất và dòch vụ nhanh hơn so với ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã làm cho khu
vực thành thò giảm nghèo nhanh hơn.
2.3.1 Việc làm
Trong năm 2002, hơn 77% số hộ nghèo làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư
nghiệp (thấp hơn mức trung bình của cả nước là 84%), chỉ có khoảng 9% làm
việc trong ngành công nghiệp và gần 13% trong ngành dòch vụ (xem Bảng 2.2).
PPA xác nhận rằng đói nghèo có mối liên kết chặt chẽ với nông nghiệp vì phần

lớn các hộ nghèo sống ở vùng nông thôn và chỉ trồng lúa. Một nghiên cứu theo
kinh nghiệm của AusAID năm 2003 cho thấy rằng tỉ lệ nghèo đói cấp tỉnh ở
vùng ĐBSCL có tương quan tỉ lệ thuận với số dân hoạt động nông nghiệp của
tỉnh đó và với tỉ lệ đóng góp của nông nghiệp cho GDP của tỉnh.
Những hộ nông dân nghèo thường không có hoặc thiếu đất, do vậy phụ thuộc rất
nhiều vào thu nhập làm thuê. Vì trình độ học vấn và tay nghề thấp nên phần lớn


19
Bảng 2.2 Tỉ lệ hộ nghèo phân theo ngành nghề chính của nhóm 15 tuổi trở
lên có việc làm trong 12 tháng năm 2002 (%)
Tỉ lệ đói nghèo
Tỉ lệ đói nghèo
tổng thể
Tỉ lệ dân số
Nghề nghiệp
Việt
Nam
ĐBS
Cửu
Long
Việt
Nam
ĐBS
Cửu
Long
Việt
Nam
ĐBS
Cửu

Long
Tổng 27,6 22,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông, lâm, ngư nghiệp 38,9 27,8 84,0 77,6 58,7 62,4
Công nghiệp - xây dựng 15,3 13,2 8,5 8,7 17,0 12,9
Thương nghiệp -dòch vụ 9,9 13,4 6,4 12,8 18,6 20,3
Các ngành nghề khác 4,9 3,7 1,1 0,9 5,7 4,4
Nguồn: ĐTMSHGĐ 2002

họ chỉ có thể tìm được việc trong nông nghiệp. Tuy nhiên nguồn thu nhập này
không ổn đònh vì tính mùa vụ của nông nghiệp và quỹ đất theo đầu người trong
vùng bò giảm.

2.3.2 Trình độ học vấn
Theo NHĐCĐN (2004), ở ĐBSCL, “67% số người nghèo chưa hoàn thành tiểu
học, 28% đã học hết tiểu học, và chỉ có 5% số người nghèo trong vùng có trình độ
học vấn trên tiểu học (tỷ lệ này của cả nước là 20%)”. Trình độ học vấn thấp và
thiếu các kỹ năng cần thiết thường dẫn đến thất bại trong trồng trọt, chăn nuôi
gia súc và thủy sản và đẩy nông dân đến đói nghèo. Công nhân sẽ gặp nhiều
khó khăn hơn trong việc học hỏi những kỹ năng và kỹ thuật mới để tăng năng
suất nếu không có một trình độ học vấn nhất đònh. Trình độ dân trí chưa cao,
trình độ của lực lượng lao động còn thấp có thể là một trong những lý do giải
thích tại sao số lượng doanh nghiệp đăng ký và mức đầu tư trực tiếp của nước
ngoài lại dưới mức bình quân của cả nước (AusAID, 2003).


20
Bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ đói nghèo có tương quan tỉ lệ nghòch với trình độ học
vấn. Trong khi tỷ lệ đói nghèo của những người chưa hoàn thành chương trình
tiểu học là 30% ở vùng ĐBSCL (tuy còn thấp hơn so với tỷ lệ 40% của cả nước)
thì hầu như không có tình trạng đói nghèo trong số những người có trình độ học

vấn cao hơn hoặc được học nghề.
Ba nguyên nhân cơ bản làm cho con nhà nghèo không học lên cao được là:
 điều kiện kinh tế gia đình khó khăn (không có tiền, cần thu nhập trước mắt).
 các bậc cha mẹ có trình độ học vấn thấp thường không nhận thức được tầm
quan trọng và lợi ích của giáo dục, từ đó không cố gắng tạo điều kiện cho
con em họ đến trường và không khuyến khích các em học hành chăm chỉ và
học lên cao nữa.
 trường học ở xa và thiếu phương tiện đi lại.

Bảng 2.3 Trình độ học vấn và nghèo đói (%)
Tỉ lệ đói nghèo
Tỉ lệ đói nghèo
tổng thể
Tỉ lệ dân số
Bậc học cao nhất
đã hoàn thành
Việt
Nam
ĐBS
Cửu
Long
Việt
Nam
ĐBS
Cửu
Long
Việt
Nam
ĐBS
Cửu

Long
Tổng 29 23 100 100 100 100
Dưới cấp tiểu học 40 30 55 67 39 52
Tiểu học 28 21 26 28 27 31
Phổ thông cơ sở 22 8 16 4 21 10
Phổ thông trung học 9 5 3 1 8 4
Dạy nghề 4 1 0 0 3 1
Cao đẳng và Đại học 1 1 0 0 2 1
Thạc só trở lên 0 0 - - 0,1 0,0
Nguồn: ĐTMSHGĐ 2002


21
2.3.3 Đất đai và các tài sản khác
Không có đất đang có xu hướng tăng lên (xem Bảng 2.4) và là một trong những
cản trở chính trong xóa đói giảm nghèo ở vùng ĐBSCL bởi lẽ nông dân vùng
này rất lệ thuộc vào đất.
6
Trong năm 2002, có 29% dân số trong vùng không có
đất, song trong số 1/5 nghèo nhất thì tỷ lệ này là 39% (NHTG, 2003, tr. 112).
PPA ở ĐBSCL cho thấy cái vòng lẩn quẩn của nghèo đói bao gồm túng thiếu
phải bán đất hoặc cầm cố đất do có những tai họa trong gia đình (ốm đau hoặc
kinh doanh thất bại) và nợ nần. Điều này ít là vấn đề trong những PPA tiến hành
ở những đòa bàn khác.
Có sự chênh lệch rất lớn về việc sở hữu các tài sản lâu bền giữa nhóm giàu nhất
và nhóm nghèo nhất. Trong khi nhóm nghèo nhất không có điện thoại thì 34%
của nhóm 20% hộ giàu nhất có điện thoại. Tình hình cũng tương tự đối với các
tài sản lâu bền khác như tủ lạnh, xe máy và xe đạp (Hình 2.1).

Bảng 2.4 Tình trạng hộ không có đất ở nông thôn (tính theo %)


1993 1998 2002
Cả nước 8 9 19
Miền núi phía Bắc 2 1 5
Đồng bằng sông Hồng 3,2 3 14
Bắc Trung bộ 4 8 12
Duyên hải miền Trung 11 2 20
Tây Nguyên 4 3 4
Đông Nam bộ 21 24 43
Đồng bằng sông Cửu Long 17 21 29
Nguồn: NHTG (2003, tr. 38).

6
Sự lệ thuộc này được trình bày chi tiết ở NHĐCĐN (2004, tr. 35) và NHTG (2003, tr. 38)

×