Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Thảo luận và thông qua dự án luật tại kỳ họp của quốc hội ở việt nam hiện nay một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.84 KB, 72 trang )

Bộ Tư pháp

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trường Đại học Luật hà Nội

TRầN HOàNG HưNG

Thảo luận và thông qua Dự ¸n Lt
t¹i kú häp cđa Qc héi ë ViƯt Nam hiện nay
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật
MÃ số

:

60.38.01

luận văn thạc sỹ luật học

Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn văn Động

Hà Nội năm 2006


Mục lục
Lời mở đầu .......................................................................................................... 1
Chương 1. Cơ sở lý luận của thảo luận và thông qua dự án luật t¹i kú
häp Qc héi ë ViƯt Nam hiƯn nay .................................................................. 5
1.1. Khái niệm và đặc điểm dự án luật ............................................................ 5


1.2. Khái niệm, nguyên tắc, nội dung và hình thức thảo luận dự án luật tại
kỳ họp Quốc hội............................................................................................. 14
1.3. Khái niệm, nguyên tắc, nội dung và hình thức thông qua dự án luật tại
kỳ họp Quốc hội............................................................................................. 27
Kết luận chương 1 .......................................................................................... 37
Chương 2. Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo
luận và thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội ở Việt Nam hiện nay ... 38
2.1. Thực trạng thảo luận và thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội hiện
nay.................................................................................................................. 38
2.2. Những quan điểm cơ bản mang tính nguyên tắc của việc nâng cao
hiệu quả thảo luận, thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội hiện nay ....... 52
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thảo luận và
thông qua dự án luật t¹i kú häp Qc héi hiƯn nay ....................................... 56
KÕt ln chương 2 .......................................................................................... 66
Kết luận............................................................................................................. 67
Danh mục tài liệu tham kh¶o ......................................................................... 68


1

Lời mở đầu

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hoạt động thảo luận và thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội là một
quy trình đặc biệt quan trọng quyết định việc ban hành một đạo lt. Nã cã ý
nghÜa vỊ mỈt néi dung qun lùc - thể hiện quyền lực đại diện của Quốc hội
do nhân dân trao cho để giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước,
đảm bảo cho quyền lực nhân dân được thực thi trên thực tế, và có ý nghĩa
quyết định đối với chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của luật trong quản lý nhà
nước và hoạt động xà hội.

Trong giai đoạn hiện nay, nhiều dự án luật được thông qua mà chất
lượng còn chưa cao, nhiều luật được áp dụng còn bất cập, hiệu lực và hiệu quả
điều chỉnh quan hệ xà hội chưa đúng định hướng lập pháp. Mặt khác, dưới yêu
cầu cấp bách của xà hội đối với công tác lập pháp ở Việt Nam thì các luật hiện
nay chưa thể đáp ứng được, số lượng luật (pháp lệnh) hiện nay mới có khoảng
200 trên tổng số ước tính khoảng 800 luật (pháp lệnh) để đáp ứng được yêu
cầu xà hội.
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xà hội chủ nghĩa, luật
là một yếu tố bắt buộc để hoàn thiện hệ thống pháp luật, vì thế, hoạt động lập
pháp được cải tiến và đẩy mạnh không ngừng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
hiệu quả hoạt động vẫn còn thấp, số lượng luật ban hành còn ít (hiện nay số
lượng luật được thông qua ngày càng tăng, nhiều nhất tại kỳ họp thứ 7 của
Quốc hội khóa XI là 15 dự án luật) và chất lượng luật vẫn còn thấp và nhiều
bất cập, dẫn đến hiệu quả thực hiện luật không cao, luôn phụ thuộc vào hiệu
lực của văn bản hướng dẫn; sự mâu thuẫn giữa thảo luận và thông qua dự án
luật luôn diễn ra khá suôn sẻ với chất lượng luật thấp là vấn đề gây nhiều bức
xúc trong xà hội. Luật có hiệu lực lại được sửa đổi, bổ sung nhiều lÇn trong


2

thời gian ngắn. Cho nên, tính ổn định của luật là không cao, luật chưa đảm
bảo được tính quyền lực đầy đủ để duy trì trật tự xà hội và phát triển kinh tế.
Hơn nữa, số lượng các cơ quan của Chính phủ thì nhiều, hoạt động
thường xuyên nên số dự án luật mà các cơ quan này trình lên Quốc hội tại các
kỳ họp rất nhiều so với số lượng dự án luật Quốc hội quyết định thảo luận và
thông qua. Trong khi đó, Quốc hội lại hoạt động theo nhiệm kỳ, đa số đại biểu
không chuyên trách, chưa có một chương trình lập pháp dài hạn và ổn định,
tạo nên khả năng giải quyết nhanh, đảm bảo chất lượng các dự án là khó có
thể được.

Công tác tìm hiểu kinh nghiệm lập pháp ở các nước và tiến hành nghiên
cứu cải cách lập pháp được ủy ban thường vụ Quốc hội đẩy mạnh trong giai
đoạn hiện nay đà mang lại nhiều thay đổi trong thảo luận và thông qua dự án
luật, nhất là chất lượng thảo luận được n©ng cao rÊt nhiỊu. Trong kú häp thø 8
cđa Qc hội khóa XI vừa qua, việc thảo luận của các đại biểu Quốc hội đÃ
khắc phục được nhiều nhược điểm trước đây như là thảo luận chỉnh sửa câu
chữ trong dự án, các ý kiến thảo luận được lặp lại thường xuyên, thiếu tính
thuyết phục, v.v.. Thảo luận dự án luật hiện nay đà bước đầu giải quyết thực
chất hơn về quan điểm, về nội dung của dự án có trọng tâm, trọng điểm hơn.
Tuy nhiên, công tác này vẫn còn để lại nhiều hạn chế chưa được khắc phục, ví
dụ: thảo luận chưa thuyết phục, thiếu những tranh luận làm sáng tỏ nội dung
dự án, thông qua còn mang tính hình thức, v.v..
Hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lập pháp được đẩy mạnh
trong những năm vừa qua thực sự đà góp phần cải tiến hoạt động thảo luận,
nâng cao một bước chất lượng các dự án luật. Tuy nhiên, do chưa có sự đầu tư
nghiên cứu đầy đủ trong thời gian dài nên khoa học pháp lý hiện nay vẫn chưa
thể cung cấp đầy đủ lý luận làm cơ sở cho thảo luận và thông qua dự án luật
tại kỳ họp Quốc hội. Xuất phát từ đòi hỏi cả về số lượng và chất lượng luật
được ban hành ngày càng nhiều, cải tiến hoạt động thảo luận và thông qua dự


