Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm ở địa bàn thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.11 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỒNG THỊ LAN NHI

XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN
VỆ SINH THỰC PHẨM Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Định hƣớng ứng dụng

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỒNG THỊ LAN NHI

XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN
VỆ SINH THỰC PHẨM Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật Hành chính


Mã số

: 8380102

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Định hƣớng ứng dụng

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM HỒNG QUANG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, được trích dẫn theo đúng quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn
này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Thị Lan Nhi


LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu cơng tác thực tiễn,
được sự hướng dẫn, giảng dạy của Quý thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình
của cơ quan cùng với sự đóng góp của bạn bè, tơi đã hồn thành Luận văn Thạc sỹ

Luật học. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu cùng quý thầy cô Trường Đại học Luật Hà Nội, các Giáo sư,
Phó Giáo sư, Tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cảm ơn Khoa Sau đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội thực hiện quản lý
đào tạo, cung cấp thông tin cần thiết về quy chế đào tạo cũng như chương trình
đào tạo một cách kịp thời, tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn này đúng tiến
độ.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Phạm Hồng Quang đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Thị Lan Nhi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATTP

: An toàn thực phẩm

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
BLDS


: Bộ luật dân sự

BLHS

: Bộ luật hình sự


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài ......................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................3
6. Cơ cấu của đề tài ..................................................................................................3
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ......5
1.1 Thực phẩm và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.............................................5
1.1.1 Thực phẩm ...................................................................................................5
1.1.2 Vệ sinh an toàn thực phẩm ..........................................................................6
1.1.3 Tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ..............................7
1.2 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm ........................9
1.2.1 Khái niệm ....................................................................................................9
1.2.2 Các dấu hiệu của vi phạm hành chính và các yếu tố cấu thành vi phạm
hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm..........................................9
1.2.2.2 Các yếu tố cấu thành pháp lý của vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ
sinh an tồn thực phẩm .......................................................................................10
1.2.3 Các dạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm18



1.3 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm .........20
1.3.1 Khái niệm, .................................................................................................20
1.4 Kết Luận ..........................................................................................................22
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC VỆ SINH AN TỒN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ..............................................................................................23
2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ
sinh an tồn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................................23
2.2. Thực trạng những quy định pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực vệ sinh an tồn thực phẩm tại địa bàn Thành Phố Hồ Chí
Minh. ..................................................................................................................24
2.2.1 Nguyên tắc xử phạt....................................................................................24
2.3 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an tồn thực phẩm tại Thành
phố Hồ Chí Minh ................................................................................................41
2.4. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực
phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh .........................................................................44
2.4.1 Những kết quả đạt được về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thành Phố Hồ Chí Minh .............................44
2.4.2 Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân ................................................47
2.5 Kết Luận .........................................................................................................54
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VỆ SỊNH AN
TỒN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..........55
3.1. Một số giải pháp chỉ đạo của Chính phủ về việc nâng cao hiệu quả hoạt động
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm ................55


3.2 Phân tích những quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
an tồn vệ sinh thực phẩm hiện hành. ....................................................................59
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực vệ sinh an tồn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh .......................................................................................................................64
3.3.1 Hồn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ
sinh an toàn thực phẩm .......................................................................................64
3.3.2 . Hoàn thiện tổ chức bộ máy đối với hoạt động quản lý nhà nước về vệ
sinh an toàn thực phẩm .......................................................................................65
3.3.3 Đầu tư các nguồn lực cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực vệ sinh an tồn thực phẩm ....................................................................66
3.3.4 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về vệ
sinh an toàn thực phẩm .......................................................................................67
3.3.5 Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát ....................................70
3.3.6 Xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ
sinh an tồn thực phẩm .......................................................................................71
KẾT LUẬN ..............................................................................................................72


