Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Một số vấn đề pháp lý về chữ ký điện tử trong thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.15 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG BẠỈ a ọ c LUẬT HÀ NỘI

PHÍ MANH CUỜNG

; CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ TRO&G
THUONG HAI ĐIÊN TỬ
*

LUẬN VÃN THẠC s ỉ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2006


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHÍ M Ạ N H CƯỜNG

MỘT SƠ VẤN ĐỂ PHÁP LÝ
VỂ CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ TRONG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ
Mã số


: 60.38.50

LUẬN V ĂN T H Ạ C s ĩ LUẬT HỌC

NGUỒI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS PHẠM DUY NGHĨA

THƯ VIỆN
ĨR Ư Ữ N G Đ A Ih O C LŨ Â ĨH A nòi
PHONG GV - T

q

' &

-Á-



HÀ NỘI - 2006

)


MỤC LỤC
Mục lụ c .......................................................................................................................1
Lời nói đ ầu .................................................................................................................3
Chương I Những vấn để lý luận cơ bản về chữ ký điện tử trong thương mại
điện t ử ...................................................................................................................... 10
1.1. Khái quát về thương mại điện tử................................................................10

1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử ........................................................... 10
1.1.1.1. Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng................................. 10
1.1.1.2. Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa h ẹ p ...................................12
1.1.2. Đặc trưng của thương mại điện t ử ..................................................... 13
1.1.2.1. Các giao dịch trong thương mại điện tử có tínhgián tiếp........13
1.1.2.2. Trong thương mại điện tử, thị trường không biên g iớ i............ 14
1.1.2.3. Chủ thể tham gia vào thương mại điện tử ................................. 14
1.1.2.4. Trong thương mại điện tử, thị trường là mạng lưới thông tin. 15
1.1.3. Lợi ích của thương mại điện tử .......................................................... 16
1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp...................................................................16
1.1.3.2. Đối vói người tiêu dùng...............................................................18
1.1.3.3. Đối với Nhà nước......................................................................... 19
1.1.4. Sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử bằng
pháp luật.......................................................................................................... 20
1.1.4.1. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử..............................................22
1.1.4.2. Vấn đề bản g ố c............................................................................ 23
1.1.4.3. Giá trị chứng cứ của văn bản điện tử ........................................ 24
1.2. Một số nhận thức cơ bản về chữ ký điện tử trongthương mại điện tử .27
1.2.1. Khái niệm chữ ký điện tử....................................................................27
1.2.2. Đặc điểm của chữ ký điện tử ............................................................. 28
1.2.3. Những vấn đề pháp lý cơ bản của chữ ký điện tử ............................29
Chương II Những quy định chủ yếu của pháp luật hiệnhành về chữ ký điện tử
trong thương mại điện tử........................................................................................ 33
2.1. Quy định của pháp luật một số nước về chữ ký điện tử trong thương
mai điên tử .......................................................................................................... 33


2.1.1. Khái niệm chữ ký điện tử.......................................................................... 33
2.1.2. Điều kiện bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử ............................... 36
2.1.3. Nguyên tắc sử dụng chữ ký điện t ử ...................................................40

2.1.4. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử...................................................... 42
2.1.5. Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử ....................................................44
2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về chữ ký điện tử trong thương mại
điện t ử .................................................................................................................. 49
2.2.1. Khái niệm chữ ký điện tử....................................................................49
2.2.2. Điều kiện bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử ............................... 50
2.2.3. Nguyên tắc sử dụng chữ ký điện t ử ...................................................50
2.2.4. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử...................................................... 51
2.2.5. Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử ....................................................52
Chưcmg III Một số k Lên nghị nhằm thực hiện có hiệu quả quy định của pháp
luật Việt Nam về chữ ký điện tử trong thương mại điện tử ............................... 55
3.1. Những rủi ro đối với chữ ký điện tử.......................................................... 55
3.1.1. Mất tính xác thực................................................................................. 55
3.1.2. Lộ khố bí m ật..................................................................................... 56
3.2. Một số kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả các quy định về chữ ký
điện tử .................................................................................................................. 58
3.2.1. Cơ sở hạ tầng công nghệ - kỹ th u ật...................................................59
3.2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý.......................................................................... 60
3.2.3. Nguồn nhân lực.................................................................................... 65
3.2.4. Nhận thức xã hội..................................................................................66
Kết luận.................................................................................................................... 67
Danh muc tài liêu tham khảo.................................................................................69


LỜI NĨI ĐẨU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngày nay, công nghệ thông tin đã và đang thâm nhập sâu, hỗ trợ mạnh
mẽ cho q trình tồn cầu hoá. Trong lĩnh vực thương mại, việc sử dụng công
nghệ thông tin trong các giao dịch đã làm nảy sinh một hình thức kinh doanh
mới, đó là thương mại điện tử. Tuy mới ra đời không lâu, nhưng sự phát triển

của thương mại điện tử lại rất mạnh mẽ và tiềm năng của nó là vơ cùng to lớn.
Thương mại điện tử đã trở thành một xu thế phát triển tất yếu trên thế giới và
làm biến đổi sâu sắc các phương thức kinh doanh. Thương mại điện tử cịn
được dự đốn sẽ có những đóng góp to lớn hơn nữa đối với mọi mặt của đời
sống xã hội trong tương lai. Điều này được thể hiện ở chỗ, hầu hết các tổ chức
thương mại trên thế giới đều có những khuyến cáo đối với các thành viên của
mình hoặc đã có những cam kết nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của thương mại
điện tử.
Thực hiện chủ trương và đường lối của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế,
Việt Nam đã có những cam kết ứng dụng và phát triển thương mại điện tử:
Trong Hiệp định khung E-ASEAN ngày 24 tháng 10 năm 2000, Việt Nam đã
cam kết thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển thương mại điện
tử; Trong khuôn khổ APEC, Việt Nam đã cam kết phấn đấu thực hiện thương
mại phi giấy tờ vào năm 2010 và thực hiện Chương trình hành động của APEC
về thương mại điện tử nhằm tăng cường năng lực về thương mại điện tử của
các nền kinh tế thành viên APEC; Trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế
Á - Âu (ASEM), Việt Nam đã cam kết tham gia Chương trình hành động
Thuận lợi hố thương mại, trong đó thương mại điện tử là một trong những nội
dung được ưu tiên cao của Chương trình.


