Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững khu du lịch mũi né phan thiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 207 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN VŨ THỊ TRÀ MY

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU
DU LỊCH MŨI NÉ – PHAN THIẾT
Chuyên ngành : Quản lý Mơi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2009


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Phùng Chí Sỹ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. Lê Phát Quới
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. Phạm Hồng Nhật
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .




ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------

-------------------

TP. HCM, ngày 10 tháng 7 năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: NGUYỄN VŨ THỊ TRÀ MY Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 08/03/1982

Nơi sinh: Ninh Thuận

Chun ngành: Quản lý mơi trường

MSHV: 02607636

Khóa: 2007
1- TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH MŨI NÉ – PHAN

THIẾT”

2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Nghiên cứu tổng quan về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của khu du lịch Mũi Né –
Phan Thiết (bao gồm đánh giá hiện trạng và quy hoạch phát triển du lịch).
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững về du lịch bao
gồm các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến môi trường tại khu du lịch Mũi Né – Phan
Thiết theo các chỉ tiêu phát triển bền vững.
- Đề xuất các giải pháp tổng hợp nhằm bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững
khu du lịch Mũi Né – Phan Thiết.

3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: Tháng 1/2009

4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

: Tháng 7/2009

5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

: PGS.TS. PHÙNG CHÍ SỸ

Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng Chuyên ngành thơng qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MƠN

(Họ tên và chữ ký)


QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)



Lời cảm ơn!
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ lớn lao của Qúy Thầy cô, Qúy đơn
vị và Cá nhân sau đây:
-

PGS.TS Phùng Chí Sỹ – Cán bơ hướng dẫn – Người đã tận tình hướng
dẫn, nhắc nhở tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.

-

Các thầy cô trong Khoa Môi trường Trường Đại học Bách Khoa đã dạy
dỗ và chuyển giao nhiều kinh nghiệm cũng kiến thức trong suốt thời
gian học Đại học và Sau Đại học để tơi có thể làm tốt luận văn này.

-

Ban Lãnh đạo và các cô chú trong Chi cục Môi Trường, Sở Tài Nguyên
Môi Trường, Sở Du Lịch, Ban Quản lý Khu du lịch Hàm Tiến – Mũi
Né, Phòng Văn Hóa Thơng Tin Thành phố Phan Thiết ….đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và tận tình hướng dẫn tơi trong suốt quá trình tìm
hiểu thực tế tại địa phương.

-


Chú Lê Văn Tiến – Trưởng Chi cục Môi trường Phan Thiết và chú
Đặng Thanh Tiến – Trưởng Phòng Tài Nguyên Mơi trường đã nhiệt
tình chỉ dẫn cũng như cung cấp thơng tin cần thiết để tơi hồn thành tốt
luận văn.

-

Gia đình và bạn bè, đồng nghiệp tơi – những người luôn luôn bên cạnh
tôi trong cuộc sống.

Xin gởi đến tất cả những ân nhân của tôi một lời cảm ơn chân thành và một
tấm lòng tri ân sâu sắc.
TP Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2009
HVTH: Nguyễn Vũ Thị Trà My


ABSTRACT
Vietnam tourism, especially Mui Ne – Phan Thiet tourism, have faced up with not only
physical pollution

but also social one. Mui Ne tourism area is not out of the

environmental situation, including the impacts of the solid waste, wastewater, air
pollution, concretization, oil spill, erosion of beach and red tide…. Besides those, the
planning is not reasonable and environmental protection awareness of community is
low. The M.Sc thesis “Research and proposal of environmental protection measures
towards the sustainable development of Mui Ne - Phan Thiet tourism area” will
provide the environment managers and owners of tourism projects the measures for
mitigation and prevention of the environmental negative impacts caused by the tourism
activities..

TÓM TẮT:
Nền du lịch Việt Nam, đặc biệt là du lịch Mũi Né ngày nay đang đối diện với nạn ô
nhiễm không chỉ môi trường tự nhiên mà cón mơi trường xã hội nữa. Khu du lịch Mũi
Né khơng nằm ngồi những vấn nạn về mơi trường như tràn ngập rác thải, nước thải, ơ
nhiễm khơng khí, nạn bê tơng hóa, sự cố tràn dầu, xâm thực bờ biển và thủy triều đỏ
mà cịn quy hoạch khơng hợp lý khu du lịch và ý thức bảo vệ môi trường của cộng
đồng địa phương chưa được tốt. Luận văn “ Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo vệ
môi trường hướng đến phát triển bền vững khu du lịch Mũi Né – Phan Thiết” sẽ cung
cấp cho những nhà quản lý môi trường và chủ khu du lịch những giải pháp bảo vệ môi
trường và ngăn ngừa những tác động môi trường gây ra do các hoạt động du lịch.


