Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí độc quyền một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.63 MB, 66 trang )


MỤC LỤC




PHẨN MỞ ĐẦU.
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VÊ ĐỘC QUYÊN VÀ KIÊM SỐT HÀNH VI LẠM
DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN.
1.1 Khái quát về độc quyền.
1.1.1 Khái niệm độc quyền.
1.1.2 Các loại độc quyền.
1.1.3 Nguyên nhân của độc quyền.
ỈA .4 Những tác động về kinh tế - xã hội của độc quyền.
1.2 Kiểm soát hành vi lạm dụng vị thế độc quyền.
1.2.1 Sự cần thiết phải kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí độc quyền.
1.2.2 Các biện pháp kiểm sối hành vi lạm dụng vị trí độc quyền.

CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VÊ KIEM s o á t h à n h VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ
ĐỘC QUYỂN CỦA MỘT s ố NƯỚC.
2.1 Kiểm sốt hành vi lạm dụng vị trí độc quyền Iheo pháp luật của Mỹ.
2.2 Kiểm soát hành vi lạm đụng vị trí độc quyền theo pháp luật của Liên
minh Châu Âu (Eư).
2.3 Kiổm soát hành vi lạm dụng vị trí độc quyển theo pháp luật của Nhậl
Bản.
2.4

Một số đặc điểm chung của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị

Irí độc quyền theo pháp luật các nước.


CHƯƠNG 3. KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN ở
VIỆT NAM: LÝ LUẬN - THựC TIẼN - QUAN ĐIỂM v à g i ả i p h á p .
3.1 Bối cảnh kinh tế xã hội và thực trạng độc quyền ở Việt Nam.


3.2 Những đặc thù của độc quyền ử Việt Nam.
3.3 Quan điểm về kiểm soát độc quyền ở Việt Nam.
3.4 Một số giải pháp kiến nghị.

KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU TH AM KHẢO


PHẨN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Q trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh
tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa do
Đảng ta khởi xướng từ năm 1986 đến nay đã đạt được những thành tựu quan
trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng bước đầu đó, thì chúng ta cũng
đang phải đối mặt với những hệ quả tiêu cực của cơ chế thị trường, đó là sự cạnh
tranh khơng lành mạnh và tình trạng độc quyền.
Mặc dù cạnh tranh khơng lành mạnh và độc quyền là một khuyết tật cố
hữu của kinh tế thị trường. Nhưng trong điều kiện của Việt nam, một nền kinh tế
vừa thoát thai từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, sự quản lý và điều tiết của nhà
nước còn đang tiến dần đến sự phù hợp và thích nghi với các nguyên tắc của kinh
tế thị trường, sự thống trị của các doanh nghiệp quốc doanh vãn cịn dai dẳng; sự
gia tăng nhanh chóng và không ngừng lớn mạnh của các doanh nghiệp thuộc khu
vực kinh tế tư nhân; sự hiện diện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

có sự vượt trội về khả năng tài chính, tư duy kinh tế và kinh nghiệm thương
trường... đã khiến cho tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh và độc quyền đang
diễn ra một cách hết sức lơn xộn, vượt khỏi tầm kiểm sốt của nhà nước, gây ra
những hậu quả về kinh tế xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu
tư .
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu lý luận và thực tiễn để xây dựng một
chính sách pháp luật về cạnh tranh và kiểm sốt độc quyền, duy trì trật tự cạnh
tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích cho các chủ thể trong nền kinh tế, trả lại sự thông


thống cho mơi trường đầu tư là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được Đảng và
Nhà nước ta hết sức quan tâm trong thời gian qua.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cạnh tranh và kiểm soát độc quyền những vấn đề cịn khá mới ở nước ta.
Do đó, cho đến nay việc nghiên cứu lý luận trong nhũng lĩnh vực này cũng còn
mới chi dừng lại ở mức độ khá khiêm tốn. Tuy đã có một số cơng trình nghiên
cứu về vấn đề này như: Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện
chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nguyễn Như Phát, NXB Công an
nhân dân; Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo vệ sản xuất trong nước, Lê Đăng
Doanh, NXB Lao động; Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính
sách cạnh tranh ở Việt Nam, Viện quản lý kinh tế trung ương, NXB Lao động....
Tuy nhiên, những cơng trình này hoặc là tiếp cận ở phạm vi quá rộng lớn, hoặc là
chỉ đề cập đến một vài khá cạnh cụ thể của vấn đề. Một cơng trình nghiên cứu
chun sâu, mổ xẻ các khía cạnh liên quan đến kiểm soát độc quyền, đặc biệt là
pháp luật về kiểm soát độc quyền ở nước ta hầu như chưa có. Tác giả hy vọng với
việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần đặt những nền móng đầu tiên cho việc
nghiên cứu lý luận về lĩnh vực còn hết sức mới mẻ này ở Việt nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về độc quyền và việc kiểm soát độc

quyền, phân tích nguyên nhân kinh tế xã hội, những tác động tích cực cũng như
tiêu cực về kinh tế-xã hội của tình trạng độc quyền và đặc biệt là của hành vi lạm
dụng vị trí độc quyền.
- Tim hiểu chính sách pháp luật về kiểm soát độc quyền ở một số nước tiêu
biểu trên thế giới, rút ra những nét chung làm kinh nghiệm tham khảo cho Việt
nam.


