Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG VPBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.08 KB, 17 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP ĐỒNG BẢO
ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG VPBANK
I. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TIỄN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY
TẠI NGÂN HÀNG VPBANK
1. Thuận lợi
Hệ thống pháp luật của nước ta đang ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng yêu
cầu phát triển và mở rộng của các quan hệ xã hội đồng thời bắt kịp sự hội nhập với kinh
tế quốc tế. Điều này tạo điều kiện cho các ngân hàng nói chung và Ngân hàng VPBank
nói riêng có cơ sở pháp lý vững chắc hoạt động, vừa bảo vệ được quyền lợi cho những
người vay vốn, vừa bảo vệ được quyền lợi cho ngân hàng. Các văn bản pháp luật được
sửa đổi bổ sung, ban hành mới để phù hợp với điều kiện hiện tại.
Sau khi Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời, thay thế Bộ luật Dân sự năm 1995,
Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng, soạn thảo Nghị định của Chính
phủ về giao dịch bảo đảm cho phù hợp với tình hình mới. Trên cơ lấy ý kiến của các cơ
quan, tổ chức và chuyên gia có liên quan, Bộ Tư pháp đã tổng hợp, hoàn thiện dự thảo
nghị định về giao dịch bảo đảm để trình Chính phủ. Ngày 29 tháng 12 năm 2006 Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Nghị định số
163 có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 01 năm 2007 và thay thế Nghị định số
165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và bãi bỏ Nghị
định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các
tổ chức tín dụng và Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2002 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178. Do đó, quy định về
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong đó có bảo đảm tiền vay, đã được quy định tập
trung, thống nhất trong một văn bản và xóa bỏ được tình trạnh tồn tại song song hai
Nghị định của Chính phủ cùng điều chỉnh một quan hệ bảo đảm tiền vay: Nghị định số
165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Bộ luật Dân sự
năm 1995 và Nghị định số 178 hướng dẫn thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng năm
1997 (trong khi hai nghị định này chỉ được ban hành cách nhau bốn mươi ngày). Cho
nên, khi thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay, các tổ chức tín dụng và khách hàng vay,
bên thứ ba phải tra cứu, đối chiếu nhiều văn bản pháp luật khác nhau (pháp luật về giao
dịch bảo đảm và pháp luật về bảo đảm tiền vay) để áp dụng vào hoạt động thực tiễn của


mình. Vì vậy, sự ra đời của Nghị định số 163 không chỉ khắc phục được những hạn chế
nói trên mà còn góp phần hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm, tạo hành lang
pháp lý an toàn và thông thoáng cho các tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy, khung pháp lý về đăng ký giao dịch bảo đảm của Việt Nam đã từng
bước được xây dựng, hoàn thiện, đáp ứng được những mục tiêu chủ yếu: Công khai hoá
các giao dịch bảo đảm cho mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu, giúp họ có các
thông tin chính xác, tin cậy trước khi quyết định xác lập các giao dịch dân sự, kinh tế,
thương mại, đặc biệt đối với hoạt động đầu tư vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh;
Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận cầm cố, thế chấp trong
trường hợp dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự; Bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch bảo đảm, của cá nhân, tổ chức có
liên quan và phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tín dụng
ngân hàng và góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường tín dụng không những
phát triển nhanh, mà còn phát triển trong thế ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động xét xử của Toà án đối với các tranh chấp về giao dịch bảo đảm.
Nhờ hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống tin học hiện đại mà việc liên lạc hay
tìm hiểu thông tin dễ dàng khi ngân hàng và khách hàng liên lạc với nhau nhanh chóng,
dễ dàng mà không mất nhiều thời gian. Sự phát triển của hệ thống mạng giúp cho các
ngân hàng có được sự quản lý chặt chẽ hơn trong nội bộ ngành và đồng thời tạo ra sự
tiện ích cho khách hàng khi muốn tìm hiểu thông tin.
Trình độ chuyên môn của các cán bộ, nhân viên trong ngân hàng ngày càng được
nâng cao do ngày càng có điều kiện để học tập, tiếp cận với nhiều thông tin và rút ra
được những bài học bổ ích cho mình từ những kinh nghiệm của những người đi trước
và từ những bài học kinh nghiệm của nước ngoài.
Lãnh đạo Ngân hàng quan tâm chỉ đạo giám sát hoạt động của các đơn vị trong
Ngân hàng cũng như hoạt động kinh doanh chung của toàn bộ Ngân hàng. Từ đó kịp
thời đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ và điều kiện làm việc cũng như có sự phát hiện
và sửa đổi kịp thời khi có sai sót xảy ra. Điều này giúp cho việc áp dụng hợp đồng bảo
đảm tiền vay của VPBank phù hợp với pháp luật, hiệu quả được nâng cao.