3

án luật tại kỳ họp Quốc hội cần phải có những nghiên cứu liên tục, bổ sung và
hoàn thiện lâu dài, trên nhiều mặt, tạo cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý ổn định
để tăng cường năng lực lập pháp của Quốc hội (của đại biểu Quốc hội) đáp
ứng yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần xây dựng nhà nước pháp
quyền xà hội chủ nghĩa.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thảo luận, thông qua dự án luật là vấn đề được nhiều học giả trong và

ngoài nước nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả
phản ánh mức độ đòi hỏi cần thiết phải hoàn thiện quy trình lập pháp, trong đó
có đề cập đến hai hoạt động này. Trong giai đoạn gần đây, yêu cầu hoàn thiện
hoạt động lập pháp của Quốc hội đang là vấn đề được Quốc hội quan tâm và
thường xuyên cải tiến cách thức thực hiện. Vì vậy, nhiều công trình khoa học
nghiên cứu về vấn đề này, nhất là trong Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Tạp chí
hiến kế lập pháp của Văn phòng Quốc hội, và các công trình khác, như: Ann
Seidman, Robert Seidman, Nalin Abeysekere (2004), Xem xÐt dù ¸n luËt: CÈm
nang cho các nhà lập pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 218 trang;
Hoàng Văn Tú (2004), Hoàn thiện quy trình lËp ph¸p ë ViƯt Nam hiƯn nay,
Ln ¸n tiÕn sÜ luật học (LA04.10223), Hà Nội, 185 trang; Văn phòng Quốc
hội (2004), Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 228 trang; v.v.. Tuy vậy, hiện nay chưa có một
công trình khoa học pháp lý nào nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ vấn
đề thảo luận và thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn phân tích và đề xuất hoàn thiện hoạt động thảo luận và thông
qua dự án lt t¹i kú häp cđa Qc héi ViƯt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị
quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001) thì Quốc hội có thẩm quyền ban
hành 3 loại văn bản quy phạm pháp luật: Hiến pháp, luật (bé luËt), nghÞ quyÕt


4

(có chứa đựng các quy phạm pháp luật). Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tác
giả mong muốn đề cập ®Õn kh¸i niƯm dù ¸n lt theo nghÜa hĐp, bao gồm dự
án của luật và bộ luật; hoạt động thảo luận, thông qua dự án luật theo nghiên
cứu của luận văn là hoạt động tại kỳ họp chính thức của Quốc hội hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật, đồng thời
có sử dụng các phương pháp khác như: so sánh, phân tích, tổng hợp, v.v..
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Luận văn nghiên cứu và lý giải những vấn đề lý luận và thực tiễn của
hoạt động thảo luận và thông qua dự án luật tại kỳ họp của Quốc hội trong
giai đoạn hiện nay; đánh giá thực trạng thảo luận, thông qua dự án luật tại kỳ
họp Quốc hội; trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thảo luận
và thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội trong thời gian tới.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn lần đầu tiên đề cập trực tiếp đến thảo luận và thông qua dự án
luật tại kỳ họp Quốc hội. Qua đó, luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và trên cơ
sở thực trạng hoạt động này, dựa trên quan điểm cải cách lập pháp của Đảng
và Nhà nước ta, đề xuất thêm một số biện pháp hoàn thiện chúng trong điều
kiện hiện nay.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu gồm lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và
hai chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của thảo luận và thông qua dự án luật tại
kỳ họp Quốc hội ở Việt Nam hiện nay; Chương 2: Thực trạng và những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận và thông qua dự án luật tại kỳ họp
Quốc hội ë ViÖt Nam hiÖn nay.


5

Chương 1
Cơ sở lý luận của thảo luận và thông qua dự án luật
tại kỳ họp Quốc hội ở Việt Nam hiện nay


1.1. Khái niệm và đặc điểm dự án luật
1.1.1. Khái niệm dự án luật
Xét về từ ngữ, dự ¸n luËt lµ mét tõ ghÐp xuÊt ph¸t tõ hai từ là dự án và
luật. Để có thể xem xét làm rõ hơn khái niệm dự án luật, chúng ta sẽ phân tích
ba khái niệm: dự án, luật và dự ¸n lt.
a. Kh¸i niƯm dù ¸n
Dù ¸n lµ mét tõ Hán Việt, trong đó, dự được hiểu là "từ trước", án được
hiểu là "sự kiện"; dự án là "bản chuẩn bị trước để đưa ra thảo luận" [15, tr.
531].
Nội hàm của khái niệm dự án bao gồm hai vấn đề: thứ nhất, đó là một
bản chuẩn bị trước; thứ hai, bản chuẩn bị đó là đối tượng để xem xét, đánh giá
(thảo luận) tại một hội nghị hay một cuộc häp. Trong tiÕng ViƯt, kh¸i niƯm dù
¸n kh¸c víi c¸c bản chuẩn bị thông thường khác (như bản liệt kê danh sách
những người sẽ đến họp, bản chuẩn bị kế hoạch làm việc của bản thân, kế
hoạch làm việc thông thường của một công ty, v.v.) chính là ở tầm quan trọng,
phạm vi ảnh hưởng của đối tượng cần chuẩn bị, mà do vậy có kế hoạch chuẩn
bị phức tạp. Thông thường, các vấn đề có tầm quan trọng càng cao, phạm vi
ảnh hưởng càng rộng thì càng cần phải có những quy trình quyết định thận
trọng do nhiều người cùng bàn bạc thống nhất, và vì thế mà hoạt động thảo
luận chính là một giải pháp thường xuyên được áp dụng đối với các vấn đề
như vậy. Tuy nhiên, có thể hiểu đây không phải là giải pháp duy nhất (đặc biệt
đối với những vấn đề thuộc quyền quyết định cá biệt, hay theo chế độ độc


6

quyền, tuy nhiên, những cơ chế này cũng có thể áp dụng cách thức thảo luận
để góp ý kiến hay hỏi ý kiến chuyên gia).
Theo một cách định nghĩa khác, dự án là "dự thảo một văn kiện quan
trọng về luật pháp hay kế hoạch" (trong đó, dự là chuẩn bị trước; thảo có

nghĩa là xem xét, bàn bạc (từ không dùng độc lập); như vậy, dự thảo có nghĩa
là bản chuẩn bị trước để xem xét, bàn bạc) [31, tr. 558]. Trong các từ điển
tiếng Việt hiện nay và trong lĩnh vực lập pháp, không có sự phân biệt giữa hai
khái niệm dự án và dự thảo (đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng pháp luật).
Cùng xuất phát từ tầm quan trọng của kế hoạch chuẩn bị, dự án và dự thảo đều
cần có sự thảo luận và qua thảo luận làm cơ sở để xem xét, thông qua. Vì vậy,
có hai trường hợp đặt ra khi xem xét khái niệm này:
Thứ nhất, theo khía cạnh chung, dự án (dự thảo) là bản chuẩn bị trước
để xem xét, bàn bạc. Khái niệm dự án (dự thảo) sẽ bao gồm hai yếu tố là bản
chuẩn bị trước, bản chuẩn bị đó được đem ra xem xét, bàn bạc và thông qua.
Thứ hai, bản chuẩn bị trước sau khi đà được bàn bạc, thảo luận để tiếp
tục đem ra xem xét, được gọi là dự thảo. Nội hàm khái niệm này bao gồm
thêm một yếu tố so với khái niệm trên là bản chuẩn bị trước được sửa chữa,
thay đổi dựa trên cuộc thảo luận có liên quan [Xem 16, Điều 45a, 45b]. Theo
đó, khái niệm dự thảo còn có thể được hiểu là dự án được sửa đổi theo kết quả
thảo luận để xem xét, thông qua.
Như vậy, ta có thể định nghĩa dự án là bản chuẩn bị trước một vấn đề có
tầm quan trọng nhất định để xem xét, thông qua.
b. Khái niệm luật
So với Hiến pháp - bản cương lĩnh về tổ chức và hoạt động của nhà
nước, thì luật chính là sự cụ thể hóa cương lĩnh ấy thành các quy định cụ thể
trong từng lĩnh vực của đời sống xà hội. Trong mọi nhà nước trên thế giới, luật
luôn là một đòi hỏi không thể thiếu để đảm bảo ổn định và phát triển xà hội,
luật pháp trong xà hội hiện đại thể hiện ý chí của nhân dân rất rõ nét mà vì thÕ


