B ộ Tư PHÁP
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------ĨO -----------------
ĐÊ TÀI KHOA HỌC
XÂY DỤNG VÀ ĐỔI MỚI
CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯVNG PHÁP GIẢNG DẠY
TIẾNG ANH PHÙ HỢP VỚI KHUNG CHƯƠNG TRÌNH MỚI
Chủ
NhiỆM
¥ đ ẩ TAĨ:
CÙ T h u ỳ T r a n g - G iả n g v iê n , T ổ tr ư ở n g B ộ m ô n tiế n g A nh
1
THƯ VIÊN
Ị trư ơ ng đại h ọ c
'
j l
Hà Nội 2004
Ị
N01 Ị
____ -
MỤC LỤC
JI iÂN THỨNHAT. Tổng quan về đề tài nghiên c ứ u ........................................... .. 5
I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tà i.................................................... .. 6
II. Tinh hình nghiên cứu đề t à i .......................................................................... .. 7
III. Phương pháp nghiên cún đề tài................................................................... .. 8
IV. Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề t à i ................................................... ..9
5HÂN THỨ H AI. Kết quả nghiên cún của đề t à i .................................................. 1I
I. Xây dựng nội dung chương tr ìn h .................................................................. 11
II. Xây dựng phương pháp giảng dạy m ới:..................................................... 16
1. Phương pháp dạy đọc hiểu trong giai đoạn đầu................................ 16
2. Phát huv tính tích cực của học sinh trong việc dạy từ v ụ n g .......... 17
3. Nghiên cứu một số thủ thuật cơ bản trong dạy kỹ năng nghe
cho sinh viên trường Đại học Luật Hà N ội........................................ 18
4. Chính tả - Một phương pháp mới tạo khả năng mới trong việc
thực hiện các kỹ năng học ngoại n g ữ ................................................. 19
5. Phương pháp tạo tình huống trong giảng dạy ngoại ngữ................ 19
6. Vấn đề kiểm tra, đánh giá và nhu cầu đổi mới phù hợp với
khung chương trình m ớ i....................................................................... 20
7. Kỹ thuật giảng dạy lớp đông người:................................................... 21
8. Giáo án tiếng A n h :................................................................................ 22
III. Kết lu ậ n ........................................................................................................... 22
51IÂN TH Ứ BA. Các chuyên đề nghiên cứu thuộc đề tài.................................... 23
C huyên đề I. Khảo sát đánh giá trình độ và việc học tiếng Anh của
sinh viên khóa 28 năm thứ 1 Đại học Luật Hà n ộ i...................................... 23
C huyên đề II. Bổ sung một số cấu trúc ngữ pháp cho phù hợp với
khung chương trình 150 tiết............................................................................... 29
C huyên đề III. Xây dựng chương trình chi tiết cơ bán Phần từ vựng.... 45
C huyên đề IV . Phương pháp dạy đọc hiểu trong giai đoạn đầu (Một
số kĩ năng trong quy trình dạy một bài đ ọ c ) ....................................................64
C huyên đề V. Phát huy tính tích cực của học sinh trong việc dạy từ
v ự n g .......................................................................................................................... 79
C huyên đề VI. Chính tả - Một phương pháp mới tạo khả năng mới
trong việc thực hiện các kĩ năng học ngoại n g ữ .............................................. 91
C huyên đề V II. Đổi mới phương pháp giảng dạy. Phương pháp tạo
tình huống trong giảng dạy ngoại ngữ.......................................................... 103
C huyên đề V III. Nghiên cứu mội số thủ thuật cơ bản trong dạy kỹ
năng nghe cho sinh viên trường Đại học Luật hà n ộ i................................. 114
C huyên đề IX. Kỹ thuật giảng dạy lớp đ ô n g ............................................. 137
C huyên đề X. Giáo án tiếng A n h ..................................................................146
C hưong trìn h giảng dạy chi tiết áp dụng với khung chương trình
mới 150 tiế t......................................................................................................... 159
N H Ũ N G N G Ư Ờ I T H A M G IA T H ự C H IỆ N ĐỂ TÀ I:
1. G iảng viên C á p T hị T h an h Bình
2. G iảng viên N guyễn Thị X uân D ung
3. G iảng viên N guyễn Thị Bích N hung
4. G iảng viên Lê T hị Kim D ung
5. G iảng viên T rầ n T hị H iên
6. G iảng viên N guyễn Thị Bích H ồng
7. G iảng viên Lê T hị Mai H ương
8. G iảng viên N guyễn Thị P hư ơng
9. G iảng viên T rầ n T huý L oan
10. G iảng viên Vũ T hị T h a n h V ân
11. G iảng viên H o à n g Thị K h án h V ân
12. G iảng viên N guyễn Thị Việt
XÂY DỤNG VÀ ĐỔI MỚI
CHƯƠNG TRÌNH & PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIÊNG
ANH PHÙ HỢP VỚI KHUNG CHƯƠNG TRÌNH MỚI
C ù Thuỳ Trang - Giảng viên
PHẦN THỨ NHẤT
TỔNG QUAN VỂ ĐỂ TÀI N G H IÊN c ứ u
Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu hội nhập kinh tế, ngoại ngữ
đã trở thành một trong những phương tiện giao tiếp hết sức cần thiết. Vì
vậy, hầu hết các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội..., ngoại ngữ là một tiêu
chí bắt buộc khi tuyển dụng cán bộ. Yêu cầu đòi hỏi của các nhà tuyển
dụng lao động đã gây tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người lao
động đặc biệt là sinh viên mới ra trường về việc học ngoại ngữ.
Thực trạng năng lực ngoại ngữ của sinh viên mới tốt nghiệp của các
trường đại học nói chung, Trường Đại học Luật nói riêng, trong những
năm gần đây cho chúng ta thấy hầu hết sinh viên không đáp ứng được yêu
cẩu về ngoại ngữ khi thi tuyển dụng. Từ đó ta thấy có nhiều nguyên nhân
cả khách quan và chủ quan dẫn đến thực trạng này.
