Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Những vấn đề cơ bản của tội phạm học so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.2 MB, 148 trang )


B ộ T ư PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI
h ọ• c l u ậ• t h à n ộ• i


ĐÊ TÀI NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG

NHỮNG VẤN ĐÈ c ơ BẢN
CỦA TỘI
PHẠM
HỌC
so SÁNH



Mã số: LH - 2012 - 913/ĐHL - HN

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê Thị Sơn
Thư ký đề tài: TS. Hồng Xn Châu

ị |K.WG TÂM THƠNG T!í\! Vilíl
Ị TRUỜNG DẠI HỌC LỤÂT HÀ
ị' D U A f\i

HÀ NỘI - 2013


DANH SÁCH THAM GIA ĐÈ TÀI


STT

Ho và tên


Chun đê

Đon vị
cơng tác
Chuyên

1

PGS.TS. Lê Thị Sơn

đê

1: Khái niệm,

Khoa

nhiệm vụ và phương pháp

PLHS

nghiên cứu của tội phạm học
so sánh
Chuyên đê 2: Lịch sử hình

2


TS. Hồng Xn Châu

Phịng

thành và phát triể n . của tội

HCTH

phạm học so sánh
Chuyên đề 3: Tội phạm học so

PGS.TS. Lê Thị Sơn

Khoa

sánh và vấn đề nghiên cứu so

PLHS

sánh về tội phạm và kiểm soát
tội phạm
Chuvên đê 4: Tội phạm học so

3

PGS.TS, Dương Tuyết Miên

Khoa


sánh và nguyên nhân của tội

PLHS

phạm theo hướng tiếp cận của
tội phạm học so sánh
Chuyên đê 5: K êt quả của

PGS.TS. Lê Thị Sơn

Khoa

nghiên cứu so sánh về nguyên

PLHS

nhân của tội phạm


MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1

PHẢN I: TỔNG THUẬT KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u ĐỀ TÀI

5


1.

Những vấn đề lý luận chung của tội phạm học so sánh

2.

Lịch sử hình thành và phát triển của tội phạm học so sánh

3.

Vấn đề nghiên cứu so sánh về tội phạm và kiểm soát tội phạm 31

4. Vấn đề nghiên cứu so sánh về nguyên nhân của tội phạm
PHẦN II: CÁC CHUYÊN ĐỀ

5
21

46
63

Chuyên đề lĩ Khái niệm, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
của tội phạm học so sánh

63

Chuyên đề 2: Lịch sử hình thành và phát triển cửa tội phạm học
so sánh


85

Chuyên đề 3: Tội phạm học so sánh và vấn đề nghiên cứu so sánh
về tội phạm và kiểm soát tội phạm

102

Chuyên đề 4: Tội phạm học so sánh và nguyên nhân của tội phạm
theo hướng tiếp cận của tội phạm học so sánh

119

Chuyên đề 5: Kết quả của nghiên cứu so sánh về nguyên nhân
của tội phạm

133


PH Ầ N M Ở ĐẦU

I. Tính cấp thiết của đề tài
Tội phạm học so sánh với ý nghĩa là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu sự
khác biệt của tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội
phạm trong các hệ thống xã hội khác nhau hoặc trong các liên kết khác nhau của
các hệ thống xã hội (các khu vực thế giới), đã được hình thành trong lịch sử và
bắt đầu phát triển từ những năm sáu mươi và bảy mươi của thế kỷ hai mươi. Sự
phát triển của tội phạm học so sánh xuất phát từ nhu cầu và được bắt nguồn từ
quá trình tồn cầu hóa, thống nhất châu Âu và tị sự gia tăng các tội phạm có
tính chất xun quốc gia trên thế giới, như tội khủng bố, tội rửa tiền, tội phạm
ma túy, tội bn người... Nhưng cũng chính sự phát triển của tội phạm học so

sánh với các kết quả nghiên cứu đã trở lại phục vụ, góp phần thúc đẩy q trình
tồn cầu hóa, thống nhất châu Âu và hợp tác quốc tế trong phòng ngừa các tội
phạm có tính chất xun quốc gia. Các kết quả nghiên cứu của tội phạm học so
sánh còn mang lại lợi ích cho các nước trong việc học hỏi kinh nghiệm của nước
ngồi liên quan đến kiểm sốt tội phạm và phịng ngừa tội phạm để có thể thực
hiện cải cách chính sách cần thiết và tránh được những sai lầm cho chính nước
mình. Như vậy, đối với mỗi quốc gia sự phát triển tội phạm học so sánh không
chỉ xuất phát từ lợi ích phịng ngừa tội phạm trên lãnh thổ quốc gia mình mà cịn
xuất phát từ lợi ích hội nhập khu vực và quốc tể trong phòng ngừa tội phạm
nhằm giữ gìn an ninh chung của thế giới.
Tội phạm học so sánh ngày nay được dựa trên nền tảng của số lượng rất lớn
các kết quả nghiên cứu của các tổ chức quốc gia, quốc tế và các nhà tội phạm
học trên thế giới, thể hiện trong số lượng khổng lồ các sách, giáo trình, các tài
liệu hội thảo, hội nghị ..về tội phạm học và tội phạm học so sánh.

1


Điều đặc biệt cần nhấn mạnh là hiện nay rất nhiều tổ chức quốc tế không chỉ
thực hiện hay tham gia thực hiện nghiên cứu so sánh về tội phạm, nguyên nhân
của tội phạm và kiểm soát tội phạm mà còn cung cấp các dữ liệu thực tiễn cho
việc nghiên cứu so sánh và khai thác hiệu quả các kết quả nghiên cứu phục vụ
cho mục đích hoạt động của tổ chức, góp phần thúc đẩy họp tác quốc tế trong
phịng ngừa tội phạm và giữ gìn an ninh quốc tế trên thế giới. Đó chủ yếu là các
tổ chức của Liên minh châu Âu và của Liên hợp quốc, như Trung tâm quốc tế về
phịng ngừa tội phạm đóng tại Montreal (International Centre fo r Preventỉon o f
Crime - ỈCPC); Trung tâm về phòng ngừa tội phạm quốc tế của Liên họp quốc
có trụ sở tại Wien (ƯN-Centre fo r International Crime Preventỉon - CỈCP);
Viện nghiên cứu quốc tế về tội phạm và tư pháp của Liên hợp quốc đóng tại
Rom (United Nations International Crime and Justice Research Instỉtute UNICRI); Và các Viện về phòng ngừa tội phạm của Liên họp quốc ở tất cả các

