Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế thị trường ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.07 MB, 199 trang )


B Ộ G IÁ O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI








VŨ ĐỘNG HẢI YẾN

NHŨNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THựC TlỄN
VỂ PHÁP LUẬT ĐIỂU CHỈNH NHƯỢNG QUYỂN
TIIƯƠNG MẠI TRONG NỂN

k in h t ế

THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành:

Luật Kinh t ế

M ã số:

6 2 .3 8 .5 0 .0 1


L U Ậ N Á N T IẾ N s ĩ L U Ậ T H Ọ C




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

THƯVIỆN
tm ị n g d ạ ih o c lụ à t h à n ô i





7

1. TS. BÙI NGỌC CƯỜNG
2. TS. PHAN CHÍ HIẾU

HÀ NỘI - 2008


LỜ I C A M Đ O A N

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi. Các s ố liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những
kết luận khoa học của luận án chưa từng
được ai cơng b ố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Vũ Đặng Hải Yến


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU

CHUONG 1: n h ũ n g v a n đ ê l ý l u ậ n v ề n h u ợ n g q u y ề n t h u ơ n g m ạ i
VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NHƯỢNG QUYỀN THUƠNG m ạ i t r o n g
ĐIÊU KIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRUỒNG ở VIỆT NAM

1.1

Những vấn đề chung về nhượng quyền thương mại

1.2

Pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại

CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐlỀU CHỈNH NHƯỢNG QUYÊN
THƯƠNG MẠI TRONG Đ iề u KIỆN NEN

k in h t ế t h ị t r ư ờ n g ở v iệ t

NAM VÀ KINH NGHIỆM Q u ố c TẾ

2.1

Thực trạng các quyđịnh về hình thức nhượng quyền thương mại


2.2.

Thực trạng các quyđịnh về hợp đồng nhượng quyền thương mại

2.3

Thực trạng các quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại
trơng mối quan hệ với pháp luật sở hữu trí tuệ

2.4

Thực trạng các quy định về hoạt động nhượng quyền thương
mại trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh

CHƯƠNG 3: QUAN ĐlỂM

v à g iả i p h á p h o à n t h iệ n p h á p l u ậ t v ề

HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYEN

thương m ại trong

ĐlỀU

k iệ n n e n

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

3.1


Quan điểm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại
trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

3.2

Những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh
hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

PHẦN KẾT LUẬN


LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, hoạt động nhượng quyền thương mại đã xuất hiện rất
sớm, và đến nay đã phát triển rộng khắp trên phạm vi toàn cầu. Nhượng quyền
thương mại đang được các tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới sử dụng với
tính chất là một trong những phương thức kinh doanh chủ yếu và có hiệu quả,
đặc biệt là trong lĩnh vực phân phối và dịch vụ. Người tiêu dùng trên tồn thế
giới khơng cịn xa lạ với những thương hiệu nổi tiếng như đồ ăn nhanh
McDonlcTs, Loterria, hệ thống siêu thị Metro - đây là những thương hiệu của
các nhà đầu tư sử dụng phương thức kinh doanh ữanchising [30]. Theo ước
tính, nhượng quyền kinh doanh thương hiệu ở Châu Á đã đạt 50 tỷ USD/năm.
Chỉ tính riêng ở Trung Quốc, sau thời điểm gia nhập WTO, đã có 50 ngành
hàng thực hiện kinh doanh theo phương thức íranchising, tốc độ tăng trưởng
của lĩnh vực này đạt 40%/năm [1, Tr 3].
Ở Việt Nam, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nhượng quyền thương
mại vẫn đang còn là vấn đề rất mới mẻ. Những biểu hiện thực tế của hoạt
động nhượng quyền thương mại tuy đã xuất hiện ở Việt Nam gần 10 năm nay,
song kinh nghiệm về hoạt động nhượng quyền thương mại còn nhiều hạn chế

cả về lý luận và thực tiễn. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, không thể
phủ nhận được rằng hộ thống pháp luật về thương mại của Việt Nam đã từng
bước được hoàn thiện nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng đa dạng của
hoạt động thương mại, trong đó có nhượng quyền thương mại; tuy nhiên cơ sở
pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại còn khá nhiều bất cập, chưa
theo kịp đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh.
Quan hệ nhượng quyền thương mại liên quan đến nhiều lĩnh vực phức
tạp như: quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, bản thân quyền thương mại lại được
hình thành từ một gói các quyền liên quan đến nhiều đối tượng của quyền sở


hữu trí tuệ, vì vậy việc kiểm sốt sở hữu đối với loại tài sản này khơng dễ
dàng. Tính chất độc lập về vốn cũng như hoạt động kinh doanh của bên nhận
quyền đã làm cho bên nhận quyền luôn có xu hướng muốn được thực hiện các
hoạt động thương mại một cách độc lập, thoát ly khỏi sự kiểm sốt của bên
nhượng quyền. Trong khi đó, để duy trì sự vận hành ổn định của hệ thống
nhượng quyền và bảo vệ tối đa các quyền sở hữu trí tuệ của mình, bên nhượng
quyền ln phải thực hiện việc giám sát chặt chẽ đối với toàn hệ thống
nhượng quyền mà cụ thể là các bên nhận quyền. Chính vì vậy, mối quan hệ
tưởng chừng như được kết nối bởi sự hợp tác giữa các bên nhượng quyền và
nhận quyền lại là mối quan hệ chứa đựng những khả năng phát sinh tranh
chấp. Thêm vào đó, thực tiễn của hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt
Nam cho thấy, có nhiều tác động tiêu cực, bắt nguồn từ việc thực hiện nhượng
quyền thương mại, tới các bên chủ thể của quan hệ nhượng quyền thương mại,
người tiêu dùng và nền kinh tế nói chung, ví dụ như các vấn đề về vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ hoặc hạn chế cạnh tranh.
Xuất phát từ thực tế nói trên, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay,
việc nghiên cứu, đánh giá có hệ thống và toàn diện một số quy định pháp luật
về nhượng quyền thương mại, đề ra những giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về nhượng quyền thương mại là

cần thiết, góp phần hồn thiện pháp luật về thương mại tại Việt Nam, đáp ứng
yêu cầu phát triển hoạt động thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về nhượng quyền thương mại là nội dung quan trọng của pháp
luật thương mại trong nền kinh tế thị trường, đang được ríhiều nhà khoa học
thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu. ở các phạm vi và mức độ
khác nhau, có một số cơng trình đã được cơng bố, đề cập đến một vài khía
cạnh kinh tế và pháp lý của hoạt động nhượng quyền thương mại.