2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, ngân hàng VPBank cũng gặp phải không ít những
khó khăn trong quá trình áp dụng hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Thứ nhất, việc Việt Nam gia nhập WTO và đang hội nhập với kinh tế thế giới
có thể nói là thuận lợi nhưng đồng thời cũng gây ra những khó khăn nhất định đối với
ngân hàng VPBank nói riêng và các ngân hàng thương mại đang kinh doanh ở Việt
Nam nói chung. Việc mở cửa của các lĩnh vực trong đó có Tài chính – Ngân hàng đã
đem đến cho các Ngân hàng những thách thức khi phải đối mặt với sự cạnh tranh với
các Ngân hàng nước ngoài với kinh nghiệm về quản lý và tiềm lực về tài chính. Hoạt
động tín dụng sẽ gặp phải nhiều khó khăn: về lãi suất, chất lượng dịch vụ…tức là
cũng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay của Ngân hàng. Điều này tất yếu dẫn
đến những khó khăn trong vấn đề bảo đảm tiền vay để tăng hiệu quả trong hoạt động
tín dụng nhưng cũng phải chú ý đến khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng nước
ngoài. Ngoài ra sự ra đời của nhiều Ngân hàng thương mại cổ phần đã dẫn đến sự
cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong đó có sự cạnh tranh về các điều kiện khi cho
vay.
Thứ hai, những khó khăn về vấn đề pháp lý. Mặc dù các văn bản pháp luật đã
được thay đổi, thống nhất và hoàn thiện hơn tuy nhiên không tránh khỏi vẫn còn những
điểm vẫn gây khó khăn cho các Ngân hàng trong việc áp dụng hợp đồng bảo đảm tiền
vay.
* Co
́

̣
quy đi
̣
nh kha
́
c nhau, chồng chéo giư
̃

a ca
́
c văn ba
̉
n pha
́
p luâ
̣
t
Theo các ngân hàng nói chung và Ngân hàng VPBank nói riêng, hành lang pháp
lý cho hoạt động giao dịch bảo đảm chưa hoàn chỉnh, đồng bộ và thiếu thống nhất giữa
các văn bản, việc đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện phân tán ở nhiều cơ quan khác
nhau tạo kẽ hở trong quản lý. ví dụ như cách thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử
dụng đất (Luật Đất đai năm 2003 quy định trong trường hợp không xử lý được theo
thoả thuận thì quyền sử dụng đất được bán đấu giá, trong khi đó Bộ luật dân sự quy
định bên nhận bảo đảm phải khởi kiện tại Toà án)
* Khó khăn khi công chứng giao dịch bảo đảm
Một vướng mắc tại hầu hết các ngân hàng là việc bảo đảm được hình thành trong
tương lai. Theo quy định của Luật Công chứng: “Đối tượng của giao dịch, hợp đồng là
có thật” vẫn bị cơ quan công chứng hiểu nhầm là cái phải tồn tại; điều này vô hình
trung đã loại trừ các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, tài sản hình thành trong tương
lai mà Bộ luật Dân sự 2005 và quy định về giao dịch bảo đảm đều ghi nhận.
Hiện nay, trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn cho phép chủ sử dụng
đất được chậm thi hành nghĩa vụ thuế với Nhà nước, như thuế chuyển quyền sử dụng
đất, thuế trước bạ. Tuy nhiên, khi công chứng các loại giấy tờ này để thế chấp vay vốn
ngân hàng thì các phòng công chứng đều yêu cầu phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính
với Nhà nước trước, sau đó mới tiến hành công chứng hợp đồng thế chấp. Điều này gây
ra hạn chế không nhỏ cho khách hàng muốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam, mặc dù họ có dự án khả thi.
* Khó khăn về thủ tục hành chính, trình tự, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm

Hiện nay, các trình tự thủ tục về giao dịch bảo đảm còn rườm rà, phức tạp và tốn
nhiều thời gian. Chẳng hạn như trong thủ tục xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi vốn. Bên
nhận bảo đảm phải chứng minh nhiều vấn đề trước khi có thể đưa tài sản bảo đảm ra xử
lý, như chứng minh tính hợp pháp của hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay,
tài sản bảo đảm tiền vay, chứng minh có sự vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật
khác dẫn tới việc phải xử lý tài sản bảo đảm Điêù này làm mất nhiều thời gian và gây
không ít khó khăn cho ngân hàng, dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng.
Nghị định 163/2006/CP ban hành ngày 29/12/2006 của Chính phủ quy định về
nội dung cách thức, thời gian xử lý tài sản bảo đảm nhưng chưa có văn bản hướng dẫn
và cũng không có cơ sở để yêu cầu cơ quan thi hành án tham gia cưỡng chế thu hồi tài
sản trong trường hợp người thế chấp không tự nguyện giao tài sản. Do vậy, muốn thu
hồi nợ, rút cuộc ngân hàng vẫn phải làm theo cách cũ là khởi kiện ra tòa để yêu cầu thi
hành án. Nhưng thủ tục quá rườm rà từ việc có đơn yêu cầu, ra quyết định thi hành án,
thời gian tự nguyện, biên bản làm việc của 2 bên tại cơ quan thi hành án, quyết định
thành lập hội đồng định giá và hợp đồng bán với Trung tâm bán đấu giá tài sản, quyết
định cưỡng chế về việc kê biên định giá phát mãi tài sản… Rườm rà như vậy, nên cơ
quan thi hành án không bao giờ thi hành đúng thời hạn như quyết định của bản án. Mặt
khác Hội đồng định giá do cơ quan thi hành án thành lập tự quyết định giá nên không
phù hợp với cách thức định giá như các bên thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp.
* Hệ thống đăng kí giao dich bảo đảm còn nhiều bất cập
Hiện nay, giao dịch bảo đảm được đăng ký tại nhiều cơ quan trên cơ sở phân
biệt theo loại tài sản, cụ thể: đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay thực hiện tại Cục
Hàng không Việt Nam; giao dịch bảo đảm bằng tài sản là động sản (trừ tàu bay, tàu
biển) được thực hiện tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục Đăng ký
quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp; giao dịch bảo đảm bằng tàu biển thực hiện
tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực; giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài
sản gắn liền với đất thực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở và
Phòng Tài nguyên và Môi trường. Điều này cho thấy hành lang pháp lý cho hoạt động
giao dịch bảo đảm chưa hoàn chỉnh, đồng bộ và thiếu thống nhất giữa các văn bản, việc
đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện phân tán ở nhiều cơ quan khác nhau tạo kẽ hở

