Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Quản lý nhà nước về báo điện tử ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM THỊ THÙY LINH

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BÁO ĐIỆN TỬ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Luật Hiến pháp – Hành chính
Mã số

: CH22B1

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ LAN HƢƠNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, đượcthực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Phan Thị Lan Hương.
Các số liệu, những kết luận,nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
đảm bảo trung thực, chính xác và khách quan.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Xác nhận của

Học viên



giảng viên hƣớng dẫn

Phạm Thị Thùy Linh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo đã và đang đảm nhiệm
công tác nghiên cứu, giảng dạy tại Khoa Luật Hành Chính – Đại học Luật Hà
Nội, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình giảng dạy tơi trong suốt q trình học
tập, nghiên cứu tại trƣờng. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Thị Lan
Hƣơng đã trực tiếp hƣớng dẫn và tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn này.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên của gia đình,
bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Mặc dù tơi đã cố gắng hồn thiện luận văn bằng tất cả sự tâm huyết và
năng lực của mình nhƣng do trình độ nhận thức cịn hạn chế và do thời gian có
hạn nên luận văn này khơng thể tránh khỏi những sai sót. Do vậy, tơi rất mong
nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cơ giáo để bài viết của tơi đƣợc
hồn thiện hơn nữa.
Hà Nội, tháng 08 năm 2016
Học viên thực hiện

Phạm Thị Thùy Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................. 3
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu đề tài ............................... 5

3.1. Mục đích...................................................................................................... 5
3.2. Nhiệm vụ................................................................................................ 5
3.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 5
3.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 6
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài................................ 6
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn ......................................................................... 6
4.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 6
5. Những đóng góp khoa học của luận văn ........................................................... 6
6. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 7
7. Các câu hỏi nghiên cứu. .................................................................................. 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1 ...................................................................................................... 8
1.KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƢNG, VAI TRÒ CỦA BÁO ĐIỆN TỬ. ........................ 8
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BÁO ĐIỆN TỬ ................................................................ 8


1.1.1. Khái niệm báo điện tử ....................................................................... 8
1.1.1.1.Định nghĩa về báo điện tử .................................................................. 8
1.1.1.2. Đặc trưng của báo điện tử................................................................10
1.1.1.3. Phân biệt giữa báo điện tử và các dạng cung cấp thông tin trên
INTERNET khác dễ gây nhầm lẫn ................................................................13
1.1.1.4. Vai trò của báo điện tử trong đời sống xã hội....................................16
1.2

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BÁO ĐIỆN TỬ .....................................................17
1.2.1.

Khái niệm và các nguyên tắc quản lý nhà nước về báo điện tử .......... 17


1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về báo điện tử ....................................17
1.2.1.2. Các nguyên tắc quản lý nhà nước về báo điện tử ............................20
1.2.3.

Cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý nhà nước về báo điện tử .......... 25

1.2.4.

Chủ thể quản lý nhà nước về báo điện tử.......................................... 27

1.2.5. Nội dung quản lý nhà nước về báo điện tử ................................................ 30
1.6. Ý nghĩa của quản lý nhà nước về báo điện tử............................................... 32
1.3 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...............................................................................33
CHƢƠNG 2 .....................................................................................................35
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BÁO ĐIỆN TỬ. TÌNH HÌNH
BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT
SỐ QUỐC GIA ................................................................................................35


2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................35
2.1.1. Về khung pháp luật quản lý nhà nước đối với báo điện tử ở Việt Nam 35
2.1.2. Về nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng báo điện tử ....................... 37
2.1.3. Về quản lý việc cấp phép và hoạt động của báo điện tử ..............................39
2.1.4. Về xử lý vi phạm đối với các hoạt động trên báo điện tử ............................42
2.2. TÌNH HÌNH BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY DƢỚI SỰ QUẢN
LÝ CỦA NHÀ NƢỚC.......................................................................................44
2.3.


ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ

BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................48
2.2.1. Đánh giá khung pháp luật đối với hoạt động quản lý nhà nƣớc về báo điện
tử ......................................................................................................................49
2.2.1.1. Công tác xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch và phát triển báo điện tử. ........................................................................ 49
2.2.1.2 Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện, áp dụng các văn bản quy
phạm pháp luật về báo điện tử......................................................................51
2.2.2. Vấn đề quản lý hoạt động cung cấp thông tin trên báo điện tử ...................52
2.2.2.1 Quản lý nguồn nhân lực làm làm báo và việc thực hiện chức năng
quản lý báo điện tử của cơ quan chủ quản ......................................................... 52
2.2.2.2. Vấn đề quản lý hoạt động cung cấp thông tin trên báo điện tử ...........54
2.2.3. Công tác quản lý hợp tác, liên doanh, liên kết và kinh doanh của cơ quan
báo điện tử ........................................................................................................56


2.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BÁO ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ
QUỐC GIA .......................................................................................................59
2.3.1. Quản lý truyền thông, báo chí nói chung và báo điện tử ở Singapore . 59
2.3.3. Quản lý báo chí nói chung và báo điện tử ở một số nước tư bản phát
triển.......................... ......................................................................................... 63
2.4 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...............................................................................66
CHƢƠNG 3 .....................................................................................................68
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ BÁO ĐIỆN TỬ ..........................................................................................68
3.1. CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BÁO ĐIỆN TỬ .....................................................68
3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với báo điện tử ở Việt Nam hiện nay ........... 68

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG THỰC TIỄN QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BÁO ĐIỆN TỬ.................................................................71
3.2.1. Hồn thiện pháp luật về quản lý báo chí góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về báo điện tử ........................................................................ 71
3.2.2 Hoàn thiện việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch và phát triển báo điện tử ......................................................................... 75
3.3 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ...............................................................................78
KẾT LUẬN ......................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................82


