Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TỉNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.95 KB, 18 trang )

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TỉNH HẢI DƯƠNG GIAI
ĐOẠN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
I. Các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư nước ngoài ở tỉnh Hải Dương.
1. Nhân tố về mặt lí thuyết
Môi trường đầu tư là tổng hoà các yếu tố có ảnh hưởng đến công cuộc
đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài ở nơi nhận đầu tư. Nó bao gồm các yếu
tố: tình hình chính trị, chính sách – pháp luật, vị trí địa lí - điều kiện tự nhiên,
trình độ kinh tế, đặc điểm văn hoá xã hội. Các nhóm yếu tố này có thể làm tăng
khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư.
1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giảm được các chi phí vận
chuyển, đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư, cung cấp đước nguồn nguyên liệu đầu
vào phong phú với giá rẻ và tiềm năng tiêu thụ lớn. Những yếu tố này không
những làm giảm được giá thành sản phẩm mà còn thu hút được các nhà đầu tư
tìm kiếm nguyên liệu tự nhiên và thị trường tiêu thụ.
1.2 Tình hình chính trị
Tình hình chính trị ổn định của nơi tiếp nhận đầu tư là cơ sở quan trọng
hàng đầu để thực hiện các cam kết bảo đảm an toàn sở hữu tài sản và các
khuyến khích đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác sự ổn định chính
trị còn là tiền đề cần thiết để ổn định tình hình kinh tế xã hội, nhờ đó giảm được
rủi ro cho các nhà đầu tư. Một nước, một vùng không thể thu hút được nhiều
đầu tư nước ngoài nếu tình hình chính trị luôn luôn mất ổn định.
1.3 Chính sách, pháp luật
Các nhà đầu tư nước ngoài rất cần một môi trường pháp lí hợp lí và ổn
định của nước chủ nhà. Môi trường này gồm những chính sách, quy định đối
với đầu tư nước ngoài và tính hiệu lực của chúng trong thực hiện. Một môi
trường pháp lí hấp dẫn đầu tư nước ngoài nếu có các chính sách, quy định hợp lí
và tính hiệu lực cao trong thực hiện. Đây là những căn cứ pháp lí quan trọng
không chỉ đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài mà còn cho chính
các nhà đầu tư trong nước khi tính toán đến làm ăn lâu dài.
1.4 Trình độ phát triển kinh tế


Trình độ phát triển của nển kinh tế là các mức độ phát triển về quản lí
kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động
kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài mức độ cạnh tranh của thị trường
nước chủ nhà. Những nước có trình độ quản lí vĩ mô kém thường dẫn đến tình
trạng lạm phát cao, nợ nước ngoài lớn tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, các thủ
tục hành chính rườm rà, nạn tham nhũng … Cơ sở hạ tầng cứng bao gồm các
yếu tố như sân bay, cảng biển, giao thông, điện lực, viễn thông, còn cơ sở hạ
tầng mềm bao gồm chất lượng lao động, dịch vụ công nghệ, hệ thống tài chính.
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng và dịch vụ sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi và
giảm chi phí phát sinh cho các hoạt động đầu tư.
1.5 Đặc điểm văn hoá xã hội
Đặc điểm văn hoá xã hội của nước chủ nhà được coi là hấp dẫn đầu tư
nước ngoài nếu có trình độ giáo dục cao và nhiều sự tương đồng về ngôn ngữ,
tôn giáo, các phong tục tập quán với các nhà đầu tư nước ngoài. Các đặc điểm
này không chỉ giảm được chi phí đào tạo nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư
nước ngoài mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ hoà nhập vào cộng đồng nước
sở tại.
2. Các nhân tố của tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dương là một tỉnh có tốc độ phát triển cao và nhanh chóng của
miền Băc và của cả nước, đóng vị trí quan trọng trong sự tăng trưởng vùng kinh
tế Bắc Bộ. Hoà nhịp với công cuộc đổi mới và mở cửa trong cả nước, Hải
Dương đã có những lỗ lực không ngừng để cải thiện môi trường đầu tư, khắc
huy những lợi thế so sánh vốn có của mình nhằm kích thích nhu cầu đầu tư của
các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của
thành phố.
Trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, Hải Dương đã đạt
được những thành tựu đáng kể nhờ vào những lợi thế so sánh và các chính sách,
biện pháp thu hút đầu tư của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt
được, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài tại Hải Dương trong thời gian qua
còn có nhiều khó khăn. Phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục

những khó khăn, hạn chế là chủ trương của tỉnh nhằm tăng cường thu hút và
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nươc ngoài mà đặc biệt là vốn FDI cho
sự phát triển nhanh chóng và bền vững của tỉnh, xứng đáng với vị trí là một tỉnh
có tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh của vùng kinh tế Bắc Bộ và
của cả nước.
2.1. Thuận lợi
2.1.1 Điều kiện tự nhiên xã hội
a. Vị trí địa lí
Hải Dương là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có
diện tích tự nhiên 1660,78 km
2
, toạ độ địa lý ở 20
o
57' độ vĩ bắc và 106
o
18' độ
kinh đông, gồm một thành phố và 11 huyện, dân số là 1.7 triệu người, chiếm
khoảng 2.23% dân số cả nước. Hải Dương tiếp giáp với các tỉnh: Quảng Ninh,
Bắc Giang ở phía bắc; Hải Phòng ở phía đông; Thái Bình ở phía nam và Hưng
Yên, Bắc Ninh ở phía tây. Tỉnh có 2 tuyến quốc lộ lớn chạy qua: quốc lộ 5A nối
Hà Nội với Hải Phòng và quốc lộ 18 nối Bắc Ninh với Quảng Ninh. Nằm trên
hành lang Hà Nội - Hải Phòng, Hải Dương có vị trí quan trọng trong tam giác
kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Thành phố Hải Dương trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ
thuật của tỉnh nằm trên trục đường quốc lộ 5 cách Hải Phòng 45 km về phía
đông, cách Hà Nội 57 km về phía tây và cách Thành phố Hạ Long 80 km. Phía
bắc tỉnh có hơn 20 km quốc lộ 18 chạy qua nối sân bay quốc tế Nội Bài ra cảng
Cái Lân tỉnh Quảng Ninh. Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua Hải Dương là cầu
nối giữa thủ đô và các tỉnh phía bắc ra các cảng biển. Là tỉnh nằm giữa vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Dương sẽ có cơ hội tham gia vào phân công lao

động trên phạm vi toàn vùng và xuất khẩu.
Với vị trí địa lý như trên, tỉnh Hải Dương có điều kiện khá thuận lợi mở
mang giao lưu, quan hệ thị trường trong nước và nước ngoài với hướng giao lưu
chủ yếu là Đông -Tây và hướng Bắc. Nằm trong trục kinh tế trọng điểm Hà
Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh là điều kiện tốt để tiếp thu các tiến bộ khoa học
công nghệ, đồng thời các đô thị lớn cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng
hoá lớn và đây là nơi thu hút nguồn lao động của tỉnh. Như vậy có thể thấy, Hải
Dương có những lợi thế rất lớn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng
và phát triển nền kinh tế chung của toàn tỉnh.
b. Địa hình
Phần lớn địa hình Hải Dương có địa hình bằng phẳng trừ 2 huyện Chí
Linh và Kinh Môn có đồi núi. Hướng địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây bắc
xuống Đông nam. Hải Dương có vị trí địa lý giáp với khu vực miền núi và đồng
bằng đã phân địa hình thành 2 vùng rõ rệt:
- Vùng phía Đông Bắc là đồi núi, đây là rìa của cánh cung Đông Triều,
chiếm 10% diện tích lãnh thổ, gồm 3 vùng nhỏ: vùng đồi núi thấp, vùng đồi bát
úp lượn sóng và vùng núi đá vôi.
- Vùng đồng bằng nằm trong hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình, chiếm
90% diện tích lãnh thổ. Do tạo thành các nếp lượn sóng nên có thể chia làm 3
tiểu vùng:
+ Tiểu vùng có địa hình tương đối cao từ phía bắc huyện Bình Giang,
Cẩm Giàng, nam Chí Linh, Nam Sách, Gia Lộc và phần Tây Bắc Tứ Kỳ.
+ Tiểu vùng có địa hình trung bình: Gồm phần nam huyện Ninh Giang,
huyện Thanh Miện.
+ Tiểu vùng thấp gồm các huyện Tứ Kỳ, phần nam Kinh Môn, đông Nam
Sách, và Thanh Hà, có địa hình dạng vàn thấp và trũng.
c. Khí hậu
Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4
mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700
mm. Nhiệt độ trung bình 23,30C; số giờ nắng trong năm 1.524 giờ; độ ẩm