- Chỉ ra thực trạng độc quyền và tình trạng lạm dụns vị thế độc quyền ở
Việt nam hiện nay, phân tích những đặc thù và những nguyên nhân của nó.
- Đề xuất những giải pháp nhằm góp phần xây dựng và thực thi chính sách
pháp luật về kiểm sốt hành vi lạm dụng vị thế độc quyền ở nước ta.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài là phương pháp
triết học Mác - Lê nin mà hạt nhân là phép duy vật biện chứng và phép duy vật
lịch sử cũng như các quy luật, phạm trù cơ bản, nhất là quy luật cơ sở hạ tầng
quyết định kiến trúc thượng tầng, các quan hệ kinh tế quyết định các quan hệ
pháp luật. Trên nền tảng các phương pháp đó, tác giả sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể của khoa học xã hội như phương pháp phân tích, so sánh, tổng
hợp, hệ thống hóa...
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu, tác giả còn bám sát các chủ trương
đường lối của Đảng và nhà nước ta về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc
quyền, được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và hệ thống pháp luật của nhà
nước.
5. Nhũng đóng góp mới của đề tài
- Đề tài đã trình bày khái quát nhũng vấn đề lý luận về độc quyền và việc
kiểm soát độc quyền, phân tích nguyên nhân, những tác động tích cực và tiêu cực
về kinh tế-xã hội của tình trạng độc quyền và đặc biệt là của hành vi lạm dụng vị
trí độc quyền.
- Đề tài đã trình bày khái quát pháp luật về kiểm sốt hành vi lạm dụng vị

trí độc quyền của các doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới có hệ thống pháp
luận về kiểm sốt độc quyền khá phát triển, qua đó rút ra được những nét chung
trong pháp luật về kiểm soát độc quyền ở những nước đó, làm cơ sở và kinh
nghiệm tham khảo cho Việt nam.


- Để tài đã nghiên cứu và trình bày khá tồn cảnh về thực trạng độc quyền
và tình trạng lạm dụng vị thế độc quyền ở Việt nam hiện nay, phân tích những
đặc thù cũng như những nguyên nhân của những đặc thù về thực trạng độc quyền
và lạm dụng vị thế độc quyền ở nước ta.
- Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra một số giải pháp đề xuất nhằm góp phần
kiểm sốt hành vi lạm dụng vị thế độc quyền ở nước ta.
6. Kết cấu của đề tài
Ngồi lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về độc quyền và kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí
độc quyền;
Chương 2: Pháp luật về kiểm sốt hành vi lạm dụng vị trí độc quyền của
một số nước;
Chương 3: Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí độc quyền ở Việt Nam: Lý
luận - thực tiễn - quan điểm và giải pháp.

Độc quyền và kiểm sốt độc quyền là những vấn đề cịn mới ở Việt nam cả
về lý luận và thực tiễn. Do những hạn chế về thời gian và kiến thức của một sinh
viên đang cịn ngồi trên ghế nhà trường nên khóa luận này khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và
các bạn để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn nữa.


Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ Đ Ộ C QUYỂN VÀ KIẾM s o á t h à n h VI LẠM




DỤNG Vị TRÍ Đ Ộ C QUYỂN.

1.1 Khái quát về độc quyền
1.1.1 khái niệm độc quyền
Nền kinh tế thị trường vận động theo những quy luật kinh tế khách quan,
trong đó có quy luật cạnh tranh. Cạnh tranh, theo một mặt nào đó, cũng có ý
nghĩa tích cực là nó duy trì áp lực liên tục lên tất cả các đối thủ trên thương
trường, buộc chúng phải ln tìm cách đổi mới để thích nghi và tồn tại, nếu
khơng muốn bị loại khỏi cuộc chơi. Nhưng mặt khác, sự cạnh tranh sẽ dẫn đến
việc các đối thủ sẽ tìm mọi cách tiêu diệt, thơn tính lẫn nhau để chiếm lĩnh thị
trường và khẳng định sức mạnh kinh tế của mình. Quá trình này thường diễn tiến
theo logic từ cạnh tranh lành mạnh đến cạnh tranh không lành mạnh và dãn đến
một hệ quả tất yếu là sản sinh ra tình trạng độc quyền (monopoly).
Khái niệm độc quyền dưới góc độ kinh tế được dùng để chỉ tình trạng của
một thị trường hay một ngành sản xuất, mà ở đó, tại một thời điểm nhất định sự
kiểm sốt và khống chế tình hình sản xuất và phân phối một sản phẩm hay dịch
vụ nào đó do một hoặc một nhóm các doanh nghiệp cùng nhau nắm giữ và thực
hiện, mà hệ quả là giá cả bị đẩy lên cao và tình trạng thiếu sự cảm úng đối với
các nhu cầu và mong muốn của giới tiêu dùng, còn các doanh nghiệp cung ứng
các sản phẩm, dịch vụ đó sẽ thu về lợi nhuận độc quyền.
Khi đã xác lập được vị trí độc quyền, các doanh nghiệp độc quyền ln tìm
mọi cách để duy trì địa vị thống lĩnh thị trường của mình với các thủ đoạn như:
thơn tính, tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh, ngăn cản không cho các đối thủ tiềm



năng gia nhập thị trường, tiếp tục cúng cố ưu thế và sức mạnh thị trường bằng
việc rủ rê các đối thủ liên kết tạo sức mạnh, phân chia thị trường, định giá cả...
Để vơ hiệu hố các đối thủ cạnh tranh nhỏ, nhiều công ty hoạt động trong cùng
một cấp độ của thị trường đã liên kết lại với nhau bằng các thoả thuận như: định
giá cả, thoả thuận các điều khoản và điều kiện kinh doanh, thoả thuận phân chia
thị trường về mặt địa lý, đấu thầu hợp đồng trên cơ sở thông đồng trước, thoả
thuận trao đổi thơng tin bí mật. Các thoả thuận này được gọi là thoả thuận ngang
và dẫn đến hình thành các Cartel độc quyền. Ngoài ra giữa các hãng hoạt động ở
những cấp độ khác nhau trên thị trường cũng có thể hình thành nhũng thoả thuận
dọc1. Ví dụ, một nhà sản xuất có thể đi đến thoả thuận với người phân phối chỉ
mua sản phẩm của nhà sản xuất đó mà khơng mua sản phẩm cùng loại của các
hãng khác. Vì vậy, khiến cho việc thâm nhập vào thị trường tiêu thụ loại sản
phẩm này của các đối thủ khác khó có thể thực hiện được.
Các nhà kinh tế học đều thống nhất rằng độc quyền là một hiện tượng
khách quan, tồn tại trong tất cả các nền kinh tế. Nó là kết quả của quá trình cạnh
tranh, một yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thậm chí
một số hình thái độc quyền cịn được nhà nước xác lập và duy trì như là một
trạng thái cần thiết cho sự phát triển cân bằng của nền kinh tế. Vấn đề là ở chỗ,
các doanh nghiệp sau khi đã có được vị thế độc quyền hoặc được nhà nước xác
lập cho vị thế độc quyền thì ln có xu hướng lạm dụng vị thế của mình để thu
lợi nhuận độc quyền, gây hại đến lợi ích của các chủ thể khác và của nhà nước.
Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền để kiếm lợi và xâm phạm đến lợi ích của
các chủ thể khác thì lại bị coi là bất chính và là đối tượng kiểm soát của nhà nước