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................1
I.1 Tính cần thiết của đề tài........................................................................................1
I.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
I.3 Nội dung nghiên cứu............................................................................................2
I.4 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................2.
I.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
I.6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn ...........................................3
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KTXH TẠI KHU
DU LỊCH MŨI NÉ-PHAN THIẾT..........................................................................5
II.1. Điều kiện tự nhiên tại khu du lịch Mũi Né – Phan Thiết ....................................5
II.1.1. Điều kiện khí tượng, thuỷ văn, hải văn ............................................................5
II.1.2. Điều kiện địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, địa chất thuỷ văn...........................7
II.1.3. Tài nguyên sinh học trên cạn và dưới nước .....................................................11
II.2. Hiện trạng và quy hoạch phát triển khu du lịch Mũi Né – Phan Thiết ...............13
II.2.1. Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất tại khu du lịch .......................................14
II.2.2. Hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội tại khu du lịch ... 17
II.2.3. Hiện trạng và quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng cho du lịch ........22

II.2.4. Hiện trạng và quy hoạch sử dụng lao động cho các hoạt động du lịch............23
II.2.5. Hiện trạng và dự báo về số du khách đến du lịch tại khu du lịch ....................24
II.2.6. Hiện trạng và dự báo nguồn đầu tư trong và ngoài nước phát triển du lịch.....27


CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH
GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CHO KHU DU LỊCH MŨI NÉ – PHAN THIẾT ..............28
III.1. Khái niệm du lịch bền vững ...............................................................................28
III.1.1 Ba chân của du lịch bền vững ..........................................................................29
III.1.2 Những lợi ích mang đến cho các KBTB từ du lịch..........................................30
III.1.3 Những đe dọa từ du khách đến các KBTB ......................................................33
III.1.4 Cân bằng lợi ích và những cái giá phải trả.......................................................36
III.1.5 Phát triển du lịch bền vững dựa vào tìm hiểu cộng đồng ................................36
III.1.6 Khái niệm và cách đo lường tiếp thị xanh ......................................................54
III.2. Kinh nghiệm của thế giới về việc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá du lịch
bền vững......................................................................................................................56
III.2.1 Một số kinh nghiệm của thế giới trong việc bảo vệ môi trường du lịch bền vững
.....................................................................................................................................56
III.2.2 Ví dụ du lịch sinh thái hướng tới phát triển bền vững ở Nhật Bản................59
III.2.3 Ví dụ “Du Lịch Xanh” hướng tới phát triển bền vững ở Trung Quốc...........64
III.2.4 Ví dụ du lịch hướng tới phát triển bền vững ở Thái Lan ................................65
III.2.5 Ví dụ du lịch Bali hướng tới phát triển bền vững ở Indonesia ........................67
III.2.6 Ví dụ về phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ thiên nhiên và môi trường ở
Nepal ...........................................................................................................................69
III.2.7 Một số bài học từ các dự án bảo vệ thiên nhiên gắn với du lịch bền vững ở các
nước trên thế giới có thể áp dụng cho Việt Nam ........................................................72


III.3. Đề xuất hệ thống các tiêu chí đánh giá tính bền vững du lịch phù hợp với điều
kiện tại khu du lịch Mũi Né-Phan Thiết......................................................................74

III.3.1. Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ........................................74
III.3.2. Xây dựng hệ thống các chỉ thị đánh giá tính bền vững du lịch.......................80
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI
TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH MŨI NÉ – PHAN THIẾT THEO CÁC CHỈ TIÊU
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG......................................................................................85
IV.1 Hiện trạng và quy hoạch phát triển du lịch tại TP. Phan Thiết...........................85
IV.1.1. Kết quả hoạt động du lịch trên địa bàn TP Phan Thiết trong năm 2008 ........85
IV.1.2. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển du lịch TP. Phan Thiết năm 2009 .........90
IV.1.3. Một số vấn đề cấp bách tại khu du lịch Mũi Né-Phan Thiết ..........................92
IV.2. Tác động từ các hoạt động du lịch đến môi trường ...........................................95
IV.2.1 Tác động tích cực.............................................................................................95
IV.2.2 Tác động tiêu cực............................................................................................96
IV.3. Hiện trạng nhận thức của cộng đồng chính quyền địa phương .........................98
IV.4. Hiện trạng môi trường tại khu du lịch Mũi Né-Phan Thiết ...............................101
IV.4.1 Hiện trạng và dự báo phát sinh rác thải ...........................................................101
IV.4.2 Hiện trạng và dự báo phát sinh nước thải ........................................................102
IV.4.3 Hiện trạng và dự báo phát sinh khí thải ...........................................................104
IV.4.4 Hiện trạng và dự báo suy thoái tài nguyên sinh học trên cạn và dưới biển .....107
IV.4.5 Hiện trạng và dự báo sự cố dầu tràn trên mặt biển ..........................................108


