Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nghiên cứu mô hình dự báo và kiểm soát chi phí cho nhà thầu dựa trên phương pháp trọng số trung bình động (mwm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 132 trang )

Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------oo------------------

PHAN QUỐC BÌNH

NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH DỰ BÁO VÀ KIỂM SỐT
CHI PHÍ CHO NHÀ THẦU DỰA TRÊN PHƯƠNG PHÁP
TRỌNG SỐ TRUNG BÌNH ĐỘNG (MWM).

Chun ngành: Cơng nghệ và quản lý xây dựng

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2009.


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
TS. ĐINH CÔNG TỊNH

Chữ ký: ....................................

Cán bộ chấm nhận xét 1:
TS. PHẠM HỒNG LUÂN

Chữ ký: ....................................


Cán bộ chấm nhận xét 2:
TS. NGUYỄN CÔNG THẠNH Chữ ký: ....................................
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 17 tháng 09 năm 2009.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

----------------

---oOo--Tp. HCM, ngày 03 tháng 07 năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên:

PHAN QUỐC BÌNH

Giới tính: NAM
Nơi sinh: TIỀN GIANG

Ngày, tháng, năm sinh: 28/03/1981
Chun ngành:


CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

MSHV:

00807563

1- TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu mơ hình dự báo và kiểm sốt chi phí cho nhà thầu
dựa trên phương pháp trọng số trung bình động (MWM).
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:

Nghiên cứu một mơ hình mới giúp nhà thầu quản lý và kiểm soát chi phí
trong giai đoạn thi cơng một cách đơn giản, chính xác, dễ thực hiện và có khả năng
ứng dụng thực tế cao. Đó là mơ hình kiểm sốt và quản lý chi phí cho nhà thầu
bằng phương pháp trọng số trong bình động (Moving weight method – MWM).
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

02/02/2009.

4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ :

03/07/2009.

5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

Tiến sĩ ĐINH CÔNG TỊNH.

Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


TS. Đinh Công Tịnh

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
KHOA QL CHUYÊN NGÀNH
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


Trang i

LỜI CẢM ƠN

---------Trước hết, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS. Đinh Công Tịnh,
giảng viên hướng dẫn thực hiện Luận văn này vì những góp ý chân thành, sự giúp
đỡ tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này. Đồng thời, tác
giả cũng rất biết ơn đối với những góp ý hiệu chỉnh của Giảng viên phản biện
nhằm góp phần hồn chỉnh đề tài này.
Tác giả cũng xin ghi nhớ công ơn của Quý thầy, cô của bộ môn Thi công
thuộc khoa Kỹ thuật xây dựng trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí
Minh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báo cho học viên
trong suốt khóa học.
Ngồi ra, nhằm góp phần hồn thành Luận văn này, tác giả cũng xin tri ân
đối với sự giúp đỡ của các bạn đồng mơn, gia đình, những đóng q báo của q
cơng ty đã nhiệt tình cung cấp số liệu thực tế nhằm kiểm chứng mơ hình nghiên
cứu.
Với những hiểu biết còn hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn, chắc chắn
tác giả khơng tránh được những sai sót nhất định. Kính mong Q Thầy cơ, đọc
giả thơng cảm và đóng góp ý kiến để tác giả có thể bổ sung, hồn thiện vốn kiến
thức hiện cịn hạn hữu của mình.
Trân trọng!

Phan Quốc Bình


Trang ii

TÓM LƯỢC NỘI DUNG
Quản lý và dự báo chi phí cho nhà thầu trong giai đoạn thi cơng là một khâu quan
trọng trong quá trình quản lý dự án. Ở Việt Nam, các công cụ và biện pháp phục vụ cho
cơng tác này cịn nhiều hạn chế, ít được nghiên cứu phát triển nên hiện tại các doanh
nghiệp chủ yếu sử dụng các biện pháp mạng tính tự phát, thủ công hoặc quản lý theo
kinh nghiệm. Hậu quả là các dự án xây dựng hay xảy ra tình trạng vượt chi phí, tiến độ,
nhà thầu thường bị động về mặt tài chính làm ảnh hưởng đến mức độ thành cơng của dự
án.
Trên nền tảng đó, tác giả đã nghiên cứu ứng dụng mơ hình kiểm sốt và quản lý
chi phí cho nhà thầu bằng phương pháp trọng số trong bình động (Moving weight
method – MWM). Đây là một cơng cụ giúp nhà thầu quản lý và kiểm soát chi phí trong
giai đoạn thi cơng một cách đơn giản, dễ thực hiện, có khả năng ứng dụng thực tế cao.
Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là dự báo được dòng tiền thực chi của nhà
thầu ở từng thời điểm, đường dự báo chi phí có dạng cong và có xét đến nhiều yếu tố
mang tính chất thực tế như: khoảng chậm thanh toán, giá trị tạm giữ (tỉ lệ chiếm dụng
vốn)…
Thông qua số liệu của hai dự án thực tế, tác giả đã kiểm chứng, đánh giá mức độ
tin cậy của mơ hình bằng cách so sánh với phương pháp phổ biến hiện nay là phương
pháp giá trị đạt được (Earned value method – EVM).


Trang iii

ABSTRACT
Cost controlling and forecasting in constructing period is an important component

of project management. In Vietnam, tools and methods for this management are still
limited and rarely fully studied. Thus, present construction companies manage their
projects by spontaneous and undeliberated tools or by experience. As a result,
constrution projects in Vietnam are often over budget or behind of schedule.
Contractors usually do not have active financial plans that affects the success of
construction projects.
Therefore, a new cashflow forecasting model for contractors during construction
stage named Moving weight method is developed. This model proposes a simple, easy
and applicable tool for contractors to control and forecast cashflow.
The key point of this model is that actual capital at future time of contractors can
be specified, cumulative forecasted cost represents a curve and many practical fators
such as time lag, retention money,… are taken into consideration.
With two realistic projects’data, the reliability of the model is evaluated and the
deviations of the Earned value method and MWM method are also compared.


