Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Ứng dụng phương pháp benchmarking để cải tiến chất lượng quá trình thiết kế và lắp dựng khung nhà tiền chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.24 MB, 151 trang )

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
—&–

PHAN LƯƠNG BÁCH

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP BENCHMARKING ĐỂ
CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ VÀ
LẮP DỰNG KHUNG NHÀ TIỀN CHẾ

CÔNG TY ÁP DỤNG:
CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI BMB STEEL
Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG
Mã số ngành : 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 Năm 2008


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành khóa học và thực hiện luận văn này, ngồi sự nỗ lực của
bản thân, tơi đã nhận được sự tận tình giúp đỡ của gia đình, thầy cơ, đồng nghiệp
cùng rất nhiều bạn bè.


Tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô ngành Công nghệ và Quản lý xây
dựng, khoa Kỹ thuật xây dựng, trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quí báu trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu tại trường .
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo –Tiến sĩ Đinh Công Tịnh,
người đã trực tiếp tận tình và ln động viên hướng dẫn tơi trong q trình thực
hiện luận văn .
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc , Ban Quản lý dự án , Trung tâm tư
vấn thiết kế, các phịng ban của cơng ty BMB Steel, Peb Steel, Zamil Steel và các
đối tác liên quan của dự án đã hỗ trợ và giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình thu
thập dữ liệu nghiên cứu, cũng như chia sẽ những ý kiến quí báu cho tôi trong suốt
thời gian thực hiện nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn học viên lớp QLXD2006-K16, những
người đã cùng tôi học tập và chia sẻ kinh nghiệm trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn đến toàn thể những người thân trong gia
đình, tất cả đã ln hỗ trợ và giúp đỡ tôi mọi mặt trong suốt thời gian qua, mọi
người đã mang đến cho tôi nguồn động viên lớn lao, là chỗ dựa quan trọng để tơi
có thể tập trung hồn thành chương trình học và hồn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Tp. Hồ Chí Minh , ngày 30 tháng 06 năm 2008
Người thực hiện luận văn

Phan Lương Bách


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

Tp.HCM, ngày ……tháng ……năm 2008

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : PHAN LƯƠNG BÁCH
Ngày, tháng, năm sinh : 08/ 04/ 1983
Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Phái : Nam
Nơi sinh : Phú Yên
MSHV : 00806161

I. TÊN ĐỀ TÀI :
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP BENCHMARKING ĐỂ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG
QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ VÀ LẮP DỰNG KHUNG NHÀ TIỀN CHẾ.
CÔNG TY ÁP DỤNG : CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI
BMB STEEL

II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG :
- Đánh giá thực trạng công tác thiết kế và lắp dựng khung nhà tiền chế của
công ty TNHH BMB STEEL.
- So sánh và đánh giá công tác thiết kế, lắp dựng khung nhà tiền chế so với
các đối thủ cạnh tranh, các công ty đang dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất và
lắp dựng nhà tiền chế tại Việt Nam.
- Tìm ra giải pháp cải tiến chất lượng quá trình thiết kế và lắp dựng khung nhà
tiền chế cho công ty BMB STEEL.

Kiến nghị áp dụng rộng rải phương pháp Benchmarking cho tất cả các công
ty thiết kế nhà thép công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng để cải tiến ngày
càng tốt hơn. Nếu được thì áp dụng cho tất cả các công ty xây dựng ở Việt
Nam nhằm nâng cao chất lượng hoạt động.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :
26/01/2008
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ :
30/06/2008
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. ĐINH CÔNG TỊNH
CN BỘ MÔN QL CHUYÊN NGÀNH
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
-

Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được hội đồng chun ngành thơng qua.
Ngày…..tháng…..năm 2008
PHỊNG ĐÀO TẠO SĐH

KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu “ Ứng dụng phương pháp Benchmarking để cải tiến chất
lượng quá trình thiết kế và lắp dựng cho khung nhà tiền chế “ được thực hiện trong
bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Các doanh nghiệp ngành nhà thép tiền chế ln phải đối mặt với tình hình cạnh
tranh ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp nhà
thép tiền chế không những phải hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình mà

cịn phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh .
Đề tài được thực hiện dựa trên một phương pháp nghiên cứu tổng hợp, bao
gồm việc ứng dụng lý thuyết và nghiên cứu trước, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên
gia, thu thập và xử lý dữ liệu. Mục tiêu chính của đề tài là thiết lập nên các chỉ số
thực hiện KPI để đánh giá quá trình quản lý chất lượng và lắp dựng cho khung nhà
tiền chế.
Lý thuyết Benchmarking đã được phát triển ứng dụng thơng qua q trình
hiệu chỉnh phù hợp cho mục đích nghiên cứu. Bốn tiêu chí đo lường sự thực hiện
của dự án đã được xác lập là : Tiêu chí về chất lượng, lắp dựng, chi phí, con
người. Chúng ta phải nhận thức rằng “ chất lượng “ không phải hiển nhiên mà đạt
được. Để đạt được chất lượng chúng ta phải cải tiến quá trình quản lý chất lượng
thường xuyên.
Để quá trình phát triển các chỉ số đo lường đạt được tính chính xác và hiệu
quả, các nhà điều hành, các chuyên gia quản lý nhiều kinh nghiệm của công ty đã
được mời tham gia vào quá trình phát triển và đánh giá các chỉ số thực hiện. Các
kỹ thuật xử lý và tính tốn đã được áp dụng. Một bộ các chỉ số thực hiện với trọng
số tương ứng đã được thiết lập cho bốn tiêu chí đo lường.
Q trình phát triển ứng dụng các chỉ số tìm được đã được tiến hành thơng
qua việc tiếp cận một số dự án cụ thể được thực hiện bởi cơng ty BMB Steel. Mức
độ hồn thành của các chỉ số, các tiêu chí và tổng thể của dự án tại thời điểm đánh