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của các thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là
cơng nghệ thơng tin thì hoạt động báo chí cũng có những thay đổi nhất định.
Hình thức báo chí truyền thống (báo in) đã khơng cịn là hình thức phƣơng tiện
truyền thông đƣợc sử dụng phổ biến nhất nhƣ trƣớc kia. Các phƣơng tiện truyền
thông dữ liệu hiện đại, nhanh nhạy và thuận tiện hơn trong thời kỳ hội nhập và
tồn cầu hóa là nhu cầu cấp thiết của bất kỳ quốc gia, tổ chức hay cá nhân nào.
Báo điện tử (một hình thức mới của báo chí) hiện nay đang khơng ngừng phát
triển với mức độ “chóng mặt” ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nƣớc
phát triển. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, đã có sự chuyển dịch nhanh
chóng từ hình thức đọc báo giấy sang đọc báo điện tử và phát triển song hành
cùng nền văn minh của nhân loại.
Mặc dù báo điện tử là một trong những loại hình báo chí ra đời muộn hơn so
với báo in, báo phát thanh và truyền hình song lại đang có tầm ảnh hƣởng không
hề nhỏ đến đời sống xã hội. Sự ra đời của báo điện tử và các trang thông tin điện
tử đã làm thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin trƣớc đây của một bộ phận công
chúng, số lƣợng độc giả truy cập hàng ngày vào các trang báo mạng càng lúc
càng tăng đã khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của báo điện tử trong đời

sống xã hội.
Báo điện tử và các trang thông tin điện tử sở hữu những ƣu điểm vƣợt trội để
thu hút cơng chúng. Tính đa phương tiện của báo điện tử và các trang thông tin
điện tử trên Internet cho phép kết hợp giữa ngơn ngữ, hình ảnh và âm thanh giúp
cơng chúng có thể thoả mãn tất cả các nhu cầu nghe, đọc, và xem một cách chủ
động nhất. Tính phi định kỳ của báo điện tử cịn cho phép công chúng cập nhật
1


tin tức nhanh chóng, thƣờng xuyên và liên tục. Khả năng lưu trữ và tính tương
tác cao giúp báo điện tử chiếm ƣu thế tuyệt đối trong việc thiết lập các diễn đàn,
các cuộc giao lƣu, bàn tròn, phỏng vấn trực tuyến…, làm tăng mối liên hệ giữa
toà soạn với độc giả, độc giả với nhau, tạo cơ hội cho độc giả có thể giao lƣu,
trao đổi với nhân vật mình quan tâm. Ngồi ra, thời gian gần đây, bên cạnh báo
điện tử và các trang thông tin điện tử, trên mạng Internet còn xuất hiện nhiều
trang mạng xã hội - một công cụ thông tin mới nhƣ: Facebook; Skype; Zalo;
Twitter… đã có sức ảnh hƣởng khơng hề nhỏ trong việc cung cấp thông tin tới
cộng đồng Sự lan tỏa nhanh chóng của các loại hình thơng tin trên Internet đã
mở rộng mối liên kết giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã hội, tác động lớn
đến nhận thức của công chúng, đặc biệt tƣ duy và nhận thức của giới trẻ.
Bên cạnh những ƣu việt nói trên, báo điện tử vẫn cịn có những hạn chế nhất
định trong việc bảo đảm an tồn thơng tin và độ chính xác, tin cậy của thông tin.
Là bộ phận quan trọng của Internet, lại thƣờng xuyên phát hành những ấn phẩm
cho hàng triệu ngƣời đọc, có thể thấy vấn đề thơng tin trên báo điện tử đƣợc xem
là vấn đề cần quan tâm, sát sao và quản lý chặt chẽ.. Cùng với đó, sự ra đời của
hàng loạt các trang báo, đầu báo mạng, sự chạy đua thông tin với nhau dẫn đến
tình trạng thơng tin sai lệch, gây nhiều hiểu lầm cho“cư dân mạng”(ngƣời đọc),
làm công chúng hoang mang cũng là vấn đề đáng quan ngại. Đặc biệt, thông tin
trên báo chí trực tiếp cịn phải ln đƣơng đầu với sự xâm nhập của các nguồn
thông tin xấu, thông tin không lành mạnh vốn tràn lan trên mạng Internet vì

Internet là “vùng trời tự do tuyệt đối”. Do vậy, với những hạn chế đó, sự quản
lý nhà nƣớc về báo điện tử là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Ở Việt Nam, cũng nhƣ các loại hình báo chí khác, báo điện tử giờ đây dƣờng
nhƣ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi ngƣời, mỗi nhà. Bởi thế,
việc quản lý, giám sát hoạt động của báo điện tử nói riêng và báo chí nói chung
của cơ quan Nhà nƣớc sẽ góp phần nâng cao tính hiệu quả của báo chí cũng nhƣ
2


tạo điều kiện thuận lợi để báo điện tử và các trang thông tin điện tử phát triển,
phát huy các ƣu thế đặc thù của mình, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng, lành
mạnh tới ngƣời dân.
Để làm rõ những nội dung liên quan đến vấn đề báo điện tử và quản lý nhà
nƣớc về báo điện tử ở Việt Nam, tôi xin đƣợc lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước
về báo điện tử ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua nghiên cứu và tìm hiểu các đề tài, cơng trình khoa học, luận văn, luận
án có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nƣớc đối với báo điện tử, tác giả nhận
thấy đây là một lĩnh vực tƣơng đố i mới mẻ và chƣa đƣợc nhiều ngƣời khai thác,
nghiên cứu. Hiện nay, có một số cơng trình, thành tựu nghiên cứu chính thức về
các nội dung liên quan đến lĩnh vực này nhƣ:
- Đề tài khoa học, sách: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối
ngoại của một số cơ quan thơng tấn, báo chí chủ lực ở nước ta hiện nay - thực
trạng và giải pháp” (2011), Ban Tuyên giáo Trungƣơng; “Tiếp tục thực hiện Chỉ
thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về đổi mới và tăng cường sự lãnh
đạo, quản lý cơng tác báo chí, xuất bản” (2002) do Ban Thơng tin – Văn hóa
Trung ƣơng, Bộ Văn hóa - Thơng tin, Hội Nhà báoViệt Nam phối hợp phát hành;
sách “Cơ sở lý luận báo chí” (2007)của PGS, TS Tạ Ngọc Tấn và TS Đinh Thế
Huynh đồng chủ biên, nhà xuất bản Chính trị quốc gia; sách “Tăng cường lãnh
đạo, quản lý tạo điều kiện để báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vững chắc

trong thời gian tới” (2007) do Ban Tuyên giáoTrung ƣơng biên soạn; sách “Báo
mạng điện tử: những vấn đề cơ bản”(2011) do TS Nguyễn Thị Trƣờng Giang
chủ biên, nhà xuất bản Chính trị - Hành chính; sách “Cơng tác lãnh đạo, quản lý
báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới” (2012) doTS Nguyễn Thế
Kỷ chủ biên, nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
3


