Tải bản đầy đủ (.pdf) (367 trang)

Nghiên cứu so sánh các quy định cơ bản của hiến pháp nước cộng hòa nhân dân trung hoa và hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.59 MB, 367 trang )

ỆỊHB


vÍÀ

$ị
ỊSS -£ 2 ..
ÍẼỖ •’
•iị;


1
3
3 :- ì
i


3 1
1 '

.

y


B ộ GIÁO DỤC VÀ Đ À O TẠO




BỘ TU PH Á P







TR Ư Ờ N G Đ Ạ I HỌC LU Ậ T HÀ NỘI








ĐÈ TÀI NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
M Ã SỐ: LH - 2015 - 404/Đ H L - HN

NGHIÊMjfeủ'ư SO SÁNH
CÁC QUY ĐỊN#IỀFfiẦ N CỦA HIÉN PHÁP
NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
VÀ HIỂN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRUNG TÂM THÒNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẦT HÀ NỘI
I PHỊNG DỌC — Ă

ẴÍ

CHỦ N H IỆM ĐẺ TÀI: ThS. PHẠM QUÝ Đ Ạ T
T H Ư KÝ ĐÈ TÀI: ThS. PH Ạ M M INH TR A N G


HÀ N Ộ
_____________________________


I -2 0 1 6

_______________________________________________._______


N H Ũ N G N G Ư Ờ I T H Ụ C H IỆ N Đ È T À I

TEN CHUYEN ĐE
TAC GIA
Lịch sử lập hiên Việt Nam và Trung ThS. Mai Thị Mai
Chuyên đề 1
ThS. Đậu Công Hiệp
Quốc
Khái quát vê đât nước và hoàn cảnh ra
ThS. Mai Thị Mai
đời của Hiến pháp Việt Nam và Hiến
Chuyên đề 2
ThS. Nguyễn Thu Trang
pháp Trung Quốc hiện hành
Hình thức, câu trúc, nội dung, tính hiệu
lực và thủ tục sửa đổi, bổ sung Hiến ThS. Nguyễn Thị Phương
Chuyên đề 3
pháp của Việt Nam và Trung Quốc
Quy định vê chê độ chính trị trong
ThS. Phạm Quỹ Đạt *

Chuyên đề 4
Hiển pháp Việt Nam và Trung Quốc
Chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội,
giáo dục, khoa học, công nghệ, môi
ThS. Thái Thị Thu Trang
Chuyên đề 5
trường trong Hiến pháp Trung Quốc và
Việt Nam nhìn từ góc độ so sánh.
Quy định vê chính thê trong Hiên pháp
ThS. Lại Thị Phương Thảo
Chuyên đề 6
Việt Nam và Trung Quốc
Quy định vê quyên con người, quyên
và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong ThS. Nguyễn Thị Phương
Chuyên đề 7
Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc
Quy định vê cơ quan tư pháp trong ThS. Phạm Quý Đạt
Chuyên đề 8
ThS. Phạm Minh Trang **
Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc
Quy định vê chính quyên địa phương
trong Hiến pháp Việt Nam và Trung ThS. Phạm Vĩnh Hà
Chuyên đề 9
Quốc
Quy định vê kiêm soát quyên lực Nhà
Chuyên đề 10 nước trong Hiển pháp Việt Nam và PGS.TS. Tơ Văn Hịa
Hiến pháp Trung Quốc
Cơ chê bảo hiên tại Trung Quôc trong
ThS. Trần Ngọc Định
Chuyên đề 11

nghiên cứu so sánh đối với Việt Nam
Ghi chú: * Chủ nhiệm đê tài
**Thư ký đề tài
STT


M ỤC LỤC

PHẦN MỎ ĐẦU

1

Tính cấp thiết của đề tài

1

Tình hình nghiên cứu đề tài

2

Mục đích nghiên cứu của đề tài

6

Nội dung nghiên cứu của đề tài

6

Phạm vi nghiên cứu của đề tài


7

Phương pháp nghiên cứu đề tài

8

Các kết quả nghiên cứu chủ yếu của đề tài

8

PHẦN TỎNG THUẬT VÈ VẤN ĐỀ NGHIÊN c ứ u

10

NHỮNG NỘI DƯNG KHÁI QUÁT LIÊN QUAN ĐẾN

10

HIẾN PHÁP TRUNG QUỐC VÀ HIẾN PHÁP VIỆT NAM
HIỆN HÀNH
NGHIÊN CỨU SO SÁNH NHỮNG QUY ĐỊNH c ơ BẢN

16

CỦA HIẾN PHÁP TRUNG QUỐC VÀ HIÊN PHÁP VIỆT
NAM HIỆN HÀNH
KẾT LUẬN

74


PHẦN CÁC CHUYÊN ĐÈ

76

Lịch sử lập hiến Việt Nam và Trung Quốc

76

Khái quát về đất nước và hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp Việt Nam

104

và Hiến pháp Trung Quốc hiện hành
Hình thức, cấu trúc, nội dung, tính hiệu lực và thủ tục sửa đổi, bổ

121

sung Hiến pháp của Việt Nam và Trung Quốc
Quy định về chế độ chính trị trong Hiến pháp Việt Nam và Trung
Quốc
Chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, cơng nghệ,
môi trường trong Hiến pháp Trung Quốc và Việt Nam nhìn từ góc
độ so sánh.
Quy định về chính thể trong Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc

142


Chuyên đề 7


Quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công

229

dân trong Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc
Chuyên đê 8

Quy định về cơ quan tư pháp trong Hiến pháp Việt Nam và Trung

247

Quốc
Chuyên đề 9

Quy định về chính quyền địa phương trong Hiến pháp Việt Nam và

276

Trung Quốc
Chuyên đề 10

Quy định về kiểm soát quyền lực Nhà nước trong Hiến pháp Việt

307

Nam và Hiến pháp Trung Quốc
Chuyên đề 11

Cơ chế bảo hiến tại Trung Quốc trong nghiên cứu so sánh đối với
Việt Nam


319


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong vài thập kỉ vừa qua, Việt Nam đã và đang tiến sâu vào quá trình hội
nhập quốc tế. Trên lộ trình mở rộng quan hệ giao lưu, họp tác trong nhiều lĩnh
vực đó, u cầu được đặt ra khơng chỉ đối với các cơ quan nhà nước, các doanh
nghiệp mà cả các nhà nghiên cứu khoa học pháp lí là mở mang tầm hiểu biết về
các hệ thống pháp luật trên thế giới mà trước hết là về các hệ thống pháp luật
trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã và đang vươn lên mạnh mẽ và
dần trở thành một trong những cường quốc hàng đầu trên thế giới về nhiều lĩnh
vực. Đi lên từ một quốc gia có lịch sử lập quốc lâu đời, Trung Quốc luôn là quốc
gia đi đầu trong nhiều lĩnh vực và ngày càng có nhiều ảnh hưởng đối với các
quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Đe có thể có được vị trí, vai trò
quan trọng như ngày nay trong quan hệ quốc tế, Trung Quốc có một hệ thống
pháp luật phát triển ở nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt là những văn bản quy
phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành và đã có những cải cách pháp lý
quan trọng trong thời gian gần đây, và đây có thể là những bài học kinh nghiệm
đáng quý. Việt Nam và Trung Quốc là hai hệ thống pháp luật có nhiều điểm
tương đồng và khác biệt xuất phát từ nhiều yếu tổ đặc biệt cần nghiên cứu và làm
rõ. Việc tìm hiểu và nắm vững về hệ thống pháp luật Trung Quốc đặc biệt là
Hiến pháp của Trung Quốc là điều cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh Đảng và
Nhà nước ta vừa hoàn thành xong việc ban hành một bản Hiến pháp mới, đẩy
mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân, vì mục tiêu dân chủ, cơng bằng, văn minh.
Hiến pháp là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản và có hiệu lực pháp lý cao nhất

trong hệ thống các văn bản pháp luật quốc gia. Hiến pháp chứa đựng những nội
1


dung cơ bản nhất về chế độ chính trị, hình thức nhà nước, hình thức chính thể, tổ
chức bộ máy nhà nước, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà
nước... để qua đó phản ảnh việc tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước đó
như thế nào. Cơ quan nhà nước các cấp, tổ chức chính trị lãnh đạo, tổ chức
quyền lực và thực hiện quyền lực nhà nước như thế nào để có thể vừa đảm bảo
tính pháp lý, tính hiệu quả, tính thống nhất, hợp lý là một câu hỏi chúng ta đang
đi tìm câu trả lời trong mơ hình nhà nước Trung Quốc giai đoạn hiện nay và so
với Việt Nam có những điểm tương đồng và khác biệt nào. Việc tìm hiểu, so
sánh Hiến pháp của Việt Nam và Trung Quốc là một yêu cầu cần thiết, đặt nền
móng cho những nghiên cứu so sánh chuyên sâu về các lĩnh vực pháp lý của Việt
Nam và Trung Quốc nói riêng và giữa Việt Nam và các nước trên thế giới nói
chung.
Đe đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập về các hệ thống
pháp luật trên thế giới, đặc biệt là về hệ thống pháp luật Trung Quốc, việc lựa
chọn đề tài “Nghiên cứu so sánh các quy định cơ bản của Hiến pháp nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Hỉến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu khoa học, qua đó hình thành tài liệu
tham khảo chính thức nghiên cứu về hệ thống pháp luật Trung Quốc là một việc
làm thiết thực và cấp bách.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các vấn đề pháp lý giữa Việt Nam và Trung Quốc đặc biệt có liên quan
đến hiến pháp của hai quốc gia đã được rất nhiều học giả trong và ngồi nước
thực hiện để phục vụ mục đích nghiên cứu, học tập, giảng dạy.
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước


2


Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến pháp luật nói chung và
hiến pháp nói riêng của Việt Nam và Trung Quốc đã từng được công bố dưới
dạng sách như:
1. Confucian Constitutionalism in East Asia / Bui Ngoe Son, Fỉrst published
2016 by Routledge
Cơng trình này trình bày về sự ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa hợp
hiến của các bản hiến pháp phương Tây tác động đển các bản hiến pháp phương
Đông mà cụ thể là hiến pháp của các quốc gia khu vực Đơng Á đó là Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan và có cả những nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc và
Việt Nam. Tuy nhiên, bất chấp khả năng áp dụng phổ quát cáo buộc của chủ
nghĩa hợp hiến phương Tây, sự thành công của bất kỳ hệ thống hiến pháp phụ
thuộc một phần vào các giá trị vãn hóa, phong tục và truyền thống của đất nước
vào đó hệ thống hiến pháp được trồng. Cuốn sách này giải thích cách các giá trị,
phong tục và truyền thống của các nước Đông Á là Nho giáo, và thảo luận về
cách thức này có liên quan đến thực hành hiến pháp trong khu vực. Cuốn sách
trình bày cách hiến pháp đã được phát triển ờ Đơng Á trong thời gian dài, xem
xét cơng trình học thuật khác nhau về sự thuận lợi hay khó khăn trong việc cụ
thể hóa cũng như ảnh hưởng của chủ nghĩa họp hiến phương Tây vào nước có
truyền thống Nho giáo là như thế nào, và xem xét triển vọng hội nhập trong
tương lai. Những nghiên cứu này tiếp cận một khía cạnh khác về hiến pháp trong
đó có hiến pháp của Việt Nam và Trung Quốc.
2. Legal reforms in China and Vietnam: a comparison o f Asian communist
regimes / John Gillespie and Albert H. Y. Chen.
Tác phẩm này cung cấp một đánh giá toàn diện, so sánh về phát triển pháp
lý ở Trung Quốc và Việt Nam, tìm hiểu sự giống và khác nhau, và đưa ra câu hỏi
quan trọng như: Có một mơ hình đặc biệt đang diễn ra Trung Quốc, đó có phải là
hình mẫu ở khu vực Đơng Á khơng? Nếu vậy, nó có thể được linh hoạt áp dụng