châu lục, đặc biệt hoạt động tích cực là hai trong số các viện này: Viện Châu Âu
về phịng ngừa và kiểm sốt tội phạm, liên kết với Liên hợp quốc, có trụ sở tại
Helsinki (The European Institute fo r Crỉme Prevention and Coyứroỉ, affilỉated
with the United Nations - HEUNI); Viện viễn đông và châu á của Liên hợp quốc
về phòng ngừa tội phạm và xử lý người phạm tội (The United Nations Asia and
Far East Institute fo r Preventỉon o f Crime and the Treatment o f Offenders ƯNAFEI)
Trong khi đó ở Việt Nam, hầu như chưa khi nào khái niệm tội phạm học so
sánh được xuất hiện với ý nghĩa là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu so sánh về
tội phạm, nguyên nhân của tội phạm, kiểm soát tội phạm trong các lãnh thổ quốc
gia và khu vực thế giới khác nhau; chưa có một cơ sở đào tạo nào đưa nội dung
của tội phạm học so sánh vào chương trình đào tạo ở các bậc đại học và sau đại
học. Để đáp ứng được đòi hỏi ngày nay đối với Việt Nam về hội nhập khu vực

2


và thế giới trong phịng ngừa tội phạm thì Việt Nam cần phải phát triển lĩnh vực
khoa học tội phạm học so sánh, thực hiện, phát triển các kết quả nghiên cứu so
sánh tội phạm học cũng như khai thác có hiệu quả các kết quả này và các kết
quả nghiên cứu của quốc tế phục vụ cho phòng ngừa tội phạm và hợp tác quốc
tế trong phòng ngừa tội phạm. Với lý do như vậy chúng tôi cho rằng việc lựa
chọn và nghiên cứu đề tài uNhững vấn cơ bản của tội phạm học so sánh ” là rất
cần thiết. Qua việc thực hiện đề tài, sẽ có được những kết quả nghiên cứu có tính
chất đúc kết những vấn đề lý luận cơ bản của tội phạm học so sánh làm cơ sở và
định hướng cho những nghiên cứu tội phạm học so sánh phục vụ cho phòng
ngừa tội phạm ở Việt Nam cũng như hợp tác quốc tế trong phịng ngừa tội
phạm. Đồng thời qua đó cũng chuẩn bị điều kiện cho việc đào tạo chuyên gia có
khả năng làm việc trong lĩnh vực tội phạm học so sánh.
II. Tình hình nghiên cứu
Đến nay chưa có bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào ở Việt Nam về các vấn

đề của tội phạm học so sánh với ý nghĩa là một lĩnh vực khoa học theo quan
niệm phổ biến hiện nay ừên thế giới mà mới chỉ có một số cơng trình đề cập đến
thuậ: ngữ “tội phạm học so sánh” hoặc xác định nghiên cứu tội phạm học so
sánh như một hướng nghiên cứu mới của tội phạm học Việt Nam1.
III. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết sẽ được lựa chọn và sử dụng để thực
hiện đề tài. Điển hình là các phương pháp phân tích, tổng họp và so sánh.
IV. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đúc kết và hình thành hệ thống các vấn lý
luận cơ bản của tội phạm học so sánh.
V. Phạm vi nghiên cứu
1 Xem: Trnh Tiến Việt, Nhiệm vụ, vị trí và một số hướng nghiên cứu mới cùa tội phạm học, Tạp chí Tịa án nhân
dân số 9/2)08, tr 15.

3


Việc nghiên cứu đề tài chỉ tập trung vào các vấn đề lý luận cơ bản của tội
phạm học so sánh. Các tài liệu được tham khảo là các sách, giáo trình về tội
phạm học và tội phạm học so sánh trên thế giới.
VI. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm ba nhóm vấn đề cơ bản sau:
-

Những vấn đề lý luận chung của tội phạm học so sánh, như khái niệm,
nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tội phạm học so sánh;

-

Lịch sử hình thành và phát triển của tội phạm học so sánh;


-

Những nội dung cơ bản của tội phạm học so sánh: v ấ n đề nghiên cứu so
sánh về tội phạm và kiểm soát tội phạm; v ấn đề nghiên cứu so sánh về
nguyên nhân của tội phạm.

4


PH Ầ N I

TỔNG THUẬT KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u ĐẺ TÀI

Những vấn đề cơ bản của tội phạm học so sánh được xác định, phân tích
và khái quát qua việc nghiên cứu đề tài, gồm ba nhóm vấn đề: Thứ nhất là
những vấn đề lý luận chung của tội phạm học so sánh; Thứ hai là lịch sử hình
thành và phát triển của tội phạm học so sánh; Thứ ba là những nội dung cơ bản
của tội phạm học so sánh: v ấn đề nghiên cứu so sánh về tội phạm, kiểm soát tội
phạm và vấn đề nghiên cứu so sánh về nguyên nhân của tội phạm.
1. NHỮNG VÁN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA TỘI PHẠM HỌC








so


SÁNH
Trước tiên, qua việc nghiên cứu đề tài những vấn đề lý luận chung của tội
phạm học so sánh đã được phân tích và làm rõ, như khái niệm tội phạm học so
sánh; các khái niệm trung tâm trong tội phạm học so sánh; nhiệm vụ của tội
phạm học so sánh; phương pháp nghiên cứu của tội phạm học so sánh.
1.1.

Khái niệm tội phạm học so sánh
Khái niệm tội phạm học so sánh đã được nhiều học giả đưa ra trong các

công trình nghiên cứu của mình ở các thời điểm khác nhau. Các định nghĩa khác
nhau về tội phạm học so sánh đã phần nào phản ánh các quan niệm khác nhau
xuất phát từ thực ừạng của tội phạm học so sánh ở các thời điểm phát triển khác
nhau.
Trước tiên, phải kể đến quan niệm truyền thống về tội phạm học so sánh.
Trong hầu hết các cơng trình nghiên cứu đầu tiên2 của tội phạm học so sánh

2 “Wanted: A comparative criminology” (1964) của nhà tội phạm học Glueck và “Comparative criminology: A
text book” (1965) của tác giả Hermann Mannheim

5


những năm 60 của thế kỷ 20 đều thể hiện quan niệm chung về tội phạm học so
sánh, như cho rằng, “Tên gọi tội phạm học so sánh được dùng để mô tả sự
nghiên cứu vượt qua những biên giới quốc gia mà phân tích những sự khác biệt
ừ4ong hoạt động tội pham”3; hoặc quan niệm rằng tội phạm học so sánh “về cơ
bản thể hiện ở chỗ thực hiện một cách kỹ lưỡng việc mô tả, thông tin và so sánh
với nhau kết quả thực nghiệm về tội phạm và hình phạt của nước n g o à r4. Một