1 Chuyên dề về cạnh tranh, chống cạnh tranh bất hợp pháp và kiểm soát độc quyền, Viên nghiên cứu khoa học
pháp lý, Bộ Tư Pháp, Hà Nôi (1996), tr.23.


bằng pháp luật. Sự kiểm sốt này chủ yếu thơng qua lĩnh vực pháp luật cạnh
tranh và chống độc quyền.

Để kiểm sốt được một quan hệ nào đó thì trước hết pháp luật phải nhận
diện được đối tượng đó và những thuộc tính của nó. Tương tự như vậy, để điều
chỉnh hành vi độc quyền thì pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền cũng
phải đưa ra được khái niệm về độc quyền và những tiêu chí để xác định đâu là
hành vi lạm dụng vị thế độc quyền. Tùy theo đặc điểm kinh tế xã hội khác nhau
mà pháp luật của mỗi nước cũng đưa ra những quan niệm và tiêu chí xác định
hành vi lạm dụng vị thế độc quyền khác nhau.
Theo luật cạnh tranh của Bungari2 thì được coi là lạm dụng vị trí độc
quyền khi một pháp nhân đã có vị trí độc quyền, thực hiện hành vi làm hạn chế
cạnh tranh hoặc phương hại đến các lợi ích của người tiêu dùng bằng cách:
- Tạo ra những khó khăn cho hoạt động kinh tế của những pháp nhân khác
bằng việc hạn chế sự phát triển thị trường hoặc gia nhập thị trường.
- Phân biệt đối xử với các khách hàng khác nhau hoặc sử dụng các điều
khoản hợp đồng khơng bình đẳng, kể cả việc hạn chế khơng có căn cứ hoặc làm
gia tăng trách nhiệm, hoặc cung ứng hàng hố, dịch vụ có chất lượng thấp hơn
các yêu cầu thông thường của thị trường
- Tạo ra sự khan hiếm hàng hoá, dịch vụ bằng việc không cung ứng, phá
huỷ hoặc làm hư hại chúng, bằng việc đưa hàng hố vào tái chế khơng có lý do
chính đáng, bằng việc mua vét hàng hố từ các đối thủ cạnh tranh và bằng các
hình thức khác

2 Tài liệu tham khảo khuôn khổ pháp lý đa phương điều chỉnh hoạt động cạnh tranh và luật cạnh tranh của một số
nước và vùng lãnh thổ, Vụ Pháp Chê, Bộ Thương Mại (2003), tr. 198-199.


- Tiến hành ký kết hoặc thực hiện một hợp đồng với điều kiện có sự chấp
thuận của các bên về các điều khốn bổ sung mà thực chất khơng liên quan tới
đối tượng của họp đồng hoặc việc thực hiện hợp đồng đó.
- Sử cỉụng sức ép về kinh tế nhằm làm chấm dứt hoạt động, chia, tách, sáp
nhập hoặc chuyển đổi các công ty khác.

- Trong một thời gian dài áp dụng các mức giá độc quyền vượt quá các chi
phí sản xuất và tiếp thị đối với hàng hoá, dịch vụ.
Theo Luật thương mại lành mạnh của tỉnh Đài Loan thì một doanh nghiệp
độc quyền khơng được tham gia vào bất cứ hành động nào dưới đây(điều 10):
- Gián tiếp hoặc trực tiếp sử dụng các biện pháp không lành mạnh để ngăn
ngừa các doanh nghiệp khác tham gia cạnh tranh.
- Quyết định, duy trì, thay đổi một cách khơng phù hợp giá của hàng hố,
dịch vụ.
- Buộc đối tác kinh doanh đối xử ưu đãi không có lý do chính đáng.
- Tiến hành nhũng hoạt động khác bằng cách lạm dụng vị trí của mình
trênt thị trường.
Còn theo Luật bảo vệ cạnh tranh Croatia, những yếu tố dưới đây được xem
xét để đánh giá sự lạm dụng vị trí độc quyền hay ưu thế của thương nhân trên
toàn bộ hay một bộ phận của thị trường (điều 20):
- Tăng giá gián tiếp hay trực tiếp có chủ định hoặc giảm giá tạm thời
xuống dưới giá thành với mục đích đảm bảo hay duy trì vị trí độc quyền;
- Phân chia toàn bộ hay một bộ phận của thị trường theo khu vực, sản
phẩm, theo dịch vụ hay theo nhóm khách hàng;
- Áp dụng các điều kiện khác nhau với những giao dịch như nhau cho các
thương nhân khác nhau, từ đó đặt các thương nhân này vào vị trí bất lợi về cạnh
tranh trên tồn bộ hay một bộ phận của thị trường;


- An định việc bồi hồn khơng hợp lý hay ra các điều kiện cho hàng hoá,
dịch vụ với việc chỉ ưu tiên cho một bên giành được những thuận lợi đặc biệt;
- Dừng hay giới hạn khối lượng sản xuất và mua bán căn cứ vào khó khăn
của người tiêu dùng;
- Rút lại việc bán hàng hoá, dịch vụ hay dự trữ hàng hoá dịch vụ để tăng

- Giới hạn sự phát triển và đầu tư vào công nghệ;