IV.4.6 Hiện trạng và dự báo xâm thực bờ biển...........................................................110
IV.4.7 Hiện trạng và dự báo nguy cơ thủy triều“đỏ”................................................ 113
IV.5. Kết quả điều tra thăm dò khách du lịch tại Khu du lịch Mũi Né-Phan Thiết .. .115
IV.6. Đánh giá khả năng phát triển bền vững khu du lịch Thuỳ Dương–Hòn Rơm. 123
CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HƯỚNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH MŨI NÉ – PHAN THIẾT ...133
V.1. Nâng cao nhận thức........................................................................................... 133
V.1.1 Nâng cao nhận thức cho đối tượng trực tiếp phục vụ du lịch ......................... 133
V.1.2 Nâng cao nhận thức cho đối tượng gián tiếp phục vụ du lịch và hưởng thụ du lịch

................................................................................................................................... 134
V.2. Biện pháp quản lý.............................................................................................. 137
V.2.1 Các nguyên tắc thực hiện chương trình quản lý môi trường trong hoạt động du
lịch............................................................................................................................. 138
V.2.2 Quy hoạch tổng thể và hợp lý khu du lịch ...................................................... 142
V.2.3 Quản lý thu gom và xử lý rác thải.................................................................. 145
V.2.4 Quản lý thu gom và xử lý nước thải................................................................ 151
V.2.5 Quản lý và phịng ngừa phát sinh khí thải....................................................... 153
V.2.6 Quản lý và phòng ngừa sự cố dầu tràn............................................................ 155
V.2.7 Tổng kết các biện pháp quản lý môi trường cho khu du lịch Mũi Né –Phan Thiết
................................................................................................................................... 156
V.3. Biện pháp kỹ thuật............................................................................................. 159


V.3.1 Biện pháp ứng phó và xử lý dầu tràn .............................................................. 159
V.3.2 Biện pháp khắc phục hiện tượng xâm thực bờ biển........................................ 162
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................164
VI.1 Kết luận............................................................................................................ .164
VI.2 Kiến nghị.......................................................................................................... .165


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

BVMT

: Bảo vệ môi trường


BVTV

: Bảo vệ thực vật

Bộ KHCN&MT

: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường

CHXHCN

: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

CSLT

: Cơ sở lưu trú

GMI

: Green marketing index

IMO

: Tổ chức hàng hải quốc tế

IUCN

: Hiệp hội Bảo toàn Thiên nhiên Thế giới

KBTB


: Khu bảo tồn biển

KDL

: Khu du lịch

LHQ

: Liên hiệp quốc

MICE

: Du lịch hội nghị

RACE

: Trung tâm bảo tồn nhiệt đới

SARS

: Hội chứng hô hấp cấp tính thể nặng

Sở VH-TT-DL

: Sở Văn hóa Thơng tin và Du lịch

TAT

: Cơ quan Du lịch Thái lan


TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT

: Tài nguyên và môi trường

TP. Hồ Chí Minh

: Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

: Uỷ ban Nhân dân

VN

: Việt Nam

WTO

: Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình I.1

: Mơi trường xanh, sạch, đẹp là điều kiện “sống cịn” của du lịch


Hình II.1

: Sơ đồ vị trí Thành phố Phan Thiết và khu du lịch Mũi Né – Phan

Thiết, tỉnh Bình Thuận
Hình II.2

: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất khu du lịch Mũi Né – Phan Thiết

Hình II.3

: Cơ sở hạ tầng tại resort Rặng Dừa – Hàm Tiến

Hình III.1

: Hệ sinh thái dưới nước KBTB Grupo Punta

Hình III.2

: Du lịch sinh thái ở Nhật Bản

Hình IV.1

: Bãi rác to nằm sát một cơ sở du lịch trên bãi Hịn Rơm I

Hình IV.2

: Người bán hàng rong và du khách ăn uống và xả rác trực tiếp trên

bãi biển Hịn Rơm I

Hình IV.3

: Nước thải chạy trực tiếp từ nhà bếp khu du lịch ra bãi biển

Hình IV.5

: Bãi Sau, khu tập trung ghe thuyền đánh bắt hải sản, kéo theo dịch

vụ sơ chế trên bờ
Hình IV.6

: Kè chắn biển sau khu du lịch Hàm Tiến

Hình IV.7

: Bãi biển Hịn Rơm – Mũi Né chìm ngập trong bọt bẩn

Hình V.2

: Hưởng ứng phong trào “Mỗi du khách – Mỗi cây xanh cho Đà Lạt”