- Các luận án, luận văn liên quan:“Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong
thời kỳ đổi mới” (2003), luận án tiến sĩ Chính trị học củaNguyễn Vũ Tiến, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; “Tính hấp dẫn của báo đảng
nước ta trong giai đoạn hiện nay” (2012), luận án tiến sĩ Báo chí học của
Nguyễn Văn Sinh, Học viện báo chí và tuyên truyền; “Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy
Đồng Nai đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay” (2000), luận văn thạc sĩ
Chính trị học của Dƣơng Thanh Tân, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh; “Phản biện xã hội của báo chí góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả” (2007),luận văn thạc sĩ Chính trị học của Nguyễn Văn Minh, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; “Pháp luật về quản lý nhà nước
trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay” (2009), luận văn thạc sĩ Nhà nƣớc
và pháp luật của Phí Thị Thanh Tâm, Đại học Quốc gia Hà Nội; “Tính chủ động,
kịp thời trong cơng tác chỉ đạo, định hướng nội dung thơng tin báo chí” (2013),
luận văn thạc sĩ Báo chí học của Nguyễn Thị Mỹ Linh, Học viện báo chí và
tuyên truyền.
- Các bài báo khoa học đăng trên báo, tạp chí: Nguyễn Cơng Dũng, 2010:“Vì sao
cần tăng cường quản lý báo điện tử?”, Tạp chí Cộngsản điện tử, số ra ngày
07/7/2010; TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang, 2011:“Xu hướng pháttriển báo mạng
điện tử ở Việt Nam”, đăng trên Báo điện tử Sóng trẻ, số ra ngày 16/6/2011; ThS.
Nguyễn Minh Huế, 2012: “Nâng cao hiệu quả hoạt động tương tác trên
báomạng điện tử”, Tạp chí Tuyên giáo, số 6; ThS. Doãn Thị Thuận, 2012:
“Thựctrạng phát triển báo chí điện tử, mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp

chíTuyên giáo điện tử, số ra ngày 30/9; ThS. Trịnh Xuân Thắng, 2013:“Quản lý
nhà nước về báo điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, số 12; TS.
Nguyễn Thế Kỷ, 2011: “Báo điện tử, trang tin điển tử, mạng xã hội: Định hướng
phát triển và quản lý”, Tạp chí Cộng sản, số 830...
4


Tổng quan về tình hình nghiên cứu cho thấy, trên nhiều khía cạnh của vấn
đề, các cơng trình nghiên cứu đã đƣa ra những quan điểm, nhận định và đề xuất
giải pháp cho việc quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực báo chí nói chung và đối
với lĩnh vực báo điện tử nói riêng. Tuy nhiên, chƣa có cơng trình khoa học nào
nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống và toàn diện về quản lý nhà nƣớc đối với báo
điện tử ở Việt Nam, nhất là cơ sở lý luận, vai trò, yếu tố chủ thể, đối tƣợng và
phƣơng thức quản lý. Do vậy, luận văn này là cơng trình nghiên cứu mang tính
khoa học các nội dung về quản lý nhà nƣớc đối với báo điện tử ở Việt Nam
khơng chỉ ở phƣơng diện lý luận mà cịn ở thực tiễn trong xu thế tồn cầu hóa và
hội nhập quốc tế.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nƣớc
đối với báo điện tử ở Việt Nam; luận văn đề xuất các giải pháp khả thi nhằm góp
phần tăng cƣờng sự quản lý của Nhà nƣớc đối với báo điện tử ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Làm rõ vai trò, đặc điểm của báo điện tử và những vấn đề lý luận liên
quan đến việc quản lý Nhà nƣớc đối với báo điện tử ở Việt Nam; đánh giá đúng
thực trạng quản lý Nhà nƣớc đối với báo điện tử ở Việt Nam, xác định rõ nguyên
nhân và rút ra những kinh nghiệm; đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp chủ
yếu nhằm tăng cƣờng sự quản lý Nhà nƣớc đối với báo điện tử ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.

3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là sự quản lý của Nhà nƣớc đối với báo
điện tử ở Việt Nam.
5


3.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu khảo sát, tìm hiểu hoạt động, thực trạng quản lý của Nhà
nƣớc đối với báo điện tử ở Việt Nam trong những năm gần đây.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta về công tác quản lý
báo chí nói chung và cơng tác quản lý báo điện tử nói riêng. Luận văn kế thừa
kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã cơng bố có liên quan đến đề
tài. Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng hoạt động báo điện tử và sự lãnh
đạo, quản lý đối với báo điện tử của Nhà nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Luận
văn có tham khảo các báo cáo, thống kê, tƣ liệu có liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu cụ thể nhƣ: tổng kết thực tiễn; khảo sát, thống kê; logic và lịch sử, phân tích
và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch; so sánh,…
5. Những đóng góp khoa học của luận văn
Luận văn đóng góp những nội dung khoa học sau đây:
Một là, làm rõ đặc điểm của báo điện tử ở Việt Nam và quan niệm, nội
dung, phƣơng thức quản lý Nhà nƣớc đối với báo điện tử ở Việt Nam;
Hai là, đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cƣờng sự quản
lý Nhà nƣớc đối với báo điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay;
Ba là, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu các cá nhân, cơ

quan tổ chức tham khảo trong hoạt động quản lý, điều hành báo điện tử, góp
6


phần nâng cao hiệu quả sự quản lý Nhà nƣớc về báo điện tử ngày càng vững
mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đã đƣợc đặt ra;
Bốn là, luận văn có thể dùng làm tƣ liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý báo chí, hoạt động quản lý
báo điện tử.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ
lục, luận văn gồm có 3 Chƣơng, cụ thể:
Chƣơng 1: Khái quát về quản lý Nhà nƣớc đối với báo điện tử ở Việt Nam
hiện nay;
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý Nhà nƣớc về báo điện tử ở Việt Nam hiện
nay và kinh nghiệm của một số quốc gia;
Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về báo
điện tử.
7. Các câu hỏi nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu đề tài trên, Luận văn đƣa ra lời giải đáp cho những
câu hỏi sau:
1. Quản lý nhà nƣớc đối với báo điện tử ở Việt Nam đƣợc thực hiện nhƣ thế
nào?
2. Trên thực tế việc quản lý báo điện tử ở Việt Nam đã thực sự hiệu quả hay
chƣa?
3. Cần làm gì để quản lý Nhà nƣớc đối với báo điện tử ở Việt Nam thực sự
hiệu quả?