- Đặt điều kiện trong hợp đồng bắt bên kia thực hiện thêm các nghĩa vụ mà
theo thông lệ thương mại khơng có liên quan đến đối tượng của họp đổng;
- Ngăn chặn cạnh tranh tự do bàng ưu thế của mình trên thị trường hay các
biện pháp bất hợp pháp khác.
ơ Việt nam, cho đến nay Luật cạnh tranh vẫn đang trong quá trình soạn
thảo, những quan niệm về độc quyền và hành vi lạm dụng vị thế độc quyền chắc
chắn còn phải được trao đổi kỹ càng trước khi ban hành thành luật. Tuy nhiên Dự
thảo Luật cạnh tranh đã bước đầu phác hoạ chân dung cũng như các hành vi lạm
dụng vị trí độc quyền của một doanh nghiệp độc quyền. Theo Điều 13 của Dự
thảo Luật cạnh tranh lần thứ 10 thì: "Doanh nghiệp được coi là cố vị trí độc
quyền trên thi trường liên quan nêĩi khơng có doanh ngliiệp nào cạnh tranh về
hàng hố, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh". Như vậy, nếu theo Dự thảo
Luật thì ở Việt Nam hình thức độc quyền nhóm khơng được pháp luật nhìn nhận.
Đây có lẽ là vấn đề còn cần phải trao đổi thêm.
Còn theo điều 14 của Dự thảo thì các hành vi sau đây sẽ bị coi là hành vi
lạm dụng vị trí độc quyền:
- Bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ dưới chi phí sản xuất của hàng hóa, dịch
vụ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.


- Áp đặt giá mua hoặc giá bán bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng.
- Hạn chế sản xuất, phân phối, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ
thuật làm thiệt hại cho khách hàng.
- Áp dụng những điều kiện thương mại khác nhau cho những doanh nghiệp
khác nhau với những giao dịch như nhau, từ đó đặt các doanh nghiệp này vào vị
trí bất bình đẳng trong cạnh tranh.
- Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua bán hàng
hoá, dịch vụ, hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên
quan một cách trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
- Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.

Ngoài ra, theo Điều 15, những hành vi sau đây của doanh nghiệp ở vào vị
trí độc quyền cũng sẽ bị cấm:
- Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng.
- Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giaokết mà khơng có lý
do chính đáng.
Xuất phát từ đặc thù của nền kinh tế Việt nam, nơi mà độc quyển nhà
nước cịn tràn lan và chưa thế’ xố bỏ được ngay, Dự thảo Luật cạnh tranh cũng
có một điều quy định riêng về kiểm soát độc quyền nhà nước, doanh nghiệp sản
xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích (Điều 16):
1.

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước,

Nhà nước kiểm soát bằng các biện pháp sau:
a.Quyết định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền
nhà nước;


b.

Quyết định số lượng, khối lượng, giá cả, phạm vi thị trường của hàng

hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước mà doanh nghiệp sản xuất hay
cung cứng.
2.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích,

Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy
định.

1.1.2 Các loại độc quyền.
Độc quyền là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp, nó tồn tại bởi nhiều
nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh khác nhau và với phạm vi, quy mơ khác nhau.
Vì vậy chúng ta cũng có thể phân chia độc quyền thành nhiều loại, dựa trên
những tiêu chí khác nhau.
+ Dựa vào tình trạng của thị trường trong đó tình trang độc quyền tồn tại,
có thể phân chia thành độc quyền người bán và độc quyền người mua.
- Độc quyền người bán (sellers' monopoly): là tình trạng độc quyền xảy ra
khi tại một thị trường xác định, ở vào một thời điểm nhất định, trong đó có một
sản phẩm khan hiếm, khiến cho những người bán nó bắt buộc những người mua
phải ganh đua nhau nâng giá lên để mua.
- Độc quyền người mua (buyers1monopoly): là tình trạng độc quyền xảy ra
khi tại một thị trường xác định, ở vào một thời điểm nhất định, trong đó chỉ có
một người duy nhất muốn mua mặt hàng nào đó mà lại có nhiều người muốn
bán, khi đó người mua sẽ có quyền áp đặt điều kiện với người bán.
Về lý thuyết, cịn có một tình trạng độc quyền giả tưởng là tại một thị
trường xác định, ở vào một thời điểm nhất định, đối với một hàng hóa hay dịch
vụ nào đó chỉ có một người mua và một người bán duy nhất. Vì vậy cả người
mua lãn người bán đều là những nhà độc quyền. Trường hợp này các nhà kinh tế


học gọi là độc quyền tay đôi (bilateral monopoly). Tuy nhiên trên thực tế rất khó
xảy ra tình trạng độc quyền này.
+ Nếu dựa vào chủ thể kiểm sốt tình trạng độc quyền, có thể chia thành
độc quyền nhà nước và độc quyền tư nhân.
- Độc quyền nhà nước (Public monopoly): là tình trạng độc quyền do pháp
luật quy định dành cho chính phủ, thường là cho một tổ chức phục vụ công cộng
như các dịch vụ bưu điện, điện tín, điện thoại và các ngành giao thơng vận tải chủ
yếu như ngành đường sắt chẳng hạn. Sự độc quyền này đảm bảo cho việc cung
cấp các sản phẩm hay dịch vụ thiết yếu theo những giá cả phải chăng mà cơng

chúng có thể chấp nhận được và thường tránh được những bất cập và bất lợi của
các độc quyền tư nhân.
- Độc quyền tư nhân (private monopoly): là tình trạng độc quyền do các
cơng ty tư nhân kiểm sốt. Loại độc quyền này thường xuất hiện ở những lĩnh
vực mà nhà nước không tham gia hoặc không tuyên bố sự độc quyền của mình.
+ Dựa vào nguồn gốc của độc quyền, có thể phân chia thành độc quyền tự
nhiên và độc quyền là kết quả của sự cạnh tranh.
- Độc quyền tự nhiên (natural monopoly): là tinh trạng độc quyền tồn tại vì
tồn bộ nhu cầu về một sản vật có thể được cung ứng bởi một nhà sản xuất tiên
hành sản xuất trên một quy mô nhỏ nhất để sản phẩm của mình bán được.
- Độc quyền là kết quả của cạnh tranh (competition’ consequence
monopoly): loại độc quyền này như là kết quả của sự cạnh tranh, tiêu diệt và thơn
tính lẫn nhau giữa các cơng ty hoạt động trong lĩnh vực tư.