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

giá đã được xác định, từ đó những nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện dự án
cùng những kiến nghị thích hợp được tác giả đưa ra.
Trong giới hạn về nguồn lực, nghiên cứu đã được tập trung làm sáng tỏ các
mục tiêu và yêu cầu của đề tài. Nghiên cứu này mong giúp các nhà quản trong
công ty có một cái nhìn tồn diện hơn về q trình thực hiện các dự án. Từ đó đưa

ra những cải tiến phù hợp để quá trình thực hiện các dự án đạt được kết quả cao
hơn.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

ABSTRACT
The thesis “ implementation Benchmarking technical for promoting design
quality and erection of Pre-Engineered Steel Building “ has been done in the
circumstance in which the economy of Viet Nam is in the process on integration
and development in accordance with the economy of the world and the trend of
global intergration as the present. The Pre-Engineered Steel Building companies
always have to face to severe competition. In order to existing and developing
forever, they have not only understand clearly their strengths and weakness but
also have to understand their competitors.
The thesis has been base on a general research method, including lots of
individual solutions : based on previous researchs and theories, interviewing,
getting experts’ idea, collecting data processing. The main object of the research is
to establish Key Performance Indicator ( KPIs ) to specify quality and erection
management process for Pre-Engineered Steel Building.
The Benchmarking theory has been implemented after the suitable
adjusting process. Four main measurement perspectives has been established,
including : quality management process perspective, erection process perspective,
financial perspective and human perspective. We have to be aware that “ quality “
is not naturally to obtain. In order to obtain “ quality “ we must improve quality
management process frequently.
In order to get a good result, Ceos, managers and experts in the company,
who had lots of experience in this area have been invited to take part in developing
and evaluating KPIs.The calculationg technicals have been applied and deployed,

the result is a series of KPIs with specified weight for foregoting perspective.
Throught an approaching some of the projects carries out by BMB Steel
company. The performance rate of the KPIs, of the four perspective and overall


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

project performanced rate has been determined. Thence, the author has brought
out some comments and recommendations for the project perormance process.
In the limitations of time and resource, the author aslo has tried to focus on
making clear the aims and requirements of the thesis. The author also hope to have
a part in help the owner managers would have a comprehansive review an about
the project performance process on their own. Thence, they would be able to find
out appropriate improvements, in order to performing their own investments more
effectively.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU ............................................................................................5

1.1

Giới thiệu :.........................................................................................................5


1.2

Lý do hình thành đề tài : ....................................................................................7

1.3

Mục tiêu nghiên cứu : ........................................................................................9

1.4

Phạm vi nghiên cứu : .........................................................................................9

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN ..................................................................................11

2.1

Giới thiệu :.......................................................................................................11

2.2

Quản lý chất lượng trong xây dựng :................................................................11

2.2.1

Chất lượng cơng trình xây dựng :..............................................................11

2.2.2


Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng : .................................................12

2.2.3

Quản lý chất lượng dự án xây dựng : ........................................................14

2.2.4

Quá trình quản lý chất lượng dự án :.........................................................14

2.3

Mục tiêu của Benchmarking : ..........................................................................16

2.4

Định nghĩa Benchmarking: ..............................................................................16

2.5

Nguồn gốc của Benchmarking: ........................................................................17

2.6

Tại sao phải Benchmarking? ............................................................................17

2.7

Các loại Benchmarking:...................................................................................18


2.7.1

Benchmarking nội bộ:...............................................................................18

2.7.2

Benchmarking cạnh tranh:.......................................................................19

2.7.3

Benchmarking hợp tác:.............................................................................19

2.7.4

Benchmarking ngầm :...............................................................................20

2.7.5

Benchmarking chức năng: ........................................................................20

2.7.6

Benchmmarking theo tiêu chuẩn thế giới:.................................................21

2.8

Benchmarking đối với dự án xây dựng: ...........................................................21

1



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

2.9

Phương pháp thực hiện Benchmarking: ...........................................................22

2.10

Ứng dụng Benchmarking trong cải tiến chất lượng thiết kế sản xuất và lắp dựng

nhà thép tiền chế:........................................................................................................24
2.11

Phát triển các chỉ số thực hiện KPI : ................................................................25

2.11.1

Chuẩn bị thu thập dữ liệu:.........................................................................25

2.11.2

Thu thập dữ liệu các chỉ số thực hiện:.......................................................26

2.11.3

Định lượng các chỉ số thực hiện phòng ban: .............................................26

2.11.4


Đánh giá lý thuyết các chỉ số thực hiện:....................................................26

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................29

3.1

Giới thiệu :.......................................................................................................30

3.2

Nhận dạng các chỉ số thực hiện KPI: ...............................................................34

3.3

Thiết lập bảng khảo sát các chỉ số thực hiện KPI: ............................................34

3.4

Thu thập dữ liệu và phân tích các chỉ số thực hiện KPI:...................................34

3.5

Quá trình thu thập dữ liệu: ...............................................................................37

3.5.1
3.6


Thủ tục tác nghiệp: ...................................................................................37

Thiết kế bảng câu hỏi Benchmarking: ..............................................................38

3.6.1

Phỏng vấn và lập bảng câu hỏi..................................................................40

3.6.2

Thu thập thông tin về các doanh nghiệp....................................................40

