Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.47 MB, 192 trang )


BỘ GIÁO rục VÀ

ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

PHÁP LUẬT ĐIỂU CHỈNH HOẠT ĐỘNG
TRƯNG GIAN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật kinh tế
M ã so: 62 38 50 01

L U Ậ N Á N T IẾ N SỸ L U Ậ T H Ọ C

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ HỔNG HẠNH

[

T HƯ V I Ể N
TRU ONG ĐA:

I PHOivlG Đ v c

HÀ NỘI - 2007

I




LỜI CAM Đ O A N

Tôi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các s ố liệu trong luận án là trung thực. Những
kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công b ố
trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Vân Anh


C Á C C H Ữ V IẾ T T Ắ T T R O N G L U Ậ N Á N

BLDS

Bộ luật dân sự

BLDS&TM

Bộ luật dân sự và thương mại

BLTM

Bộ luật thương mại

CTTNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn


DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

EU

European Union (Liên minh châu Âu)

GATS

General Agreement on Trade in Services (Hiệp định chung về
thương mại dịch vụ)

LTM 1997

Luật thương mại được Quốc hội thông qua ngày 10-5-1997

LTM 2005

Luật thương mại được Quốc hội thông qua ngày
14-6-2005

PICC

Principles of International Commercial Contracts (Nguyên tắc
hợp đồng thương mại quốc tế)

UNIDROIT


Institut International pour rU niíication des Droits Privés
(Viện Thống nhất Tư pháp Quốc tế)

VNA

VietNam Aừline (Hãng hàng không quốc gia Việt Nam)

WTO

W orld Trade Organization (Tổ chức Thương mại T hế giới)


M ỤC LỤC
Trang

1

MỞ ĐẦU
Chương 1

9

NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TRƯNG GIAN
THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT ĐlỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG
TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
1.1.

Hoạt động trung gian thương mại và vai trị của nó trong nền
kinh tế thị trường hiện đại


1.2.

Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại

9
47

Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐlỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG

66

TRƯNG GIAN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
2.1.

Đại diện cho thương nhân

66

2.2.

u ỷ thác mua bán hàng hố

91

2.3.

Đại lý thương mại

107


2.4.

Mơi giới thương mại

127
Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

138

ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
ở VIỆT NAM
3.1.

Quan điểm và định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt
động trung gian thương mại

138

3.2.

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động
trung gian thương mại

150

KẾT LUẬN


178

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

180

CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CÚƯ KHOA HỌC LIÊN QUAN

187

ĐẾN LUÂN ÁN ĐÃ Đ ư ơ c CÔNG Bố


1

MỞ ĐẨU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong kinh doanh, việc mua bán, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ là khâu quan
trọng ảnh hưởng lớn tới sự thành bại của thương nhân. Khi quy mô kinh doanh
đạt tới một mức độ nhất định, các thương nhân khó có thể tự mình quan hệ với
tất cả các khách hàng, vì vậy, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, họ cần phải có
sự trợ giúp của các nhà trung gian chuyên nghiệp.
Phương thức kinh doanh thông qua người trung gian, thực hiện các hoạt
động thương mại vì lợi ích của người uỷ quyền đã xuất hiện từ khá lâu ở các
nước có nền kinh tế thị trường phát triển và ngày càng được thương nhân ưa
chuộng. Việc sử dụng trung gian thương mại giúp thương nhân phân phối sản
phẩm trên một phạm vi rộng, tiết kiệm đáng kể chi phí trong quá trình phân
phối và đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.
Ở nhiều nước trên thế giới, pháp luật điều chỉnh các hoạt động trung

gian thương mại đã có bề dày về thời gian và đạt đến sự hoàn thiện đáng kể.
Chẳng hạn, các quy định về một số hoạt động trung gian thương mại đã được
Bộ luật thương mại (BLTM) Pháp điều chỉnh từ năm 1807 và BLTM Đức quy
định từ nãm 1897. Nhìn chung, hiện nay pháp luật điều chỉnh hoạt động
trung gian thương mại ở nhiều nước đều tập trung vào một số vấn đề cơ bản
để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia. Tuy nhiên, quan điểm và cách
thức điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở mỗi nước khơng hồn
tồn giống nhau mà phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị xã hội và trình
độ lập pháp của từng nước.
Ĩ Việt Nam, mặc dù hoạt động trung gian thương mại đã xuất hiện từ lâu
nhưng thực sự mới bắt đầu phát triển trong vài năm gần đây. Dưới giác độ
pháp lý, các hoạt động trung gian thương mại chính thức được ghi nhận trong
Luật thương mại (LTM) 1997 và tiếp tục được quy định trong LTM 2005 trên


2

cơ sở kế thừa, có sửa đổi, bổ sung các quy định của LTM 1997 về bốn loại
hoạt động: đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán
hàng hố và đại lý thương mại.
Hiện nay, ngồi LTM 2005, pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian
thương mại ở Việt Nam còn được đề cập trong nhiều văn bản luật như Luật kinh
doanh bảo hiểm, Bộ luật hàng hải, Luật du lịch và cácvăn bản dưới luật khác.
Những quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng

khẳng định sựthừa nhận và

bảo vệ của pháp luật đối với các hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam.
Bên cạnh những điểm tích cực nêu trên, hiện nay, nhận thức của thương
nhân và nhiều chủ thể khác về hoạt động trung gian thương mại còn khá mơ