Ngồi ra, dựa vào các tiêu chí khác người ta cịn có thể chia thành: độc
quyền đơn lẻ (do một doanh nghiệp duy nhất kiểm sốt tình trạng độc quyền),
độc quyển nhóm (do một nhóm doanh nghiệp liên kết lại với nhau thực hiện)3.
Do quy mơ, tính chất của tùng loại độc quyền nói trên là khác nhau, nên
mức độ tác động của các loại độc quyền đó đối với nền kinh tế xã hội và môi
trường cạnh tranh cũng khác nhau, do đó nhà nước cần có thái độ ứng xử khác
nhau đối với mỗi loại độc quyền. Việc phân chia thành các loại đó sẽ giúp cho
nhà nước tìm ra những cơ chế kiểm sốt phù hợp cho từng loại độc quyền.

1.1.3 Nguyên nhân của độc quyền
Độc quyền là một hiện tượng khách quan, nó bắt nguồn từ những nguyên
nhân kinh tế, xã hội và chính trị, và hình thành thơng qua nhiều con đường khác
nhau, ở mức độ khái quát có thể kể đến những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, nhờ vào những nỗ lực tự thân của chính doanh nghiệp hay nhóm
doanh nghiệp độc quyền, như:

- Nhờ chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ,
doanh nghiệp nắm trong tay những phát minh, sáng chế và bí quyết cơng nghệ
mà những đối thủ cạnh tranh khác khơng có. Với ưu thế này, doanh nghiệp đã
giảm được đáng kể chi phí, nâng cao năng suất lao động, tạo ra sản phẩm độc
đáo, hấp dẫn khách hàng để chiếm lĩnh thị trường.
- Nhờ dựa trên ưu thế công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, trình độ quản lý mà
doanh nghiệp đạt được mức chi phí sản xuất thấp tuyệt đối theo quy mơ, do đó
sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp cung ứng trên thị trường ở mức giá thấp hơn
so với các đối thủ khác.
1 Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm sốt độc quyền kinh doanh, Dự án hồnthiện
mơi tnrờng kinh doanh V IE/97/016, Viện nghiên cứu quản lý trung ương, NXB Giao thông vận tải, tr.63.


-

Nhờ ưu thế về vốn đầu tu' ban đầu trong những ngành, lĩnh vực đòi hỏi

suất đầu tư trên một đơn vị sản phẩm lớn, như trong các ngành điện, nước, dầu
khí... ơ những ngành này, chi phí cho xây dựng hệ thống đường ống, dây dãn rất
lớn, chỉ những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mới có khả năng đầu tư.
Nhưng mức chi phí bình qn cho một đơn vị sản phẩm sẽ giảm dần theo sự gia
tăng của sản lượng, khi sản lượng càng gia tăng thì giá thành sản phẩm càng
giảm. Bởi vậy, khi doanh nghiệp nào đã chiếm được thị trường trong những lĩnh
vực này thì các doanh nghiệp mới khó có thể cạnh tranh được.
Thứ hai, độc quyền có thể xuất hiện như là kết quả của quá trình sáp nhập,
hợp nhất hai hoặc nhiều doanh nghiệp nhằm tập trung nguồn vốn, kỹ thuật, cơng
nghệ. Với tiềm lực về tài chính, cơng nghệ, kỹ thuật, doanh nghiệp được sáp
nhập, họp nhất sẽ có ưu thế cạnh tranh lớn, và từng bước loại bỏ các đối thủ khác
để chiếm lĩnh toàn bộ thị trường.
Ngoài ra, độc quyền cịn xuất hiện do sự thơng đồng giữa các doanh

nghiệp về giá cả, sản lượng và khách hàng hoặc thị trường tiêu thụ về mặt địa lý
nhằm tối đa hoá lợi nhuận của ngành, lĩnh vực sản xuất. Các doanh nghiệp tham
gia Cartel thường không bền vững, trừ khi mỗi doanh nghiệp đều có một kế
hoạch hoạt động lâu dài trên thị trường đó, coi trọng lợi nhuận thu được trong
tương lai và Cartel phải có một cơ chế chế tài thích hợp đối với các thành viên vi
phạm những thoả thuận ngầm4.
Thứ ba, độc quyền còn xuất hiện do sự tồn tại của những rào cản đối với
cơ hội gia nhập thị trường của các doanh nghiệp tiềm năng. Đó có thể là những
rào cản về kinh tế, về hành chính, thậm chí cả về pháp lý. Chẳng hạn, trong hệ
thống pháp luật nước ta hiện nay có nhiều quy định bất hợp lý vơ hình chung đã

4 Các giải pháp kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh khơng lành mạnh trong q trình chuyển đổi nền kinh tế
của Việt Nam,Ban vật giá Chính phủ, Chương trinh nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan, Hà Nội (1996).


loại bỏ khả nãng và cơ hội nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng vào một
ngành kinh tế trong một giai đoạn nhất định. Dễ nhạn thấy nhất là trong lĩnh vực
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, với các quy định về thời gian sử dụng những
đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp quá dài. Việc quy định này một mặt khuyến
khích hoạt động nghiên cứu triển khai, đầu tư cho khoa học, kỹ thuật, công nghệ
phát triển, mặt khác sẽ tạo cho doanh nghiệp là chủ sở hữu đối tượng đó trở thành
độc quyền.
Thứ tư, do đặc thù của công nghệ sản xuất hoặc do đặc thù của ngành
hàng, lĩnh vực kinh doanh hoặc những lợi thế khác dẫn đến tình trạng độc quyền
tự nhiên. Độc quyền tự nhiên là trường hợp độc quyền thoát ly ý thức chủ quan
của các nhà kinh doanh. Ở một số ngành có thể trở thành độc quyền tự nhiên nếu
lợi ích kinh tế tăng dần theo quy mô và phạm vi lớn tới mức chỉ một mình doanh
nghiệp nào đó có thể cung cấp đủ sản phẩm cho thị trường. Đứng trước nhu cầu
về hàng hố khơng thay đổi khi có biến động về giá, nhà độc quyền có thể đẩy
giá lên cao để ihu được lợi nhuận độc quyền siêu ngạch và gây ra những tác hại