Nhận thức được tầm quan trọng của thương mại điện tử, Đảng và Chính
phủ đã tâp trung chỉ đạo nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của thương mại
điện tử. Cụ thể:
- Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam
(18/04/2006) đã khẳng định:
+ "Phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta phải phù hợp với xu thế
phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học - công nghệ trên th ế giới. C ố
gắng đi ngay vào công nghệ hiện đại đối với một số lĩnh vực then chốt và từng
bước mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế. "[4]

+ "Về khoa học và công nghệ chúng ta phấn đấu đến năm 2010, năng lực
khoa học và công nghệ nước ta đạt trình độ của các nước tiên tiến trong khu
vực trên một s ố lĩnh vực quan trọng."[4]
- Ngày 17/10/2000 Bộ Chính trị có chỉ thị số 58-CT/TW về Đẩy mạnh
úng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp
hố hiện đại hố.
- Ngày 20/11/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
128/2000/QĐ-TTg về Một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và
phát triển công nghệ phần mềm.
- Ngày 20/2/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
19/2001/QĐ-TTg bổ sung sản phẩm máy vi tính vào danh mục các sản phẩm
công nghiệp trọng điểm.
- Ngày 24/05/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
81/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Đề án
tin học hố quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2005 với mục tiêu
đến cuối năm 2005 đưa hệ thống thơng tin điện tử của Chính phủ vào hoạt
động.
- Ngày 23/08/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2001/NĐ-CP
về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.


-

-

5

-

Ngày 17/07/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số


95/2002/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin ở Việt Nam đến năm 2005 trong đó Bộ Thương mại được giao xây
dựng dự án Tổ chức triển khai và phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
- Ngày 15/09/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
222/2005/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện
tử giai đoạn 2006-2010.
- Ngày 09/12/2005 Chủ tịch nước đã ký lệnh số 23/2005/L-CTN về việc
công bố Luật Giao dịch điện tử.
- Ngày 09/06/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP
về Thương mại điện tử.
Chính sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đã bước đầu tạo được các
điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên,
hiện nay việc phát triển thương mại điện tử đã và đang gặp phải rất nhiều khó
khăn như: Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và viễn thơng cịn kém; nguồn
nhân lực cịn rất mỏng về số lượng, thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về thương
mại điện tử; cơ sở hạ tầng pháp lý còn thiếu và chưa đồng bộ; hệ thống thanh
toán điện tử chưa được đồng bộ. Ngồi ra, cịn hạn chế về trình độ ngoại ngữ
trong quảng đại quần chúng nhân dân và lề lối làm việc cũng như cách thức
mua bán hàng hoá vẫn theo tập quán cũ. Đa số dân chúng vẫn giữ thói quen
giao dịch bằng giấy tờ, mua hàng phải được nhìn thấy và sờ thử.
Trong những khó khăn kể trên thì sự chưa đồng bộ của cơ sở hạ tầng
pháp lý là một rào cản rất lớn đối với sự phát triển thương mại điện tử của Việt
Nam trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng thương mại điện tử trong kinh doanh
đã bắt đẩu xuất hiện tại Việt Nam. Thay vì việc các doanh nghiệp phải găp gỡ
nhau để trao đổi, đàm phán thì họ có thể trao đổi với nhau thông qua các
phương tiện điện tử như: Internet, thư điện tử, điện thoại...; thay vì việc phải



đến tận cửa hàng để xem xét hàng hố thì họ có thể xem và tiến hành mua
bán với nhau thông qua mạng Internet. Như vậy, trên thực tế thương mại điện
tử đã được thực hiện. Tuy nhiên, hiện tượng này mới chỉ mang tính tự phát,
chủ yếu cịn mang tính chất phong trào.
Trong thương mại điện tử, chữ ký điện tử là một vấn đề hết sức phức tạp
nhưng vơ cùng quan trọng. Chữ ký điện tử có khả năng xác thực chủ thể đã
thực hiện giao dịch và xác thực sự chấp thuận của chủ thể thực hiện giao dịch
đối với nội dung của giao dịch. Do đó, chữ ký điện tử là cơ sở để ràng buộc
trách nhiệm của các bên đối với nhau. Điều này đặc biệt quan trọng trong
thương mại điện tử vì trong thương mại điện tử, các bên tham gia giao dịch
thậm chí cịn chưa biết mặt nhau. Chính vì vậy, các vấn đề pháp lý về chữ ký
điện tử cần phải được quan tâm một cách thoả đáng khi Việt Nam muốn phát
triển thương mại điện tử.
Trước những vấn đề đã được nêu ở trên, việc nghiên cứu nhằm góp phần
xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý về chữ ký điện tử trong thương mại điện
tử đang là một đòi hỏi cấp bách của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới đã có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề này và thực tế
đã xây dựng được các văn bản pháp lý cho thương mại điện tử nói chung và
chữ ký điện tử nói riêng. Đó là: "Đạo luật mẫu về thương mại điện tử' của u ỷ
ban Liên hiệp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), "Luật mẫu về
Chữ ký điện tử' của u ỷ ban Liên hiệp quốc về Luật thương mại quốc tế
(UNCITRAL), các đạo luật mẫu về giao dịch điện tử và chữ ký điện tử của
một số nước như: Mỹ, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc..., ''Tài
liệu tham khảo về khn khổ pháp ìỷ của thương mại điện ĩử' của Ban thư ký
ASEAN, "Các u cầu pháp ìỷ về vấn đề an tồn và thực hiện các giao dịch
điện