Một trong nhũng ngun chủ quan chính đó là việc khi cịn học tập
trong trường đại học đa số các em còn thụ động trong việc học ngoại ngữ.
Ngồi giờ học chính khố trên lớp, chưa tìm được một phương pháp học
hữu ích cho bản thân, chưa năng động trong việc học ngoại ngữ hoặc chủ
động học thêm ngoại ngữ nhằm trang bị cho mình một vốn kiến thức làm
hành trang cho tương lai.
Ngồi ra ngun nhân khách quan có tác động khơng nhỏ đến việc
dạy và học ngoại ngữ trong trường Đại học Luật Hà nội là do yêu cầu của
chương trình đào tạo cử nhân luật bị rút ngắn từ 5 năm xuống cịn 4 năm.
Thêm vào đó một số mơn học mới được đưa vào chương trình đào tạo, do
đó buộc phải giảm thời lượng của một số môn học và ngoại ngữ là một
trong những môn học phải giảm số lượng tiết nhiều nhất. Cụ thể từ 450 tiết
xuống cịn 350 tiết áp dụng đối với các khố 26, 27 và J50 tiết áp dụng từ
khoá 28 trở đi.
Từ đó chúng ta thấy, với thời lượng có hạn, quá ít ỏi mà phải đạt
được yêu cầu đào tạo đạt kết quả tốt và đạt được mục tiêu của Bộ Giáo
dục và Đào tạo đề ra đối với các trường không chuyên ngoại ngữ. Điều
này đã đặt ra một thách thức lớn đối với các giáo viên dạy ngoại ngữ là :
thời lượng có hạn cịn mục tiêu đề ra quá lớn.
Như vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là phải cải tiến nội dung và phương
pháp giảng dạy như thế nào cho phù hợp? Áp dụng giáo trình gì? Cách tổ
chức lớp học như thế nào cho hợp lý? Làm thế nào để phát huy hiệu quả
nhất cúa số lượng giờ q ít ỏi?
Với những băn khoăn để tìm ra câu trả lời, các giáo viên Tổ Anh
văn đã thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học này nhằm mục đích khơng
ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như cách thức tổ chức, quản
lý để nâng cao chất lượng giảng dạy,đáp ứng được mục tiêu đào tạo của
nhà trường và địi hỏi của xã hội.
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN c ứ u ĐỂ t à i
Là một cơ sở đào tạo luật học lớn nhất của cả nước, đổng thời là nhà
cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội, Trường Đại học Luật nhận rõ trách
nhiệm đào tạo của mình. Vì vậy, một Irong những vấn đề quan tâm nhất
của nhà trường hiện nay là cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo luật nói chung và phải có những giải pháp riêng để
áp dụng, đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học ngoại ngữ , đổi mới
chương trình nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học ngoại ngữ trong
trường Đại học Luật hiện nay.
Tìm ra được những giải pháp này cho vấn đề này là một đòi hỏi
khơng nhỏ đối với giáo viên ngoại ngữ nói chung và giáo viên tiếng Anh
nói riêng. Do đó việc nghiên cứu đề tài này là một yêu cầu cấp thiết đối
với các giáo viên tổ tiếng Anh đê giúp cho việc thực hiện chương trình mới
có hiệu quả. Các nội dung nghiên cứu của đề tài đã được nêu ra trong các
chuyên đề riêng nhung đều nhằm mục đích chung là phục vụ mục đích
nghiên cứu trước m ắt và lâu dài trong quá trình đào tạo tiếng Anh cho sinh
viên của Đại học Luật.
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u ĐỂ TÀI
Tiếng Anh có một vị trí chủ chốt trong việc dạy và học ngoại ngữ
của trường Đại học Luật hiện nay. Số lượng sinh viên chiếm đa số, vượt
trội hơn hẳn so với những môn ngoại ngữ khác như Nga văn, pháp văn.
Trong các trường không chuyên ngữ, ngoại ngữ được xác định là một môn
học bổ trợ trong quá trình đào tao đại học. Tuy nhiên, ngoại ngữ do có đặc
trưng riêng của nó mà trở nên ngày càng quan trọng trong quá trình đào
tạo Irong các trường đại học. Thực tiễn cùng với các định hướng phát triển
đất nước đã chứng tỏ ngoại ngữ ngày càng không thể thiếu được trong các
trường đại học chuyên ngành.
Mặc dù vậy do yêu cầu của chương trình đào tạo cử nhân Luật bị
rút ngắn, thời lượng của môn ngoại ngữ bị cắt giảm là điều không thể
tránh khỏi. Từ 450 tiết xuống 350 tiết và cuối cùng là 150 tiết. Số lượng
giỡ như vậy nhưng chất lượng giảng dạy và học tập
đòi hỏi cao hơn.
Trong điều kiện khi chưa có một chương trình, phương pháp thích hợp với
khung chương trình mới, do vậy đề tài này là sự khởi đầu cho một sự thay
đổi về chương trình giảng dạy và nâng cao chất lượng dạy và học tiếng
Anh trong trường Đại học Luật.
Các nội dung nghiên cứu của để tài đã được tiến hành đi từ kết quả
điều tra khảo sát trình độ, đặc điểm về nhu cẩu, xuất phát điểm của sinh
viên khố 28 thơng qua bộ câu hỏi điều tra và bài thi kiểm tra trình độ;
nghiên cứu , phân tích đặc trưng cơ bản của giáo trình Headway
Elem entary- coi đó là những cơ sở cần thiết để đưa ra những nguyên tắc,
những phương pháp giáng dạy cho phù hợp với khung chương trình mới
hiện đang áp dụng cho các môn ngoại ngữ của trường Đại học Luật.
1.