định nghĩa khác về tội phạm học so sánh được đưa ra sau này vào những năm 80
nhưng cũng có quan niệm tương tự như những định nghĩa nêu trên về tội phạm
học so sánh. “Tội phạm học so sánh là sự nghiên cứu những hiện tượng xã hội
của tội phạm ngang qua các nền văn hóa để phân biệt những sự khác nhau và
giống nhau trong các loại tội phạm.”5
Các định nghĩa nêu trên có thể được coi là quan niệm ban đầu về tội phạm
học so sánh, chúng chủ yếu mô tả phương pháp so sánh và phạm vi nghiên cứu
so sánh liên quan đến tội phạm của tội phạm học so sánh. Đó là nghiên cứu so
sánh kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tội phạm của nhiều xã hội hoặc quốc
gia khác nhau.
Sau này, do chịu sự tác động và thúc đẩy mạnh mẽ của quá trình tồn cầu
hóa, phát triển khoa học cơng nghệ và thông tin, thống nhất châu Âu và sự gia
tăng các tội phạm có tính chất xun quốc gia trên thế giới, tội phạm học so
sánh đã phát triển và có một diện mạo mới, được phản ánh ngay trong quan
niệm về tội phạm học so sánh của thế kỷ 21 của nhiều học giả trong nhiều cơng
trình nghiên cứu về tội phạm học so sánh. Tiêu biểu cho quan niệm về tội phạm
học so sánh của thế kỷ 21 có thể kể đến là định nghĩa về tội phạm học so sánh
của giáo sư Hans Joachim Schneider - nhà tội phạm học nổi tiếng thế giới và tác
3 Mavin D. Krohn, Alan J. Lizotto, Gina Penly Hall, Handbook on crime and deviance, Springer, 2009,
tr. 4
4 Guether Keiser, Kriminologie: Ein Lehrbuch, (C.F. Mueller Verlag, 1996), tr. 156
5 Barak-Glantz, I.L., E.H. Johson, Comparative Criminology, 1983

6


giả của rất nhiều cơng trình về tội phạm học nói chung và tội phạm học so sánh
nói riêng. Theo Ông, “Tội phạm học so sánh là một lĩnh vực khoa học nghiên
cứu sự khác biệt của tội phạm, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội
phạm., trong các hệ thống xã hội khác nhau hoặc trong các liên kết khác nhau

của các hệ thống xã hội. Ngoài ra, nó cịn mơ tả và xác định ngun nhân của
tội phạm - vượt qua biên giới - vi phạm luật hình sự của nhiều nước hoặc gây ra
thiệt hại trong nhiều nước hơn nước mà tội phạm thực hiện. Cũng thuộc về tội
phạm học so sánh là sự nhìn nhận tổng quát về học thuyết tội phạm học, lịch sử
của nó và các thành tựu hiện tại trong nghiên cứu và lý thuyết trong nhiều
nước .,'6 Định nghĩa này đã khái quát được đầy đủ và toàn diện những đối tượng
nghiên cứu của tội phạm học so sánh, đồng thời cũng phản ánh những nội dung
và đặc điểm cơ bản của tội phạm học so sánh trong thế kỷ 21.
Trước tiên, định nghĩa trên đã khẳng định đối tượng nghiên cứu so sánh
của tội phạm học so sánh cũng là những đối tượng nghiên cứu của tội phạm học
nói chung, là tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội
phạm. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của tội phạm học so sánh thể hiện ở chính phạm
vi nghiên cứu so sánh có tính quốc tế. Tội phạm học so sánh nghiên cứu các đối
tượng nghiên cứu của tội phạm học không riêng trong một xã hội, quốc gia mà
nghiên cứu so sánh chúng giữa các xã hội, quốc gia hoặc giữa các nhóm xã hội,
quốc gia thuộc các khu vực thế giói khác nhau. Việc mơ tả nhóm đối tượng
nghiên cứu này trong định nghĩa nêu trên đã phản ánh đặc điểm thứ nhất của tội
phạm học so sánh là tội phạm học thực nghiệm nhưng mang tính quốc tế, do đó
cũng điợc gọi là tội phạm học so sánh quốc tế. Đây được coi là đặc điểm cơ bản
của tội phạm học so sánh.

6 Hans .bachim Schneider, Kriminologie fìier das 21. Jahrhundert: Schwerpunkte und Fortschritte der
intematioialen Kriminologie; Ueberblick und Diskussion, Lit Verlag, Muenster 2001, tr.262.

7


Nhóm đối tượng nghiên cứu thứ hai của tội phạm học so sánh được nêu
trong địmh nghĩa nêu trên là tội phạm xuyên quốc gia và nguyên nhân của tội
phạm xun quốc gia. Chính nhóm đối tượng nghiên cứu này đã quy định đặc

điểm tiếp theo của tội phạm học so sánh thể hiện ở tính xuyên quốc gia và do đó
đã có nhiều học giả gọi là tội phạm học so sánh là tội phạm so sánh xuyên quốc
gia hoặc tội phạm học xuyên quốc gia và so sánh.7
Tộ»i phạm học so sánh không chỉ là tội phạm học so sánh thực nghiệm như
đã nêu m à còn là tội phạm học so sánh lý thuyết.8 Đặc điểm này được rút ra từ
nhóm đối tượng nghiên cứu so sánh thứ ba được nêu trong định nghĩa trên về tội
phạm học so sánh. Đó là các học thuyết tội phạm học và các thành tựu trong
nghiên cứu và lý thuyết về tội phạm học của các xã hội, quốc gia hoặc các khu
vực thế giới khác nhau. Tội phạm học so sánh nghiên cứu so sánh các vấn đề lý
thuyết của tội phạm học trong các xã hội, quốc gia khác nhau hoặc trong các khu
vực thế giói khác nhau.
Tóm lại, tội phạm học so sánh có thể được mơ tả bằng nhiều tên gọi khác
nhau phản ánh các đặc điểm khác nhau của tội phạm học so sánh. Đó là tội
phạm học so sánh thực nghiệm, tội phạm học so sánh quốc tế, tội phạm học so
sánh xuyên quốc gia và tội phạm học so sánh lý thuyết.
1.2.