3

Xét trên phạm vi khu vực và toàn thế giới, các cơng trình nghiên cứu về
nhượng quyền thương mại chủ yếu tập trung vào: (i) phân tích các đặc điểm và
cách thức tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, đặc biệt là nhượng
quyền thương mại quốc tế (Editors: Yanos Gramatidis & Dennis Campbell International Franchisiiĩg: An in-depth treatment o f business and ỉegal
techniques. (Based on reports made in the Spring 1990 conference sponsored by
McGeorge School of Law at Waidring, Austria, and chaired by Yanos Gramatidis,
Bahas, Gramatidis & Associates, Athens, Greece.) -Kluwer Law and Taxation
Publishers. Deventer -Boston 1999); (ii) đánh giá những tác động của hoạt động
nhượng quyền thương mại tới nền kinh tế (.Economic Impact o f ỷranchised
bussiness, a study for the internatỉonal /ranchise. Association Educational
Foundation,

2004,

by

the


National

Economic

Consulting

Practise

of

PricewaterhouseCoopers); (iii) nghiên cứu hoạt động nhượng quyền thương mại
dưới góc độ pháp luật (Roberto Baldi, Distributorship, Franchising, Agency Community and national Laws and Prachtice in the EEC).
Ở Việt Nam, một số cơng trình nghiên cứu đề cập khái niệm về nhượng
quyền thương mại từ khía cạnh kinh tế với những so sánh giữa nhượng quyền
thương mại vcd một số hoạt động thương mại khác như bài viết của tác giả Phạm
Thị Thu Hà với tên gọi: Nhượng quyền thương mại với doanh nghiệp Việt Nam,
đăng trên Tờ tin của Hội Sở hữu công nghiệp số 47 - 2005; từ khía cạnh pháp lý
như bài viết của tác giả Bùi Ngọc Cường: Các điều khoản độc quyền trong hợp
đồng nhượng quyền thương mại (tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7/2007); Hồn
thiện khung pháp lý về nhượng quyền thương mại (tạp chí nghiên cứu lập pháp, số
8/2007). Nhìn nhận hoạt động nhượng quyền thương mại đơn thuần dưới góc độ
thương mại và coi nhượng quyền thương mại là một bí quyết kinh doanh, tác giả
Lý Quý Trung có bài viết với tên gọi: Franchise - Bí quyết thành cơng bằng mơ
hình nhượng quyền kinh doanh (NXB Trẻ, Hà Nội, 2005). Ngoài ra, với bài viết


4

Nhượng quyền thươne mại dưới góc độ Luật Cạnh tranh (tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 03/2007), tác giả Nguyễn Thanh Tú nghiên cứu nhượng quyền thương

mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh.
Bên cạnh đó, một số cơng trình tiếp cận nghiên cứu một số nội dung
cụ thể của pháp luật về nhượng quyền thương mại, như: luận văn Thạc sỹ
Luật học của tác giả Nguyễn Thị M inh Huệ với đề tài Những vấn đề lý luận
và thực tiễn về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam (Trường Đại học
Luật Hà nội - 2005) ; đề tài nghiên cứu khoa học của trường Đại học Ngoại
Thương với tên gọi: “Một số giải pháp phát triển hình thức kinh doanh chuyển
nhượng quyền sử dụng thương hiệu tại Việt Nam”, năm 2005.
Tuy nhiên, những cơng trình kể trên mới dừng lại ở việc nghiên cứu
nhượng quyền thương mại dưới góc độ kinh tế và những ảnh hưởng của
hoạt động thương mại này tới đời sống xã hội hoặc nghiên cứu từng khía
cạnh nhỏ của hoạt động nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp lý, ví
dụ như vấn đề hợp đồng nhượng quyền thương mại trong tương quan với
pháp luật cạnh tranh.
Từ việc đánh giá tình hình hình nghiên cứu pháp luật về nhượng quyền
thương mại ở Việt Nam, cho thấy đến nay chưa có cơng trình nào đi sâu
nghiên cứu một cách cơ bản, tồn diện và có hệ thống các vấn đề lý luận và
thực tiễn về nhượng quyền thương mại và pháp luật về nhượng quyền thương
mại, để trên cơ sở đó chỉ ra cơ sở khoa học của việc hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả thực thi pháp luật về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay.
Có thể khẳng định đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này ở nước
ta, với cấp độ luận án tiến sỹ Luật học.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích của Luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp
luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại, trên cơ sở đó đưa ra một số phương


5

hướng hoàn thiện pháp luật điểu chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại ở