íử'


của

tác

Baker&McKenzie...[ 151

giả

Thomas

J.Smedinghoff

thuộc

cơng

ty


-

7

-

Ớ Việt Nam, thương mại điện tử vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ.
Chính vì vậy, có rất ít các đề tài nghiên cứu về thương mại điện tử nói chung
và đặc biệt là vấn đề pháp lý của thương mại điện tử. Hiện nay mới chỉ có một
số tài liệu nghiên cứu về thương mại điện tử nhưng chủ yếu dưới góc độ kinh
tế và kỹ thuật. Dưới góc độ pháp lý của thương mại điện tử có thể kể đến các

cơng trình nghiên cứu sau đây: Luận văn Thạc sĩ Luật học "Một sốkhía cạnh
pháp lý về thương mại điện tử' của tác giả Vũ Hải Anh ; chuyên đề "Bàn về cơ
sở pháp lý của thương mại điện tử ở Việt Nam'' của tập thể tác giả thuộc Viện
nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp. Ngồi ra cịn một số bài viết trong
các tạp chí chuyên ngành như bài viết "Một s ố vấn đề pháp lý của thương mại
điện tử và việc áp dụng ở Việt Nam" của tác giả Mai Hồng Quỳ trong tạp chí
Nhà nước và Pháp luật số 2/2000 ; bài viết "Những vấn đề pháp ỉý vê thương
mại điện tử ở Việt Nam" của tác giả Bùi Bích Liên trong tạp chí Luật học số
6/2000 ... Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu và các bài viết trên chủ yẽu
tập trung nghiên cứu tổng quan về thương mại điện tử và các yêu cầu pháp lý
đối với thương mại điện tử nói chung. Cịn các vấn đề pháp lý về chữ ký điện
tử trong thương mại điện tử thì cho đến nay chưa có một cơng trình nghiên
cứu hay một bài viết nào đề cập đến.
Qua nghiên cứu, bản thân em nhận thấy việc nghiên cứu làm sáng tỏ một
số vấn đề pháp lý về chữ ký điện tử trong thương mại điện tử là một vấn đề có
tính thời sự cao nhằm góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các giao
dịch điện tử, qua đó thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện ở Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề pháp lý về chữ ký điện
tử trong thương mại điện tử. Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ đi sâu
nghiên cứu những vấn đề pháp lý chủ yếu có liên quan trực tiếp đến chữ ký
điện tử nhằm làm sáng tỏ những yêu cầu pháp lý cần thiết để thực hiện có hiệu


quả quy định của pháp luật Việt Nam về chữ ký điện tử trong thương mại
điện tử.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở phương pháp luận của luận văn dựa trên lý luận của Chủ nghĩa
Mác-Lênin về Nhà nước và Pháp luật. Đồng thời, luận văn vận dụng các quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới kinh tế trong giai đoạn hội nhập

hiện nay. Đây là những tư tưởng lý luận chủ đạo định hướng cho việc triển
khai các nội dung của luận văn. Phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện
chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử được nhìn nhận là kim chỉ nam cho việc
nghiên cứu luận văn. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu: Tổng hợp, phân tích, đối chiếu và phương pháp so sánh luật học để giải
quyết các vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu là đưa ra những phương hướng nhằm thực
hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật Việt Nam về chữ ký điện tử trong
thương mại điện tử.
Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài là tập trung làm sáng tỏ một số vấn
đề pháp lý về chữ ký điện tử trong thương mại điện tử.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Đây là luận văn thạc sĩ luật học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ
thống, tương đối toàn diện chế độ pháp lý về chữ ký điện tử trong thương mại
điện tử. Những luận giải, kết quả phân tích và kiến nghị trong luận văn là
những quan điểm khoa học, thể hiện sự quan tâm và cầu thị trong việc nghiên
cứu khoa học pháp lý của tác giả. Luận văn có những đóng góp mới sau đây:
-

Phân tích, đánh giá tương đối tồn diện, đầy đủ và có hệ thống những

vấn đề lý luận cơ bản về chữ ký điện tử trong thương mại điện tử.


-

Xác định và luận giải được những nội dung pháp lý cơ bản của chữ ký

điện tử trong thương mại điện tử trên cơ sở nhận thức và quán triệt đúng đắn

đường lối chỉ đạo của Đảng về đổi mới kinh tế, mở cửa và hội nhập.
-

Đưa ra một vài kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả quy định của

pháp luật Việt Nam về chữ ký điện tử trong thương mại điện tử.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn được xây dựng phù hợp với mục đích, nhiệm vụ và phạm vi
nghiên cứu của đề tài. Ngoài phần lời nói đầu, kết luận cơ cấu của luận văn
bao gồm:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về chữ ký điện tử trong thương
mại điện tử
Chương //: Những quy định chủ yếu của pháp luật hiện hành về chữ ký
điện tử trong thương mại điện tử
Chương III: Một số kiến nghị nhằm

thực hiện có hiệu quảquyđịnh của

pháp luật Việt Nam về chữ ký điện tử trong thương mại điện tử
Nhìn chung, vấn đề chữ ký điện tử trong thương mại điện tử là vấn đề
còn mới tại Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực pháp lý. Do trình độ và thời
gian nghiên cứu về lĩnh vực này có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi
những hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy
giáo, cô giáo, các nhà nghiên cứu và của bạn đọc nhằm hoàn thiện đề tài
nghiên cứu này.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa - Khoa Luật
trường Đại học Quốc Gia đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn. Em xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Luật Hà
Nội; các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Mỏ - Địa Chất; gia đình và bạn bè
đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.