Khảo sát đầu vào của sinh viên năm thứ nhất khoá 28
(questionnaire, placement test)
Đê xác định cấp độ và khảo sát phương pháp giảng dạy hiện đang
được áp dụng nhằm đưa ra được nhũng phương pháp thích hợp nhằm mang
lại hiệu quả cao trong việc dạy và học ngoại ngữ.
Học ngoại ngữ là một hoạt động giao tiếp phức tạp, đổ đạt hiệu quả,
hình thành và phát triển kỹ năng ngơn ngữ cho người học là vơ cùng quan
trọng. Ngồi việc phát huy vai trị tích cực của sinh viên, giáo viên phải có
phương pháp thích hợp, giáng dạy theo đường hướng kết hợp bốn kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết trong ngoại ngữ.
Từ đó đề ra yêu cầu phương pháp giảng dạy phải đáp ứng với mục
tiêu đào tạo là rèn luyện một cách tổng quát 4 kỹ năng giao tiếp nhưng
chú trọng đến kỹ năng đọc và viết nhằm trang bị một kiến thức cơ bản về
ngữ pháp, phong cách tiếng Anh và từ vựng về những vấn đề hàng ngày và
một số vấn đề có liên quan đến giao tiếp Quốc tế thơng thường.
Xác định rõ mục đích và u cầu của việc giảng dạy 150 tiết sinh
viên sẽ đạt được lượng kiến thức ở mức độ nào, tổ tiếng Anh đã tiến hành
khảo sát đầu vào đối với sinh viên khoá 28 bao gồm phiếu điều tra
(questionnaire) và bài kiểm tra trình độ (placement test) sau 5 tuần học
ngoại ngữ tại trường Đại học Luật.
2.
Nghiên cứu, phân tích đặc điểm giáo trình đang sử dụng của
bộ mơn
Headway là một chương trình có 3 mức độ tiếng Anh nói chung:
Headway
Elem entary,
Headway
Pre-Interm ediate
và
Headway
Interm ediate.
Dựa vào tình hình cụ thể của trường Đại học Luật Hà nội, Bộ mơn
tiếng Anh chọn giáo trình Headway Elem entary để áp dụng cho chương
trình mới hiện nay vì tính ưu việt của cuốn sách. Tính ưu việt của nó được
thể hiện:
- Headway Elem entary giới thiệu những cấu trúc cơ bản của tiếng
Anh và phái triển chúng thông qua sự phát triển của các bài khoá khác.
Việc nhấn m ạnh cũng được đưa ra dựa vào việc mở rộng vốn kiến thức của
sinh viên về từ vụng và phát triển kỹ năng giao tiếp của họ một cách có
hiệu quả.
- Có sự cân bằng phù hợp giữa các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói.
Chương trình này phù hợp đối với sinh viên, người có nhũng hạn chế nhất
định trong việc học tiếng Anh và họ là người cần được thực hành, củng cố
những cấu trúc câu cơ bản và vốn từ vựng hạn chế ngay từ khi bắt đầu học
ngoại ngữ ở trường đại học.
IV. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ứ u ĐÊ TÀI
1. Mục đích nghiên cứu:
- Do tính chất đặc thù của mơn ngoại ngữ địi hỏi người học cần
phải đựoc rèn luyện các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói m ột cách thường
xuyên, bởi vậy thời lượng học đóng một vai trị cực kỳ quan trọng đối với
việc nâng cao khả năng ngoại ngữ của sinh viên. Do đó giữa nhu cầu nâng
cao chất lượng giảng dạy và học tập với việc cắt giảm số tiết học đặt ra
nhiệm vụ cho giáo viên bộ môn là phải xây dựng được nguyên tắc cơ bản
của việc xây dựng một chương trình mơn học cho phù hợp với khung
chương Irình mới.
-
Xây dựng được phương pháp giảng dạy mới trong chương trình
giảng dạy về ngữ pháp, từ vựng, các tình huống v.v.v.
Với yêu cầu cấp thiết trong giảng dạy ngoại ngữ hiện nay, với thời
lượng 150 tiết sinh viên đạt được gì? Từ đó Bộ mơn xác định được những
đặc điểm chính của giáo trình đang được sử dụng nhầm giúp sinh viên
trong một thời lượng như vậy có điều kiện để vận dụng vốn kiến thức cơ
bản đã học bằng cách thực hành kỹ năng đọc và viết, nghe và nói (trong
đó kỹ năng đọc và viết là chủ yếu). Đưa các dạng bài tập khác nhau để vận
dụng kiến thức ngữ pháp, kiếm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Trong phạm vi có hạn, đề tài này chỉ nhằm nghiên cứu về xây dựng
và đổi mới chương trình dựa trên giáo trình có sẵn để đưa ra một chương
trình thích hợp và phương pháp giảng dạy tiếng Anh phù hợp với khung
chương trình mới áp dụng riêng cho trường Đại học Luật Hà nôi. Do đó
kết quả của đề tài này khơng dùng để áp dụng đối với các trường khác.
KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u CỦA ĐỂ TÀI
Học và dạy ngoại ngữ là một hoạt động giao tiếp phức tạp, để đạt
hiệu quả trong giảng dạy cũng như trong học tập, hình thành và phát triển
kỹ năng ngơn ngữ cho người học là vơ cùng quan trọng. Ngồi việc phát
huy vai trị của sinh viên, giáo viên phải có phương pháp truyền đạt thích
hợp với đối tượng học, giảng dạy theo đường hướng kết hợp bốn kỹ năng,
trong đó hình thành và phát triển kỹ năng đọc và viết đóng vai trị chủ yếu
VI mục đích đào tạo.
