Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Thực trạng cho thuê lại lao động trong công ty kinh đô miền bắc và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.48 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN HỮU THÀNH

THỰC TRẠNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
TRONG CÔNG TY KINH ĐÔ MIỀN BẮC VÀ MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN HỮU THÀNH

THỰC TRẠNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
TRONG CÔNG TY KINH ĐÔ MIỀN BẮC VÀ MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Chuyên ngành

: Luật kinh tế

Mã số

: 60380107

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Ngân Bình

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
đƣợc trích dẫn đúng quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn
này.
Tác giả luận văn

NGUYỄN HỮU THÀNH


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn “Thực trạng
cho thuê lại lao động trong Công ty Kinh Đô Miền Bắc và một số kiến
nghị hồn thiện pháp luật”, tơi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ

của các thầy giáo, cô giáo, các anh chị em đồng nghiệp và những ngƣời thân
của tơi. Tơi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các chuyên gia
về lĩnh vực này.
Trƣớc tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Đỗ Ngân Bình, cơ đã hết
mực quan tâm, động viên, hƣớng dẫn tơi tận tình trong suốt q trình thực
hiện đề tài luận văn thạc sĩ luật học. Cô chia sẻ nhiều kiến thức và kinh
nghiệm để tôi hiểu rõ hơn về lĩnh vực mình nghiên cứu và đồng hành cùng tơi
để có đƣợc sự thành cơng nhƣ ngày hơm nay.
Tơi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Khoa sau đại học cùng các thầy giáo,
cô giáo đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu tại Trƣờng.
Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới Công ty Kinh Đô Miền Bắc, Viện
nghiên cứu và ứng dụng quản trị doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành,
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã hỗ trợ, khích lệ và giúp tơi có thêm nhiều
thơng tin đa chiều trong q trình hồn thành đề tài này.
Với tình cảm chân thành của mình, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới
sự giúp đỡ và tạo điều kiện đó để tơi có thể hồn thành tốt nhất luận văn thạc
sĩ luật học.
Tác giả luận văn

NGUYỄN HỮU THÀNH
Email:
Điện thoại: 0944444044


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bảo hiểm xã hội

BHXH


Bảo hiểm y tế

BHYT

Bảo hiểm thất nghiệp

BHTN

Công ty TNHH một thành viên Kinh Đô Miền Bắc Công ty Kinh Đô Miền Bắc
Ngƣời lao động

NLĐ

Ngƣời sử dụng lao động

NSDLĐ

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Biểu đồ về tỷ lệ lao động phân chia theo tiêu chí tham gia sản xuất,
theo tiêu chí hộ khẩu và theo tiêu chí trình độ học vấn ................tr. 34
Hình 1: Biểu đồ về tỷ lệ lao động phân chia theo tiêu chí tham gia
1

sản xuất.
Hình 2: Biểu đồ về tỷ lệ lao động phân chia theo tiêu chí hộ khẩu.
Hình 3: Biểu đồ về tỷ lệ lao động phân chia theo tiêu chí trình độ học
vấn.

2


Bảng tổng hợp kết quả khảo sát .......................................... phụ lục VI


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.
2.
3.

Giới thiệu khái quát về đề tài và tính cấp thiết của đề tài ............................. 1
Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................... 3
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn ............................................................... 6

4.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn .................................................................. 6

5.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ............................................ 7

6.

Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn .............................. 7

7.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .................................................. 8

8.

Cơ cấu của luận văn ....................................................................................... 8
CHƢƠNG 1 ................................................................................................................ 9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG VÀ
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CHO THUÊ LẠI LAO
ĐỘNG ........................................................................................................................ 9
1.1
Một số vấn đề lý luận về cho thuê lại lao động ............................................. 9
1.1.1.
Khái niệm và đặc điểm cho thuê lại lao động ............................................ 9
1.1.2.
Tầm quan trọng của việc cho thuê lại lao động ....................................... 13
1.1.3.
Phân biệt hoạt động cho thuê lại lao động với các hoạt động cung ứng
lao động khác ............................................................................................................ 16
1.2
Pháp luật Việt Nam hiện hành về cho thuê lại lao động ............................. 19
1.2.1
Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện cho thuê lại lao động .... 19
1.2.2
Quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng cho thuê lại lao động ... 21
1.2.3
Quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của các bên
trong quan hệ cho thuê lại lao động ......................................................................... 23
1.2.4
Quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp lao động liên
quan đến cho thuê lại lao động ................................................................................. 25
1.2.5
Quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra và giải quyết khiếu nại
liên quan đến cho thuê lại lao động .......................................................................... 26
1.2.6

Quy định của pháp luật hiện hành về chế độ báo cáo về việc cho thuê lại
lao động .................................................................................................................. 27
Kết luận Chƣơng 1 .................................................................................................... 28
CHƢƠNG 2 .............................................................................................................. 29


THỰC TRẠNG THUÊ LẠI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY KINH ĐÔ
MIỀN BẮC ............................................................................................................. 29
2.1
Tổng quan về cho thuê lại lao động trong khu vực và nhu cầu thuê lại lao
động tại Công ty Kinh Đô Miền Bắc ........................................................................ 29
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2

Tổng quan về cho thuê lại lao động trong khu vực .................................. 29
Nhu cầu thuê lại lao động tại Công ty Kinh Đô Miền Bắc ...................... 31
Thực trạng thuê lại lao động tại Công ty Kinh Đô Miền Bắc ..................... 34
Thực trạng các bước thẩm định hồ sơ pháp lý ........................................ 34
Thực trạng về hồ sơ pháp lý của các doanh nghiệp cho thuê lại............. 40

2.2.3
Thực trạng sử dụng lao động thuê lại Công ty Kinh Đô Miền Bắc ......... 43
2.3
Đánh giá quá trình thực hiện pháp luật về cho thuê lại lao động tại Công ty
Kinh Đô Miền Bắc .................................................................................................... 46
2.3.1
Những kết quả đạt được ........................................................................... 46

2.3.2
Những vướng mắc và nguyên nhân .......................................................... 47
Kết luận Chƣơng 2 .................................................................................................... 50
CHƢƠNG 3 .............................................................................................................. 52
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY KINH ĐÔ MI ỀN BẮC ................................................................... 52
3.1
3.2

Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về cho thuê lại lao động .................... 52
Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cho thuê lại lao động ................. 54