Trang iv

Đề tài: Nghiên cứu mơ hình dự báo và kiểm sốt chi phí cho nhà thầu

dựa trên phương pháp trọng số trung bình động (MWM).
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. I
TÓM LƯỢC NỘI DUNG ........................................................................................... II
ABSTRACT .............................................................................................................. III
MỤC LỤC .................................................................................................................. IV
BẢNG LIỆT KÊ HÌNH ẢNH ................................................................................. VII
LIỆT KÊ CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................. VIII
PHẦN PHỤ LỤC ....................................................................................................... IX
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1

1.1 Tổng quan về ngành xây dựng Việt Nam ................................................ 1
1.2 Đặt vấn đề ................................................................................................. 1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
1.4 Tầm quan trọng của nghiên cứu .............................................................. 2
1.5 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3
CHƯƠNG 2 : LƯỢC KHẢO CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ NGHIÊN CỨU ............................ 4
2.1 Tổng quan công tác quản lý chi phí của một dự án xây dựng ................ 4
2.2 Qui trình quản lý chi phí của dự án ........................................................ 5
2.2.1 Hoạch định, dự báo (estimating) ......................................................... 6
2.2.1.1 Tổng quan........................................................................................................ 6
2.2.1.2 Nội dung công tác dự báo ................................................................................ 6

2.2.2 Dự trù ngân sách (Budgeting) ........................................................... 16
2.2.3 Theo dõi dự án (monitoring) ............................................................. 18
2.2.4 Phân tích (analyzing) ........................................................................ 18
2.2.4.1 Đại lượng phân tích về kết quả: ...................................................................... 19
2.2.4.2 Đại lượng phân tích về sai lệch: ..................................................................... 19
2.2.4.3 Chỉ số kết quả cơng việc: ............................................................................... 20
2.2.4.4 Dự báo chi phí thực hiện tương lai ................................................................. 21


Trang v

2.2.5 Lập báo cáo (reporting) .................................................................... 22
2.2.6 Hiệu chỉnh dữ liệu của dự án (Corrective acting).............................. 23
2.2.6.1 Rút ngắn tiến độ dự án ................................................................................... 23
2.2.6.2 Kéo dài tiến độ dự án ..................................................................................... 24
2.2.6.3 Điều hòa nguồn lực cho dự án ........................................................................ 25


2.2.7 Kết thúc, đánh giá (Post-evaluating) ................................................. 25
2.3 Phân loại dự báo ..................................................................................... 26
2.3.1 Phương pháp xác định ...................................................................... 26
2.3.2 Phương pháp xác suất, ngẫu nhiên .................................................... 26
2.3.3 Phương pháp liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) .............................. 27
2.3.4 Phương pháp dựa vào lý thuyết hành vi............................................. 27
2.4 Nhận xét .................................................................................................. 27
CHƯƠNG 3 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 29
3.1 Tổng quan về công tác quản lý chi phí dự án xây dựng ....................... 29
3.1.1 Khái niệm về lập và quản lý chi phí dự án xây dựng.......................... 29
3.1.2 Cơng cụ quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng ................................. 29
3.2 Nhà thầu trong xây dựng ....................................................................... 30
3.3 Tổng quan về dòng ngân lưu của dự án ................................................ 32
3.3.1 Tổng quan về dòng ngân lưu chi (dịng tiền chi)................................ 33
3.3.1.1 Chi phí hoạch định ......................................................................................... 33
3.3.1.2 Chi phí thực tế ............................................................................................... 35
3.3.1.3 Năm khoản mục chi phí trong thuật tốn MWM ............................................. 37

3.3.2 Tổng quan về dòng ngân lưu thu (dòng tiền thu) ............................... 42
3.3.2.1 Giá trị hợp đồng ............................................................................................. 42
3.3.2.2 Giá trị đạt được (Earned value – EV) ............................................................. 44
3.3.2.3 Giá trị thanh toán của chủ đầu tư .................................................................... 45

CHƯƠNG 4 : THUẬT TOÁN MƠ HÌNH MWM.................................................... 49
4.1 Các yếu tố chính trong phương pháp MWM ........................................ 49
4.1.1 Khái niệm về thời gian chậm thanh tốn ........................................... 49
4.1.2 Tỉ lệ chi phí chậm thanh tốn R ......................................................... 49
4.1.3 Mức lợi nhuận của thầu chính khi giao thầu phụ p (%) ..................... 51
4.1.4 Trọng số động của các hạng mục chi phí........................................... 52
4.2 Thuật tốn của mơ hình MWM ............................................................. 54

4.2.1 Xác định thơng số của dòng tiền chi .................................................. 54


Trang vi
4.2.1.1 Khoảng chậm thanh toán tg ............................................................................ 54
4.2.1.2 Trọng số của các hạng mục chi phí ................................................................. 54
4.2.1.3 Dự báo giá trị dòng tiền chi ............................................................................ 55

4.2.2 Xác định thơng số của dịng tiền thu .................................................. 55
4.2.3 Sơ đồ khối xử lý thuật tốn mơ hình MWM ........................................ 57
4.2.4 Ví dụ tính tốn................................................................................... 60
4.2.4.1 Thơng tin chung về dự án ............................................................................... 60
4.2.4.2 Bước 1 – Tính tốn các thơng số đầu vào ....................................................... 63
4.2.4.3 Bước 2 – Cập nhật số liệu, tính lại các trọng số động ...................................... 75
4.2.4.4 Bước 3 – Tính tốn lại các số liệu dự báo và đánh giá dự án ........................... 75

4.3 Qui trình phân tích mơ hình MWM ...................................................... 81
4.3.1 Phương pháp so sánh độ chính xác của 2 mơ hình ............................ 81
4.3.2 Bước 1 – Thu thập số liệu thực tế của một số cơng trình ................... 83
4.3.3 Dự báo chi phí theo phương pháp EVM và MWM ............................. 87
4.3.3.1 Phương pháp EVM ........................................................................................ 87
4.3.3.2 Phương pháp MWM ...................................................................................... 92

4.3.4 Tính tốn các thông số đánh giá........................................................ 95
4.3.5 Nhận xét chung về phương pháp EVM và phương pháp MWM .........100
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 101
5.1 Tóm lược vấn đề ....................................................................................101
5.2 Nhận xét phương pháp MWM..............................................................101
5.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 103

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ..................................................................................... 105
PHẦN PHỤ LỤC ..................................................................................................... 106