Như chúng ta đã biết sinh viên thi vào trường Đại học Luật dự thi
hai khối A,
c, do đó các em chỉ dự thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ trong kỳ
thi tốt nghiệp phổ thông. Hầu hết sinh viên Luật là ở nơng thơn, vùng cao,
miền núi, từ đó ta thấy một khó khăn là sự hạn hẹp và khơng đồng đều về
mặt kiến thức nền của các em. Mặc dù đã học ngoại ngữ ở phổ thông
nhưng kiến thức chung của các em cịn rất hạn chế và có sự chênh lệch
khá rõ rệt giữa học sinh thành thị và nông thơn. Nhưng bên cạnh đó cũng
có nhiều sinh viên đã có nhiều năm học tiếng Anh ở trường phổ thơng, đó
cũng là một thuận lợi đáng kể vì các em này đã có một trình độ ngoại ngữ
làm cơ sở cho việc phát triển các kỹ năng.
I. XÂY DỤNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
l.Phân tích nhũng đặc điểm, nội dung của giáo trình
Giáo trình Headway Elementary của tác giả John &Liz Soas, Nhà
xuất bản Oxford University Press, có bố cục hợp lý, lơgíc và khoa học; có
nhiều hoạt động hướng vào phát triển kỹ năng nghe nói đọc viết; chủ điểm
và các tình huống được thiết kế một cách cụ thể thiết thực lý thú và gắn
liền với thực tế; vốn từ vựng phong phú; vốn kiến thức phù hợp với trình
độ chung.
1.1. N h ữ n g đặc điểm chính của giáo trình H eaw ay Elem entary
Headway Elementary có 3 đặc điểm chính, đó là: sự năng động, sự
quan tâm, sự kết hợp.
a. S ự n ăng động:
Mỗi một bài của Headway Elementary ngoài điểm mấu chốt của
kiến thức còn rất chú trọng đến phạm trù ngữ pháp và vốn từ vựng cơ bản
vói các mục như presentation, gram m ar, practice, reading and writing,
listening a n d speaking. Sau 4 bài có 1 bài Stop a nd C heck để ôn tập và
kiểm tra những phần ngữ pháp cơ bản đã học, hơn nữa nhằm củng cố ngôn
ngữ của phần mấu chốt.
b. S ự quan tâm:
Chìa khố cho việc học thành cơng là mục đích Headway
Elem entary giới Ihiệu và thực hành ngôn ngữ trong nội dung mà những
nội dung này đều có liên quan đến cuộc sống và lối sống hiện đại, mối
quan tâm của người học.
c. S ự k ế t hợp:
Việc học ngoại ngữ là một quá trình gồm nhiều mức độ phức tạp mà
nó địi hỏi một phạm vi rộng của những sự tiến bộ khác nhau, từ phân tích
và thơng tin có nguyên tắc đến tự do giao tiếp. Headway Elementary cung
cấp phạm vi cần thiết của sự phản ánh, thực hành, sử dụng và liên kết
những yếu tố này với nhau trong cấu trúc một bài có sự kết hợp mà nó bao
gồm sự phát triển vũng chắc với sự sử dụng nhuần nhuyễn kiến Ihức đã
học.
1.2 N h ữ n g nội dung của giáo trình
a. N g ữ pháp:
Phần ngữ pháp giới thiệu và thực hành về phạm vi cấu trúc. Mõi một
phần gồm có 3 giai đoạn:
- Ngữ pháp trong sử dụng: Trong giai đoạn này sinh viên sẽ nhận
Hết ngữ pháp cơ bán trong phần bài khoá giới thiệu hoặc trong hài hội
thoại.
- Những nguyên tắc : ở đây những trích dẫn từ bài khố hoặc hội
thoại làm minh họa cho cách cấu tạo và sử dụng của cấu trúc. Có thể sinh
viên được yêu cầu sử dụng những ví dụ và kiến thức họ đã học để tìm ra
những nguyên tắc cho cấu trúc ngữ pháp cơ bán.
- Thực hành: Trong giai đoạn này đưa ra những hoạt động trong đó
sinh viên sử dụng những cấu trúc. Nhũng bài tập được đưa ra theo từng
cấp độ và sự nhấn mạnh là sinh viên có khả năng áp dụng những cấu trúc
ngữ pháp đã học để nói về cuộc sống của riêng mình.
b. T ừ vựng:
Phần này chú trọng đến lĩnh vực từ vựng như: thực phẩm và đồ
uống, miêu tả ngơi nhà của mình, quần áo, thời tiết v.v..., về những khía
cạnh nói chung của từ vụng, hoặc cụm động từ. Phần từ vụng được chú
tiọng trong phần đọc và viết, nghe và nói, và phần tiếng Anh sử dụng
trong ngôn ngữ hàng ngày.
c. Các k ỹ n ă n g p h á t triển ngôn ngữ:
Việc sử dụng hàng loạt những bài khoá, các kỹ năng như: R eading
and W ritin g , hai kỹ năng này nhằm phát triển kỹ năng đọc và viết của
sinh viên thông qua sự khác nhau của các loại bài tập, và mở rộng vốn từ
vựng. Phần đọc và viết cịn bao gồm từ vựng có liên quan đến đoạn đọc,
chẳng hạn như: nghề nghiệp, giới từ chỉ sự chuyển động hoặc chí phương
hướng. Trọng tâm ngôn ngữ giới thiệu và thực hành phạm vi về ngữ pháp
cơ bản cách viết của thời quá khứ... Phần đọc và viết kết thúc với phần bài
viết dựa trên bài đọc mà sinh viên đã đọc. Hai kỹ năng đọc và viết được
kế' hợp chặt chẽ với nhau.
Hoặc kỹ năng Listening and Speaking hay
Reading and
Speaking: Sau mỗi bài nghe hoặc bài đọc, sinh viên có thể được yêu cầu
trả lời một số câu hỏi có liên quan đến bài nghe hoặc bài đọc đó nhưng có
tính thực tế hơn mục đích nhằm phát triển khả năng nghe nói của các em;
Reading and Listening: Kỹ năng này nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận
ngôn ngữ của sinh viên để tiến hành các hoạt động tiếp theo một cách dễ
dàng hơn.