3


cho điều kiện kinh tể xã hội ở các nước khác nhau? Nếu nó khơng thể được áp
dụng cho một quốc gia về văn hóa và chính trị tương tự như Việt Nam, và mơ
hình đó sẽ ảnh hưởng đến những nơi khác trên thế giới như thế nào? Tác phẩm
nghiên cứu những cải cách tư pháp ở Trung Quốc và Việt Nam, nêu bật những
yếu tố có khả năng thúc đẩy, thay đổi hoặc chống lại sự ảnh hưởng của mơ hình
Trung Quốc. Như vậy tác phầm này lại tập trung nghiên cứu sự phát triển của
hoạt động lập pháp của Trung Quốc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế và có nên
nhân rộng mơ hình này ra thế giới hay không và liệu Việt Nam với những điều
kiện tương tự có dễ dàng chịu ảnh hưởng hay tiếp nhận mơ hình của Trung Quốc
hay khơng.
3. Asian socỉalỉsm and legal change: the dynamics o f Vietnamese and Chinese
reform / John Gỉllespie and Pip Nicholson, First edition 2005 by A N U E press
and Asia Pacific Press.
Tác phẩm nói về những thay đổi về pháp luật dẫn đến những thay đổi về
kinh tế ở Trung Quốc và Việt Nam, hai trong số những quốc gia có nền kinh tế
đang chuyển đổi cũng được coi là hình mẫu trên thế giới. Ảnh hưởng bởi chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa họp hiến phương Tây, Nho giáo, quá trình hội nhập, nhu
cầu và yêu cầu nội tại trong nước buộc Trung Quốc và Việt Nam đã phải có
những cải cách pháp luật sao cho phù họp và đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Tác
phầm đi sâu phân tích các khía cạnh ảnh hưởng và kết quả của cải cách pháp luật
đối với kinh tể, không đi sâu nghiên cứu hay so sánh các khía cạnh hiến pháp của
Việt Nam và Trung Quốc.
Bên cạnh đó cịn nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học khác của nhiều
học giả trên thế giới có nghiên cứu đến hệ thống pháp luật Việt Nam và Trung
Quốc nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu chun sâu các nội dung của
hiển pháp với ý nghĩa là sản phầm đầu tiên của cải cách pháp lý ở hai quốc gia.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

4


Nghiên cứu về một đạo luật cụ thể và nghiên cứu so sánh giữa các quốc
gia với nhau như Việt Nam và Trung Quốc cho đến nay rất ít được các học giả
quan tâm và nghiên cứu. Các cơng trình nghiên cứu về Hiến pháp và là nhũng
cơng trình nghiên cứu so sánh cũng đã được thực hiện bởi các học giả chuyên
sâu trong lĩnh vực Hiến pháp. Có thể lấy một vài ví dụ:
- Chế độ bầu cử của một số nước trên thế giới của TS. Vũ Hồng Anh,
NXB. Chính trị quốc gia năm 1997;
- Lịch sử lập hiến Việt Nam của GS.TS Thái Vĩnh Thắng, NXB. Chính trị
quốc gia năm 1997;
- Tố chức và hoạt động của Chính phủ một số nước trên thế giới của TS.
Vũ Hồng Anh, NXB Chính trị quốc gia năm 1997;
- Luật Hiến pháp của các nước Tư bản, GS. TS Nguyễn Đăng Dung;
- Nghiên cứu so sánh các vấn đề cơ bản của Hiến pháp các quốc gia
Asean do TS. Tô Văn Hòa thực hiện năm 2012.
- “Nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm cải cách của Viện Kiểm sát Trung
Quốc phù hợp với điều kiện cụ thể của Viện Kiểm Sát Việt Nam ”, Ngô Quang
Liễn - Kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, số 9/2006, Ừ40-45.
- “Tổng quan quy định về Viện kiểm sát trong Hiến pháp Trung Q uốc”,
Lại Thị Thu Hà - Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, sổ 9/2012, tr59-60.
- “Nghiên cứu so sánh chỉnh sách dân tộc của Trung Quốc và Việt Nam
thời hiện đại ”, Luận án tiến sỹ Dân tộc học của Đằng Thành Đạt, ĐH Khoa học
xã hội và nhân văn năm 2007.
- “So sánh các quy định về văn hóa, giáo dục, khoa học trong hiến pháp
Trung Quốc và hiến pháp một số nước Đông Nam Á —Những kinh nghiêm có thể
tiép thu ” —Đại học Kiểm sát1.

^ i n k đăng nhập tham khảo 19/583


5


Các cơng trình nghiên cứu khoa học nói trên được thực hiện đi theo hướng
nghiên cứu các nội dung cơ bản của các vấn đề cụ thể như bầu cử, chính phủ,
viện kiểm sát.... trong hiến pháp Trung Quốc với hiến pháp các quốc gia khác
trong đó có hiển pháp Việt Nam chứ chưa đặt trong một cơng trình nghiên cứu
tổng thể các vấn đề trong hiến pháp của Việt Nam và hiến pháp Trung Quốc.
Những cơng trình nghiên cứu về Hiến pháp của nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa cũng được các học giả thực hiện khá nhiều trên thực tế theo từng chủ
đề hoặc nhóm chủ đề nghiên cứu nhưng mục đích là muốn giới thiệu về những
khía cạnh cơ bản của Hiến pháp Trung Quốc chứ chưa có những nghiên cứu so
sánh với Hiến pháp Việt Nam. Do vậy, đây là một đề tài có tính mới trong q
trình thực hiện.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ vị trí, vai trị của Hiến pháp trong đời sống khoa học pháp lý và
thực tiễn cuộc sống.
- Tiếp cận xu hướng thay đổi và phương pháp xây dựng các quy phạm
pháp luật nói chung và những quy phạm hiến pháp nói riêng dựa trên nền tảng
“cải cách pháp luật có thành cơng, tác động đến nền kinh tế mới có thể phát triển
bền vững.”
- Làm rõ sự tương đồng và khác biệt điển hình giữa các quy định của hiến
pháp Trung Quốc và Việt Nam, trong đó có cả những vấn đề như hồn cảnh ra
đời và lịch sử lập hiến.
- Cung cấp nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học
tập của mơn Luật Hiến pháp, Luật Hiến pháp nước ngồi, Luật so sánh tại trường
ĐH Luật Hà Nội.