3.6.3

Chọn lọc phân tích dữ liệu. .......................................................................41

3.7

Phân tích dữ liệu Benchmarking. .....................................................................41

3.8

Chiến lược phân tích:.......................................................................................41

3.8.1

Relying on theoretical propositions ( thuyết đề xuất ). ..............................41

3.8.2


Thinking about reval explanation ( giải thích đối lập )..............................42

3.8.3

Developing a case description ( phát triển mô tả trường hợp ) .................42

3.9

Kỹ thuật phân tích: ..........................................................................................42

3.10

Đánh giá kết quả:.............................................................................................49

2


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

3.11

Phát triển ứng dụng các chỉ số thực hiện : .......................................................49

3.11.2
3.12

Đánh giá các chỉ số thực hiện KPI : .........................................................50

Ứng dụng :......................................................................................................52


CHƯƠNG 4
4.1

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............53

Xác định chỉ số thực hiện KPI cho quá trình quản lý chất lượng khung nhà tiền

chế:.............................. ...............................................................................................53
4.2

Thiết lập bảng khảo sát đánh giá chỉ số thực hiện KPI: ....................................56

4.3

Đối tượng và kết quả thu thập: .........................................................................57

4.4

Công tác xử lý số liệu thu thập chỉ số thực hiện KPI: .......................................57

4.5

Kiểm định kết quả: ..........................................................................................57

4.5.1

Ý nghĩa của việc kiểm định thang đo: .......................................................57

4.5.2


Độ tin cậy:................................................................................................57

4.6

Kết quả chỉ số thực hiện KPI: ..........................................................................58

4.6.1

Các chỉ số thực hiện KPI có giá trị cao: ....................................................61

4.6.2

Các chỉ số thực hiện KPI có giá trị trung bình:..........................................64

4.6.3

Các chỉ số thực hiện KPI có giá trị thấp: ...................................................70

4.7

Các công ty nghiên cứu: ..................................................................................72

4.7.1

Tổng quát về các công ty. .........................................................................72

4.8

Công tác thu nhập dữ liệu Benchmarking : ......................................................76


4.9

Cơng tác tính tốn dữ liệu Benchmarking: .......................................................77

4.9.1

Benchmarking về quản lý chất lượng:.......................................................78

4.9.1.1 Nhận xét tổng quát: ...............................................................................79
4.9.1.2 Thực tiễn hoạt động của công ty nội bộ ( BMB Steel ): .........................79
4.9.1.3 Thực tiễn hoạt động của công ty đối sách:.............................................81
4.9.1.4 Những yếu tố cần Benchmarking: .........................................................85
4.9.2

Benchmarking về quản lý nguồn nhân lực: ...............................................86

3


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

4.9.2.1 Nhận xét tổng quát: ...............................................................................87
4.9.2.2 Thực tiễn hoạt động của công ty nội bộ ( BMB Steel ): .........................87
4.9.2.3 Thực tiễn hoạt động của công ty đối sách:.............................................89
4.9.2.4 Những yếu tố cần Benchmarking: .........................................................90
4.9.3

Benchmarking về q trình thi cơng lắp dựng:..........................................91


4.9.3.1 Nhận xét tổng quát: ...............................................................................92
4.9.3.2 Thực tiễn hoạt động của công ty nội bộ ( BMB Steel ): .........................92
4.9.3.3 Thực tiễn hoạt động của công ty đối sách:.............................................93
4.9.3.4 Những yếu tố cần Benchmarking: .........................................................94
4.9.4

Benchmarking về quá trình quản lý nguồn nguyên vật liệu: ......................94

4.9.4.1 Nhận xét tổng quát:...............................................................................95
4.9.4.2 Thực tiễn hoạt động của công ty nội bộ ( BMB Steel ):.........................95
4.9.4.3 Thực tiễn hoạt động của công ty đối sách:.............................................97
4.9.4.4 Những yếu tố cần Benchmarking: .........................................................99
4.9.5

Benchmarking về quản lý sự thay đổi: ......................................................99

4.9.5.1 Nhận xét tổng quát:............................................................................. 100
4.9.5.1 Thực tiễn hoạt động của công ty nội bộ ( BMB Steel ): ....................... 100
4.9.5.2 Thực tiễn hoạt động của công ty đối sách:........................................... 102
4.9.5.3 Những yếu tố cần Benchmarking: ....................................................... 103
4.9.6

Những yếu tố cần Benchmarking phù hợp với thực trạng của công ty nội

bộ để vượt qua đối thủ. ......................................................................................... 104

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 108


5.1

Kết luận: ........................................................................................................ 108

5.2

Các chỉ số thực hiện KPI được chọn để đánh giá: .......................................... 109

5.3

Các kết quả tìm được. .................................................................................... 110

5.4

Kiến nghị ....................................................................................................... 110

4


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

CHƯƠNG 1

1.1

MỞ ĐẦU

Giới thiệu :