Qua việc phân tích đặc điểm của giáo trình, nội dung nghiên cứu
của đề tài đã chú trọng đến nhũng thực tế này sau khi khảo sát trình độ
thực tế của sinh viên K28 chúng tôi đã đi sâu vào nghiên cứu những
chuyên đề có liên quan đến nội dung giảng dạy và học.
2.
Khảo sát đánh giá trình độ và việc học tiếng Anh của sinh
viên khoá 28 năm thứ nhất đại học Luật Hà nội
Đây là một công việc cần thiết phải tiến hành và mang tính cấp thiết
mà bộ môn đã tiến hành. Từ kết quả của cuộc điều tra bộ mơn lập ra
chương trình giảng dạy và tìm ra các phương pháp giảng dạy thích hợp.
Với 820 sinh viên tham gia cuộc điều tra, tất cả các phiếu đều được
trả lời gần như đầy đủ và nghiêm túc. Kết quả điêù tra được ghi chi tiết và
cụ thể trong chuyên đề 1.
Kèm theo phiếu điều tra, sinh viên còn làm một bài kiểm tra ở mức
độ trung bình của trình độ lớp 12 hệ 3 năm. Sau khi chấm xác suất 300
bài, kết quả thể hiện sự chênh lệch về trình độ của sinh viên khi mới vào
trường, thể hiện cho chúng ta thấy năng lực học ngoại ngữ của các sinh
viên khi mới vào trường giảm sút đáng kể so với nhũng khoá sinh viên của
các khố trước đây. Bên cạnh đó tỷ lệ sinh viên đến từ các vùng thành thị
cũng giảm xuống đáng kể vì đa số sinh viên là nơng thơn, vùng cao nơi
mà điều kiện học ngoại ngữ cịn nhiều khó khăn.
Do vậy đại đa số sinh viên đều có mong muốn học lại từ đầu chương
trình A và qua đó giáo trình Headway Elementary đang được sử dụng làm
giáo trình chính khoá là rất phù hợp.
3. Bổ sung một sô cấu trúc ngữ pháp cho phù họp với khung
chương trình 150 tiết
Trong quá trình học sinh viên gặp rất nhiều cấu trúc câu trong tiếng
Anh đi kèm giới từ . Cấu trúc tiếng Anh thường hay được sử dụng với một
hay nhiều giới từ đi kèm và mang nghĩa hoàn toàn khác. Việc nhớ và sử
dụng các cụm từ, cấu trúc ngữ pháp rất khó nên sinh viên thường nhầm lãn
và khó nhớ. Vả lại trong giáo trình đang học nhũng cấu trúc từ nằm rải
rác trong các Unit, không được đưa ra theo hệ thống, do đó với trình độ
của sinh viên hiện nay tự bản thân các em khơng thể tự mình tổng kết
những cấu trúc ngũ' pháp. Bên cạnh đó việc học thuộc lòng và sử dụng
nhuần nhuyễn được khối lượng từ vựng trong khi học cũng là một khó
khăn đối với sinh viên.
Để giúp các em có cách học hiệu quả nhất, chúng tôi đưa ra một số
cấu trúc ngũ' pháp phù hợp với chương trình mà các em đang học. Phần đề
tài này chứa đựng kiến Ihức thực hành nhiều hơn lý luận và nó bao gồm
những cấu trúc ngữ pháp đã được giới thiệu trong bài, ngồi ra cịn có
những phần bổ sung thêm nhằm hỗ trợ thêm kiến thức cho sinh viên như:
-
Cấu trúc tính từ đi với giới từ ( Adjective + preposition ).
-
Danh từ đi với giới từ ( Noun + preposition )
-
Động lừ đi với giới từ ( Verb + preposition )
-
Động từ + tân ngữ + giới từ ( Verb + object + preposition )
Bên cạnh đó một số bài tập thực hành được đưa ra nhằm giúp cho
sinh viên cúng cố lại những phần kiến thức ngữ pháp bổ sung của chương
trình, giúp cho sinh viên nắm vững ngũ' pháp , có khả năng sử dụng đúng
và chuẩn mực ngơn ngữ mình học.
4. Xây dựng chương trình chi tiết co bản - Phần từ vựng
Để việc học ngoại ngữ đạt hiệu quả, sử dụng ngơn ngữ mình học
một cách thành thạo thì vốn từ đóng vai trị khơng nhỏ. Làm thế nào để có
một vốn từ nhất định, học như thô' nào để nhớ được lượng từ khổng lồ của
tiếng Anh ngoài việc học từ theo cách thông thường mà giáo viên vẫn
hướng dẫn cho sinh viên là học thuộc lòng tất cả từ mới của bài bằng cách
vừa học vừa viết.
Trong đề tài này đưa việc học từ mới theo chủ điểm của từng bài sẽ
giúp cho sinh viên có khả năng nhớ từ nhanh hơn, sinh viên có thể vận
dụng vốn từ đã học vào việc phát triển khẩu ngữ. Ngoài ra giáo viên còn
giúp sinh viên biết cách phát âm chính xác từ, trọng âm của từ hoặc cấu
lạo từ mới: động từ sang đanh từ, hoặc danh từ sang lính từ, từ đồng nghĩa
và từ trái nghĩa, danh từ và động từ có hình thái chữ viết giống nhau, với
cách học từ vựng theo chủ điểm từng bài vốn từ của sinh viên được tăng
lên rất nhiều.
II. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MỚI:
Việc đổi mới phương pháp tổ chức giảng dạy các môn học ngoại
ngữ gắn kết chặt chẽ với cơng tác giảng dạy ngoại ngữ vì nó khơng chí
giúp cho việc giảng dạy ngoai ngũ' đạt được hiệu quả và chất lượng cao mà
còn giúp cho sinh viên một tư duy mới, một cách nhìn nhận mới về tầm
quan trọng của môn ngoại ngữ .