rất lớn cho nền kinh tế xã hội. Vì vậy nhà nước cần có những biện pháp điều tiết,
kiểm sốt việc hình thành giá cả của các doanh nghiệp độc quyền này nhằm đảm
bảo lợi ích của các nhà sản xuất, lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.
Thứ năm, Ngoài con đường hình thành độc quyền từ quá trình cạnh tranh
và độc quyền tự nhiên, cịn có độc quyền nhà nước (độc quyền phát sinh từ cơng
quyền). Đây là tình trạng độc quyền được tạo ra để các doanh nghiệp nhà nước
có thể chi phối những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cho phép
nhà nước điều tiết quá trình cạnh tranh theo ý muốn nhằm ổn định trật tự nền
kinh tế quốc dân, bảo vệ lợi ích của xã hội. Quy mơ, tính chất và mức độ của độc
quyền nhà nước tùy thuộc vào từng mơ hình kinh tế, vào cơ cấu các thành phần
kinh tế và trạng thái cạnh tranh của mỗi nền kinh tế ở từng thời điểm cụ thể. Tuy


nhiên, độc quyền nhà nước cần được giới hạn ở mức độ hợp lý, nếu khơng sẽ dẫn
đến tình trạng trì trệ của nền kinh tế, sự lũng đoạn của các doanh nghiệp độc
quyền, gây ra những hậu quả tiêu cực đối với mơi trường cạnh tranh. Việc duy trì
độc quyền nhà nước cũng cần chia thành những cấp độ nhất định và trong từng
cấp độ ấy cũng phải tạo ra xu thế cạnh tranh giữa nhóm các doanh nghiệp độc
quyền.

1.1.4 Những tác động về kinh tẻ - xã hội của độc quyền.
Giống như các hiện tượng khác, độc quyền có tác động rất lớn đối với đời
sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực.
Về mặt tích cực, sự độc quyền góp phần đẩy nhanh q trình tích tụ, tập
trung các nguồn lực để phát triển, nhất là trong những ngành kinh tế mũi nhọn.
Sau khi đã xác lập được vị trí độc quyền, các cơng ty độc quyền thường phát triển
nhanh chóng thành nhũng tập đồn hùng mạnh. Sự tích tụ và tập trung nguồn lực
vào tay một hoặc một nhóm các doanh nghiệp tạo điều kiện đẩy mạnh nghiên
cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng quy mô, tăng năng xuất lao động,
tạo ra những bước ngoặt mang tính đột phá cho bản thân doanh nghiệp và cho

ngành sản xuất đó5. Sự mở rộng về quy mơ sản xuất, đến lượt nó sẽ tạo động lực
kích thích trở lại các doanh nghiệp, bởi trên thực tế ai cũng biết rằng lợi nhận của
một doanh nghiệp sẽ tăng lên theo quy mô sản xuất kinh doanh. Không phải
ngẫu nhiên mà nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ là Joseph Schumpeter (1883 1950) đã ủng hộ mơ hình kinh tế trong đó có sự tồn tại của các thế lực độc
quyền.

5 Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Đặng Vũ Huân, Luận án
tién sĩ luật học, H à Nội, (2002), tr.32.


Đối với độc quyền nhà nước, nếu duy trì ở quy mơ thích hợp và được kiểm
sốt tốt sẽ góp phần tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế cũng như trong việc thực
thi các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của chính phủ, tạo thế chủ động trong
hội nhập kinh tế quốc tế, bảo về các ngành và các cơ sở sản xuất trong nước, bảo
vệ lợi ích của người tiêu dùng và đáp ứng tốt các nhu cầu của quốc kế dân sinh,
ở hầu hết các quốc gia, độc quyền nhà nước được sử dụng như là một công cụ
kinh tế hữu hiệu bên cạnh các công cụ khác trong việc điều tiết nền kinh tế quốc
dân.
Nhung bên cạnh những tác động tích cực nói trên, độc quyền cũng có
những mặt trái của nó:
Thứ nhất, độc quyền đi ngược lại trật tự cạnh tranh lành mạnh, kìm hãm
động lực phái triển của nền kinh tế. Khi đã có vị trí độc quyền, các doanh nghiệp
ln tìm cách duy trì vị trí độc quyền của mình bằng cách tiêu diệt các đối thủ
tiềm năng, không cho chúng xuất hiện trên thị trường. Bằng thủ đoạn bóp chết
đối thủ cạnh tranh thực chất đã triệt tiêu sự cạnh tranh trên thương trường, mà
một khi khơng cịn cạnh tranh thì sẽ khơng cịn áp lực để các doanh nghiệp phát
triển.
Tlĩứ hai, độc quyền tạo ra nguy cơ khủng hoảng và suy thoái của nền kinh
tế. Các doanh nghiệp độc quyền sử dụng vị thế này vào việc tự định giá cả hàng
hố độc quyền, kìm hãm sản lượng hàng hoá để tăng giá bán nhằm thu lợi nhuận

siêu ngạch mà không chú trọng tới việc đổi mới công nghệ, tăng năng suất nữa.
Tinh trạng này kéo dài sẽ làm cho năng lực của các công ty độc quyền bị suy
yếu, thậm chí dẫn đến suy giảm và suy thối của cả một ngành sản xuất nào đó.
Sự khan hiếm của hàng hóa và giá cả leo thang do tinh trạng độc quyền gây ra sẽ
là nguyên nhân đưa đến sự lạm phát và gây mất ổn định nền kinh tế, làm tăng số
người thất nghiệp.