4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
6


Đe tài được triển khai nghiên cứu theo hai nhóm nội dung lớn sau:
Phần một: Nội dung khái quát
Nghiên cứu về lịch sử lập hiến của Việt Nam và Trung Quốc.
Nghiên cứu khái quát về đất nước và hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp Việt
Nam và Hiến pháp Trung Quốc hiện hành.
So sánh và đánh giá những quy định về hình thức, cấu trúc nội dung, tính
hiệu lực và thủ tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp của Việt Nam và Trung Quốc.
Phần hai: Nội dung cụ thể
So sánh và đánh giá những quy định về chế độ Chính trị trong Hiến pháp
Việt Nam và Trung Quốc.
So sánh và đánh giá những quy định về chính sách kinh tế, văn hóa, xã
hội, giáo dục, khoa học, cơng nghệ, mơi trường trong Hiến pháp Việt Nam và
Trung Quốc.
So sánh và đánh giá những quy định về chính thể trong Hiến pháp Việt
Nam và Trung Quốc.
So sảnh và đánh giá những quy định về Quyền con người, Quyền và nghĩa
vụ cơ bản của Công dân trong Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc hiện hành.
So sánh và đánh giá những quy định về cơ quan tư pháp trong Hiến pháp
Việt Nam và Trung Quốc.
So sánh và đánh giá những quy định về chính quyền địa phương trong
Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc.
So sánh và đánh giá những quy định về kiểm soát quyền lực nhà nước
trong Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc.
So sánh và đánh giá những quy định về cơ chế bảo vệ Hiến pháp trong
Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc.


5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
7


Đê tài nghiên cứu so sánh các quy định cơ bản của hai bản Hiến pháp hiện
hành của 2 quốc gia:
- Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hiến pháp năm 1982, sửa đổi bổ sung năm 2004 của nước Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa.
Trong q trình nghiên cứu, có thể sử dụng nội dung của các bản hiến
pháp đã từng tồn tại trong lịch sử lập hiến của Việt Nam và Trung Quốc và các
tài liệu có liên quan đến hai hệ thống pháp luật Việt Nam và Trung Quốc để làm
nổi bật và chi tiết những quy định và chế định trong nội dung nghiên cứu.

6. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, đề tài sử dụng các
phương pháp nghiên cứu: Phân tích - tổng họp, phương pháp lịch sử, đặc biệt có
sử dụng phương pháp so sánh để thực hiện các nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
của để tài.
Với phương pháp đặc thù của luật So sánh và phương pháp so sánh luật
học, đề tài phải thực hiện nghiên cứu chuyên sâu các quy định cơ bản của Hiến
pháp Việt Nam và Trung Quốc, qua đó tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt;
đồng thời lý giải nguyên nhân của sự tương đồng khác biệt đó rồi đưa ra những
đánh giá, kết luận có chất lượng tham khảo đáp ứng được mục đích và nhiệm vụ
nghiên cửu.

7. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu của đề tài
Nhóm chuyên đề thứ nhất:
Chuyên đề 1: Lịch sử lập hiến của Việt Nam và Trung Quốc.
Chuyên đề 2: Khái quát về đất nước và hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp Việt

Nam và Hiến pháp Trung Quốc hiện hành.
8


Chun đề 3: Hình thức, cấu trúc nội dung, tính hiệu lực và thủ tục sửa đổi, bổ
sung Hiến pháp của Việt Nam và Trung Quốc.
Nhóm chuyên đề thứ hai:
Chuyên đề 4: Quy định về chế độ Chính trị trong Hiến pháp Việt Nam và Trung
Quốc.
Chuyên đề 5: Quy định về chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa
học, công nghệ, môi trường trong Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc.
Chuyên đề 6: Quy định về chính thể trong Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc.
Chuyên đề 7: Quy định về Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của
Công dân trong Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc hiện hành.
Chuyên đề 8: Quy định về cơ quan tư pháp trong Hiến pháp Việt Nam và Trung
Quốc.
Chuyên đề 9: Quy định về chính quyền địa phương trong Hiến pháp Việt Nam và
Trung Quốc.
Chuyên đề 10: Quy định về kiểm soát quyền lực nhà nước trong Hiến pháp Việt
Nam và Trung Quốc.
Chuyên đề 11: Quy định về cơ chế bảo vệ Hiến pháp trong Hiến pháp Việt Nam
và Trung Quốc.

9


PHẦN TỎNG THUẬT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN c ứ u
A. NHŨNG NỘI DUNG KHÁI QUÁT LIÊN QUAN ĐẾN HIẾN PHÁP
TRUNG QƯÓC VÀ HIÉN PHÁP VIỆT NAM HIỆN HÀNH