Hình V.3

: Bao nylon hiện diện khắp nơi trên bãi biển Gành

Hình V.5

: Dự án du lịch đang xây dựng khu du lịch Suối Nước

Hình V.6


: Ghe về tập trung ngư dân và bà con chế biến hải sản

Hình V.7

: Bãi rác ngay tại Bãi Sau – ngư dân và người bán hàng rong vứt lại


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC
Bảng II.1

: Các loại đất cát ven biển Bình Thuận

Bảng III.1

: Chỉ tiêu chất lượng mơi trường để tổ chức một số loại hình du lịch

cơ bản
Bảng III.2

: Điều kiện môi trường để tổ chức một số loại hình du lịch cơ bản

Bảng III.3

: Chỉ tiêu một số yếu tố chất thải từ hoạt động du lịch ra môi trường

Phụ lục 1

: Mẫu phiếu thăm dò du khách bằng tiếng Việt và tiếng Anh


Phụ lục 2

: Tổng hợp kết quả phiếu thăm dó ý kiến du khách

Phụ lục 3

: Số liệu phân tích chất lượng mơi trường

Phụ lục 4

: Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển du lịch Bình Thuận giai

đoạn 2001 – 2010


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững khu du
lịch Mũi Né – Phan Thiết

Trang 1

CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. Tính cần thiết của đề tài:
Mặc dù được nhận định là tỉnh có vùng biển đẹp, khá hoang sơ và quyến
rũ nhưng đa số du khách lựa chọn đến Mũi Né - Bình Thuận chủ yếu là để
nghỉ ngơi và tắm biển vì Bình Thuận chưa có nhiều sản phẩm hỗ trợ du lịch
khác như vui chơi-giải trí, chữa bệnh, mua sắm... nên thời gian lưu trú của du
khách tương đối ngắn. Tuy nhiên, sự mọc lên như nấm của các resort đã làm
yếu tố thân thiện với môi trường đang bị giảm sút như hiện tượng xói mịn, sụt
lở cát; rác thải, nước thải từ các hoạt động du lịch thải thực tiếp ra biển. Ngồi

ra những ảnh hưởng mơi trường biển như hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện
trước tháng 8 trong năm, dầu chảy tràn từ 3 mỏ dầu đang được hoạt động khai
thác.... có những ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế và văn hóa – xã hội khu
Mũi Né – Bình Thuận vì tỉnh này đã xác định rõ ngành cơng nghiệp “khơng
khói” là ngành trọng điểm phát triển kinh tế xã hội. Trước năm 2000, khi phần
lớn du khách đánh giá rằng, khu vực Mũi Né mang “vẻ đẹp hoang sơ” thì ngày
nay nó dần dần bị lấp đầy bởi các resort và khách sạn. Thành phố Phan Thiết
sẽ được coi là đô thị du lịch trong tương lai nhưng còn thiếu nhiều mảng cây
xanh khiến nó chưa thốt khỏi lối suy nghĩ xưa nay của nhiều người là “miền
nắng, gió và cát”. Lối nhận thức về văn hóa du lịch của cư dân vùng biển cịn
hạn chế, một số hành vi cơng cộng chưa tạo thiện cảm đối với du khách.
Trước tình hình thực tế trên, cần phải hướng nền du lịch Mũi Né – Bình Thuận
theo hướng phát triển bền vững.
Thực hiện luận văn sẽ phần nào đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ
môi trường khu du lịch Mũi Né – Phan Thiết hướng đến sự phát triển du lịch
bền vững. Trên cơ sở đó, cung cấp cho các nhà quản lý môi trường và các khu
du lịch những giải pháp bảo vệ môi trường và hạn chế đến mức có thể những
GVHD: PGS-TS Phùng Chí Sỹ
SV
: Nguyễn Vũ Thị Trà My

Luận văn cao học 2007
- MSSV: 02607636


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững khu du
lịch Mũi Né – Phan Thiết

Trang 2


tác động do chính mơi trường ô nhiễm lên nền du lịch Mũi Né – Phan Thiết.
Vì thực tế rằng nếu mơi trường bị ơ nhiễm, thì hoạt động du lịch chắc chắn
chịu hậu quả nhãn tiền.
I.2. Mục tiêu nghiên cứu :
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến môi trường tự nhiên,
kinh tế và xã hội luận văn sẽ đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường hướng
đến phát triển bền vững khu du lịch Mũi Né –Phan Thiết.
I.3. Nội dung nghiên cứu :
- Tổng quan về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của khu du lịch Mũi Né –
Phan Thiết (bao gồm đánh giá hiện trạng và quy hoạch phát triển du lịch).
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững về du
lịch bao gồm các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến môi trường tại khu du lịch Mũi
Né – Phan Thiết theo các chỉ tiêu phát triển bền vững.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng hợp nhằm bảo vệ môi trường phục
vụ phát triển bền vững khu du lịch Mũi Né – Phan Thiết.
I.4. Phương pháp nghiên cứu :
- Thu thập và tổng hợp thông tin liên quan đến việc quy hoạch môi trường
và du lịch theo hướng phát triển bền vững.
- Tham khảo các nghiên cứu trong và ngồi nước về bảo vệ mơi trường du
lịch theo hướng phát triển bền vững. Tiếp cận các tài liệu liên quan, phân tích
đánh giá và kế thừa.
- Điều tra hiện trạng môi trường và du lịch tại khu du lịch Mũi Né – Phan
Thiết.