1. Phương pháp dạy đọc hiểu trong giai đoạn đầu
Với đặc thù riêng của Trưòng Đại học Luật, kỹ năng đọc hiểu là
một trong những kỹ năng cơ bản. Dạy đọc hiểu cho học sinh đóng một vai
trị rất quan trọng trong q trình dạy và học tiếng nước ngồi nói chung
và tiếng Anh nói riêng. Trong điều kiện dạy và học ngoại ngũ' khơng có
mơi trường tiếng thì vai trị của mơn đọc lại càng cần thiết. Qua đọc hiểu
học sinh có điều kiện tiếp xúc với nhiều văn phong khác nhau, thu lượm
nhiều thơng tin phong phú. Ngồi ra cịn giúp cho học sinh có điều kiện để
phát triển các kỹ năng nghe, nói và viết.Việc xác định đúng đắn vị trí và
vai trị của việc dạy đọc ở trường sẽ có tác dụng rất lớn trong việc khích lệ
học sinh học ngoại ngữ . Đọc còn nhằm trang bị cho sinh viên khả năng
đọc và tra khảo về chuyên môn khi nghiên cứu sách chuyên môn nhằm
phục vụ công tác nghiên cứu sau này, tạo điều kiện cho học sinh tự tìm ra
những thơng tin cần thiết cho bản thân. Đọc còn được coi như một kỹ
năng hỗ trợ cho các kỹ năng khác như kỹ năng nghe, nói, viết. Xác định
đúng mục tiêu dạy đọc sẽ giúp ích rất nhiều cho giáo viên tìm ra phương
pháp và q trình dạy thích hợp cho sinh viên.
Trước đây nhiều khi giáo viên thường cho sinh viên đọc đồng thanh
cả lớp, hoặc gọi m ột sinh viên đứng lên đọc, giáo viên có thể sửa những lỗi
sai m ẫu cho cả lớp, sau đó cho lớp trả lời câu hỏi đọc hiểu để kiểm tra
phần đọc hiểu của sinh viên. Đây là phương pháp cổ điển, khơng phát huy
được tính tích cực và chủ động của sinh viên. Do đó chuyên đề này đã đưa
ra m ột số biện pháp kỹ năng rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho sinh viên
trường Luật khối không chuyên ngữ:
+ Trang bị các kỹ năng đọc hiểu cơ bản cho sinh viên.
+ Phát huy thói quen đọc thường xuyên.
+ Tổ chức cuộc thảo luận ngắn tự do, cởi mở, giao bài tập
về nhà cho sinh viên chuẩn bị được thực hiện trên một số tiết học cụ thể
trên lớp.
2. Phát huy tính tích cực của học sinh trong việc dạy từ vựng
Trong quá trình dạy ngoại ngữ ,chú trọng và phân bố thời gian phù
hợp cho các phần của một bài học là điều cần thiết. Giáo viên phải có thủ
thuật dạy từ vựng, ngữ pháp và các kỹ năng ngôn ngữ. Chẳng hạn việc dạy
từ vụng luôn gắn liền với việc dạy 4 kỹ năng, không tách rời. Trên lớp cả
giáo viên và học sinh cần phải nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của từng
kỹ năng. M uốn phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy lừ
vựng học sinh phải được trang bị một vốn từ vựng nhất định. Trong việc
dạy từ vựng theo phương pháp truyền thống, giáo viên dùng phương pháp
dịch là chủ yếu, giáo viên thường đưa ra nghĩa tiếng Việt của các từ tiếng
Anh. Rõ ràng cách dạy này rất tẻ nhạt không gây được sự hứng thú cho
sinh viên và cũng không phát huy tính chú động, sáng tạo của sinh viên.
Xác định rõ mục đích của việc dạy từ vựng trong dạy ngoại ngữ,
một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên trong việc dạy
từ vựng đã được đề cập đến trong chuyên đề. Đó là các biện pháp nhằm
phát huy tính sáng tạo của sinh viên khi học :
-
Tăng cường sử dụng tiếng Anh đến mức tối
đa.
Phương pháp tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp, theo nhóm.
-
Hãy để học sinh tự đốn nghĩa của từ khi họ có thể.
-
Đơi khi hãy để cho học sinh tự tra từ điển.
-
Đưa ra các ví dụ và định nghĩa bằng tiếng Anh.
-
Giảng từ mới theo các nhóm từ.
Sử dụng sơ đồ.
-
Ln kiểm tra xem học sinh có hiểu từ mới không.
-
Thường xuyên ôn tâp, củng cố.
Trong một giờ dạy giáo viên có thể chọn cho mình những biện pháp
phù hợp với trình độ của từng lớp để Ihực hiện cho hiệu quả.
3.
Nghiên cứu một sô thủ thuật cơ bản trong dạy kỹ năng nghe
cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội
Ngoài ra kỹ năng nghe hiểu cũng được đề cập Irong đề tài vì tính
quan trọng của nó trong q trình dạy và học ngoại ngữ. Nghe hiểu là một
trong những kỹ năng cơ bản, quá trình giao tiếp trực tiếp bằng phương tiện
âm thanh. Nó là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của giao tiếp.
Việc dạy nghe hiểu phải được gắn liền với việc dạy từ và ngữ pháp. Vì vậy
nó cần được vận dụng đúng đắn, sáng tạo trong quá trình giảng dạy.
Trong giao tiếp, việc nghe hiểu có mối quan hệ chặt chẽ với việc
nắm bắt m ột khối lượng từ vựng và các cấu trúc ngữ pháp. Nhờ có từ vựng
mà ngôn ngữ trở thành một phương tiện giao tiếp và từ vựng lại có mối
quan hệ chặt chẽ với ngữ pháp v.v... Như vậy các kỹ năng đều có mối quan
hệ khăng khít với nhau khơng thể tách rời, kỹ năng này hỗ trợ đắc lực cho
việc phát triển kỹ năng kia.
Trong chuyên đề này đã đề cập đến những khó khăn sinh viên
thường gặp khi luyện kỹ năng nghe và những khó khăn của giáo viên khi
dạy mơn nghe.
