Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tổ chức và hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BẠCH MINH THẮNG

Tæ CHøC Và HOạT ĐộNG KINH DOANH BáN Lẻ XĂNG DầU
THEO PHáP LUËT VIÖT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BẠCH MINH THẮNG

Tæ CHøC Và HOạT ĐộNG KINH DOANH BáN Lẻ XĂNG DầU
THEO PHáP LUËT VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG VŨ HUÂN

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Bạch Minh Thắng


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BÁN LẺ XĂNG DẦU TẠI
VIỆT NAM ..................................................................................................... 7
1.1.

Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh bán lẻ
xăng dầu .............................................................................................. 7


1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu ............................... 7
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu........................ 10
1.2.

Mơ hình tổ chức và hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu
theo pháp luật Việt Nam .................................................................. 13

1.2.1. Tổ chức và hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu............................ 13
1.2.2. Mơ hình kinh doanh bán lẻ xăng dầu ................................................. 15
1.3.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu .................. 21

1.3.1. Cấp phép cho hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu........................ 22
1.3.2. Quản lý về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu............ 24
1.3.3. Quản lý giá bán xăng dầu, công khai, minh bạch trong điều hành
giá và kinh doanh xăng dầu ................................................................ 28
1.3.4. Áp dụng các biện pháp an tồn và bảo vệ mơi trường của các cơ
sở kinh doanh bán lẻ xăng dầu ........................................................... 30
Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................... 33


Chương 2: THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BÁN LẺ XĂNG DẦU Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................... 34
2.1.

Thực trạng tổ chức và hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu
ở Việt Nam hiện nay ......................................................................... 34


2.1.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam .... 34
2.1.2. Những kết quả đạt được trong tổ chức và hoạt động kinh doanh
bán lẻ xăng dầu ................................................................................... 38
2.1.3.

Những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động kinh doanh bán
lẻ xăng dầu và những nguyên nhân ..................................................... 43

2.2.

Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam hiện nay............................................. 48

2.2.1. Những ưu điểm trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh bán lẻ xăng dầu ........................................................................ 48
2.2.2. Những điểm bất cập, hạn chế trong quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu ............................................... 51
2.2.3. Những nguyên nhân từ thực trạng hạn chế, bất cập........................... 53
2.3.

Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về tổ chức và hoạt
động kinh doanh bán lẻ xăng dầu ................................................... 54

2.3.1. Những ưu điểm của quy định pháp luật Việt Nam về tổ chức và
hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu ............................................... 54
2.3.2. Những hạn chế và bất cập còn tồn tại trong quy định pháp luật
Việt Nam về tổ chức và hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu ....... 55
Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 59
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC, HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH BÁN LẺ XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM ........ 60
3.1.

Định hướng hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động
kinh doanh bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam........................................ 60


3.1.1. Những tiêu chí cơ bản để hồn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt
động kinh doanh bán lẻ xăng dầu....................................................... 60
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo tính ổn định, hiệu quả và
minh bạch của thị trường kinh doanh bán lẻ xăng dầu ...................... 66
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp mọi
thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng
dầu để bảo đảm tính cạnh tranh và tăng nguồn cung xăng dầu ......... 68
3.1.4. Hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giá bán
xăng dầu theo cơ chế giá thị trường, phù hợp với hội nhập kinh
tế quốc tế ............................................................................................ 69
3.1.5. Hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của các
cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ........ 70
3.2.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi
pháp luật về tổ chức và hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu
ở Việt Nam......................................................................................... 71

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt
động kinh doanh bán lẻ xăng dầu....................................................... 71
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về tổ chức và
hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu ............................................... 80
Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................... 83

KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Nguyên nghĩa

CTCP

Công ty cổ phần

DN

Doanh nghiệp

POS

Thiết bị bán hàng

PV Oil

Tổng công ty Dầu Việt Nam

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Xăng dầu là nguồn năng lượng quan trọng để phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia, đặc biệt với những nước có nền cơng nghiệp phát triển và đang phát
triển như nước ta. Mặt hàng xăng dầu thực sự thiết yếu đối với hoạt động sản
xuất, đời sống dân sinh, an ninh quốc phòng và là một trong những nhân tố
đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước mà trong thời gian dài chưa thể
thay thế. Thực tế trong nhiều năm qua, hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu
chưa bao giờ “bớt nóng” trên báo chí vì là hoạt động kinh tế có tính nhạy cảm
cao, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh năng lượng, đời sống dân sinh, sự ổn
định cũng như tốc độ phát triển kinh tế của đất nước.
Xăng dầu là loại hàng hóa đặc biệt, nó có những tiêu chuẩn về kỹ thuật
rất khắt khe và có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động
kinh doanh. Kinh doanh mặt hàng xăng dầu thuộc diện kinh doanh có điều
kiện, muốn kinh doanh mặt hàng này, theo quy định của pháp luật, thương
nhân phải đạt các điều kiện về chủ thể kinh doanh, về cơ sở vật chất kỹ thuật
và trang thiết bị; về bảo vệ mơi trường và phịng chống cháy nổ; về trình độ
chun mơn và sức khỏe của cán bộ, nhân viên... Hiện nay, cả nước có 33
thương nhân đầu mối xuất, nhập khẩu xăng dầu được phân giao hạn mức nhập
khẩu xăng dầu hằng năm, pha chế xăng dầu, mua bán xăng dầu, nguyên liệu
với các thương nhân đầu mối khác. Các đầu mối này được phân phối xăng
dầu qua hệ thống bán lẻ trực thuộc và bán qua các thương nhân phân phối,
tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhượng quyền bán lẻ xăng dầu. Hệ thống các
tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu, theo quy định hiện hành, mỗi hệ thống chỉ
được quyền nhập xăng dầu từ một thương nhân đầu mối/phân phối.
Quy định hiện hành cũng buộc các thương nhân đầu mối/phân phối,

1



tổng đại lý, đại lý phải kiểm soát chặt chẽ hệ thống bán lẻ của mình, chịu
trách nhiệm liên đới khi các cửa hàng bán lẻ có các hành vi vi phạm. Thực tế,
cả nước có khoảng 13.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó, các cửa hàng
thuộc hệ thống của 13 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu có trên
3.000 (chiếm 25 - 30%), số cịn lại là các cửa hàng của đại lý, tổng đại lý,
nhượng quyền [24]. Theo quy định hiện hành, đại lý bán lẻ xăng dầu chỉ được
ký hợp đồng làm đại lý cho một tổng đại lý hoặc một thương nhân đầu
mối/phân phối xăng dầu. Nếu tổng đại lý hoặc thương nhân đầu mối/phân
phối xăng dầu đó khơng kinh doanh nhiên liệu sinh học, thì đại lý được ký
thêm hợp đồng làm đại lý cho một pháp nhân khác để kinh doanh nhiên liệu
sinh học. Việc kiểm sốt nguồn xăng dầu thơng qua hóa đơn xuất, nhập.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc kiểm soát khối lượng xăng dầu đầu vào,
đầu ra theo hóa đơn đối với đại lý bán lẻ xăng dầu chưa chặt chẽ, đặc biệt là
việc bán lẻ xăng dầu khơng xuất hóa đơn vẫn cịn tràn lan, nên đại lý xăng
dầu rất dễ “hợp thức hóa” khi mua xăng dầu trôi nổi trên thị trường, xăng
dầu giả để pha trộn với xăng dầu nhập chính thức từ thương nhân đầu
mối/phân phối, tổng đại lý… rồi ung dung bán cho người tiêu dùng để trục
lợi. Trước khi lực lượng công an phá vụ án Trịnh Sướng và đồng bọn sản
xuất, tiêu thụ xăng giả, trong thực tế, xăng rởm, xăng kém chất lượng đã
xuất hiện trên thị trường nước ta từ lâu. Việc quản lý chất lượng xăng dầu
còn tồn tại nhiều kẽ hở, chế tài xử lý vi phạm cịn nhẹ, cơng tác kiểm tra,
kiểm sốt hoạt động kinh doanh xăng dầu vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo,
hiệu quả khơng cao [24]. Hiện nay, có rất nhiều cơ quan có thể kiểm tra, kiểm
sốt kinh doanh xăng dầu như: Quản lý thị trường, Sở Khoa học và Công
nghệ, Cơng an… Chính vì vậy, khi phát hiện vụ sản xuất xăng giả quy mô lớn
của Trịnh Sướng và đồng bọn, nhiều ý kiến cho rằng, các cơ quan chức năng
khơng làm trịn nhiệm vụ vì… sợ giẫm chân lên nhau.