hồ, chưa hiểu rõ bản chất pháp lý của từng hoạt động trung gian thương mại
cũng như vai trị của nó trong kinh doanh. Mặt khác, hệ thống pháp luật hiện
hành về hoạt động trung gian thương mại chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
thực tiễn hoạt động trung gian thương mại đang đặt ra. Các quy định pháp luật
điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại còn bộc lộ nhiều mâu thuẫn,
chổng chéo. Một số quy định cịn thiếu tính cụ thể hoặc chưa phù hợp với
thông lệ quốc tế. Đó là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự
phát triển các hoạt động trung gian thương mại ở nước ta.
Trước nhu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, trước thực trạng pháp luật
điều chỉnh các hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam, chúng tôi cho
rằng, cần thiết phải nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ các vấn đề lý luận
cũng như thực tiễn pháp luật về các hoạt động trung gian thương mại nhằm
góp phần hồn thiện pháp luật điều chỉnh loại hoạt động thương mại này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

a. Tỉnh hỉnh nghiên cứu ở ngoài nước
Pháp luật về các hoạt động trung gian thương mại đã xuất hiện từ hơn
100 năm nay ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. BLTM Pháp
năm 1807 là văn bản pháp luật đầu tiên trên thế giới quy định về một số hoạt
động trung gian thương mại như: uỷ thác thương mại và môi giới thương mại.


3

Ngày nay, hầu hết các nước đều quan tâm nghiên cứu và xây dựng pháp luật
về các hoạt động trung gian thương mại. Một số cơng trình nghiên cứu liên
quan đến những vấn đề pháp lý cơ bản về các hoạt động trung gian thương
mại do các nhà nghiên cứu, các luật sư, các cán bộ giảng dạy của Pháp, Nga,
Mỹ v.v... đã được công bố, làm tài liệu tham khảo cho chúng ta hiểu biết sâu
hơn về các hoạt động thương mại này. Qua tham khảo khá nhiều nguồn tài

liệu đã tìm được, tơi nhận thấy, các cơng trình nghiên cứu về hoạt động trung
gian thương mại dưới giác độ pháp lý thường không đứng độc lập mà gắn với
các nghiên cứu về Luật thương mại hay Luật kinh doanh (business law). Ví
dụ, giáo sư Michel Pédamon đã giới thiệu về hợp đồng uỷ thác, hợp đồng môi
giới và hợp đồng đại diện thương mại theo pháp luật Pháp trong chương 2 của
cuốn sách nghiên cứu về LTM và các hợp đổng trong hoạt động thương mại
do Nhà xuất bản Dalloz ấn hành năm 1994 [67]. Hai giáo sư Richard A.mann
và Barry

s. Roberts

người Mỹ lập luận, tìm hiểu mối quan hệ giữa người giao

đại diện và người đại diện cũng như quan hệ của họ với bên thứ ba trong
chương 19, chương 20 của cuốn sách về Luật kinh doanh do Công ty W est ấn
hành năm 1997 [64].

b. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có tài liệu nào đánh giá thực trạng hoạt
động trung gian thương mại trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên, qua một số
cơng trình nghiên cứu về thực trạng dịch vụ thương mại của Viện nghiên cứu
thương mại Bộ Thương mại có thể thấy, hoạt động trung gian thương mại
chưa được các thương nhân áp dụng m ột cách phổ biến trong thực tiễn kinh
doanh [44, tr. 25, 28, 29, 32].
Trong khoa học pháp lý, pháp luật điều chỉnh các hoạt động trung gian
thương mại là một trong những lĩnh vực pháp luật thương mại ít được các nhà
khoa học quan tâm. Các vấn đề pháp lý về hoạt động trung gian thương mại
mới chỉ được đề cập trong giáo trình Luật Thương mại của một số cơ sở đào



4

tạo luật như: Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà
Nội v.v... Trong các giáo trình này, nghiên cứu pháp luật về hoạt động trung
gian thương mại chủ yếu dừng lại ở việc miêu tả các quy định pháp luật mà
chưa đề cập một cách sâu sắc những vấn đề lý luận, chưa bàn tới sự bất cập
của pháp luật hiện hành về vấn đề này.
Ngoài ra, ở các phạm vi và mức độ khác nhau, có một số cơng trình đã
được cơng bố đề cập đến một vài khía cạnh của pháp luật điều chỉnh hoạt
động trung gian thương mại cùng với việc nghiên cứu các hoạt động thương
mại khác như: Đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Thương mại "Cơ sỏ khoa
học cho sự lựa chọn giải pháp và bước đi nhằm đẩy mạnh tỉêh trình mở cửa về
dịch vụ thương mại" (mã. số 2001-78- 059, do GS.TS. Nguyễn Thị Mơ, Trường
Đại học ngoại thương - Chủ nhiệm đề tài); Chuyên khảo "Luật kinh tể ' của
tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia ấn hành năm
2004; Luận án tiến sĩ luật học "Hoàn thiện pháp luật thương mại hàng hoá ở
Việt N am trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tể ' năm 2004 của Lê Hoàng
Oanh (Trường Đại học Luật Hà Nội). Trong những cơng trình này, các tác giả
chỉ mới dừng lại ở việc trình bày, phân tích các quy định pháp luật về các hoạt
động: đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng
hoá, đại lý mua bán hàng hóa theo LTM 1997.
Qua việc đánh giá tình hình nghiên cứu pháp luật về các hoạt động trung
gian thương mại ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới có thể thấy, cho đến
nay chưa có một cơng trình nào đi sâu nghiên cứu đầy đủ các vấn đề lý luận
và thực tiễn về các hoạt động trung gian thương mại cũng như pháp luật điều
chỉnh loại hoạt động thương mại này. Có thể khẳng định luận án tiến sĩ :
"Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam " là cơng
trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, chuyên sâu về các
hoạt động trung gian thương mại.