Kinh tế thế giới ngày nay phát triển theo xu hướng tồn cầu hố, khơng có một

quốc gia nào tách khỏi phần còn lại của thế giới. Hoạt động kinh doanh ở các công ty
cũng chịu tác động của xu hướng toàn cầu này. Một nền kinh tế phát triển có thể ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của lĩnh vực kinh doanh nhà thép tiền
chế, bởi kinh tế phát triển thì nhu cầu về phát triển nhà máy cũng tăng lên để phục vụ
cho nhu cầu sản xuất. Thị trường cung cấp nhà thép công nghiệp đã và đang bị ảnh
hưởng tác động bởi rất nhiều nhân tố như : nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng,
các chính sách kinh tế của nhà nước, sự tăng trưởng kinh tế của đất nước v.v..
Cùng với sự ổn định về chính trị, mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
ngày càng cao, trong đó lực lượng lao động của ngành xây dựng dân dụng và cơng
nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến việc tạo ra thu nhập cho nền kinh tế. Tốc
độ tăng trưởng GDP của ngành xây dựng dân dụng và cơng nghiệp ngày càng tăng.
Trong khi đó, trong những năm gần đây, nhà nước luôn dành phần đáng kể nguồn vốn
ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm
30-35% GDP, cùng với sự phát triển công nghiệp của đất nước các doanh nghiệp nước
ngồi, tư nhân có nhu cầu xây dựng nhà máy ngày càng nhiều để phục vụ nhà máy sản
xuất cho các khu cơng nghiệp .
Ngồi ra, với chính sách đối ngoại mở cửa, Việt Nam đã tạo ra khả năng tiếp
cận với các nguồn tài chính cho đầu tư phát triển, các nguồn vốn vay và các khoản tài
trợ khơng hồn lại. Tất cả những điều kiện thuận lợi trên cùng với sự thay đổi đáng kể
những qui định của pháp luật về quản lý xây dựng cơ bản đã tạo nhiều cơ hội cho
ngành xây dựng phát triển. Cùng với sự phát triển của cơng nghiệp nhà thép, tình hình

5


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


cạnh tranh trong ngành ngày càng quyết liệt, tốc độ gia tăng về số lượng các doanh
nghiệp ngành thiết kế và lắp dựng nhà thép tăng nhanh so với các ngành khác..
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, ngoài các đối thủ cạnh tranh trong nước,
không những xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiêp ngành lắp dựng nhà thép
tiền chế trong nước, mà các doanh nghiệp còn phải đối mặt với các đối thủ nước ngồi
có lợi thế cạnh tranh hơn về nhiều mặt như : Trình độ cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý,
tài chính mạnh… nên sẽ gây ra cho các doanh nghiệp thiết kế lắp dựng nhà thép tiền
chế trong nước nhiều mối đe dọa và thách thức .
Trước những cơ hội và thách thức của môi trường cạnh tranh khốc liệt luôn luôn
biến động như hiện nay, mỗi doanh nghiệp xây dựng phải nhận thấy rõ những ưu thế,
những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của mình để tận dụng tốt các cơ hội, đồng
thời giảm thiểu các nguy cơ có ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp. Trong môi trường
cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, thì cơng tác quản lý thiết kế lắp dựng và yếu tố chất
lượng sản phẩm nhà thép tiền chế của một công ty là yếu tố quyết định thành cơng hay
thất bại của cơng ty trong tình hình hiện nay .
Trong đó, cơng tác quản lý chất lượng cơng tác thiết kế sản xuất và lắp dựng
đóng vai trị rất quan trọng trong cơng ty thiết kế và sản xuất nhà công nghiệp. Đây là
việc không dễ dàng, vì vậy để đạt được kết quả như mong muốn, các nhà quản lý phải
liên tục tích luỹ kinh nghiệm, áp dụng các công cụ, kỹ thuật và phương pháp quản lý
hiện đại để luôn luôn cải tiến chất lượng sản phẩm nhà thép ngày càng tốt hơn .
Phương pháp Benchmarking được xem là một trong những công cụ quản lý đã
và đang mang lại hiệu quả rất tốt trong kinh doanh. Đây là một công cụ cải tiến liên tục
khơng chỉ được áp dụng trong kinh doanh và cịn được áp dụng trong công tác quản lý
dự án và cải tiến chất lượng. Cơng cụ này nhằm tìm kiếm phương cách thực tiễn tốt
nhất để giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn. Đối với việc cải tiến chất lượng,
Benchmarking là một phương pháp giúp tập trung nghiên cứu cách thức cải tiến các
lĩnh vực hoạt động, xác định và nghiên cứu phương cách tốt hơn cho từng chức năng,

6



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

từng lĩnh vực hoạt động, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng theo hệ thống và
phương pháp mới. Có được phương pháp và kinh nghiệm hoạt động tốt nhất sẽ là một
nhân tố quyết định cho sự thành công của dự án nói riêng và đạt lợi nhuận cho tổ chức
nói chung .
Phương pháp Benchmarking đã được áp dụng một cách rộng rãi trên thế giới.
Theo thống kê : 1000 công ty hàng đầu hiện nay trên thế giới đều dùng phương pháp
này để cải tiến chất lượng cho cơng ty mình. Tuy nhiên phương pháp này chưa được áp
dụng phổ biến ở nước ta. Cụ thể, phương pháp này chưa được sử dụng trong công tác
xây dựng ở nước ta .
Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã gia nhập WTO và đến 1-2009 nước ta sẽ
mở cửa hồn tồn thị trường. Lúc này, các cơng ty có nguồn vốn FDI sẽ đầu tư mạnh
vào thị trường Việt Nam, nhu cầu xây dựng nhà công nghiệp phục vụ cho nhà máy sản
xuất cần thiết hơn bao giờ hết. Để đáp ứng những nhu cầu trên, các nhà quản lý dự án
phải nắm bắt được các phương pháp và kỹ thuật quản lý dự án tiên tiến để công tác
quản lý dự án hiệu quả hơn, chính vì thế việc áp dụng phương pháp Benchmarking vào
công tác quản lý chất lượng trong xây dựng là thực sự cần thiết để đạt thành cơng .
1.2

Lý do hình thành đề tài :
Hình thức quản lý chất lượng trong xây dựng ở nước ta trong những năm qua

vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết về năng lực và kỹ năng quản lý, tính chun
nghiệp. Vì vậy hầu hết các cơng trình xây dựng cơng nghiệp ở nước ta vẫn cịn một số
vấn đề mắc phải như sau :
• Nhiều dự án đã gặp phải nhiều vấn đề về chất lượng như các sai sót, hư hỏng…
• Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế sản xuất còn một số hạn chế dẩn đến

tăng chi phí phát sinh cho cơng trình và tiến độ hồn thành cơng việc bị chậm
trễ .