7

là yêu cầu không thể thiếu. Vai trò của luật, đặc biệt trong nhà nước pháp
quyền, quyết định sự tồn tại của nhà nước và bảo đảm giải quyết hài hòa các

mối quan hệ xà hội của nhà nước và nhân dân. Hiến pháp và luật có tính tối
cao và đặc biệt quan trọng nên luôn cần có những quy trình đặc biệt riêng để
ban hành.
Khái niệm luật được xem xét dưới các góc độ khác nhau. Luật được
định nghĩa là những phép tắc quy định buộc mọi người phải tuân thủ: luật cờ
vua, luật bóng đá. Theo nghĩa khác, luật chính là cách nói tắt của từ pháp luật.
ở nghĩa cao nhất, luật được định nghĩa là quy luật, tức là những mối liên hệ
bản chất, ổn định giữa các hiện tượng tự nhiên và xà hội, như luật tiến hóa,
luật mâu thuẫn nội tại, v.v..
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, luật là "một trong những loại văn
bản quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành,
điều chỉnh một nhóm quan hệ xà hội nhất định" [11, tr. 759]. Luật quy định
các vấn đề cơ bản, quan trọng thuộc các lĩnh vực về đối nội, đối ngoại, nhiệm
vụ kinh tế - xà hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ
yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xà hội và hoạt
động của công dân [16, Đoạn 1, Điều 20]. Như vậy, theo nghĩa chung nhất,
luật được định nghĩa dưới hai góc độ: một là, luật là một loại văn bản quy
phạm pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội) ban hành;
hai là, luật là loại văn bản quy phạm pháp luật quy định những quy tắc xử sự
chung đối với các chủ thể trong một lĩnh vực hay một nhóm quan hệ xà hội cơ
bản, quan trọng nhất. Phạm vi điều chỉnh của luật của luật cũng có thể rộng,
hẹp khác nhau tùy vào trình độ lập pháp hay quan điểm lập pháp, một luật có
thể ®iỊu chØnh c¶ mét lÜnh vùc quan hƯ x· héi trän vĐn, mét hay mét vµi nhãm
quan hƯ x· héi. Căn cứ vào tính hình thức của luật, luật được định nghĩa là văn
bản quy phạm pháp luật do cơ quan lập pháp nhà nước ban hành để điều chỉnh
một lÜnh vùc hay mét nhãm quan hƯ x· héi c¬ b¶n, quan träng.


8


ở góc độ tên văn bản pháp luật, luật được hiểu theo nghĩa hẹp, là tên
văn bản quy phạm pháp lt do Qc héi ban hµnh, nh­ Lt tỉ chøc Quốc
hội, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài luật, bộ luật cũng là
văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành có giá trị pháp lý như luật.
Bộ luật là một văn bản luật có đối tượng và phạm vi điều chỉnh rộng hơn đạo
luật. Vì vậy, theo nghĩa rộng hơn, luật bao gồm đạo luật và bộ luật.
Bộ luật là "văn bản luật do Quốc hội thông qua, có giá trị pháp lý cao
(chỉ sau Hiến pháp), tập hợp đầy đủ và có hệ thống theo chương mục những
quy phạm pháp luật điều chỉnh nh÷ng quan hƯ x· héi quan träng cđa tõng lÜnh
vùc lín trong ®êi sèng x· héi" [13, tr. 49 - 50].
Trong các bộ luật có thể có một chương quy định các nguyên tắc, trong
luật có thể có một mục quy định nguyên tắc. Kết cấu bộ luật gồm: phần,
chương, mục, điều; kết cấu của các luật bao gồm: chương, mục, điều. Tuy
nhiên, không phải bộ luật nào cũng có kết cấu "phần", hay có một chương quy
định riêng về nguyên tắc (Bộ luật lao động năm 1995, Bộ luật hàng hải năm
2005). Do không có quy định cụ thể về kết cấu của luật và bộ luật cho nên sự
phân biệt giữa luật và bộ luật cũng chỉ mang tính chất tương đối, không rõ
ràng. Ví dụ như Luật thương mại năm 2005 (gồm 324 điều) có một mục quy
định những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại (trong Chương 1),
Bộ luật hàng hải năm 2005 (gồm 261 điều) quy định các nguyên tắc theo
nhiều điều khoản rời trong Chương 1. Song có thể nhận thấy các bé lt (Bé
lt d©n sù, Bé lt tè tơng d©n sù, Bé lt h×nh sù, Bé lt tè tơng h×nh sự,
v.v.) đều có kết cấu tổng hợp, phạm vi điều chỉnh rất rộng so với các luật
khác; quy trình xem xét, thông qua các bộ luật thường phải dài hơn các luật
khác (ít nhất là một kỳ họp Quốc hội).
Điểm chung giữa bộ luật và luật là đều xuất phát từ các quy phạm của
Hiến pháp, đều do Quốc hội ban hành và do đó có hiệu lực như nhau. Sự khác
nhau chủ yếu giữa luật và bộ luật ở mức độ, phạm vi điều chỉnh. Bộ luật có



9

tính tổng hợp cao, phạm vi điều chỉnh rộng, bao qu¸t, trän vĐn mét lÜnh vùc
quan hƯ x· héi quan trọng; bộ luật có thể là tổng hợp của hai hay nhiều luật.
Vai trò của luật và bộ luật là đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong mọi
xà hội có nhà nước, nhất là nó là yêu cầu tiên quyết để xây dựng nhà nước
pháp quyền xà hội chủ nghĩa. Từ đây, luật và bộ luật được gọi chung là luật.
c. Khái niệm dự án luật
Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng không thể thiếu của luật, việc xây
dựng một luật luôn phải có những trình tự, thủ tục chặt chẽ theo luật định và
thông thường cần có bản chuẩn bị để có một hội đồng chuyên trách xem xét,
thông qua. Để xây dựng bản phác thảo các công việc quan trọng, người ta có
thể dùng các khái niệm như: dự án, dự thảo, kế hoạch chuẩn bị, bản phác thảo,
v.v..
Dự án luật khi được trình ra Quốc hội thảo luận được gửi kèm theo
nhiều loại văn bản khác để bổ trợ làm sáng tỏ nội dung dự án, như: bản thuyết
trình của Chính phủ (hoặc chủ thể đệ trình) về dự án luật, báo cáo thẩm tra của
cơ quan của Quốc hội về tính hợp hiến, hợp pháp, kỹ thuật văn bản của dự án
luật, báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo (do ủy ban thường vụ Quốc
hội chỉ đạo theo ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp trước). Ngoài ra,
trong quá trình hình thành dự án luật từ khâu soạn thảo, các chủ thể soạn thảo
còn cần xây dựng nhiều loại văn bản tương ứng với mỗi nhiệm vụ nhất định
(ví dụ như báo cáo tổng kết điều tra xà hội học về lĩnh vực cần luật điều chỉnh,
báo cáo đánh giá thực trạng xà hội trước khi có luật điều chỉnh, báo cáo thẩm
định dự án luật, v.v.). Dự án luật là kết quả tổng hợp của nhiều quy trình pháp
lý, mỗi một quy trình pháp lý đòi hỏi phải có một kết quả văn bản pháp lý
tổng kết quy trình đó. Vì vậy mà dự án luật là sự tổng hợp của nhiều văn bản
pháp lý. Các văn bản pháp lý đó tuy ở các quy trình, giai đoạn khác nhau
nhưng đều nhằm vào một mục tiêu chung là tạo ra một luật chung thống nhất.
Vì vậy, các văn bản pháp lý trên đều mang tính thống nhất về mục tiêu xây