1

LỜI NĨI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
An tồn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp
cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người.
Thực phẩm an tồn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất
lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực
phẩm gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi
người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức
khoẻ. An tồn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức
khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương
mại, du lịch và an sinh xã hội. Đảm bảo an tồn thực phẩm góp phần quan trọng
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xố đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, cơng tác bảo đảm an tồn thực phẩm ở nước ta cịn nhiều khó
khăn, thách thức. Tình trạng ngộ độc thực phẩm có xu hướng tăng và ảnh hưởng
khơng nhỏ tới sức khoẻ cộng đồng. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở nước ta cơ
bản vẫn là nhỏ lẻ, quy mơ hộ gia đình nên việc kiểm sốt an tồn vệ sinh rất khó
khăn. Mặc dù Việt Nam đã có những tiến bộ rõ rệt trong bảo đảm an tồn vệ sinh
thực phẩm trong thời gian qua song cơng tác quản lý an tồn thực phẩm cịn nhiều
yếu kém, bất cập, hạn chế về nguồn lực và đầu tư kinh phí và chưa đáp ứng được
yêu cầu của thực tiễn.
Vì vậy, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế nói chung và xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh an tồn vệ sinh thực phẩm nói riêng là công
cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương
trong quản lý hành chính của Nhà nước. Đây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan
đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết
sức quan tâm. Ngành y tế đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, các tổ chức
chính trị - xã hội triển khai nhiều hoạt động bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm


2

rộng khắp trên toàn quốc. Cùng với việc xây dựng hành lang pháp lý, hệ thống
quản lý chuyên ngành thuộc ngành y tế và ngành Nơng nghiệp được hình thành từ
Trung ương xuống địa phương.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở tìm hiểu những quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an tồn vệ sinh thực phẩm gắn với thực trạng tại Thành phố
Hồ Chí Minh để từ đó luận văn nêu ra được những thành tích đạt được, những điểm
tích cực, những vướng mắt, khó khăn, bất cập trong việc thực hiện cơng tác này.
Trên cơ sở đó để phân tích ngun nhân, đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả để góp
phần hồn thiện cơ chế pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính về vệ sinh an tồn

thực phẩm.
* Nhiệm vụ của đề tài:
Xuất phát từ mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề lý luận
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an tồn vệ sinh thực phẩm, phân tích
những quy định hiện hành, thực trạng áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh từ đó
nêu ra những vấn đề bức thiết, khó khăn cần hồn thiện đồng thời đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả nhằm góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật trong xử phạt
vi phạm hành chính về vệ sinh an tồn thực phẩm.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: của luận văn là vấn đề xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an tồn vệ sinh thực phẩm ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong giới hạn nghiên cứu của một luận văn tốt
nghiệp , Tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số quy định của pháp luật về an toàn vệ
sinh thực phẩm như: nguyên tắc, thẩm quyền, hình thức xử phạt, mức phạt, biện
pháp khắc phục hậu quả, trình tự, thủ tục xử phạt. Từ đó phân tích thực trạng, nêu
ra những hạn chế,khó khăn, bất cập và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả. Thực


3

trạng nghiên cứu của đề tài được giới hạn cụ thể là xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
trong 5 năm gần đây. Từ thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh đưa ra những đề
xuất giải pháp trên địa bàn này cũng như có những đề xuất chung cho tình hình của
cả nước.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ đề tài, Tôi sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, kết hợp với các
phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp,… để hoàn thành đề tài.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an tồn vệ sinh thực phẩm, phân tích những bất cập về những quy
định mới. Để từ đó hồn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện tổ chức bộ máy đối
với hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Để thấy được thực
trạng xử phạt vi phạm hành chính an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Thành
Phố Hồ Chí Minh, phân tích những nguyên nhân dẫn đến hạn chế , và nêu ra được
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác triển khai.
6. Cơ cấu của đề tài
Đề tài gồm: Trang bìa, trang phụ bìa, lời cam đoan, danh mục từ viết tắt, lời
nói đầu, 03 chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo.
Chƣơng 1
Cơ sở lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ
sinh an tồn thực phẩm.


4

Chƣơng 2
Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực
phẩm trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
Chƣơng 3
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực vệ sinh an tồn thực phẩm trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí
Minh.


5

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC VỆ SINH AN TỒN THỰC PHẨM
1.1 Thực phẩm và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
1.1.1 Thực phẩm
Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt thì thực phẩm là một dạng thức ăn
nói chung, thức ăn như thịt, cá, trứng, rau... ăn kèm với những thức cơ bản là lương
thực (gạo, mì...).1 Thực phẩm hầu như xuất hiện xuyên suốt trong bữa ăn hàng ngày
của con người, cung cấp năng lượng cho con người duy trì sự sống.
Với một cách tiếp cận rộng hơn, thực phẩm hay còn được gọi là thức
ăn được xem là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột
(cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước, mà con người hay
động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh
dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích. Các thực phẩm có nguồn gốc
từ thực vật, động vật, vi sinh vật hay các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên
men như rượu, bia. Mặc dù trong lịch sử thì nhiều nền văn minh đã tìm kiếm thực
phẩm thơng qua việc săn bắn và hái lượm, nhưng ngày nay chủ yếu là thông
qua gieo trồng, chăn nuôi, đánh bắt và các phương pháp khác.2
Dưới góc độ pháp luật, “Thực phẩm được hiểu là sản phẩm mà con người
ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm

1

truy cập ngày 10 tháng 07
năm 2018
2

truy cập ngày 10 tháng 07
năm 2018



6

không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm”3. Định
nghĩa ngắn gọn nêu trên của luật An toàn thực phẩm năm 2010 giúp chúng ta hình
dung về thực phẩm một cách khá rõ ràng và tồn diện. Theo đó, thực phẩm khơng
chỉ ở dạng tươi sống mà còn ở dạng đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Với cách
định nghĩa này, các cơ quan chức năng sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định trách
nhiệm đối với các chủ thể có hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.1.2 Vệ sinh an tồn thực phẩm
Hiện nay có 2 khái niệm đang được sử dụng rộng rãi: vệ sinh thực phẩm
(food hygiene) và an toàn thực phẩm (food safety).
- Vệ sinh thực phẩm:
Vệ sinh, tùy vào mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khác nhau mà “vệ sinh” được định
nghĩa theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, một cách chung nhất có thể hiểu đơn
giản “vệ sinh” là “làm sạch”.
Ví dụ: “vệ sinh đường phố ” được hiểu là thực hiện một số biện pháp để đạt
được mục đích là làm sạch sẽ đường phố; “vệ sinh môi trường” là làm sạch môi
trường, làm cho môi trường không bị ô nhiễm, nhiễm bẩn,…
Vệ sinh thực phẩm là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm khơng chứa vi
sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm vệ sinh thực phẩm còn bao gồm
khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm.
- An tồn thực phẩm:
Từ góc độ khoa học, an toàn thực phẩm được hiểu là khả năng không gây
ngộ độc của thực phẩm đối với con người.

3

Khoản 20 điều 2 luật An toàn thực phẩm 2010



7

Trên phương diện pháp lý, theo quy định của Luật an toàn thực phẩm năm
2010, “An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức
khỏe, tính mạng con người”4
Như vậy, so với “vệ sinh thực phẩm”, “an tồn thực phẩm” là khái niệm có
nội dung rộng hơn do yếu tố gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người có trong
thực phẩm khơng chỉ giới hạn ở vi sinh vật.
Từ hai khái niệm nêu trên, có thêm một khái niệm thứ ba được dùng khá phổ
biến trong đời sống hàng ngày, trong sách báo pháp lý và trên truyền thơng - Vệ
sinh an tồn thực phẩm (VSATTP). Theo đó, vệ sinh an tồn thực phẩm là cách
nói tổng hợp chỉ các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không
gây hại đến sức khỏe, tính mạng của con người.
1.1.3 Tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Như đã đề cập ở phần mở đầu, thực phẩm và sử dụng thực phẩm là nhu cầu
thiết yếu của mọi người, mọi nhà, mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại. VSATTP là yếu tố
cần thiết để bảo vệ sức khỏe người dân, vì thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe và tính mạng của mỗi người, tác động đến sự phát triển kinh tế, thương
mại, du lịch và an sinh xã hội, ảnh hưởng đến tuổi thọ, đến chất lượng cuộc sống và
về lâu dài còn ảnh hưởng đến sự phát triển nòi giống dân tộc.
- Tầm quan trọng của VSATTP đối với sức khỏe, bệnh tật: Mọi người trong
chúng ta đều nhận thấy rằng ăn uống là một nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống, con
người muốn sinh tồn và khỏe mạnh đều phải có một cơ chế ăn uống hợp lý. Trước
mắt, thực phẩm là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ
thể, bảo đảm sức khỏe cho con người, đảm bảo duy trì sự sống của xã hội lồi
người. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải hết sức thận trọng bởi lẽ thực phẩm cũng
đồng thời có thể là nguồn gây bệnh, nghiêm trọng hơn nữa nó có thể tước đi mạng
sống của chúng ta nếu nó khơng được đảm bảo vệ sinh. Như vậy, nếu đã không đảm