5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của
pháp luật điều chỉnh các hoạt động trung gian thương mại, từ đó tìm ra
phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quy định
pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở nước ta.
Mục đích nghiên cứu của luận án được cụ thể hoá trong việc giải quyết
các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động trung gian
thương mại và pháp luật điều chỉnh loại hoạt động thương mại này.
- Thứ hai, phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động trung
gian thương mại từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của pháp luật
hiện hành về hoạt động trung gian thương mại.
- Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp
luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại, luận án đưa ra một số
phương hướng và giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các hoạt
động thương mại này ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận án có đối
tượng nghiên cứu khá rộng, bao gồm: các quan điểm, tư tưởng pháp lý về hoạt
động trung gian thương mại và pháp luật về hoạt động trung gian thương mại;
các văn bản pháp luật thực định của Việt Nam, của một số nước và pháp luật
quốc tế về hoạt động trung gian thương mại; thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp
luật về hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam.
Với sự ra đời của LTM 2005, hoạt động thương mại ở nước ta được xác
định có nội hàm rộng, bao gồm tất cả các hoạt động nhằm mục đích sinh lời
(Điều 3 khoản 1). Do đó, các hoạt động trung gian thương mại được LTM
điều chỉnh cũng rất rộng và phức tạp, không giới hạn ở những hoạt động



6

trung gian trong lĩnh vực mua bán hàng hoá mà còn mở rộng sang lĩnh vực
dịch vụ, lĩnh vực đầu tư và sở hữu trí tuệ. Mặt khác, bản thân các hoạt động
trung gian thương mại cũng rất đang dạng và phức tạp, có nhiều đặc thù ở
những lĩnh vực khác nhau.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu tồn diện và sâu sắc mọi khía cạnh pháp lý
của các hoạt động trung gian thương mại mà hiện tại pháp luật Việt Nam quy
định trong luận án này là rất khó, địi hỏi nhiều thời gian. Để bảo đảm cho
luận án có phạm vi nghiên cứu hợp lý, vừa bao quát được toàn diện các vấn đề
lý luận của đề tài đặt ra, vừa giải quyết được các nội dung pháp lý theo mục
đích và yêu cầu nghiên cứu, luận án tập trung vào những nội dung cơ bản của
pháp luật về hoạt động trung gian thương mại theo LTM 2005 và một số luật
chuyên ngành khác có quy định về hoạt động trung gian thương mại đối với
một số dịch vụ đặc thù như: đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, đại lý lữ
hành, đại lý tàu biển, môi giới hàng hải. Những vấn đề cơ bản liên quan đến
hoạt động trung gian thương mại mà luận án tập trung nghiên cứu là:
-

Quan hệ hợp đồng giữa bên thuê dịch vụ (như bên giao đại diện, bên

uỷ thác mua bán hàng hố, bên giao đại lý hoặc bên được mơi giới) với bên
trung gian thực hiện dịch vụ (như bên đại diện, bên nhận uỷ thác mua bán
hàng hoá, bên đại lý hoặc bên môi giới).
-

Nghĩa vụ giữa bên thuê dịch vụ, bên trung gian thực hiện dịch vụ với


bên thứ ba.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu trên, luận án sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: phương pháp tổng hợp và
phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp
nghiên cứu lý luận với thực tiễn. Các phương pháp nghiên cứu trong luận án
được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện


7

chứng; trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn hố và xã
hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận án
Là luận án tiến sĩ luật học đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu về pháp luật
điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại, luận án có những điểm mới chủ
yếu sau:
- Luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động trung
gian thương mại và pháp luật điều chỉnh các hoạt động này trong nền kinh tế
thị trường nói chung và ở Việt Nam nói riêng như: lịch sử hình thành và phát
triển, quan niệm về hoạt động trung gian thương mại, các hình thức pháp lý,
vai trị của chúng trong nền kinh tế thị trường hiện đại và những nội dung chủ
yếu của pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại.
- Luận án đã phân tích, chỉ ra những kinh nghiệm của quốc tế và của một
số nước trong việc điều chỉnh pháp luật hoạt động trung gian thương mại. Đây
là một trong những cơ sở quan trọng để tham khảo trong q trình hồn thiện
hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam.

- Luận án đã phân tích khá sâu những vấn đề pháp lý của các hoạt động:
đại diện cho thương nhân, mơi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hố,
đại lý thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Qua đó, luận án đã chỉ
rõ những bất cập, những mâu thuẫn trong các quy định pháp luật làm ảnh
hưởng đến quyền tự do cũng như lợi ích của các bên khi tham gia các hoạt
động trung gian thương mại.
- Luận án đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp cụ thể để tiếp tục
hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển các hoạt
động trung gian thương mại trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế.


8

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các
công trình của tác giả đã được cơng bố, luận án bao gồm ba chương:
Chương ỉ : Những vấn đề lý luận về hoạt động trung gian thương mại và
pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại
Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương
mại ở Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh
hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam.


9

CHƯƠNG 1
N H Ữ N G V Â N ĐỂ LÝ L U Ậ N VỂ H O Ạ T Đ Ộ N G T R U N G G IA N
T H Ư Ơ N G M Ạ I VÀ P H Á P L U Ậ T Đ lỂ ư C H ỈN H H O Ạ T Đ Ộ N G