10

dùng (nh­ng cã thĨ cã m©u thn vỊ mét sè nội dung do quan điểm nhận thức
khác nhau).
Dự án luật là một văn bản cốt lõi, cơ bản mang nội dung hoàn chỉnh của
một luật, được các văn bản khác của dự án xoay quanh làm rõ. Cũng giống
như các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác (dự thảo nghị quyết của
Quốc hội, dự thảo nghị định, v.v.) là chứa đựng các quy phạm pháp luật, song
do tầm quan trọng đặc biệt và với ý nghĩa của luật là văn bản điều chỉnh các
quan hệ xà hội cơ bản, quan trọng, dự án luật được xây dựng với trình tự, thủ
tục phức tạp và chặt chẽ hơn rất nhiều (thành một dự án hoàn chỉnh). Kết quả
cuối cùng của quá trình chuẩn bị dự án luật chính là bản dự thảo luật và nếu
được Quốc hội thông qua thì đó chính là luật.
Dựa vào những phân tích trên, ta có thể định nghĩa dự án luật là dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền theo luật định trình ra Quốc hội xem xét, thông qua thành luật.
1.1.2. Đặc điểm của dự án luật
Dự án luật là kết quả tổng hợp của nhiều hoạt động trong quá trình xây
dựng luật, do nhiều cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền xây
dựng, là cơ sở để thảo luận và thông qua luật. Dự án luật được xây dựng trên
cơ sở nghiên cứu tổng thể các khía cạnh của quan hệ xà hội cần điều chỉnh.
Nó mang đầy đủ những đặc tính cần phải có của một luật và sẽ bộc lộ bản chất
khi được công bố chính thức (theo pháp luật).
Dự án luật mặc dù mang trong mình bản thân những đặc tính của luật
nhưng lại phụ thuộc vào hoạt động thông qua nó, nếu không nó sẽ mất hết các
đặc tính đó, không còn giá trị hiệu lực pháp lý, và trong trường hợp này, dự án
luật chỉ còn là văn bản pháp lý, là kết quả của một hoạt động lập pháp hết giá
trị pháp lý. Lúc này, dự án luật được xem là thất bại và có thể bị loại bỏ hoặc

có thể được xem xét xây dựng lại tại thời điểm kh¸c.


11

Như vậy, đặc điểm của dự án luật vừa mang tÝnh hiƯn thùc võa mang
tÝnh lý thut, tÝnh t­¬ng lai, căn cứ trên kết quả hoạt động thực tế của quá
trình xây dựng luật và đặc điểm của các luật đà được thông qua. Dự án luật có
những đặc điểm sau đây:
- Dự án luật được xây dựng bởi nhiều chủ thể có thẩm quyền trong
nhiều giai đoạn khác nhau của quy trình xây dựng luật. Việc xây dựng một
luật không chỉ đơn thuần ở việc một cơ quan, tổ chức, cá nhân đệ trình một dự
án luật và được Quốc hội thảo luận, thông qua mà nó là một quy trình phức
tạp trong các quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Để ban hành
một đạo luật cÇn cã nhiỊu chđ thĨ cïng tham gia nh­: chđ thể đưa sáng kiến
luật, chủ thể xây dựng dự án lt, chđ thĨ ®ãng gãp ý kiÕn, chđ thĨ thÈm định,
chủ thể thẩm tra dự án luật, chủ thể giám sát, thuyết trình dự án luật, chủ thể
xem xét, thông qua lt. Sù tham gia cđa nhiỊu lo¹i chđ thĨ có ý nghĩa tạo nên
một kết quả chung, thể hiện ý chí chung của nhiều người đại diện cho đại đa
số nhân dân trong xà hội. Tầm quan trọng của dự án luật đòi hỏi không thể do
một số ít cá nhân tự ý áp đặt ý chí của mình thành luật mà đòi hỏi sự tham gia
của tập thể, của toàn xà hội vào quá trình quy phạm hóa các hành vi ứng xử xÃ
hội.
- Dự án luật được xây dựng theo một trình tự, thủ tục luật định. Quy
trình xây dựng một dự án luật được quy định theo Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002) (sau đây gọi
chung là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002), từ mục 2
đến mục 9 Chương III, thì bao gồm nhiều giai đoạn: 1. Lập chương trình xây
dựng luật; 2. Soạn thảo văn bản luật (dự án lt); 3. ThÈm tra dù ¸n lt; 4. đy
ban th­êng vô Quèc héi xem xÐt cho ý kiÕn; 5. LÊy ý kiến nhân dân về dự án

luật (có thể được tiến hành trước hoặc sau khi Quốc hội thảo luận dự án luật
lần một); 6. Lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội về dự
án luật; 7. Xem xét thông qua dự án luật; 8. C«ng bè luËt.


12

Các quy trình xây dựng luật được Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2002 quy định là bắt buộc trừ quy trình lấy ý kiến nhân dân về
dự án luật (theo quyết định của ủy ban thường vụ Quốc hội - khoản 1 Điều
39). Trong giai đoạn gần đây (từ kỳ họp thứ 7, 8, 9 của Qc héi khãa XI),
viƯc lÊy ý kiÕn nh©n d©n vỊ các dự án luật được tổ chức thường xuyên đối với
nhiều dự án luật để phát huy dân chủ trong Nhà nước ta hiện nay.
- Dự án luật chứa đựng các quy phạm pháp luật dự kiến điều chỉnh các
quan hệ xà hội cơ bản, quan trọng. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự
chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xÃ
hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định [25,
tr. 383]; theo đó, quy phạm pháp luật dự kiến là khái niệm để chỉ những quy
tắc xử sự chung đang được xây dựng để thông qua thành quy phạm pháp luật.
Là văn bản tiền thân của luật, dự án luật dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa
học về quan hệ xà hội và khoa học về xây dựng pháp luật đề lên các quy tắc
xử sự phù hợp có dự tính trước khả năng tác động tương thích với quan hệ xÃ
hội được điều chỉnh. Quá trình xây dựng luật chính là quá trình các nhà làm
luật đề ra các quy tắc xử sự cho xà hội để duy trì sự ổn định và phát triển của
xà hội. Sự phát triển của quy tắc xử sự được đưa ra trong dự án luật sẽ là quy
phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xà hội.
- Dự án luật bao gồm đầy đủ, toàn diện và có hệ thống các quy phạm
pháp luật dự kiến điều chỉnh quan hệ xà hội. Tính đầy đủ của dự án luật thể
hiện ở toàn bộ các quy phạm pháp luật dự kiến trong dự án quy định các quy
tắc xử sự đầy đủ, không thể thiếu của một luật trong mét lÜnh vùc quan hÖ x·

héi (tõ lêi nãi đầu đến chương (phần) mở đầu cho đến chương (phần) điều
khoản thi hành). Tính toàn diện của dự án luật xuất phát từ tính toàn diện của
một luật, thể hiện ở việc điều chỉnh mọi mặt, mọi yếu tố cần thiÕt trong mét
lÜnh vùc quan hƯ x· héi, c¶ vỊ hiệu lực không gian và hiệu lực thời gian. Tính
hệ thèng cđa dù ¸n lt cịng xt ph¸t tõ tÝnh hƯ thèng cđa lt, thĨ hiƯn ë