-

10

-

CHƯƠNGI
NHŨNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỂ CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ
TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử
Có nhiều thuật ngữ khác nhau dùng để chỉ hoạt động thương mại được
thực hiện thông qua các phương tiện điện tử như: “Thương mại trực tuyến”
(Online-Trade), “Thương mại điều khiển học” (Cyber-Trade), “Kinh doanh
điện tử” (Electronic-Business) nhưng phổ biến nhất vẫn là thuật ngữ “thương
mại điện tử” (Electronic-Commerce).
Hiện nay, khi nói đến thương mại điện tử nhiều người sẽ có liên hệ ngay
đến Internet và cho rằng thương mại điện tử gắn liền với Internet. Tuy nhiên,
trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau vể thương mại điện tử, nhưng tựu
trung lại có hai quan điểm về thương mại điện tử là: Thương mại điện tử được
hieu theo nghĩa rộng và thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa hẹp.
1.1.1.1. Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng
Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Đạo luật mẫu
về thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế
(UNCITRAL): “Đạo luật này có hiệu lực áp dụng đối với mọi loại thông tin
dưới dạng một thông điệp dữ liệu trong khuôn khổ các hoạt động thương
mc,r[5]. Trong đó, “Thơng điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, tiếp
nhân hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện íử, quang học hoặc các phương tiện

tương tự và bao gồm, nhưng không phải chỉ bao gồm, trao đổi dữ liệu điện tử
{EDI), thư điện íừ, điện tín, điện báo hoặc fa x ” [5].
Uỷ ban Châu Au đưa ra định nghĩa về thương mại điện tử như sau:
“thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh Cịiia các


-

11

-

phương tiện điện tử. Nỏ dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới
dạng íext, âm thanh và hình ánh” [6].
Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát
các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay
khơng có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao
dịch sau đây: bất cứ giao dịch về thương mại nào nhằm cung cấp hoặc trao đổi
hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại;
uỷ thác hoa hổng; cho th dài hạn; xây dựng các cơng trình; tư vấn; kỹ thuật
cơng trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô
nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác cơng nghiệp hoặc kinh
doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không,
đường sắt hoặc đường bộ[9]. Như vậy, thương mại điện tử gồm nhiều hành vi
như: Hoạt động mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao
nhận các nội dụng kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ
phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, tài nguyên trên mạng, tiếp
thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện
tử có thể được thực hiện đối với thương mại hàng hoá (hàng tiêu dùng, các
thiết bị, vật tư...), thương mại dịch vụ (dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ

pháp lý, tài chính...); đối với các hoạt động truyền thống (chăm sóc sức khoẻ,
giáo dục...) cũng như các dịch vụ mới (các dịch vụ gia tăng trên mạng, siêu thị
ảo...). Có thể thấy rằng phạm vi áp dụng thương mại điện tử rất rộng, nó bao
quát hầu hết các lĩnh vực trong hoạt động kinh tế. Trong đó, hoạt động trao
đổi hàng hoá hoặc dịch vụ chỉ là một trong rất nhiều lĩnh vực áp dụng có thể
áp dụng được thương mại điện tử.
Tóm lại, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thương mại điện tử bao gồm các
giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ
liệu điện tử (Electronic Data Interchange); chuyển tiền điện tử (Electronic


-

12

-

Fund Transíer) và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng (Electronic
Credit card).
1.1.1.2. Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa hẹp
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): “thương mại điện tử bao
gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua
bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữii
hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thơng tin số hố thơng
qua mạng Internet”.[15]
Khái niệm về thương mại điện tử do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế
của Liên hợp quốc (OECD) đưa ra: “thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ
là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền
thong như 1nternet”.[15]
Theo các khái niệm trên, có thể thấy rằng nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì

thương mại điện tử chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện
thổng qua mạng Internet mà khơng tính đến các phương tiện điện tử khác như
điện thoại, fax, telex... Theo quan điểm này, thương mại điện tử sẽ bị hạn chế
trong phạm vi các giao dịch với khách hàng và thực hiện thanh tốn thơng qua
mạng Internet.
Thơng qua nghiên cứu các quan điểm về thương mại điện tử, có thể thấy
rằng nếu hiểu theo nghĩa rộng thì hoạt động thương mại được thực hiện thông
qua các phương tiện thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chục năm nay và đạt tới
doanh số hàng tỷ đô-la Mỹ (USD) mỗi ngày. Cịn theo nghĩa hẹp thì thương
mại điện tử mới chỉ tồn tại được vài năm gần đây nhưng đã đạt được những kết
quả rất đáng quan tâm. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thơng
qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ “thương mại điện tử”, đồng thời
cũng chính Internet là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương
mại điện tử.


-

13

-

1.1.2. Đặc trưng của thương mại điện tử
Nếu so với hoạt động thương mại truyền thống thì thương mại điện tử có
một số điểm khác biệt cơ bản sau:
1.1.2.1. Các giao dịch trong thương mại điện tử có tính gián tiếp
Trong thương mại truyền thống, để tiến hành giao dịch các bên thường
trực tiếp gặp gỡ nhau để tiến hành thoả thuận nhằm thống nhất nội dung của
giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu thông qua các hoạt động như:
chào hàng, đặt hàng, chuyển tiền, séc, hoá đơn, vận đơn, gửi báo cáo... Các