T R U N G G IA N T H Ư Ơ N G M Ạ I

1.1. HOẠT ĐỘNG TRƯNG GIAN THƯƠNG MẠI VÀ VAI TRÒ CỦA NĨ
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI

1.1.1. Sự hình thành và phát triển hoạt động trung gian thương mại
Hoạt động thương mại và sự ra đời của tầng lớp thương nhân, kết quả tất
yếu của q trình phân cơng lao động xã hội và trao đổi hàng hoá, đã xuất
hiện khá sớm trong lịch sử phát triển xã hội lồi người. Từ thời chiếm hữu nơ
lệ, các hoạt động mua bán hàng hố của thương nhân nhằm mục đích kiếm lời
đã hình thành. Đến nay, các hoạt động thương mại do thương nhân tiến hành
được m ở rộng sang nhiều lĩnh vực khác và ngày càng phát triển.
Việc mua bán, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ thương mại lúc đầu được thực
hiện theo phương thức giao dịch trực tiếp giữa người bán hàng và người mua
hàng, người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. Theo phương thức
này, những người có nhu cầu trực tiếp tìm đến nhau để trao đổi, bàn bạc và đi
đến thiết lập quan hệ. Cách thức giao dịch như vậy tỏ ra gặp khó khăn và kém
hiệu quả khi người mua và người bán ở cách xa nhau về vị trí địa lý. Mặt khác,
khi quy mô hoạt động buôn bán cũng như hoạt động sản xuất được mở rộng,
nhất là khi hoạt động hàng hải xuất hiện và phát triển làm cho hoạt động
thương mại khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi từng quốc gia mà mở rộng ra thị
trường thế giới thì thương nhân khơng thể cùng một lúc thực hiện nhiều giao
dịch ở nhiều nơi. Thực tiễn kinh doanh đã cho thấy, trong nhiều trường hợp,
giao dịch thương mại trực tiếp đem lại những rủi ro lớn cho thương nhân.
Những rủi ro đó có thể là: các khoản chi phí lớn cho việc tìm hiểu thị trường,


10

tìm kiếm đối tác, thực hiện việc phân phối hàng hoá đến người tiêu dùng cuối

cùng; khả năng bị lừa đảo, gian lận trong kinh doanh. Tất cả những điều đó
làm xuất hiện ở thương nhân nhu cầu cần có sự hợp tác với người khác để phát
triển kinh doanh. Một trong số phương thức phát triển kinh doanh xuất hiện
sớm nhất trong hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán, tiêu
thụ sản phẩm, hàng hố nói riêng là phương thức giao dịch qua người trung
gian đáng tin cậy, hiểu biết về việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Họ là những
nhà trung gian chuyên nghiệp giúp và tạo điều kiện để thương nhân giao dịch
với bạn hàng, thực hiện các công việc phân phối sản phẩm, hàng hóa.
Lúc đầu, phương thức giao dịch qua trung gian hình thành một cách tự
phát do nhu cầu của thương nhân và dần dần phát triển thành nghề kinh
doanh trong nhiều lĩnh vực như mơi giới mua bán hàng hố, mơi giới hàng
hải, mơi giới chứng khốn, mơi giới bảo hiểm, uỷ thác m ua bán hàng hoá
hưởng hoa hồng, đại diện thương mại, đại lý mua bán hàng hoá, đại lý bảo
hiểm, đại lý tàu biển v.v...
Theo Roberto Baldi, các hoạt động trung gian thương mại xuất hiện sớm
nhất trong lĩnh vực m ua bán, trao đổi hàng hoá. Đầu thế kỷ XIII, trong lĩnh
vực mua bán hàng hoá quốc tế, hoạt động uỷ thác hoa hồng đã xuất hiện trên
thế giới và đó là khởi nguồn của các hoạt động trung gian thương mại [65,
tr.3]. Vào thời đó, để có thể vừa điều hành hoạt động kinh doanh ở trong nước,
vừa có thể đưa hàng hố của mình sang nước khác bằng đường biển, thương
nhân giao uỷ thác đã ở lại đất nước của mình và uỷ quyền cho một người khác
(người nhận uỷ thác) áp tải hàng trên các chuyến tàu, thực hiện việc giao hàng
tại các cảng biển xa xôi. Người nhận uỷ thác sẽ được trả tiền công là một phần
lợi nhuận của người uỷ thác.
Cùng với thời gian, việc giữ hàng ở cảng nước khác ngày càng trở lên
phức tạp và làm nảy sinh nhu cầu cần có một trợ lý giải quyết việc bán hàng
trong khi tàu quay trở lại cảng xuất phát để tiếp tục các chuyên hàng khác.


11


Người ta cho rằng, chính điều này đã làm nẩy sinh hoạt động uỷ thác mua
bán hàng hoá và trở thành một nghề kinh doanh để kiếm hoa hổng vào
khoảng thế kỷ XIV.
Thực hiện hoạt động uỷ thác mua bán hàng hố, người nhận uỷ thác sẽ
nhân danh mình để giao kết hợp đồng với bên thứ ba nhằm thực hiện những yêu
cầu của bên uỷ thác (trong khi bên uỷ thác vẫn đang ở quốc gia khác). Bên thứ
ba này không biết về người ủy thác mà chỉ biết quan hệ với người nhận uỷ thác.
Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX uỷ thác mua bán hàng hố hưởng hoa
hồng là một hình thức hoạt động thương mại phổ biến trên thế giới [65, tr. 4].
Dần dần, chức năng hoạt động của uỷ thác mua bán hàng hố hưởng hoa
hồng ngày càng trở lên ít quan trọng bởi sự xuất hiện hoạt động đại diện
thương mại vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Hoạt động thương mại này ra
đời do những nguyên nhân chủ yếu sau:
(i) Sự phát triển của các phương tiện vận tải và thông tin liên lạc cùng với
sự ra đời của dịch vụ bưu chính thời đó, cho phép hàng hoá di chuyển nhanh
hơn từ nơi này sang nơi khác đồng thời làm cho khả năng thu thập thông tin về
bên thứ ba và khả năng thanh toán của thương nhân trở nên dễ dàng hơn trước.
Điều đó đã cho phép thương nhân sử dụng các đại diện thương mại theo uỷ
quyền. Người đại diện cho thương nhân, thực hiện hoạt động đại diện một cách
độc lập nhưng nhân danh thương nhân giao đại diện để giao dịch với bên thứ ba
vì vậy, giúp thương nhân giao đại diện quảng bá rộng rãi danh tiếng của mình.
(ii) Vào nửa cuối thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp làm cho nền
sản xuất công nghiệp đạt tới quy mô sản xuất lớn chưa từng có với rất nhiều
loại sản phẩm phong phú, đa dạng, do đó đối với thương nhân việc tiêu thụ sản
phẩm giữ một vai trò quan trọng. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, các
thương nhân đã thấy rằng để cạnh tranh thành công, họ không phải chỉ cung
cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà cịn phải làm cho
chúng sẵn có ở đúng thời gian, địa điểm và phương thức theo nhu cầu của