13

tính đầy đủ, toàn diện và theo một trật tự thống nhất bên trong (của một luật)
và đồng bộ bên ngoài của cả hệ thống pháp luật. Các quy phạm pháp luật dự
kiến của dự án luật không được mâu thuẫn với nhau, mà phải hoàn chỉnh theo
một thể thống nhất để hỗ trợ, bổ sung cho nhau cùng điều chỉnh quan hệ xÃ
hội. Dự án luật được đưa ra phải không mâu thuẫn với Hiến pháp và các luật
trước đó, thể chế hóa các quy phạm hiến định, quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, hỗ trợ và bổ sung cho các luật trước đó
cùng ®iỊu chØnh mét x· héi thèng nhÊt.
- Dù ¸n lt có hình thức văn bản của luật. Đây là điều hiển nhiên đúng
trong một quy trình lập pháp hiện đại. Điểm khác biệt giữa một dự án luật
(hoàn chỉnh) và một luật dưới góc độ văn bản (ngoại trừ tên văn bản) chính là
ở điều khoản có hiệu lực của văn bản, ngày được Quốc hội thông qua, ký
chứng thực của Chủ tịch Quốc hội và Quyết định ban hành luật của Chủ tịch
nước (vì vậy chúng còn khác nhau về tính quyền lực, ổn định, v.v.).
Hình thức văn bản của luật làm cho dự án luật có những đặc điểm ẩn
giấu bên trong như của luật. Chính vì vậy, dự án luật được xem là có nhiều đặc
điểm tương lai cđa mét lt.
- Dù ¸n lt cã tÝnh hƯ thống và hoàn chỉnh về kết cấu, hình thức trong
một lĩnh vực điều chỉnh quan hệ xà hội (như văn bản luật) (so với dự thảo nghị
quyết, dự thảo nghị định, dự thảo thông tư, v.v.).
Sự hoàn chỉnh về kết cấu và hình thức của dự án luật được xem xét,

đánh giá khi ta so sánh với các dự thảo nghị quyết, dự thảo nghị định, v.v..
Các dự thảo về nghị quyết, nghị định, v.v., mặc dù cũng chứa đựng các quy
phạm pháp luật dự kiến nhưng chúng có kết cấu đơn giản hơn (thông thường
không có điều khoản quy định nguyên tắc, đối với các dự thảo văn bản hướng
dẫn một số điều khoản của luật có thể không cần có kết cấu đầy đủ, chi tiết
như luật). Các dự thảo về nghị quyết, nghị định, thông tư, v.v., th­êng chØ


14

h­íng dÉn ®iỊu chØnh mét nhãm quan hƯ x· héi trong một ngành luật cho nên
không thể có kết cấu hoµn chØnh theo lÜnh vùc quan hƯ x· héi.
Sù hoµn chỉnh về kết cấu của một dự án luật đòi hỏi phải có kết cấu chặt
chẽ, đầy đủ, không thể thiếu trong một dự án luật, như lời nói đầu phải có sự
dẫn chiếu nguồn gốc quyền lực để ban hành luật, phải có phần, chương, mục,
điều khoản tương tự gièng nhau theo mét kÕt cÊu thèng nhÊt nh­ c¸c luật khác
(theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm năm 2002). Các kết cấu
phần, chương, mục, điều khoản phải được sắp xếp hợp lý trong một trật tù
thèng nhÊt cđa dù ¸n lt. Mét dù ¸n lt hoàn chỉnh khi đọc sẽ thấy rõ được
tính dễ hiểu, cụ thể và tầm bao quát rộng khắp lĩnh vực xà hội mà dự án luật
dự kiến điều chỉnh.
Xuất phát từ đặc điểm tương lai của luật mà dự án luật cần phải có, đặc
điểm về tính quyền lực cao nhất (sau Hiến pháp), tính cơ bản, tính ổn định cao
là ba trong số những đặc điểm cơ bản của luật đòi hỏi việc xây dựng luật phải
cẩn trọng, kỹ lưỡng theo một quy trình chặt chẽ cần phải được luật định.
Chính vì thế, giai đoạn cuối cùng của quy trình xây dựng luật (thể hiện ý chí
chung rộng rÃi) là giai đoạn cần có sự thảo luận để làm rõ bản chất của luật
trước khi thông qua.

1.2. Khái niệm, nguyên tắc, nội dung và hình thức thảo luận dự án

luật tại kỳ họp Quốc hội
1.2.1. Khái niệm thảo luận dự án luật tại kỳ họp Quốc hội
Thảo luận được hiểu theo nghĩa thông thường là hoạt động nêu ý kiến,
bàn bạc và có thể tranh luận một vấn đề nào đó để có thể đi đến kết luận, và từ
đó có thể giải quyết vấn đề. Trong Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, thảo luận
(động từ) (thảo: tìm xét; luận: bàn) có nghĩa: bàn bạc với nhau về một vấn đề
cần phải thông suốt [15, tr. 1685 - 1686]; trong Đại từ điển tiếng Việt, thảo
luận (động từ) (thảo: xem xét, bàn bạc; luận: 1. Bàn bạc; 2. Dùa vµo lÝ lÏ mµ


15

suy ra) có nghĩa: trao đổi, phân tích bằng lí lẽ để làm sáng tỏ một vấn đề [31,
tr. 1533].
Như vậy, thảo luận theo như trong từ điển tiếng Việt bao hàm hai cấp
độ: thứ nhất là có hoạt động trao ®ỉi ý kiÕn, quan ®iĨm vỊ mét vÊn ®Ị; thứ hai,
có sự bàn về vấn đề đó (bàn có nghĩa là trao đổi, góp ý kiến để đi đến thèng
nhÊt trong c«ng viƯc [31, tr. 90]). Nh­ vËy, ë ý thứ hai, thảo luận với nghĩa cụ
thể còn bao hàm cả sự bàn luận (bàn bạc, trao đổi, thảo luận qua lại trên cơ sở
phân tích lí lẽ [31, tr. 91]).
Trong một hội nghị, thảo luận căn cứ vào nội dung có thể bao gồm
nhiều cấp độ khác nhau như: nêu ý kiến, quan điểm về vấn đề; phân tích nội
dung đúng, sai; tìm hiểu, so sánh với các vấn đề cùng loại; bàn luận, bàn cÃi,
tranh luận, tranh biện; v.v.. Bàn về một vấn đề (bàn luận, bàn cÃi, tranh luận,
tranh biện) được xem là cấp độ thảo luận cao hơn so với cấp độ "thảo" (tìm
xét: nêu ý kiến, quan điểm, so sánh, phân tích vấn đề). Cấp độ bàn đòi hỏi các
chủ thể phải trải qua cấp độ "thảo", đà có thể hiểu rõ vấn đề theo khía cạnh cá
nhân và tiếp tục bàn để phân tích rõ vấn đề, đi tới chân lý chung. Chỉ có thông
qua cấp độ thứ hai này, các ý kiến đối lập nhau mới được thể hiện rõ ràng, dứt
khoát và toàn bộ quan điểm của người thảo luận. Do đó, thảo luận thông