3.2.1
Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về các nội dung
liên quan đến giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động ........................................ 54
3.2.2
Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng liên
quan đến hoạt động cho thuê lại lao động ................................................................ 60
3.2.3
Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về quyền và
nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cho thuê lại lao động ...................................... 62
3.2.4
Kiến nghị về biểu mẫu áp dụng để ký kết giữa đơn vị cho thuê lại lao
động với bên thuê lại lao động. ................................................................................. 63
3.2.5
Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết
tranh chấp lao động liên quan đến cho thuê lại lao động ........................................ 63
3.2.6
Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra và

giải quyết khiếu nại liên quan đến cho thuê lại lao động ......................................... 66


3.3

Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về cho thuê lại lao

động cho bên thuê lại lao động nói chung và tại Cơng ty Kinh Đơ Miền Bắc nói
riêng
..................................................................................................................... 67
3.3.1
Kiến nghị về cơng tác thẩm định hồ sơ năng lực của đơn vị cung cấp ... 67
3.3.2
Kiến nghị về công tác quản lý, khen thưởng, kỷ luật, khiếu nại tố cáo liên
quan đến người lao động thuê lại ............................................................................. 68
3.3.3

Kiến nghị về công tác trả lương, thưởng, chế độ phúc lợi cho người lao

động thuê lại .............................................................................................................. 69
3.3.4
Kiến nghị về công tác tiếp tục thuê lại người lao động ........................... 69
3.3.5
Kiến nghị về thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phù hợp với danh
mục ngành nghề được cho thuê lại ........................................................................... 69
Kết luận Chƣơng 3 .................................................................................................... 70
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................
PHỤ LỤC I ..................................................................................................................
BIỂU MẪU BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP

CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG .....................................................................................
PHỤ LỤC II .................................................................................................................
BIỂU MẪU BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH NHU CẦU THUÊ LẠI LAO ĐỘNG CỦA
BÊN THUÊ LẠI LAO ĐỘNG ......................................................................................
PHỤ LỤC III ...............................................................................................................
BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG ...........................................
PHỤ LỤC IV ...............................................................................................................
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT NHANH DOANH NGHIỆP .............................................
PHỤ LỤC V .................................................................................................................
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT NHANH NGƢỜI LAO ĐỘNG ........................................
PHỤ LỤC VI ...............................................................................................................
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT ...............................................................
PHỤ LỤC VII ..............................................................................................................
HỒ SƠ DOANH NGHIỆP CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG NGHIÊN CỨU TRONG
QUÁ TRÌNH HOÀN THÀNH LUẬN VĂN ...............................................................


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Giới thiệu khái quát về đề tài và tính cấp thiết của đề tài
Trong các yếu tố của lực lƣợng sản xuất, con ngƣời đƣợc xác định là
trung tâm. Con ngƣời với sức lao động của mình đã trở thành lực lƣợng lao
động chủ yếu của xã hội. Từ q trình tiến hóa, sinh tồn và ghi dấu ấn bằng
tiếng nói, chữ viết, biết sử dụng tƣ liệu sản xuất và đặc biệt là sức lao động...,
con ngƣời đã bắt đầu lịch sử tồn tại của mình bằng việc dần thoát li khỏi tự
nhiên, “trở thành chủ thể sáng tạo”1, và biến tự nhiên phục vụ lại chính lợi ích
của con ngƣời. Q trình tạo ra của cải vật chất này của loài ngƣời đƣợc sử
sách thế giới ghi nhận qua các cuộc cách mạng nông nghiệp, cách mạng công

nghiệp lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba và lần thứ tƣ ngày nay. Dù lịch sử
vẫn đang viết tiếp nhƣng bằng việc thúc đẩy phân công lao động xã hội, sự
xuất hiện của máy móc, thiết bị và cùng với đó là các cơng trƣờng nhà máy...,
con ngƣời đã biết, đã phải sử dụng lực lƣợng lao động nhƣ là một nhu cầu
thiết yếu để phục vụ cho chính mình trong việc vận hành, sản xuất ra vật chất
cho xã hội. Trong thực tế, sức lao động ln có sẵn trong bất kỳ xã hội nào
mà khơng phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của nó cũng nhƣ hình thái xã hội
của xã hội đó. Tuy nhiên, chỉ khi đến một trình độ phát triển lịch sử xã hội
nhất định, khi nền kinh tế thị trƣờng xuất hiện thì khả năng lao động - sức lao
động của con ngƣời mới trở thành một loại hàng hóa đặc biệt. Theo C.Mác:
“Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và
tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được
người đó đem ra vận dụng khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”2. Nhƣ
vậy, hàng hóa đƣợc nói đến ở đây chính là sức lao động, cịn ngƣời lao động
khơng đƣợc xem là hàng hóa để chúng ta trao đổi trong thị trƣờng lao động.
Xu hƣớng sử dụng lao động, trong đó có xu hƣớng đi thuê lại nói riêng
dƣờng nhƣ đã trở thành một quy luật tất yếu trong quá trình phát triển này.
Tại các quốc gia có sự xuất hiện của nền kinh tế thị trƣờng, xu hƣớng này
thực sự phát triển. Nền kinh tế thị trƣờng mà ở đó hàng hóa chịu sự điều tiết
1

Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Giáo trình Triết học, Nxb. Đại học sƣ phạm, Hà Nội, tr. 375.
Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân (2016), Giáo trình tổ chức và định mức lao động, Nxb. Đại học kinh tế
quốc dân, Hà Nội, tr. 3.
2