2



Có thể nói, pháp luật về tổ chức và hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng
dầu ở Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều hạn chế, bất cập. Vì vậy, việc
nghiên cứu một cách tồn diện và có chiều sâu về tổ chức và hoạt động kinh
doanh bán lẻ xăng dầu theo pháp luật Việt Nam hiện nay trong bối cảnh nước
ta đang triển khai những chính sách “cởi mở” hơn bằng việc cho nhà đầu tư
nước ngoài tham gia cùng với rất nhiều biến động lớn về thị trường kinh
doanh bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam là vấn đề có tính cấp thiết.
Với các lý do được phân tích ở trên, nên tác giả đã lựa chọn đề tài “Tổ
chức và hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo pháp luật Việt Nam”
để nghiên cứu và làm Luận văn Thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu
trong những năm trước đây đã có một số cơng trình nghiên cứu như:
- Luận án Tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Duyên Cường (2011) với
đề tài “Đổi mới quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh xăng dầu của Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [8];
- Luận án Tiến sỹ kinh tế của tác giả Bùi Thị Hồng Việt (2012) với đề tài
“Chính sách quản lý nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam” [20];
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Cảnh Chí Hùng (2014) với đề tài
“Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc” [10];
- Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Ánh (2015) “Kiểm
sốt hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh
xăng dầu”, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội [1];
- Luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn Thế Cường (2016) với đề tài
“Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt
Nam hiện nay”, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội [9];


3


- Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Ngô Thị Liên (2018) với đề tài
“Thực hiện pháp luật về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lai Châu”,
Khoa Luật – Đại học Quốc gia [11];
Mặc dù được tiếp cận dưới nhiều giác độ khác nhau như quản lý kinh tế
hay dưới giác độ luật học, nhưng thực tế, các cơng trình nghiên cứu chủ yếu
phân tích hoạt động kinh doanh xăng dầu nói chung, các hành vi gây hạn chế
cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu hoặc luận bàn về quản lý nhà
nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu… mà chưa có cơng trình nào đi
sâu nghiên cứu về tổ chức và hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo pháp
luật Việt Nam. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên đây sẽ là tư liệu quý
giá để học viên tham khảo và kế thừa trong q trình nghiên cứu và hồn
thiện luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là khái quát, phân tích để làm sáng
tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về tổ chức và hoạt động kinh
doanh bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam hiện nay, từ đó, đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về tổ chức
và hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn xác định các nhiệm
vụ chủ yếu sau đây:
- Khái quát, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về tổ
chức và hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về tổ chức và hoạt
động kinh doanh bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra các mặt ưu
điểm, hạn chế và nguyên nhân.


4


- Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về tổ chức và hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu tại Việt
Nam trong giai đoạn tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn,
hệ thống các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động kinh doanh bán lẻ
xăng dầu và thực tiễn thực hiện pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung và không gian, phạm vi nghiên cứu của luận văn là các quy
định liên quan đến tổ chức và hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo quy
định pháp luật tại Việt Nam, từ đó, phân tích thực tế việc thực thi và tác động
của các quy định pháp luật tới việc tổ chức hoạt động và kinh doanh bán lẻ
xăng dầu ở Việt Nam hiện nay.
Về thời gian, Luận văn nghiên cứu tổ chức và hoạt động kinh doanh
bán lẻ xăng dầu kể từ khi Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng
dầu có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 cho đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, trong quá trình nghiên
cứu, luận văn đã sử dụng phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước ta về xây
dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, một số phương pháp nghiên cứu cơ bản, chủ yếu được sử
dụng như: Phương pháp tổng hợp, phân tích và diễn giải; phương pháp thống
kê, hệ thống hóa tài liệu; phương pháp so sánh và đánh giá; phương pháp quy

nạp và diễn dịch...

5


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, việc nghiên cứu đề tài luận văn góp phần làm rõ cơ sở
lý luận pháp luật về tổ chức, điều kiện và quy trình hoạt động kinh doanh bán
lẻ xăng dầu tại pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng pháp
luật về tổ chức và hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam, chỉ ra
những hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong quá trình thực thi pháp luật Việt
Nam về vấn đề này, từ đó, đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp
luật cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động
kinh doanh bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu nghiên cứu
có giá trị cho các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật trong lĩnh vực kinh
doanh bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam, là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên
cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về kinh tế và luật học ở Việt Nam.
7. Kết cấu luận văn
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về tổ chức và
hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn thực thi pháp luật về tổ chức và hoạt động kinh
doanh bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
thi pháp luật về tổ chức, hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam.