Trang vii

BẢNG LIỆT KÊ HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Mơ hình quản lý dự án .................................................................................... 4
Hình 2.2: Các bước trong quản lý chi phí của dự án ........................................................ 5
Hình 2.3: Quy trình hoạch định và lập tiến độ của dự án ............................................... 10
Hình 2.4: Ví dụ về WBS trong xây dựng nhà ABC ....................................................... 11
Hình 2.5: Ví dụ về sơ đồ ngang ..................................................................................... 13
Hình 2.6: Ví dụ về sơ đồ mạng AOA ............................................................................ 14
Hình 2.7: Sơ đồ mạng AON .......................................................................................... 15
Hình 2.8: Biểu đồ biểu thị các đại lượng của phương pháp EVM .................................. 20
Hình 2.9: Ma trận các chỉ số kết quả cơng việc ............................................................. 21
Hình 2.10: Quan hệ giữa chi phí và thời gian trong rút ngắn tiến độ .............................. 24
Hình 2.11: Mơ hình mơ tả chức năng điều hịa nguồn lực.............................................. 25
Hình 3.1: Biểu đồ chi phí hoạch định và giá trị đạt được ............................................... 35
Hình 3.2: Giá trị hợp đồng và các dạng chi phí của nhà thầu ......................................... 43
Hình 3.3: Chi phí của nhà thầu và kế hoạch chi trả của chủ đầu tư ................................ 47
Hình 4.1: Mối quan hệ giữa giá trị chậm thanh toán và giá trị chiếm dụng .................... 50
Hình 4.2: Đường chi phí dự báo theo xu hướng tuyến tính ............................................ 52
Hình 4.3: Đường chi phí theo phương pháp MWM ....................................................... 53
Hình 4.4: Sơ đồ khối xử lý mơ hình MWM ................................................................... 59
Hình 4.5: Thời gian và chi phí theo hợp đồng ............................................................... 63
Hình 4.6: Đường sản lượng theo hợp đồng.................................................................... 65
Hình 4.7: Thời gian và chi phí dự trù của nhà thầu ........................................................ 66
Hình 4.8: Thời gian và chi phí dự trù của nhà thầu ........................................................ 67
Hình 4.9: Kế hoạch thanh tốn của chủ đầu tư .............................................................. 69

Hình 4.10: Dịng tiền chi của nhà thầu .......................................................................... 73
Hình 4.11: Đường cân đối thu chi của tổng thầu ........................................................... 74
Hình 4.12: Dịng tiền chi của tổng thầu ở thời điểm t=1 (tháng) .................................... 78
Hình 4.13: Đường cân đối thu – chi cảu tổng thầu ở thời điểm t=1 tháng ...................... 79
Hình 4.14: Quy trình phân tích mơ hình MWM ............................................................ 81
Hình 4.15: Phân tích dự án 1 bằng MS Project 2007 ở thời điểm t=0, PP EVM ............. 88
Hình 4.16: Phân tích dự án 2 ở thời điểm t=0 (tháng), PP EVM .................................... 89
Hình 4.17: Phân tích dự án số 1 ở thời điểm t=1 tháng, PP EVM .................................. 90
Hình 4.18: Phân tích dự án số 1 ở thời điểm t=1 tháng, PP EVM .................................. 91


Trang viii

LIỆT KÊ CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Mối liên hệ giữa các công tác của dự án X .................................................... 13
Bảng 2.2: Ví dụ về Bảng dự trù kinh phí. ...................................................................... 17
Bảng 4.1: Đơn giá theo hợp đồng và đơn giá dự kiến của tổng thầu (ví dụ minh họa).... 62
Bảng 4.2: Sản lượng theo hợp đồng (ví dụ minh họa).................................................... 64
Bảng 4.3: Chi phí dự kiến của tổng thầu (ví dụ minh họa) ............................................. 67
Bảng 4.4: Kế hoạch thanh toán của chủ đầu tư (Ví dụ minh họa) .................................. 68
Bảng 4.5: Khoảng chậm thanh tốn (ví dụ minh họa) .................................................... 70
Bảng 4.6: Bảng trọng số ban đầu (t=0) (Ví dụ minh họa) .............................................. 70
Bảng 4.7: Dự báo dòng tiền thu – chi của tổng thầu ở thời điểm t=0 (Ví dụ minh họa) .. 72
Bảng 4.8: Trọng số trung bình động ở thời điểm t=1 (tháng) (Ví dụ minh họa) ............. 75
Bảng 4.9: Bảng dự trù thu- chi của tổng thầu ở thời điểm t=1 (tháng) (Ví dụ minh họa) 77
Bảng 4.10: Bảng thông tin chung về 2 dự án thực tế ..................................................... 85
Bảng 4.11: Khoảng chậm thanh toán của 2 dự án .......................................................... 86
Bảng 4.12: Chi phí thực tế của dự án 1.......................................................................... 86
Bảng 4.13: Chi phí thực tế của dự án số 2 ..................................................................... 87
Bảng 4.14: Tiến độ và chi phí dự trù ở thời điểm t=0, theo PP EVM ............................. 87

Bảng 4.15: Chi phí dự trù của dự án 1, t=0, theo PP EVM ............................................ 88
Bảng 4.16: Chi phí dự trù cảu dự án 2, t=0, theo PP EVM ............................................ 88
Bảng 4.17: Chi phí thực tế và dự trù của dự án 1, t=1 tháng, PP EVM .......................... 89
Bảng 4.18: Chi phí thực tế và dự trù của dự án 2, t=1 tháng, PP EVM .......................... 90
Bảng 4.19: Chi phí dự báo của 2 dự án qua các tháng, PP EVM .................................... 91
Bảng 4.20: Trọng số ban đầu của dự án 1, t=0, PP MWM ............................................. 92
Bảng 4.21: Trọng số ban đầu của dự án 2, t=0, PP MWM ............................................. 92
Bảng 4.22: Chi phí dự báo của dự án 1, t=0, PP MWM ................................................. 93
Bảng 4.23: Chi phí dự báo của dự án 1, t=0, PP MWM ................................................. 94
Bảng 4.24: Tổng hợp giá trị dự báo qua các tháng của 2 dự án, PP MWM .................... 95
Bảng 4.25: Độ lệch MAD theo 2 phương pháp của dự án 1, t=0 .................................... 96
Bảng 4.26: Độ lệch MAD theo 2 phương pháp của dự án 2, t=0 .................................... 97
Bảng 4.27: Tổng hợp độ lệch MAD của dự án 1 theo 2 phương pháp ............................ 97
Bảng 4.28: Tổng hợp độ lệch MAD của dự án 2 theo 2 phương pháp ............................ 98
Bảng 4.29: Bảng sai số MAPE của 2 phương án ........................................................... 99
Bảng 4.30: Bảng tổng hợp sai số dự báo so với giá trị hợp đồng (E).............................. 99