2

của quy luật cung cầu, quy luật giá trị nên khi xuất hiện thị trƣờng lao động

thì tất yếu sẽ diễn ra q trình trao đổi hàng hóa sức lao động, giữa một bên là
ngƣời có nhu cầu thuê sức lao động và bên chủ sở hữu sức lao động đó.
Chúng ta khơng khó để nhận ra, hoạt động cho thuê lại lao động đã xuất hiện
phổ biến ở những năm 60-70 của thế kỷ XX, khi mà thế giới đang ở giai đoạn
cao trào của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Hoạt động này đặc biệt
rõ nét ở các nƣớc Âu- Mỹ và ở một số nƣớc có thị trƣờng lâu đời nhƣ Nhật
Bản, Đức, Hàn Quốc… Dù rằng trong quá khứ, thế giới đã từng chứng kiến
bức tranh mua bán trao đổi nô lệ, xem con ngƣời nhƣ một thứ hàng hóa để
phục vụ cho tầng lớp chủ nơ. Nhƣng đây hồn tồn khơng phải là tiền thân
của hoạt động cho thuê lại lao động mà cho thuê lại lao động xuất phát từ
chính nhu cầu thực tế khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh từ “giới
chủ” (ngƣời sử dụng lao động), từ việc đáp ứng nhu cầu việc làm của lực
lƣợng lao động và từ chính nhu cầu của xã hội. Có cung thì ắt sẽ có cầu về
cho th lại lao động. Tất nhiên, hoạt động này cũng đƣợc phân hóa rõ rệt chứ
khơng phải nơi nào cũng diễn ra. Nó thƣờng tập trung ở các khu vực có tốc độ
đơ thị lớn, có nhà máy phát triển và những vùng kinh tế trọng điểm, khu cụm
công nghiệp tập trung chứ không phải ở những vùng thôn quê hẻo lánh, nơi
mà thị trƣờng lao động chƣa hoàn hảo.
Tại Việt Nam, hoạt động cho thuê lại lao động đã manh nha từ những
năm 2000, do thị trƣờng lao động tại Việt Nam có nhiều đặc điểm tƣơng tự
nhƣ nhiều nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng trên thế giới. Mặc dù còn nhiều ý
kiến tranh luận trái chiều về hoạt động cho thuê lại lao động do xuất phát từ
tính hai mặt của một vấn đề. Tuy nhiên, khi thị trƣờng lao động phát triển đến
một mức độ nhất định, hoạt động cho thuê lại lao động nói riêng cần phải có
sự điều tiết kịp thời của Nhà nƣớc. Bởi nếu không quy định rõ ràng, khơng có
sự kiểm sốt thì vơ hình chung nó sẽ có nhiều hoạt động biến tƣớng và “ẩn
mình” sau đó dƣới nhiều hình thức khác nhau, dẫn đến phát sinh các vụ tranh
chấp hoặc sự “vênh” nhau giữa các địa phƣơng (có địa phƣơng thì thừa nhận
hoạt động này, có địa phƣơng lại phủ nhận). Hậu quả, trách nhiệm xử lý và
giải quyết lại là một gánh nặng rất lớn về sau này cho xã hội.



3

Vì lẽ trên, Bộ luật lao động đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm
2012, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2013 (Bộ luật lao động năm 2012)
đã lần đầu tiên ghi nhận chính thức hoạt động cho thuê lại lao động, tạo hành
lang pháp lý thuận lợi cho các bên trong quan hệ lao động đồng thời tạo thêm
cơ hội việc làm cho ngƣời lao động. Qua hơn 4 năm áp dụng quy định trên
trong cuộc sống đã giúp chúng ta có thể đƣa ra những nhận định và kết luận
mang tính hệ thống hơn, sát thực hơn; nhất là việc nghiên cứu từ các hệ thống
dữ liệu thực tế đã và đang thực thi sẽ góp những tiếng nói giá trị cho việc ứng
dụng cho hơm nay và sau này, chứ không chỉ dừng lại ở những điều cịn “mới
mẻ” nhƣ khi mới ban hành. Đó chính là lý do của việc tác giả chọn lựa đề tài
“Thực trạng cho thuê lại lao động trong Công ty Kinh Đơ Miền Bắc và một
số kiến nghị hồn thiện pháp luật”. Với việc nghiên cứu, phân tích thực
trạng áp dụng tại một công ty cụ thể, những thuận lợi và vƣớng mắc từ thực
tiễn, các góc nhìn đa chiều từ nhiều khía cạnh, tác giả cho rằng đề tài sẽ góp
phần hồn thiện hệ thống các quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động
nói chung và trên tất cả là mang tính ứng dụng cao nhất trong cuộc sống, có
thể áp dụng ngay hệ thống biểu mẫu đã nghiên cứu và xây dựng từ luận văn
này vào hoạt động thuê lại lao động của các doanh nghiệp.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Theo quan sát và thu thập của tác giả, tính đến nay chế định cho thuê
lại lao động đã qua hơn 4 năm thực hiện nên các đề tài nghiên cứu, các bài
báo, tạp chí, các bài tham luận, hội thảo, thậm chí so sánh cả chế định này
theo luật pháp Việt Nam và luật pháp các nƣớc... đã tƣơng đối bao quát, tập
trung. Cụ thể:
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội đã nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học

cấp trƣờng năm 2011 “Cho thuê lại lao động - Một hướng điều chỉnh của
pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc
tế” do TS. Nguyễn Xuân Thu chủ nhiệm đề tài. Cơng trình đã cho chúng ta
cái nhìn tồn diện dƣới góc độ pháp lý về lĩnh vực cho thuê lại lao động, kinh
2.


4

nghiệm của một số quốc gia và đề xuất những giải pháp cụ thể cho hoạt động
cho thuê lại lao động.
Các đề tài luận văn thạc sĩ của các tác giả về lĩnh vực cho thuê lại lao
động cũng đề cập sâu hơn về một hoặc một số khía cạnh có chiều sâu nhƣ đề
tài “Pháp luật về cho thuê lại lao động và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” của
tác giả Lý Thị Phƣơng Lan - Trƣờng Đại học Luật Hà Nội do TS. Khuất Thị
Thu Hiền hƣớng dẫn; đề tài “So sánh các quy định về cho thuê lại lao động
trong Bộ luật lao động Việt Nam và pháp luật Trung Quốc” của tác giả Hồ
Thị Quỳnh Trang - Trƣờng Đại học Luật Hà Nội do TS. Đỗ Ngân Bình hƣớng
dẫn; “So sánh pháp luật Việt Nam về cho thuê lại lao động với một số nước
trên thế giới” của tác giả Đặng Thị Oanh - Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà
Nội do TS. Trần Thị Thúy Lâm hƣớng dẫn; đề tài “Pháp luật về cho thuê lại
lao động của Cộng hòa Liên bang Đức và những kinh nghiệm rút ra cho Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh do TS. Nguyễn Xuân Thu hƣớng dẫn.
Việc so sánh chế định này giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật các nƣớc đã
cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn về sự tƣơng đồng và sự khác biệt để có
thể áp dụng và điều chỉnh cho phù hợp.
Ở góc độ cơ quan quản lý lĩnh vực này, trực tiếp là Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội và các Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội ở địa
phƣơng, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã xuất bản cuốn “Tài liệu
tham khảo pháp luật lao động nước ngoài” nhà xuất bản Lao động xã hội đề
cập khái quát một số quy định của các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản... về

cho thuê lại lao động; Báo cáo nghiên cứu chuyên đề của ThS. Mai Đức
Thiện - Trƣởng phòng Pháp chế lao động, nay là Phó Vụ trƣởng Vụ Pháp chế,
Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội về “Hoạt động cho thuê lại lao động
với việc sửa đổi Bộ luật lao động” cũng nhƣ các báo cáo về tình hình thi hành
pháp luật lao động về cho thuê lại lao động của các cơ quan quản lý địa
phƣơng hàng năm. Ngoài ra, một số địa phƣơng còn tiến hành các đợt khảo
sát, đánh giá nhƣ Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thành phố Hồ Chí
Minh thực hiện khảo sát “Đánh giá tình hình hoạt động cho thuê lại lao động
trên địa bàn thành phố”.