thường phải trải qua cấp độ thứ hai, đặc biệt là các vấn đề có nhiều quan điểm
trái ngược nhau, mới có thể khẳng định vấn đề chính xác, chân thực hơn.
Như vậy, đặc điểm của thảo luận về cơ bản là hoạt động thông qua ý
kiến của các thành viên trong cuộc thảo luận, các thành viên bàn bạc, tranh
luận và tìm ra chân lý của vấn đề cần giải quyết; vấn đề được làm sáng tỏ dần
dần thông qua hoạt động nhưng nó không có giá trị bắt buộc đối với mọi
thành viên; thảo luận là hoạt động của số đông người (theo nghĩa thông
thường càng nhiều người càng tốt) đề xuất, tranh luận và xác định theo
nguyên tắc dân chủ.


16

Thảo luận dự án luật tại kỳ họp của Quốc hội là hoạt động xây dựng
luật của Quốc hội, trong đó các đại biểu Quốc hội bàn luận về một dự án luật
nhằm xem xét và hoàn thiện dự án luật theo những yêu cầu của luật.
Khái niệm này muốn nhấn mạnh đến tính bàn luận (thậm chí tranh
luận, tranh biện) dự án luật, bởi lý do phân tích ở trên chỉ ra rằng để có thể
làm sáng tỏ triệt để một dự án luật thì phải có sự bàn luận giữa các ý kiến khác
nhau của đại biểu Quốc hội, từ đó mới có thể rút ra được những ý kiến đúng
thống nhất chung cho nhiều người khi thảo luận. ý kiến đúng thống nhất
chung đó là ý kiến của đa số đối với thiểu số những ý kiến khác, và nó thể
hiện được tính dân chủ trong thảo luận dự án luật.
Thảo luận dự án luật là một hoạt động đặc thù không thể thiếu của
Quốc hội. ở Việt Nam, đây là một trong những hoạt động phát triển vấn đề
thuần túy, thảo luận dự án luật được tiến hành ở nhiều quy trình xây dựng luật.
Tại kỳ họp của Quốc hội, thảo luận dự án luật có những đặc điểm sau:
- Là một hoạt động xây dựng luật cơ bản trong quy trình xây dựng luật.
Thảo luận dự án luật được phát sinh gắn liền với quyền lập pháp của nghị viện
tư sản và được ghi nhận trong hầu hết các bản hiến pháp của các nước theo

chế độ nghị viện. Thảo luận dự án luật là một mắt xích quan trọng trong quy
trình xây dựng luật để làm sáng tỏ tính khách quan của dự án luật - một trong
những quy trình công khai, minh bạch nhất. Vì thế, đây là một khâu không thể
bỏ qua khi xây dựng luật.
Tính cơ bản của hoạt động này thể hiện còn thể hiện ở chỗ thảo luận tác
động đến mọi vấn đề của dự án luật và có thể làm thay đổi toàn bộ dự án, được
quy định rÊt cơ thĨ trong lt ph¸p c¸c n­íc. Do vËy, nó phải tuân theo một
trình tự pháp lý chặt chẽ (có thể xem là chặt chẽ rõ ràng nhất trong tất cả các
quy trình xây dựng luật xét trên góc độ quy định của luật).
Thảo luận dự án luật, mặt khác, là một mắt xích nên nó có quan hệ mật
thiết với các mắt xích khác trong chuỗi quy trình xây dựng luật. Những mắt


17

xích trước đó (xây dựng dự án luật, thẩm định, thẩm tra dự án luật, v.v.) là cơ
sở nhận thức, cung cấp đầy đủ thông tin và có ý nghĩa quan trọng đối với thảo
luận dự án luật. Thảo luận cũng chỉ là một quy trình phát triển tiếp theo trên
cơ sở các quy trình trước đó.
- Là hoạt động tiếp tục phát triển dự án luật. Thảo luận dự án luật là
một bước mở đầu cho việc chỉnh lý lại dự án luật theo ý kiến của các đại biểu
quyền lực tối cao (một cách chính thống nhất), đây cũng có thể coi là giai
đoạn kết thúc bước đầu tiên của quy trình xây dựng luật và chuyển sang bước
thứ hai: bước hoàn chỉnh dự án luật để thông qua. ViƯc tiÕp thu chØnh lý dù ¸n
lt cđa đy ban thường vụ Quốc hội phải căn cứ trên cơ sở ý kiến thảo luận
của đại biểu Quốc hội.
Đặc điểm này thể hiện sự khác biệt cơ bản của hình thức thảo luận dự
án luật tại Quốc hội Việt Nam với nghị viện của nhiều nước trên thế giới. Quy
trình thảo luận dự án luật tại nghị viện của nhiều nước trên thế giới thường
được chia làm ba giai đoạn, trong đó quy trình thảo luận dự án luật được kết

thúc bằng một quyết định của nghị viện chuyển dự luật (dự án luật) đến các
ủy ban của nghị viện để xem xét; bác bỏ dự luật; hoặc tạm hoÃn xem xét dự
luật trong một thời gian nhất định (trên thực tế, đây là giải pháp để nghị viện
từ chối xem xÐt dù luËt)” [3, tr. 97]. ë ViÖt Nam, dự án luật khi được thảo
luận tại kỳ họp Quốc hội không thể có sự bác bỏ dự án luật, sự bác bỏ này chỉ
được thực hiện tại khâu thông qua dự án (hoặc không được đưa vào nội dung
kỳ họp Quốc hội mà được trả lại cho chủ thể soạn thảo tiếp tục soạn thảo lại).
- Là hoạt động thĨ hiƯn tÝnh d©n chđ. Sù d©n chđ râ nÐt của hoạt động
này chính là việc các đại diện tối cao của nhân dân thảo luận các nội dung của
dự án luật, trên cơ sở ý chí của nhân dân, đảm bảo tính khách quan, trung
thực. Thảo luận tập thể một cách dân chủ, bình đẳng chính là nguyên tắc hàng
đầu trong lập pháp của Quốc hội.


