Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại tại việt nam thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÒ THANH THÙY

PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM –
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Văn Cƣơng

HÀ NỘI, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được tham
khảo từ nhiều tài liệu và liên hệ với thực tiễn để viết ra, không sao chép những
tài liệu nào khác. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn


Lị Thanh Thùy




MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ..................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................... 3
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ................................................. 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4
4. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 5
5. Các câu hỏi nghiên cứu................................................................................... 5
6. Các phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 5
8. Bố cục đề tài ..................................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 7
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI ................................................................................................... 7
1.1. Khái quát về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng
thương mại ......................................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm và phân loại tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại ...... 7
1.1.2. Khái niệm và vai trò của việc xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng
thương mại .................................................................................................... 12
1.2. Khái quát pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại
.......................................................................................................................... 14
1.2.1. Khái niệm pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương
mại ................................................................................................................ 14

1.2.2. Nội dung chủ yếu của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân
hàng thương mại ........................................................................................... 15
1.2.3. Các yếu tố chi phối đến nội dung điều chỉnh của pháp luật về xử lý tài
sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại .................................................... 22
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................. 26


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG TẠI BIDV CHI NHÁNH SƠN LA ............................................... 27
2.1. Thực trạng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương
mại tại Việt Nam hiện nay ............................................................................... 27
2.1.1. Những ưu điểm của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân
hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay ....................................................... 27
2.1.2. Những nhược điểm của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân
hàng thương mại hiện nay ............................................................................ 31
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tại BIDV Chi nhánh
Sơn La .............................................................................................................. 44
2.2.1. Giới thiệu khái quát về BIDV Chi nhánh Sơn La .............................. 44
2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm của BIDV Chi
nhánh Sơn La ................................................................................................ 48
2.2.3. Những bài học rút ra từ thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý tài sản
bảo đảm của BIDV Chi nhánh Sơn La ......................................................... 57
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................. 58
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO
ĐẢM TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ............... 59
3.1. Những định hướng cơ bản trong hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo
đảm tại Việt Nam hiện nay .............................................................................. 59
3.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm

trong ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay .................................... 59
3.1.2. Các nguyên tắc và yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về xử lý tài
sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay ............... 60
3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả xử lý tài
sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại tại Việt Nam .............................. 61
3.2.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm
trong ngân hàng thương mại tại Việt Nam ................................................... 66
Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................. 68


KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................ 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................... 1


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngân hàng ra đời được thừa nhận là một trong những phát minh kỳ diệu
của lịch sử thế giới và khơng ngừng đổi mới, hồn thiện để phù hợp với tình
hình kinh tế xã hội từng thời kỳ. Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt
động của Ngân hàng bao trùm lên mọi hoạt động kinh tế xã hội, gắn liền với sự
vận động của toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện
nay Ngân hàng là một bộ phận khơng thể thiếu và ln giữ vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân.
Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa, hệ thống ngân hàng thương
mại (viết tắt là NHTM) cũng ngày càng phát triển và trở thành các trung gian tài
chính đáp ứng được nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp. Trong các hoạt động
của NHTM, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất, đóng
góp nhiều trong lợi nhuận của các NHTM. Tuy nhiên, trong bất kì một khoản

cho vay nào cũng đều chứa đựng những rủi ro nhất định, rủi ro đó xuất phát từ
nhiều phía như từ nền kinh tế, từ khách hàng, từ công tác quản lý yếu kém của
ngân hàng... Do đó bảo đảm tín dụng là một tiêu chuẩn bổ sung những hạn chế
của nhà quản trị ngân hàng cũng như phòng ngừa những diễn biến khơng thuận
lợi. Việc ngân hàng nhận bảo đảm tín dụng nhằm hai mục đích, đó là nếu người
vay khơng trả được nợ thì ngân hàng có quyền bán tài sản cầm cố, thế chấp để
thu hồi nợ; hơn nữa nhận bảo đảm tín dụng tạo cho ngân hàng lợi thế về tâm lý
so với người vay bởi vì một tài sản khi đã là vật đảm bảo thì buộc người đi vay
phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để khỏi phải gán
những tài sản giá trị của mình. Bên cạnh đó cịn nâng cao trách nhiệm thực hiện
cam kết trả nợ của bên vay, phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ dự kiến của
bên vay không được thực hiện hoặc xảy ra các rủi ro khơng lường trước được và
phịng ngừa gian lận.
Trong q trình cho vay, khi khách hàng khơng trả được nợ vay đến hạn
mà không được cơ cấu nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ) và khơng
cịn nguồn trả nợ, thì bên cho vay (bên nhận bảo đảm – ngân hàng) có quyền xử
lý tài sản bảo đảm (viết tắt là TSBĐ) để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng


2

và quy định của pháp luật. Việc xử lý TSBĐ là một nghiệp vụ quan trọng của
NHTM nhằm mục đích thu hồi nợ. Tuy nhiên, khi tiến hành xử lý TSBĐ, các
NHTM thường gặp những vướng mắc phát sinh từ nhiều phía, ảnh hưởng đến
khả năng thu nợ của ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế như hiện
nay. Thực tiễn cũng đã minh chứng có nhiều vụ việc NHTM không thu hồi
được nợ, hoặc chậm trễ trong q trình thu hồi nợ từ phía khách hàng. Điều này
xảy ra phát sinh từ nhiều yếu tố, một trong những nguyên nhân chính là hành
lang pháp lý về giao dịch bảo đảm (viết tắt là GDBĐ), về xử lý TSBĐ chưa chặt
chẽ, chưa thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu điều chỉnh của thực tiễn xử lý TSBĐ,

như thiếu các quy định cần thiết nhằm hỗ trợ và thúc đẩy bên nhận bảo đảm
thực thi quyền thu giữ TSBĐ để xử lý; hoạt động xử lý TSBĐ chưa nhận được
sự hỗ trợ cần thiết và đầy đủ từ các quy định của pháp luật khác có liên quan;
hay xác định tư cách của các thành viên trong hộ gia đình chưa cụ thể; cơ chế,
thủ tục xử lý TSBĐ còn rườm rà, phức tạp và phụ thuộc quá nhiều vào ý chí của
bên bảo đảm… Bên cạnh đó, việc xử lý TSBĐ để thu nợ của các NHTM trên
thực tế còn gặp những vướng mắc nhất định và phát sinh nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng thu nợ của ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh
tế như hiện nay.
BIDV Chi nhánh Sơn La là một chi nhánh trong hệ thống BIDV nói chung,
hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng và cung ứng đầy đủ các sản phẩm dịch vụ
của Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La. Kể từ khi thành lập cho đến nay BIDV
Chi nhánh Sơn La hoạt động chủ yếu trên 3 mảng chính là: tín dụng, huy động
vốn và dịch vụ. Trong đó hoạt động tín dụng ln mang lại lợi ích lớn nhất cho
BIDV Chi nhánh Sơn La, chiếm tỷ trọng từ 70% đến 80% trong tổng nguồn thu.
Tại BIDV nói chung và BIDV Chi nhánh Sơn La nói riêng đã có một quy trình
cho vay chuẩn và tương đối chắc chắn đảm bảo hạn chế tối đa các rủi ro gặp
phải. Tuy nhiên, giống như các ngân hàng khác, hoạt động cho vay diễn ra tại
BIDV Chi nhánh Sơn La cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và trong thời gian qua cũng
đã để lại một số hậu quả nhất định của việc xử lý TSBĐ của khách hàng và các
tranh chấp cần đến sự can thiệp của các cơ quan luật pháp, dẫn đến những tổn


3

thất trong hoạt động, mất thời gian và công sức của toàn thể lãnh đạo và cán bộ
BIDV Chi nhánh Sơn La.
Từ những thực trạng trên và đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của
pháp luật về xử lý TSBĐ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta
hiện nay, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Pháp luật về xử lý tài sản bảo

đảm trong ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam – Thực tiễn áp dụng tại
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần đầu tƣ và phát triển Việt Nam Chi nhánh
Sơn La” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình, để có thể nghiên
cứu một cách khái qt, đáp ứng được yêu cầu về tính cấp thiết trong lý luận
cũng như trong thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xử lý TSBĐ và pháp luật về xử lý TSBĐ là một trong những vấn đề luôn
được các làm luật và các ngân hàng trong nước quan tâm. Cho đến thời điểm
hiện nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề xử lý TSBĐ trong các
ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, các cơng trình này mới chỉ nghiên cứu, tìm
hiểu về một số đối tượng là TSBĐ trong các hợp đồng tín dụng, ở góc độ nhỏ
lẻ. Có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu như: TS. Vũ Thị Hồng Yến, “Tài
sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự hiện
hành” – Luận án Tiến sĩ Luật học, (2013); Nông Thị Bích Diệp, “Thế chấp tài
sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật dân sự Việt Nam”, Luận văn
Thạc sĩ Luật học, (2006); Vũ Thị Thu Hằng, “Một số vấn đề về thế chấp tài sản
tại Ngân hàng thương mại”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, (2010); Hồ Thị Nga,
“Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng – Thực
trạng và hướng hoàn thiện”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, (2013).
Ngồi ra cịn có nhiều đề tài khoa học, các bài viết khác liên quan đến xử
lý TSBĐ, như: ThS. Nguyễn Minh Hằng, “Một số vấn đề về pháp luật bảo đảm
tiền vay của tổ chức tín dụng”, Tạp chí Luật học, Số 12/2007; TS. Bùi Đức
Giang, “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ”, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, Số 5/2013 ; “Nhận tài sản bảo đảm là phần vốn góp: Từ quy định
pháp luật đến thực tiễn”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 4/2014; “Chủ nợ
có bảo đảm trong thủ tục phá sản theo Luật Phá sản năm 2014”, Tạp chí Nhà