12

người tiêu dùng [8, tr. 5]. Do đó, muốn phân phối, tiêu thụ hàng hố nhanh
chóng, có chất lượng, với khối lượng lớn và chi phí thấp, thương nhân cần phải
tạo được mạng lưới tiêu thụ hàng hoá hợp lý bằng nhiều cách thức khác nhau.
Vì vậy, bên cạnh người được uỷ thác bán hàng hưởng hoa hồng, các nhân viên
bán hàng lưu động, thương nhân đã sử dụng một loại người trung gian bán
hàng khác. Những người này tiến hành việc bán hàng thay mặt và nhân danh
nhiều thương nhân tại những địa điểm nhất định. Đối với dạng đại diện này,
người giao đại diện thường chỉ giao cho người đại diện thực hiện một số
nhiệm vụ nhất định trong phạm vi uỷ quyền và các giao dịch do người đại diện
tiến hành chỉ có giá trị khi được sự chấp nhận của bên giao đại diện. Hoạt
động bán hàng của thương nhân thông qua người đại diện thương mại giúp
thương nhân có khả năng kiểm sốt chặt chẽ hoạt động của bên đại diện hơn
so với hoạt động bán hàng thông qua người nhận uỷ thác.
(iii)

Xét trên phương diện quốc tế, một nhân tố khác thúc đẩy thương

nhân sử dụng các đại diện thương mại ở nước ngoài là sự do dự của các nhà
sản xuất trong việc bỏ vốn thành lập các chi nhánh hay doanh nghiệp ở nước
ngồi, vì họ lo ngại những tác động cịn lại sau các cuộc khủng hoảng về
chính trị ở một số nước. Do đó, nếu sử dụng đại diện thương mại ở nước ngoài
sẽ giúp họ tránh được đáng kể những rủi ro này. Đồng thời, họ có thể dễ dàng
từ bỏ một thị trường nào đó khi cần thiết mà khơng phải chịu các thiệt hại lớn
về tài chính [65, tr. 13 ].
Hiện nay, trên thế giới hoạt động đại diện thương mại là một trong những
hình thức phổ biến nhất trong các hoạt động trung gian thương mại, đặc biệt là
trong thương mại quốc tế. Ở Mỹ, để xuất khẩu hàng hố ra nước ngồi, các

nhà sản xuất Mỹ có nhiều cách lựa chọn trong đó việc sử dụng các cơng ty
nước ngồi làm đại diện thay mặt và nhân danh mình thực hiện các giao dịch
bán hàng ở nước ngoài là cực kỳ phổ biến đặc biệt đối với các nhà sản xuất
vừa và nhỏ [59, tr. 3].


13

Một dạng hoạt động trung gian thương mại khác cũng đã xuất hiện trong
quá trình phát triển của hoạt động thương mại đặc biệt là thương mại quốc tế,
đó là môi giới thương mại. Lúc đầu người môi giới chỉ đơn thuần là người
phiên dịch, sau đó họ đóng vai trị là người chuyển tải các thơng điệp về pháp
luật, kinh tế tại các hội chợ thương mại quốc tế. Dần dần họ trở thành một bên
được uỷ thác để giúp các bên tìm hiểu thị trường, tìm hiểu đối tác, đàm phán
ký kết hợp đồng. Hoạt động của họ trở thành một nghề kinh doanh thực hiện
việc chọn lọc, phân loại và chắp nối các đối tác với nhau. Môi giới thương mại
được thực hiện trong nhiều lĩnh vực, từ mua bán hàng hoá đến các lĩnh vực dịch
vụ khác như: môi giới bảo hiểm, môi giới thuê tàu, mơi giới chứng khốn.. .Tuy
nhiên, hoạt động mơi giới và nghề môi giới các dịch vụ thương mại xuất hiện
khá muộn, ví dụ mơi giới th tàu vào cuối thế kỷ 19 mới xuất hiện [36, tr. 7].
Để tạo điều kiện phát triển hơn nữa các hoạt động thương mại qua trung
gian, bảo vệ và thúc đẩy lợi ích chung của những người đại diện, môi giới
thương mại, từ lâu nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước ở châu Âu và
một số nước ở Bắc và Nam Mỹ (Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức,
Anh, Hy Lạp, Italia, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Na uy, Tây Ban Nha, Achentina,
Mỹ, Canađa, Mexico...) đã thành lập hiệp hội quốc gia của những người đại
diện thương mại ở từng nước. Ví dụ, Hiệp hội những người đại diện thương
mại của Thuỵ Điển thành lập năm 1914, hiện nay có khoảng 600 công ty
thành viên hoạt động trong các ngành công nghiệp [81]. Hiệp hội quốc gia của
những người đại diện và phân phối thương mại của Đức với khoảng 60.000

thành viên [75]. Trong lĩnh vực môi giới và đại lý tàu biển trên phạm vi tồn
thế giới có "Liên đồn các nhà đại lý và môi giới tàu biển" (Pederation of
National associational of Shipbrokers and Agents viết tắt là FONASBA) trụ sở
ở Luân Đôn với các thành viên là hiệp hội của những người đại lý và môi giới
tàu biển của 49 quốc gia ở châu Âu, châu Phi, châu Á, châu Mỹ la tinh như
(Anh, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nam Phi, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt
Nam, Mêxico, Mỹ v.v...) [77].