GVHD: PGS-TS Phùng Chí Sỹ
SV
: Nguyễn Vũ Thị Trà My

Luận văn cao học 2007

- MSSV: 02607636


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững khu du
lịch Mũi Né – Phan Thiết

Trang 3

- Lấy ý kiến cộng đồng từ phương pháp CBEM để cùng cộng đồng xác
định và đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề môi trường xung quanh khu
du lịch.
I.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Bãi biển Mũi Né – Phan Thiết bao gồm từ khu vực Hàm Tiến – Hòn Rơm
đang chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt môi trường do những tác
động của hoạt động du lịch. Cần nghiên cứu những tác động qua lại giữa môi
trường sống và hoạt động du lịch để từ đó đề xuất ra các giải pháp bảo vệ môi
trường hướng đến phát triển bền vững khu du lịch Mũi Né – Phan Thiết.
I.6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
I.6.1. Ý nghĩa khoa học
Trong định hướng phát triển du lịch đến năm 2010, tỉnh Bình Thuận phấn
đấu xây dựng thành phố Phan Thiết thành đô thị du lịch cấp quốc gia. Theo
đó, tiếp tục khắc phục những hạn chế từ ô nhiễm môi trường ảnh hưởng qua
lại với nền du lịch trong khu vực nghiên cứu.
Tuy nhiên, để đạt đến sự phát triển du lịch cách bền vững và liên tục thì 3
khía cạnh có liên quan sau đây sẽ được đem ra xem xét: kinh tế, xã hội và mơi
trường. Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường
hướng đến phát triển bền vững khu du lịch Mũi Né – Phan Thiết mang ý nghĩa
khoa học trong việc đáp ứng các giải pháp cho việc giải quyết mối quan hệ hỗ
tương và phức tạp giữa 3 khía cạnh trên.
I.6.2. Ý nghĩa thực tiễn


GVHD: PGS-TS Phùng Chí Sỹ
SV
: Nguyễn Vũ Thị Trà My

Luận văn cao học 2007
- MSSV: 02607636


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững khu du
lịch Mũi Né – Phan Thiết

Trang 4

Môi trường xanh, sạch, đẹp là
điều kiện sống còn của du lịch.
Nhận thức được điều này nên
trong văn bản pháp quy về “Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch
Bình Thuận đến năm 2010” đã
xác định rõ mục tiêu về môi
trường là phát triển du lịch phải
gắn liền với bảo vệ môi trường
sinh thái, phát triển bền vững. Du
lịch Việt Nam đang phải đối mặt
trực tiếp với q trình suy thối mơi trường chung, mơi trường biển nói riêng,
đặc biệt ở các vùng trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội và các khu vực trọng
điểm phát triển du lịch ở vùng ven biển, hải đảo. Mũi Né – Bình Thuận cũng
khơng nằm ngồi tình hình chung trên với những tác động về lượng rác thải,
nước thải, ơ nhiễm khơng khí, bêtơng hóa, suy thối rạn san hô, tràn

dầu...cũng như hiện tượng xâm thực, thủy triều đỏ, khai thác titan dọc khu du
lịch ... là những ẩn số chưa có lời giải đáp. Luận văn “Nghiên cứu và đề xuất
các giải pháp bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững khu du lịch
Mũi Né-Phan Thiết” sẽ đáp ứng được nhu cầu thực tiễn về việc xử lý những
tác động môi trường thực tế trên và góp phần bảo vệ mơi trường nhắm đến
phát triển du lịch bền vững. Từ những nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, bài
tốn về mơi trường cho việc phát triển bền vững khu du lịch Mũi Né – Phan
Thiết sẽ có một đáp số rõ ràng và chính xác.