Thứ ba, độc quyền tạo ra cho các công ty độc quyền những khoản thu nhập
bất chính từ lợi nhuận siêu ngạch, góp phần làm gia tăng khoảng cách giàu
nghèo, bất công trong xã hội. Ngay từ thế kỷ XIX, trong tác phẩm nổi tiếng “Sự
giàu có của các quốc gia”, Adam Smith đã chỉ ra bản chất của độc quyền là:
“Bằng cách làm cho thị trường luôn luôn không đủ dự trữ, các nhà độc
quyền...đã bán háng hoá của họ với mức giá cao liơn giá tự nhiên rất nhiều, và
nhờ đố, tăng phần thu nhập của họ dưới dạng tiền thưởng hay lợi nhuận...” Như
vậy, lợi nhuận mà các cơng ty độc quyền có được thực chất là nhờ vào việc
hưởng mức chênh lệch quá đáng từ giá cả độc quyền so với giá tự nhiên của hàng
hóa, tức là đã bòn rút thu nhập của đại bộ phận người tiêu dùng bỏ vào túi một số
ít cơng ty độc quyền, đẩy những người nghèo đi đến chỗ ngày càng nghèo thêm,
cịn các cơng ty độc quyền thì phất lên nhanh chóng.
Cũng cần nói thêm rằng người tiêu dùng khơng chỉ phải chi phí đắt thêm
cho hàng hóa, dịch vụ độc quyền, mà họ còn chịu thiệt thòi khi khồng được
hưởng những thành quả sáng tạo trong sản xuất. Nhà sản xuất sau khi đã đạt đến
vị trí độc quyền sẽ lơ là việc đầu tư cho nghiên cứu, phát minh vì giờ đây họ
khơng cịn đối thủ để ganh đua nữa, thay vào đó họ chỉ lo việc khống chế sản
lượng để tăng giá nhàm thu về lợi nhuận độc quyền tối đa. Kết quả là nền sản
xuất bị giậm chân tại chỗ, thị trường sẽ thiếu vắng những sản phẩm dịch vụ mới
với chất lượng tốt hơn, cịn người tiêu dùng thì vẫn phải chấp nhận những sản
phẩm, dịch vụ cũ với giá cao vị họ khơng cịn có sự lựa chọn nào khác.
Thứ tư, độc quyền cịn dẫn đến tình trạng “cửa quyền” hay “đặc quyền”

cho một nhóm người có lợi ích. Độc quyền tất yếu sẽ sản sinh ra cơ chế “xin cho”, “ban phát” và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sản xuất.
Nói về tác hại của độc quyền đối với sự phát triển của nền kinh tế, Thủ tướng
Phan Văn Khải cũng đã tùng nhận định: “...Độc quyền s ẽ dẫn đến cửa


quyên ...Độc quyền s ẽ làm cho những nhân tô' tích cực, những người làm ăn giỏi
khơng ngóc đầu dậy được...”6
Ngồi ra độc quyền cịn là bạn đồng hành với tiêu cực và tham nhũng. Các
doanh nghiệp độc quyền luôn có xu hướng liên hệ và tranh thủ sự ủng hộ của các
cơ quan quản lý nhà nước để bảo vệ vị thế độc quyền của mình. Điều này làm
xuất hiện nguy cơ tham nhũng, tha hoá trong bộ máy công quyền. Kinh nghiệm
của Hàn Quốc cho thấy, khi các Chaebol vượt ra ngồi tầm kiểm sốt, chúng
quay trở lại mua chuộc, lôi kéo các quan chức nhà nước, gây nên nạn tham nhũng
trầm trọng7. Ở Việt nam hiện nay cũng vậy, trong bối cảnh dự luận xã hội đang
lên tiếng mạnh mẽ phản đối tình trạng độc quyền nhà nước, để duy trì vị thế độc
quyền, các doanh nghiệp độc quyền phải tìm cách “ni” bộ máy cơng quyền,
mua chuộc những nhà chức trách có thẩm quyền để họ lên tiếng bảo vệ sự độc
quyền. Một số vụ án kinh tế lớn được đưa ra xét xử trong thời gian qua có liên
quan đến các quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước đã phần nào minh chứng
cho điều này.

1.2 Kiểm sốt hành vi lạm dụng vị trí độc quyền.
1.2.1 Sự cần thiết phải kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
Như đã trình bày ở trên, độc quyền có thể gây ra những tác động tiêu cực,
đe dọa lợi ích của rất nhiều chủ thể trong xã hội. Do đó, tình trạng độc quyền cần
được đặt trong sự kiềm tỏa của nhà nước nhằm ngăn chặn triệt để các tác hại của
nó, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

6 Độc quyền làm cho những người làm ăn giịi khơng ngóc dầu dậy được, Hồng Hải Vân, Báo Thanh Niên
(3/3/1999), tr. 10

7 Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách cạnh tranh ở Việt Nam, Viện quản lý kinh tế Trưng
Ương, NXB Lao động, Hà Nội (200Ò),tr.84.


nước ta. Việc kiểm sốt độc quyền nói chung, kiểm sốt hành vi lạm dụng vị thế
của các cơng ty độc quyền nói riêng nhằm các mục đích cụ thể sau đây:
Một là, giữ cho nền kinh tế vận hành và phát triển bình thường theo quan
hệ thị trường.
Nền kinh tế thị trường chỉ vận hành hiệu quả một khi quan hệ cạnh tranh
được duy trì một cách liên tục và thực chất. Ngược lại, nếu cạnh tranh khơng cịn
hoặc chỉ mang tính hình thức thì nền kinh tế đó sớm muộn cũng bị chết yểu. Độc
quyền được sinh ra từ cạnh tranh, nhưng khi nó xuất hiện thì đến lượt cạnh tranh
lại bị đe dọa triệt tiêu. Do đó, muốn duy trì sự cạnh tranh liên tục thì phải kiểm
sốt được độc quyền. Kiểm sốt tình trạng độc quyền chính là điều kiện để duy
trì sự vận hành của thị trường trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đó là
nhiệm vụ của nhà nước với tư cách là người quản lý và điều tiết thị trường.
Hai là, bảo vệ quyền lợi của các chủ thể ở vào vị thế bất lợi trong cạnh
tranh. Như ta đã biết, cạnh tranh là một q trình trong đó các đối thủ ln tìm
cách tiêu diệt và thơn tính lẫn nhau bằng mọi thủ đoạn. Kết quả là những doanh
nghiệp ở vào vị thế yếu hơn thì sẽ bị tiêu diệt hoặc bị thơn tính, cịn các đối thủ
lớn thì leo lên vị trí độc quyền. Khi đã ở vào vị trí độc quyền rồi thì doanh nghiệp
độc quyền lại tìm mọi cách ngăn cản không cho các doanh nghiệp tiềm năng
tham gia vào thi trường mà chúng đang độc quyền. Như vậy bất luận trong trường
hợp nào thì các doanh nghiệp ở vào vị thế yếu hơn luôn luôn bị đe dọa lợi ích
trong vịng xốy của độc quyền. Trong trường hợp đó cần có sự can thiệp của nhà
nước. Việc kiểm sốt độc quyền chính là để đảm bảo một trật tư kinh tế cơng
bằng, bình đẳng, ở đó quyền cạnh tranh của tất cả các chủ thể đều được bảo đảm
thỏa đáng.
Ba là, bảo vệ quyền và lợi ích cho người tiêu dùng, người sản xuất. Suy
cho cùng, người chịu thiệt nhiều nhất từ độc quyền chính là những người tiêu