7



NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
1.KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƢNG, VAI TRÒ CỦA BÁO ĐIỆN TỬ.
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BÁO ĐIỆN TỬ
1.1.1. Khái niệm báo điện tử
1.1.1.1.Định nghĩa về báo điện tử
Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ “báo” - thơng báo và “chí” - giấy)
hay cịn có tên gọi cũ là “tân văn” (nhƣ trong Phụ nữ tân văn), nói một cách khái quát là
những xuất bản phẩm định kỳ nhƣ: nhật báo, tạp chí…1Ngồi ra, báo chí cịn để chỉ các loại
hình truyền tin tức khác trong đời sống xã hội nhƣ đài phát thanh, đài truyền hình... Định
nghĩa này cũng đƣợc áp dụng cho một tạp chí xuất bản liên tục trên Internet (báo điện tử hay
tạp chí điện tử). Nhiệm vụ chính của báo chí là dựa trên những điều tra, nghiên cứu, các lĩnh
vực trong xã hội nhằm làm sáng tỏ và cung cấp các thơng tin hữu ích, có giá trị cho ngƣời
đọc, thúc đẩy q trình tìm hiểu thơng tin, phổ biến và phân tích tin tức tới các thành phần,
tầng lớp trong xã hội. Ngày nay báo chí đã phát triển đa dạng dƣới nhiều hình thức khác
nhau nhƣ bản in, bản điện tử, kênh truyền hình, đài phát thanh... phù hợp và đáp ứng nhu
cầu của nhiều đối tƣợng độc giả. Báo chí là một phần khơng thể thiếu trong bộ máy chính
quyền (điều này đặc biệt đúng ở Việt Nam). Cơ quan báo chí là cơ quan ngơn luận, có chức
năng cung cấp thơng tin và đƣa ra ý kiến về mọi vấn đề của đời sống xã hội. Chính vì vậy,
báo chí thƣờng đƣợc gọi là cơ quan“quyền lực thứ tư” trong hệ thống các cơ quan quyền
lực nhà nƣớc. Nếu quyền lực báo chí đƣợc sử dụng đúng sẽ góp phần nói lên sự thật, góp
phần nói lên nguyện vọng của ngƣời dân, qua đó cải tiến bộ máy xã hội, ngƣợc lại, nếu
quyền lực báo chí đƣợc sử dụng khơng hợp lý, cung cấp những thơng tin sai lệch sẽ ảnh
1

Theo Bách khoa tồn thƣ mở Wikipedia, />
8



hƣởng xấu đến tình hình chính trị - xã hội, có thể làm suy yếu bộ máy chính quyền và gây
hoang mang dƣ luận. Báo chí nhƣ con dao hai lƣỡi, tích cực khi sử dụng tốt và cũng sẽ tiêu
cực nếu sử dụng không tốt.
Thế kỉ XIX là thế kỉ thống trị của báo in cùng với sự phổ biến của máy in và sự phát
triển của hệ thống giao thơng. Sang thế kỉ XX, phát thanh, truyền hình lại chiếm lĩnh ngôi vị
thống trị với đài radio, tivi và các phƣơng tiện truyền tin khác. Từ cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ
XXI, mạng Internet ra đời và tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống, trong đó báo chí
cũng chịu sự ảnh hƣởng khá lớn từ mạng Internet. Hệ quả tất yếu của quá trình nói trên là sự
ra đời của một sản phẩm kết hợp giữa báo chí và mạng Internet - báo điện tử. Ngay từ khi ra
đời, báo điện tử đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt của báo chí thế giới và Việt Nam. Vậy báo
điện tử là gì và nó ra đời nhƣ thế nào?
Báo điện tử (hay tên gọi khác là báo trực tuyến, báo mạng, tin tức trực tuyến…) là
loại hình báo chí đƣợc xây dựng dƣới hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền
tảng mạng Internet. Báo điện tử đƣợc xuất bản bởi Tòa soạn điện tử. Các độc giả sử dụng
các phƣơng tiện điện tử nhƣ máy tính, điện thoại thơng minh, máy tính bảng, phƣơng tiện
truyền dữ liệu... có kết nối mạng Internet để đọc báo và cập nhật tin tức do Tịa soạn báo
điện tử phát hành trên mơi trƣờng mạng.
Khác với báo in, tin tức trên các tờ báo điện tử đƣợc cập nhật liên tục, thƣờng dƣới
dạng các tin ngắn và thông tin đƣợc chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Báo điện tử cũng
khác so với các trang thông tin điện tử khác về tần suất cập nhật. Mức độ cho ra đời các ấn
phẩm, các bài viết của báo điện tử thƣờng nhiều hơn, đa dạng hơn so với các trang thông tin
điện tử khác. Từ những ƣu thế sẵn có, báo điện tử cho phép mọi ngƣời trên khắp thế giới
tiếp cận tin tức nhanh chóng mà khơng phụ thuộc vào khơng gian và thời gian. Sự phát triển
của báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin của các độc giả và ít nhiều có ảnh hƣởng
đến việc phát triển báo giấy truyền thống.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “báo điện tử” đã đƣợc sử dụng từ khi Luật Báo chí
9


năm 1999 ra đời. Theo nội dung giải thích thuật ngữ trong luật này, báo điện tử “là loại hình