Cơ cấu xã hội và kiểm soát xã hội - hai khái niệm trung tâm trong tội
phạm học so sánh
Để nhận thức đúng và đầy đủ về khái niệm tội phạm học so sánh nêu trên

cũng như các vấn đề cơ bản khác của tội phạm học so sánh, như nhiệm vụ,
phương pháp nghiên cứu hay nội dung và các kết quả nghiên cứu của tội phạm
học so sánh cần thiết phải nhận thức rõ các khái niệm về cơ cấu xã hội và kiểm
7VÍ dụ “Tội phạm học so sánh và xuyên quốc gia” được đặt cho tên của một cuốn sách. Xem: James Sheptycki
and Ali Wardak, Transnational and Comparative Criminology, GlassHouse Press 2005.
8 Hans Joachim Schneider, Intemationales Handbuch der Kriminologie, Band 1: Grunglagen der Kriminologie,
De Gruyter Recht. Berlin, 2007 ứ. 255

8



sốt xã hội cũng như vị trí của chúng trong tội phạm học so sánh. Trong tội
phạm học so sánh, việc nghiên cứu so sánh các đối tượng nghiên cứu của tội
phạm học là tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm và kiểm sốt tội
phạm ln ln phải gắn kết với việc nghiên cứu về cơ cấu xã hội và kiểm soát
xã hội của một hoặc nhiều quốc gia. Những sự khác biệt được xác định từ sự
nghiên cứu so sánh vấn đề tội phạm học và những nguyên nhân của sự khác biệt
đều phải được tìm hiểu và lý giải từ cơ cấu xã hội của các quốc gia. Mối liên hệ
của tội phạm với kiểm soát xã hội và cơ cấu xã hội đã được các nhà tội phạm
học so sánh thừa nhận khi cho rằng loại và mức độ của tội phạm cũng như hiệu
quả của kiểm soát xã hội phụ thuộc vào cơ cấu xã hội của một quốc gia. Vì vậy,
đã có học giả đã cho rằng, cơ cấu xã hội và kiểm soát xã hội là đối tượng nghiên
cứu và hai khái niệm trung tâm của tội phạm học so sánh.9
Cơ cấu xã hội là mạng lưới tổng thể các thiết chế xã hội bao gồm thiết chế
gia đình, dịng họ, tơn giáo, kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa cũng như hệ
thống các chuẩn mực giá trị và các yếu tố xã hội bao gồm các địa vị, vai ừò của
con nguời trong xã hội.10 Hoặc cũng có thể coi cơ cấu xã hội là mối liên hệ vững
chắc của các thành tố trong hệ thống xã hội bao gồm các cộng đồng xã hội, như
dân tộc giai cấp, nhóm nghề nghiệp., mà mỗi cộng đồng xã hội lại có cơ cấu của
các tầng lớp bên trong và mối liên hệ giữa chúng." Căn cứ vào quan hệ xã hội
thể hiệr. từng mặt của cơ cấu xã hội tổng thể có thể phân chia thành các loại cơ
cấu xã tội khác nhau và được xem như những lát cát đa dạng của cơ cấu xã hội
tổng thế. Có thể kể một sổ loại cơ cấu cơ bản khác nhau của cơ cấu xã hội tổng
thể, nhi cơ cấu dân số, cơ cấu giai cấp, cơ cấu kinh tế, cơ cấu chính trị, cơ cấu
9 Xem: Hms Joachim Schneider, Krũninologie fuer das 21. Jahrhundert: Schwerpunkte und Fortschritte der
intematiomlen Kriminologie; Sđd., ừ. 267.
10 Xem: Tnờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, Xã hội học, NXB Đại học quốc
gia Hà Nội 2007 tr. 205; Xem: Hans Joachim Schneider, Kriminologie ílier das 21. Jahrhundert: Schvverpunkte
und Fortsclritte der intemationalen Kriminologie; Sđd., ừ. 267

11 Xem: Trrờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, Xã hội học, Sđd., tr. 205.

9


văn h ó a... Văn hóa được coi là mặt chủ quan của cơ câu xã hội tông thê, bao
gồm những giá trị, những chuẩn mực, những thói quen hành vi, chúng có vai trị
điều chỉnh hành vi của con người nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của xã
hội.12 Thuộc mỗi cơ cấu xã hội tổng thể có một nền văn hóa riêng của mình. Các
nhóm, các cộng đồng xã hội trong mỗi xã hội đều xây dựng các giá trị, các
chuẩn mực đặc trưng riêng cho mình và cũng có thể coi đó là nền văn hóa riêng
của nhóm hay cộng đồng xã hội mà theo đặc điểm của nó có thể gọi là “tiểu văn
hóa”, “phản văn hóa” hay “văn hóa nhóm”.13
Khi nghiên cứu so sánh tội phạm học có thể xem xét tác động của một loại
cơ cấu xã hội nào đó với tội phạm hiện thực, như xác định tác động của cơ cấu
kinh tế có làm tăng hay giảm chỉ số tội phạm.
Trong nghiên cứu so sánh tội phạm học, việc nghiên cứu tác động của cơ
cấu văn hóa đối với tội phạm, việc trở thành nạn nhân của tội phạm và kiểm soát
tội phạm cũng được quan tâm. Đặc biệt là sự vơ tổ chức xã hội và sự hình thành
tiểu văn hóa tội phạm được xem là những căn cứ cơ bản làm phát sinh tội phạm
và trở thành nạn nhân của tội phạm cũng như cho sự hình thành kiểm soát tội
phạm yếu kém. 14
Khái niệm kiểm soát xã hội theo nghĩa chung là chỉ khả năng của một xã
hội tự điều chỉnh theo các nguyên tắc và giá trị mong muốn và thiết lập ữật tự xã
hội. Nó biểu thị cho các công cụ, các tổ chức và các quá ừình mà nhờ chúng
những mâu thuẫn, căng thẳng và xung đột được khắc phục và đạt được sự khuôn
chuẩn của hành vi.15 Hoặc có thể diễn đạt khái quát hom: Kiểm soát xã hội là cơ

12 Xem: Hans Joachim Schneider, Kriminologie íuer das 21. Jahrhundert: Schvverpunkte und Fortschritte der
intemationalen Kriminologie, Sđd., ừ. 267.