7


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

• Sự gián đoạn trong thi cơng thường xun xảy ra trong thời gian lắp dựng do
thiếu nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng, chất lượng lắp dựng không
đạt yêu cầu, đường hàn không đủ cường độ .v.v..
Công ty TNHH BMB STEEL cũng khơng tránh khỏi tình trạng trên. Để tồn tại
và phát triển, cơng ty đã có những nỗ lực và đưa ra nhiều biện pháp cải tiến chất
lượng từ khâu thiết kế, sản xuất đến lắp dựng nhà thép tiền chế. Cơng ty xác
định, ngồi vấn đề giá cả, thì chất lượng cơng trình là yếu tố sống còn trong vấn
đề cạnh tranh. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện cải tiến chất lượng, cơng ty
đã gặp phải một số khó khăn sau :
-

Chưa có cơng cụ hiệu quả để đánh giá hoạt động của công ty hiện tại như thế
nào .

-

Chưa có phương pháp xác định cách thức tốt nhất để cải tiến chất lượng cho
cơng ty. Cải tiến thế nào để ít tốn cơng sức nhưng đem lại hiệu quả cao.

-


Tình hình thị trường luôn luôn biến động nên công ty cần phải luôn cải tiến
về chất lượng sản phẩm của mình để có thể cạnh tranh với các đối thủ của
mình. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải có một phương pháp đánh giá hoạt động
thực tiễn một cách liên tục .

Đất nước ta trong thời kì hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Nếu các công ty
của chúng ta không chú trọng quan tâm đến việc cải tiến chất lượng sản phẩm của
mình thì sẽ bị các cơng ty nước ngồi thâu tóm thị trường và chiếm lĩnh thị trường
nhanh chóng. Chính vì vậy các cơng ty trong nước cần phải nhanh chóng giải quyết
những vấn đề làm giảm tính cạnh tranh, đặc biệt là chất lượng cơng trình. Vì chất
lượng được xem như sự sống cịn của các công ty. Nhận thức sâu sắc về điều này, và
để góp phần giải quyết những khó khăn mang tính cấp bách trên, với mong muốn đưa
ra một công cụ hữu hiệu nhằm mang lại nhiều lợi ích thiết thực.Vì vậy, tôi đã rất tâm
đắc khi quyết định chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình như sau :

8


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

“ỨNG DỤNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP BENCHMARKING ĐỂ CẢI TIẾN
CHẤT LƯỢNG Q TRÌNH THIẾT KẾ VÀ LẮP DỰNG KHUNG NHÀ TIỀN
CHẾ”.
Cơng ty áp dụng ” Công ty TNHH BMB STEEL ”
1.3 Mục tiêu nghiên cứu :
Mục đích của việc nghiên cứu là đưa ra biện pháp và công cụ hỗ trợ cho việc cải
tiến chất lượng. Tuy nhiên, thời gian thưc hiện luận văn có hạn nên ta chỉ tập trung
nghiên cứu một số vấn đề chính sau :
1. Đánh giá thực trạng công tác thiết kế và lắp dựng khung nhà tiền chế của công

ty TNHH BMB STEEL .
2. So sánh và đánh giá công tác thiết kế, lắp dựng khung nhà tiền chế so với các
đối thủ cạnh tranh, các công ty đang dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất và lắp dựng
nhà tiền chế tại Việt Nam .
3. Tìm ra giải pháp cải tiến chất lượng quá trình thiết kế và lắp dựng khung nhà
tiền chế cho công ty BMB STEEL .
4. Kiến nghị áp dụng rộng rải phương pháp Benchmarking cho tất cả các công ty
thiết kế nhà thép công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng để cải tiến ngày càng tốt
hơn. Nếu được thì áp dụng cho tất cả các công ty xây dựng ở Việt Nam nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động .
1.4 Phạm vi nghiên cứu :
Đối với một chu trình để hồn thành một dự án nhà thép công nghiệp cần qua
những giai đoạn sau : Giai đoạn hình thành dự án, giai đoạn thiết kế, giai đoạn sản
xuất, giai đoạn thi công và hồn thiện. Trong mỗi giai đoạn đều có các nhân tố ảnh
hưởng như chi phí, thời gian, nguồn tài nguyên, nhân lực, chất lượng, nhân lực và hợp
đồng…mỗi nhân tố đều có vai trị ý nghĩa quan trọng khác nhau. Nếu ta nghiên cứu về
Benchmarking cho toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng đến dự án thì chúng ta nên đi theo
suốt toàn bộ dự án và thu thập tất cả các số liệu liên quan tới tất cả các yếu tố. Tuy

9


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

nhiên do thời gian có hạn, việc nghiên cứu sẽ tập trung vào nghiên cứu những vấn đề
ảnh hưởng đến chất lượng của dự án trong giai đoạn thiết kế sản xuất và lắp dựng nhà
thép công nghiệp. Để việc cải tiến được dễ dàng thì ta chọn 2 cơng ty đối sách trong
cùng lĩnh vực kinh doanh để so sánh và Benchmarking .
Cơng ty áp dụng :

• “Cơng ty TNHH BMB STEEL”
Công ty đối sách là các công ty nước ngồi có vị trí cao trong lĩnh vực nhà thép:
• PEB STEEL CO.LTD.
• ZAMIL STEEL CO.,LTD.
• Đối tượng tham gia phỏng vấn và trả lời nội dung nghiên cứu : Ban giám
đốc, các nhân viên thiết kế, các công nhân và kỹ sư ở nhà máy sản xuất,
các kỹ sư cơng trường .
• Tài liệu nghiên cứu thu thập được từ các cơng ty trên cung cấp.
• Địa điểm nghiên cứu trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh .

10


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

CHƯƠNG 2

2.1

TỔNG QUAN

Giới thiệu :
Quản lý chất lượng trong thiết kế và lắp dựng cho khung nhà thép tiền chế ngày

càng trở nên quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào mong muốn duy trì vị thế cạnh
tranh trong mơi trường kinh doanh năng động dưới áp lực tồn cầu hóa. Sự phát triển
nhanh chóng của cơng tác quản lý chất lượng cơng trình đã thúc đẩy các tổ chức và
doanh nghiệp quan tâm tới việc so sánh và cải tiến quy trình, cơng cụ và kỹ thuật quản
lý chất lượng mà họ đang áp dụng. Có rất nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng

cơng trình của mình, nhưng phương pháp Benchmarking được xem như công cụ hiệu
quả giúp cải tiến công tác quản lý tốt hơn. Mặc dù phương pháp Benchmarking đã
được nhiều ngành công nghiệp khác trên thế giới và trong nước áp dụng từ nhiều năm
nay. Tuy nhiên, đối với ngành xây dựng nước ta thì hầu như khơng có áp dụng. Để có
thể giúp cho việc áp dụng rộng rải Benchmarking vào việc cải tiến chất lượng trong
quá trình thiết kế và lắp dựng cho khung nhà tiền chế, chương này tôi sẽ giới thiệu tổng
quan về quản lý chất lượng và phương pháp Benchmarking nhằm cung cấp những
thông tin cơ bản cho người đọc.
2.2

Quản lý chất lượng trong xây dựng :
Trước khi đi vào việc cải tiến chất lượng, ta phải đi vào nội dung cụ thể của

công nghệ quản lý chất lượng cơng trình xây dựng, hãy tìm hiểu định nghĩa về chất
lượng cơng trình xây dựng và định nghĩa về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng .
2.2.1 Chất lượng cơng trình xây dựng :
“ Chất lượng cơng trình xây dựng là những yêu cầu tổng hợp đối với đặc tính về
an tồn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của cơng trình, phù hợp với quy chuẩn xây
dựng, tiêu chuẩn kĩ thuật, phù hợp với hợp đồng kinh tế và pháp luật hiện hành của nhà
nước” (quyết định số 17/2000/QĐ-BXD)

11


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

2.2.2 Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng :
” Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng là tập hợp những hoạt động của cơ
quan chức năng quản lý thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo

chất lượng và cải tiến chất lượng công trình” .
Để quản lý và cải tiến được chất lượng, trước hết ta cần phải hiểu về chất lượng
để tìm cách quản lý và cải tiến chất lượng. Vì vậy đổi mới và cải tiến công nghệ quản
lý chất lượng là con dường đúng đắn và duy nhất giúp chúng ta tiến kịp trình độ quản
lý của thế giới .
Đổi mới cơng nghệ quản lý chất lượng cơng trình xây dựng là một cuộc cách
mạng, nhằm từ bỏ phương pháp quản lý cũ cứng nhắc thiếu linh hoạt, không hướng
vào khách hàng, xem nặng hình thức hơn là kết quả công việc để sang một phương
pháp mới, đảm bảo chất lượng sản phẩm phục vụ khách hàng .
Bản chất của cơng nghệ quản lý chất lượng cơng trình xây dựng là nhằm vào sự
phân công lao động hợp lý, tận dụng nhiều kỹ thuật mới hơn là lao động cơ bắp, hàm
lượng khoa học trong các sản phẩm sẽ cao hơn. Từ đó dẫn đến những thay đổi trong
phương thức quản lý từ hàng dọc sang hàng ngang, từ quản lý trực tuyến sang quản lý
chéo chức năng và làm việc theo nhóm, đó là xu thế làm việc của thế kỉ 21 .
Trong sự đổi mới công nghệ quản lý chất lượng cho những dự án nhà thép tiền
chế, vai trò của những người quản lý đặc biệt được đề cao. Sự phân định trách nhiệm
về chất lượng sản phẩm được thế giới công nhận là :
-

50% thuộc về lãnh đạo, 25% thuộc về giáo dục và 25% thuộc về người lao
động .

-

Theo Deming : 94% thuộc về hệ thống , chỉ có 6% thuộc về lao động .

Một dự án nói chung hay dự án xây dựng nói riêng gồm ba thành tố : qui mơ,
kinh phí, thời gian. Chất lượng dự án phải đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư
và là bộ phận không thể tách rời của công tác quản lý dự án như được mơ tả
trong hình sau.