18

- Là hoạt động giải quyết mối quan hệ giữa ý chí chung và ý chí riêng.
Thảo luận dự án luật đòi hỏi các đại biểu Quốc hội phải vận dụng hiểu biết cá
nhân của mình, ý chí của mình (trên cơ sở nhận thức của một bộ phận nhân
dân) để thảo luận về tính đúng đắn, tính khách quan, tính phù hợp của dự án
luật đối với đời sống xà hội. Các ý kiến của đại biểu Quốc hội có thể khác với
dự án luật hoặc khác với ý kiến của đại biểu khác và có thể dẫn đến tranh luận
để làm sâu sắc nội dung dự án luật. Do vậy, đặc điểm của thảo luận dự án luật
chính là để có cách hiểu cụ thể của đại biểu Quốc hội, các chủ thể khác liên
quan đối với nội dung dự án luật cả trên phương diện hiểu theo ý chí cá nhân,
hiểu các ý kiến khác nhau, hiểu được ý kiến đa số và tìm ra chân lý chung cho
vấn đề.
Hoạt động này yêu cầu giải quyết vấn đề bằng ý chí của từng địa
phương hòa nhập vào ý chí toàn quốc, ý chí của cá nhân hòa nhập vào ý chí
tập thể, ý chí của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp, v.v.. (Do đó, sau mỗi

cuộc thảo luận, Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội có trách nhiệm ghi chép, trình
bản ghi âm các ý kiến của các đại biểu Quốc hội và bản tổng hợp ý kiến của
các đại biểu Quốc hội).
1.2.2. Nguyên tắc thảo luận dự án luật tại kỳ họp của Quốc hội
Nguyên tắc là những quan điểm tư tưởng chủ đạo, mang tính xuất phát
điểm, phản ánh quy luật hình thành, vận động và phát triển của một sự vật và
hiện tượng nào đó trong đời sống xà hội. Xây dựng pháp luật cũng là một hiện
tượng của đời sống xà hội, lại là một trong những hiện tượng cực kỳ phức tạp,
với những đặc thù riêng có. Vì vậy, xây dựng pháp luật phải tuân thủ những
nguyên tắc nhất định (đó là những nguyên tắc mà theo GS.TS. Trần Ngọc
Đường nêu trong bài Các nguyên tắc xây dựng pháp luật tại Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp số 1/2004: 1. Kết hợp chặt chẽ giữa ý chí chủ quan với tồn tại
khách quan; 2. Nguyên tắc dân chủ; 3. Nguyên tắc pháp chế; 4. Nguyên tắc
khoa học; 5. Nguyên tắc tính hiệu quả của việc điều chỉnh pháp luật; 6.


19

Nguyên tắc về sự phù hợp giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế; 7.
Nguyên tắc Đảng lÃnh đạo.) [9, tr. 40].
Thảo luận dự án luật là một quy trình trong xây dựng pháp luật đều phải
tuân thủ những nguyên tắc chung và những nguyên tắc đặc thù của nó. Đó là:
- Nguyên tắc dân chủ. Dân chủ có gốc tiếng Hy Lạp là demokratia
(nó là kết hợp của chữ demos - nhân dân với chữ kratos - quyền lực), có
nghĩa là quyền lực nhân dân. Do vậy, cũng có thể nói dân chủ là người dân
là chủ, là quyền lực thuộc về nhân dân, là chủ quyền nhân dân [30, tr. 33]. Đại
biểu Quốc hội là đại diện tối cao cho nhân dân trong hoạt động lập pháp. ý
chí của nhân dân được thể hiện thông qua ý kiến của các đại biểu Quốc hội
trong thảo luận. Với tư cách là một triết thuyết chính trị, khái niệm dân chủ
còn bao hàm sự hòa hợp giữa các giá trị: tự do, bình đẳng, sự thống nhất trong

tính đa dạng. Vì vậy, nguyên tắc dân chủ trong thảo luận dự án luật yêu cầu
phải phát huy cao độ dân chủ trong việc phát biểu ý kiến, thảo luận dự án luật
của Quốc hội, nhằm phát huy tối đa trí tuệ của các chủ thể thảo luận.
- Nguyên tắc bình đẳng. Có thể xem đây là nguyên tắc phái sinh từ
nguyên tắc dân chủ, bởi vì có bình đẳng thì mới có dân chủ. Nguyên tắc bình
đẳng thể hiện rất rõ trong thảo luận dự án luật tại kỳ họp Quốc hội Việt Nam
(Điều 16 Nghị quyết số 07/2002/QH11 về nội quy kỳ họp Quốc hội). Bình
đẳng trong thảo luận dự án luật có nghĩa các đại biểu Quốc hội không phân
biệt đặc điểm nhân thân (như tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xà hội, v.v.)
đều có quyền và trách nhiệm như nhau trong thảo luận các vấn đề liên quan
đến dự án và ý kiến của họ đều có giá trị pháp lý như nhau. Khoản 3 Điều 16
Nội quy kỳ họp Quốc hội quy định: "Trong trường hợp đại biểu Quốc hội đÃ
đăng ký mà chưa được phát biểu hoặc đà phát biểu nhưng chưa hết ý kiến do
thời gian phát biểu đà hết thì ghi lại ý kiến của mình và gửi Đoàn thư ký kỳ
họp để tổng hợp". Nguyên tắc bình đẳng là cơ sở để bảo đảm chất lượng thảo
luận dự án luật tại kú häp Quèc héi.


20

- Nguyên tắc khách quan. Thảo luận dự án luật chính là việc đưa ra các
quan điểm về những nội dung trao đổi của dự án luật. Quan điểm đưa ra là
cách thể hiện ý chí chủ quan của chủ thể đối với dự án. Nguyên tắc khách
quan là đòi hỏi đặt nội dung đúng với đích thực của nó. Nó đòi hỏi các ý kiến,
quan điểm chủ quan phải dựa trên cơ sở khách quan (cơ sở kinh tế - xà hội),
nhu cầu cuộc sống. Cho nên, các đại biểu Quốc hội không thể đưa ra ý kiến
với tư cách chỉ mình cá nhân đại biểu, mà phải dựa trên tính chân thực của vấn
đề và ý chí chung của nhân dân mà đại biểu Quốc hội là người đại diện để đưa
luật vào đáp ứng yêu cầu xà hội.
C.Mác đà khẳng định: "quyền lập pháp không tạo ra pháp luật, nó chỉ

phát hiện và nâng lên thành luật" [19, tr. 395] và Người chê trách những nhà
làm luật nào "lấy ý muốn chủ quan của mình thay cho thùc chÊt cđa c¸c quan
hƯ x· héi" [19, tr. 396]; Nhà lập pháp phải coi mình như là nhà khoa học tự
nhiên. Ông ta không làm ra luật, ông ta không phát minh ra chúng mà chỉ nêu
chúng lên; ông ta biểu hiện những quy luật nội tại của những mối quan hệ tinh
thần thành những đạo luật thành văn có ý thức. Chúng ta sẽ phải chê trách nhà
làm luật là vô cùng tùy tiện, nếu như ông ta thay thế bản chất của sự vật bằng
nhiều điều bịa đặt của mình" [19, tr. 232].
- Nguyên tắc pháp chế xà hội chủ nghĩa. Nguyên tắc pháp chế xà hội
chủ nghĩa là một khái niệm rộng có nội hàm cơ bản là đòi hỏi các chủ thể
trong quan hệ xà hội phải tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh, chính xác pháp
luật. Pháp chế xà hội chủ nghĩa là một trong những nguyên tắc cơ bản về tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Nó đóng vai trò quan trọng trong
việc bảo vệ và củng cố chế độ xà hội, chế độ nhà nước, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân [14, tr. 245]. Nguyên tắc pháp chế trong hoạt
động thảo luận dự án luật thể hiện ở các mặt sau:
- Các chủ thể có quyền thảo luận dự án luật tại kỳ họp Quốc hội là các
đại biểu Quốc hội (chủ thể chủ yếu) và một số chủ thể khác có thẩm quyền