4


nước và pháp luật, Số 1/2015; ThS. Nguyễn Ngọc Lương và PGS.TS. Phạm Thị
Giang Thu “Quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại”, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, Số 7/2014; TS. Viên Thế Giang “Các quy định pháp luật
về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động cấp tín dụng ở Việt Nam hiện
nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 2/2015; ThS. Trịnh Thị Phan Lan
“Ngân hàng thương mại với việc xử lý tài sản bảo đảm bằng hàng tồn kho”,
Tạp chí Ngân hàng, Số 10/2015; ThS. Vũ Anh Quân “Tháo gỡ vướng mắc về
xử lý tài sản bảo đảm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng
thương mại”, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, Số 21 tháng 11/2015; hay
việc học hỏi “Kinh nghiệm của Nhật Bản trong xử lý nợ xấu nâng cao chất
lượng tín dụng ngân hàng thương mại” trong Tạp chí Tài chính tiền tệ (2015).
Tuy nhiên, trong các cơng trình này, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nghiên
cứu dưới dạng các mục nhỏ. Có thể thấy xử lý TSBĐ và pháp luật về xử lý
TSBĐ là một vấn đề nhạy cảm và cần được các cơ quan nhà nước cũng như các
ngân hàng quan tâm, nhưng chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách
tồn diện về pháp luật xử lý TSBĐ và thực tiễn áp dụng pháp luật xử lý TSBĐ
vào xử lý TSBĐ tại BIDV – Chi nhánh Sơn La, từ thực tiễn áp dụng các quy
định này để rút ra những giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định của pháp
luật về xử lý TSBĐ. Như vậy, có thể xem luận văn này như một tài liệu chuyên
khảo nghiên cứu một cách độc lập, hệ thống về vấn đề xử lý TSBĐ.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật liên quan
đến xử lý TSBĐ trong hoạt động tín dụng của NHTM, đánh giá mang tính khoa
học về những khía cạnh pháp lý liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học của
luận văn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các quy định của pháp luật trong Bộ luật
dân sự năm 2005, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của
Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02

năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số


5

163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo
đảm… và các văn bản có liên quan như: Luật Nhà ở, Luật Công chứng… để
làm rõ các vấn đề xung quanh pháp luật về xử lý TSBĐ. Đồng thời, luận văn đi
vào phân tích thực trạng của các quy định của pháp luật về xử lý TSBĐ, việc áp
dụng những quy định của pháp luật vào thực tiễn của BIDV Chi nhánh Sơn La,
từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý TSBĐ trong NHTM
tại Việt Nam.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành
về xử lý TSBĐ, thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật trên thực tế. Trên cơ
sở nghiên cứu đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định
của pháp luật về xử lý TSBĐ.
5. Các câu hỏi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trả lời cho các câu hỏi sau:
- Pháp luật quy định như thế nào về xử lý TSBĐ trong NHTM tại Việt Nam?
- Thực trạng pháp luật về xử lý TSBĐ trong NHTM tại Việt Nam như thế
nào? Thực tiễn áp dụng tại BIDV Chi nhánh Sơn La ra sao?
- Để nâng cao hiệu quả xử lý TSBĐ trong NHTM tại Việt Nam cần có
những phương hướng và giải pháp gì?
6. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện việc nghiên cứu có hiệu quả, luận văn đã sử dụng các phương
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, logic… ngồi ra cịn kết hợp các
phương pháp thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu… để làm sáng tỏ các nội dung của
luận văn.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học, có tính hệ thống và tương đối
tồn diện về xử lý TSBĐ. Luận văn bước đầu hệ thống hóa các vấn đề lý luận
và thực tiễn liên quan đến việc xử lý TSBĐ trong các NHTM. Kết quả nghiên
cứu luận văn phần nào góp phần vào việc tăng cường nâng cao chất lượng xử lý
TSBĐ trong hoạt động cho vay của các NHTM tại Việt Nam. Ngoài ra, kết quả


6

nghiên cứu luận văn cịn có thể làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy về nâng
cao chất lượng xử lý TSBĐ trong hoạt động tín dụng của các NHTM tại Việt Nam.
8. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được cơ cấu gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về xử lý tài sản bảo đảm và pháp luật về
xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng
thương mại tại Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại BIDV Chi nhánh Sơn La
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng
cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại tại Việt Nam.


7

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM VÀ PHÁP
LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1. Khái quát về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm trong ngân

hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm và phân loại tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm tài sản bảo đảm
Quan hệ tín dụng phát sinh trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa TCTD và
khách hàng vay. Thông thường, để được vay vốn tại các TCTD, khách hàng
phải có tài sản hoặc có người bảo lãnh để đảm bảo, dự phòng cho việc thực hiện
nghĩa vụ trả nợ, và người bảo lãnh cũng phải có tài sản để cho nghĩa vụ bảo
lãnh, tài sản đó được hiểu là tài sản bảo đảm.
Theo Từ điển Luật học, Tài sản bảo đảm là “tài sản được bên bảo đảm
dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm thông qua các
biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, kí cược, kí quỹ, đặt
cọc…”1.
Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 (BLDS 2005) đã đưa ra khái niệm “vật
bảo đảm”, theo đó vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở
hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch; vật dùng để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai. Cụ thể hóa
quy định này, tại khoản 7 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 Nghị định số 163/2006/NĐCP đã đưa ra khái niệm khá trọn vẹn về TSBĐ: “Tài sản bảo đảm là tài sản mà
bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo
đảm”. TSBĐ do các bên thỏa thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc
thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. TSBĐ có thể
là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch.