5

Về báo, tạp chí, có thể kể tên các bài viết rất có chiều sâu ở một số góc
độ phân tích nhƣ:
- Khánh Bình (2006), “Cho th lao động- Ai có lợi?” đăng trên báo Sài
Gịn giải phóng ngày 05/6/2006 tại địa chỉ: ngày truy cập 1/7/2017.
- Phan Huy Hồng và Ngô Thị Thu (2007), “Hoạt động cho thuê lại lao
động: một điều chỉnh pháp luật theo hƣớng cho phép”, Tạp chí Nhà nƣớc và
Pháp luật số 109 tháng 11 năm 2007.
- Nguyễn Xuân Thu (2010), “Lao động cho thuê lại ở Việt Nam” đăng
trên website Bộ Tƣ pháp mục nghiên cứu trao đổi ngày 25/10/2010 tại địa chỉ:
/>ngày truy cập 1/7/2017.
- Nguyễn Hữu Chí (2012), “Nguyên tắc, nội dung và hình thức pháp
luật điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động”, Tạp chí Luật học, Trƣờng
Đại học Luật Hà Nội số 7 tháng 7 năm 2012.
- Trần Thị Thuý Lâm (2012), “Khái niệm, bản chất và các hình thức
cho th lại lao động”, Tạp chí Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Số 1
năm 2012.
- Lê Thị Hoài Thu (2012), “Cho thuê lại lao động và những yêu cầu đặt

ra đối với việc điều chỉnh pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Khoa học
Đại học Quốc Gia Hà Nội, Luật học 28.
- Đỗ Thị Dung (2013), “Về quyền quản lí lao động của NSDLĐ trong
hoạt động cho thuê lại lao động”, Tạp chí Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà
Nội, Số 8/2013.
- Tú Hƣơng (2013), “Tự phát cho thuê lại lao động: Hệ lụy khó lƣờng”
đăng trên báo diễn đàn doanh nghiệp ngày 23/3/2013 tại địa chỉ:
/>ngày truy cập 1/7/2017.
- Thu Hằng (2013), “Cơ hội từ cho thuê lại lao động” đăng trên báo
Thanh Niên ngày 23/4/2013 tại địa chỉ: ngày truy cập 1/7/2017.


6

- Đào Mộng Điệp (2014), “Cho thuê lại lao động - Những vấn đề pháp
lí đặt ra và giải pháp hồn thiện”, Tạp chí Luật học. Trƣờng Đại học Luật Hà
Nội, Số 5/2014.
- Bùi Ngân (2016), “Cho thuê lại lao động, khi luật và chế tài còn
vƣớng” đăng trên báo Lao động thủ đô ngày 19/5/2016 tại địa chỉ:
ngày truy
cập 1/7/2017.
Tuy vậy, nhƣ tác giả đã liệt kê nêu trên, mặc dù có nhiều cơng trình
nghiên cứu, những bài báo tạp chí, hội nghị, hội thảo mang tính chuyên mơn
sâu cũng nhƣ bao qt nhƣng các đề tài có tính chất ứng dụng - nghiên cứu
những vấn đề mang tính ứng dụng chƣa nhiều. Theo đánh giá của tác giả, nhu
cầu cần một đề tài mang tính thực tiễn về cho thuê lại lao động là vô cùng cần
thiết. Vì vậy tác giả đã lựa chọn vấn đề “Thực trạng cho thuê lại lao động
trong công ty Kinh Đô Miền Bắc và một số kiến nghị hoàn thiện pháp
luật” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Đây là cơng trình hồn tồn độc lập và
khơng lặp lại bất kỳ cơng trình đã nghiên cứu nào. Từ việc đã và đang thực thi

pháp luật về cho thuê lại lao động tại Công ty Kinh Đô Miền Bắc, tác giả
mong muốn góp phần hồn thiện hệ thống các quy định của pháp luật Việt
Nam về lĩnh vực này trong tƣơng lai gần cũng nhƣ nâng cao hiệu quả hoạt
động cho các chủ thể cung cấp dịch vụ cho thuê lại, chủ thể sử dụng dịch vụ
cho thuê lại lao động sau này.
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là:
- Các văn bản pháp luật về cho thuê lại lao động tại Việt Nam.
- Các tài liệu thống kê, tổng kết đánh giá; các báo cáo, cơng trình nghiên
cứu, các bài viết của các tác giả trong và ngoài nƣớc về cho thuê lại lao động.
- Hoạt động cho thuê lại lao động tại Công ty Kinh Đô Miền Bắc trong
thực tiễn.
3.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về cho thuê lại lao
động; thực trạng hoạt động cho thuê lại lao động tại Công ty Kinh Đô Miền
4.


7

Bắc; kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
về cho thuê lại lao động tại Công ty Kinh Đô Miền Bắc.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Thực hiện đề tài luận văn “Thực trạng cho thuê lại lao động trong
công ty Kinh Đô Miền Bắc và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật”, tác
giả nhằm các mục tiêu và nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, tác giả kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cho thuê lại lao
động thông qua việc làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về cho thuê

lại lao động.
Thứ hai, tác giả kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về cho
thuê lại lao động cho bên thuê lại lao động nói chung và tại Cơng ty Kinh Đơ
Miền Bắc nói riêng.
Thứ ba, tác giả xây dựng và thiết kế các biểu mẫu có thể ứng dụng
ngay trên thực tế cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động, bên thuê lại lao
động nói chung và Cơng ty Kinh Đơ Miền Bắc nói riêng.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về Nhà nƣớc và pháp luật; đƣờng lối của Đảng về xây dựng Nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa để giải quyết các vấn đề về liên quan đến hoạt
động cho thuê lại lao động.
Tùy thuộc vào từng nội dung nghiên cứu cụ thể của luận văn, tác giả
cũng đã sử dụng phối hợp các phƣơng pháp đối chiếu, phân tích, đánh giá,
chứng minh, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát để hoàn thiện đề tài. Cụ
thể:
- Phƣơng pháp phân tích, đánh giá: Đƣợc sử dụng gần nhƣ trong tất cả
các chƣơng để làm rõ các tài liệu, số liệu đƣợc đề cập đến.
- Phƣơng pháp chứng minh: Đƣợc dùng để chứng minh làm rõ cho các
luận điểm, luận cứ trong luận văn.
- Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp: Đƣợc sử dụng để tổng hợp, đƣa ra kết
luận cho từng chƣơng và kết luận chung cho luận văn.
6.