Trang ix

PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng trọng số động của dự án 1, t=1 tháng, PP MWM ............................... 106
Phụ lục 2: Bảng chi phí dự trù tại thời điểm t=1 tháng của dự án 1, PP MWM ............ 107
Phụ lục 3: Bảng tính độ lệch MAD của dự án 1, t=1 tháng .......................................... 108
Phụ lục 4: Bảng trọng số các hạng mục chi phí, t=1 tháng, PP MWM ......................... 108
Phụ lục 5: Bảng chi phí dự trù cho các tháng của dự án 2, t=1 tháng, PP MWM ......... 109
Phụ lục 6: Độ lệch MAD của dự án 2, t=1 tháng ......................................................... 110
Phụ lục 7: Bảng trọng số các hạng mục chi phí của dự án 1, t=2 tháng, PP MWM ...... 110
Phụ lục 8: Bảng dự báo chi phí của dự án 1, t=2 tháng, PP MWM .............................. 111
Phụ lục 9: Độ lệch MAD của dự án 1, t=2 tháng ......................................................... 112

Phụ lục 10: Trọng số các hạng mục chi phí của dự án 2, t=2 tháng, PP MWM ............ 112
Phụ lục 11: Bảng dự báo chi phí của dự án 2, t=2 tháng, PP MWM ............................ 113
Phụ lục 12: Độ lệch MAD của dự án 2, t=2 tháng ....................................................... 114
Phụ lục 13: Trọng số các hạng mục chi phí của dự án 1, t=3 tháng.............................. 114
Phụ lục 14: Chi phí dự báo cho các tháng, t=3 tháng, PP MWM ................................. 115
Phụ lục 15: Độ lệch MAD của dự án 1, t=3 tháng ....................................................... 116
Phụ lục 16: Trọng số các hạng mục chi phí của dự án 2, t=3 tháng.............................. 116
Phụ lục 17: Chi phí dự báo cho từng tháng của dự án 2, t=3 tháng .............................. 117
Phụ lục 18: Bảng độ lệch MAD của dự án 2, t=3 tháng ............................................... 118
Phụ lục 19: Bảng trọng số động của dự án 1, t=4 tháng ............................................... 118
Phụ lục 20: Bảng dự báo chi phí của dự án 1, t=4 tháng .............................................. 119
Phụ lục 21: Bảng độ lệch MAD của dự án 1, t=4 tháng ............................................... 120


Luận văn Thạc sĩ

Trang 1

Hướng dẫn: TS. Đinh Công Tịnh

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tổng quan về ngành xây dựng Việt Nam
Công nghiệp xây dựng là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn
cho xã hội, có vai trị chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và có tác dụng thúc đẩy sự
phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Công nghiệp xây dựng không những cung cấp
hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh
tế mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển nền kinh tế và
nâng cao trình độ văn minh của tồn xã hội.
Ngày nay, một nước muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo sự phát
triển ổn định về kinh tế - xã hội, cần thiết phải chú ý thúc đẩy sự phát triển ngành xây

dựng thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, vừa hiện đại vừa đa dạng.
Ở Việt Nam, từ năm 2007 ngành xây dựng đã có những đổi mới mạnh mẽ để hội
nhập WTO. Ngành đã có đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng chung của đất nước.
Năm 2007 là năm đầu nền kinh tế nước ta gia nhập, hội nhập đầy đủ, toàn diện vào nền
kinh tế thế giới tạo ra những cơ hội mới, thuận lợi mới cũng như những thử thách mới,
sức cạnh tranh mới. Sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của doanh nghiệp xây
dựng tăng trưởng cao và bền vững, đạt mức tăng trưởng 30%, (nguồn: Bộ xây dựng,
2008), đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng và ổn định của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng cịn một số doanh nghiệp xây dựng gặp nhiều khó
khăn trước những biến động giá của thị trường hay do thay đổi chính sách. Nguyên
nhân chủ yếu là do doanh nghiệp chưa có kế hoạch dự trù và quản lý tài chính cụ thể
nên dễ gặp khó khăn về tài chính trước những biến động của thị trường làm ảnh hưởng
đến tiến độ và chất lượng cơng trình xây dựng.
1.2 Đặt vấn đề
Tài chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành
công của các công ty xây dựng. Việc quản lý chi phí có vai trị rất quan trọng nhằm đảm
bảo cho dòng ngân lưu của dự án diễn ra đúng như hoạch định ban đầu của nhà thầu để
mang lại lợi ích kinh tế cao nhất. Mỗi công ty xây dựng đều phải có đầy đủ thơng tin về
chi phí của dự án nhằm phục vụ công tác lập kế hoạch, tính tốn ra quyết định và nhằm
Học viên: Phan Quốc Bình

Lớp CN&QLXD 2007


Luận văn Thạc sĩ

Trang 2

Hướng dẫn: TS. Đinh Công Tịnh


giúp nhà thầu chuẩn bị nguồn vốn hợp lý. Muốn vậy, nhà thầu phải có một phương
pháp dự báo khoa học và chính xác nhằm phục vụ cho cơng tác lập kế hoạch và kiểm
soát này.
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh
hưởng của yếu tố tài chính đến sự thành cơng của dự án. Nghiên cứu của Russell (1991)
chỉ ra rằng hơn 60% nguyên nhân thất bại của các nhà thầu xây dựng có liên quan đến
yếu tố tài chính.
Ở Việt Nam, phần lớn các công ty trong lĩnh vực xây dựng đặc biệt là các đơn vị
thi cơng đều khơng có hệ thống quản lý chi phí hồn chỉnh hoặc có hệ thống kiểm sốt
chi phí mang tính tự phát. Việc dự trù và lập kế hoạch không đầy đủ hoặc thiếu chính
xác nguồn chi phí cần thiết cho dự án ở từng giai đoạn triển khai khác nhau sẽ khiến
nhà thầu bị động về vốn. Điều này gây ảnh hưởng đến tiến độ và mức độ thành công
của dự án.
Mặc khác, việc kiểm sốt chi phí (bao gồm các nguồn thu, chi) ở ngồi cơng
trường đều khơng được hệ thống hố gây khó khăn trong việc kiểm sốt tài chính của
dự án. Đồng thời, việc kiểm sốt chi phí cũng khơng được tiến hành thường xun
trong suốt q trình triển khai dự án và cũng không được cập nhật đầy đủ.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Từ những phân tích trên, mục tiêu của đề tài này nhằm nghiên cứu các yếu tố:


Nghiên cứu định lượng dòng ngân lưu (dòng tiền thu, chi) của một dự án xây
dựng,



Đề xuất một mơ hình dự báo nhằm giúp nhà thầu (hoặc tổng thầu) một cơng
cụ kiểm sốt tốt nguồn chi phí trong suốt q trình triển khai dự án. Đó là
"mơ hình dự báo và kiểm sốt chi phí cho nhà thầu dựa trên phương pháp
trọng số trung bình động (MWM)". Mơ hình này nhằm mục đích cung cấp

cho nhà thầu một phương pháp kiểm sốt chí phí xây dựng (bao gồm các
khoản mục thu, chi) trong quá trình triển khai dự án một cách đơn giản và có
khả năng ứng dụng thực tế.