tương đối trung bình 85 - 87%. Khí hậu thời tiết đặc biệt thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả đặc biệt là sản
xuất cây rau mầu vụ đông và các ngành khác. Dựa vào nhiệt độ bình quân dưới
16
o
C và lượng mưa bình quân nhỏ hơn 1500 mm, khí hậu Hải Dương có thể
chia làm 2 vùng:
+ Vùng khí hậu bán sơn địa: Gồm huyện Chí Linh và các xã vùng đồi
huyện Kinh Môn, có nhiệt độ thấp hơn các huyện khác, năm rét đậm thường có
sương muối, tính chất hạn rõ ràng hơn các huyện khác.
+ Vùng khí hậu đồng bằng: Gồm các huyện còn lại của tỉnh, có nền nhiệt
lượng cao, mưa phùn đông xuân nhiều hơn.
Khí hậu của tỉnh Hải Dương không khắc nghiệt, ổn định, ít xảy ra thiên
tai như hạn hán, bão lụt, … rất thuận lợi cho đời sống và cho sản xuất. Đây là
một trong những điều kiện rất quan trọng tạo được tâm lí yên tâm cho các nhà
đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Hải Dương vì nó cho thấy mức độ rủi ro do
các yếu tố thiên nhiên khi đầu tư vào Hải Dương gần như không có. Có thể nói,
điều kiện về khí hậu chính là một lợi thế của tỉnh Hải Dương trong thu hút đầu
tư nước ngoài.
d. Thuỷ văn và nguồn nước
Hải Dương là tỉnh có hệ thống sông ngòi dày đặc với hơn 500 km sông
lớn và trên 2.000 km sông nhỏ cùng với hàng ngàn ao hồ lớn nhỏ. Mạng lưới
sông chính gồm: Sông Thái Bình có 3 nhánh là sông Kinh Thầy, sông Gùa và
sông Mía. Các sông này có đặc điểm là lòng sông rộng, độ dốc nhỏ và uốn lượn,
đáy sông thấp hơn nhiều so với mực nước biển; Sông Luộc (là một nhánh của
sông Hồng) có chiều rộng trung bình từ 150-250m, sâu từ 4-6m chạy dọc danh
giới phía nam của tỉnh.
e. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Hải Dương không đa dạng về chủng loại,

nhưng có một số loại trữ lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát triển
công nghiệp; đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Đá vôi ở huyện
Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO
3
đạt 90 – 97% cung
cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sứ. Xi măng sản lượng 4 – 5 triệu tấn. Cao lanh
ở Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, tỷ lệ Fe
2
O
3
: 0,8 – 1,7 %, Al
2
O
3
17 –
19% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sứ trong tỉnh và một số tỉnh khác.
Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt, tỷ lệ Al
2
O
3
từ 23,5 – 28%, Fe
2
O
3
từ 1,2 – 1,9 % cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu
lửa trong tỉnh và một số tỉnh khác. Bôxít ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200.000
tấn, hàm lượng Al
2
O
3

từ 46,9 – 52,4%, Fe
2
O
3
từ 21 – 26,6%, SiO
2
từ 6,4 – 8,9%.
Tài nguyên khoáng sản phong phú sẽ làm giảm chi phí đầu vào, chi phí
vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện thuận lợi thu
hút đầu tư nước ngoài.
- Tài nguyên đất
Tỉnh Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km
2
, được chia làm 2 vùng:
vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi ở phía Bắc tỉnh, chiếm 11% diện
tích tự nhiên, gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn,
là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công
nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do
phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng,
sản xuất được nhiều vụ trong năm.
Trên diện tích hành chính 166.222 ha, Hải Dương bố trí sử dụng 63,1%
vào sản xuất. Đất canh tác phần lớn là đất phù sa sông Thái Bình, tầng canh tác
dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ PH từ 5 – 6,5; chủ động
tưới tiêu bằng động lực, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, ngoài sản xuất lúa còn
trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Một số diện tích đất canh tác ở phía
bắc tỉnh tầng đất mỏng, chua, nghèo dinh dưỡng, tưới tiêu tự chảy bằng hồ đập
nước, thích hợp với cây lạc, đậu tương…
Nhìn chung, tài nguyên đất của tỉnh Hải Dương có độ phì khá lại có địa
hình đa dạng nên có thể bố trí được nhiều loại cây trồng: cây lương thực, cây ăn
quả, cây công nghiệp, rừng đa tác dụng với hệ thống canh tác khá đa dạng. Bên

cạnh đó còn một số loại đất chiếm tỷ lệ không nhỏ (khoảng 21556 ha, tương
đương gần 19%) còn trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, cần phải được đầu tư
nâng cấp cải tạo.
- Tài nguyên rừng
Là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng nhưng Hải Dương có
diện tích rừng ở vùng đồi núi thuộc 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn. Theo số
liệu thống kê năm 2003, diện tích rừng tập trung có 13975 ha, trong đó đất có
rừng: 9867 ha (rừng tự nhiên: 3103 ha, rừng trồng: 6764 ha). Rừng tự nhiên
nghèo cả về số lượng lẫn chất lượng, hệ động vật rừng hầu như đã giảm sút
nghiêm trọng; rừng trồng chủ yếu là cây bạch đàn, keo và một số ít thông, do
mới được trồng nên chưa khép tán và chất lượng không cao.

×