Phương pháp nghe đang được áp dụng tại trường: Đó là phương
pháp dạy nghe truyền thống thường giáo viên làm việc là chủ yếu, sinh
viên hầu như không tự làm việc, hay vận dụng từ mới hay cấu trúc mới
trong bài nghe vào các hoạt động ngơn ngữ của mình.
4. Chính tả - Một phương pháp mới tạo khả năng mói trong việc
thực hiện các kỹ năng học ngoại ngũ
Ngồi ra giáo viên có thể tạo tính tích cực chủ động của sinh viên
trong việc học, luyện viết từ vựng và kỹ năng nghe bằng mơn chính tả. Vì
chính tả là m ột trong số những bài tập mà nếu làm tốt thì các hoạt dộng đã
được giáo viên chuẩn bị sẽ tạo ra những biến đổi tích cực của học sinh
trong từng nhóm . Mơn chính tả cịn giúp học sinh phát triển khả năng nhớ
từ khi nghe và viết lại bài đọc của giáo viên. Đây là một loại hình vơ cùng
bổ ích và hấp dẫn nếu giáo viên biết cách gợi hưng phấn của sinh viên
trong quá trình học trên lớp.
Chính tả cịn hướng tới những hoạt động giao tiếp bằng lời nói, như
vậy nó giúp cho sinh viên thực hiện các hoạt đông giao tiếp với nhau rất
hữu hiệu. Có rất nhiều dạng bài viết chính tả như: chính tả điền từ, chính
tả hỏi đáp, chính tả bằng vẽ tranh, v.v... Đây là môn học rất bổ ích và hấp
dẫn nếu giáo viên và sinh viên quan tâm và hiểu thấu đáo nó.
5. Phương pháp tạo tình huống trong giảng dạy ngoại ngữ
Trong vơ số các phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, phương pháp
tạo tình huống trong giảng dạy có nhiều ưu việt. Nó tạo cho sinh viên nhu
cầu giao tiếp, nhu cầu học hỏi, khơi dậy tính tị mị mong được khám phá
cái mới, chủ động tìm kiếm thông tin. Trong một thời gian hạn chế sinh
viên có thể lĩnh hội được một số lượng từ vựng và cấu trúc câu. Và kết quả
là sinh viên cảm thấy tự tin và năng động hơn trong việc học ngoại ngữ.
Đây là một trong những phương pháp giảng dạy ngoại ngữ mới, tiên tiến
sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy
học, góp một phần khơng nhỏ tới hiệu
quả cơng tác đào tạo của nhà trường.
Phương pháp tạo tình huống trong giảng dạy là một phương pháp sư
phạm tích cực; là một phương pháp kết hợp nhiều kỹ năng giảng dạy. Học
ngoại ngữ thông qua ngữ cảnh giúp sinh viên tiết kiệm thời gian, trong
một thời lượng hạn chế có thể lĩnh hội được một khối lượng từ vựng và
mẫu cấu trúc ngữ pháp phức tạp. Ngồi ra cịn khuyến khích phương pháp
tự học đổng thời phát huy tính chủ động của sinh viên.
Chúng tôi hy vọng phương pháp này sẽ được áp dụng vào giảng dạy
ngoại ngữ ở trường để đạt hiệu quả hơn.
6.
Vấn đề kiểm tra, đánh giá và nhu cầu đổi mới phù hợp với
khung chưưng trình mới
Kiểm tra đánh giá là một khâu vô cùng quan trọng, khơng thể thiếu
được trong q trình đánh giá sự tiếp thu của sinh viên. Nó đóng vai trị
thúc đẩy hoạt động dạy và học. Kết quả thi và kiểm tra giúp giáo viên
đánh giá được hiệu quả công việc giảng dạy của mình, kịp thời có những
cải tiến về phương pháp giảng dạy cho phù hợp với trình độ học của sinh
viên. Điều đó có nghĩa là kiểm tra đánh giá ln tác động tới q trình dạy
và học. Đối với sinh viên thì kiểm tra đánh giá giúp họ xác định được mức
độ thành cơng của mình trong học tập.
Có nhiều cách tổ chức kiểm tra đánh giá như kiểm tra thường
xuyên, kiểm tra định kỳ và có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác
nhau. Nhưng từ nhiều năm nay môn ngoại ngữ chỉ thực hiện việc thi kiểm
tra cuối kỳ dưới một hình thức thi viết cổ điển với một đề thi chung áp
dụng cho cả khoá.
Từ năm 2003 hình thức thi viết vẫn được áp dụng nhưng có sự cải
tiến là áp dụng 4 đề thi khác nhau cho một kỳ thi hết học phần, do đó phần
nào cũng đã đánh giá đúng chất lượng học tập của sinh viên.
Tuy vậy để nâng cao chất lượng và đảm bảo các yêu cầu về việc
kiểm tra đánh giá, đề tài cũng đã đưa ra một số yêu cầu về đề thi như:
chính xác về mặt khoa học, đề thi phải có ý nghĩa phân loại chính xác, đề
thi phải thực hiện được.
7. Kỹ thuật giảng dạy lóp đông người:
Đây là một chuyên đề rất mới mẻ và có ích đối những lớp học ngoại
ngữ của Trường Đại học Luật. Một đặc điểm của các lớp học ngoại ngữ
của trường Đại học Luật là lớp học rất đông. Một lớp học có thể lên tới
trên 40 sinh viên với trình độ, kinh nghiệm học tập khơng đổng nhất. Do
iớp học đông sinh viên nên giáo viên sẽ vất vả và gặp nhiều khó khăn
trong khi giảng day. Với thời gian han chế, phần lớn sinh viên không đươc
thực hành trên lớp, đó cũng là một thiệt thịi lớn đối với các em. Do đó với
một lớp đơng sinh viên như vậy địi hỏi giáo viên phải có một phương
pháp dạy như thế nào cho phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất.