GVHD: PGS-TS Phùng Chí Sỹ
SV
: Nguyễn Vũ Thị Trà My

Luận văn cao học 2007
- MSSV: 02607636


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững khu du
lịch Mũi Né – Phan Thiết

Trang 5

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KTXH
TẠI KHU DU LỊCH MŨI NÉ-PHAN THIẾT
II.1. Điều kiện tự nhiên tại khu du lịch Mũi Né – Phan Thiết :
II.1.1. Điều kiện khí tượng, thuỷ văn, hải văn:
1-Khí tượng:
Bình Thuận nằm trong khu vực có vùng khơ hạn nhất cả nước, khí hậu
nhiệt đới điển hình, nhiều gió, nhiều nắng, khơng có mùa đơng. Nhiệt độ trung

bình năm : 26,05- 27,05OC tổng nhiệt độ từ 6800- 9900OC. Số giờ nắng trung
bình tháng đạt từ 200- 270 giờ, số ngày nắng 348- 360 ngày/năm, lượng mưa
trung bình : 850- 1600 mm/năm.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, số
ngày mưa trung bình từ 104- 140 ngày (trên 80% lượng mưa tập trung vào các
tháng 5, 8, 9, 10).
Bão : Nhìn chung Bình Thuận là tỉnh nằm ở khu vực ít bị ảnh hưởng của
bão. Tuy nhiên ở một số khu vực từ Bắc Bình trở ra, thời điểm từ tháng 10,
tháng 11 và tháng 12 có xuất hiện một số cơn bão với cấp gió khơng lớn.
Qua đặc điểm trên cho chúng ta nhận xét khí hậu của Bình Thuận khá
thuận lợi cho du lịch, nhiệt độ khơng nóng qúa và qúa lạnh, ít có những ngày
mây mù nên có thể tổ chức các hoạt động du lịch quanh năm, một ưu thế hơn
hẳn một số vùng tại miền Trung và miền Bắc. Tuy nhiên ở một số thời điểm từ
11 giờ đến 15 giờ trong các tháng 4, 5, 6 là thời gian hạn chế vì nắng nóng
mưa nhiều.
Về phần thời tiết Mũi Né thì phân chia ra 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ
khoảng tháng 6 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, hàng
năm chịu ảnh hưởng từ 3-4 cơn áp thấp nhiệt đới và 2-3 cơn bão.

GVHD: PGS-TS Phùng Chí Sỹ
SV
: Nguyễn Vũ Thị Trà My

Luận văn cao học 2007
- MSSV: 02607636


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững khu du
lịch Mũi Né – Phan Thiết


Trang 6

2- Thủy văn :
Bình Thuận có 7 khu vực sơng chính là : sơng Lịng Sơng, sông Lũy, sông
Cái Phan Thiết, sông Cà Ty, sông Phan, sơng Dinh và sơng La Ngà. Diện tích
lưu vực 9880 Km2 với chiều dài sông suối là 663 Km. Nguồn nước mặt hàng
năm của tỉnh khoảng 5,4 tỷ m3, trong đó có lượng dịng chảy bên ngồi đưa
đến là 1,25 tỷ m3, riêng sông La Ngà chiếm 2,1 tỷ m3. Nguồn nước phân bổ
mất cân đối theo không gian và thời gian. Lưu vực sông La Ngà thừa nước,
thường bị ngập úng nhưng vùng Tuy Phong, Bắc Bình lại thiếu nước trầm
trọng, một số nơi có dấu hiệu báo động tình trạng hoang mạc hóa.
Nguồn nước ngầm ít, bị nhiễm mặn, phèn, chỉ đáp ứng một phần nhỏ cho
nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên một số vùng. Tuy nhiên tại Bình Thuận có
một số mỏ nước khống có gía trị phục vụ tiêu dùng và chữa bệnh như nước
khoáng Vĩnh Hảo, ĐaKai, Văn Lâm, Hàm Cường (Hàm Thuận Nam ) và đặc
biệt có nguồn nước nóng tại Bưng Thị Hàm Thuận Nam là điều kiện để tổ
chức hoạt động du lịch với loại hình nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
3- Hải văn :
Vùng biển ven bờ của Bình Thuận với đặc trưng thủy triều là bán nhật
triều không đều, thời gian triều dâng và triều rút chênh lệch khá lớn, trong đó
thời gian triều cường lớn hơn thời gian thối triều. Triều cường (Max) là 2,1
m; triều cường (Min) là 0,4 m. Sóng biển thay đổi theo hướng Đơng- Đơng
Bắc tháng 1 đến tháng 4 chuyển sang hướng Tây- Tây Nam tháng 5 đến tháng
10 và hướng Đông Bắc tháng 11 và 12 với độ sóng cao trung bình 1-1,2 m;
cực đại 2,5m.
Về phương diện du lịch, chế độ Hải văn trên thuận lợi và có gía trị thu hút
khách du lịch. Tuy nhiên do dòng chảy thay đổi theo mùa đã tác động kéo
theo các loại rác tấp vào bờ gây ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch.