4

Khoản 2 điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010


8

bảo được vệ sinh đến mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người thì giá
trị dinh dưỡng từ thực phẩm này sẽ trở về con số “0” và thậm chí quay ngược lại
làm hại đến sức khỏe chúng ta. Về lâu dài thực phẩm khơng những có tác động
thường xuyên đến sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng đến nòi giống của
dân tộc. Hiện nay, tình hình thực phẩm khơng đảm bảo vệ sinh xuất hiện tràn lan
làm cho người sử dụng những loại thực phẩm này phải gánh chịu những hậu quả
khó lường. Từ những biểu hiện ngộ độc cấp tính với nhiều triệu chứng khác nhau
tùy vào mức độ không đảm bảo vệ sinh của thực phẩm. Nguy hiểm hơn nữa khi
chúng ta khơng phát hiện được và sử dụng nó lâu dài sẽ gây nên hiện tượng tích lũy
dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể, lúc này sức khỏe con người sẽ
phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng, những căn bệnh khó chữa được phát
hiện hoặc nguyên nhân này có thể gây ra các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau nếu
không được khắc phục kịp thời. Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe đó phụ thuộc vào
các tác nhân gây bệnh.
- VSATTP tác động đến kinh tế xã hội: Từ những tác nhân ảnh hưởng quan
trọng đến sức khỏe, đời sống con người, VSATTP tác động lớn đến kinh tế - xã hội
của dân tộc. Nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là
một sản phẩm mang tính chiến lược, ngồi ý nghĩa kinh tế cịn có ý nghĩa chính trị,
xã hội rất quan trọng. Những thiệt hại khi khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực
phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong.
Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám
chữa bệnh, chi phí phục hồi sức khỏe, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm chữa bệnh
hoặc chăm sóc người thân,… Đây là những thiệt hại mà cá nhân phải gánh chịu khi

vấn đề VSATTP tác động đến. Đối với các doanh nghiệp, nhà sản xuất, đó là những
chi phí do phải thu hồi, lưu giữ, hủy bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi
nhuận,… một khi sản phẩm là thực phẩm làm ra không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng
đến sức khỏe người tiêu dùng. Hơn thế nữa, thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin với
người tiêu dùng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sau này của nhà sản xuất.
Việc này kéo theo các hệ lụy khó lường của nền kinh tế - xã hội nước nhà.


9

Do vậy, vấn đề đảm bảo VSATTP để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có
ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi
trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu
tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn
phải thức ăn bị ơ nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.
1.2 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an tồn thực phẩm
1.2.1 Khái niệm
Vi phạm hành chính về VSATTP là một bộ phận của vi phạm hành chính
trong lĩnh vực y tế được quy định cụ thể tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP. Hiện nay,
chưa có định nghĩa chính thức nào về vi phạm hành chính trong lĩnh vực VSATTP.
Nhưng từ khái niệm vi phạm hành chính nói chung và khái niệm vi phạm hành
chính trong lĩnh vực y tế nói riêng có thể nêu ra một khái niệm về loại vi phạm hành
chính này như sau: “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực VSATTP là những hành vi
có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý
nhà nước trong lĩnh vực VSATTP mà không phải là tội phạm và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt hành chính”
1.2.2 Các dấu hiệu của vi phạm hành chính và các yếu tố cấu thành vi phạm
hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm
1.2.2.1 Các dấu hiệu của vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an tồn
thực phẩm

Thứ nhất, có tính nguy hiểm cho xã hội: gây ra hoặc đe dọa gây ra những
thiệt hại về sức khỏe cho con người. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực VSATTP
hiện ngày càng phổ biến, với nhiều mức độ hậu quả khác nhau, gây nên tâm lý bất
an cho người tiêu dùng, là một trong những nguyên nhân đáng nói làm gia tăng
bệnh tật, đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo trong nhân dân, đẩy các bệnh viện tuyến
trên vào tình trạng quá tải, đặt xã hội trước một trạng thái mất an toàn... Tuy nhiên,
mức độ nguy hiểm cho xã hội của các vi phạm hành chính trong lĩnh vực này thấp