Việt Nam.
Để thực hiện mục đích trên, Luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
+ Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại
và pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại;
+ Phân tích nội dung cơ bản của pháp luật về nhượng quyền thương mại;
đánh giá những un điểm và nhược điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành về
nhượng quyền thương mại;
+ Xây dựng quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều
chỉnh nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là: các quan điểm, tư tưởng luật học
về nhượng quyền thương mại và pháp luật về nhượng quyền thương mại; các
văn bản pháp luật thực định của Việt Nam về nhượng quyền thương mại; pháp
luật nước ngoài và pháp luật quốc tế về nhượng quyền thương mại; thực tiễn
xây dựng, áp dụng pháp luật về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Nhìn chung, pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại là vấn
đề pháp luật còn tương đối mới ở Việt Nam và có nội dung phức tạp. Luận
án tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản trong pháp luật điều chỉnh
nhượng quyền thương mại, đặc biệt là những nội dung có nhiều điểm bất
cập, đang gây cản trở, làm giảm hiệu quả của hoạt động nhượng quyền
thương mại ở Việt Nam.
Pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại được tạo
thành bởi nhiều quy định pháp luật nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác
nhau, điều chỉnh các vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình thương nhân thực
hiện hoạt động nhượng quyền thương mại. Vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật
điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại được thực hiện dưới nhiều


6


cách tiếp cận khác nhau. Luận án lựa chọn cách tiếp cận để nshiên cứu pháp
luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại dựa trên các nội dung cơ
bản, bao gồm:
(i) Các quy định về hình thức hoạt động nhượng quyền thương mại;
(ii) Các quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại;
(iii) Các quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại trong mối
quan hệ với pháp luật sở hữu trí tuệ;
(iv) Các quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại trong mối
quan hệ với pháp luật cạnh tranh.
Như vậy, với phạm vi nghiên cứu đã được chỉ rõ, từ chương 1 đến
chương 3, luận án tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đưa ra quan
điểm cũng như giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh nhượng quyền
thương mại dựa trên cơ sở bốn vấn đề nêu trên.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, Luận án sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, như phương pháp tổng hợp và
phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp
nghiên cứu lý luận với thực tiễn... Các phương pháp nghiên cứu trong Luận
án được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật lịch sử, duy vật
biện chứng; trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn hóa
và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.
6. Những kết quả nghiên cứu và những điểm mới của luận án
Luận án đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, xây dựng quan điểm pháp lý tiến bộ và hiện đại về chức năng,
vai trò và đặc điểm của pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại; xác
định rõ mối quan hệ giữa pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại với


7


các chế định pháp luật khác, cụ thể là với pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật
cạnh tranh. Từ đó đánh giá sự cần thiết phải có những quy định bổ trợ giữa các
chế định pháp luật kể trên với pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại
nhằm tạo ra chế định pháp luật minh bạch và đầy đủ để điều chỉnh hoạt động
nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Thứ hai, chỉ rõ những bất cập của pháp luật hiện hành điều chỉnh nhượng
quyền thương mại, đang ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả thực hiện hoạt động
nhượng quyền thương mại, quyền tự do, bình đẳng trong kinh doanh của các
thương nhân trong điều kiện nền kinh tế thị trường Việt Nam;
Thứ ba, đề xuất quan điểm và xác định luận cứ khoa học cho việc hoàn
thiện pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại, đảm bảo cho các thương
nhân tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại hiệu quả, tự do và bình đẳng.
Thứ tư, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về nhượng quyền
thương mại trong Luật Thương mại (2005) và các văn bản pháp luật liên quan,
cụ thể là: (i) kiến nghị hoàn thiện khái niệm pháp lý về nhượng quyền thương
mại tại Việt Nam, đặc biệt là khái niệm pháp lý về quyền thương mại; (ii) kiến
nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các hình thức hoạt động nhượng quyền
thương mại tạo điều kiện cho thương nhân thực hiện hiệu quả hoạt động
thương mại này; (iii) kiến nghị hoàn thiện quy định điều chỉnh hợp đồng
nhượng quyền thương mại, bao gồm: quyền và nghĩa vụ của các bên, thời hạn
và việc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại; (iv) đề xuất giải pháp
giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại
với pháp luật sở hữu trí tuệ, cụ thể là kiến nghị việc pháp luật sở hữu trí tuệ
bảo hộ quyền thương mại với tất cả các yếu tố cấu thành không thể tách rời
của nó; (v) đề xuất giải pháp xây dựng pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng
quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh nhằm giải quyết mối quan
hệ giữa các thoả thuận trong hợp đồng nhượng quyền thương mại với các thoả



8

thuận hạn chế cạnh tranh cũng như hạn chế được việc lạm dụng hoạt động
nhượng quyền thương mại để thực hiện các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
hoặc vị trí thống lĩnh thị trường của các bên trong quan hệ nhượng quyền
thương mại.
Những quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh nhượng
quyền thương mại được đề xuất trong luận án có khả năng ứng dụng ngay để
thiết lập sự thống nhất của pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại với
pháp luật thương mại nói chung và các chế định pháp luật có liên quan trong
điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
Về những điểm mới của luận án.
Luận án có những điểm mới đóng góp cho sự phát triển của khoa học
pháp lý chuyên ngành, bao gồm:
+ Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu các học thuyết, quan niệm về nhượng
quyền thương mại ở những nước phát triển cũng như thực tiễn pháp lý Việt
Nam, luận án đã xây dựng được hệ thống lý luận khoa học về pháp luật điều
chỉnh nhượng quyền thương mại của Việt Nam;
+ Thứ hai, từ quá trình nghiên cứu, luận án đã phát hiện ra vấn đề quan
trọng là pháp luật về nhượng quyền thương mại của VN chưa quan tâm xử lý
đầy đủ, đúng đắn giữa pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại và pháp
luật cạnh tranh. Có thể nói, đây là vấn đề rất quan trọng, quyết định tới sự hoạt
động thương mại lành mạnh nói chung và nhượng quyền thương mại nói riêng;
+ Thứ ba, là cơng trình khoa học đầu tiên phân tích, đánh giá một cách
có hệ thống những hạn chế bất cập của pháp luật điều chỉnh nhượng quyền
thương mại của Việt Nam;
+ Thứ tư, luận án đã bước đầu xây dựng hệ quan điểm khoa học cũng
như đưa ra những giải pháp tiến bộ, hiện đại cho việc hoàn thiện pháp luật



9

điều chỉnh nhượng quyền thương mại của Việt Nam phù hợp với pháp luật và
tập quán thương mại quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam.
6. Kết cấu luận án
Ngồi Lời nói đầu và Kết luận, luận án được cơ cấu thành 03 chương
với các nội dung cụ thể như sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại và pháp
luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại trong điều kiện nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam;
Chương 2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại
trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế;
Chương 3. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh
nhượng quyền thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.