1

Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý, Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa – Nxb. Tư pháp , Tr. 685


8


Việc quy định TSBĐ phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm là một điều kiện
cơ bản để xác lập GDBĐ, quy định này đã hạn chế phần lớn rủi ro cho bên nhận
bảo đảm khi thực hiện các quyền lợi của mình trên chính tài sản đó. Tuy nhiên,
nó đã thu hẹp phạm vi tài sản có thể đem bảo đảm như tài sản hình thành trong
tương lai, hoa lợi thu được từ cây trồng, hoặc các khoản có thể thu khác… Bởi
lẽ, tại thời điểm GDBĐ được xác lập, những tài sản này chưa hoàn toàn thuộc
quyền sở hữu của bên bảo đảm. Chính vì thế khoản 1 Điều 4 Nghị định
163/2006/NĐ-CP quy định cho phép các bên được thỏa thuận việc bảo đảm
bằng tài sản hình thành trong tương lai, cùng với đó Điều 2 Nghị định
11/2012/NĐ-CP sửa đổi khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP
đã quy định mở như sau: “Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình
thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch”.
Vậy TSBĐ có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai
mà pháp luật khơng cấm giao dịch. Nghị định 11/2012/NĐ-CP đã thay thế khái
niệm “tài sản được phép giao dịch” bằng khái niệm “tài sản mà pháp luật
khơng cấm giao dịch”. Có thể thấy đây là quy định phù hợp, bởi thông thường
quy định pháp luật chỉ nêu danh sách các tài sản bị cấm hay hạn chế giao dịch
chứ không thể liệt kê được hết các tài sản được phép giao dịch nhất là các loại
tài sản mới ra đời, đặc biệt là các tài sản vơ hình. Như vậy, có thể thấy khái
niệm về TSBĐ trong Nghị định 11/2012/NĐ-CP là khái niệm đầy đủ và mang
tính bao qt nhất, theo quan điểm của mình, tác giả cũng đồng tình với khái niệm
này về TSBĐ.
1.1.1.2. Phân loại tài sản bảo đảm
Có nhiều cách phân loại TSBĐ, việc phân loại này tùy thuộc vào mục đích
nghiên cứu. Đối với hệ thống NHTM ở Việt Nam, việc phân loại TSBĐ có ý
nghĩa quan trọng trong việc thiết lập chính sách, quy trình, thủ tục đối với từng
loại TSBĐ.
* Căn cứ vào đặc điểm của TSBĐ, có thể phân loại TSBĐ như sau:
- Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai
Tài sản hiện có là TSBĐ đang thuộc sở hữu của bên bảo đảm tại thời điểm

xác lập GDBĐ. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của


9

bên bảo đảm sau thời điểm phát sinh nghĩa vụ được bảo đảm hoặc sau thời điểm
GDBĐ được giao kết.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 11/2012/NĐ-CP, tài sản hình thành
trong tương lai gồm: “Tài sản được hình thành từ vốn vay; Tài sản đang trong
giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết
giao dịch bảo đảm; Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký
quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết GDBĐ thì tài sản đó mới được
đăng ký theo quy định của pháp luật. Tài sản hình thành trong tương lai khơng
bao gồm quyền sử dụng đất”. Như vậy, tài sản hình thành trong tương lai bao
gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết GDBĐ, nhưng sau thời
điểm giao kết GDBĐ mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm.
- Tài sản hữu hình và tài sản vơ hình
Tài sản hữu hình là tài sản hiện hữu, có thể là vật, động sản, hàng hố…
Tài sản vơ hình là những tài sản phi vật chất của bên bảo đảm, có thể là quyền
sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền sử dụng đất (viết tắt là QSDĐ), hoặc các
quyền tài sản khác...
* Căn cứ vào hình thức bảo đảm thì có tài sản thế chấp và tài sản cầm cố:
Tài sản thế chấp là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên thế chấp
được bên thế chấp đem đi để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên nhận
thế chấp. Tuy nhiên, TSBĐ vẫn do bên thế chấp nắm giữ, hoặc các bên có thể
thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản, bên thế chấp chỉ chuyển giao giấy
tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản. Đối tượng thế chấp có thể là bất
động sản, động sản, quyền tài sản.
Tài sản cầm cố là tài sản cũng thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố, tuy
nhiên, nó sẽ được giao hẳn cho bên nhận cầm cố nắm giữ. Đối tượng cầm cố có

thể là vật hoặc quyền tài sản (không phải bất động sản).
Có thể thấy, quy định của pháp luật Việt Nam không khác với quy định
pháp luật của các nước. Pháp luật Anh - Mỹ cũng có các biện pháp bảo đảm tồn
tại dưới hình thức cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,… Theo pháp luật Mỹ thì biện
pháp thế chấp chủ yếu được áp dụng cho bất động sản. Pháp luật của Mỹ quy
định thế chấp là một biện pháp bảo đảm trao cho bên nhận bảo lãnh một lợi ích


10

trên bất động sản để bảo đảm cho một nghĩa vụ: “Thế chấp được chứng minh
bởi một chứng thư độc lập với hối phiếu nhận nợ hoặc hợp đồng vay nợ. Lợi ích
bảo đảm dành cho người cầm giữ quyền tịch biên tài sản bảo đảm trong trường
hợp không trả nợ hoặc quyền được thanh toán trước so với các chủ nợ có quyền
ưu tiên thấp hơn…”2. Như vậy, pháp luật của Mỹ không bắt buộc phải chuyển
dịch quyền sở hữu bất động sản mà trao cho người nhận thế chấp quyền xử lý
tài sản thế chấp và quyền ưu tiên thanh toán. Khác với Mỹ, pháp luật của Anh
coi thế chấp là biện pháp bảo đảm có sự chuyển dịch chuyển sở hữu từ bên bảo
đảm sang bên nhận bảo đảm nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và bên bảo đảm
được bảo lưu quyền chuộc lại tài sản trong trường hợp hoàn thành nghĩa vụ3.
1.1.1.3. Điều kiện của tài sản bảo đảm
Mọi loại tài sản đều có thể trở thành TSBĐ khi thoả mãn các điều kiện nêu
tại Điều 4 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP. Cụ thể là:
Điều kiện 1: Tài sản phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm
TSBĐ phải thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của người vay, bên bảo
lãnh theo quy định. Đối với giá trị QSDĐ, phải thuộc quyền sử dụng của người
vay, bên bảo lãnh và được thế chấp, bảo lãnh theo quy định của pháp luật về đất
đai; đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước, thì phải là tài sản do nhà nước
giao cho doanh nghiệp đó quản lý, sử dụng và được dùng để bảo đảm tiền vay
theo quy định của pháp luật; đối với tài sản khác, thì phải thuộc quyền sở hữu