1.4 Tầm quan trọng của nghiên cứu
Học viên: Phan Quốc Bình

Lớp CN&QLXD 2007


Luận văn Thạc sĩ

Trang 3

Hướng dẫn: TS. Đinh Công Tịnh

Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều tập trung vào dự báo chi phí dự án nhằm
phục vụ cho cơng tác đấu thầu hoặc ở giai đoạn chuẩn bị triển khai dự án. Nghiên cứu
này nhằm tập trung vào quá trình dự báo chi phí ở giai đoạn thực hiện dự án dựa trên
giá trị đạt được của nhà thầu ở từng thời điểm kiểm sốt. Ngồi ra, nghiên cứu này cũng
xem xét đến một số các yếu tố thực tế như: độ chậm thanh tốn theo hợp đồng (ví dụ
hợp đồng cung ứng vật tự, thanh toán cho thầu phụ…), tỉ lệ thanh toán cho nhà thầu
phụ theo từng giai đoạn hợp đồng…Đồng thời, phương pháp này dự báo dịng tiền dựa
trên đường xu thế có dạng cong.
Do đó, dựa vào số liệu được cập nhật qua các giai đoạn kiểm sốt dự án, mơ hình
này sẽ giúp nhà thầu chủ động được nguồn vốn cho mình nhằm tránh bị thiếu vốn hay
để xảy ra tình trạng vốn nhàn rỗi gây lãng phí.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
 Nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các dự án xây dựng đang ở giai đoạn
triển khai thực hiện,

 Nghiên cứu nhằm phục vụ cho nhà thầu (hoặc tổng thầu) xây lắp.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu sẽ bao gồm 4
bước sau:
 Bước 1: Tìm hiểu một số mơ hình dự báo và kiểm sốt chi phí của một số
tác giả trước đây đã và đang được ứng dụng.
 Bước 2: Từ một số tồn tại của mơ hình hiện hữu, tác giả đề xuất một mơ
hình dự báo mới MWM với một thuật toán mới.
 Bước 3: Từ số liệu của một dự án thực tế, tính tốn kết quả dự báo bằng 2
mơ hình: mơ hình MWM với một mơ hình hiện hữu điển hình.
 Bước 4: Từ kết quả phân tích đạt được, tác giả đánh giá mức độ chính xác
và khả năng ứng dụng của mơ hình MWM.

Học viên: Phan Quốc Bình

Lớp CN&QLXD 2007


Luận văn Thạc sĩ

Trang 4

Hướng dẫn: TS. Đinh Công Tịnh

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan cơng tác quản lý chi phí của một dự án xây dựng
Quản lý tốt tài chính giúp nhà thầu tiết kiệm nguồn vốn, chủ động chi phí trong
khi tiến hành dự án nhằm đạt mục tiêu về tiến độ, nguồn lực và ngân sách. Để thực hiện
tốt công tác này cần phải có mơ hình kiểm sốt và dự báo chính xác, phù hợp với thực
tế diễn ra của dự án.

Quản lý chi phí của dự án là một quá trình thống nhất gồm: đầu vào, quá trình xử
lý và đầu ra. Cơng tác quản lý tài chính của một dự án nói chung có thể mơ hình hố

ĐẦU VÀO

như sau:

Kế hoạch chuẩn
(Baseline plan)

Theo dõi, báo cáo

QUÁ TRÌNH XỬ LÝ

Phân tích Dự án

Điều chỉnh hoạt động

Dự báo, cập nhật
dự án

ĐẦU RA

Không

Thay đổi
dữ liệu đầu vào
của DA?




Kết thúc, đánh giá
dự án

Hình 2.1: Mơ hình quản lý dự án

Học viên: Phan Quốc Bình

Lớp CN&QLXD 2007


Luận văn Thạc sĩ

Trang 5

Hướng dẫn: TS. Đinh Công Tịnh

2.2 Qui trình quản lý chi phí của dự án
Theo Rabankor (2002) và , quy trình quản lý chi phí dự án bao gồm 07 bước sau:
QUÁ TRÌNH XỬ LÝ

ĐẦU VÀO

ĐẦU RA

1. HOẠCH ĐỊNH, DỰ BÁO
- Thiết kế
- Tiêu chuẩn kỹ thuật
- Nguồn lực
- Kinh nghiệm quá khứ

- Tiên liệu rủi ro
...

- Chi phí dự trù
- Danh mục công tác
- Khối lượng
- Yêu cầu về nguồn lực
...

- Xác định đầu mục công việc - Xác định tổng chi phí
- Đo bóc tiên lượng
- Dự trù tăng giá
- Dự trù chi phí trực tiếp
- Lập báo cáo
...

2. DỰ TRÙ NGÂN SÁCH
- Phân chia công việc (WBS)
- Tiến độ yêu cầu
- Chi phí dự trù
- Cấu trúc tài chính
- Tiên liệu rủi ro
...

- Cấu trúc chi phí (CBS)
- Đường chi phí kế hoạch
- Kế hoạch quản lý chi phí
- kế hoạch về nguồn lực
...


- Xác lập cấu trúc chi phí (CBS)
- Xác định mã hiệu đơn giá
- Xác định nguồn ngân quỹ

3. THEO DÕI
- Biểu mẫu theo dõi nhân công
- Biểu mẫu theo dõi thiết bị
- Biểu mẫu theo dõi vật tư
- Biểu mẫu theo dõi thầu phụ
- Thông tin về tài chính
...