12


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Qui mơ
Chất lượng

Chất lượng

Kinh phí

Thời gian
Chất lượng

Chất lượng là một bộ phận không thể tách rời liên quan đến qui mơ, kinh phí,
và thời gian của dự án . (nguồn : Đ.T.X.Lan,2003)

Ba mục tiêu cơ bản của tất cả các dự án đầu tư xây dựng là : chất lượng – giá
thành – thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chủ đầu tư và nhà thầu. Ba
mục tiêu này tạo thành “tam giác mục tiêu” mà bất kỳ doanh nghiệp xây dựng nào
cũng phải phấn đấu để đạt đến sự tối ưu và coi đó như một sự đảm bảo về uy tín để tồn
tại và phát triển .
Trong luận văn này ta chỉ nghiên cứu và tìm cách cải tiến chất lượng cho nhà
thép tiền chế trong quá trình thiết kế và lắp dựng .
Ta biết quản lý chất lượng cơng trình trong q trình thi cơng có vai trị đặc biệt
quan trọng. Nếu như các q trình quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn thiết
kế hoặc đấu thầu là gián tiếp thì quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây lắp là

trực tiếp, nó quyết định phần lớn chất lượng của cơng trình xây dựng. Vì vậy hầu như
các chính sách về quản lý chất lượng cơng trình tập trung chủ yếu cho giai đoạn này .
Trước khi đi cụ thể vào vấn đề, ta cần biết các chủ thể tham gia quản lý chất
lượng gồm :
-

Nhà nước .

-

Chủ đầu tư .

13


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

-

Nhà thầu thi công .

-

Cơ quan kiểm định chất lượng .

-

Tư vấn giám sát .


-

Nhà thầu thiết kế .

-

Công ty bảo hiểm .

-

Nhân dân .

2.2.3 Quản lý chất lượng dự án xây dựng :
Để đảm bảo chất lượng cho công trình xây dựng, nếu chỉ tập trung vào giai đoạn
lắp dựng thì hồn tồn bị động. Một cơng trình xây dựng được thi công đúng 100%
như thiết kế, chưa chắc đã có chất lượng tốt, nếu như phương án thiết kế khơng đảm
bảo cho cơng trình có chất lượng.Vì vậy, để quản lý chất lượng cơng trình xây dựng
được tốt, cần quản lý toàn diện các giai đoạn của dự án.Và để đạt được các mục tiêu
của quản lý dự án cần phải quản lý chất lượng xây dựng. Như vậy quản lý chất lượng
xây dựng là một hệ thống nhỏ nằm trong hệ thống lớn là chất lượng dự án. Tuy nhiên,
do thời gian có hạn nên luận văn này chỉ ở mức độ quản lý và cải tiến chất lượng trong
quá trình thiết kế và lắp dựng cho khung nhà tiền chế .
2.2.4 Quá trình quản lý chất lượng dự án :
Để có thể điều khiển và quản lý được dự án trong quá trình thiết kế và lắp dựng
ta cần giám sát, đánh giá, so sánh các kết quả dự kiến với kết quả thực hiện để có thể
đánh giá được chất lượng hồn thành của dự án. Ta có sơ đồ về hệ thống quản lý chất
lượng dự án như sau :

14



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Thiết lập các tiêu
chuẩn chất lượng

1
2

4
Sửa chữa,
hiệu chỉnh

Theo dõi quá
trình thực hiện

3
So sánh thực tế
thực hiện
Hệ thống quản lý chất lượng dự án

Việc thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng được thực hiện vào giai đoạn đầu thực
hiện dự án, sau đó được theo dõi và so sánh thực tế với những chỉ tiêu đề ra. Khi đó,
việc so sánh sự thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn đề ra ban đầu. Sau khi xác định
được tình trạng dự án, cần có hành động hiệu chỉnh để cơng trình đạt được chất lượng
đề ra ban đầu.
Trước đây, để đánh giá chất lượng của một dự án, người ta thường dựa theo
từng tiêu chuẩn riêng biệt để đánh giá. Vì vậy, những đánh giá đó khơng cung cấp cho
chúng ta thấy được vấn đề tổng thể ảnh hưởng đến chất lượng của dự án. Với những lý

do trên ta thấy việc đo lường hoạt động quản lý chất lượng của dự án theo “ phương
pháp truyền thống “ không thể hiện cho chúng ta thấy được cách nhìn tổng quan để
đánh giá chất lượng của dự án.
Trong luận văn này, với mục tiêu tìm kiếm và chỉ ra phương pháp đo lường và
đánh giá chất lượng dự án trong quá trình thiết kế và lắp dựng cho khung nhà tiền chế .
Sau q trình tìm hiểu và nghiên cứu, tơi thấy phương pháp Benchmarking là phương

15


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

pháp hiệu quả để so sánh và đánh giá thực hiện để cải tiến tổ chức quản lý chất lượng
bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp.
2.3 Mục tiêu của Benchmarking :
Giúp tìm hiểu và sử dụng những kinh nghiệm tốt nhất trong ngành,
Benchmarking chỉ đơn thuần là học tập những gì thích hợp cho mình. Áp dụng
Benchmarking thành cơng sẽ mang lại những lợi ích như sau : đáp ứng nhu cầu của
khách hàng, định ra các mục tiêu khả thi, triển khai các biện pháp đánh giá chính xác
khả năng, trở thành một cơng ty có vị thế cạnh tranh, thích nghi với những kinh nghiệm
thực tế tốt nhất cho ngành.Vậy ta cần phải biết Benchmarking là gì?
2.4 Định nghĩa Benchmarking:
Benchmarking khơng phải là một q trình khó hiểu. Bất kì cá nhân hay tổ chức
nào cũng có thể hiểu và nên làm nó. Điểm mấu chốt của Benchmarking là quan niệm
học hỏi và chia sẻ. Bằng cách so sánh những thói quen thực hiện cơng việc của mình
với những người khác, bạn có thể thu được những thơng tin quý giá để có thể sửa lại
cho phù hợp khi áp dụng với trường hợp của bản thân. Mỗi công ty đều phải quan tâm
vấn đề này, và mỗi người quản lý cần phải học tập những người quản lý khác.
Benchmarking là công cụ hữu hiệu giúp cho công ty cải thiện liên tục chất