8


- Phƣơng pháp so sánh để đối chiếu làm rõ các điểm mới và cũ về chế
định cho thuê lại lao động cũng nhƣ các vấn đề đƣợc nêu ra trong luận văn.
- Phƣơng pháp khảo sát thực tế các doanh nghiệp và ngƣời lao động để
tìm hiểu thực trạng hoạt động cho thuê lại lao động và việc nắm bắt hoạt động
này hiện nay đối với doanh nghiệp và ngƣời lao động.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về cho thuê lại lao động.
- Luận văn xây dựng và thiết kế các biểu mẫu có thể ứng dụng ngay
trong thực tế cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động, bên th lại lao động
nói chung và Cơng ty Kinh Đơ Miền Bắc nói riêng.
- Các kiến nghị, đề xuất đều dựa trên phân tích cơ sở lý luận kết hợp với
thực tiễn tại doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cho thuê lại lao động cũng nhƣ hồ
sơ năng lực các doanh nghiệp cho thuê lại lao động, đồng thời dựa trên kết
quả khảo sát thực tế đối với cả doanh nghiệp và ngƣời lao động nên có tính
ứng dụng cao và rất có giá trị.
7.

Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về cho thuê lại lao động và pháp luật
Việt Nam hiện hành về cho thuê lại lao động.
Chƣơng 2: Thực trạng thuê lại lao động tại Cơng ty Kinh Đơ Miền
Bắc.
Chƣơng 3: Kiến nghị hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật về hoạt động cho thuê lại lao động tại Công ty Kinh Đô Miền
Bắc.
8.



9

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CHO THUÊ
LẠI LAO ĐỘNG
1.1 Một số vấn đề lý luận về cho thuê lại lao động
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm cho thuê lại lao động
1.1.1.1. Khái niệm cho thuê lại lao động
Trên thế giới, cho thuê lại lao động là một hình thức cung ứng nhân lực
cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đƣợc áp dụng ngày càng phổ biến ở
nhiều nƣớc. Khi sản xuất ngày càng phát triển thì nhu cầu thuê lại lao động
cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Tại Việt Nam thì trƣớc năm 2012, hoạt động này
đang cịn rất mới. Theo đó tại Quyết định số 25/QĐ-TTg ngày 07/1/2008 về
việc giao triển khai nhiệm vụ soạn thảo Bộ luật lao động sửa đổi cho cơ quan
chủ trì là Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, ngày 06/9/2011, Bộ đã có
báo cáo số 68/BC-LĐTBXH trình Thủ tƣớng Chính phủ về việc tổng kết đánh
giá 15 năm thi hành Bộ luật lao động, làm tiền đề cho việc sửa đổi một cách
cơ bản, toàn diện Bộ luật lao động trình Quốc Hội khóa 13 kỳ họp thứ 3 thông
qua. Lần đầu tiên một số khái niệm liên quan đến hoạt động “cho thuê lại lao
động” đã đƣợc các cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét đƣa vào mục “vấn
đề mới” của báo cáo mà qua thực tiễn thấy rằng Bộ luật lao động năm 1994
và các văn bản sửa đổi trƣớc đó chƣa quy định (chƣa điều chỉnh) nhƣ: “Vấn
đề cho thuê nhân viên và dịch vụ cho thuê nhân viên (Laboursub-leasing,
Dispatching work)”; vấn đề “Cho thuê lại lao động” (Labour outsourcing);
vấn đề “Lao động không trọn thời gian (part time)”. Về sau này, chúng ta biết
đến một khái niệm sử dụng thống nhất là “cho thuê lại lao động” kể từ Bộ luật
lao động năm 2012. Nhƣ vậy, để xem xét toàn diện hơn ở góc độ khái niệm,
chúng ta cịn thấy một số nƣớc trên thế giới dùng dƣới nhiều tên gọi khác nhƣ
“lao động cho thuê tạm thời”; “lao động phái cử”; “cung ứng lao động”.

Nhƣ vậy, khái niệm cho thuê lại lao động đã đƣợc dùng tƣơng đối phổ
biến tại các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển trƣớc khi đƣa vào áp


10

dụng tại nƣớc ta. Qua các tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia thì tại Đức,
hoạt động cho thuê lại lao động đã diễn ra rất lâu đời, có từ những thập niên
60 - 70 của thế kỷ 20. Các nƣớc khác nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có
lịch sử áp dụng tƣơng tự. “Tại Mỹ khơng có luật liên bang về cho thuê lại lao
động. Nhƣng một số tiểu bang có luật trong lĩnh vực này”. “Tại Nhật, hoạt
động cho thuê lại lao động rất phát triển. Hoạt động cho thuê lao động đƣợc
cho phép khi Luật về thuê lại lao động (Luật số 88) đƣợc ban hành vào năm
1985”3. Tại Hàn Quốc cũng ban hành luật cho thuê lao động năm 1998. Các
nƣớc gần Việt Nam nhƣ Trung Quốc cũng đã quy định trong một chƣơng của
Luật hợp đồng lao động. Việc Việt Nam lần đầu tiên sử dụng khái niệm cho
thuê lại lao động trong Bộ luật lao động năm 2012 đã phần nào thể hiện quá
trình hội nhập về lĩnh vực lập pháp sâu rộng để đáp ứng các yêu cầu của thực
tiễn.
Trong thực tế, qua một số báo cáo của các Sở Lao động - Thƣơng binh
và Xã hội tại nhiều địa phƣơng thì việc quy định mới trong Bộ luật lao động
về hoạt động cho thuê lại lao động không đồng nghĩa với việc từ năm 2012
trở đi, hoạt động này mới diễn ra mà trƣớc đó đã xuất hiện “bán cơng khai” từ
những năm 2000 nhƣng không thông tin với cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao
động, dẫn đến phát sinh nhiều hình thức tranh chấp. Theo báo cáo tổng kết 15
năm thi hành Bộ luật lao động năm 1994 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và
Xã hội thì “hoạt động cho thuê lại lao động tuy không được phép, nhưng
hàng loạt các doanh nghiệp vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ cho thuê lại lao
động, trong đó có các tên tuổi lớn trong lĩnh vực nhân sự ở Việt Nam như
Navigos, L&A, Man Power… Các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ

thuê lại lao động cũng ngày càng nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp sản
xuất gia cơng theo tính thời vụ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi”4. Do
đó, nhu cầu cấp thiết là cần phải có sự điều chỉnh và luật hóa hoạt động cho
thuê lại lao động.
3

Nguyễn Xuân Thu (2011), Cho thuê lại lao động - Một hướng điều chỉnh của pháp luật lao động Việt Nam
trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trƣờng, Trƣờng Đại học
Luật Hà Nội, tr. 20-21.
4
Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2011), Báo cáo tổng kết đánh giá 15 năm thi hành Bộ luật lao động
số 68/BC-LĐTBXH ngày 06/9/2011, tr. 12.