10

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ NHƯỢNG QUYỂN t h ư ơ n g m ạ i
VÀ PHÁP LUẬT ĐIỂU CHỈNH NHƯỢNG QUYỂN t h ư ơ n g m ạ i
TRONG ĐIỂU KIỆN NEN k i n h t ê t h ị t r ư ờ n g ở v i ệ t n a m
1.1. NHŨNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ NHƯỢNG QUYỂN THƯƠNG MẠI
1.1.1. Quan niệm về nhượng quyền thương mại
1.1.1.1. Nhượng quyền thương mại dưới góc độ kinh tế
Nhượng quyền thương mại là một trong những khái niệm khá mới mẻ
trong đời sống thương mại cũng như trong khoa học pháp lý Việt Nam. Trong
khi đó, hoạt động này tại một số thị trường khác trên thế giới lại hết sức sôi
động. Người tiêu dùng trên tồn thế giới khơng cịn xa lạ gì với những thương

hiệu nổi tiếng như đồ ăn nhanh McDonalcTs, Loterria, Gloria Jean’s, hệ thống
siêu thị Metro hoặc Seven Eleven - đây là những thương hiệu sử dụng nhượng
quyền thương mại làm phương thức kinh doanh. Theo ước tính, nhượng quyền
kinh doanh thương hiệu ở châu Á đã đạt 50 tỷ USD/năm [1, Tr 3]. ở Việt
Nam, kể từ thời điểm trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại, nhiều phương thức
kinh doanh mới đã hình thành và phát triển rộng rãi. Nhượng quyền thương
mại là một trong số các phương thức kinh doanh mới mẻ đó. Qua một số trải
nghiệm thực tế, có thể nói nhượng quyền thương mại là một phương thức kinh
doanh hiệu quả của các thương nhân trong hoạt động thương mại. ở góc độ
kinh doanh, hoạt động này được coi là sự kết hợp hiệu quả nhất của hai hoạt
động thương mại khác là xúc tiến thương mại và phân phối thương mại. Có thể
nói, nhượng quyền thương mại giúp cho thương nhân có thể phát triển cơng
việc kinh doanh của mình dưới một tên thương mại mà tên thương mại ấy, ban
đầu được đầu tư, xúc tiến bởi tiền và tài sản của một thương nhân khác. Việc


11

mua, bán “sự nổi tiếng” chính là cách hiểu thơng thường của hoạt động
nhượng quyền thương mại. Tuv nhiên, việc mua bán “sự nổi tiếng” ấy khơng
phải là đích đến cuối cùng của quan hệ. Khi thiết lập quan hệ nhượng quyền
thương mại, các bên, một cách trực tiếp hay gián tiếp, đều muốn hướng tới
khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc phân phối thành công một khối lượng lớn
các hàng hoá, dịch vụ đặc thù dưới một tên thương mại chung.
Có thể nói, dưới góc độ kinh tế, nhượng quyền thương mại là một hoạt
động thương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh, phân phối hàng hoá,
dịch vụ của các thương nhân thông qua việc chia sẻ quyền kinh doanh trên
một thương hiệu, bí quyết kinh doanh cho một thương nhân khác. Hoạt động
này được tạo lập bởi ít nhất là hai bên chủ thể: bên nhượng quyền - là bên có
quyền sở hữu đối với “quyền thương mại” - và bên nhận quyền - là bên độc

lập, muốn kinh doanh bằng “quyền kinh doanh”, hay còn gọi là “quyền
thương mại” của bên nhượng quyền. Các bên thoả thuận: bên nhượng quyền
trao cho bên nhận “quyền kinh doanh” bao gồm quyền sử dụng mơ hình, kỹ
thuật kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dưới tên thương mại hoặc nhãn hiệu hàng
hố của mình và nhận lại một khoản phí hay phần trăm doanh thu trong một
khoảng thời gian nhất định; bên nhận quyền sử dụng “quyền kinh doanh” của
bên nhượng quyền để tiến hành hoạt động kinh doanh nhưng phải chấp nhận
tuân thủ một số điều kiện mà bên nhượng quyền đưa ra. Như vậy, dưới góc độ
kinh tế, bản thân nhượng quyền thương mại không phải là một cơ sở kinh
doanh mà là một cách thức kinh doanh. Thông qua cách thức kinh doanh này,
bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều hướng tới những khoản doanh thu
trực tiếp do các hoạt động thương mại tương đối độc lập đem lại.
Một cách khái quát nhất, nhượng quyền thương mại được hiểu là một
hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên chủ thể bao gồm bên nhận
quyền và bên nhượng quyền, theo đó, bên nhượng quyền là chủ sở hữu của
gói quyền thương mại bao gồm nhãn hiệu hàng hố, dịch vụ, bí quyết, khẩu