báo chí được thực hiện trên hệ thống máy tính”. Điều 3 Luật Báo chí (sửa đổi) năm 2016
đƣợc Quốc hội thơng qua vào Kỳ họp thứ 11, Khóa XIII có hiệu lực từ ngày 01/01/2017đã
định nghĩa rõ ràng hơn về “báo điện tử” nhƣ sau: “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng
chữ viết, hình ảnh, âm thanh được truyền dẫn trên môi trường mạng, bao gồm báo điện tử
và tạp chí điện tử”2. Với cách hiểu này, báo điện tử thực chất cũng giống nhƣ các loại hình
báo chí khác với chức năng là cung cấp thơng tin cho ngƣời đọc, tuy nhiên, sự khác biệt cơ
bản của báo điện tử so với các loại hình báo chí truyền thống khác ở chỗ việc cung cấp
thơng tin tới độc giả đƣợc thực hiện trên môi trƣờng mạng Internet. Do vậy, việc tiếp nhận
thông tin của các độc giả sẽ dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều so với tìm
hiểu, tiếp nhận tin tức với báo chí truyền thống.
1.1.1.2. Đặc trưng của báo điện tử
Là một trong số các loại hình báo chí nên báo điện tử cũng mang những đặc trƣng
của báo chí nói chung nhƣ: tính quần chúng, cung cấp thơng tin ở các lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội đến ngƣời đọc; nắm bắt đƣợc nhu cầu về tri thức của con ngƣời để phản
ánh nhanh nhạy trong môi trƣờng xã hội; thể hiện ý chí của giai cấp, chế độ, thể chế chính trị
trong từng thời kỳ lịch sử… Song, với đặc thù là truyền dẫn trên môi trƣờng mạng Internet
nên báo điện tử còn chứa đựng những đặc điểm riêng biệt so với các loại hình báo chí thông
thƣờng, cụ thể:
- Cho phép thông tin cập nhật tức thời, thường xuyên và liên tục:Nhờ sự phát triển của
công nghệ, máy vi tính và đặc biệt là sự phát triển của mạng Internet tồn cầu, các phóng
viên, nhà báo có thể dễ dàng xâm nhập sự kiện, nhanh chóng viết bài và gửi về Tồ soạn
thơng qua hệ thống thƣ điện tử. Với tốc độ đƣờng truyền nhanh nên các báo có thể đƣa tin
cùng lúc về một sự kiện, qua đó ngƣời đọc sẽ tiếp nhận thơng tin dƣới nhiều lăng kính khác
nhau, qua đó tăng cƣờng khả năng nhận biết, phân tích thơng tin của độc giả về các vấn đề
2

Khoản 6 Điều 3 Luật báo chí (sửa đổi) năm 2016.

10



của xã hội. Không chỉ tức thời, báo điện tử cịn cho phép nhà báo thƣờng xun cập nhật
thơng tin ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào, vì vậy các tin tức luôn đƣợc cập nhật kịp thời và
nhanh chóng. Đặc điểm này khác với báo giấy hoặc các loại hình báo chí truyền thống khác
bởi nhà báo có thể đăng tải thêm tin tức bất cứ lúc nào mà không phải chờ đến giờ lên
khuôn hay sắp xếp chƣơng trình nhƣ ở các loại hình báo chí khác. Do đó, đặc trƣng riêng
của báo điện tử cịn là tính phi định kì. Đặc trƣng này giúp cho báo điện tử vƣợt trội hơn so
với các loại hình báo chí khác về tốc độ thơng tin, lƣợng thơng tin, đảm bảo tính thời sự và
tạo sự thuận tiện trong việc tiếp cận thông tin cho độc giả. Đây cũng là lí do các độc giả tìm
đến báo điện tử để cập nhật thơng tin ngày càng tăng.
-Có tính tương tác cao: Nhờ những đặc trƣng nổi trội về cơng nghệ mà tính tƣơng tác của
báo điện tử cao hơn so với các loại hình báo chí khác. Khơng dừng lại ở sự tƣơng tác giữa
độc giả với Toà soạn, báo điện tử cịn có sự tƣơng tác nhiều chiều giữa độc giả với nhà báo,
độc giả với độc giả, hay độc giả với nhân vật trong các ấn phẩm báo chí. Nhờ sự ứng dụng
khoa học cơng nghệ mà quá trình tƣơng tác trên báo điện tử nhanh chóng và thuận tiện hơn
so với các loại hình báo chí truyền thống. Sau mỗi bài viết, tác phẩm đăng trên trang báo
điện tử đều có mục phản hồi, ngồi ra cịn có rất nhiều kênh tƣơng tác khác nhƣ phản hồi
(feedback) , bình chọn (vote), thƣ điện tử (email), diễn đàn (forum)… thuận lợi cho độc giả
đóng góp và chia sẻ ý kiến của mình, điều này khó thấy trên báo hình, phát thanh hay báo
giấy và nếu có thì quá trình tƣơng tác cũng diễn ra rất chậm, khơng thuận tiện cho cả Tịa
soạn và độc giả.
- Tính đa phương tiện: trên một tờ báo điện tử, thậm chí ngay trong một ấn phẩm báo điện
tử có thể tích hợp cả báo viết, báo phát thanh và báo hình. Khi đọc báo điện tử, độc giả có
thể chủ động xem những ấn phẩm mình quan tâm ở bất kì trang nào giống nhƣ báo in, đồng
thời đƣợc quan sát trực tiếp những hình ảnh, clip, lắng nghe những âm thanh mà không hề
bị phụ thuộc vào các yếu tố thời gian, khơng gian. Sự tích hợp này khiến cho báo điện tử
hấp dẫn hơn các loại hình báo chí khác, cũng vì lẽ đó mà báo điện tử trở nên sinh động hơn,
hấp dẫn hơn và đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của độc giả tốt hơn.
11