GVHD: PGS-TS Phùng Chí Sỹ

SV
: Nguyễn Vũ Thị Trà My

Luận văn cao học 2007
- MSSV: 02607636


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững khu du
lịch Mũi Né – Phan Thiết

Trang 7

II.1.2. Điều kiện địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, địa chất thuỷ văn:
1- Địa hình, địa chất:
Bình Thuận là một tỉnh ven biển Duyên Hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý
từ 10035’ 35’’ -110 37 ‘ 30’’ vĩ độ Bắc và từ 108 23 30 đến 108052 ‘30’’ kinh
Đơng. Phía Bắc của tỉnh giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đơng giáp tỉnh Ninh
Thuận, phía Tây giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng
phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Đơng Nam gíap biển Đơng.
Ngồi khơi có Đảo Phú Qúy cách Thành phố Phan Thiết 120 km.
Tỉnh nằm giữa 2 Thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang,
có quốc lộ IA, đường sắt thống nhất Bắc Nam chạy qua nối các tỉnh phía Bắc
và phía Nam cả nước, quốc lộ 28 nối liền Phan Thiết và các tỉnh Nam Tây
Nguyên, quốc lộ 55 nối liền với Bà Rịa Vũng Tàu.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 7.992 Km2 , dân số trung bình năm
2000 là 1.071.000 người; mật độ dân số 137 người/km2 , thấp hơn mức bình
qn các tỉnh Dun Hải. Về Hành chính tỉnh gồm 1 Thành phố và 8 huyện
với 110 xã phường. Tỉnh có đường bờ biển dài 192 km và vùng lãnh hải
52.000 km2 , là một trong những vùng biển giàu nguồn lợi hải sản.
Là một tỉnh tuy diện tích khơng lớn, người khơng đơng song lại giàu tài

ngun du lịch, đặc biệt là du lịch biển và có vị trí giao lưu thuận lợi, gắn với
các vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh,
Bình Thuận có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói
riêng. Nếu được quy hoạch đầu tư và khai thác hợp lý chắc chắn những tiềm
năng về du lịch của Bình Thuận sẽ trở thành hiện thực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần xứng đáng vào nền kinh tế của đất nước.
Các dạng địa lý đặc trưng của vùng đất Mũi Né-Phan Thiết có ý nghĩa rất
lớn trong việc tạo nên một vẻ đẹp quyến rũ và đầy hoang dại – là một tiềm
năng du lịch to lớn của tỉnh Bình Thuận cần phải được khai thác theo hướng
phát triển bền vững. Các dạng địa lý đặc trưng có thể kể đến là:
GVHD: PGS-TS Phùng Chí Sỹ
SV
: Nguyễn Vũ Thị Trà My

Luận văn cao học 2007
- MSSV: 02607636


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững khu du
lịch Mũi Né – Phan Thiết

Trang 8

-

Các dạng cây bụi thưa hình thành trên các vùng núi sót, phân bố trên các

dịa hình độc đáo, có sức hấp dẫn lạ lùng giữa các vùng cát khơ nóng của khu
vực Mũi Né –Phan Thiết.
-


Các dạng địa lý cây bụi chịu hạn hình thành trên một diện tích cát đỏ rộng

lớn – đặc thù của vùng ven biển Phan Thiết.
-

Các dạng địa lý trảng cỏ thưa trên địa hình đụn cát di động do gió và các

dạng địa lý có những đụn cát di động do gió.
-

Các dạng địa lý hình thành trong các máng trũng trên các cồn cát ngập

úng theo mùa – một kiểu ốc đảo rất đặc sắc.
-

Các dạng địa lý ngập triều trong các lạch triều ăn thông với biển bị ngập

nước khi triều lên và cạn khi triều xuống với nền cát trắng thuần khiết.
-

Các dạng địa lý bãi biển nơng ven biển.
Các tiềm năng địa lý trên có thể phục vụ cho các mục đích du lịch sau:

-

Vùng đệm với chức năng sinh thái môi trường du lịch bao chiếm khoảng

không gian lớn gồm các dạng cảnh quan: đụn cát đỏ cố định, cát xám di động,
thung lũng của tích tụ và máng trũng xói mịn. Thực hiện các chức năng này

cần có các biện pháp cải tạo môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên
quan điểm tạo thảm xanh phù hợp với sinh thái trên cát.
-

Vành đai đô thị du lịch chạy dọc ven biển trên các dạng cảnh quan thềm

biển. Đây là trung tâm của các hoạt động du lịch biển cát, đây cũng là nơi tập
trung vật chất, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng cho cát hoạt động du lịch.
-

Vùng ven biển và biển nông gồm các dạng địa lý bãi triều, bãi đá và các

dạng cảnh quan biển nông với chức năng phục vụ du lịch trên các bãi tích tụ ở
Mũi Né, các bãi đá ven biển (Mũi Né – bãi đá Ơng Địa – Hịn Rơm) hình
thành các quần thể du lịch ngập triều và các khu thể thao trên biển, dưới biển.
Sử dụng không gian theo các loại hình du lịch nghỉ dưỡng phù hợp với đặc
điểm của mùa hoạt động sẽ mang lại hiệu quả cao trong khai thác tiềm năng tự
nhiên của khu vực.
GVHD: PGS-TS Phùng Chí Sỹ
SV
: Nguyễn Vũ Thị Trà My