I. Lịch sử lập hiến của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nếu so sánh với lịch sử của chủ nghĩa lập hiến thế giới với hàng trăm năm
hình thành và phát triển, Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn là hai quốc gia có
nền lập hiến khá non trẻ. Điều này bắt nguồn từ lý do hết sức tự nhiên vì ngày
lập quốc (với tư cách là một quốc gia độc lập và dân chủ, có chủ quyền và tồn
vẹn lãnh thổ) của Việt Nam và Trung Quốc cũng mới chỉ chưa đến 100 năm. Và
với lịch sử hình thành và phát triển của mình thì Việt Nam và Trung Quốc mới
chỉ thực sự tiếp nhận đề cập đến vấn đề về Hiến pháp và lịch sử lập hiến trong
thời gian tương ứng. Mặt khác, cùng nằm trong quỹ đạo của hệ thống xã hội chủ
nghĩa, hai quốc gia này có rất nhiều điểm chung trong lịch sử lập hiến. Trong
phạm vi chuyên đề này, chúng tơi trình bày một số nội dung lớn như sau:
Đầu tiên là về lịch sử lập hiến Việt Nam. Sự xuất hiện chủ nghĩa lập hiến
ở Việt Nam diễn ra khá sớm so với sự ra đời của bản hiến pháp đầu tiên. Cùng
với quá trình khai thác thuộc địa và khai hoá văn minh, những tư tưởng lập hiến
Tây phương đã du nhập ở tầm mức nhất định vào trong đời sống pháp luật Việt
Nam. Từ năm 1946, sau khi nước cộng hoà non trẻ ra đời cho đến nay, Việt Nam
đã chứng kiến sự tồn tại của 5 bản hiến pháp, với những ý nghĩa lịch sử khác
nhau. Sự phát triển của chủ nghĩa lập hiến ở Việt Nam gắn liền với quá trình xây
dựng và phát triển đất nước, phản ánh bối cảnh lịch sử của mỗi thời kỳ.
Tiếp theo là về lịch sử lập hiển Trung Quốc. Lịch sử ghi nhận 4 bản Hiến
pháp của Trung Quốc kế tiếp nhau ra đời trong những giai đoạn lịch sử cam go
của dân tộc này. Trong đó mỗi văn bản lại mang những sắc thái lịch sử khác
10


nhau, nhưng xuyên suốt đều thể hiện những quan điểm cơ bản của Đảng và nhà
nước Trung Quốc trong lãnh đạo đất nước.
Cuối cùng, thông qua những dẫn giải về lịch sử lập hiến Việt Nam và
Trung Quốc, dưới cái nhìn so sánh, chúng ta thấy được: khác với tư tưởng lập

hiến phương Tây, nơi đề cao quyền con người, những giá trị lập hiến được bảo
tồn và phản ánh một cách rõ ràng trong hiến pháp, lịch sử lập hiến Việt Nam và
Trung Quốc cho thấy sự trường tồn của hiến pháp ở hai nước này không thực sự
được thể hiện như ở Tây phương. Điển hình là Hiến pháp Mỹ 1787 đã có hơn hai
trăm năm lịch sử trong khi chỉ vài chục năm mà Trung Quốc và Việt Nam đã
thay đổi khá nhiều các bản Hiến pháp. Ngun nhân đó chính là do hiến pháp ở
Việt Nam và Trung Quốc mang nặng tính chính trị, chỉ nhằm mục đích phản ánh
những mục đích lịch sử nên khi bối cảnh xã hội thay đổi thì hiến pháp cũng bị
thay thế. Trong khi đó, ở phương Tây, hiến pháp là văn bản phản ánh tinh thần
lập hiến vĩnh cửu nên rất ít khi thay đổi.
Nhìn chung, lịch sử lập hiến Việt Nam và Trung Quốc đã để lại nhiều bài
học cho chúng ta. Đó chính là sự phản ánh của tính tương đồng văn hố và lịch
sử của hai đất nước này.

II. Hồn cảnh ra địi Hiến pháp năm 1982 của Trung Quốc và Hiến pháp
năm 2013 của Viêt Nam
Hai bản hiến pháp hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam 2013 và Hiến pháp của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa 1982, đều là những
bản hiến pháp được xây dựng (hoặc sửa đổi, bổ sung) trong bối cảnh xu hướng
phát triển dân chủ trên thế giới ngày càng được nhấn mạnh và coi trọng. Cả hai
bản hiển pháp đều là những những cơ sở pháp lý quan trọng định hướng cho quá
trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở cả hai quốc gia này.
Nếu như bản Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
11


2013 được đánh giá là bản hiến pháp được xây dụng trong bối cảnh Đại hội đảng
tồn quốc khố XI (2011) đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1991. Với mục tiêu tổng quát
là “xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc

thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở
thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.” Đây là bản
hiến pháp mới nếu như khơng muốn nói là trên thực tế Việt Nam mới đang trên
con đường bước những bước đầu tiên trong quá trình triển khai việc áp dụng và
hiện thực hoá những quy định của Hiến pháp 2013.
Với những chủ trương mới mà Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra, cũng
như những sửa đổi, bổ sung của Cương lĩnh xây dựng đất nước (1991) đòi hỏi
phải tiến hành sửa đổi Hiến pháp để thể chế hóa, tạo cơ sở hiến định đẩy mạnh
các cuộc cải cách cho phù hợp với tình hình mới. Theo đó, nếu như trước đây
chúng ta ưu tiên phát triển kinh tế, từng bước đổi mới chính trị thì nay đặt vấn đề
đổi mới chính trị và kinh tế đồng bộ. Do đó, lần nay chúng ta sửa đổi Hiến pháp
để đối mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế, tạo tiền đề chính trị cho phát
triển kinh tế. Hơn thế nữa, với lịch sử lập hiến lâu dài cho phép chúng ta nhận
thức mới về Hiến pháp, đổi mới tư duy về Hiến pháp.
Có thể nói, Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua với việc bổ sung
những điểm mới quan trọng, đã thể hiện quan điểm đổi mới cũng như quyết tâm
chính trị của Đảng, Nhà nước ta trong việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo đảm sự đồng bộ cả về kinh tế và chính
trị, xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân,
hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt
hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo
vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế... Hiến pháp nước Cộng hịa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2014.
12