- Theo dõi tiến triển công việc
- Theo dõi khối lượng công tác thực tế
- Theo dõi vật tư, nhân công, thiết bị, tổng chi phí,
thầu phụ...(về các mặt ngân sách, giá trị đạt được,
chi phí thực tế)

- Tiến độ thực tế
- Khối lượng thực tế
- Chi phí vật tư nhân công, thiết
bị, thầu phụ
...

4. PHÂN TÍCH
- Dữ liệu thực tế ngoài công
trường
- Tiến độ theo kế hoạch
- Chi phí theo kế hoạch


- So sánh chi phí thực tế, giá trị đạt được và dự
trù ngân sách
- Phân tích sai lệch chi phí
- Xác định nguyên nhân vượt chi phí (nếu có)
- Dự báo chi phí hoàn thành

5. BÁO CÁO
- Tiến độ, chi phí, nguồn lực và
các thông tin cần thiết khác
- Mối quan hệ giữa các tổ chức
- Quyền và trách nhiệm

-

Lựa chọn thông tin cần thiết
Chuyển thông tin cần thiết đến tùy cấp lãnh đạo
Tổng hợp báo cáo tổng quát
Phê duyệt
Phổ biến thông tin

6. HIỆU CHỈNH DỰ ÁN
- Tình hình tiến độ, chi phí,
nguồn lực
- Quyết định của nhóm dự án
- Quyết định của Chủ đầu tư
- Vai trò của các cấp lãnh đạo

-

Xác định các sai lệch

Phân tích nguyên nhân gây sai lệch
Lên kế hoạch hiệu chỉnh
Thực thi hiệu chỉnh

-

Lưu trữ thông tin về dự án
Lưu trữ dữ liệu về chi phí
Đánh giá mặt được/mất của dự án
Đánh giá hiệu quả của dự án
Báo cáo Ban lãnh đạo

7. KẾT THÚC - ĐÁNH GIÁ
- Kết thúc dự án
- Thông tin dự án
- Kết luận của lãnh đạo

- Sai lệch chi phí
- Tình hình chi phí
- Kế hoạch quản lý chi phí

- Tình hình chi phí
- Tình hình tiến độ
- Tình hình nguồn lực
(Chỉ cung cấp thông tin cần
thiết
cho tùy từng cấp Lãnh đạo)

-


Các yêu cầu thay đổi
Dự báo lại tổng chi phí
Cập nhật lại ngân quỹ
Cập nhật lại tiến độ.

-

Thông tin lưu trữ
Hiệu quả của dự án
Thông tin về chi phí
Rút bài học kinh nghiệm.

Hình 2.2: Các bước trong quản lý chi phí của dự án

Học viên: Phan Quốc Bình

Lớp CN&QLXD 2007


Luận văn Thạc sĩ

Trang 6

Hướng dẫn: TS. Đinh Công Tịnh

Nguồn: Tổng hợp và hiệu chỉnh từ Ranbankor (2002) và tài liệu PMBok

2.2.1 Hoạch định, dự báo (estimating)
2.2.1.1 Tổng quan
Theo James. E. Rowings (2003), dự báo là quá trình phức tạp nhằm thu thập thông

tin, dữ liệu thực tế liên quan đến diễn biến của dự án, mức độ sử dụng nguồn lực và
những biến đổi về chi phí. Q trình này sẽ tổng hợp các thông tin trên nhằm giúp
người quản lý dự án hình dung tiến triển của dự án và từ đó giúp ước lượng chi phí cuối
cùng của dự án. Như vậy, người dự báo phải hệ thống hóa các thơng tin thu được và
đưa ra những tiên liệu về tiến triển của dự án như: thời gian, nguồn lực, chi phí cho các
cơng tác...
Do đó, chất lượng của công tác dự báo phụ thuộc vào năng lực và khả năng của
người làm công tác dự báo. Theo Calin M. Popescu và các tác giả khác (2003), người
làm cơng tác dự báo phải có các đặc điểm sau:


Có khả năng đọc và hiểu điều khoản hợp đồng, đọc hiểu bản vẽ thiết kế của
nhiều chuyên ngành khác nhau cùng với các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan.



Có khả năng bóc tách chính xác khối lượng cơng tác của hạng mục mà mình
phụ trách dự báo chi tiết.



Có thể tổng hợp, hình dung những diễn biến sẽ xảy ra đối với cơng trình, vốn
địi hỏi nhiều kinh nghiệm thực tiễn cơng trường.



Có kiến thức về hình học, đại số, các mơn về thống kê.




Có khả năng sử dụng một số phần mềm về tiên lượng dự tốn.



Có hiểu biết về cơng nghệ thi cơng cơng trình xây dựng.



Hiểu biết về năng suất lao động cùng các yếu tố của công trường ảnh hưởng
đến năng suất tổ đội lao động.



Có khả năng quản lý, tổ chức, khả năng xử lý tốt đối với thơng tin ảnh hưởng
đến chi phí của dự án.



Có khả năng làm việc áp lực cao.

2.2.1.2 Nội dung cơng tác dự báo
Học viên: Phan Quốc Bình

Lớp CN&QLXD 2007


Luận văn Thạc sĩ

Trang 7


Hướng dẫn: TS. Đinh Cơng Tịnh

Có 2 hình thức dự báo:
a. Dự báo sơ bộ (conceptual estimates hay approximate estimate):
Hình thức dự báo này được thực hiện ở giai đoạn đầu với thông tin về dự án còn
rất sơ sài. Phương pháp này nhằm giúp chủ đầu tư hay đơn vị thiết kế đánh giá tính khả
thi của dự án, lập kế hoạch chi phí, đánh giá các phương án thiết kế…
Một số phương án ước tính chi phí trong giai đoạn này như:


Phương pháp đơn vị (Unit method): ước tính chi phí cơng trình dựa trên đơn
giá cho từng đơn vị sử dụng như: chi phí/m2 sàn xây dựng (cho cơng trình
nhà ở), chi phí/học sinh (trường học), chi phí/ghế ngồi (nhà hát),…
Chi phí cơng trình = (Qui mơ thiết kế ) x (Chi phí đơn vị)



Phương pháp thể tích (Volume method) : ước tính chi phí cơng trình thơng
qua đơn vị khối tích.
Chi phí cơng trình= (Thể tích cơng trình) x (Chi phí đơn vị thể tích)



Phương pháp diện tích sàn (Finished Floor Area): dựa vào số liệu thống kê
của các cơng trình trước đó để xác định chi phí xây dựng cho một m2 sàn (tỉ
suất đầu tư) từ đó sẽ tính được chi phí của dự án hiện tại nếu biết tổng diện
tích sàn xây dựng.
Chi phí cơng trình= (Tổng DT sàn) x (Chi phí đơn vị m2 sàn)




Phương pháp hệ số chi phí – cơng suất :
x

C1  Q 1 


C 2  Q 2  , trong đó:
 C1, C2: Chi phí xây dựng cơng trình 1 và 2,
 Q1, Q2: Cơng suất (qui mơ) của cơng trình 1 và 2,
 X: hệ số hiệu chỉnh tùy thuộc vào loại cơng trình.