11

Vậy cho thuê lại lao động là gì?
Xét về mặt cấu trúc ngữ pháp, “cho thuê lại lao động” đƣợc xem là một
cụm từ chỉ hoạt động, phải có ít nhất 3 chủ thể cùng tham gia.
Xét về mặt nội hàm, cho thuê lại lao động cần đƣợc hiểu dƣới góc độ là
việc NSDLĐ này (doanh nghiệp cho thuê lao động) cho NSDLĐ khác thuê lại
NLĐ của mình (bên thuê lại lao động) trong một thời gian nhất định theo hợp
đồng dịch vụ (hợp đồng cho thuê lại lao động) đã đƣợc ký kết giữa hai bên.
Theo đó, NSDLĐ thuê lại có quyền sử dụng, quản lý điều hành đối với NLĐ
đó và phải trả phí dịch vụ cho doanh nghiệp cho thuê lao động. Mối quan hệ
tƣơng hỗ ở đây đƣợc thể hiện đồng thời ở 3 mối quan hệ, quan hệ thƣơng mại
giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động, quan hệ lao
động giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với NLĐ và mối quan hệ sử
dụng lao động giữa bên thuê lại lao động và NLĐ. Điều này cũng phù hợp với
quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong các quy định về việc

làm tạm thời (Khuyến nghị việc làm 198) và quy định về tổ chức việc làm tƣ
nhân (Công ƣớc 181 và Khuyến nghị 188)5 cũng đã gián tiếp thừa nhận hoạt
động cho thuê lại lao động, bao gồm “những tổ chức việc làm tƣ nhân tuyển
lao động và cung ứng cho bên thứ ba. Bên thứ ba này sẽ giao việc và giám sát
NLĐ trong việc thực hiện công việc đƣợc giao”6. Tuy nhiên, mức độ chấp
thuận giữa các quốc gia lại khác nhau. Có quốc gia thì chấp thuận việc doanh
nghiệp tuyển dụng NLĐ để vào doanh nghiệp làm việc nhƣng trong quá trình
sử dụng có thể cho doanh nghiệp khác th lại, có quốc gia thận trọng hơn thì
chỉ chấp thuận cho thuê lại lao động với tƣ cách là hoạt động kinh doanh, đó
là NLĐ khi đƣợc tuyển dụng sẽ khơng làm việc cho doanh nghiệp mà đi làm
việc cho doanh nghiệp khác.
Từ phân tích trên đây, qua xem xét khái niệm về cho thuê lại lao động
theo pháp luật Việt Nam hiện hành: “Cho thuê lại lao động là việc NLĐ đã
được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao
động sau đó làm việc cho NSDLĐ khác, chịu sự điều hành của NSDLĐ sau và
5

Mai Đức Thiện (2011), Hoạt động cho thuê lại lao động với việc sửa đổi Bộ luật lao động tại Việt Nam,
Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội, tr. 29,31.
6
Mai Đức Thiện, tlđd chú thích 21, tr. 29,31.


12

vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.7” Ta có
thể thấy: “Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận hình thức cho thuê lại lao động
với tƣ cách là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp8”.
1.1.1.2. Đặc điểm cho thuê lại lao động
Tại Việt Nam, thị trƣờng lao động những năm gần đây trở nên cực kỳ

sơi nổi kể từ khi có quy định về cho thuê lại lao động trong Bộ luật lao động
năm 2012. Qua nghiên cứu, chúng ta thấy hoạt động này có các đặc điểm
nhận biết để có thể dễ dàng phân biệt sau đây:
Thứ nhất, cho thuê lại lao động là một sản phẩm của nền kinh tế thị
trƣờng, chỉ hình thành và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng.
Nếu trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sức lao động khơng đƣợc cơng
nhận là hàng hóa, vậy nên khơng ai đƣợc trao đổi, mua đi bán lại. Khi nền
kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa xuất hiện, việc thƣơng phẩm hóa sức lao
động đã nảy sinh nhƣ một nhu cầu khách quan và tất yếu. Khi đó sức lao động
chịu sự tác động của quy luật cung cầu. “Theo Đại từ điển kinh tế thị trƣờng,
lý luận về hàng hóa sức lao động vừa không gây cản trở đối với địa vị chủ
nhân của NLĐ, vừa không phá bỏ phƣơng thức phân phối theo lao động mà
các nƣớc xã hội chủ nghĩa đã theo đuổi. Điều khác biệt chỉ là ở chỗ nó phản
ánh các quan hệ kinh tế khác nhau”.9
Thứ hai, cho thuê lại lao động có sự tham gia giữa ba chủ thể (NLĐ,
doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động) trong mối quan
hệ ba bên vừa có đặc điểm cơ bản của quan hệ thƣơng mại và vừa có đặc
điểm của quan hệ lao động (quan hệ thƣơng mại giữa doanh nghiệp cho thuê
lại lao động và bên thuê lại, quan hệ lao động theo hợp đồng lao động và quan
hệ sử dụng lao động). Đặc điểm này chính là bản chất cơ bản của cho thuê lại
lao động. Theo đó, giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động và NLĐ luôn tồn
tại mối quan hệ lao động dƣới hình thức giao kết hợp đồng lao động – một
7

Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật lao động năm 2012 (khoản 1 Điều 53)
Lƣu Bình Nhƣỡng (2015), “Bình luận khoa học Bộ luật lao động 2012”, Nxb. lao động, tr. 130,131.
9
Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, Nxb. Từ điển Bách
khoa, Hà Nội, tr. 1056, trích trong tài liệu: Viện nghiên cứu lập pháp (2011), Một số khái niệm về lao động
và thị trường lao động, tại địa chỉ:

ngày truy cập 15/06/2017.
8


13

quan hệ làm công ăn lƣơng, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật lao động và các
văn bản hƣớng dẫn thi hành. Bên cạnh mối quan hệ này lại có thêm một mối
quan hệ nữa giữa doanh nghiệp cho thuê lao động và bên thuê lại lao động
thông qua hợp đồng mang tính chất thƣơng mại, chịu sự điều chỉnh của cả
pháp luật lao động và pháp luật dân sự, thƣơng mại. Điều đó cho thấy, các
quan hệ nảy sinh trong hoạt động cho thuê lại lao động vừa mang những đặc
điểm của quan hệ lao động lại vừa có đặc điểm của quan hệ thƣơng mại.
Thứ ba, quyền lợi của NLĐ cho thuê lại vẫn do doanh nghiệp cho thuê
lại lao động đảm bảo trong vai trò là đơn vị sử dụng lao động nhƣng khi NLĐ
cho thuê lại thì phải chịu sự giám sát điều hành của bên thuê lại lao động.
Xuất phát từ bản chất của quan hệ này là vừa có quan hệ kinh tế giữa
doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động, vừa có quan hệ
hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với NLĐ. Vậy
nên, NLĐ chịu sự quản lý, điều hành của bên thuê lại lao động, nhƣng quan
hệ lao động (hợp đồng lao động) vẫn đƣợc tồn tại và duy trì với doanh nghiệp
cho thuê lại lao động. Điều này có nghĩa những quyền lợi cơ bản của NLĐ về
tiền lƣơng, bảo hiểm… đƣợc doanh nghiệp cho thuê lao động bảo đảm theo
hợp đồng lao động đã giao kết giữa hai bên và theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, NLĐ vẫn có thể đƣợc hƣởng các phúc lợi nhƣ những NLĐ chính
thức của bên thuê lại lao động do doanh nghiệp này thực hiện nhƣ chế độ ăn
ca, nghỉ giữa giờ, chế độ phúc lợi về hiếu hỉ (nếu có) ...
Thứ tư, hoạt động cho thuê lại lao động vừa mang tính kinh tế, vừa
mang tính xã hội. Về góc độ kinh tế, doanh nghiệp thuê lại cũng nhƣ bên cho
thuê lại cần phải tính tốn bài tốn kinh tế một cách hiệu quả mới thực hiện.

Về góc độ tính xã hội, cho thuê lại lao động là hoạt động tạo cơ hội việc làm
cho NLĐ, góp phần giải quyết việc làm, thất nghiệp trong xã hội.
1.1.2. Tầm quan trọng của việc cho thuê lại lao động
Trƣớc khi chế định cho thuê lại lao động đƣợc quy định lần đầu tiên
trong Bộ luật lao động năm 2012, chúng ta có thể điểm qua thị trƣờng lao
động lúc chƣa có chế định này. Vào những năm 2000, tại Việt Nam đã xuất
hiện rất nhiều hiện tƣợng tự phát về cho thuê lại lao động dƣới nhiều hình


14

thức khác nhau nhƣng đa phần là “bán công khai”, không hợp pháp. Về cơ
bản là hiện tƣợng này chƣa có cơ chế, chế tài quản lý và kiểm sốt, gây nhiều
bức xúc trong xã hội, thậm chí đã dẫn đến các vụ tranh chấp phải đƣa ra Tòa.
Theo một bài viết trên Báo diễn đàn doanh nghiệp nêu ra ví dụ: “có thể kể tới
Cơng ty TNHH Thƣơng mại và dịch thuật Nam Triệu (địa chỉ tại Cổ Nhuế,
Từ Liêm, Hà Nội), đơn vị đã cung ứng hàng trăm công nhân cho nhiều doanh
nghiệp trong các khu công nghiệp - Khu chế xuất (KCN-KCX). Bà Nguyễn
Thu Bình – chuyên viên Phòng Lao động – Ban Quản lý các KCN-KCX Hà
Nội bức xúc: “đang tồn tại tình trạng bức xúc là một số doanh nghiệp đang
hƣởng lợi trên lƣng NLĐ. Chúng tôi đã cảnh báo nhiều doanh nghiệp là Công
ty Nam Triệu khơng có chức năng cung ứng dịch vụ lao động và yêu cầu Nam
Triệu dừng việc này. Tuy nhiên, cũng do nhiều doanh nghiệp thiếu nhân công
nên cố tình tiếp tay cho hành vi trái luật. Trong trƣờng hợp xấu, NLĐ sẽ phải
gánh chịu rủi ro, thiệt thòi nhiều nhất”.10 Hay nhƣ vụ tranh chấp điển hình
trong vụ sập cầu Cần Thơ. Qua kiểm tra thanh tra đã phát hiện hàng loạt các
công ty sử dụng dịch vụ cho thuê lại lao động giản đơn (giữa nhà thầu phụ với
các thầu phụ khác) và lao động chất lƣợng cao (giữa liên doanh tƣ vấn giám
sát với công ty TEDI 2). Sau khi xảy ra sự cố sập cầu, nhiều NLĐ là đối
tƣợng của hoạt động cho thuê lại lao động đã chết hoặc bị thƣơng. Khi bồi

thƣờng tai nạn lao động, cơ quan có thẩm quyền đã rất khó xác định ai là chủ
sử dụng lao động đích thực11.”
Nhƣ vậy, trên bình diện chung, hoạt động cho thuê lại lao động về cơ
bản là xu hƣớng tất yếu của nền kinh tế thị trƣờng và Nhà nƣớc cần phải kiểm
soát hoạt động trên để đảm bảo trật tự trong xã hội. Hoạt động này có những
ƣu điểm sau đây:
Thứ nhất, về xu thế, hoạt động này hoàn toàn phù hợp với xu thế hội
nhập và mở cửa sâu rộng của Nhà nƣớc ta, trong đó đa dạng hóa ngành nghề

10

Tú Hƣơng (2013), “Tự phát cho thuê lại lao động: Hệ lụy khó lƣờng” đăng trên báo diễn đàn doanh nghiệp
ngày 23/3/2013. Nguồn: ngày truy
cập 3/3/2017.
11
Nguyễn Hữu Chí (2012), “Nguyên tắc, nội dung và hình thức pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê lại
lao động”, Tạp chí Luật học, (07), tr. 51.