10

hơn tội phạm, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, nghĩa là những
thiệt hại mà chúng gây ra hoặc đe dọa gây ra cho xã hội là chưa đáng kể.
Thứ hai, là những hành vi (bao gồm cả hành động và không hành động) trái
với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trên một lĩnh vực liên quan mật
thiết đến sức khỏe, tính mạng của con người – vệ sinh an toàn thực phẩm - đồng
thời còn trái với đạo đức xã hội, gây bất bình trong dư luận.
Thứ ba, là hành vi có lỗi. Rất nhiều trường hợp vi phạm hành chính về
VSATTP với lỗi cố ý gián tiếp (thể hiện sự vơ cảm, sự bất lương, hám lợi của
khơng ít các chủ thể tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong điều kiện nền
kinh tế thị trường).
Thứ tư, được thực hiện bởi các chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm hành
chính, bao gồm cả các cá nhân và tổ chức. Chủ thể rất đa dạng: từ những người bán
hàng rong, những người kinh doanh thức ăn đường phố, hộ gia đình đến nhà máy,
nhà hàng, doanh nghiệp… Sự đơng đảo của các chủ thể vi phạm hành chính trong
lĩnh vực VSATTP cho thấy một sự thực: bất kỳ người nào đạt đến độ tuổi luật định
và có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi cũng có thể trở thành đối tượng vi
phạm hành chính trong lĩnh vực VSATTP.
1.2.2.2 Các yếu tố cấu thành pháp lý của vi phạm hành chính trong lĩnh vực
vệ sinh an tồn thực phẩm

Cấu thành pháp lý của vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính
trong lĩnh vực VSATTP nói riêng bao gồm 4 yếu tố: mặt khách quan, mặt chủ quan,
chủ thể và khách thể. Trong khuôn khổ của luận văn, Tôi chỉ tập trung làm rõ
những nét đặc trưng của cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an
toàn thực phẩm.
* Thứ nhất là về mặt khách quan:
Mặt khách quan của một vi phạm hành chính nói chung thường bao gồm các
yếu tố: hành vi trái pháp luật, hậu quả của hành vi, mối quan hệ nhân quả, thời gian,


11

địa điểm, cơng cụ, phương tiện vi phạm…Trong đó, hành vi trái pháp luật là dấu
hiệu đầu tiên, không thể thiếu (dấu hiệu bắt buộc). Những yếu tố còn lại, tùy thuộc
vào từng vi phạm cụ thể mà có thể bắt buộc phải có hoặc khơng.
- Hành vi trái pháp luật trong mặt khách quan của các vi phạm hành chính
trong lĩnh vực VSATTP được thể hiện dưới 2 dạng: hành động và khơng hành
động. Điều đáng nói là tỷ lệ hành động và không hành động trái pháp luật khá
ngang nhau.
+ Hành động trái pháp luật: Sử dụng lại bao bì đã chứa đựng dầu, mỡ hoặc
sữa để chứa đựng thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp; sản xuất dụng cụ dùng
cho việc ăn uống, các loại bao bì để đóng gói trực tiếp thực phẩm từ các ngun
liệu, phụ gia khơng có trong danh mục cho phép do Bộ Y tế công bố; sử dụng thiết
bị, dụng cụ chứa đựng, bao gói, phương tiện vận chuyển, bảo quản có bề mặt tiếp
xúc trực tiếp với thực phẩm được làm bằng vật liệu không bảo đảm VSATTP; sản
xuất, kinh doanh các loại nơng sản có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới
hạn cho phép; sản xuất, sử dụng nước đá dùng cho ăn, uống không bảo đảm tiêu
chuẩn VSATTP theo quy định của Bộ Y tế; sản xuất, kinh doanh phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng,
thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ,

thực phẩm có gen đã bị biến đổi nhưng chưa được cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền cho phép; sản xuất, kinh doanh thực phẩm có sử dụng các chất phụ gia
thực phẩm, các vi chất dinh dưỡng, các chất hỗ trợ chế biến không được phép sử
dụng hoặc sử dụng không đúng liều lượng, giới hạn quy định hoặc không rõ nguồn
gốc xuất xứ; sản xuất, kinh doanh thực phẩm quá hạn sử dụng hoặc không bảo đảm
tiêu chuẩn vệ sinh…
+ Không hành động trái pháp luật: Một số cơ sở của doanh nghiệp có địa
điểm sản xuất khơng đáp ứng các yêu cầu về: Phải xa nguồn ô nhiễm, độc hại,
không bị tác động bởi các tác nhân gây ô nhiễm khác từ môi trường xung quanh làm
ảnh hưởng đến chất lượng an toàn thực phẩm của sản phẩm; khơng có đủ diện tích
để bố trí dây chuyền sản xuất phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, đảm bảo các