Phương pháp ước lượng phần trăm:

Học viên: Phan Quốc Bình

Lớp CN&QLXD 2007


Luận văn Thạc sĩ

Trang 8

TC 

Hướng dẫn: TS. Đinh Công Tịnh

EC
EC


, trong đó:
P
1  PT

 TC: Tổng chi phí xây dựng cơng trình,
 EC: chi phí ước lượng của hạng mục nổi trội của cơng trình (chiếm tỷ chi
phí lớn nhất),
 P: tỷ lệ % của hạng mục chi phí nổi trội,
 PT: tỷ lệ % của các hạng mục còn lại.
b. Dự báo chi tiết (detailed estimate):
Dự báo chi tiết được tiến hành sau khi dự án được định hình với đầy đủ thơng tin
và có tính hệ thống. Dự báo này nhằm phục vụ công tác đấu thầu hay chuẩn bị nguồn
ngân quỹ trước khi thi công của nhà thầu. Q trình này địi hỏi người hoạch định phải
xem xét cẩn thận các yếu tố như: yếu tố lợi nhuận, yêu cầu về công nghệ của dự án, yêu
cầu về thời gian, nguồn lực, điều kiện hợp đồng, yếu tố rủi ro...
Quá trình dự báo chi tiết dự án thường trải qua các quá trình xem xét sau:


Nhận định tổng quan về dự án: nhằm cung cấp cho nhà thầu có cái nhìn tổng
quan về tính khả thi của dự án, khả năng tham gia của nhà thầu, mức độ đáp
ứng về công nghệ, ước lượng rủi ro…



Kiểm tra thiết kế: nhằm xác định các chủng loại vật tư cần thiết, các yêu cầu
đặc biệt về công nghệ, nhân lực đồng thời phát hiện ra các sai sót về thiết kế
nếu có.




Dự báo chi phí chi tiết : dự báo cho giai đoạn này cần xem xét các yếu tố
sau:

b.1. Dự báo chi phí nhân cơng
Chi phí nhân công của dự án được xác định theo công thức sau:
 Chi phí   Khối lượng  CP nhân công  Hệ số 
  


  
  
đơn vị
 nhân công  công tác  
  hiệu chỉnh

Học viên: Phan Quốc Bình

Lớp CN&QLXD 2007


Luận văn Thạc sĩ

Trang 9

Hướng dẫn: TS. Đinh Công Tịnh

Trong đó:



Khối lượng cơng tác: được xác định thơng qua việc đo bóc tiên lượng từ bản
vẽ thiết kế,



CP nhân cơng đơn vị: là chí phí nhân cơng tổng hợp để thực hiện một đơn vị
khối lượng công việc, bao gồm chi phí trực tiếp trả cho người lao động và
chi phí gián tiếp,



Hệ số điều chỉnh: dùng để điều chỉnh chi phí nhân cơng do các điều kiện
thực tế cơng trường như: điều kiện thời tiết, mức độ phức tạp của cơng việc,
kinh nghiệm của cơng nhân, địa hình...

b.2. Dự báo chi phí máy thi cơng
 Chi phí   Khối lượng  CP thiết bị  Hệ số 

  
  
  

 thiết bị   công tác   đơn vị   hiệu chỉnh



CP thiết bị đơn vị: là chí phí để thực hiện một đơn vị khối lượng cơng việc,
bao gồm chi phí thuê hay mua thiết bị, chi phí vận hành, nhiên liệu, bảo trì,
sửa chữa...




Hệ số điều chỉnh: dùng để điều chỉnh do các điều kiện thực tế công trường
như: điều kiện thời tiết, mức độ phức tạp của công việc, thời gian sử dụng,
kinh nghiệm điều khiển, địa hình...

b.3. Dự báo chi phí vật tư
 Chi phí   Khối lượng
  Đơn giá 

  
 vật tư   vật tư 



Khối lượng vật tư được xác định từ bảng đo bóc tiên lượng. Trong q trình
tính tốn khối lượng vật tư cần lưu ý đến hệ số hao hụt vật tư, các loại vật
liệu phụ trong quá trình lắp đặt…



Đơn giá vật tư: bao gồm đơn giá trực tiếp và các loại chi phí phụ khác như:
thuế, chi phí vật chuyển, lắp đặt …

b.4. Dự báo về thời gian, tiến độ dự án
Học viên: Phan Quốc Bình

Lớp CN&QLXD 2007



Luận văn Thạc sĩ

Trang 10

Hướng dẫn: TS. Đinh Công Tịnh

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý dự án là hoạch định và xác
định tiến độ của dự án. Có các phương pháp lập tiến độ của dự án như: phương pháp sơ
đồ ngang hay phương pháp sơ đồ mạng. Quy trình hoạch định và lập tiến độ của dự án
thể hiện qua sơ đồ sau (C.H.Thi và N.T.Q. Loan, 2004):

Đầu
vào
- Danh mục công tác
(WBS),
- Mối quan hệ trước sau
giữa các công tác,
- Thời gian, nguồn lực

Xử lý

Đầu
ra

Xử lý
bằng
sơ đồ
Gantt,
CPM,
PERT


- Thời gian hoàn thành dự
án,
- Xác định các cơng tác
găng,
- Thời gian dự trữ các cơng

Hình 2.3: Quy trình hoạch định và lập tiến độ của dự án

Như vậy, để lập tiến độ dự án cần tiến hành các cơng việc sau:
b.4.1. Hình thành kết cấu phân chia cơng việc (WBS) và hệ thống mã hóa cơng
tác:
Work Breakdown Structure (WBS) là một cấu trúc phân chí cơng tác nhằm tổ
chức, mơ tả và trình bày các cơng việc phải hoàn thành của dự án (Popescu và
Charoengngam, 1995). WBS là phương pháp xác định có hệ thống các công việc của
một dự án bằng cách chia nhỏ dự án thành các cơng việc nhỏ dần với mục đích:


Tách dự án thành các công việc với mức độ chi tiết, cụ thể hơn.