14

Như vậy, trên thế giới hoạt động thương mại qua người trung gian (người
môi giới, người nhận uỷ thác, người đại diện thương mại) hình thành từ những
địi hỏi khách quan của hoạt động thương mại. Đó là: do sự chun mơn hố
về phân cơng lao động xã hội, do nhu cầu của việc mở rộng sản xuất kinh
doanh, do địi hỏi của tính hiệu quả trong khâu lưu thơng tiêu thụ hàng hoá,
dịch vụ của nhà sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, các hoạt động
trung gian thương mại ngày càng được phát triển để đáp ứng nhu cầu mở rộng
việc mua bán, tiêu thụ hàng hoá, cung ứng và sử dụng dịch vụ thương mại.
ở Việt Nam, trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, hoạt động thương mại
chủ yếu do các cơ sở thương nghiệp nhà nước đảm nhận và được thực hiện chủ
yếu theo phương thức giao dịch trực tiếp, phương thức giao dịch qua trung
gian không được chú trọng.
Tuy nhiên, trong thời gian này, các hoạt động đại lý, môi giới, uỷ thác đã
bất đầu được áp dụng đối với các cơ sở kinh tế quốc doanh, nhằm thực hiện
các mục tiêu kinh tế, xã hội của nhà nước chứ khơng vì mục tiêu kinh doanh
của doanh nghiệp. Trong hoạt động uỷ thác mua bán hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu, do thực hiện chính sách nhà nước độc quyền ngoại thương nên chỉ
các cơ sở kinh tế quốc doanh mới có thể là bên uỷ thác hoặc bên nhận uỷ thác
xuất khẩu hoặc nhập khẩu và được thực hiện trên cơ sở kế hoạch hàng năm do

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân địa phương trực thuộc Trung ương đề nghị và được
Bộ Ngoại thương chấp nhận (xem Thông tư số 03-BNgT/XNK ngày 11-11984 của Bộ Ngoại thương quy định chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá).
Đối với hoạt động đại lý mua bán hàng hố, sau giải phóng miền Nam, chúng
được áp dụng như một biện pháp để cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương
nghiệp tư nhân ở phía Nam (xem mục II của bản "Chính sách cải tạo xã hội
chủ nghĩa đối với thương nghiệp tư nhân ở các tỉnh phía Nam", ban hành kèm
theo Quyết định số 100/CP ngày 12-4-1977 của Hội đổng Chính phủ). Sau đó
được sử dụng như một biện pháp để quản lý thị trường thực hiện sự phân công


15

và hợp tác giữa các cơ sở kinh tế quốc doanh với nhau hoặc với tổ chức kinh tế
tập thể hoặc với một số nhà tư sản thương nghiệp. Những cơ sở này làm đại lý
bán lẻ hàng hoá cho thương nghiệp quốc doanh (xem Quyết định số 312-CP
ngày 1-10-1980 của Hội đồng Chính phủ về tăng cường quản lý thị trường và
Nghị quyết số 188-HĐBT ngày 23-11-1982 của Hội đồng Bộ trưởng về tăng
cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và quản lý thị trường). Trong các lĩnh
vực vận tải biển, bảo hiểm, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động môi giới
hàng hải, đại lý tàu biển, môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm như: Đại lý tàu
biển Việt Nam, công ty vận tải và thuê tàu V ietữacht, Tổng công ty bảo hiểm
Việt Nam đã được thành lập.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, nền kinh tế đất
nước từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc chuyển đổi này, tạo điều kiện
cho hoạt động thương mại của các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần
kinh tế tồn tại và phát triển vì mục tiêu lợi nhuận. Trong đó, các hoạt động
trung gian thương mại đã bắt đầu xuất hiện và dần dần khẳng định vai trị của
mình trong việc phát triển kinh doanh.
1.1.2. Khái niệm về hoạt động trung gian thương mại


1.1.2.1.

Quan niệm vê hoạt động trung gian thương mại

Hoạt động trung gian thương mại là những khái niệm được sử dụng phổ
biến trong đời sống hàng ngày cũng như trong khoa học kinh tế và pháp lý.
Chúng được giải nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào giác độ nghiên cứu.
* Dưới giác độ ngồn ngữ
Trung gian thương mại là loại trung gian được thực hiện trong lĩnh vực
thương mại và vì vậy nội hàm của nó phụ thuộc vào cách hiểu thuật ngữ
trung gian và thuật ngữ thương mại. Theo Từ điển tiếng Việt, trung gian là: ở
khoảng đứng giữa, có tính chất chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai cái gì hoặc
ở giữa giữ vai trị mơi giới trong quan hệ giữa hai bên [48, tr. 1013]. Thương