Trong khi đó, bản hiến pháp 1982 của Cộng hồ nhân dân Trung hoa lại là
bản hiến pháp có tuổi thọ trên ba mươi năm. Vì vậy, để khơng lỗi thời và phù
họp với các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh cũng như những định hướng của
Nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc, bản Hiến pháp này đã trải qua bốn

lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1988, 1993, 1999 và lần gần đây nhất là 2004.
Bản hiến pháp này cũng được đánh giá là bản Hiến pháp tốt nhất của Trung
Quốc kể từ ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đến nay.
Mặc dù phải thừa nhận rằng, bất cứ bản Hiến pháp nào cũng có thể mơ tả
như là sản phẩm của thời đại nhưng bản Hiến pháp ] 982 lại có phần đặc biệt hơn
khi trước đó, trong vịng chưa đầy 10 năm đã có hai bản Hiến pháp được ban
hành (Hiến pháp năm 1975 và Hiển pháp năm 1978). Đó cũng là kết quả của sự
thay đổi lớn về nhân sự trong hệ thống chính trị của Trung Quốc.
Ngày 4 tháng 12 năm 1982, tại phiên họp thứ năm của Đại biểu Nhân dân
toàn quốc Trung Quốc lần thứ năm, 3.040 đại biểu NPC đã bỏ phiếu kín để
thơng qua Hiến pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc với kết quả 3.037
phiếu thuận và 03 phiếu chống. Sự kiện này là một cột mốc quan trọng trong lịch
sử lập hiến Trung Quốc. Đây cũng chính là bản Hiến pháp hiện hành của nước
Cộng hòa nhân dân Trung Quốc. Như vậy, Hiến pháp 1982 được hình thành sau
hơn hai năm soạn thảo (từ tháng 9 năm 1980). Trong quá trình soạn thảo, bản
Hiến pháp này đã được lấy ý kiến đóng góp cơng khai trong rộng rãi quần chúng.
Sinh ra trong giai đoạn đầu của cải cách và mở cửa, hiện đại hóa xã hội chủ
nghĩa, Hiến pháp năm 1982 với một cái nhìn mới ở phía trước của quần chúng.
Hiến pháp 1982 được ra đời trong giai đoạn đầu của thời kì cải cách và mở cửa,
hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, được đánh giá là đem lại nhiều kỳ vọng cho toàn
thể nhân dân Trung Hoa bấy giờ.
Với 4 lần sửa đổi nhằm thích ứng kịp thời với quá trình cải cách và tình
hình mở cửa của đất nước, lần sửa đổi gần đây nhất của Hiến pháp Cộng hoà
13


nhân dân Trung hoa 1982 là năm 2004. Thời điểm này, nền kinh tế của Trung
Quốc được đánh giá là phát triển nhanh và vượt bậc. Ngày 03/01/2004, Quốc vụ
viện Trung Quốc đưa ra “M ột số ỷ kiến về thúc đẩy thị trường tư bản cải cách
mở cửa và phát triển ổn định


trong đó chỉ rõ sự phát triển tư hữu hóa tài sản có

ý nghĩa quan trọng với việc thực hiện mục tiêu chiến lược nền kinh tế quốc dân.
Vì vậy, ngày 14/03/2004, tại phiên họp thứ 2, Quốc vụ viện khóa 10 đã xem xét
và thơng qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần thứ 4 với những nội dung mới như:
tài sản tư hữu hợp pháp của công dân không được xâm phạm và Nhà nước tôn
trọng và bảo vệ nhân quyền. Nội dung lần sửa đổi này góp phần thể hiện một
cách rõ ràng quan điểm của Nhà nước Trung Quốc hướng tới việc nâng cao dân
chủ, tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của con người và của cơng dân.

III. Hình thức, cấu trúc, nội dung, tính hiệu lực và thủ tục sửa đổi, bổ sung
Hiến pháp của Việt Nam và Trung Quốc
Trong bất kì một nhà nước dân chủ, pháp quyền nào thì hiến pháp bao giờ
cũng giữ vị trí, vai trị là đạo luật (luật) cơ bản cho dù đó là bản hiến pháp thành
văn hay hiến pháp không thành văn, hiến pháp cổ điển hay hiến pháp hiện đại,
hiến pháp cương tính hay hiến pháp nhu tính... Hiến pháp Việt Nam và Hiến
pháp Trung quốc cũng khơng nằm ngồi quy luật này.
Một nhà nước có hiến pháp là nhà nước dân chủ. Hiến pháp là biểu hiện
của một nền dân chủ vì hiến pháp chỉ xuất hiện trong một nhà nước mà ở đó
nhân dân là chủ thể, là nguồn gốc tối cao của quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà
nước đều thuộc về nhân dân (hoặc xuất phát từ nhân dân). Là chủ thể của quyền
lực nhà nước, nhân dân có quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, quyết
định các chính sách, pháp luật của Nhà nước trong đó có việc làm hiến pháp.
Tuy nhiên mức độ dân chủ của bản hiến pháp giữa các nhà nước có khác nhau
hay thậm chí trong một nhà nước ở những thời điểm khác nhau thì cũng có sự
14


khác nhau. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố như hình thức, cấu trúc, nội dung,

tính hiệu lực và thủ tục sửa đôi, bô sung Hiến pháp. Bài viết tìm hiêu, so sánh về
hình thức, cấu trúc, nội dung, tính hiệu lực và thủ tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp
của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và Hiến pháp Trung Quốc 1982 sửa đổi năm
2004.

về hình thức, cấu trúc
Hiến pháp Việt Nam 2013 và Hiến pháp Trung Quốc năm 1982 sửa đổi
năm 2004 có những nét tương đồng vì đều là bản hiến pháp thành văn, mang tính
chất là Hiến pháp xã hội chủ nghĩa, có cấu trúc gồm Lời nói đầu, nội dung. Tuy
nhiên Hiến pháp Việt Nam 2013 cịn có điều khoản chuyển tiếp.