phương tiện viễn thông như: điện thoại, fax, telex... chỉ được sử dụng một cách
hạn chế để nhằm trao đổi các thông tin liên quan đến quá trình giao dịch. Mặt
khác, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống
cũng chỉ để chuyển tải các thông tin một cách trực tiếp giữa các chủ thể trong
cùng một giao dịch.
Từ khi xuất hiện mạng máy tính mở tồn cầu (Internet) thì việc trao đổi
thông tin thương mại không chỉ giới hạn giữa các chủ thể trong cùng một giao
dịch mà hoạt động trao đổi thông tin thương mại đã mở rộng nhanh chóng trên
phạm vi tồn thế giới với số lượng chủ thể tham gia ngày càng tăng. Những
chủ thể tham gia hoạt động trao đổi thơng tin có thể là bất kỳ ai, cá nhân hoặc
doanh nghiệp; có thể đã gặp nhau hoặc hoàn toàn chưa từng gặp nhau.
Trên mạng Internet, các thơng tin được số hố thành các byte, được lưu
giữ trong các máy vi tính và được truyền qua mạng với tốc độ ánh sáng. Chính
điều này đã tạo ra những khả năng làm thay đổi thói quen tiêu dùng và thói
quen mua bán của con người. Trong thương mại điện tử, người bán và người
mua có thể giao dịch với đối tác ở mọi nơi trên thế giới mà không cần qua bất
kỳ khâu trung gian nào. Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham
gia hoạt động thương mại không kể họ ở các vùng xa xôi hẻo lánh hay các
khu vực đô thị lớn. Thương mại điện tử đã tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở


-

14

-

khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch
tồn cầu mà khơng địi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết nhau từ trước.
1.1.2.2. Trong thương mại điện tử, thị trường không biên giới

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, máy vi tính cá nhân (có
kết nối mạng Internet) đã trở thành cánh cửa để cho doanh nghiệp có thể mở
rộng thị trường của mình ra khắp thế giới. Trong thương mại điện tử, không
chỉ các doanh nghiệp hàng đầu thế giới mới có thể tiếp cận những thị trường
quốc tế mới, mà ngay cả đối với một doanh nghiệp có quy mơ nhỏ vừa mới
khởi sự cũng có thể tiếp cận các thị trường mới trên thế giới một cách nhanh
chóng và thuận tiện. Với thương mại điện tử, một doanh nghiệp dù mới thành
lập đã hồn tồn có thể thực hiện hoạt động kinh doanh ở bất kỳ thị trường
nào trên thế giới, một công việc trước kia trong thương mại truyền thống phải
mất nhiều năm.
Sang thế kỷ XXI, bất cứ ai cho dù là người tiêu dùng, các nhà kinh doanh
nhỏ hay các doanh nghiệp lớn đều sẽ có thể mở rộng giao dịch của mình tới
những nơi xa xơi nhất trên thế giới. Tồn cầu hố, tự do mậu dịch là con
đường nhanh chóng đưa các quốc gia và các doanh nghiệp thay đổi theo
hướng cạnh tranh quốc tế trên phạm vi toàn cầu, kể cả việc giành lấy các thị
trường nước ngoài, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và các đối tác thương
mại nước ngoài.
1.1.2.3. Chủ th ể tham gia vào thương mại điện tử
Cũng giống như trong thương mại truyền thống, các chủ thể tham gia vào
thương mại điện tử bao gồm: Chính phủ (Goverment), doanh nghiệp
(Business) và người tiêu dùng (Customer).
Tuỳ thuộc các chủ thể tham gia vào từng giao dịch cụ thể mà thương mại
điện tử có các mơ hình sau: Mơ hình giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng
(Business to Customer) viết tắt là (B2C), giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp


-

15


-

(Business to Business) viết tăt là (B2B), giữa doanh nghiệp với Chính phủ
(Business to Goverment) viết tắt là (B2G), giữa người tiêu dùng với Chính phủ
(Customer to Goverment) viết tắt là (C2G), giữa các cơ quan của chính phủ
với nhau (Goverment to Goverment) viết tắc là (G2G). Trong các mô hình trên
thì mơ hình B2B là mơ hình phổ biến và phát triển mạnh nhất của thương mại
điện tử. Nếu xét về doanh số thì mơ hình B2B chiếm tới 70% tổng doanh thu
của thương mại điện tử.
Trong thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch
giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba. Đó
là các nhà cung cấp dịch vụ, tổ chức chứng thực đây là những người tạo ra các
điều kiện cho thương mại điện tử được thực hiện một cách thuận lợi và an
toàn. Các nhà cung cấp dịch vụ và tổ chức chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi,
lưu giữ các thơng tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử,
đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong các giao dịch
thương mại điện tử.
1.1.2.4. Trong thương mại điện tử, thị trường là mạng lưới thông tin
Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thơng tin chỉ là phương
tiện để trao đổi dữ liệu, còn trong thương mại điện tử thì mạng lưới thơng tin
chính là thị trường.
Thông qua thương mại điện tử, nhiều loại hình dịch vụ mới được hình
thành. Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên
các trung gian ảo làm dịch vụ môi giới, trọng tài cho giới kinh doanh và người
tiêu dùng; các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hố và dịch vụ
trên mạng máy vi tính...
Theo một số chuyên gia về kinh doanh trên mạng, chính những tính năng
dễ sử dụng và hình thức vui mắt, dễ hiểu của các trang Web dành cho thương
mại điện tử là những yếu tố quyết định trong việc thu hút khách hàng. Các
trang Web khá nổi tiếng như Yahoo.com, Google.com, Amazon.com, Abaa-



-

16

-

booknet.com, Bigbook.com... đóng vai trị như các trang Web gốc với vô số
Ihông lin. Với mỗi lần nhấn chuột, khách hàng có khả năng truy cập hàng
ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng tại
các cửa hàng ảo ngày càng cao.
Người tiêu dùng đã bắt đầu mua trên mạng một số các loại hàng trước
đây được coi là khó bán trên mạng. Chẳng hạn, một số công ty đã mời khách
may đo quần áo trên mạng, tức là khách hàng chọn kiểu, gửi số đo theo hướng
dẫn tới cửa hàng (qua mạng Internet) rồi sau một thời gian nhất định khách
hàng sẽ nhận được quần áo theo đúng yêu cầu của mình.
Các chủ cửa hàng, các doanh nghiệp nhỏ ngày nay cũng đang đua nhau
đưa thông tin lên Web để tiến tới khai thác mảng thị trường rộng lớn trên
Internet bằng cách mở cửa hàng ảo.
1.1.3. Lợi ích của thương mại điện tử
1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp
-