12

hiệu kinh doanh, bên nhận quyền là bên được cho phép sử dụng gói quyền
thương mại đó để kinh doanh. Bên nhượng quyền hỗ trợ bên nhận quyền về
huấn luyện nhân viên, lựa chọn địa điểm kinh doanh và đôi khi hỗ trợ cả tài
chính ban đầu dưới dạng một số cơ sở vật chất cần thiết. Bên nhận quyền tiến
hành hoạt động kinh doanh theo chỉ dẫn của bên nhượng quyền và trả phí
nhượng quyền cho bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền trong quan hệ
nhượng quyền thương mại thường có mục đích hướng tới việc huy động vốn
của các chủ thể kinh doanh khác, mở rộng hệ thống cung cấp hàng hố, dịch
vụ dưới tên thương mại của mình, nhằm làm cho tên thương mại đó ngày
càng nổi tiếng. Đối mặt với các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực

hiện việc nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền phải gia tăng chi phí
giám sát đối với các cơ sở nhượng quyền. Vì vậy, dưới góc độ kinh tế, mặc
dù không thể phủ nhận được nguồn thu tương đối lớn từ phí nhượng quyền,
khơng phải lúc nào khoản thu nhập từ phí nhượng quyền cũng cao hơn chi
phí giám sát mà bên nhượng quyền đã chi trả để duy trì sự ổn định của hệ
thống nhượng quyền.
Dưới góc độ kinh tế, hoạt động nhượng quyền thương mại có thể bao
gồm các loại như: (i) nhượng quyền thương mại phân phối sản phẩm (product
distribưtion íranchises), qua đó, bên nhận quyền được quyền bán các sản
phẩm do bên nhượng quyền sản xuất ra dưới tên thương mại của bên nhượng
quyền; (ii) nhượng quyền thương mại hệ thống (format íranchises), qua đó,
bên nhận quyền có quyền thực hiện việc cung cấp các hàng hoá hoặc dịch vụ
dưới tên thương mại của bên nhượng quyền. Với hình thức nhượng quyền này,
bên nhượng quyền phải tiến hành cung cấp các thông tin về công việc kinh
doanh cũng như phải hỗ trợ đào tạo nhân viên, tham gia vào thiết kế cửa hàng
cho bên nhận quyền nhằm đảm bảo tính thống nhất của các cửa hàng nhượng
quyền [52, Tr 144]. Tuy nhiên, xét dưới góc độ kinh tế, các bên hồn tồn có
thể sáng tạo ra các hình thức nhượng quyền thương mại khác nhau và chỉ có


13

thể nhận ra sự khác biệt đó trong lừng điều khoản hợp đồng do các bên thoả
thuận khi quyết định thiết lập quan hệ nhượng quyền thương mại.
Có thể nói, các bên chủ thể của quan hệ nhượng quyền thương mại, khi
tham gia vào hoạt động thương mại tương đối đặc biệt này đều hướng tới
những cơ hội kinh doanh và xúc tiến thương mại. Đối với bên nhượng quyền,
việc bán “sự nổi tiếng” và “uy tín kinh doanh” của mình cho người khác,
ngồi mục đích thu về một khoản phí khơng nhỏ ở hiện tại với những hứa hẹn
lợi nhuận đầy tiềm năng trong tương lai, bên nhượng quyền cịn chủ ý phát

triển hơn nữa chính “sự nổi tiếng” và “uy tín kinh doanh” của mình. Đây có
thể được coi là một biện pháp xúc tiến thương mại mang lại lợi nhuận trực tiếp
cho bên nhượng quyền. Đối với bên nhận quyền, việc mua “sự nổi tiếng” cũng
như “uy tín kinh doanh” của một người khác, chấp nhận ẩn mình để khốc
chiếc áo của người khác trong kinh doanh cũng chính là bên nhận quyền đã
mua cho mình một cơ hội kinh doanh với một độ an toàn được đảm bảo. Rủi
ro ít đi cùng với những thoả thuận hợp đồng nhượng quyền thương mại chính
là đích đến của các bên nhận quyền. Ngồi ra, bên nhận quyền cịn hướng tới
phương thức kinh doanh thông qua nhượng quyền thương mại bởi vì một lý do
khơng kém phần quan trọng, đó chính là việc được trở thành nhà kinh doanh
độc lập - mặc dù sử dụng tên thương mại của một nhà kinh doanh khác - thay
vì việc phải đi làm thuê với tư cách là người lao động. Trên phương diện này,
mối quan, hệ giữa các bên nhận quyền và nhượng quyền hồn tồn khơng phải
là mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và ngươi làm thuê, đó chính là
một quan hệ bình đẳng và độc lập.
Chính vì vậy, có thể nói, dưới góc độ kinh tế, hoạt động nhượng quyền
thương mại chính là một cách thức kinh doanh thu lợi nhuận nhưng cũng
chính là một cơ hội đầu tư xúc tiến thương mại hoặc một cơ hội nhằm hạn chế
rủi ro trong những hoạt động kinh doanh độc lập của các bên nhận quyền và
nhượng quyền thương mại.


14

1.1.1.2. Nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp lý
Xét ở góc độ pháp lý, nhượng quyền thương mại là một hoạt động
thương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh của các thương nhân thông
qua việc chia sẻ quyền thương mại trên một tên thương mại, quy trình, bí
quyết kinh doanh cho một thương nhân khác. Các bên trong quan hệ ràng
buộc với nhau bởi một loạt các thoả thuận pháp lý, trong đó, quan trọng nhất