6


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUY ĐỊNH PHÁP
LUẬT, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH BÁN LẺ XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu
1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu
1.1.1.1. Khái niệm xăng dầu
Xăng dầu là sản phẩm của quy trình lọc dầu mỏ, là hỗn hợp chất lỏng
dễ cháy của hydrocacbon, chủ yếu là hexan, heptan và chỉ số octan, thu được
từ dầu mỏ và sử dụng như một dung môi và nhiên liệu cho động cơ đốt trong.
Theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/09/2014 của Chính phủ, thì:
Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của q trình lọc dầu
thơ, dùng làm nhiên liệu, bao gồm: Xăng động cơ, dầu điêzen, dầu
hỏa, dầu ma dút, nhiên liệu bay; nhiên liệu sinh học và các sản
phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, khơng bao gồm các loại
khí hóa lỏng và khí nén thiên nhiên [6].
Xăng dầu có các đặc điểm cơ bản sau đây: (i) Là một loại chất lỏng,
nguy cơ gây cháy nổ cao, dễ bắt lửa, chỉ va chạm mạnh cũng có khả năng gây
cháy nổ. Khi cháy chúng phát sáng, thể tích tăng đột ngột và sinh nhiệt; (ii)
Xăng dầu là một loại sản phẩm dễ hao hụt trong quá trình vận chuyển, lưu
kho và kinh doanh do khả năng bốc hơi rất mạnh; (iii) Xăng dầu là loại sản
phẩm độc hại. Quá trình khai thác, chế biến cũng như vận chuyển, phân phối,
bảo quản có thể gây rị rỉ hoặc tai nạn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người
và môi trường: (iv) Xăng dầu là nguồn nhiên liệu của nhiều ngành kinh tế, là
đầu vào không thể thiếu của nhiều ngành kinh tế. Do đó, khi lượng xăng dầu
không đáp ứng đủ nhu cầu sẽ làm cho quy mô các hoạt động kinh tế giảm sút.
7


Khi giá xăng dầu tăng cao, chi phí sản xuất các mặt hàng xăng dầu như yếu tố
đầu vào tăng lên [6].

1.1.1.2. Khái niệm hoạt động kinh doanh xăng dầu
Kinh doanh là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong đời sống
kinh tế của nước ta cũng như các nước trên thế giới, trên thực tế khái niệm
kinh doanh có nhiều cách hiểu. Theo cách hiểu thơng thường, kinh doanh
được hiểu là các hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận thơng qua việc mua, bán
hàng hóa. Theo cách hiểu này thì kinh doanh đồng nhất với khái niệm thương
mại được nêu trong Luật Thương mại Việt Nam.
Khái niệm “kinh doanh” chính thức được pháp luật Việt Nam ghi nhận
từ năm 1990 khi Quốc hội ban hành hai bộ luật rất quan trọng, đó là Luật
Cơng ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990. Đến năm 1999,
khái niệm kinh doanh một lần nữa được nhắc lại trong Luật Doanh nghiệp
như sau: “Kinh doanh được hiểu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các
công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung
ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” [15].
Theo đó, kinh doanh bao hàm cả các hoạt động mua bán trao đổi hàng
hóa, các hoạt động sản xuất, gia cơng, đầu tư hay các hoạt động khác nhằm
mục đích sinh lợi. Cách hiểu này về kinh doanh khá tương đồng với khái
niệm thương mại được nêu ra trong Luật Thương mại sửa đổi năm 2005.
Theo Luật Thương mại 2005, “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
thương mại và các hoạt động nhằm mục tiêu sinh lợi khác” [16], đây cũng là
cách hiểu phổ biến về thương mại trên thế giới. Như vậy, hiện nay khái niệm
kinh doanh được hiểu như là thương mại theo nghĩa rộng. Kinh doanh là thuật
ngữ được sử dụng rất phổ biến trong đời sống kinh tế của nước ta cũng như
các nước trên thế giới, trên thực tế khái niệm kinh doanh có nhiều cách hiểu.