lượng của mình thơng qua việc học hỏi các công ty khác. Để thực hiện Benchmarking,
trước tiên ta phải đánh giá các quá trình hoạt động của cơng ty mình nhằm xác định
điểm mạnh và điểm yếu. Sau đó phải nhận dạng học hỏi và phỏng vấn những người đã
thực hiện các quá trình này tốt hơn.
Ngày nay, ta thấy tính phổ biến của Benchmarking trong những năm gần đây
thông qua giải thưởng chất lượng quốc gia Malcolm Baldrige ( đây là giải thưởng về
chất lượng của Mỹ ), giải thưởng này đòi hỏi tất cả các công ty tham gia giải phải cho
các công ty khác Benchmarking. Một điều nữa, có lẽ nguyên nhân chính cần phải thực
hiện Benchmarking là nhằm theo kịp với cạnh tranh quốc tế.

16


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Một trong những ý nghĩa to lớn của Benchmarking là nếu khơng học hỏi được
gì khác thì ít nhất bạn cũng có thể xem xét một cách triệt để và nghiêm khắc cách kinh
doanh của bản thân.
2.5 Nguồn gốc của Benchmarking:
Ai là người đầu tiên thực hiện Benchmarking? Có lẽ người thứ hai biết dùng lửa
là người đầu tiên thực hiện Benchmarking của nhân loại. Cách thức họ đã làm là người
thứ hai xem người thứ nhất tạo ra lửa và bắt chước cách làm, sau đó tìm ra cách để làm
ra lửa dễ dàng hơn.
Xerox đã giới thiệu quan niệm về Benchmarking cho các công ty hiện đại năm
1979. Không rõ vào khoảng thời gian nào, người ta thấy rằng ý tưởng cải tiến công ty
và sự tiến bộ của tổ chức bằng cách thu thập và tiếp nhận những kinh nghiệm tốt nhất
đã khởi xướng ra cái được gọi là khoa học chất lượng mới.
Ngày nay, nhiều tổ chức đã có những phịng Benchmarking do các nhà quản lý
chuyên về Benchmarking hướng dẫn.

2.6 Tại sao phải Benchmarking?
Benchmarking có thể giúp các công ty làm được hai việc sau:
a) Benchmarking giúp các công ty tập trung vào cải tiến tồn bộ q trình quan
trọng hơn là cải tiến từng bước và giúp xác định mục tiêu thực tế để làm cho
cơng ty ngày càng hồn thiện hơn.
b) Benchmarking cung cấp một hệ thống đo lường. Giúp chúng ta biết cách
phải Benchmarking gì để có thể giúp đánh giá các q trình của chính chúng
ta.
Cạnh tranh quốc tế ở thị trường trong nước buộc các công ty ngay từ bây giờ, và
hơn bao giờ hết, phải tập trung vào cải tiến chất lượng.
• Benchmarking rất dễ hiểu, nhưng nhiều tổ chức và nhà lãnh đạo khơng khuyến
khích vay mượn các ý tưởng hay của các tổ chức khác.

17


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

• Một vài người xem Benchmarking như là sự lừa đảo hay tình báo cơng nghiệp. Các
cơng ty học hỏi nhanh hay thành cơng lớn thường có thái độ “ chúng ta có thể học
hỏi từ bất kì ai” điều đó khuyến khích việc chia sẻ những ý tưởng và những hệ
thống chống độc quyền.
• Những người khác nói Benchmarking khơng là gì khác ngồi việc sao chép, một hệ
thống không dành chỗ cho sự cải tiến, nhưng những nhà Benchmarking thành công
biết rằng bạn không chỉ tiếp nhận, mà bạn cịn làm cho những hệ thống và những
q trình thích ứng với việc kinh doanh đặc thù. Một số người khác thì lo ngại
Benchmarking, bởi vì họ khơng muốn phơi bày những yếu kém của họ đối với các
tiêu chuẩn cao cấp khác.
2.7 Các loại Benchmarking:

Benchmarking khởi đầu từ các ngành cơng nghiệp, nhưng cho tới bây giờ, q
trình này đã mở rộng sang lĩnh vực dịch vụ, tài chính, cơ quan nhà nước và lĩnh vực
xây dựng.
Hiện nay có 6 hình thức benchmarking khác nhau.
2.7.1 Benchmarking nội bộ:
Đây là loại Benchmarking đầu tiên mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được.
Trước tiên, ta phải hiểu chính bản thân mình, hiểu các quá trình bên trong của
mình. Xem xét từ đơn vị của mình và những bộ phận khác để Benchmarking.
Loại Benchmarking này thực hiện nhanh nhất và chi phí thấp nhất. Bạn có thể
thường xun Benchmarking các q trình nội bộ trong vịng tối đa là 6 tháng.
Benchmarking nội bộ là cách tốt nhất để hỗ trợ các q trình có ý nghĩa quan trọng
đối với hoạt động của bộ phận mình hoặc những bộ phận khác.
Benchmarking nội bộ có rủi ro thất bại thấp nhất trong việc áp dụng thông tin
cho tổ chức, nhưng Benchmarking nội bộ lại mang lại lợi ích ở mức thấp nhất, vì
bạn chỉ đơn thuần xem xét những quá trình của mình. Lợi ích chính ở đây là xem

18


×