là việc bên nhượng quyền - dưới sự cho phép và giám sát của pháp luật - đồng
ý trao cho bên nhận quyền một “quyền thương mại” bao gồm quyền sử dụng
mơ hình, kỹ thuật kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dưới tên thương mại của
mình và nhận lại một khoản phí hay phần trăm doanh thu trong một khoảng
thời gian nhất định. Được sự đồng thuận của bên nhượng quyền, bên nhận
quyền có quyền sử dụng một cách hợp pháp tất cả các dấu hiệu nhận biết
thương nhân hay sản phẩm của thương nhân do bên nhượng quyền làm chủ sở
hữu để tiến hành hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, bên nhận quyền phải đồng
ý chấp nhận tuân thủ một số điều kiện mà bên nhượng quyền đưa rạL
Việc xây dựng một định nghĩa pháp lý chuẩn về hoạt động nhượng
quyền thương mại phụ thuộc khá nhiều vào việc hiểu như thế nào về thuật ngữ
“nhượng quyền thương mại” mà trong tiếng Anh là “íranchise”. Thuật ngữ
“ửanchise” với cách hiểu phổ biến, thông thường, gần với bản chất của hoạt
động nhượng quyền thương mại như hiện nay, được nhận định là một thuật
ngữ mới. Tính mới của thuật ngữ này thể hiện ở việc một số cuốn từ điển
chuyên ngành luật hoặc chuyên ngành thương mại đã có sự bổ sung và giải
nghĩa thuật ngữ này. Cụ thể, cuốn từ điển tiếng Anh Oxíbrd (bản bổ sung năm
1972) đã ghi nhận thuật ngữ này xuất hiện năm 1959 trong từ vựng thương
mại. Vào năm 1979, cuốn từ điển chuyên ngành luật Black’s law đã lần đầu đề
cập tới việc bán “ữanchise” và khẳng định hoạt động này chính là sự phát
triển từ hình thức phân phối qua các đại lý, mặc dù trước đó hoạt động này
thường được ẩn dưới danh nghĩa đại lý độc quyền (exclusive agent) [57, Tr 2].


15

p
Hiện nay, ở các nước, các tổ chức thương mại quốc tế khác nhau đã có
nhiều định nghĩa về nhượng quyền thương mại, được ghi nhận như là một
phần quan trọng của pháp luật thương mại đối với từng tổ chức quốc tế hay

quốc gia đó. Dưới góc độ pháp lý, ímột trong những khái niệm sớm nhất về
hoạt động thương mại này chính là một phần đặc biệt trong một phán quyết
của Toà án Phúc thẩm Paris ngày 20/04/1978. Theo đó:
“Nhượng quyền thương mại được định nghĩa như (i) một
phương pháp hợp tác giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp, một bên là
bên nhượng quyền, bên kia là bên được nhượng quyền, trong đó, bên
nhượng quyền - chủ sở hữu của tên thương mại hoặc tên pháp lý
quen thuộc, các ký hiệu, các biểu tượng, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn
hiệu thương mại hoặc nhãn hiệu dịch vụ, một bí quyết đặc biệt, (ii)
trao cho người khác quyền sử dụng một tập hợp các sản phẩm, dịch
vụ nguyên gốc hoặc đặc biệt, để độc quyền khai thác chúng một
cách bắt buộc và hoàn toàn theo cách thức thương mại đã được thử
nghiệm, được chỉnh sửa và hoàn thiện định kỳ, để có được ảnh
hưởng tốt nhất đối với thị trường và để đạt được sự phát triển tăng
tốc của hoạt động thương mại của doanh nghiệp liên quan, để (iii)
đổi lấy tiền bản quyền hoặc một lợi thế; theo hợp đồng, có thể (iv)
có sự hỗ trợ về sản xuất, thương mại hoặc tài chính, để bên được
nhượng quyền hội nhập vào hoạt động thương mại của bên nhượng
quyền và bên nhượng quyền có thể tiến hành một số kiểm sốt đối
với bên được nhượng quyền về việc thực hiện một phương pháp độc
đáo hoặc một bí quyết đặc biệt để duy trì hình ảnh của nhãn hiệu
dịch vụ hoặc sản phẩm bán ra và phát triển khách hàng với giá rẻ
nhất, với khả năng sinh lợi lớn nhất của cả hai bên, theo đó, (v) hai
bên vẫn độc lập hồn toàn về mặt pháp luật” [55, Tr 165]7


16

Khái niệm này đã miêu tả khá chi tiết các đặc điểm cơ bản, đồng thời
cũng xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên chủ thể trong quan hệ

nhượng quyền thương mại. Theo cách hiểu này, môt quan hê nhương quyền
thương mại ít nhất phải đáp ứng được năm yêu cầu, trong đó, yêu cầu quan
trọng nhất là có sự xuất hiện của tập hợp các yếu tố như: tên thương mại hoặc
tên pháp lý quen thuộc, các ký hiệu, các biểu tượng, nhãn hiệu hàng hoá hoặc
nhãn hiệu dịch vụ, một bí quyết đặc biệt. Các bên sẽ hợp tác kinh doanh trên
cở sở dùng chung tập hợp các yếu tố nói trên để hoạt động kinh doanhj Bên
nhượng quyền - chủ sở hữu của các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ sẽ nhận
được một khoản phí từ bên nhận quyền và trong chừng mực nhất định, bên
nhượng quyền thực hiện quyền giám sát đối với bên nhận quyền trong khi bên
này sử dụng tên thương mại của mình.ịMột yếu tố khơng thể thiếu nữa của
quan hệ nhượng quyền thương mại chính là tính chất độc lập giữa các bên
nhượng quyền và nhận quyền. Sự độc lập này có thể được hiểu cụ thể là sự độc
lập về mặt pháp lý và trách nhiệm trước những rủi ro trong kinh doanhỊ
Theo Bộ Quy chế của Châu Âu về nhượng quyền thương mại do Hiệp
hội Châu Âu về nhượng quyền thương mại ban hành và có hiệu lực từ ngày
1/1/1992, hoạt động này được gọi bằng một tên khác: chuyển nhượng quyền
sử dụng thương hiệu và được định nghĩa như sau:
“Chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu được định nghĩa
là một hệ thống thương mại hoá các sản phẩm và/ hoặc các dịch vụ
và /hoặc các công nghệ, được xây dựng dựa trên mối quan hệ hợp
tác chặt chẽ và liên tục về pháp lý và tài chính giữa các doanh
nghiệp khác nhau và hoạt động độc lập với nhau, giữa một bên là
người chuyển nhượne quyền sử dụng thương hiệu và một bên là
những ngưịi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu, trong
đó, người chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu chấp nhận cho
những người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu quyền