ứng dụng thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể thu thập được thơng

tin đầy đủ và kịp thời.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tình hình biến động của thị trường
diễn ra hết sức nhanh chóng và phức tạp. Chính vì vậy, việc nắm bắt thông tin
của thị trường một cách đầy đủ và kịp thời là việc vô cùng quan trọng đối với

các doanh nghiệp. Chủ thể tham gia thương mại điện tử có thể thu thập được
rất nhiều thơng tin về thị trường, về đối tác một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Chính khả năng này của thương mại điện tử đã giúp cho doanh nghiệp nâng
cao được hiệu quả trong hoạt động giao dịch, tiếp thị của mình thơng qua đó
doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ kinh doanh; tạo dựng, củng cố và phát
triển quan hệ với các bạn hàng. Với việc nắm bắt thông tin một cách đầy đủ,
chính xác và kịp thời sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể xây dựng được chiến
lược kinh doanh khơng chỉ thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong
nước mà cịn phù hợp với tình hình biến động của thị trường quốc tế.


-

17

-

Lợi ích này của thương mại điện tử đặc biệt có ý nghĩa đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi vì nếu thực hiện hoạt động thương mại theo
cách thức truyền thống thì các doanh nghiệp này khó có đủ khả năng về tài
chính và nhân lực để có thể thu thập thông tin của thị trường một cách đầy đủ
và kịp thời. Điều này càng có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay khi các doanh
nghiệp vừa và nhỏ đang được nhiều nước quan tâm và được coi là một trong
những động lực quan trọng để phát triển kinh tế.
-

Thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí.

Nếu so với thương mại truyền thống thì việc thu thập các thông tin của
thị trường trên mạng Internet đã giúp cho doanh nghiệp giảm được đáng kể

các chi phí trong việc thu thập thơng tin. Ngồi ra thương mại điện tử còn giúp
các doanh nghiệp giảm được chi phí văn phịng. Các văn phịng khơng giấy tờ
chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều; bên cạnh đó, chi phí tìm kiếm, chuyển giao
tài liệu đã giảm đi nhiều lần (trong đó khâu in ấn gần như bỏ hẳn). Theo số
liệu của hãng General Electricity của Mỹ, việc ứng dụng thương mại điện tử
đã tiết kiệm được 30% chi phí văn phịng so với thương mại truyền thống.
Ngồi ra, thương mại điện tử cũng giúp cho doanh nghiệp giảm được các
chi phí trong hoạt động bán hàng và tiếp thị. Thơng qua Internet, một nhân
viên bán hàng có thể giao dịch được với nhiều khách hàng, catalogue điện tử
trên Web phong phú hơn nhiều và thường xuyên được cập nhật so với
catalogue in ấn.
-

Thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp trong việc thiết lập và củng

c ố quan hệ với các đối tác.
Thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan
hệ giữa các chủ thể. Thông qua mạng Internet các chủ thể tham gia (người tiêu
dùng, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước) có thể giao tiếp trực tiếp (liên lạc trực
tuyến) và liên tục với nhau. Chính điều này đã làm cho các chủ thể tham gia
vào hoạt động thương mại khơng có cảm giác ^á-khQầng cácjĩ ểịa-ịý và thời

THỬ VIỆ N

TRƯỜNG ĐAI H O C LlÌÂT HA NƠI

PHỊNG GV

n



-

18

-

gian nữa; nhờ đó sự hợp tác và quản lý được tiến hành một cách nhanh
chóng, liên tục; các đối tác mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện
nhanh chóng khơng chỉ trên phạm vi của một quốc gia mà cịn trên tồn thế
giới.
Bên cạnh các lợi ích như đã nêu ở trên, thương mại điện tử còn có thể
đem lại một lợi ích khác, đó là nhân viên trong các doanh nghiệp có ứng dụng
thương mại điện tử sẽ được giải phóng khỏi nhiều cơng việc mang tính sự vụ
để có thể tập trung vào xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh
cho doanh nghiệp. Chính điều này sẽ đem đến cho doanh nghiệp những lợi ích
to lớn và lâu dài.
Như vậy, có thể thấy thương mại điện tử có một vai trị quan trọng đối
với các doanh nghiệp mà đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Điều này càng có ý nghĩa đối với một nước như Việt Nam khi mà tỷ lệ doanh
nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới gần 90% tổng số các doanh nghiệp.
1.1.3.2. Đ ôi với người tiêu dùng
Thương mại điện tử không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà
đối với người tiêu dùng thì thương mại điện tử cũng đem lại khơng ít lợi ích
chẳng hạn, người tiêu dùng sẽ không phải mất thời gian và chi phí để đi đến
cửa hàng; đồng thời, phạm vi lựa chọn mặt hàng rộng hơn vì có thể truy cập
vào nhiều Website, tiếp cận trực tiếp với nhiều nhà cung cấp hàng hố khác
nhau; vì bỏ qua được các khâu trung gian nên người tiêu dùng có thể mua
hàng với giá rẻ nhất. Ngồi ra, thơng qua mạng Internet người tiêu dùng cịn
có nhiều cơ hội để tiếp xúc với kho tàng văn hoá, kiến thức rộng lớn của thế

giới nhằm nâng cao trình độ và cải thiện cuộc sống.
Thương mại điện tử đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển,
với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng tại các vùng biệt lập, xa xơi, ít có cơ
hội giao dịch, thiếu thơng tin, thiếu đối tác thì chỉ với một số trang thiết bị