8


Theo cách hiểu thông thường, kinh doanh được hiểu là các hoạt động nhằm

tìm kiếm lợi nhuận thơng qua việc mua, bán hàng hóa. Theo quy định tại Luật
Doanh nghiệp 2014 quy định: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một
số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sanh lợi” [18].
Từ cách hiểu và định nghĩa “kinh doanh” theo Luật Thương mại và
Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, ngày 03/09/2014 của
Chính phủ quy định:
Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động như: xuất khẩu (xăng
dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có
nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu,
gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng
dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê
kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu [6].
1.1.1.3. Khái niệm hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu
Hoạt động kinh doanh bán lẻ là một nội dung và là một trong những
phương thức thực hiện dịch vụ phân phối được xem là đặc trưng nhất. Theo
cách hiểu chung nhất, dịch vụ bán lẻ hàng hóa là một hình thức phân phối hàng
hóa, mà theo đó, nhà phân phối bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng.
Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007
của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng
hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam, thì “bán lẻ là hoạt động bán
hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng” [5].
Như vậy, tuy có nhiều định nghĩa bán lẻ theo nhiều cách khác nhau,
nhưng tất cả đều thể hiện một đặc điểm chung của bán lẻ đó là hoạt động dịch
vụ đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng (tiêu dùng trong sản xuất

9



và tiêu dùng của cá nhân hay gia đình). Nói cách khác, bán lẻ gồm tất cả các
hoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối
cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh. Ở đây, người
tiêu dùng là người cuối cùng mua được hàng hóa đó và mua hàng hóa đó với
mục đích để tiêu dùng. Theo khái niệm này thì “bán lẻ” phải là hoạt động liên
quan đến bán hàng hóa trực tiếp và có đối tượng người mua là “người tiêu
dùng cuối cùng”.
Hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu là một hoạt động kinh tế có tính
nhạy cảm cao, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh năng lượng và sự ổn định
cũng như tốc độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam hiện nay,
kinh doanh bán lẻ xăng dầu được xếp là ngành kinh doanh có điều kiện và
được Nhà nước quản lý chặt chẽ, từ khâu nhập khẩu đến hình thành giá và
phân phối. Để quản lý hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu, Nhà nước đưa
ra các cơ chế cụ thể, qua đó quy định trách nhiệm và cách thức phối hợp của
các đơn vị quản lý.
Bán lẻ hàng hóa là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng
hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về để tiêu dùng
nội bộ. Xăng, dầu là loại hàng hóa đặc biệt, được các cá nhân người tiêu
dùng, các đơn vị, tổ chức kinh tế sử dụng nhằm thỏa mãn các nhu cầu tiêu
dùng của họ.
Tương tự hoạt động kinh doanh bán lẻ các loại hàng hóa khác, “kinh
doanh bán lẻ xăng dầu là hoạt động bán xăng dầu trực tiếp cho người tiêu
dùng (bao gồm các cá nhân, tổ chức, đơn vị kinh tế) để tiêu dùng nội bộ; kinh
doanh bán lẻ xăng dầu nhằm mục đích sinh lợi”.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu
Xuất phát từ đặc điểm của mặt hàng kinh doanh là xăng dầu với những
đặc tính lý hóa riêng như đã đề cập ở trên, để được phép kinh doanh cơ sở

10



kinh doanh cần đảm bảo đạt được những điều kiện nhất định như: (i) Phải có
thiết bị và phương tiện chun dùng cho kinh doanh xăng dầu, cơng tác phịng
cháy, chữa cháy phải gắn liền với tồn bộ q trình hoạt động kinh doanh, có
biện pháp hạn chế tối đa tác động đến môi trường…, tùy thuộc vào các hoạt
động cụ thể của kinh doanh xăng dầu. Hoạt động kinh doanh xăng dầu liên
quan trực tiếp đến cơ sở hạ tầng kinh tế.
Có thể nói, các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu
như hệ thống cảng biển, hệ thống vận tải, hệ thống kho chứa là bộ phận cấu
thành quan trọng của cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Các hệ thống
này càng phát triển thì khơng chỉ tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xăng
dầu nói riêng mà cịn tăng cường tiềm lực phát triển của nền kinh tế nói
chung. Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh chịu ảnh hưởng mạnh của các quan
hệ kinh tế - chính trị quốc tế. Do vị trí và tầm quan trọng của xăng dầu, mỗi
quốc gia đều xây dựng chiến lược riêng về lĩnh vực này. Trên thực tế, quan hệ
ngoại giao song phương, chính sách phong tỏa, cấm vận của các nước lớn có
ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất nhập khẩu xăng dầu. Là mặt hàng chiến
lược, các quốc gia, đặc biệt là các nước có thế lực trong bn bán quốc tế
luôn sử dụng xăng dầu như một con bài trong các quan hệ kinh tế - chính trị
quốc tế. Vì vậy, kinh doanh xăng dầu khơng chỉ đơn thuần là một hoạt động
kinh tế, mà còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của tình hình chính trị quốc tế. Xăng
dầu là mặt hàng có tính nhạy cảm cao.
Như trên đã trình bày, xăng dầu là mặt hàng có ý nghĩa quan trọng ảnh
hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội, chính trị và an ninh quốc phịng, do đó,
kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực nhạy cảm, một thay đổi nhỏ trong cung cầu
có thể có tác động lớn đến kinh tế xã hội đất nước.
Kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam có đặc điểm là kinh doanh hàng
hóa nhập khẩu. Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn xăng dầu cho nhu cầu