17


và nghĩa vụ khai thác kinh doanh đối tượng chuyển nhượng của
người chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu” [48, Tr 52]^J
Như vậy, về bản chất, hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng thương
hiệu được nói đến trong khái niệm này có cùng bản chất với hoạt động nhượng
quyền thương mại mà Toà án Paris đã đề cập đến trong phán quyết của mì
Một khái niệm khác về nhượng quyền thương mại đã được đưa ra bởi
Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Quốc tế (The International Franchise
Association), theo đó:
“Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng,
giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng, trong đó, bên
chuyển nhượng đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới
doanh nghiệp của bên nhân trên các khía cạnh như: bí quyết kinh
doanh, đào tạo nhân viên; bên nhận chuyển nhượng hoạt động dưới
nhãn hiệu hàng hoá, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên
chuyển nhượng sở hữu hoặc kiểm soát và bên nhận chuyển nhượng
đang hoặc sẽ đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn
lực của mình.” [7 Tr 134]
Ở nước Mỹ, thuật ngữ “ữanchise” - nhượng quyền thương mại, được
định nghĩa rất đa dạng ở cấp liên bang và cấp bang. Thông qua những vụ án đã
được mang ra xem xét ở thời kỳ đầu, thuật ngữ nhượng quyền thương mại
được hiểu là chủ sở hữu của một tên thương mại hoặc một nhãn hiệu hàng hoá
cho phép một người khác được cung cấp hàng hoá, dịch vụ dưới tên thương
mại hoặc nhãn hiệu hàng hố đó. Vì vậy, các đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ được coi là “xương sống” của quan hệ nhượng quyền thương mại. Tuy
nhiên, sự phát triển của nhượng quyền thương mại, với tư cách là một cách
thức phân phối hàng hoá và phát triển dịch vụ, đã chứng tỏ hoạt động nhượng
quyền thương mại không đơn thuần chỉ là li xăng nhãn hiệu hàng hố. Chính
7 H ơ V .Ẹ N
TRƯỜNG Đ/Ị
PHÒNG ĐO



18

vì thế, ở mỗi bang hoặc tồn liên bang Hoa Kỳ. pháp luật thương mại đều đưa
ra những định nghĩa khác nhau, phù hợp với mục đích điểu chỉnh của từng
bang hoặc liên bang. Từ năm 1979, Hội đồng thương mại liên bang Mỹ đã
định nghĩa nhượng quyền thương mại là một lĩnh vực thương mại rất rộng, bao
trùm các hoạt động từ nhượng quyền sản xuất, phân phối đến các hoạt động
cung cấp dịch vụ [71]. Như vậy, nhượng quyền thương mại được hiểu là bất cứ
một thoả thuận hợp đồng nào, trong đó: (i) hoặc bên nhượng quyền bán, cung
cấp cho bên nhận quyền hàng hoá, sản phẩm hoặc dịch vụ được nhận biết bởi
tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ hoặc biểu tượng
thương mại của bên nhượng quyền, một cách trực tiếp hay gián tiếp hướng dẫn
cho bên nhận quyền có thể khai thác, kinh doanh, bán hàng hoá, dịch vụ dưới
tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ hoặc biểu tượng
thương mại của bên nhượng quyền; Bên nhận quyền có quyền được khai thác
và sử dụng tồn bộ phương thức kinh doanh của bên nhượng quyền bao gồm:
cách thức tổ chức, quản lý kinh doanh; các biện pháp xúc tiến thương mại
hoặc sự kiện thị trường. Bên nhượng quyền có nghĩa vụ trợ giúp cho bên nhận
quyền cập nhật những cách thức mới nhất trong phương thức kinh doanh của
bên nhượng quyền. Hoặc (ii) bên nhượng quyền cung cấp trực tiếp hàng hoá,
quản lý chặt chẽ về địa điểm bán hàng, giá cả hàng hoá đối với bên nhận
quyền [53, Tr 9-10]. Như vậy, với cách thức thứ hai, bên nhận quyền khơng
khác gì so với một đại lý phân phối hàng hố, sản phẩm mà bên nhượng quyền
chính là nhà sản xuất.
Từ năm 1970, các bang trong nước Mỹ đã có luật về nhượng quyền
thương mại của mình. Tại thời kỳ này, có tới 14 bang của Mỹ có luật về lĩnh
vực này trước khi pháp luật về nhượng quyền thương mại của Liên bang ra
đời, riêng New York là có luật về nhượng quyền thương mại sau khi Hội

đồng thương mại liên bang Mỹ ban hành Luật về hoạt động thương mại đặc
biệt này. Điều đáng nói là hầu hết luật nhượng quyền thương mại của các