-

19

-

được nối mạng và nhân sự cần thiết họ có thể dễ dàng tiếp xúc với thị trường
rộng lớn trong nước cũng như ngoài nước.
1.1.3.3. Đối với Nhà nước
Thương mại điện tử giúp cho các cơ quan nhà nước tinh giản bộ máy
hành chính, giảm các chi phí hành chính, cơng tác báo cáo và thống kê chính
xác hơn, nhanh hơn và đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, tốc độ lưu chuyển văn thư sẽ
giảm nhanh từ một vài ngày như hiện nay xuống còn vài giây, điều này sẽ
giúp cho các cơ quan nhà nước có thể kịp thời chỉ đạo, giải quyết nhiều việc ở
các vùng xa xôi.
Trong giao dịch giữa cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp (G2B),
thương mại điện tử sẽ giúp các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp có điều
kiện giao tiếp và hợp tác với nhau nhiều hơn. Các chính sách mới của các cơ
quan nhà nước được đưa lên mạng Internet sẽ nhanh chóng hướng dẫn kịp thời
cho các doanh nghiệp và ngược lại các cơ quan nhà nước cũng có thể nhanh
chóng nhận được những phản hổi từ phía doanh nghiệp giúp cho việc xây
dựng chính sách khoa học hơn và sát với thực tiễn hơn.
Trong giao dịch giữa các cơ quan nhà nước với người dân (G2C): Việc
công khai đưa lên mạng các chính sách, quy định của các cơ quan nhà nước sẽ

giúp cho người dân nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt được và qua đó giảm bớt
được những phiền hà, tiêu cực trong bộ máy nhà nước, làm tăng thêm lòng tin
của dân chúng đối với cơ quan nhà nước.
Ngồi ra hình thức giao dịch giữa Chính phủ với Chính phủ giúp cho
Chính phủ các nước có thể trao đổi thơng tin với nhau một cách nhanh chóng,
đầy đủ, chính xác hơn và với chi phí ít hơn nhiều so với trước đây.
Sự phát triển của thương mại điện tử trong nhũng năm gần đây cho thấy
rõ tiềm năng và những lợi ích của nó. Giá trị thương mại điện tử luôn tăng gấp
đôi hàng năm từ con số rất nhỏ vào giữa thập niêm 90. Cho đến năm 1999, giá
trị thương mại điện tử trên thế giới đã ở mức 1.000 tỷ USD.


-

20

-

Theo eMarketer, một công ty chuyên nghiên cứu thị trường, thống kê
trên mạng Internet, ước tính doanh số mang lại trong giao dịch B2B ở Châu Á
- Thái Bình Dương năm 2004 là hơn 300 tỷ đơ-la, ước tính doanh số mang lại
trong giao dịch B2C ở Châu Á - Thái Bình Dương năm 2004 là khoảng 38 tỷ
đơ-la, chiếm gần 9% của toàn thế giới.

B2C E Commerce ttevenuas in the A$!a-Pacífíc Regioỉi,
2000-2004 (in billlorts and as a % ỡf revenues
wor)dwide)

m Slì (S.1M
S82(i 1%)


628 Ê-commeree Revenues In the Asia-Pacỉtìc Region,
2000 2004 (in billions)

Ẹ Ị mm

S33

2904

Sõúĩc&eMịwetèĩt20Qỉ

m nrktm , XXX)
v & ìlỉ 0710] rMiíknp: l*c

vSVrtv»M*r1lfftisrccm


tiứấevr■ttr

tf»fủ HMirkcttr CCrT

Các bảng trên cho thấy, tốc độ phát triển về doanh số của cả B2B và B2C
ở ở Châu á - Thái Bình Dương từ năm 2000 đến 2004 là không dưới 30% mỗi
năm.
1.1.4.
bằng pháp luật

Sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử

'

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đặt chúng ta trước những vận hội và
thách thức mới. Công nghệ thông tin đã xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội, điều này đã làm thay đổi sâu sắc toàn bộ đời sống kinh tế-xã
hội của không chỉ một quốc gia mà là của tất cả các nước trên thế giới. Những
lợi thế không thể phủ nhận của thương mại điện tử địi hỏi phải có sự thích
ứng nhanh chóng của nền kinh tế các nước trên thế giới trong xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, do những đặc trưng của thương mại điện tử nên
những rủi ro có thể gặp phải trong q trình giao dịch của thương mại điện tử
khơng thể chỉ được khắc phục bằng các giải pháp mang tính cơng nghệ, kỹ
thuật mà địi hỏi cần phải hình thành được khung pháp lý đầy đủ. Kinh nghiệp


-

21

-

của các nước đi trước đã cho thấy rằng, để thúc đẩy thương mại điện tử, Nhà
nước phải giữ vai trò tiên phong trên cả hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử
và xây dựng hệ thống văn bản đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các
quan hệ thương mại điện tử. Nếu thiếu các quy phạm pháp luật thì các doanh
nghiệp, người tiêu dùng buộc phải gánh chịu nhiều rủi ro, thiếu sự an toàn
trong giao dịch, điều này đã làm cho những ưu thế rõ nét về thời gian, về tính
tiện lợi, về chi phí của thương mại điện tử sẽ khơng được phát huy một cách
đầy đủ.
Như đã đề cập ở trên, thương mại điện tử được thực hiện dựa trên các
giao dịch điện tử mà không dùng đến giấy tờ như hoạt động thương mại