16

mại được hiểu theo Từ điển tiếng Việt là hoạt động trao đổi hàng hố thơng
qua mua bán trên thị trường. Với quan niệm thương mại và trung gian như
vậy, hoạt động trung gian thương mại là hoạt động, trong đó một chủ thể ở
giữa làm cầu nối giúp các bên tiếp xúc, giao thiệp với nhau để thực hiện việc
mua bán hàng hoá.
Hiện nay, trong xu thế hội nhập, thuật ngữ thương mại (business,
trade) được hiểu với nội hàm rộng hơn. Trong các điều ước quốc tế song
phương và đa phương như: Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các
hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới, đều xác định hoạt động thương
mại không chỉ diễn ra trong q trình trao đổi hàng hố, dịch vụ mà còn
liên quan đến hoạt động đầu tư và sở hữu trí tuệ [13, tr. 38]. Việc mở rộng
nội hàm của thuật ngữ thương mại làm cho thuật ngữ hoạt động trung gian

thương mại được hiểu rộng hơn, bao gồm các hoạt động, trong đó một
người làm trung gian để cho hai bên tiếp xúc, giao thiệp với nhau trong các
lĩnh vực mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, kể cả các hoạt động liên
quan đến đầu tư và sở hữu trí tuệ.
Theo nghĩa thơng thường, chủ thể trung gian trong hoạt động trung gian
thương mại khá đa dạng, gồm nhiều loại chủ thể có chức năng mơi giới giúp
các bên thiết lập giao dịch thương mại với nhau. Đó có thể là: Thương nhân;
cơ quan thương vụ của Chính phủ ở nước ngồi; cơ quan quản lý nhà nước về
đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) hoặc cơ quan quản lý nhà nước về thương mại
(Bộ Thương mại) giúp các nhà đầu tư nước ngoài và thương nhân trong nước
thiết lập quan hệ thương mại với nhau.
Cũng theo nghĩa này, tham gia vào các hoạt động thương mại, người
trung gian khác với người đại diện ở chỗ, người đại diện phải là người thay
mặt cho cá nhân hoặc tập thể thực hiện hoạt động nào đó chứ không phải chỉ
là người giúp các bên tiếp xúc với nhau như người trung gian [48, tr. 270].


* Dưới giác độ kinh tế
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế ở nhiều nước trên thế
giới và ở Việt Nam, trung gian thương mại thường được hiểu là chủ thể đứng
giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng thực hiện việc phân phối, tiêu
thụ hàng hoá, dịch vụ của nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ [8, 28, 56].
Trong tiếng Anh, người trung gian thương mại được gọi là "a middleman"
hoặc "an intermediary" [56, tr. 215]. Dưới giác độ kinh tế, hoạt động trung
gian thương mại được hiểu là hoạt động phân phối, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ
từ nhà sản xuất đến với người tiêu dùng cuối cùng thông qua một hoặc nhiều
tổ chức trung gian. Các loại trung gian thương mại tham gia vào hệ thống
phân phối đảm nhận các chức năng khác nhau và chủ yếu là một số loại sau:
+ Nhà bán buôn: là những trung gian mua hàng hoá để bán lại cho các
doanh nghiệp hoặc tổ chức khác (các nhà bán lẻ, các nhà bán buôn khác, các

doanh nghiệp sản xuất).
+ Nhà đại lý, người môi giới, người nhận uỷ thác, người đại diện cho
thương nhân là những thương nhân trung gian độc lập, có vai trị đưa người
mua và người bán lại với nhau. Khi quan hệ với nhà sản xuất, nhà cung ứng
dịch vụ những người này khơng mua bán hàng hố, dịch vụ của nhà sản xuất,
nhà cung ứng dịch vụ mà chỉ là người trung gian giúp nhà sản xuất, nhà cung
ứng dịch vụ thực hiện việc phân phối hàng hoá, dịch vụ tới các chủ thể khác.
Chức năng chủ yếu của họ là tạo thuận lợi cho nhà sản xuất, nhà cung ứng
dịch vụ trong việc mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao khi thực
hiện công việc này.
+ Nhà bán lẻ: Là những người trung gian mua hàng hố từ nhà sản xuất
hoặc nhà bán bn rồi tiếp tục bán hàng hoá cho người tiêu dùng cuối cùng.
Các trung gian bán lẻ bao gồm nhiều loại khác nhau: cửa hàng chuyên doanh,
cửa hàng bách hoá, siêu thị, cửa hàng tiện dụng, người tham gia mạng lưới
bán hàng đa cấp của doanh nghiệp sản xuất [8, tr. 46].


18

Như vậy, dưới giác độ kinh tế, ngoài hoạt động của các đại lý, của người
nhận uỷ thác, của người mơi giới, của người đại diện cho thương nhân thì hoạt
động mua bán hàng hố của nhà bán bn, nhà bán lẻ, người tham gia mạng
lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp cũng được coi là các hoạt động trung
gian thương mại.
* Dưới giác độ pháp lý
Khó có thể tìm thấy một định nghĩa chính thức về hoạt động trung gian
thương mại trong pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên, có thể tìm thấy khá nhiều
quy định về từng loại người trung gian, tham gia giúp đỡ, tạo điều kiện để các
bên xác lập, thực hiện các giao dịch thương mại trong pháp luật của nhiều
nước. Ví dụ, BLTM Pháp năm 2005 của Nhà xuất bản Dalloz quy định 3 loại

người hành nghề dịch vụ trung gian thương mại chuyên nghiệp là: người môi
giới (le courtier) người nhận uỷ thác (le commissionnaire) và đại diện thương
mại (1’agent commercial). Theo BLTM này, người nhận uỷ thác là người hành
động với danh nghĩa của mình hoặc cơng tỵ mình vì lợi ích của người uỷ thác
(Điêu L I 32-1). Đại diện thương mại là bên được uỷ quyên và chịu trách
nhiệm tiến hành thường xuyên với tính chất hoạt động nghề nghiệp độc lập,
thực hiện các hoạt động đàm phán và nếu có thể, giao kết hợp đồng mua bán,
thuê hoặc cung ứng dịch vụ với danh nghĩa và vì lợi ích của người sản xuất,
người hoạt động công nghiệp, thương nhân hoặc các đại lý thương mại khác
(Điều L I 34-1). Tương tự các quy định về những người hành nghề dịch vụ
trung gian thương mại của BLTM Pháp, BLTM Nhật Bản, BLDS và TM Thái
Lan đều có quy định về người đại diện uỷ quyền, người môi giới và người
nhận uỷ thác hoa hồng. BLDS Liên bang Nga (phần 2 ban hành năm 1995) có
nhiều quy định về người đại diện thương mại, người nhận uỷ thác thương mại
và người đại lý.
Khác với các nước Pháp, Đức, Nga, Thái Lan, Nhật Bản (các nước theo hệ
thống pháp luật châu Âu lục địa), pháp luật các nước Anh, Mỹ, Australia v.v...