về nội dung
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và Hiến pháp Trưng Quốc năm 1982 sửa
đổi năm 2004 đều ghi nhận những vấn đề cơ bản, quan trọng của nhà nước và xã
hội về chính trị, kinh tế- xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi
trường, quyền con người, quyền cơng dân, bộ máy nhà nước. Tuy nhiên tiêu chí
để phân chia thành các chương của hiến pháp thì có sự khác nhau giữa hai bản
hiến pháp này. Tiêu chí để phân chia các chương trong Hiến pháp Trung Quốc
năm 1982 sửa đổi năm 2004 khái quát hơn trong khi Hiến pháp Việt Nam năm
2013 lại quá cụ thể.
Xét về yếu tố dân chủ, tính hội nhập quốc tế của hiến pháp thì Hiến pháp
Việt Nam năm 2013 có nhiều điểm tiến bộ hơn Hiến pháp Trung Quốc năm 1982
sửa đổi năm 2004. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 khẳng định “Ở nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính
trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đươc cơng nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm
theo Hiến pháp và pháp luật” và “Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị
hạn chế theo quy định của luật trong các trường hợp cần thiết vì lí do quốc
phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng
15



đồng” (Điều 14 khoản 2). Dựa trên nền tảng của nguyên tắc này, Hiến pháp đã
bố sung rất nhiều quyền con người, quyền cơng dân như mọi người có quyền
sống (Điều 19), mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí
mật cá nhân (Điều 21), người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi
được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tịa án đã có
hiệu lực pháp luật (Điều 31).....
v ề tính hiệu /ực, thủ tục sửa đổi, bổ sung hiến pháp
Theo truyền thống lập hiến của Việt Nam thì vấn đề hiệu lực của Hiến
pháp và việc sửa đổi Hiến pháp bao giờ cũng được quy định trong một chương.
Điều này cho thấy ý nghĩa quan trọng của vấn đề. Trong khi vấn đề này không
được quy định thành một chương trong Hiến pháp Trung Quốc năm 1982 sửa đổi
năm 2004 mà nằm ở nhiều điều khoản. Chủ thể có quyền đề nghị Quốc hội sửa
đổi hiến pháp trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng rộng hơn so với Hiến
pháp Trung Quốc năm 1982 sửa đổi năm 2004. Điều đó cho thấy trách nhiệm
tuân thủ, bảo vệ hiến pháp là của tất cả các cơ quan nhà nước và toàn thể Nhân
dân, đồng thời chú trọng đề cao dân chủ trong hoạt động lập hiến.

B.

NGHIÊN CỨU SO SÁNH NHỮNG QUY ĐỊNH c ơ BẢN CỦA

HIÉN PHÁP TRUNG QUỐC VÀ HIÉN PHÁP VIỆT NAM HIỆN HÀNH

I. CHỂ Đ ộ• CHÍNH TRỊ• TRONG HIẾN PHÁP CỦA VIỆT
• NAM VÀ
TRUNG QUỐC
1. Chế độ chính trị trong Hiến pháp Trung Quốc
Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa là nước xã hội chủ nghĩa do giai cấp
công nhân lãnh đạo, liên minh công nông làm cơ sở, chuyên chính dân chủ nhân

dân. Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ căn bản của Nước cộng hoà nhân dân
Trang Hoa.
16


Hiên pháp là pháp luật căn bản của một quốc gia, quy định những nội
dung quan trọng: nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội và chế độ nhà nước,
nguyên tắc cơ bản tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của cơng dân. Có hiến pháp cịn quy định quốc kỳ, quốc ca,
quốc huy, thủ đô cũng như các chế độ khác mà giai cấp thống trị là quan trọng ,
liên quan tới các mặt của đời sống nhà nước. Hiến pháp có hiệu lực pháp luật tối
cao, là nền tảng dự thảo các pháp luật khác. Mọi pháp luật, pháp quy đều không
thể đối lập với Hiến pháp.
Cương lĩnh cộng đồng Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung
Quốc được ban bố trước khi Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập vừa
là cương lĩnh của Mặt trận thống nhất dân chủ nhân dân Trung Quốc, vừa có vai
trị Hiến pháp lâm thời. Cương lĩnh cộng đồng được thơng qua tại Hội nghị tồn
thể lần thứ nhất Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, được ban
bổ vào ngày 29 tháng 9 năm 1949, đóng vai trò Hiến pháp lâm thời trước khi ban
bố Hiến pháp Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1954.
Sau khi Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập ngày 1-10 năm
1949, lần lượt soạn thảo và ban bố 4 bơản Hiến pháp Nước cộng hồ nhân dân
Trung Hoa vào năm 1954, năm 1975, năm 1978 và năm 1982.
Bản Hiến pháp thứ tư tức Hiến pháp hiện hành được thông qua và công bố
hội nghị lần thứ 5 Quốc hội khóa 5 diễn ra ngày 4-12 năm 1982. Bản Hiến pháp
này kế thừa và phát triển nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp năm 1954, rút kinh
nghiệm phát triển chủ nghĩa xã hội Trung Quốc và thu hút kinh nghiệm quốc tế,
là bộ pháp luật căn bản mang đặc sắc Trung Quốc và đáp ứng yêu cầu xây dựng
hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc. Hiến pháp này quy định rõ ràng chế
độ chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức và phạm vi

quyền hạn của các cơ quan nhà nước, nhiệm vụ căn bản của nhà nước sau này
V ...

V

Đặc điểm căn bản là quy định chế độ căn bản và nhiệm vụ căn bản của Trung
TRUNG TÂM THƠNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC

PHỊNG 0OC _ _

_

17
\ NỘI


Quốc, xác định 4 nguyên tắc cơ bản và phương châm cơ bản của công cuộc cải
cách mở cửa. Hiến pháp quy định, nhân dân các dân tộc và mọi tổ chức trong cả
nước đều phải lấy Hiển pháp làm chuẩn tắc hoạt động căn bản, bất cứ tổ chức
hoặc cá nhân nào cũng khơng có đặc quyền vượt qua Hiến pháp và các đạo luật
khác.
Vị trí chế độ chính trị của Trung Quốc được ghi nhận trong Hiến pháp
nằm tại chương I Các nguyên tắc chung, từ điều 1 đến điều 5. Những vấn đề
chung nhất về chế độ chính trị của Trung Quốc đã được trình bày cụ thể và ngắn
gọn, với những nội dung sau đây:
- Hình thức chính thể và chế độ xã hội được ghi nhận cụ thể ngay trong
điều 1 của Hiến pháp. Trung Quốc xác định, nhà nước đi theo hình thức Cộng
hịa nhân dân, chế độ chính trị là chế độ dân chủ và hướng đến mục tiêu là xây
dựng một nhà nước chủ nghĩa xã hội. Nhân dân với nền tảng là liên minh công

nhân , nông dân và dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
- v ề quyền lực nhà nước và tổ chức quyền lực nhà nước, Hiến pháp quy
định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và quyền lực nhà nước được
nhân thực hiện và giám sát thông qua các chủ thể đại diện cho mình đó là Đại
hội đại biểu nhân dân toàn quốc và đại hội đại biểu nhân dân các cấp ở địa
phương (Điều 2).
Chê độ đại hội đại biểu nhân dân (quốc hội) là chế độ chính trị căn bản
của Trung Quốc, là hình thức tổ chức chính trị của nền chuyên chính dân chủ
nhân dân Trung Quốc, là quốc thể của Trung Quốc. Khác với nghị viện dưới thể
chế Ba quyền đối lập, Quốc hội là cơ quan quyền lợi nhà nước tối cao được Hiến
pháp Trung Quốc xác lập. Phàm là cơng dân Trung Quốc trịn 18 tuổi , đều có
quyền bầu cử và được bầu cử làm đại biểu quốc hội. Ở Trung Quốc, đại biểu
quốc hội cấp xã và huyện được nhân dân trực tiếp bầu ra, đại biếu quốc hội các
cấp khác được nhân dân bầu cử gián tiếp, Quốc hội do đại biểu các tỉnh, khu tự
18


trị và quân đội cấu thành. Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 5
năm, mỗi năm tổ chức một cuộc họp đại biểu toàn thể .
Trong các kỳ họp hàng năm của Quốc hội, đại biểu quốc hội lắng nghe,
thâm xét và đưa ra nghị quyêt tương ứng đơi với Báo cáo cơng tác chính phủ và
những bản báo cáo quan trọng khác. Trong thời gian hội nghị bế mạc, ủ y ban
thường vụ quốc hội— cơ quan thường trực của quốc hội và hội đồng nhân dân
các cấp thi hành quyền hạn do Quốc hội giao cho: giải thích Hiến pháp, giám sát
thực thi Hiến pháp, dự thảo và sửa đổi các đạo luật ngoài các đạo luật do Quốc
hội phụ trách ấn định, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước nhân dân toàn
quốc, v.v...
Quyền hạn cơ bản của Quốc hội Trung Quốc bao gồm quyền lập pháp,
quyền giám sát, quyền quyết định vấn đề trọng đại cũng như những quyền bổ
nhiệm và bãi nhiệm V V...Ở Trung Quốc, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đất nước trong một thời gian đã trở thành quyết sách quan trọng thúc đẩy

xã hội Trung Quốc phát triển, nhưng những kế hoạch này chỉ sau khi thông qua
Quốc hội phê chuẩn mới có hiệu lực pháp luật. Pháp luật Trung Quốc quy định,
những nhà lãnh đạo chủ yếu của Trung Quốc như chủ tịch nước, chủ tịch quốc
hội V V... được đại biểu quốc hội bầu ra. Thủ tướng quốc vụ viện, các bộ trưởng
do Quốc hội bổ nhiệm. Quốc hội có thể thơng qua trình tự nhất định bãi nhiệm
các nhà lãnh đạo quốc gia được bầu hoặc được quyết định như: chủ tịch quốc
hội, chủ tịch nước, thủ tướng quốc vụ viện V V...
-

Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước từ trung

ương tới địa phương được Hiến pháp xác định rõ, định hướng cho hoạt động của
các cơ quan này nói riêng và cho việc thực hiện quyền lực nhà nước đảm bảo lợi
ích cua nhân dân nói chung (Điều 3).

19


- Chính sách đại đồn kết dân tộc và ngun tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp và đảm bảo sự phát triển của các dân tộc trên phạm vi toàn lãnh thổ là
nguyên tắc cực kỳ quan trọng được Hiến pháp ghi nhận tại điều 4.
- Nguyên tắc pháp chế để đảm bảo xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa và tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật được Hiến pháp ghi
nhận tại điều 5, cũng là điều kểt thúc những quy định khái quát về chế độ chính
trị của Hiến pháp Trung Quốc.
2. Chế độ chính trị trong Hiến pháp Việt Nam
Chế độ chính trị được quy định trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 từ
điều 1 đến điều 13 với những nội dung cơ bản như sau:
- Nội dung đầu tiên liên quan đến chế độ chính trị theo Hiến pháp Việt
Nam là quy định về hình thức chính thể cộng hịa và đặc biệt quan trong xác định

chủ quyền quốc gia đổi với lãnh thổ gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng
trời (Điều 1).
- Xác định chế độ dân chủ là chế độ xuyên suốt, nền tảng cho tổ chức và
thực hiện quyền lực nhà nước. Nhân dân nền tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân với nông dân và đội ngũ trí thức và cũng khơng quy định rõ giai cấp nào là
giai cấp lãnh đạo nhân dân. Bên cạnh đó, hiến pháp quy định rõ ràng rằng quyền
lực nhà nước chia thành 3 quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp và có sự
kiểm sốt việc thực hiện các quyền lực này. So với Hiến pháp 1992, điều này
được sửa đổi, bổ sung trên điều 2 Hiến pháp 1992, theo đó, thêm từ “Kiểm sốt”
- từ ngữ mới được xuất hiện trong bản Hiến pháp này. Với việc bổ sung quy định
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước nhằm tránh việc lạm quyền và nâng cao
chất lượng làm việc của cơ quan nhà nước. Điều tất yếu, trong tương lai sẽ có
văn bản hướng dẫn một cách chi tiết quy định này nhằm hiện thực hóa nó vào
đời sống thực tế

20


×