15

hoạt động của các tổ chức, đa dạng các hình thức kết nối cung cầu lao động12
là yêu cầu cấp thiết. Các tổ chức và NLĐ có thêm sự lựa chọn trong việc tham
gia các quan hệ lao động, quan hệ kinh tế. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp
và đồng bộ với các luật hiện hành nhƣ Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ…
Hoạt động cho thuê lại lao động là hoạt động chịu sự điều tiết của thị trƣờng
bởi quy luật cung cầu nhƣng vẫn phải có sự kiểm soát của Nhà nƣớc bằng
những quy định cụ thể và phù hợp. Việc gia tăng hoạt động cho thuê lại lao
động những năm gần đây bắt nguồn từ chính nhu cầu của doanh nghiệp. Đối
với nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Việt Nam thì loại hình này là một phần

quan trọng trong phƣơng thức kinh doanh của họ tại các nƣớc khác.
Thứ hai, về phƣơng diện pháp lý và quản lý, hoạt động cho thuê lại lao
động không xung đột với mục tiêu, chính sách của Nhà nƣớc về lao động đã
đề cập trong phần thứ nhất Bộ luật lao động về sự cần thiết phải ban hành Bộ
luật lao động sửa đổi là “Tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài
hịa và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của NLĐ, của
người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội…”.
Vì vậy, sự bổ sung chế định cho thuê lại lao động vào Bộ luật lao động năm
2012 là sự phản ánh kịp thời để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới nảy sinh và
là bằng chứng của quá trình hội nhập với thế giới về lĩnh vực lập pháp. Việc
quy định trong luật sẽ tránh đƣợc những biến tƣớng xấu khi không đƣợc thừa
nhận, giúp cho việc quản lý của Nhà nƣớc đƣợc tốt hơn.
Thứ ba, về phƣơng diện kinh tế, hoạt động cho thuê lại lao động mang
lại lợi ích cho cả 3 bên: doanh nghiệp cho thuê lại thu đƣợc một khoản lợi ích
từ việc cho thuê lại; bên thuê lại thì có thể tiết kiệm đƣợc chi phí về nhân lực,
“bộ máy” nhân sự gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian tiền bạc cho việc tuyển dụng,
quản lý lao động. Đối với NLĐ thì có thu nhập từ q trình lao động, khả
năng linh hoạt về việc làm; tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm làm việc cũng
nhƣ biết đƣợc nhiều doanh nghiệp và có trải nghiệm để sau này có thể trực
tiếp tìm kiếm việc làm.

12

Khoản 5 Điều 4 Bộ luật lao động năm 2012, tlđd chú thích 01.


16

Tuy nhiên, bên cạnh tầm quan trọng của hoạt động cho thuê lại lao
động thì một số mặt hạn chế vẫn nên đƣợc lƣu ý và chú trọng, nhằm mục đích

để các cơ quan quản lý cũng nhƣ các bên tham gia quan hệ này có thể kiểm
sốt tốt hơn quá trình thực hiện hoặc sửa đổi, bổ sung luật:
Một là, về tâm lý đối với NLĐ, do bên thuê lại lao động thƣờng có nhu
cầu đối với các cơng việc có thời hạn ngắn, tạm thời nên NLĐ khi làm việc ở
những nơi này sẽ có tâm lý việc làm khơng ổn định; bản thân NLĐ khơng có
định hƣớng rõ ràng về cơng việc. Thậm chí sự gắn kết, gắn bó với nơi mình
cơng tác cũng khơng đƣợc nhƣ làm trực tiếp với doanh nghiệp tuyển dụng.
Bên cạnh đó, các chính sách thu hút của bên thuê lại lao động lại không nhằm
tới đối tƣợng này nên trong tập thể lao động tại đơn vị thuê lại, NLĐ thuộc
đối tƣợng này ít đƣợc áp dụng chính sách thƣởng, tạo động lực.
Hai là, có thể có các hạn chế về quyền đƣợc đàm phán của NLĐ trong
mối quan hệ này nhƣ đàm phán về địa điểm làm việc, về công việc phải làm.
Ba là, các bất cập trong việc đảm bảo quyền lợi cho NLĐ khi xảy ra tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nguy cơ xảy ra tai nạn lao động cao hơn do
NLĐ không đƣợc thông tin đầy đủ, kịp thời…
1.1.3. Phân biệt hoạt động cho thuê lại lao động với các hoạt động cung
ứng lao động khác
Hiện nay, trên thị trƣờng lao động ngoài các doanh nghiệp hoạt động
cho th lại lao động thì có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh
vực tƣơng tự nhƣ: doanh nghiệp tổ chức dịch vụ việc làm; doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ thƣơng mại nhƣ dịch vụ vệ sỹ, vệ sinh cơng nghiệp, chăm sóc
khách hàng; thậm chí có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
còn đảm trách hoạt động “cai thầu” hay thầu phụ về lao động. Vậy, việc phân
biệt và thống nhất trong cách hiểu đối với từng trƣờng hợp là việc làm cần
thiết để chúng ta có thể nghiên cứu theo chiều sâu hoạt động cho thuê lại lao
động.
Xét về mặt bản chất, tất cả các hoạt động trên đều có sự khác nhau rõ
nét ở những điểm cơ bản sau đây:



17

Hoạt động cho
thuê lại lao
động

TT

1. Vềnội
hàm
khái
niệm

Đây là quan hệgiữa 3 chủ thể:
Doanh
nghiệp
cho thuê lại lao
động, bên thuê
lại lao động và
NLĐ.
- Hoạt động này
vừa có quan hệ
kinh
doanh
thƣơng mại, vừa
có quan hệ lao
động.

Hoạt động - Hoạt động “cai
dịch vụ

thầu” hay thầu
thƣơng mại
phụ về lao
động
Đây là quan hệthƣơng
mại
giữa 2 chủ thể:
Bên cung cấp
dịch vụ và bên
sử dụng dịch
vụ. NSDLĐvẫn là bên
cung cấp dịch
vụ.

Đây là quan hệtrong lĩnh vực
thầu xây dựng
chịu sự điều
chỉnh của Luật
Xây dựng.
Nhà thầu phụ là
nhà thầu tham
gia thực hiện
gói thầu theo
hợp đồng đƣợc
ký với nhà thầu
chính. Nhà thầu
phụ đặc biệt là
nhà thầu thực
hiện cơng việc
quan trọng của

gói thầu do nhà
thầu chính đề
xuất trong hồ sơ
dự thầu, hồ sơ
đề xuất trên cơ
sở yêu cầu ghi
trong hồ sơ mời

Hoạt động
dịch vụ việc
làm
Hoạt động dịch
vụ việc làm là
hoạt động tƣ
vấn, giới thiệu
việc làm và
dạy nghề cho
NLĐ;
cung
ứng và tuyển
lao động theo
yêu cầu của
NSDLĐ; thu
thập, cung cấp
thông tin về thị
trƣờng
lao
động và thực
hiện nhiệm vụ
khác theo quy

định của pháp
luật14. => Nhƣ
vậy, về bản
chất giữa bên
dịch vụ việc
làm và NLĐ
không xác lập


×