21

theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002 (ví dụ: chủ thể
soạn thảo dự án luật, đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật, đại diện ủy ban
thường vụ Quốc hội như đà được nêu ở trên).
- Trình tự thảo luận, hình thức thảo luận dự án luật tại kỳ họp Quốc hội
phải tuân thủ chặt chẽ các quy phạm pháp luật của Hiến pháp, Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật, nghị quyết của Quốc hội về nội quy kỳ họp, về
các hoạt động của các cơ quan của Quốc hội. Đề cao trách nhiệm của đại biểu
Quốc hội và các chủ thể có thẩm quyền, đảm bảo các quy định về thời gian

th¶o luËn, néi dung th¶o luËn, kÕt qu¶ th¶o luËn được tuân thủ nghiêm chỉnh
trong kỳ họp.
- Nội dung thảo luận không được trái với quy định của Hiến pháp,
đường lối, chính sách của Đảng, phải phù hợp với các quy định trong các luật
khác nếu không đưa ra được lý do xác đáng cho thấy rõ sự sai lầm trong quy
định của luật đó và có phương án đề xuất sửa đổi tổng thể các điều luật trái
nhau đó.
1.2.3. Chủ thể, đối tượng, mục đích, nội dung, thủ tục, trình tự, hình
thức, phương pháp và kết quả của thảo luận dự án luật tại kỳ họp Quốc
hội
- Chủ thể thảo luận dự án luật tại kỳ họp Quốc hội.
Chủ thể thảo luận dự án luật là đại biểu Quốc hội và nhiều chủ thể liên
quan tham gia, như đại diện ủy ban thường vụ Quốc hội, thành viên của
Chính phủ, đại diện của cơ quan soạn thảo luật, đoàn th­ ký Qc héi, v.v..
C¸c chđ thĨ trong quan hƯ này đều là các chủ thể được xác định trong luật,
trong đó có những chủ thể hoàn toàn xác định như đại biểu Quốc hội, đại diện
ủy ban thường vụ Quốc hội, đoàn thư ký Quốc hội (theo Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 2002, Nội quy kỳ họp Quốc hội năm 2002), và
chủ thể xác định tương đối là đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân soạn thảo


22

lt, chđ thĨ kh¸c (chđ thĨ tham dù cã thĨ là các cá nhân, đại diện của tổ chức
chính trị - x· héi, tỉ chøc x· héi).
+ Chđ thĨ lµ đại biểu Quốc hội có quyền thảo luận các dự án luật, đề ra
các phương án giải quyết các vấn đề trong dự án luật. Ngoài ra, đoàn chủ tịch
phiên họp Quốc hội ngoài quyền thảo luận dự án luật, còn có quyền điều hành
phiên thảo luận; các đại biểu Quốc hội giữ các trọng trách trong kỳ họp khác
(như trong đoàn thư ký, đại diện ủy ban thường vụ Quốc hội, đại diện cơ quan

trình dự án luật, v.v.) ®Ịu cã thÈm qun riªng ®èi víi lÜnh vùc phơ trách.
+ Chủ thể là các đại diện của các cơ quan tổ chức khác (không là đại
biểu Quốc hội) có quyền tham dự và phát biểu ý kiến tại kỳ họp Quốc hội theo
quy định pháp luật. Các đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân trình dự án luật
có trách nhiệm tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, và trong trường hợp cần
thiết được trình bày bổ sung về những vấn đề liên quan đến dự án [16, Điều
45a]. Các cá nhân khác tham gia kỳ họp cũng có những quyền riêng theo quy
định của pháp luật.
Quyền của các chủ thể nêu trên theo quy định của pháp luật cũng đồng
thời là nghĩa vụ và trách nhiệm buộc các chủ thể đó có tinh thần trách nhiệm
thực hiện.
- Đối tượng thảo luận. Đó là các dự án luật đà được xác định trong
Chương trình xây dựng luật của Quốc hội được phê duyệt theo từng giai đoạn,
theo hàng năm hoặc có thể được bổ sung theo quyết định của Quốc hội tại
chính kỳ họp (theo đề nghị của ủy ban thường vụ Quốc hội). Dự án luật được
xây dựng gồm nhiều vấn đề liên quan cho nên thảo luận dự án luật trên cơ sở
đó cũng phải thảo luận mở rộng không chỉ trong phạm vi dự án luật mà còn cả
bao gồm những nguyên lý của dự án luật, tính cấp thiết hay những điều kiện
kinh tế - xà hội để thực hiện dự án luật, v.v.. Thảo luận mở rộng chính là biện
pháp để làm rõ nội dung dự án luật trên mọi bình diện nhận thức và thực tế
khách quan của dự án luËt.


23

- Mục đích của thảo luận dự án luật nhằm làm rõ nội dung và ý nghĩa
dự án luật, để tiến tới giai đoạn thông qua dự án luật (giai đoạn cuối cùng
trong quy trình xây dựng luật). Thông qua việc thảo luận dự án luật, các đại
biểu Quốc hội sẽ xác định được nội dung toàn bộ dự án luật (bao gồm cả
những quan điểm khác nhau về các nội dung trong dự án luật), đó là cơ sở để

đại biểu Quốc hội có thể thông qua dự án luật theo nhận định của mình trên cơ
sở khách quan. Quy trình này cũng là cơ sở để cho các cơ, tổ chức, cá nhân
hữu quan chỉnh sửa dự án luật cho phù hợp với ý kiến thảo luận của Quốc hội.
Như vậy, thảo luận là một hoạt động pháp lý, bắt buộc phải có một kết
luận cuối cùng mang giá trị pháp lý về các vấn đề thảo luận. Đó là điều kiện
bắt buộc để kết thúc một hoạt ®éng ph¸p lý cơ thĨ (hiƯn nay kÕt ln cđa thảo
luận chưa được quan tâm đến, nó mới chỉ dừng lại ở bản tổng kết ý kiến của
các đại biểu Quốc hội do Văn phòng Quốc hội tập hợp lại).
- Nội dung thảo luận dự án luật.
Trong một kỳ họp Quốc hội, sau khi nghe các báo cáo của đại diện các
cơ quan về dự án luật, Chủ tịch phiên họp tóm tắt nội dung và các vấn đề cơ
bản còn nhiều ý kiến trái ngược nhau để Quốc hội tiến hành thảo luận. Thảo
luận của Quốc hội được tiến hành bằng các bài phát biểu của các đại biểu
Quốc hội về các vấn đề mà đại biểu thấy cần có ý kiến (có lưu ý đến các vấn
đề cơ bản còn nhiều ý kiến khác nhau được Chủ tịch phiên họp nêu).
Xuất phát từ tính khách quan, toàn diện của luật, nội dung thảo luận dự
án luật cũng phải đảm bảo được tính khách quan, toàn diện trong mọi nội
dung của dự án, theo đó về mặt lý luận cần tập trung làm rõ các yếu tố: 1. Dự
án luật có thể hiện đúng bản chất giai cấp, đường lối, chính sách của Đảng,
các nguyên tắc hoạt động cơ bản của nhà nước; 2. Việc nêu các nguyên tắc
trong dự án luật thể hiện đường lối, chính sách của nhà nước như thế nào; 3.
Tính hiện thực của các quy định trong dự án luật; 4. Dự án luật có phù hợp với
thực tế khách quan đời sống xà hội không; 5. Điều kiện vật chất, điều kiện xÃ


×