11



trong nước nên chịu ảnh hưởng khá rõ từ những biến động của thị trường
xăng dầu thế giới. Mặc dù, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động
từ năm 2009, nhưng Việt Nam hiện vẫn đang nhập khẩu một lượng lớn xăng
dầu cho tiêu dùng.
So với các đặc điểm của kinh doanh xăng dầu, thì kinh doanh bán lẻ
xăng dầu đơn giản hơn nhiều do tính chất đặc thù, phạm vi và mơ hình của
hoạt động bán lẻ, cụ thể kinh doanh bán lẻ xăng dầu được tổ chức theo mơ
hình bán lẻ trực tiếp tại các cửa hàng bán lẻ chuyên kinh doanh xăng dầu, là
cơ sở cuối cùng trong hệ thống tổ chức kinh doanh xăng dầu từ xuất nhập
khẩu, sản xuất trong nước đến người tiêu dùng, không bao gồm các hoạt động
xuất khẩu, tạm nhập tái xuất và các dịch vụ xăng dầu khác như dịch vụ thuê
kho cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu. Với những đặc điểm
riêng có của xăng dầu nên xăng dầu là một mặt hàng kinh doanh có điều kiện.
Kinh doanh bán lẻ xăng dầu có một số đặc điểm cơ bản sau:
Về hoạt động, kinh doanh bán lẻ xăng dầu là việc thực hiện lưu chuyển
hàng hóa (xăng dầu) thơng qua hoạt động mua - bán trực tiếp với người tiêu
dùng. Người mua xăng, dầu để tiêu dùng (không phải để sản xuất, kinh doanh),
thỏa mãn những nhu cầu của họ.
Về hàng hóa, xăng dầu là loại sản phẩm có hình thái vật chất mà doanh
nghiệp mua về để bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Xăng dầu là mặt hàng
gây độc hại cho người bán và người tiêu dùng, dễ cháy, nổ, có ảnh hưởng
nhiều đến môi trường. Xăng dầu là mặt hàng đặc biệt, có tính chất quan trọng
chiến lược, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phòng. Mặt hàng này được Nhà nước độc quyền quản lý nguồn nhập khẩu.
Về tổ chức kinh doanh, kinh doanh bán lẻ xăng dầu được tổ chức theo
mơ hình bán lẻ trực tiếp tại các cửa hàng chuyên kinh doanh xăng, dầu. Cửa
hàng xăng dầu (là cơ sở cuối cùng trong hệ thống tổ chức kinh doanh xăng,
dầu từ nhập khẩu, sản xuất trong nước đến người tiêu dùng).

12


Về cơ sở kinh doanh, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu được xây dựng cố
định, có đầy đủ trang thiết bị chuyên dùng và có điều kiện bảo đảm phịng
chống cháy, nổ, bảo vệ mơi trường… Quy mơ xây dựng, kỹ thuật xây dựng và
công nghệ của các cửa hàng xăng, dầu cũng như mật độ cửa hàng trên địa bàn
cung ứng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của dịch vụ bán hàng.
Về hình thức bán lẻ, kinh doanh bán lẻ xăng dầu cũng áp dụng đầy đủ
các hình thức bán lẻ như các hình thức bán lẻ các hàng hóa khác.
1.2. Mơ hình tổ chức và hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo
pháp luật Việt Nam
1.2.1. Tổ chức và hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu
Tổ chức và hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu được hiểu là hệ
thống phân phối bán lẻ xăng dầu thơng qua hệ thống phân phối chính là các
cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc các thương nhân kinh doanh xăng dầu
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ban hành ngày 03/09/2014 của Chính
phủ về kinh doanh xăng dầu (Nghị định số 83/2014/NĐ-CP) đã quy định cụ
thể các thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm: Thương nhân kinh doanh
xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; thương nhân sản xuất xăng dầu; thương nhân
phân phối xăng dầu; thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu;
thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu; thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng
dầu; thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu [6].
Theo các quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp
kinh doanh bán lẻ xăng dầu phải là tổ chức kinh tế, đủ điều kiện, và đã đăng
ký kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo pháp luật, thực hiện việc bán lẻ xăng dầu
tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình, cụ thể cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc
sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương
nhân nhận quyền bán lẻ xăng, dầu hoặc thương nhân phân phối xăng, dầu