12

công đoạn sản xuất đáp ứng yêu cầu công nghệ và các biện pháp vệ sinh cơng
nghiệp. Khơng có thiết kế nhà xưởng đảm bảo các yêu cầu mặt bằng dây chuyền
sản xuất được bố trí phù hợp, khơng bị ảnh hưởng từ các nguồn ơ nhiễm như: Lị
hơi, trạm xử lý nước thải, nơi tập kết chất thải rắn, khu vệ sinh; thiết kế nhà xưởng
theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng là sữa chế
biến các loại; cách biệt giữa các khu vực: Kho nguyên liệu; kho vật tư, bao bì; kho
thành phẩm; khu vực sản xuất (chuẩn bị nguyên liệu; chế biến; chiết, rót, đóng gói
và hồn thiện sản phẩm; hệ thống vệ sinh cơng nghiệp (CIP); cơ khí động lực); kho
hóa chất; khu tập kết chất thải rắn và hệ thống thu gom xử lý nước thải; các cơng
trình phụ trợ để tránh lây nhiễm chéo; hệ thống đường giao thông nội bộ phải được
thiết kế và xây dựng đảm bảo bền, chắc, không gây bụi, đường di chuyển trên cao
phải có lan can hoặc vách ngăn dễ quan sát, bảo đảm an tồn lao động; hệ thống
thốt nước (nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước mưa) phải được thiết kế
và xây dựng riêng biệt, có nắp đậy, đảm bảo độ dốc thốt nước, khơng đọng nước
cục bộ. Khơng có kết cấu nhà xưởng đảm bảo các yêu cầu về nền nhà khu vực sản

xuất phải đảm bảo dễ thoát nước, được làm từ vật liệu bền, khó bong tróc, chống
trơn và dễ vệ sinh. Hệ thống thốt nước trong khu vực sản xuất phải có nắp đậy; các
hố ga, hố thu nước phải có bẫy ngăn mùi, ngăn côn trùng và hạn chế vi sinh vật từ
cống thoát nước thâm nhập vào bên trong nhà xưởng; hệ thống các đường ống phải
được sơn màu khác nhau và có chỉ dẫn dễ phân biệt. Khơng có hệ thống thơng gió
đảm bảo các u cầu về: nhà xưởng phải có các cửa thơng gió đảm bảo sự lưu thơng
của khơng khí, dễ thốt nhiệt và khí phát sinh trong q trình sản xuất; trường hợp
thơng gió cưỡng bức thì thiết bị điều hịa phải đảm bảo đủ khơng khí sạch, dễ lưu
thơng; khu vực đặt hệ thống thiết bị chiết rót sản phẩm phải ln khơ, thống, sạch
sẽ. Khơng có hệ thống cấp nước và chứa nước đảm bảo các yêu cầu về phải đảm
bảo đủ nguồn nước cấp đạt tiêu chuẩn; có hệ thống bơm, xử lý nước, bồn/bể chứa
nước, hệ thống đường ống dẫn luôn trong tình trạng sử dụng tốt; định kỳ kiểm tra
để tránh hiện tượng chảy ngược hay tắc nghẽn đường ống; đường ống cấp nước
phải riêng biệt, có ký hiệu riêng dễ nhận biết, dễ vệ sinh và đảm bảo an toàn nguồn


13

nước sạch, tránh tình trạng lây nhiễm; bồn/bể chứa, bể lắng, bể lọc phải phù hợp
với công nghệ xử lý nước cấp; thực hiện vệ sinh theo quy định hoặc khi cần thiết;
trong trường hợp có sự cố về chất lượng nước, lập tức dừng sản xuất và cô lập sản
phẩm sản xuất trong thời gian xảy ra sự cố; có máy phát điện và máy bơm nước dự
phịng trong trường hợp mất điện hoặc máy bơm nước bị hỏng để đáp ứng yêu cầu
sản xuất liên tục của cơ sở; nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn dùng để sản xuất sữa
được chứa và bảo quản trong thiết bị chuyên dụng đảm bảo không bị thôi nhiễm
hoặc bị nhiễm bẩn từ các nguồn ô nhiễm khác. Hệ thống cung cấp hơi nước, nhiệt
và khí nén đảm bảo các yêu cầu về nồi hơi phải được thiết kế, bố trí ở khu vực
riêng, ngăn cách với khu vực sản xuất, phải được kiểm tra, kiểm định định kỳ theo
quy định hiện hành; hệ thống đường ống cấp hơi nước, khí nén phải được thiết kế,
lắp đặt bảo đảm an tồn, có chỉ dẫn dễ phân biệt với các hệ thống đường ống khác,