13 Xem: Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, Xã hội học, NXB Đại học quốc
gia Hà Nội, 2007 tr. 245
14 Xem: Hans Joachim Schneider, Kriminologie fuer das 21. Jahrhundert: Schwerpunkte und Fortschritte der
intemationalen Kriminologie, Sđd., ữ. 267.
15 Xem: Bemd - Dieter Meier, Krimonologie, Verlag C.H. Beck, Muenchen 2003, tr. 223

10


chế điều chỉnh hành vi con người theo các chuẩn mực đã được xã hội xác lập để
thiết lập và duy trì trật tự xã hội. Phương tiện điều chỉnh hành vi con người của
kiểm soát xã hội là các biện pháp kiểm soát chủ động và kiểm soát phản ứng.
Kiểm soát chủ động được thực hiện ngay trong quá trình xã hội hóa của từng cá
nhân thơng qua các biện pháp tác động đến việc tiếp nhận hoặc “nhập nội” các
chuẩn mực xã hội để góp phần hình thành sự kiểm soát bên ừong của từng cá
nhân. Trong khi những biện pháp kiểm sốt chủ động tìm cách loại trừ có tính
phịng ngừa hành vi lệch chuẩn bằng cách chuẩn bị các điều kiện cho hành vi
phù hợp với chuẩn mực xã hội thì kiểm sốt phản ứng có tác động điều chỉnh
hành vi thông qua sự phản ứng tích cực hoặc tiêu cực đối hành vi nhất định.
Kiểm soát phản ứng được thực hiện hoặc bằng các biện pháp phản ứng tích cực
đối với hành vi phù hcyp với chuẩn mực xã hội, tác động khuyến khích loại hành
vi này, như thưởng danh hiệu hay khuyến khích vật chất., hoặc bằng các phản
ứng tiêu cực đổi với hành vi lệch chuẩn. Phản ứng tiêu cực đối với hành vi lệch
chuẩn có thể là phản ứng chính thức thơng qua hoạt động của các cơ quan, tổ
chức có chức năng thực hiện các chế tài tiêu cực đối với hành vi sai lệch chuẩn
mực có tính chất chính thức là pháp luật hoặc là phản ứng khơng chính thức đối
với các sai lệch chuẩn mực xã hội khác, như sự phản ứng của gia đình, hàng
xóm, đồng nghiệp... Đây cũng là cơ sở quan trọng cho việc phân biệt giữa hai
loại kiểm soát xã hội cơ bản là kiểm sốt chính thức và kiểm sốt khơng chính
thức.

Tội phạm học so sánh đặc biệt quan tâm đến sự phân biệt giữa kiểm sốt
chính thứ; và kiểm sốt khơng chính thức. Hiện thân của kiểm sốt chính thức là
kiểm sốt tội phạm khi cho rằng thuộc về kiểm sốt chính thức là quy định của
pháp luật hình sự, sự thể hiện rõ ràng những chuẩn mực hành vi, các chế tài
được quy định trong luật hình sự để củng cố các chuẩn mực hành vi này và

11


quyết định của các cơ quan kiểm sốt chính thức là những cơ quan ban hành,
giải thích và áp dụng những chuẩn mực hành vi được thể hiện trong luật hình
sự16. Khác với kiểm sốt tội phạm là kiểm sốt chính thức, kiểm sốt khơng
chính thức được thể hiện chủ yếu ở hệ thống các phản ứng của xã hội, các nhóm
xã hội và thành viên của chúng nhằm khn hành vi theo các chuẩn mực chung
được xã hội xác lập. Như vậy, trong khi thực hiện kiểm sốt chính thức là các cơ
quan kiểm sốt chính thức nhằm khn hành vi theo các chuẩn mực được quy
định chính thức, thì chủ thể thực hiện kiểm sốt khơng chính thức là xã hội qua
dư luận xã hội, các nhóm xã hội như gia đình, hàng xóm, nhóm bạn bè., hoặc
thành viên của các nhóm này qua khuyên bảo, nhạo báng, phê bình, thuyết
phục., nhằm khn chuẩn hành vi theo các chuẩn mực chung của xã hội. Kiểm
sốt khơng chính thức cũng thể hiên ở hai hình thức được gọi là hình thức kiểm
sốt bén ngồi và hình thức kiểm sốt bên trong hay cịn gọi là tự kiểm sốt.
Trong tội phạm học so sánh, mối quan hệ giữa kiểm soát chính thức và
kiểm sốt khơng chính thức được đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu so sánh kiểm
sốt chính thức ln được gắn kết với việc nghiên cứu so sánh kiểm sốt khơng
chính ihức. Ngun nhân của kiểm sốt chính thức yếu kém có thể tìm thấy
trong kiểm sốt khơng chính thức. Kiểm sốt chính thức muốn hiệu quả thì phải
liên kế: với kiểm sốt khơng chính thức. Vì vậy, đã có học giả cho rằng: “Khơng
có mội kiểm sốt khơng chính thức mạnh thì kiểm sốt chính thức có thể làm
cho hệ thống tư pháp hình sự hoạt động khơng hiệu quả.”17

1.3.

Nhiệm vụ của tội phạm học so sánh
Để hiểu rõ về nhiệm vụ của tội phạm học so sánh, trước tiên cần có nhận

thức đíng về mục đích của tội phạm học so sánh. Nghiên cứu so sánh các vấn đề
16 Xem: Hans Joachim Schneider, Kriminologie fuer das 21. Jahrhundert: Schvverpunkte und Fortschritte der
intematìoialen Kriminologie, Sđd., tr.268.
17 Hans :oachim Schneider, Kriminologie íìỉer das 21. Jahrhundert: Schvverpunkte und Fortschritte der
intematìoialen Kriminologie, Sđd., ừ. 268.

12


tội phạm học khơng ngồi việc đạt được mục đích hiện tượng học và mục đích
giải thích nguyên nhân.18 Mục đích hiện tượng học của tội phạm học so sánh thể
hiện ở việc xác định được sự khác nhau về tội phạm hiện thực, nguyên nhân của
tội phạm và kiểm soát tội phạm trong các cơ cấu xã hội khác nhau.19 Việc xác
định sự khác nhau này phải được thực hiện dựa trên cơ sở đánh giá các hiện
tượng liên quan đến tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát
tội phạm trong sự phát sinh và phát triển bên trong các cơ cấu xã hội, kinh tế,
chính trị khác nhau. Như vậy, mục đích hiện tượng học của tội phạm học so
sánh chính là thơng tin về sự khác nhau về tội phạm hiện thực, nguyên nhân của
tội phạm và kiểm soát tội phạm ữong các cơ cấu xã hội khác nhau. Mục đích thứ
hai và quan trọng của tội phạm học so sánh thể hiện ở giải thích so sánh về
nguyên nhân của sự khác biệt này (được xác định trong mục đích thứ nhất) từ
các co cấu xã hội khác nhau. Mục đích này chỉ có thể đạt được trên cơ sở so
sánh và phân tích tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội
phạm bên trong các cơ cấu xã hội, kinh tế và chính trị khác nhau của các quốc
gia nhằm xác định những nguyên nhân về xã hội, kinh tế và chính trị làm phát

sinh hiện tượng tội phạm phổ biến.20 Đây cũng có thể gọi là mục đích tìm ra
những yếu tố phụ thuộc vào xã hội hay cơ cấu xã hội là nguyên nhân của sự
khác biệt được xác định qua việc so sánh quốc tế về tội phạm hiện thực, nguyên
nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm.21 Kết quả đạt được của mục đích này
cịn có ý nghĩa đối với việc xây dựng kiểu kiểm soát tội phạm hiệu quả của một
quốc gia.