truyền thống. Tính chất khơng dùng giấy của thương mại điện tử đã đặt ra van
đề pháp lý về hình thức của giao dịch và của hợp đồng đối với hầu hết các
quốc gia (trừ một số lượng nhỏ các quốc gia đã ban hành các quy định cần
thiết để giải quyết vấn đề này). Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ việc
pháp luật các quốc gia này thường quy định hình thức giao dịch và hợp đồng
phải là “văn bản”, phải được “ký” và phải là “bản gốc”. Yêu cầu này đặt ra
vấn đề về giá trị pháp ]ý và khả năng được đảm bảo thực hiện của các giao
dịch điện tử. Trong thương mại truyền thống, một văn bản được coi là xác
thực khi văn bản đó được các bên liên quan trực tiếp ký vào nhằm xác định
được chủ thể ký kết và thể hiện sự chấp nhận của các chủ thể đối với nội dung
của văn bản. Yêu cầu về xác thực này là không phù hợp với thương mại điện
tử bởi vì các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện trên mạng và các
chủ thể tham gia thể hiện ý chí của mình thơng qua các thơng điệp dữ liệu. Do
đó, để cho thương mại điện tử có thể phát triển thì các nhà lập pháp cần phải
tìm ra được giải pháp để vượt qua được rào cản này nhằm chứng minh được
tính xác thực của các giao dịch thương mại điện tử. Điều này chỉ có thể được
Ihực hiện bằng cách công nhận phương pháp xác thực, theo đó, một người có
thể sử dụng một mã bí mật, chỉ mình người này biết nhờ vào các phương tiện


-

22

-

kỹ thuật, để giúp người khác xác định được mình và thể hiện ý chí của mình
đối với các giao dịch trong thương mại điện tử. Bên cạnh đó cũng phải thừa
nhận các thông điệp dữ liệu cũng là một hình thức văn bản. Việc ghi nhận giá
trị pháp lý của các hình thức thơng tin điện tử có thể được thực hiện bằng hai

cách:
- T h ứ nhất, đưa ra khái niệm văn bản điện tử và quy định quy chế riêng
với những đặc trưng của loại văn bản này.
-

Thứ hai, coi các hình thức thơng tin điện tử như là văn bản và có giá trị

tương đương văn bản viết (văn bản giấy truyền thống), nếu văn bản điện tử
đảm bảo được các yếu tố:
+ Chứa thông tin; thơng tin có thể lưu giữ và tham chiếu lại khi cần thiết;
+ Đảm bảo được tính

xác thực của thơng tin;

+ Đảm bảo được tính

tồn vẹn của thơng tin;

Nếu quy đỉnh theo cách thứ hai thì sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể ứng
dụng thương mại điện tử có thể áp dụng ngay các văn bản quy phạm pháp luật
quy định cho thương mại

truyền thông trong điều kiện chưa

thểđưa ra một

khái niệm văn bản điện tử mang tính tổng quát, dễ hiểu và dễ áp dụng.
Cùng với sự ghi nhận văn bản điện tử có giá trị như văn bản viết, thì một
số vấn đề pháp lý được đặt ra:
1.1.4.1. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Chữ ký là phương thức phổ biến để ghi nhận tính xác thực của thông tin
được chứa đựng trong văn bản. Hai đặc trưng cơ bản của chữ ký được đề cập
đến là:
+ Chữ ký nhằm xác định tác giả văn bản;
+ Chữ ký thể hiện sự chấp thuận của tác giả với nội dung thông tin chứa
trong văn bản.
Trong giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử, yêu cầu
về đặc trưng của chữ kv tay có thể đáp ứng bằng hình thức chữ ký điện tử. Chữ


-

23

-

ký điện tử trở thành một thành tô' quan trọng trong văn bản điện tử. Yêu cầu
đặt ra về mặt công nghệ và pháp lý là chữ ký điện tử phải đáp ứng được sự an
toàn và thể hiện rõ ràng ý chí của các bên về thơng tin chứa đựng trong văn
bản điện tử. Trên thế giới, nhiều công nghệ và quy trình đã được nghiên cứu,
ứng dụng rộng rãi nhằm nhận dạng và chứng thực các cá nhân. Những công
nghệ này bao gồm công nghệ số và mật lệnh nhận dạng, dấu hiệu hoặc thẻ
thông minh, sinh trắc học, dữ liệu điện tử đơn giản, chữ ký kỹ thuật số và các
kết hợp của những công nghệ này. Luật pháp điều chỉnh lĩnh vực này sẽ tập
trung vào việc đặt ra các yêu cầu về nhận dạng chữ ký điện tử để có thể cho
phép các bên khơng có hoặc có ít thơng tin về nhau vẫn có thể xác định được
chính xác chữ ký điện tử của bên đối tác. Trong trường hợp này, người ta trù
liệu hình thành một cơ quan trung gian nhằm chứng thực tính xác thực và đảm
bảo độ tin cậy của chữ ký điện tử. Cơ quan này được hình thành nhằm cung
cấp một dịch vụ mang nhiều ý nghĩa về mặt pháp lý hơn là về mặt công nghệ.

1.1.4.2. Vấn đê bản gốc
Bản gốc là sự thể hiện tính tồn vẹn của thông tin chứa đựng trong văn
bản. Trong môi trường giao dịch qua mạng, thì vấn đề bản gốc được đặt ra gắn
liền với việc sử dụng chữ ký điện tử. Như vậy, chữ ký điện tử không những chỉ
xác định người ký mà cịn nhằm xác minh cho tính tồn vẹn của nội dung
thơng tin chứa trong văn bản. Việc sử dụng chữ ký điện tử đồng nghĩa với việc
mã hoá tài liệu được ký kết.
Việc giải quyết trọn vẹn về mặt pháp lý ba vấn đề có liên hệ mật thiết với
nhau: “văn bản”, “chữ ký”, “bản gốc” trong môi trường giao dịch thông qua
các phương tiện điện tử, đã đưa lại cho văn bản điện tử những tính chất tương
ứng như văn bản viết truyền thống. Điều đó dẫn đến hệ quả là: văn bản điện tử
và văn bản viết truyền thống có giá trị ngang nhau về mặt pháp lý.


×