- Khả năng liên kết lớn: báo điện tử có khả năng liên kết vô cùng lớn nhờ vào các siêu liên
kết (hyperlink), các từ khoá, web link, hồ sơ…Từ một bài viết, độc giả có thế dễ dàng tìm
kiếm những thông tin liên quan thông qua các liên kết để tìm hiểu sâu rộng và cụ thể hơn về
vấn đề mà độc giả đang quan tâm. Hoặc từ một trang báo, có thể dễ dàng đi đến các website
liên kết khác chỉ với một thao tác đơn giản là nhấn vào đƣờng link. Khả năng liên kết của
báo điện tử đã thực sự mở ra một kho thông tin vơ hạn cho độc giả khi tiếp xúc với nó.
- Khả năng lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng: Báo điện tử cho phép lƣu trữ bài viết theo hệ
thống khoa học với một lƣợng thơng tin lớn có thể lƣu trữ tuỳ thuộc vào dung lƣợng bộ nhớ
trong các thiết bị máy vi tính. Đồng thời, độc giả có thể tìm kiếm dễ dàng trên báo điện tử
nhờ vào các mục tìm kiếm với các từ khố đƣợc đính kèm trên mỗi trang báo điện tử. Việc
tìm kiếm và xem các bài viết, các ấn phẩm báo điện tử có thể dƣới các dạng thức nhƣ: xem
theo ngày, theo bài, theo tên tác giả hoặc theo chủ đề… Trong một số trƣờng hợp, ngƣời
đọc khơng có điều kiện đọc trực tuyến thì có thể tải bài viết về máy hoặc đánh dấu bài viết
lại để đọc sau hoặc ngƣời đọc cũng có thể đọc lại nhiều lần tuỳ thích mà thao tác hoàn toàn
đơn giản, dễ dàng so với việc cách sử dụng báo chí truyền thống. Điều này là vơ cùng khó
với các loại hình báo chí khác bởi khả năng lƣu trữ và tìm kiếm của các loại hình báo chí
này khơng thơng dụng và đơn giản.
- Tính xã hội hố cao và khả năng cá thể hố tốt: Nhờ sự phủ sóng của mạng Internet tồn
cầu, báo điện tử khơng có giới hạn về khoảng cách, thêm vào đó là tính tƣơng tác cao nên dễ
dàng thấy tính xã hội hố cao. Khả năng cá thể hóa tốt ở loại hình báo chí mới mẻ này đƣợc
thể hiện ở chỗ ngƣời đọc đƣợc chủ động lựa chọn tờ báo, bài báo, trang báo thời gian đọc
theo nhu cầu của mình. Mặt khác, do bài báo chỉ phải đăng tải một lần duy nhất, đồng thời
thông tin có giá trị sử dụng cao hơn do đƣợc đọc theo nhu cầu của độc giả nên báo điện tử
có độ lan toả cao, dễ dàng đính chính với chi phí thấp. Tuy nhiên, báo điện tử cịn một vài
hạn chế nhƣ độ tin cậy của thơng tin cịn thấp, muốn đọc đƣợc báo mạng thì độc giả ít nhất
cũng phải có máy tính, điện thoại thơng minh nối mạng và biết những thao tác sử dụng đơn
giản nhất trên các thiết bị đó.
12



Ngồi ra, báo điện tử cịn mở rộng khả năng tiếp cận thông tin đa chiều cho nhiều đối
tƣợng mà không bị giới hạn bởi phạm vi không gian (vƣợt ra ngoài biên giới, ảnh hƣởng
toàn cầu) và phạm vi thời gian (tiếp cận bất kỳ thời gian nào). Vì có những đặc trƣng nhƣ
vậy nên việc quản lý nhà nƣớc đối với báo điện tử cần có những phƣơng pháp, nguyên tắc,
điều kiện phù hợp nhằm tăng cƣờng tính hiệu quả trong hoạt động quản lý mà vẫn phát huy
đƣợc vài trò của báo điện tử đối trongđời sống xã hội.
1.1.1.3. Phân biệt giữa báo điện tử và các dạng cung cấp thông tin trên INTERNET khác dễ
gây nhầm lẫn
 Phân biệt giữa báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp
Hiện nay, ngƣời đọc bị “ngộ độc” bởi rất nhiều nguồn tin đƣợc chia sẻ trên mạng xã
hội, đặc biệt từ những trang thông tin điện tử khơng chính thống. Vậy làm thế nào để phân
biệt báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp? Mỗi ngày, có rất nhiều trang mạng khác
nhau ra đời và đƣợc “dán nhãn” thơng tin khiến khơng ít ngƣời lầm tƣởng đây là các trang
báo điện tử. Do vậy, mỗi một cá nhân khi tiếp cận những thông tin này cần trang bị những
kiến thức cơ bản để phân biệt tính thực hƣ của thơng tin trên mạng trong thời buổi công
nghệ số hiện nay.
Trang thông tin điện tử là trang thông tin trên môi trƣờng Internet. Trang thông tin
điện tử đăng tải các thông tin trên nhiều phƣơng diện khác nhau nhƣ thông tin cá nhân;
thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; thông tin trong các lĩnh vực chun mơn…
Trang thơng tin điện tử có cơ sở dữ liệu đa dạng, là nơi tìm kiếm và kiểm tra tƣ liệu hiệu
quả. Trang thông tin điện tử bao gồm nhiều loại khác nhau nhƣ blog cá nhân, website, diễn
đàn…, chẳng hạn các trang nhƣ: Wikipedia, Cổng thơng tin của Bộ tài chính, website của
trƣờng đại học Quốc gia Hà Nội, Diễn đàn những ngƣời hành nghề Luật,… Báo điện tử và
trang thông tin điện tử tổng hợp là hai dạng của trang thông tin điện tử. Thơng thƣờng, các
loại hình báo chí muốn hoạt động thì phải đƣợc cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền. Tuy
nhiên, tùy vào mục đích sử dụng và theo quy định của pháp luật báo chí hiện hành, một số
trang thơng tin điện tử cũng có thể khơng cần sự cấp phép hoạt động của Bộ Thông tin và
13