Xác định tất cả các công việc.



Ước tính nguồn lực, thời gian, chi phí và các yêu cầu kỹ thuật khác 1 cách hệ
thống.




Phân chia trách nhiệm cụ thể và hợp lý.

Học viên: Phan Quốc Bình

Lớp CN&QLXD 2007


Luận văn Thạc sĩ

Hướng dẫn: TS. Đinh Công Tịnh

Trang 11

Một số nguyên tắc khi thiết lập cấu trúc phân chia công việc cần lưu ý một số
nguyên tắc sau:


Hạng mục WBS có chứa nhiều loại cơng việc  xuống cấp thấp hơn.



Nếu việc thêm cấp sẽ giúp làm tăng mức độ chính xác của dự tốn  thêm
cấp thấp hơn.



Nếu thời lượng hồn thành hạng mục khơng thể xác định chính xác  xuống
cấp thấp hơn.




Nếu khơng ước lượng được nguồn lực riêng dành cho hạng mục WBS  thì
xuống cấp thấp hơn.

Một ví dụ về dự án xây dựng ngơi nhà ABC dùng mơ hình WBS:

Dự án xây dựng
nhà ABC

Bậc 1:
Tổng thể dự án

Bậc 2:
Các gói thầu

Phần kết cấu
1.0

Bậc 3:
Các hạng mục

Bậc 4:
Các công tác

Bậc 5:
Các nguồn lực

Móng
1.1


Khung
1.2

Phần điện
2.0

Đường dây
2.1

Phần nước
3.0

Thiết bị
2.2

Cấp nước
3.1

Thoát nước
3.2

Bê tông Đắp đất hố
móng
móng
1.1.4
1.1.5

Đào, vận
chuyển đất

1.1.1

Ván khuôn
móng
1.1.2

Cốt thép
móng
1.1.3

Vật liệu
1.1.2.1

Nhân công
1.1.2.2

Máy thi công
1.1.2.3

Hình 2.4: Ví dụ về WBS trong xây dựng nhà ABC

b.4.2. Xác định mối quan hệ giữa các cơng tác:

Học viên: Phan Quốc Bình

Lớp CN&QLXD 2007


Luận văn Thạc sĩ


Trang 12

Hướng dẫn: TS. Đinh Công Tịnh

Sau khi hình thành kết cấu phân chia cơng việc thì mối quan hệ giữa các công tác
cũng được xác định. Có các loại quan hệ ràng buộc giữa các cơng tác như sau:


FS (Finish to Start): 1 công tác không thể bắt đầu trước khi cơng tác đứng
trước nó kết thúc. VD: Khi xây dựng 1 ngôi nhà, ta phải đào móng, tiếp đó
đổ bêtơng lót, sau đó làm móng…



SS (Start to Start): 2 công tác cùng bắt đầu tại 1 thời điểm. VD: bắt đầu lợp
ngói nhà bếp, bắt đầu lát gạch trong phòng khách…



FF (Finish to Finish): 2 công tác kết thúc cùng 1 thời điểm.



SF (Start to finish): công tác này bắt đầu khi công tác kia vừa kết thúc.



Ngoài ra, trong thực tế, các mối quan hệ giữa các cơng tác có thể phức tạp
hơn 4 mối quan hệ đã nêu. VD: SS+2 (ngày): công tác A bắt đầu được 2
ngày thì có thể triển khai công tác B; FS+5 (tuần): khởi công công tác D sau

khi kết thúc công tác C 5 tuần.

b.4.3. Xác định thời lượng của từng công tác:
Thời gian thực hiện các công tác phụ thuộc vào khối lượng công tác, vào nhân lực
thực hiện cơng tác đó và năng suất của tổ đội công nhân. Để xác định thời gian này có
thể dùng cơng thức sau:

Di 

Ai
Pi  N i

Trong đó:


Di: thời gian thực hiện công tác i,



Ai: khối lượng công tác i,



Pi: năng suất lao động trung bình của tổ đội công nhân (định mức nhân
công),



Ni: số nhân công thực hiện công tác i.


b.4.4. Tổng tiến độ của dự án:
Học viên: Phan Quốc Bình

Lớp CN&QLXD 2007


Luận văn Thạc sĩ

Hướng dẫn: TS. Đinh Công Tịnh

Trang 13

Sơ đồ ngang là một phương pháp giúp cho công tác quản lý và theo dõi tiến độ dự
án theo biểu đồ ngang. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện nhưng
lại không thể hiện được mối quan hệ giữa các cơng tác, khơng thể tích hợp tài ngun
hay chi phí vào từng cơng tác và khó áp dụng cho các dự án lớn.
Ví dụ về một dự án lắp đặt thiết bị kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí của một nhà máy
thép X bằng phương pháp sơ đồ ngang như sau:
STT

Công tác

1
2
3
4
5
6
7
8


Mô tả

Công tác
đứng trước

Thời gian
(tuần)

A
B
C
C
D,E
F,G

2
3
2
4
4
3
5
2

Xây dựng bộ phận bên trong
Sửa chữa mái và sàn
Xây ống gom khói
Đổ bê tơng và xây khung
Xây cửa lị chịu nhiệt

Lắp đặt hệ thống kiểm soát
Lắp đặt thiết bị lọc khí
Kiểm tra, thử nghiệm

A
B
C
D
E
F
G
H

Bảng 2.1: Mối liên hệ giữa các công tác của dự án X

TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Thời gian (tuần)

Công tác

1


2

3

4

5

6

7

8

9

10 11 12 13 14 15

A-Xây dựng bộ phận bên trong
B- Sửa chữa mái và sàn
C- Xây ống gom khói
D- Đổ bê tơng và xây khung
E- Xây cửa lị chịu nhiệt
F- Lắp đặt hệ thống kiểm soát
G- Lắp đặt thiết bị lọc khí
H- Kiểm tra, thử nghiệm

Ghi chú:
: Cơng tác găng,

: Cơng tác khơng găng
Hình 2.5: Ví dụ về sơ đồ ngang

Sơ đồ mạng là đồ thị gồm có các nút và cung nhằm diễn tả một q trình gồm
nhiều cơng việc có liên quan với nhau theo một trình tự nhất định. Có 2 dạng sơ đồ
mạng:
Học viên: Phan Quốc Bình

Lớp CN&QLXD 2007


×