18 Xem: íans Joachim Schneider, Kriminologie fuer das 21. Jahrhundert: Schwerpunkte und Fortschritte der
intematioialen Kriminologie, Sđd., ừ. 262.
l9Xem: Fans Joachim Schneider, Kriminologie fuer das 21. Jahrhundert: Schvverpunkte und Fortschritte der
intematioialen Kriminologie, Sđd., ừ. 262.
20 Xem: -ỉans Joachim Schneider, Kriminologie fuer das 21. Jahrhundert: Schvverpunkte und Fortschritte der
intematioialen Kriminologie, Sđd., ừ. 262.
21 Xem: Sieldon Glueck 1964

13


Mục đích của tội phạm học so sánh sẽ quy định nhiệm vụ của tội phạm so
sánh. Nhằm vào hai mục đích nêu trên, tội phạm học so sánh có hai loại nhiệm
vụ tương ứng.22 Thứ nhất là nhiệm vụ nghiên cứu mô tả, hiện tượng học nhằm
xác định sự khác nhau về tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm và kiểm
soát tội phạm trong các cơ cấu xã hội khác nhau. Thứ hai là nhiệm vụ phân tích
nguyên nhân nhằm giải thích những nguyên nhân của sự khác biệt về tội phạm
hiện thực, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm từ các cơ cấu xã hội
khác nhau của các quốc gia. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ này mà tội
phạm học so sánh đã tạo cơ sở và phục vụ cho việc trao đổi thơng tin và kinh
nghiệm mang tính quốc tế giữa những nhà tội phạm học trên toàn thế giới.23
Thuộc về từng loại nhiệm vụ là các nhiệm vụ cụ thể. Nhiệm vụ nghiên cứu mô
tả, hiện tượng học trước tiên tập trung vào việc giải quyết các vấn đề thông tin

được xem là các nhiệm vụ cụ thể sau:24
-

Thông tin về sự khác nhau của tội phạm hiện thực, nạn nhân của tội phạm
rói chung, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm ứong các cơ
cấu xã hội khác nhau, trong các quốc gia, các khu vực thế giới và các thời
cại (giai đoạn) lịch sử khác nhau của một xã hội.

-

Mô tả sự khác biệt của diễn biến của tội phạm, nạn nhân của tội phạm,
r.guyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm do những thay đổi của
các cơ cấu xã hội khác nhau.

-

Đưa ra những chỉ dẫn, thơng tin về chính sách hình sự khác nhau trong
các quốc gia khác nhau.

22 Xem: I-ans Joachim Schneider, Kriminologie fuer das 21. Jahrhundert: Schvverpunkte und Fortschritte der
intematioralen Kriminologie, Sđd., tr. 263.
23 Xem: I-ans Joachim Schneider, Kriminologie fuer das 21. Jahrhundert: Schwerpunkte und Fortschritte der
intematioralen Kriminologie, Sđd., ừ. 263.
24 Xem: Fans Joachim Schneider, Kriminologie fuer das 21. Jahrhundert: Schwerpunkte und Fortschritte der
intematioralen Kriminologie, Sđd., tr. 263.

14


- Nghiên cứu, xác định các hình thức biểu hiện và những thiệt hại gây ra

của tội phạm xuyên quốc gia.
Loại nhiệm vụ thứ hai - nhiệm vụ phân tích nguyên nhân của sự khác
biệt, bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau:25
- Nghiên cứu, xác định những nguyên nhân của sự khác nhau về sự phổ
biến của tội phạm, cơ cấu của tội phạm và những phản ứng đối với tội
phạm trong các cơ cấu xã hội khác nhau;
-

Kiểm nghiệm về sự họp ỉý và sự khái quát của các học thuyết về nguyên
nhân của tội phạm trong các cơ cấu xã hội khác nhau qua nghiên cứu so
sánh quốc tế;26

- Nghiên cứu, xác định những tác động của những thay đổi của một cơ cấu
xã hội, sự phát triển của xã hội, biến đổi của xã hội đối với sự phổ biến
của tội phạm, cơ cấu của tội phạm và kiểm soát tội phạm;
- Nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm xuyên quốc gia.
ỉ .4.

Phương pháp nghiên cứu của tội phạm học so sánh
Hệ thống các phương pháp nghiên cứu của tội phạm học so sánh được xác

định và phân tích trên cơ sở so sánh các quan điểm khác nhau về phân loại và cơ
cấu các phương pháp nghiên cứu của tội phạm học so sánh.
Trong số các cơng trình nghiên cứu về tội phạm học so sánh có một số
cơng trình đề cập đến phương pháp nghiên cứu của tội phạm học so sánh. Khi đề
cập đến phương pháp nghiên cứu của tội phạm học so sánh các cơng trình này
chủ yếu thể hiện cách phân loại các phương pháp so sánh của tội phạm học so
sánh. Theo đó, các phương pháp nghiên cứu so sánh cụ thể được trình bày trong
các loại cơ cấu khác nhau. Hiện tồn tại ba cách phân loại phương pháp nghiên


25 Xem: Hans Joachim Schneider, Kriminologie fuer das 21. Jahrhunđert: Schwerpunkte und Fortschritte der
intemationalen Kriminologie, Sđd., tr. 264.
26 Xem: c. A Hartjen 199; J. o. Finckenauer/R. R. Weidner/W. c. Terrill 1998.

15


cứu so sánh khác nhau, theo đó cũng có ba loại cơ cấu khác nhau của các
phương pháp nghiên cứu so sánh cụ thể.
Thứ nhất là cách phân loại phương pháp nghiên cứu so sánh của tội phạm
học so sánh thành hai loại:
-

Phương pháp so sánh lịch sử và

-

Phương pháp so sánh hiện tại.
Phương pháp so sánh lịch sử thể hiện ở việc so sánh về mức độ, các hình

thức, diễn biến, cơ cấu của tội phạm, của nạn nhân cũng như kiểm soát tội phạm
trong các giai đoạn lịch sử khác nhau của một xã hội.27 Đây là cách thức so sánh
vấn đề tội phạm học của các giai đoạn phát triển lịch sử khác nhau của một quốc
gia mà có sự biến đổi hay khác biệt về cơ cấu xã hội đặc biệt là về cơ cấu kinh tế
và cơ cấu chính trị. Phương pháp so sánh hiện tại là cách thức thực hiện so sánh
về tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm trong
hai hoặc nhiều xã hội hiện tại khác nhau.28 Theo phương pháp này có thể rút ra
hai cách thức so sánh đối với xã hội hiện tại, là so sánh trong hai xã hội và so
sánh trong nhiều xã hội với nhau. Như vậy, cách phân loại các phương pháp
nghiên cửu so sánh ở đây được dựa vào căn cứ là tính chất của xã hội chứa đựng