của người vay, bên bảo lãnh. Trường hợp tài sản mà pháp luật quy định phải
đăng ký quyền sở hữu thì người vay, bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận
quyền sở hữu tài sản. Một người khơng thể có quyền đối với những tài sản nằm
ngồi phạm vi tài sản mà người đó sở hữu. Do đó, người bảo đảm chỉ có thể sử
dụng những tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình hoặc những tài sản trong
tương lai sẽ thuộc sở hữu hợp pháp để bảo đảm cho nghĩa vụ của mình.
Ngồi ra, một số tài sản khơng thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm nhưng
vẫn có thể được coi là TSBĐ như: Tài sản thuộc sở hữu Nhà nước nhưng được
2

Thomas W. Merrill & Henry E.Smith, The Oxfored Introductions to the U.S Law – Property, Oxford
University Press, 2010, tr. 176.
3

Dan Prentice, Arad Reisberg, Corporate finance law in the UK and EU, Oxford University Press, 2011, tr. 240


11

giao cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp quản lý, sử dụng; Tài sản của người
được giám hộ, khi đó người giám hộ có thể dùng tài sản của người được giám
hộ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Việc này phải được người giám sát giám hộ
đồng ý và phải vì lợi ích của người được giám hộ. Hoặc một số loại TSBĐ mặc
dù thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của chủ tài sản nhưng
không được đem bảo đảm nghĩa vụ tài sản như:
(i) QSDĐ th trả tiền hàng năm;
(ii) Nhà ở, cơng trình xây dựng trên đất được xây dựng trên đất thuê đã hết
thời hạn thuê đất mà không được gia hạn thuê tiếp hoặc khơng được chuyển
sang hình thức giao đất để sử dụng ổn định lâu dài;
(iii) Tài sản đã có quyết định kê biên để đảm bảo thi hành án;

(iv) Di sản thờ cúng;
(v) Quyền đòi nợ, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mà trong giao dịch
phát sinh quyền quy định rõ không được sử dụng để bảo đảm thực hiện cho
nghĩa vụ khác;
(vi) Cổ phần ưu đãi biểu quyết, nếu chuyển thành cổ phần phổ thơng vì hết
thời hạn 3 năm hoặc được chuyển đổi theo quyết định của đại hội đồng cổ đơng
thì được phép chuyển nhượng và được phép cầm cố.
Ngồi ra, cũng có những tài sản tuy không thuộc quyền sở hữu nhưng nếu
đã nhận bảo đảm thì bên nhận bảo đảm vẫn được phép bảo vệ như máy móc,
thiết bị hoặc động sản khác không phải đăng ký quyền sở hữu mua trả chậm, trả
dần, thuê có thời hạn từ 1 năm trở lên của doanh nghiệp, cá nhân có đăng ký
kinh doanh mà hợp đồng trả chậm, trả dần, thuê tài sản không đăng ký hoặc
đăng ký sau 15 ngày kể từ ngày ký hợp đồng và đăng ký sau GDBĐ.
Điều kiện 2: Tài sản bảo đảm phải là tài sản được phép giao dịch
Xuất phát từ bản chất của các giao dịch dân sự không được trái với đạo
đức xã hội, trái với điều cấm của pháp luật, một TSBĐ phải là tài sản được phép
giao dịch, không thể là tài sản bị cấm giao dịch, bao gồm:
(i) Tài sản bị cấm giao dịch do đặc điểm của loại tài sản đó (ví dụ hàng hố
bị cấm lưu thơng);


12

(ii) Tài sản bị cấm giao dịch do tình trạng pháp lý của tài sản đó tại thời
điểm xác lập GDBĐ (ví dụ như QSDĐ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng
hoặc chưa có các giấy tờ để đủ điều kiện chuyển nhượng…) và các tài sản bị
hạn chế giao dịch, lưu thông. Tài sản bị hạn chế giao dịch, lưu thơng thì vẫn
được coi là tài sản được phép giao dịch, nhưng khi xử lý tài sản đó phải tuân thủ
các điều kiện.
Tóm lại, TSBĐ là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện

nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm, theo đó TSBĐ phải là tài sản thuộc
sở hữu của bên bảo đảm và phải được phép giao dịch.
1.1.2. Khái niệm và vai trò của việc xử lý tài sản bảo đảm trong ngân
hàng thương mại
1.1.2.1. Khái niệm xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại
Khi hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực, các chủ
thể phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ các hợp đồng đó. Sau khi được chuyển
giao vốn, khách hàng vay sử dụng nguồn vốn đó đầu tư vào các hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình và NHTM khơng có điều kiện trực tiếp kiểm sốt số
vốn đã cho vay. Khả năng trả nợ của khách hàng từ đó phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như hiệu quả sản xuất kinh doanh, các nguồn thu nhập, các yếu tố rủi ro khác
mà khách hàng và NHTM không lường trước được. Khả năng thu hồi vốn của
NHTM lại phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chủ thể vay vốn cũng như tình
hình tài chính của họ. Khi chủ thể đi vay kinh doanh thua lỗ hoặc gặp rủi ro dẫn
đến mất khả năng thanh tốn thì NHTM buộc phải nắm lấy các TSBĐ và bằng
nhiều biện pháp khác nhau để chuyển các tài sản đó thành giá trị để thanh tốn
cho khoản nợ của người vay. Q trình này được hiểu là xử lý TSBĐ.
Như vậy có thể hiểu: Xử lý tài sản bảo đảm là một hình thức chế tài tín
dụng áp dụng khi bên vay vi phạm hợp đồng tín dụng, hoặc bên bảo lãnh vi
phạm hợp đồng bảo lãnh, là việc các bên có liên quan đến giao dịch bảo đảm
tiến hành các hoạt động mà pháp luật cho phép nhằm thanh toán, bù trừ các
nghĩa vụ tài sản của bên có nghĩa vụ cho bên nhận bảo đảm.
Xét từ khía cạnh luật học, xử lý TSBĐ có thể xem là một chế định pháp
luật trong đó bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về nguyên tắc; phương


13

thức; điều kiện; quy trình, thủ tục xử lý các TSBĐ nhằm mục tiêu thu hồi nợ
cho bên bảo đảm, đồng thời bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở

hữu tài sản.
Đối với các NHTM, xử lý TSBĐ được coi là một giải pháp tình thế, một
biện pháp kinh tế tối hậu nhằm thu hồi vốn mà bên vay khơng có khả năng trả
nợ bằng nguồn thu từ sản xuất, kinh doanh của họ. Bên cạnh đó, đây cũng là
một quy trình đặc biệt, điều đặc biệt được thể hiện ở quy trình này là áp dụng
thông qua việc ngân hàng bán/chuyển nhượng TSBĐ cho người thứ ba (bằng
hình thức mua bán thơng thường hoặc thơng qua đấu giá tài sản) để thu hồi, xử
lý nợ vay khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa
vụ trả nợ vay. Hơn nữa, xử lý TSBĐ không đơn thuần chỉ là biện pháp để thu
hồi nợ vay cho ngân hàng, mà còn giúp cho ngân hàng giảm được chi phí do
việc phải bảo quản, bảo dưỡng các TSBĐ trong khi các tài sản này đã ngừng
hoạt động để đưa vào diện xử lý thu hồi nợ. Vì vậy, việc xử lý TSBĐ có ý nghĩa
rất quan trọng đối với cả ngân hàng và cả khách hàng sử dụng vốn vay.
1.1.2.2. Vai trò của việc xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại
Xử lý TSBĐ là một quá trình phức tạp với sự tham gia của nhiều chủ thể
khác nhau như: ngân hàng, khách hàng, các bên có liên quan và kể cả các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó ngân hàng là chủ thể đóng vai trị trọng
tâm chính với tư cách là chủ nợ có bảo đảm. Xử lý TSBĐ trong NHTM có vai
trị quan trọng:
Một là, xử lý TSBĐ là biện pháp thu hồi nợ cho ngân hàng, giảm chi phí
bảo quản, bảo dưỡng
Xử lý TSBĐ khơng đơn thuần chỉ là biện pháp để thu hồi nợ vay cho ngân
hàng, mà còn giúp cho ngân hàng giảm được chi phí do việc phải bảo quản, bảo
dưỡng các TSBĐ trong khi các tài sản này đã ngừng hoạt động để đưa vào diện
xử lý thu hồi nợ. Đối với những NHTM có khối lượng TSBĐ phải đưa vào diện
xử lý thu hồi nợ lớn do có nhiều khách hàng không trả được nợ, việc bán các tài
sản TSBĐ trên sẽ giúp cho ngân hàng thu hồi được nợ và tránh rơi vào tình
trạng rủi ro phá sản do khơng có khả năng thanh tốn các khoản tiền gửi của
khách hàng khi đến hạn.



14

Hai là, xử lý TSBĐ đẩy mạnh quá trình lành mạnh hóa hoạt động tài chính
của các ngân hàng
Các khoản nợ khi phải xử lý TSBĐ là những khoản nợ xấu, đã quá hạn,
gây áp lực cho NHTM về trích lập dự phòng rủi ro, tăng tỉ lệ nợ xấu của ngân
hàng, làm tăng các chi phí thu giữ, bảo quản TSBĐ… Nếu đẩy nhanh được quá
trình xử lý TSBĐ sẽ giúp cho NHTM thu được nợ, giảm nợ xấu, giảm chi phí
trích lập dự phịng và các chi phí khác trong quá trình xử lý tài sản.
1.2. Khái quát pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng
thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng
thương mại
Xử lý TSBĐ là một quá trình phức tạp và đặc biệt, với mục đích nhằm thu
hồi nợ cho ngân hàng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho ngân hàng và chủ
sở hữu tài sản. Vậy pháp luật về xử lý TSBĐ trong NHTM là gì?
Theo quan điểm của tác giả: Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm là tổng
hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa ngân hàng thương mại với
bên bảo đảm trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm nhằm đảm bảo quyền và
nghĩa vụ của các bên.
Nội dung chủ yếu của pháp luật về xử lý TSBĐ là các quy định về nguyên
tắc xử lý TSBĐ; phương thức xử lý TSBĐ; điều kiện của TSBĐ; quy trình, thủ
tục xử lý các TSBĐ. Bên cạnh đó, tham gia vào quan hệ pháp luật về xử lý
TSBĐ có hai chủ thể là NHTM và bên bảo đảm, trong đó NHTM ln là chủ
thể đóng vai trị trọng tâm với tư cách là chủ nợ có bảo đảm, cịn bên bảo đảm
có thể là tổ chức, cá nhân – bên có nghĩa vụ được bảo đảm vi phạm các nghĩa
vụ. Và pháp luật về xử lý TSBĐ được xây dựng với mục đích đảm bảo quyền và
nghĩa vụ của các bên trong q trình xử lý TSBĐ.