Truyền thơng. Chính vì thế, việc quản lý đối với những trang thông tin điện tử nàyc cũng
gặp rất nhiều khó khăn.
Báo điện tử là loại hình báo chí đƣợc xuất bản trên mạng Internet. Báo điện tử có
nhiệm vụ truyền tải tin tức tới cộng đồng trên nhiều lĩnh vực nhƣ kinh tế, chính trị, pháp luật,
đời sống, xã hội… Trong xu thế phát triển của thông tin kỹ thuật số, báo điện tử tích hợp
tính chất đa phƣơng tiện (kết hợp cùng báo viết, phát thanh, truyền hình, âm thanh, hình
ảnh…) nhằm hƣớng đến nhóm độc giả năng động thời đại công nghệ số (đặc biệt là giới trẻ)
giúp cho các đối tƣợng này tiếp cận các thông tin nhanh, đầy đủ và phù hợp nhất. Có hai loại
hình của báo điện tử: một là, phiên bản online của các tờ báo giấy nhƣ Tuổi Trẻ, Thanh
Niên, Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh… hai là, báo điện tử độc lập không phải là phiên
bản online của báo in nhƣ Vnexpress, Vietnamnet, Dân trí… Ở cuối mỗi tờ báo điện tử, độc
giả có thể dễ dàng nhìn thấy tên đoàn thể, cơ quan quản lý mà tờ báo đó trực thuộc và địa
chỉ liên lạc, ví dụ nhƣ báo Thanh Niên Online sẽ trực thuộc Diễn đàn của Hội liên hiệp
Thanh niên Việt Nam, báo Pháp luật Việt Nam sẽ trực thuộc Bộ Tƣ pháp… Ngồi ra, thơng
tin về Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập cũng đƣợc ghi rõ ở bên dƣới mỗi tờ báo điện tử.
Một điểm quan trọng khác là bất kì tờ báo điện tử nào muốn thành lập và hoạt động đều
phải cũng phải xin giấy phép xuất bản của Bộ Thông tin và Truyền thơng thì mới đƣợc
quyền sản xuất tin bài trên hệ thống online
và phổ biến tin tức trên môi trƣờng mạng.3
Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang tin tức về các lĩnh vực trong đời sống xã
hội. Trang thông tin điện tử tổng hợp không đƣợc tự sản xuất nội dung tin bài để đƣa lên
nhƣ báo điện tử mà phải lấy thông tin từ các cơ quan báo chí chủ quản hoặc các website
(dƣới sự thỏa thuận về bản quyền theo quy định hợp tác giữa hai bên) để đăng tải. Trang
thông tin điện tử tổng hợp có 2 loại: một là, các trang thơng tin thuộc cơ quan báo chí nhƣ:
3

Xem thêm Thơng tƣ số 33/2011/TT-BTTTT quy định chi tiết việc cấp Giấy phép hoạt động báo chí điện tử,

Giấy phép chuyên trang báo chí điện tửcủa Bộ trƣởng Bộ Thông tin truyền thông


14


Ngƣời cao tuổi, Việt báo, Thời báo...; hai là, các trang thơng tin khơng thuộc cơ quan báo
chí nhƣ: 24h, Kênh 14, Tinmoi, Baomoi... Xét về hình thức, trang thơng tin điện tử tổng
hợp có nhiều điểm tƣơng đồng với báo điện tử về giao diện cũng nhƣ hình thức thiết kế trình
bày các bản tin, ấn phẩm… Một số trang thông tin điện tử tổng hợp là nơi tổng hợp lại các
tin tức thời sự từ các báo lớn để độc giả tiện theo dõi các tin nóng hàng ngày hoặc hàng giờ.
Một số trang khác lại lấy nhãn “trang thông tin điện tử tổng hợp” để sản xuất tin bài giải trí
nhằm làm tăng độ tƣơng tác với độc giả. Trên thực tế, khơng ít cơ quan, tổ chức xin cấp
phép thành lập trang thông tin điện tử tổng hợp nhƣng lại hoạt động nhƣ báo điện tử. Thậm
chí, nhiều trang thơng tin điện tử tổng hợp muốn nâng cao hiệu ứng truyền thông và thu hút
nhiều độc giả mà bất chấp sự thật, đƣa các thông tin khơng chính xác, chƣa qua kiểm duyệt
lên trang thơng tin của mình gây hoang mang trong dƣ luận. Một bộ phận độc giả không
kiểm chứng nguồn gốc và độ tin cậy của thông tin khi vừa tiếp nhận đã vội vàng chia sẻ thơng
tin đó tới mọi ngƣời khiến cho thơng tin khơng chính thống, sai lệch lan rộng sang các độc giả
khác. Điều này khiến thông tin trên mạng ngày càng trở nên nhiễu loạn và khó kiểm sốt làm
cho ngƣời đọc dễ bị nhầm lẫn giữa báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp 4.
Việc phân biệt báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp có ý nghĩa quan trọng
trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về báo điện tử nói riêng và trang thơng tin điện tử tổng
hợp nói chung. Cùng là loại hình trang thơng tin điện tử, song báo điện tử và trang thơng tin
điện tử tổng hợp có những yêu cầu về quy trình, thủ tục cấp phép, quản lý hoạt động khác
nhau. Đây chính là điểm mấu chốt để đặt hoạt động của báo điện tử và trang thông tin điện
tử tổng hợp dƣới sự quản lý các cơ quan hành chính nhà nƣớc (trong đó chủ yếu là cơ quan
quản lý truyền thông nhƣ Sở thông tin – truyền thông và Bộ thông tin – truyền thông). Trên
thực tế, việc xin cấp phép hoạt động cho báo điện tử khó khăn hơn rất nhiều so với việc xin
cấp phép hoạt động cho một trang thông tin điện tử tổng hợp. Vì vậy, đã có một số đơn vị

4


Tham khảo tại />
15


chỉ xin giấy phép hoạt động cho trang thông tin điện tử tổng hợp nhƣng lại hoạt động nhƣ
một tờ báo điện tử và bị cơ quan chức năng xử lý.
Từ góc độ quản lý nhà nƣớc về báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng, dễ thấy
sự khác biệt giữa hai loại hình trang thơng tin điện tử nói trên nhƣ sau:
Đối với báo điện tử, giấy phép hoạt động của báo điện tử thƣờng đƣợc cấp cho các cơ
quan, tổ chức phi thƣơng mại mà không cấp cho các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi
nhuận. Bộ máy điều tiết hoạt động của một tờ báo điện tử bao gồm: tổng biên tập, bộ phận tịa
soạn, phóng viên. Báo điện tử đƣợc quyền đăng tải nội dung (tin tức, bài báo) do tờ báo sản xuất
hoặc dẫn lại nội dung thông tin của các tờ báo khác (có thỏa thuận về bản quyền).
Đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, giấy phép hoạt động của trang thơng tin
điện tử tổng hợp có thể đƣợc cấp cho doanh nghiệp hay các cơ quan, tổ chức khơng phải là
doanh nghiệp, trong đó có cơ quan báo chí. Trang thơng tin điện tử tổng hợp khơng đƣợc
phép tự sản xuất nội dung thông tin và đƣa lên trang của mình nhƣ cơ quan báo chí khác mà
phải lấy lại thông tin từ các tờ báo cùng cơ quan chủ quản hoặc các trang web khác (phải có
thỏa thuận về bản quyền). Nhƣ vậy, trƣờng hợp một tờ báo giấy, nếu có thêm giấy phép làm
trang thơng tin điện tử thì chỉ đƣợc đăng lại tin bài của tờ báo giấy đó chứ khơng đƣợc tự sản
xuất tin bài cho trang thông tin điện tử này.
Khi đã phân biệt báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp, độc giả có thể tự
sàng lọc thơng tin khi tiếp nhận các tin tức trên mạng, qua đó, các trang web, trang báo điện
tử chính thống, uy tín sẽ đƣợc độc giả quan tâm nhiều hơn. Đây cũng là cách thể hiện trách
nhiệm của mỗi độc giả khi đọc, chia sẻ thông tin từ báo điện tử trên mạng Internet.
1.1.1.4. Vai trò của báo điện tử trong đời sống xã hội
Trong lĩnh vực báo chí hiện nay, báo điện tử tuy ra đời sau những loại hình báo chí
khác nhƣng đã nhanh chóng phát triển về số lƣợng, chất lƣợng và ngày càng khẳng định
đƣợc vị trí của mình trong đời sống báo chí, đời sống xã hội của đất nƣớc.