phải được kiểm tra định kỳ theo quy định hiện hành. Có hệ thống thu gom, xử lý
chất thải, nước thải, khí thải đảm bảo các yêu cầu về đối với chất thải rắn phải
được thu gom và chứa đựng trong thùng hoặc dụng cụ chứa đựng phù hợp và đặt ở
vị trí phù hợp để thuận tiện cho việc thu gom, xử lý và không ảnh hưởng đến quá
trình sản xuất; các dụng cụ chứa phế liệu được ghi rõ hoặc có dấu hiệu phân biệt với
dụng cụ chứa nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm; làm bằng vật liệu
khơng thấm nước, ít bị ăn mịn; đảm bảo kín, thuận tiện để làm vệ sinh (nếu sử dụng
lại nhiều lần) hay tiêu hủy (nếu sử dụng 01 lần); phải được xử lý bởi tổ chức hoặc
cá nhân do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh
vực xử lý môi trường. Đối với nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt, khu vực
xử lý nước thải được bố trí cách biệt với khu vực sản xuất; cơng suất và công nghệ
xử lý phù hợp với lưu lượng thải tại công suất đỉnh của cơ sở sản xuất để đảm bảo
nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy định về môi trường; không được thải trực
tiếp nước thải chưa xử lý ra mơi trường xung quanh; rãnh thốt nước trong khu vực
sản xuất phải đảm bảo chảy từ nơi sạch đến nơi ít sạch hơn và đảm bảo thốt hết
nước trong điều kiện ngừng dịng chảy; hố ga phải có nắp đậy, khu vực chế biến
phải thực hiện vệ sinh cống rãnh hố ga sau mỗi ngày sản xuất; định kỳ khai thông


14

cống rãnh, hố ga theo quy định. Khí thải từ khu vực sản xuất và hệ thống lò hơi phải
được xử lý để tránh ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khác. Đối với chất thải nguy
hại phải được thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý riêng theo quy định hiện hành;
Được quản lý và xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường đối với chất thải
nguy hại. Hệ thống kho đảm bảo các yêu cầu về kho nguyên liệu, phụ gia: được bố
trí riêng biệt với khu sản xuất;nguyên liệu, phụ gia được đặt trên kệ/giá đỡ, tránh
ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp; đảm bảo các điều kiện quy định về nhiệt độ, độ
ẩm, thời gian và điều kiện lưu giữ khác theo hướng dẫn hoặc quy định của nhà sản

xuất đối với nguyên liệu, phụ gia đã mở bao nhưng chưa sử dụng hết phải bao gói
kín sau mỗi lần sử dụng và lưu kho theo quy định; nguyên liệu, phụ gia bảo quản
trong kho phải ghi các thông tin về: dấu cách tên nguyên liệu, phụ gia và thời hạn
sử dụng; đối với kho chứa sữa tươi nguyên liệu: tại các trạm thu mua trung gian
phải có hệ thống làm lạnh, có thiết bị, dụng cụ, hóa chất để kiểm tra chất lượng sữa
tươi nguyên liệu, lưu mẫu sữa thu mua; bồn bảo quản sữa tươi nguyên liệu phải có
lớp cách nhiệt, mặt trong bằng các loại vật liệu không bị thôi nhiễm, đảm bảo ln
duy trì ở nhiệt độ 4°C đến 6°C; thời gian bảo quản sữa tươi nguyên liệu tính từ khi
vắt sữa tới khi chế biến không quá 48 giờ; bồn chứa phải được vệ sinh ngay sau khi
không chứa sữa tươi ngun liệu, đảm bảo khơng cịn vi sinh vật, tồn dư hóa chất
tẩy rửa theo quy định; Thực hiện chế độ bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ theo quy
định của cơ sở. Kho vật tư, bao bì, hóa chất ; bố trí riêng biệt với khu sản xuất; Vật
tư, bao bì được sắp xếp tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp; bao bì trực tiếp tiếp
xúc với sản phẩm được bao gói theo quy định của nhà sản xuất; thời gian, điều kiện
bảo quản theo hướng dẫn hoặc quy định của nhà sản xuất; thực hiện chế độ bảo
dưỡng và vệ sinh định kỳ theo quy định của cơ sở.
- Hậu quả của hành vi: về cơ bản, các vi phạm hành chính trong lĩnh vực
ATPVSTP có cấu thành hình thức nên khơng bắt buộc phải có dấu hiệu hậu quả.
- Ngồi ra cịn có những yếu tố khác được coi là dấu hiệu bắt buộc trong
không ít cấu thành vi phạm hành chính về VSATTP: Địa điểm (Ví dụ: Nơi bày bán