Đây là một nội dung cần thiết cho việc giảng dạy và tổ chức các
hoạt động học tập trên lớp đối với các lớp tiếng Anh ở trường Đại học
Luật- các lớp có sĩ số sinh viên trên dưới 40 người. Nhũng gợi ý như nhận
dạng sinh viêngiúp cho giao tiếp giữa giáo viên và sinh viên, giữa sinh
viên với sinh viên có hiệu quả; tạo khơng khí thoải mái trong giờ học.
Những gợi ý về giáo cụ trực quan và các phương tiện hiện đại có giá trị
cao. Làm được như vậy giờ học sẽ đạt hiệu quả hơn, sinh động hơn, ngồi
ra cịn tận dụng được hỗ trợ của nhà trường về kỹ thuật.
Với chuyên đề này giáo viên mong muốn đóng góp và trao đổi với
các bạn đồng nghiệp những kinh nghiệm rút ra được từ nhiều năm công
tác của bản thân mình để cùng nhau nâng cao chất lượng giảng dạy ngày
một tốt hơn.
8. Giáo án tiếng Anh:
Giáo án tiếng Anh không phải là mới mẻ đối với một người giáo
viên đã có nhiều năm đúng trên bục giảng, nhưng khi chuyên đề này được
đưa ra nó vẫn có đặc thù riêng của nó. Sự thành bại của một giờ dạy của
giáo viên phụ thuộc rất nhiều vào giáo án của họ được chuẩn bị kỹ càng
đến mức độ như thế nào trước khi lên lớp. Muốn cho giờ dạy của mình đạt
hiệu quả giáo viên phải xây dựng cho mình một giáo án phù hợp với thực
tế trình độ của học sinh trong lớp mình dạy. Trong thực tế có rất nhiều
hình íhức giáo án khác nhau mà người dạy có thể áp dụng cho từng đối
tượng học khác nhau nhưng việc lựa chọn giáo án nào cho phù hợp đỏi khi
cũng gây cho người dạy những khó khăn nhất định.
Những gợi ý về một giáo án cụ thể sẽ mang lại giá trị thực tiễn cho
đề tài.
Do vậy trong khn khổ có hạn người thực hiện chuycn đề này
mong muốn Irao đổi với các đổng nghiệp để cùng nhau tìm ra giải pháp để
xây dựng được một giáo án chuẩn nhất, nhằm ngày càng mang lại hiệu
quả cao trong công việc giảng dạy.
III. KẾT LUẬN
- Việc nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ của trường Đại học
Luật là một yêu cầu tất yếu và cấp thiết hiện nay.
- Trong điều kiện hiện nay của nhà trường, nhũng gợi ý của chúng
tôi về nâng cao cải tiến và đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy
cho phù hợp với khung chương trình mới 150 tiết sẽ góp phần tích cực vào
việc nâng cao đổi mới chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng mục
tiêu đào tạo của Bộ giáo dục và đào tạo, nhu cầu đòi hỏi của xã hội.
Đây là một đề tài nghiên cứu tập thể, nội dung đề tài là do sự đóng
góp cơng sức của các thành viên trong Bộ môn Anh văn. Mặc dù chưa có
kinh nghiệm trong việc nghiên cứu khoa học nhưng tất cả các thành viên
đã cố gắng hết sức để thể hiện tiếng nói chung trong cơng việc nghiên cứu
khoa học. Một ưu điểm nữa là sự nhất trí theo quan điểm về phương pháp
giảng dạy và các nguyên tắc áp dụng trong q trình xây dựng chương
trình. Đó là phương pháp giảng dạy theo đường hướng giao tiếp, lấy người
học làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo, chủ động của sinh viên, áp
dụng công nghệ hiện đại vào công tác giảng dạy.
Đây là một đề tài nghiên cứu rất rộng, chúng tôi mới chỉ nêu ra
được một số vấn đề, chắc chắn còn nhiều bất cập và hạn chế.
Chúng tơi mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của các đồng
nghiệp.
PHẤN THÚ BA
CÁC CHUYÊN ĐỂ NGHIÊN c ú u THUỘC ĐỂ TÀI
CHUYÊN ĐỂ I
KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ VÀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH
CỦA SINH VIÊN KHÓA 28 NĂM THỨ 1 ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
N guyễn Thị Bích N h u n g - Giảng viên
Lê Thị Kim D ung - Giảng viên
PHẦN MỞ ĐẦU
Nhũng năm gần đây, chương trình đào tạo cử nhân Luật bị rút ngắn
từ 5 năm xuống còn 4 năm. Kết quả của sự thay đổi đó kéo theo hàng loại
sự thay đổi khác. Cụ thể là thời lượng số tiết của các môn học, trong đó
có ngoại ngữ đã bị giảm bớt. Số giờ giành cho ngoại ngữ từ 450 tiết đã
giảm xuống còn 150 tiết cho 4 năm học. Điều này ảnh hưởng đến việc dạy
và học của giáo viên và sinh viên của cả trường. Thời lượng số tiết giành
cho môn học giảm xuống còn 1/3 nhưng lại phải đảm bảo được chất lượng
của sinh viên sao cho khi ra trường các em có thể có một số vốn kiến thức
để dùng trong công việc ban đầu và tiếp tục tự trao dồi thêm.
Vấn đề đặt ra cho tất cả giáo viên ngoại ngữ chúng ta là phải cùng
nhau xem xét, nghiên cứu để tìm ra được những giải pháp tối ưu nhất
nhằm đặt được mục tiêu nói trên.
Có rất nhiều cơng việc cần phải tiến hành để tìm ra các giải pháp.
Một trong những công việc quan trọng hàng đầu và mang tính cấp thiết là
chúng ta phải tiến hành điều tra việc học tiếng Anh của sinh viên năm Ihứ
nhất mới vào trường. Từ kết quả của cuộc điều tra chúng ta mới có cơ sở
để lập ra chương trình, lựa chọn giáo trình và tìm ra các phương pháp
giảng dạy thích hợp.