13


hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương
nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định của pháp luật,
trong đó có trường hợp thương nhân sản xuất xăng dầu và thương nhân kinh
doanh dịch vụ xăng dầu thì chỉ quy định về việc thương nhân có quyền tổ chức
và hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu nếu có nhu cầu và phải tuân thủ các
quy định tại Nghị định này về hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu [6].
Như vậy, với đặc thù của hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu tại Việt
Nam, các thương nhân phải tổ chức mơ hình hoạt động theo hệ thống phân
phối xăng dầu bao gồm các cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng
sở hữu của doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán
lẻ xăng dầu, tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối
của doanh nghiệp, trong đó số lượng và điều kiện cụ thể của các cửa hàng bán
lẻ phụ thuộc vào loại hình của thương nhân kinh doanh xăng dầu.
Ngoài ra, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu thường phải đảm bảo các
điều kiện chung sau về cửa hàng bán lẻ:
- Cửa hàng bán lẻ xăng dầu được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị
theo đúng các quy định hiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ
xăng, dầu, an tồn phịng cháy chữa, bảo vệ mơi trường của cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền.
- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh được đào tạo, huấn
luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phịng cháy chữa
cháy và bảo vệ mơi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tại các cửa hàng bán lẻ, hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu thường
được thực hiện dưới các hình thức sau:
- Hình thức bán hàng thu tiền trực tiếp: Nhân viên bán hàng trực tiếp
bán xăng dầu cho khách và thu tiền.

- Hình thức bán hàng thu tiền tập trung: Khách hàng mua xăng dầu và

14


nhận giấy thu tiền, hoá đơn của nhân viên bán hàng. Nhân viên bán hàng căn
cứ vào hố đơn, tích kê để kiểm kê số hàng bán ra trong ngày và thu tiền.
- Hình thức bán hàng trả góp: khách hàng mua xăng dầu trả tiền mua
hàng thành nhiều lần. Doanh nghiệp thương mại ngồi số tiền thu theo hố
đơn giá bán hàng hố cịn thu thêm khoản tiền lãi trả chậm của khách.
- Hình thức bán hàng tự động: Hình thức này khơng cần nhân viên
bán hàng đứng quầy giao hàng và nhận tiền tiền của khách. Khách hàng tự
động nhét thẻ tín dụng của mình vào máy bán hàng và nhận hàng. Hình
thức này chưa phổ biến rộng rãi ở nước ta nhưng ở ngành xăng dầu đã bắt
đầu áp dụng bằng việc tạo ra một số cây xăng bán hàng tự động ở các trung
tâm thành phố lớn.
1.2.2. Mơ hình kinh doanh bán lẻ xăng dầu
Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh
doanh xăng dầu đã quy định rõ quản lý hệ thống kinh doanh xăng dầu theo
chuỗi từ thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu tới tổng đại
lý, đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu và cửa hàng bán lẻ xăng
dầu, nhằm bảo đảm số lượng, chất lượng xăng dầu từ đầu nguồn tới khâu tiêu
dùng, xác định rõ và nâng cao trách nhiệm của thương nhân kinh doanh xăng
dầu đối với số lượng, chất lượng xăng dầu cung cấp trong hệ thống phân phối
của thương nhân [6].
1.2.2.1. Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu
Mơ hình tổ chức và hoạt động của tổng đại lý kinh doanh xăng dầu
được quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, cụ thể, tổng
đại lý kinh doanh xăng dầu là thương nhân làm đại lý kinh doanh xăng dầu,
ngoài việc tự tiêu thụ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình cịn

phải tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để bán xăng dầu cho bên giao đại
lý là thương nhân đầu mối để hưởng thù lao [6].