Có thể thấy những quy định pháp luật này mang đậm dấu ấn chính sách
kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. Trong thời gian qua, các văn
bản quy phạm pháp luật này đã tạo ra môi trường pháp lý tương đối an toàn cho


15

các hoạt động tín dụng, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho ngân hàng, nhất là
NHTM thực hiện các biện pháp bảo đảm và xử lý TSBĐ có hiệu quả.
1.2.2. Nội dung chủ yếu của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong
ngân hàng thương mại
Pháp luật về xử lý TSBĐ của Việt Nam được quy định ở nhiều văn bản
pháp luật khác nhau, tuy nhiên theo quy định của Nghị định số 163/2006/NĐCP, Nghị định 11/2012/NĐ-CP và Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTPBTNMT-NHNN… pháp luật về xử lý TSBĐ có những nội dung chủ yếu sau:
1.2.2.1. Căn cứ pháp lý để xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại
Mục đích của việc xử lý TSBĐ là nhằm khắc phục phần nghĩa vụ bị vi
phạm. Về nguyên tắc, TSBĐ chỉ bị xử lý khi bên có nghĩa vụ được bảo đảm vi
phạm các nghĩa vụ. Trong hoạt động cho vay của NHTM, để xử lý TSBĐ phải
dựa trên hai căn cứ:
Căn cứ thứ nhất: các bên thỏa thuận về biện pháp xử lý TSBĐ được quy
định trong hợp đồng bảo đảm
Trong quan hệ dân sự, các bên có quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong
việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa
thuận đó khơng vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Trong hợp đồng bảo đảm cũng vậy, các bên được thỏa thuận về các biện pháp
xử lý TSBĐ.
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã thể hiện tinh thần tôn trọng sự thỏa
thuận của các chủ thể trong GDBĐ, theo nghị định này các bên tham gia GDBĐ
có quyền tự do thỏa thuận về biện pháp xử lý TSBĐ và pháp luật tơn trọng, bảo
hộ sự thỏa thuận đó. Việc các bên tham gia GDBĐ thể hiện sự đồng thuận trong
việc lựa chọn cách thức xử lý TSBĐ có thể xem là trạng thái lý tưởng trong việc

xử lý TSBĐ, khi đó việc xử lý TSBĐ sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn mà không gặp
phải những trở ngại do các bên không thống nhất với nhau được về cách thức và
kết quả xử lý TSBĐ. Theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP
về các phương thức xử lý TSBĐ theo thoả thuận bao gồm: “Bán tài sản bảo
đảm; Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực
hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc


16

tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ; Phương
thức khác do các bên thoả thuận”.
Vì những lợi ích mà các bên hướng tới thường là đối lập nhau nên hoạt
động xử lý TSBĐ trên thực tế khó có thể đạt tới sự thỏa thuận. Tuy nhiên,
khơng thể phủ nhận hiệu quả của hình thức này do sự rút ngắn quy trình, thời
gian xử lý TSBĐ, tránh phải xử lý TSBĐ qua các cơ quan tài phán có thể dẫn
tới kết quả là khơng làm ảnh hưởng đến uy tín, thời gian, tiền bạc của các bên
trong giao dịch này.
Căn cứ thứ hai: các quy định của pháp luật về GDBĐ và xử lý TSBĐ trong
hoạt động cho vay của NHTM
Mục đích chủ yếu của xử lý TSBĐ nhằm đảm bảo cho NHTM thu hồi vốn
cho vay để tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình, từ đó tạo điều kiện cho
NHTM tránh khỏi những rủi ro thiệt hại do làm ngưng trệ quá trình kinh doanh,
tiếp tục thực hiện vai trị và chức năng của mình trong nền kinh tế. Mặc dù việc
xử lý TSBĐ không phải là một giải pháp tối ưu nhưng nó đáp ứng được yêu cầu
cấp bách là thu hồi được nợ cho ngân hàng và đảm bảo an toàn về quyền lợi cho
người gửi tiền tại ngân hàng. Hiện nay, căn cứ pháp lý để xử lý TSBĐ không
chỉ bao gồm các quy định được thể hiện trong BLDS 2005, Luật các TCTD
2010, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, Nghị định 11/2012/NĐ-CP… mà việc xử
lý TSBĐ còn được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên

quan đến chính TSBĐ như: Luật đất đai, Luật chứng khốn, Luật doanh nghiệp,
Luật nhà ở…
1.2.2.2. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
Các NHTM được phép xử lý tài sản trong các trường hợp cụ thể như sau:
- Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã được
ký kết giữa khách hàng và NHTM mà bên được bảo đảm không thực hiện nghĩa
vụ trả nợ hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với bên nhận bảo đảm.
- Bên được bảo đảm vi phạm hợp đồng tín dụng và bị NHTM yêu cầu thu
hồi vốn trước hạn song bên được bảo đảm không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ
vay trước hạn thì sẽ bị xử lý TSBĐ để thu hồi nợ. Trong bất kỳ hợp đồng tín
dụng và hợp đồng bảo đảm nào cũng quy định rất cụ thể về nghĩa vụ của các