trong quản lý.
* Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm hoạt động chưa hiệu quả
Nghị định số 08/2000/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký, công chứng đã đề cập
đến vấn đề xây dựng một Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm nhưng
chưa có quy định cụ thể về sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan để triển khai trên
thực tế, và đảm bảo tính khả thi. Hệ thống cơ sở dữ liêu quốc gia chưa phát huy hết
chức năng của nó. Việc cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, xây dựng hệ thống cơ
quan đăng ký giao dịch bảo đảm theo mô hình đăng ký tập trung, tin học hoá, nối mạng
giữa các cơ quan đăng ký còn bộc lộn nhiều hạn chế, yếu kém. Bên cạnh đó, hệ thống
cơ sở dữ liệu quốc gia chưa thực hiện tốt mục tiêu công khai hoá các giao dịch bảo đảm
tạo ra những bất lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc tìm hiểu thông tin về tài sản chưa
đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch dân sự, lành mạnh hoá môi trường đầu tư, gây
ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch.
* Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo đảm đưa ra chưa phù hợp.
Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản hình thành có hiệu lực kể từ
ngày ký. Đối với hợp đồng có đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thì có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký và chỉ có giá trị trong thời thời hạn 5
năm, kể từ ngày đăng ký, trừ trường hợp các yêu cầu ngày đăng ký trước thời hạn hoặc
có đăng ký gia hạn. thời hạn của mỗi lần đăng ký gia hạn cũng chỉ 5 năm (Điều 13 Nghị
định số 08/2000/NĐ-CP). Với quy định thời hạn của giao dịch bảo đảm như vậy là
chưa thực sự phù hợp với hoạt động ngân hàng. Bởi vì có một số khách hàng vay không
có khả năng thanh toán nợ đến hạn. Nhiều trường hợp mặc dù khách hàng vay vốn tín
dụng ngắn hạn đã được ngân hàng cho gia hạn theo quy định của pháp luật, nhưng khi
thời hạn gia hạn đã hết, khách hàng vẫn không thu xếp được nguồn vốn để trả nợ ngân
hàng. Công việc thu hồi nợ của ngân hàng đang được tiến hành, thì thời hạn hiệu lực
của hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản lại hết. Khi đó, nếu các bên không
yêu cầu đăng ký gia hạn kịp thời thì giao dịch bảo đảm hết giá trị pháp lý và khoản vay
có bảo đảm bằng tài sản ban đầu sẽ trở thành khoản vay không có bảo đảm.
Mặt khác, có những khoản vay có thể đến hạn trả nợ sau hàng chục năm. Nếu
hợp đồng bảo đảm có hiệu lực trong vòng 5 năm, thì khoản vay chưa đến hạn trả nợ mà

thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo đảm đã hết. Như vậy, điều này đã gây ra nhiều khó
khăn cho hoạt động của ngân hàng.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG VPBANK
1. Kiến nghị về chính sách pháp luật
Thứ nhất, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng
và phải có sự thống nhất trong các văn bản pháp luật điều chỉnh về hợp đồng bảo đảm
tiền vay với các văn bản pháp luật khác.
Cần rà soát để bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực tiễn, hạn chế các
chủ thể thiết lập, thực hiện các giao dịch bảo đảm, ví dụ như: quy định “vật bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm” (khoản 1 Điều 320 Bộ
luật dân sự), về giá trị của tài sản so với tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm (khoản
1 Điều 324 Bộ luật dân sự) hay quy định giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
bên nhận thế chấp giữ trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất (khoản 1 Điều 717,
khoản 5 Điều 718 Bộ luật dân sự)…chính những quy định này đã kìm hãm việc mở
rộng tín dụng và tạo ra những khó khăn nhất định cho chủ thể đi vay và ngân hàng. Bãi
bỏ các quy định về giao dịch bảo đảm còn mẫu thuẫn, chưa thống nhất, ví dụ như cách
thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất (Luật Đất đai năm 2003 quy định trong
trường hợp không xử lý được theo thoả thuận thì quyền sử dụng đất được bán đấu giá,
trong khi đó Bộ luật dân sự quy định trong trường hợp đó bên nhận bảo đảm phải khởi
kiện tại Toà án). Hay như đã nêu ở trên về hai cách hiểu trong quy định của luật công
chứng đã gây khó khăn cho việc công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay có tài sản hình

×