15


Để được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận
đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu thì thương nhân phải đáp
ứng đủ các điều kiện sau [6]:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
- Có kho, bể xăng dầu dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000m3),
thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương
nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.
- Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc
đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu
từ năm (05) năm trở lên.
- Có hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa
hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu
mười (10) cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng
nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định của pháp luật.
Hệ thống phân phối của tổng đại lý kinh doanh xăng dầu phải nằm
trong hệ thống phân phối của một thương nhân đầu mối và chịu sự kiểm sốt
của thương nhân đó.
- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo,
huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phịng cháy,
chữa cháy và bảo vệ mơi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Phạm vi hoạt động của tổng đại lý kinh doanh xăng dầu là tương đối
rộng, dưới các hình thức cụ thể như: là bên đại lý cho một thương nhân đầu
mối và được hưởng thù lao đại lý; bên giao đại lý cho đại lý bán lẻ xăng dầu

thuộc hệ thống phân phối của mình và trả thù lao đại lý cho các đại lý đó và
được bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình theo giá bán lẻ
do thương nhân đầu mối quy định.

16


Tuy nhiên, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu chỉ được ký hợp đồng làm
tổng đại lý cho duy nhất một thương nhân đầu mối, không được ký thêm hợp
đồng làm đại lý cho tổng đại lý khác hoặc thương nhân đầu mối khác, trừ
trường hợp thương nhân đầu mối đó khơng kinh doanh nhiên liệu sinh học thì
được ký thêm hợp đồng làm tổng đại lý cho một thương nhân đầu mối khác
chỉ để kinh doanh nhiên liệu sinh học.
Đối với các đại lý trong hệ thống phân phối của mình, tổng đại lý kinh
doanh xăng dầu có nghĩa vụ phải kiểm tra, giám sát các hoạt động của các đại
lý đó, và phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các hành vi vi phạm của đại lý
trong hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định hiện hành của pháp luật.
1.2.2.2. Đại lý bán lẻ xăng dầu
Mô hình tổ chức và hoạt động của đại lý bán lẻ xăng dầu được quy định
tại khoản 14 Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, cụ thể, đại lý bán lẻ xăng
dầu là thương nhân làm đại lý để thực hiện việc bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng
bán lẻ xăng dầu của mình cho bên giao đại lý là thương nhân đầu mối hoặc
thương nhân phân phối xăng dầu hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu để
hưởng thù lao [6]. Để được Sở công thương cấp giấy xác nhận đủ điều kiện
làm đại lý bán lẻ xăng dầu thì thương nhân phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
- Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu
và đồng sở hữu được cấp giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng
dầu theo quy định pháp luật.

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo,
huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy,
chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Kinh doanh đại lý bán lẻ xăng dầu là ngành nghề kinh doanh có điều

17


kiện. Trong phạm vi hoạt động, đại lý bán lẻ xăng dầu thực hiện việc bán lẻ
xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình theo giá bán lẻ do thương
nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định, theo các hình
thức là bên đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc
thương nhân đầu mối và được hưởng thù lao đại lý. Tuy nhiên, mỗi đại lý bán
lẻ xăng dầu chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho một tổng
đại lý hoặc một thương nhân phân phối xăng dầu hoặc một thương nhân đầu
mối, không được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý hoặc thương
nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối khác.
Riêng trường hợp nếu tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng
dầu hoặc thương nhân đầu mối đó khơng kinh doanh nhiên liệu sinh học, đại
lý bán lẻ xăng dầu được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho một tổng đại lý
hoặc một thương nhân phân phối xăng dầu hoặc một thương nhân đầu mối
khác chỉ để kinh doanh nhiên liệu sinh học.
Sau khi ký hợp đồng nêu trên thì đại lý bán lẻ xăng dầu phải phải
nằm trong hệ thống phân phối của tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối
xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối và chịu sự kiểm soát của thương nhân
đó, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu
niêm yết, bán ra theo quy định.
1.2.2.3. Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu
Mơ hình tổ chức và hoạt động của đại lý bán lẻ xăng dầu được quy định
tại khoản 15 Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, cụ thể thương nhân nhận

quyền bán lẻ xăng dầu là thương nhân kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo
phương thức nhượng quyền thương mại từ thương nhân đầu mối hoặc thương
nhân phân phối xăng dầu [6].
Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được làm thương nhân nhận
quyền bán lẻ xăng dầu:

18


×