19

(các nước theo hệ thống pháp luật Anh-Mỹ), hiện tượng người trung gian được
uỷ quyền để thay mặt một người khác thực hiện một hoạt động nào đó bao gồm
cả hoạt động thương mại được khái quát trong khái niệm "agency". ở các nước
này "agency" là một loại hoạt động qua trung gian và "agent" là một loại người
trung gian. Từ "agency" trong tiếng Anh, Mỹ có rất nhiều nghĩa. Trong lĩnh vực
hoạt động trung gian, từ này dịch ra tiếng Việt có thể là đại lý hoặc đại diện tuỳ
thuộc vào nội dung cụ thể của quan hệ được nghiên cứu [1, tr. 8- 9].
Theo từ điển pháp luật của Anh, của Mỹ, agency là quan hệ, trong đó
một bên (người đại diện/đại lý- an agent) được uỷ quyền hành động thay mặt

một bên khác (người được đại diện - a principal) để giao dịch với bên thứ ba
[50, tr. 2; 66, tr. 19]. Luật sư Margaret L.Baron giải thích: agency là một quan
hệ tồn tại khi một người (người được đại diện) uỷ quyền cho một người khác
(người đại diện) thực hiện các hoạt động thay mặt cho người được đại diện với
mục đích đem lại một quan hệ hợp đồng giữa người được đại diện và bên thứ
ba [60, tr. 389]. Theo các định nghĩa trên về agency, có thể thấy hoạt động
agency (hoạt động đại lý/đại diện) luôn liên quan tới ba chủ thể: người được
đại diện (người uỷ quyền), người đại lý/đại diện (người được uỷ quyền - người
trung gian) và người thứ ba [64, tr. 414].
Quan niệm về hoạt động thương mại qua người trung gian không chỉ
được thể hiện trong pháp luật của mỗi quốc gia mà còn được tổ chức quốc tế
quy định. Cụ thể, ngày 18/12/1986 Hội đồng châu Âu đã ban hành chỉ thị số
86/653/EEC nhằm hài hồ hố luật của các nước thành viên về người đại diện
thương mại độc lập. Điều 1 của bản chỉ thị này định nghĩa: Đại diện/đại lý
thương mại ịcommercial agent) là người trung gian độc lập, được uỷ quyền đ ể
giao dịch mua hoặc bán hàng hoá thay mặt một người khác hoặc đ ể giao dịch
và ký kết hợp đồng thay mặt và nhân danh bên uỷ quyền (principal).
Như vậy, có thể thấy những người trung gian trong giao dịch thương mại
hay hoạt động của họ là đối tượng quan tâm của pháp luật các nước trên thế


20

giới. Tuy nhiên, cách quy định về những người trung gian trong hoạt động
thương mại không giống nhau ở mỗi hệ thống pháp luật cũng như ở mỗi nước
do đặc điểm kinh tế, lập pháp của nó.
Ở Việt Nam, quan niệm về hoạt động trung gian thương mại trong pháp
luật thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trước khi đất nước thống nhất, ở miền Nam có BLTM năm 1972 của
chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Trong Bộ luật này đã có một số quy định về

hoạt động thương mại qua người trung gian. Cụ thể, Điều 342 liệt kê các hành
vi thương mại với tính cách chỉ dẫn, trong đó có nghiệp vụ trung gian, trọng
mãi, đại diện, đại lý thương mại. Tuy nhiên, BLTM này đã không quy định đầy
đủ về các nghiệp vụ trung gian như đã chỉ ra ở Điều 342 mà chỉ quy định về
hành vi trọng mãi và nha bảo. Theo Điều 357, trọng mãi là hoạt động trong đó
người trọng mãi là người cam kết tìm một người để hai bên liên lạc rồi ký kết
hợp đồng với nhau. Theo Điều 359, nha bảo là hoạt động trong đó người gọi là
nha viên nhận đứng tên mình làm một hành vi cho người khác gọi là nha uỷ.
Như vậy, BLTM năm 1972 của Việt Nam Cộng hoà đã thừa nhận hai loại
người trung gian trong hoạt động thương mại là người trọng mãi và người nha
viên. Tư cách pháp lý của từng loại người trung gian này trong mối quan hệ
với bên thứ ba được BLTM năm 1972 xác định rõ [27 tr. 113-114].
Năm 1997, tại kỳ họp thứ 11, ngày 10-5-1997 Quốc hội nước Cộng hồ
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX đã thơng qua LTM. Trong Luật này
khơng có điều nào định nghĩa về hoạt động trung gian thương mại. Tuy nhiên,
có khá nhiều quy định về các hành vi thương mại: đại diện cho thương nhân
(từ Điều 83 đến Điều 92); môi giới thương mại (từ Điều 93 đến Điều 98); uỷ
thác mua bán hàng hoá (từ Điều 99 đến Điều 110) và đại lý mua bán hàng hoá
từ Điều 111 đến Điều 127). Các hành vi này đều có điểm chung là: có sự tham
gia của một người trung gian làm cầu nối tạo điều kiện, giúp bên thuê dịch vụ
xác lập, thực hiện giao dịch thương mại với bên thứ ba. Trong LTM 1997, hoạt


×