Mạng Internet ngày càng phát triển mạnh đã tạo nên một mạng thơng tin báo chí
điện tử sơi động, thu hút hàng triệu lƣợt ngƣời truy cập mỗi ngày. Báo điện tử đã và đang trở
16


thành một cơng cụ hữu ích và có tác động lớn đến độc giả. Báo điện tử với các công cụ
truyền thống nhƣ: văn bản (text), hình ảnh tĩnh và đồ họa (still image & graphic), âm thanh
(audio), hình ảnh động (video & animation) và gần đây là sự ra đời và phát triển của các
chƣơng trình tƣơng tác (interactive program) nhƣ: khán giả đƣợc trực tiếp tƣơng tác, trả lời,
dự đốn thơng qua điện thoại hoặc phƣơng tiện phản hồi khác đối với các chƣơng trình
truyền hình đang phát sóng… Chính vì vậy, báo điện tử đƣợc xem nhƣ biểu tƣợng điển hình
của truyền thơng đa phƣơng tiện và ngày càng có nhiều độc giả.
Sự phát triển của báo điện tử là minh chứng cho sự phát triển của ngành cơng nghệ
thơng tin trong xã hội hiện đại. Nói cách khác, báo điển tử luôn phát triển song hành cùng sự
phát triển của cơng nghệ thơng tin trên tồn thế giới, trong đó mạng Internet có vai trị quan
trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của báo điện tử, mang lại rất nhiều tiện ích cho ngƣời
sử dụng. Thêm vào đó, báo điện tử cịn góp phần tăng hiệu quả xã hội của báo chí. Báo điện
tử ra đời giúp cho việc trao đổi và truy cập thông tin một cách kịp thời, nâng cao trình độ dân
trí của xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Chúng ta có thể tìm hiểu đƣợc tất cả những thơng tin một
cách nhanh chóng và hiệu quả trên mạng Internet và thơng qua báo điện tử chúng ta cũng có
thể cập nhật đƣợc tin , sự kiện diễn ra hàng ngày ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Trong tƣơng lai, báo điện tử vẫn sẽ phát triển không ngừng cùng với q trình tồn
cầu hóa và sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Mỗi một bƣớc tiến của xã hội ngày nay
càng thấy rõ vai trị của cơng nghệ thơng tin nói chung và của báo điện tử nói riêng. Vì thế,
hệ thống báo điện tử ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới cần đầu tƣ để phát triển mạnh hơn
nữa nhằm đáp ứng nhu cầu cập nhật và tìm hiểu thơng tin ngày càng cao của con ngƣời,
vƣơn tới thời đại mới của nền văn hóa tri thức.
1.2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BÁO ĐIỆN TỬ
1.1.2. Khái niệm và các nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về báo điện tử

1.1.2.1.

Khái niệm quản lý nhà nước về báo điện tử
17


Báo điện tử là phƣơng tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, là
cơ quan ngôn luận để đƣa thông tin đến gần nhân dân. Báo điện tử không chỉ làm nhiệm vụ
chung của báo chí mà cịn thực hiện các nhiệm vụ riêng của mình, đó là: thực hiện truyền
thơng các thơng tin cần thiết qua mạng Internet, cung cấp thơng tin nhanh chóng, kịp thời và
đa dạng cho mọi độc giả. Khác với các loại hình báo chí truyền thống khác, chỉ với một vài
thao tác nhấn chuột máy tính, hàng loạt các thông tin quan trọng đƣợc cập nhật từng giây,
từng phút sẽ đến với ngƣời đọc một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, để những thông tin này
đƣợc cung cấp một cách trung thực, đầy đủ và đến ngƣời đọc thì cần có hoạt động quản lý
của Nhà nƣớc đối với loại hình báo chí này.
Trên thực tế, chƣa có một định nghĩa chính thống về hoạt động quản lý nhà nƣớc đối
với báo điện tử. Vì vậy, để dễ hiểu hơn về hoạt động này chúng ta cần phải liên hệ với hoạt
động quản lý nói chung và hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc nói riêng. Xét ở góc độ
quản lý hành chính nhà nƣớc, quản lý đƣợc coi là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền (ở
đây là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nƣớc) điều khiển,
chỉ đạo một hệ thống hay nhiều hệ thống hay một đối tƣợng nào đó thực hiện theo ý muốn
của chủ thể quản lý hành chính nhà nƣớc nhằm đạt đƣợc mục đích của hoạt động quản lý.
Về mặt bản chất, quản lý hành chính nhà nƣớc đối với bất cứ lĩnh vực nào cũng là:
- Sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý hành chính nhà nƣớc đến các đối tƣợng
chịu sự quản lý;
- Quản lý hành chính nhà nƣớc xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trong hoạt động hành pháp
của cơ quan hành pháp;
- Mục đích, nhiệm vụ của quản lý hành chính là điều khiển, chỉ đạo hoạt động của đối
tƣợng chịu sự quản lý, phối hợp với các hành động riêng lẻ của từng cá nhân để tạo
thành một hành động thống nhất của tập thể và hƣớng đến mục tiêu duy trì trật tự xã

hội, kinh tế, chính trị của đất nƣớc;
- Quản lý hành chính nhà nƣớc thực hiện dƣới nguyên tắc mệnh lệnh – phục tùng.
Chủ thể quản lý hành chính nhà nƣớc có quyền uy đơn phƣơng và áp đặt quyền lực
18


×