đối tượng so sánh là xã hội lịch sử (các giai đoạn lịch sử của một xã hội) hay là
các xã hội hiện tại. Thuộc phương pháp so sánh hiện tại có hai phương pháp so
sánh cụ thể là:
+ So sánh trong hai xã hội với nhau và
+ So sánh trong nhiều xã hội với nhau.
Thứ hai là cách phân loại theo đặc điểm của quốc gia mà nghiên cứu so
sánh hướng tới, như quốc gia là đối tượng nghiên cứu so sánh hay là bối cảnh
27 Xem: Hans Joachim Schneider, Kriminologie fuer das 21. Jahrhundert: Schwerpunkte und Fortschritte der
intemationalen Kriminologie, Sđd., tr. 268.
28 Xem: Hans Joachim Schneider, Kriminologie fìier das 21. Jahrhundert: Schvverpunkte und Fortschritte der
intemationalen Kriminologie, Sđd., tr. 268.

16


của nghiên cứu so sánh, một nhóm quốc gia thuộc phạm vi nghiên cứu so sánh
hay là một đơn vị của nghiên cứu so sánh. Theo đó, cơ cấu các phương pháp
nghiên cứu so sánh ở đây bao gồm bổn loại phương pháp nghiên cứu so sánh cụ
thể sau:
- Nghiên cứu trường hợp;
-

Nghiên cứu văn hóa - bối cảnh;

- Nghiên cứu ngang - quốc gia;
- Nghiên cứu xuyên quốc gia.29
Nghiên cứu trường họp là nghiên cứu trong một xã hội hay một nền văn
hóa và do đó quốc gia của xã hội hay nền văn hóa đó là “đối tượng” của nghiên
cứu so sánh.30 Theo quan điểm phân loại này, nghiên cứu trường hợp còn được
coi là phương pháp nghiên cứu thông thường của tội phạm học so sánh.

Nghiên cứu văn hóa - bối cảnh được dùng để chỉ nghiên cứu theo chủ đề
hoặc vấn đề tội phạm học có liên quan đặc biệt đến các nền văn hóa để xác định
và làm sáng tỏ những điểm giống nhau và khác nhau trong các nền văn hóa được
lựa chọn gắn với chủ đề hay vấn đề nghiên cứu. Theo đó, các quốc gia có các
nền văn hóa được lựa chọn trở thành “bối cảnh”, mà trong đó việc nghiên cứu so
sánh được thực hiện.31
Nghiên cứu ngang - quốc gia là loại nghiên cứu hướng vào một nhóm các
quốc gia để nghiên cứu so sánh theo theo một hoặc nhiều yếu tố nhất định, như
chỉ số tội phạm, tội phạm xuyên quốc gia.. .32
29Xem: John Winterdyk, Philip L. Reichel, Harry R. Dammer, A Guided reader to research in Comparative
Criminology / Criminal Justice, Brockmeyer Verlag, Bochum 2009, tr. 24
30 Xem: John Winterdyk, Philip L. Reichel, Harry R. Dammer, A Guided reader to research in Comparative
Criminology / Criminal lustice, Sđd., tr. 24. Trong tiếng Anh phương pháp này được gọi là “Case study”
31 Xem: John Winterdyk, Philip L. Reichel, Harry R. Dammer, A Guided reader to research in Comparative
Criminology / Criminal Justice, Sđd., ữ. 24. Trong tiếng Anh phương pháp này được gọi là “Cutural-context
research”
32 Xem: John Winterdyk, Philip L. Reichel, Harry R. Dammer, A Guided reader to research in Comparative
Criminology / Criininal Justice, Sđd., tr. 24. Trong tiếng Anh phương pháp này được gọi là “Cross-national
research”

17


Nghiên cứu xuyên quốc gia là loại nghiên cứu so sánh được thực hiện
giữa các khối quốc gia hay các đơn vị đa quốc gia với nhau, ví dụ như giữa khối
quốc gia đã cơng nghiệp hóa với khối quốc gia kém phát triển về kinh tế. Đây
được coi là phương pháp so sánh mới nhất của tội phạm học so sánh.33
Thứ ba là cách phân loại các phương pháp nghiên cứu so sánh của tội phạm
học thành ba loại, đó là :
- Nghiên cứu ở cấp độ vĩ mơ;

- Nghiên cứu song song và
- Nghiên cứu trường hợp.34
Cách phân loại này chủ yếu dựa vào phạm vi quốc gia mà trong đó việc
nghiên cứu so sánh được thực hiện, trong phạm vi một quốc gia, hai quốc gia
hay đa quốc gia.
Thuật ngữ “Nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô” để mô tả loại nghiên cứu dùng
quốc gia như là đơn vị của sự phân tích để so sánh định lượng các vấn đề tội
phạm học trong một số nước.35 Một thuật ngữ khác có thể được dùng để chỉ loại
nghiên cứu này là nghiên cứu ở cấp độ ngang - quốc gia. Như vậy, theo quan
điểm phân loại này tuy tên của phương pháp này được gọi khác đi nhưng có nội
dung tương tự như phương pháp nghiên cứu ngang - quốc gia của quan điểm
phân loại thứ hai nêu trên.
Phương pháp nghiên cứu song song thường hướng vào việc phân tích khép
kín hệ thống tư pháp hình sự hoặc đặc tính của tội phạm hiện thực trong hai

33 Xem: John Winterdyk, Philip L. Reichel, Harry R. Dammer, A Guided reader to research in Comparative
Criminology / Criminal Justice, Sđd., tr. 24. Trong tiếng Anh phương pháp này được gọi là “Transnational
research”
34 Xem: Gregory J. Howard, Greame Newman, and William Alex Pridemore, Theory, Method, and Data in
Comparative Criminology, Sđd., ừ. 165. Trong tiếng Anh nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô được gọi là: “Metalevel
studies”, nghiên cứu song song được gọi là “Parallel studies” và nghiên cứu trường hợp được gọi là “Case
studies”.
35 Xem: Gregory J. Howard, Greame Nevvman, and William Alex Pridemore, Theory, Method, and Data in
Comparative Criminology, Sđd., tr. 165.