19

bang trong nước Mỹ đều liên quan đến mối quan hệ giữa nhà sản xuất ô tô và
nhà phân phối ô tô. Luật Cơ hội kinh doanh của bang Texas đã coi hoạt động
nhượng quyền thương mại như một ngoại lộ phải áp dụng thủ tục đăng ký
của Luật này. Luật Đầu tư nhượng quyền thương mại của Bang California lại
định nghĩa, nhượng quyền thương mại là thoả thuận hợp đồng, thể hiện ra
bên ngoài hay ngụ ý, dưới dạng văn bản hay lời nói, theo đó: (i) bên nhận
quyền được trao quyền tổ chức hoạt động chào hàng, bán hàng hoặc phân
phối hàng hoá, dịch vụ dưới một kế hoạch tiếp cận thị trường hoặc một hệ
thống đóng vai trò quan trọng trong phương thức kinh doanh của bên nhượng
quyền; (ii) sự vận hành công việc kinh doanh của bên nhận quyền phải phù
hợp với hệ thống cơ bản của bên nhượng quyền với tên thương mại, nhãn
hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, logo và quảng cáo hoặc các biểu tượng
thương mại khác do bên này sáng tạo ra; (iii) yêu cầu trả phí được đặt ra đối
với bên nhận quyền thương mại [53, Tr 25]. Luật Đầu tư nhượng quyền
thương mại của Bang Michigan cho rằng, hoạt động nhượng quyền thương
mại chẳng qua là một hoạt động đại lý và quyền cũng như nghĩa vụ của bên
nhượng quyền sẽ được pháp luật điều chỉnh giống với quyền và nghĩa vụ của
bên giao đại lý, kể từ thời điểm mối quan hệ hợp đồng giữa bên nhượng
quyền và bên nhận quyền khơng cịn ràng buộc chặt chẽ bởi các đối tượng
của quyền sở hữu trí tuệ như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu
dịch vụ [53, Tr 27]. Ra đời muộn hơn so với pháp luật về nhượng quyền
thương mại của Liên bang, Luật Nhượng quyền thương mại của New York
cũng đưa ra định nghĩa khá tương đồng với định nghĩa về hoạt động nhượng
quyền thương mại của Liên bang. Tuy nhiên, cách hiểu về phí nhượng quyền

được giải thích một cách linh hoạt hơn, trong đó bao gồm cả các khoản phí
nhượng quyền trực tiếp và gián tiếp [53, Tr 29]. Một số bang như Bang
Caliíornia, New York, Illinois là các bang có sự phát triển mạnh mẽ về hoạt
động nhượng quyền thương mại, ngoài những luật lệ riêng của bang, lại cùng


20

nhau thoả thuận áp dụng Thoả thuận chung về Hình thức nhượng quyền
thương mại (Uniíorm Franchise Offering Circular).
Ịở

Việt Nam, Điều 284, Luật Thương mại (2005) đã đưa ra khái niệm

về hoạt động nhượng quyền thương mại, theo đó:
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên
nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền được quyền tự mình
tiến hành việc mua bán hàng hố, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện
sau đây:
1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo
cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được
gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu
hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng
quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm sốt và trợ giúp cho bên nhận
quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”
Với khái niệm này, pháp luật thương mại của Việt Nam khẳng định hoạt
động nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại, vì vậy, hoạt
động này phải do thương nhân thực hiện và có mục đích kinh doanh. Ngồi
ra, khái niệm này cũng chỉ rõ tính chất ràng buộc (juaịì lại giữa các bên có

liên quan, nhất là khẳng định sự giám sát của bên nhượng quyền đối với bên
nhận quyền thương rnạĩ^
ịNhư vậy, xét dưới cả góc độ kinh tế và góc độ pháp lý, với những đặc
điểm đã phân tích, có thể xây dựng được một khái niệm cơ bản về hoạt động
nhượng quyền thương mại với tư cách là một hoạt động thương mại đặc thù.
Nhượng quyền thương mại là một quan hệ pháp luật được thiết lập trên cơ sở
hợp đồng giữa các bên, trong đó, bên nhượng quyền thương mại và bên nhận


21

quyền thương mại trong đó, bên nhượng quyền thương mại cho phép bên nhận
quyền thương mại sử dụng một “gói” các quyền thương mại của mình mà chủ
yếu là các quyền liên quan đến đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành
kinh doanh với một tư cách pháp lý độc lập. Đổi lại, bên nhận quyền phải trả
phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền thương mại, phí này có thể bao gồm
phí nhượng quyền ban đầu và phí nhượng quyền định kỳ trả dựa trên doanh thu
hàng tháng, hàng năm của bên nhận quyền thương mại. Ngoài ra, bên nhượng
quyền thương mại có thể ràng buộc bên nhận quyền thương mại bởi các thoả
thuận nhằm duy trì tính hệ thống hoặc để kiểm sốt hoạt động của bên nhận
quyền thương mại trên cơ sở có hỗ trợ về mặt kỹ thuật và đào tạo nhân lực cũng
như một số cơ sở vật chất cần thiết cho bên nhận quyền thương mại.
Có thể nói, cho dù nhượng quyền thương mại được nhìn nhận dưới góc
độ nào, và ở những nơi khác nhau, hoạt động này được gọi bằng những cái tên
không giống nhau, tuy nhiên nhượng quyền thương mại luôn'được xác định
với những đặc trưng cơ bản không thể khác, ít nhất là trong các vấn đề nổi bật
sau đây:
M ột là, trong quan hệ nhượng quyền thương mại, tính chất độc lập của
các bên nhượng quyền và nhận quyền được thể hiện rõ nét. Mặc dù, có sự hỗ
trợ và kiểm soát qua lại giữa các bên nhưng tư cách pháp lý và trách nhiệm tài

chính của các bên ln độc lập với nhau. Theo đó, bên nhượng quyền đồng ý
trao cho bên nhận quyền quyền khai thác các nội dung chủ yếu của “quyền
thương mại” và thực hiện quyền kiểm soát đối với bên nhận quyền, bù lại, bên
nhận quyền trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền và tuân thủ những
quy định cũng như chịu sự giám sát của bên này.
Hai là, sự thống nhất, đồng bộ về mặt hình thức biểu hiện đối với cách
thức tiến hành hoạt động thương mại của bên nhượng quyền và bên nhận
quyền, hay rộng hơn, trong cả hệ thống nhượng quyền là đặc điểm không thể


×