15

thực phẩm chế biến sẵn để ăn ngay mà không có tủ kính che đậy, bao gói hợp vệ
sinh, xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm ở mơi trường khơng bảo đảm
vệ sinh an tồn thực phẩm…); cơng cụ, phương tiện vi phạm (Ví dụ: Khơng sử
dụng dụng cụ riêng để gắp, múc, chứa đựng các loại thực phẩm ăn ngay; các dụng
cụ chứa đựng, gắp, múc, chế biến thực phẩm không bảo đảm vệ sinh; sử dụng lại
bao bì đã chứa đựng dầu, mỡ hoặc sữa để chứa đựng thực phẩm đã qua chế biến

công nghiệp; sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc sản phẩm chế biến từ thịt gia
cầm, gia súc, thuỷ sản, rau quả do bị bệnh, bị ngộ độc, chết không rõ nguyên nhân
hoặc bị ngâm tẩm bằng các chất hoá học không được phép sử dụng…)
* Thứ hai là mặt chủ quan:
- Lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có trong cấu thành của tất cả các vi phạm
hành chính về VSATTP. Các hình thức lỗi: bao gồm cả lỗi cố ý và vơ ý. Rất nhiều
vi phạm hành chính trong lĩnh vực này được thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp và lỗi
vơ ý vì cẩu thả.
- Động cơ và mục đích: khơng phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của
tất cả các vi phạm.
* Thứ ba là, chủ thể:
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14
tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an tồn thực phẩm
đối tượng áp dụng xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá
nhân, tổ chức nước ngồi có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
trên lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể
- Cá nhân, tổ chức Việt Nam:
+ Cá nhân: Pháp luật hành chính trong lĩnh vực VSATTP khơng đánh đồng
năng lực chịu trách nhiệm của các cá nhân khác nhau khi cá nhân đó thực hiện hành
vi vi phạm. Tùy từng trường hợp mà cá nhân đó có thể bị xử phạt hay không, mức
xử phạt như thế nào… Tất cả phụ thuộc vào:


16

Một là, về độ tuổi: Độ tuổi của cá nhân vi vi phạm các quy định của pháp
luật hành chính về vệ sinh an toàn thực phẩm được chia thành các đối tượng:
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng: Người từ đủ 12
tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16

tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy
định tại Bộ luật hình sự. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có
dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà
trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý;
người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành
chính.
Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục xã, phường, thị trấn : Người từ đủ 12
tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại
Bộ luật hình sự.
Về nhóm chủ thể là người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân
dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với cơng dân khác; trường hợp cần áp
dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình
chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phịng, an ninh thì người xử phạt đề
nghị cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
+ Tổ chức: Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do
mình gây ra;
+ Cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài: Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính
trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch
Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính


17

theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Hai là: về năng lực hành vi hành chính: Năng lực hành vi hành chính biểu

thị năng lực của cơng dân thực hiện được các quyền, tự do và nghĩa vụ của mình
trên thực tế. Đó là khả năng của cơng dân bằng hành vi của bản thân mình thực hiện
được các quyền và nghĩa vụ trong quản lý nhà nước và khả năng đó được nhà nước
thừa nhận bằng pháp luật . Một cá nhân khi mắc phải các bệnh tâm thần hoặc các
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì sẽ được pháp luật
loại trừ trách nhiệm khi các cá nhân này thực hiện hành vi vi phạm, pháp luật hành
chính trong lĩnh vực VSATTP cũng khơng ngoại lệ.
Ba là, về nhóm chủ thể là người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Cơng
an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp
cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phịng, an ninh thì người xử
phạt đề nghị cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân, cơng an nhân dân có thẩm quyền
xử lý;
+ Tổ chức: Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do
mình gây ra;
- Cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài: Cá nhân, tổ chức nước ngồi vi phạm hành chính
trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch
Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
* Thứ tư là khách thể
Khách thể của vi phạm hành chính là những quan hệ xã hội được các quy
phạm pháp luật hành chính bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm xâm hại tới. Khách thể
của vi phạm hành chính trong lĩnh vực VSATTP là trật tự quản lý nhà nước trong


×