18


quốc gia.36 Đây là phương pháp so sánh các vấn đề tội phạm học chỉ trong phạm
vi hai quốc gia. Nghiên cứu song song thường được thực hiện ở ba dạng nghiên

cứu sau:37
+ Phân tích chỉ số tội phạm/hệ thống tư pháp hình sự;
+ So sánh theo chủ đề;
+ Lặp lại một kiểu thực nghiệm.
Như tên gọi là phương pháp phân tích chỉ số tội phạm/hệ thống tư pháp
hình sụ, bằng phương pháp này là những nghiên cứu so sánh cụ thể về chỉ số tội
phạm hoặc các số liệu thống kê chính thức khác về tội phạm hoặc về các hệ
thống tư pháp hình sự trong hai quốc gia.38
Phương pháp nghiên cứu so sánh theo chủ đề là so sánh vấn đề tội phạm
học thuộc chủ đề được lựa chọn. Chủ đề được lựa chọn ở đây thường là vấn đề
tội phạm học có liên quan đến lịch sử hoặc xã hội.
Lặp lại một kiểu thực nghiệm là phương pháp cùng thực hiện một kiểu thực
nghiệm trong hai quốc gia để so sánh vấn đề tội phạm học dựa trên kết quả thực
nghiệm này.
Phương pháp nghiên cứu so sánh thứ ba của quan điểm phân loại thứ ba là
nghiên cứu trường hợp. Nghiên cứu trường hợp được dùng để chỉ loại nghiên
cứu vấr đề tội phạm học được thực hiện trong một quốc gia riêng lẻ. Cách thức
nghiên :ứu vấn đề tội phạm học trong phạm vi một quốc gia riêng lẻ khơng thể
hiện rõ ràng mục đích so sánh hoặc không phải là cách thức so sánh trực tiếp
vấn đề tội phạm học của quốc gia này với một hoặc nhiều quốc gia khác nên
nhiều m à tội phạm học cho rằng đây không phải phương pháp nghiên cứu so
36 Xem: Gegory J. Howard, Greame Newman, and William Alex Pridemore, Theory, Method, and Data in
Comparatre Criminology, Sđd.,tr. 167.
37 Xem: Gegory J. Howard, Greame Newman, and William Alex Pridemore, Theory, Method, and Data ÚI
Comparati’e Criminology, Sđd., tr. 167 - 169.
38 Xem: Gegory J. Hovvard, Greame Newman, and William Alex Pridemore, Theory, Method, and Data in
Comparati'e Criminology, Sđd., tr. 167-168.

19



sánh của tội phạm học so sánh.39 Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu bằng
việc thực hiện phương pháp này, như kết quả nghiên cứu về tội phạm và hệ
thống tư pháp trong một quốc gia sẽ tạo cơ sở cho việc so sánh giữa các quốc
gia với nhau và đánh giá các vấn đề này trên phạm vi toàn thế giới. Hơn nữa, với
việc thực hiện phương pháp này nhà nghiên cứu có thể phân tích sâu được vấn
đề tội phạm học của quốc gia riêng lẻ trong bối cảnh của quốc gia hay của nền
văn hóa này. Cũng chính vì những lý do đó mà cũng nhiều nhà tội phạm học đã
thừa nhận nghiên cứu trường hợp là một phương pháp nghiên cứu của tội phạm
học so sánh.
Như vậy, phương pháp nghiên cứu trường hợp cũng có điểm chung với
phương pháp thứ nhất trong quan điểm phân loại thứ nhất là phương pháp so
sánh lịch sử, vì cùng là phương pháp nghiên cứu trong phạm vi một quốc gia.
Nhưng phương pháp so sánh lịch sử thể hiện nội dung so sánh rõ ràng, đó là so
sánh vấn đề tội phạm học trong các giai đoạn lịch sử khác nhau của một quốc
gia. Thừa nhận nghiên cứu trường họp là một phương pháp nghiên cứu của tội
phạm học so sánh theo quan điểm phân loại thứ ba này là hồn tồn thống nhất
với quan điểm phân loại thứ hai.
Tóm lại, ba quan điểm phân loại phương pháp nghiên cứu của tội phạm học
so sánh thể hiện ba cách phân loại khác nhau và tạo ra ba loại cơ cấu khác nhau
của các phương pháp nghiên cứu của tội phạm học so sánh. Tuy nhiên, điểm
chung xuyên suốt của cả ba loại quan điểm phân loại này là đều căn cứ vào quy
mơ quốc gia mà trong đó việc nghiên cứu của tội phạm học so sánh được thực
hiện. Cũng dựa vào quy mô quốc gia để xác định và phân loại các phương pháp
nghiên cứu của tội phạm học so sánh có thể hình thành hệ thống các phương
pháp nghiên cứu của tội phạm học so sánh như sau:

39 Xem: Beime and Hill, 1991

20



1. Phương pháp nghiên cứu trong phạm vi một quốc gia:
-

Phương pháp so sánh lịch sử;

-

Phương pháp nghiên cứu trường hợp.

2. Phương pháp nghiên cứu trong phạm vi hai quốc gia:
-

Phương pháp so sánh hiện tại trong hai xã hội;

-

Phương pháp nghiên cứu song song:
+ Phân tích chỉ số tội phạm/hệ thống tư pháp hình sự;
+ So sánh theo chủ đề;
+ Lặp lại một kiểu thực nghiệm.

3. Phương pháp nghiên cứu trong phạm vi đa quốc gia:
-

Phương pháp so sánh hiện tại trong nhiều xã hội;

-


Phương pháp nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô;

-

Phương pháp nghiên cứu ngang - quốc gia.

-

Phương pháp nghiên cứu vãn hóa - bối cảnh.

4. Phương pháp nghiên cứu trong phạm vi toàn cầu:
Phương pháp nghiên cứu xuyên quốc gia.
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỘI PHẠM HỌC
SO SÁNH
Để có cái nhìn tổng thể về lịch sử ra đời và phát triển của tội phạm học so
sánh, cần xác định rõ các tiêu chí mơ tả sự ra đời và phát triển của các nghiên
cứu thuộc loại này. Có thể hình thành hai hệ thống tiêu chí sau: (1) Bối cảnh lịch
sử và tác động của nó đến các nghiên cứu tội phạm học so sánh và (2) Các dạng
nghiên cứu tội phạm học so sánh trong lịch sử. Đây không phải là hai hệ thống
tiêu chí độc lập mà giữa chúng có mối liên hệ mật thiết. Chính bản thân các
dạng nghiên cứu tội phạm học so sánh cũng chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh lịch sử
nơi nó ra đời. Sự phát triển của tội phạm học so sánh không chỉ thể hiện ở sự


×