dùng. Độc quyền sẽ cướp đi cơ hội lựa chọn hàng hóa, dịch vụ của họ vì trên thị
trường lúc này duy nhất chỉ cịn lại có một người bán. Độc quyền cũng bịn rút
tiền của người tiêu dùng thơng qua việc nâng giá cả hành hóa dịch vụ để bỏ vào
túi những nhà độc quyền dưới hình thức lợi nhuận siêu ngạch. Bên cạnh những
thiệt hại trực tiếp mà độc quyền gây ra cho người tiêu dùng, nó cịn gây ra những
tác hại gián tiếp. Một khi việc cung cấp hàng hóa dịch vụ chỉ nằm trong tay một
tổ chức độc quyền thì tổ chức này chỉ tìm cách để hạn chế sản lượng và nâng giá
bán thay vì chăm lo đến đổi mới công nghệ, kỹ thuật, cải tiến chất lựơng, mẫu
mã, hạ giá thành sản phẩm. Và khơng ai khác chính là người tiêu dùng sẽ khơng
được hưởng thành quả tiến bộ của nền sản xuất.
Độc quyền không chỉ gây thiệt hại cho sự tiêu dùng cá nhân, mà còn gây
hại cho cả sự tiêu dùng xã hội, đó là các nhà sản xuất. Giá cả hàng hóa dịch vụ
tăng cao do độc quyền sẽ làm cho chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất, dịch
vụ khác cũng sẽ bị đội lên cao, và góp phần làm cho giá thành sản phẩm , dịch vụ
của những doanh nghiệp này thiếu tính cạnh tranh. Để tiêu thụ được sản phẩm,
dịch vụ của mình, các doanh nghiệp này buộc phải hy sinh bớt lợi nhuận của
mình hoặc thu hẹp quy mô sản xuất.
Bốn là, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Dưới góc độ kinh tế, độc
quyền là sự khởi đầu cho một quá trình đình trệ của sản xuất. Quá trình này
thường diễn ra một cách cục bộ trong một ngành hay một lĩnh vực nào đó, nhưng
nếu khơng được kiểm sốt tốt mà cứ để tình trạng độc quyền tràn lan thì sẽ dẫn
tới giai đoạn trầm trọng hơn là sự khủng hoảng và suy thối của tồn bộ nền kinh
tế. Ngồi những nhũng hậu quả nặng nề về kinh tế, thì một hậu quả khác về mặt
xã hội mà ai cũng biết là tình trạng thất nghiệp. Thực tế đã cho thấy, sau mỗi
cuộc suy thoái kinh tế là tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trong lực lượng lao động, từ
đó nảy sinh rất nhiều vấn đề xã hội phức tạp mà nhà nước phải giải quyết. Bởi



vậy, duy trì sự phát triển bình thường của sản xuất, bảo đảm sự ổn định công ăn
việc làm cho người lao động cũng là một trong những mục đích quan trọng của
việc kiểm soát độc quyền.

1.2.2 Các biện pháp kiểm sốt hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
Hầu hết các quốc gia đều nhận thức được rằng không thể xóa bỏ độc
quyền bằng sức mạnh nhà nước hay bằng bất kỳ cách thức nào khác, trái lại, nhà
nước chỉ có thể áp dụng những biện pháp nhằm hạn chế và kiểm sốt nó. Vì độc
quyền rất đa dạng, cho nên nếu chỉ áp dụng một giải pháp đơn thuần nào đó sẽ
khó kểm sốt độc quyền một cách hiệu quả, mà phải áp dụng kết hợp đồng thời
nhiều giải pháp khác nhau. Các biện pháp kiểm soát độc quyền phổ biến thường
gặp ở các nước bao gồm:
-

Can thiệp trực tiếp: hằng quyền lực của mình, nhà nước có thể áp dụng

một số biện pháp mang tính hành chính nhằm hạn chế sự lạm dụng quá mức vị trí
của doanh nghiệp độc quyền như: quy định rõ danh mục và số lượng, khối lượng
sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp độc quyền được phép sản xuất và cung ứng ra
thị trường; khống chế đầu vào của doanh nghiệp; quy định tiêu chuẩn, chất
lượng, các điều kiện thương mại khác của hàng hoá, sản phẩm dịch vụ...Thực
chất của những biện pháp này là hạn chế các doanh nghiệp độc quyền tự ý mở
rộng hoặc thu hẹp thị trường một cách tùy tiện để thu về lợi nhuận độc quyền
một cách bất chính, hoặc lợi dụng tình trạng độc quyền để cắt giảm chất lượng
hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên không nên lạm
dụng việc sự dụng các biện pháp can thiệp hành chính, vì nó làm cản trở quyền tự
do kinh doanh. Thay vì đó, nhà nước nên áp dụng ngày càng rộng rãi những biện
pháp mang tính kinh tế, phù hợp với quy luật khách quan của thị trường.



×