17

bên khi tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng, đồng thời quy định trong
trường hợp bên vay (bên được bảo đảm) hoặc bên bảo đảm vi phạm quy định
của hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm thì ngân hàng có quyền yêu cầu thu
hồi nợ trước hạn.
- Pháp luật quy định TSBĐ phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ khác khi đã đến hạn. Một tài sản có thể cùng một lúc bảo đảm cho
nhiều khoản nợ vay nhưng giá trị của TSBĐ phải lớn hơn giá trị của tổng giá trị
của các khoản vay, khi một trong số những khoản vay có cùng một TSBĐ đến
hạn mà bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng thì ngân
hàng sẽ tiến hành bán TSBĐ để thu hồi nợ.
- Khách hàng vay là doanh nghiệp bị toà án tuyên bố bị phá sản, bị giải thể
theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, dù tại thời điểm đó nghĩa
vụ trả nợ chưa đến hạn nhưng cũng được coi là đến hạn, ngân hàng có quyền
yêu cầu thu hồi nợ vay trước thời hạn. Trong trường hợp khách hàng khơng trả
được nợ thì ngân hàng sẽ buộc phải tiến hành xử lý TSBĐ để đảm bảo thu hồi

nợ vay.
Ngồi những trường hợp trên đây, cịn có các trường hợp xử lý TSBĐ khác
do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định. Đối với trường hợp doanh
nghiệp hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá; TSBĐ cho các khoản nợ
của doanh nghiệp trước khi hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá…
được tiếp tục dùng làm TSBĐ cho các khoản nợ đó của các doanh nghiệp mới
sau khi doanh nghiệp cũ hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá. Nếu nhận
thấy doanh nghiệp mới sau khi chuyển đổi có khả năng khơng thực hiện biện
pháp này, thì ngân hàng có quyền xử lý TSBĐ để thu hồi nợ trước khi thực hiện
nghĩa vụ chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá của doanh
nghiệp đó.
Tuy nhiên trên thực tế, khơng phải lúc nào khách hàng vi phạm nghĩa vụ
trả nợ là ngân hàng đều tiến hành xử lý tài sản mà ngân hàng vẫn tiếp tục xem
xét khả năng trả nợ của khách hàng và xem xét gia hạn nợ nếu nhận thấy khách
hàng vẫn có khả năng thanh tốn, thậm chí ngân hàng có thể cấp tín dụng bổ
sung cho khách hàng để tiếp tục duy trì sản xuất nếu khách hàng chứng minh


18

được dự án đang thực hiện cịn tính khả thi và nguyên nhân là do khách hàng
thiếu vốn để thưc hiện sản xuất, kinh doanh. Mục tiêu của ngân hàng không
phải là bắt nợ, xử lý TSBĐ của khách hàng mà ln tại điều kiện tối đa giúp
khách hàng có thể trả được nợ cho ngân hàng.
Khi ngân hàng buộc phải xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, thời điểm để xử lý
TSBĐ là sau một khoảng thời gian kể từ khi khách hàng đến hạn trả nợ tuy
nhiên TSBĐ chưa được các bên xử lý theo thoả thuận. NHTM có quyền quyết
định thời điểm xử lý TSBĐ kể từ ngày đăng ký thông báo yêu cầu xử lý TSBĐ
tại cơ quan đăng ký GDBĐ hoặc tính từ ngày ngân hàng gửi thông báo về việc
xử lý TSBĐ (trường hợp GDBĐ không phải đăng ký). Điều 16 Nghị định

11/2012/NĐ-CP sửa đổi khoản 1 Điều 61 Nghị định 163/2006/NĐ-CP có quy
định như sau: “Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản phải thông
báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận bảo
đảm khác theo địa chỉ được bên bảo đảm cung cấp hoặc đăng ký văn bản thông
báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao
dịch bảo đảm”.
1.2.2.3. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm
Xử lý TSBĐ là một biện pháp thu hồi nợ cho ngân hàng, được thanh toán
trực tiếp từ số tiền thu được khi xử lý tài sản, việc xử lý tài sản về nguyên tắc
trước tiên được thực hiện theo thoả thuận của các bên. Có thể là thoả thuận tại
thời điểm xác lập GDBĐ hoặc các bên có thể thoả thuận tại bất kỳ thời điểm
nào khác trong quá trình thực hiện GDBĐ, xử lý TSBĐ. Trong trường hợp các
bên khơng có thoả thuận thì việc xử lý TSBĐ được thực hiện theo quy định của
pháp luật. Điều 58 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP và Điều 15 Nghị định
11/2012/NĐ-CP sửa đổi khoản 4 và bổ sung khoản 6 Điều 58 163/2006/NĐ-CP
quy định cụ thể về nguyên tắc xử lý TSBĐ như sau:
Nguyên tắc 1: việc xử lý TSBĐ được thực hiện theo thỏa thuận của các bên
Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì
việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên (thỏa thuận này
có thể được xác định trong hợp đồng bảo đảm, có thể do hai bên thỏa thuận


×