Luận văn cao học 2007
- MSSV: 02607636


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững khu du
lịch Mũi Né – Phan Thiết

Trang 9


Mũi Né là phường cách trung tâm TP Phan Thiết 22 km về phía Đơng. Tên
gọi Mũi Né bắt nguồn do đây là một mũi biển, vào mùa biển động, các tàu
thuyền đánh cá thường vào tránh bão, neo đậu để né bão. Khi biển động bờ
Đông, các thuyền sẽ tránh bên bờ Tây và ngược lại.Có tỉnh lộ DT 706 từ Phan
Thiết đi Mũi Né chạy dài đến xã Hòa Thắng và nối liền xã Lương Sơn đi quốc
lộ 1A/huyện Bắc Bình. Với tổng diện tích 32km2, địa hình có nhiều đồn cát
chạy dọc theo tuyến biển, có nhiều đường bộ nối liền cụm dân cư và đường
liên phường. Bờ biển có chiều dài 18 km.
-

Hướng Bắc giáp Xã Hồng Phong, Hịa Thắng, Bắc Bình

-

Hướng Đông và Nam giáp Biển Đông

-

Hướng Tây Nam giáp Phan Thiết
Về đường sá: phía Bắc và Đơng Bắc có dãy đồi cát cao chạy dọc theo

tuyến đường DT 700 nối liền với xã Hồng Phong/Bắc Bình. Ngồi ra cịn có
trục đường nối từ ngã ba khu phố 1 đi xa Thiện Nghiệp.
2- Thổ nhưỡng:
Với diện tích tự nhiên khoảng 125.000 ha nằm dọc bờ biền, vùng đất cát
ven biển Bình Thuận kéo dài 192 km từ ranh giới Ninh Thuận đến Bà RịaVũng Tàu. Phía Tây ranh giới gần trùng với quốc lộ 1A, phía Đơng giáp biển.
Đây là vùng có đặc điểm khí hậu khan hiếm nước hay đúng hơn là thiếu nước
nghiêm trọng, đất đai cằn cỗi, hoang mạc hóa, nơng lâm nghiệp và thảm thực
vật nghèo nàn. Do đặc diểm tự nhiên và vùng kinh tế còn khó khăn nên vùng

đất ven biển Bình Thuận đang phải dối mặt trước nguy cơ sa mạc hóa trầm
trọng, hiện tượng cát nhảy, cát bay là mối đe dọa uy hiếp cuộc sống của hàng
ngàn con người.
Đất ở đây có thành phần cơ giới nhẹ, tầng dày, nghèo mùn, giữ nước kém.
Nhóm đất cát ven biển bao gồm các loại đất cồn cát như trắng, trắng vàng, đỏ
và đất cát biển và được phân bố như trong bảng II.1.
GVHD: PGS-TS Phùng Chí Sỹ
SV
: Nguyễn Vũ Thị Trà My

Luận văn cao học 2007
- MSSV: 02607636


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững khu du
lịch Mũi Né – Phan Thiết

Trang 10

Bảng II.1 : Các loại đất cát ven biển Bình Thuận
TT Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Đất cồn cát trắng (Ct)


7.710

6,1

2

Đất cồn cát trắng vàng (Ctv)

7.270

5,8

3

Đất cồn cát đỏ

77.960

61,9

4

Đất cát biển

32.995

26,2

Tổng cộng


125.935

100

Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT 2005
3- Địa chất thủy văn:
a). Tài nguyên nước mặt trên vùng đất cát:
Bình Thuận có tổng cộng 34 sơng suối, trong đó có 7 con sơng lớn với
diện tích lưu vực trên 500 km2, còn lại là những con sơng nhỏ có diện tích lưu
vực dưới 100 km2. Đã xây dựng trên 260 cơng trình thủy điện lớn nhỏ có tổng
dung tích trữ nước khoảng 167 triệu km3, năng lực tưới trên 51.000 ha gieo
trồng. Dự báo khả năng khai thác tài nguyên nước trên lưu vực có thể là
4.714/9.880 km2, tổng lượng nước dùng xấp xỉ 1 tỷ/5,36 tỷ m3 nước có thể
khai thác.
Chất lượng nước vùng thượng lưu (sơng Lịng Sơng, sơng Lũy, sơng La
Ngà, sơng Cái Phan Thiết, sông Phan) đảm bào, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cấp
nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Chất lượng nước vùng hạ lưu thường bị
nhiễm mặn do ảnh hưởng thủy triều và bị chi phối bởi các hoạt động kinh tế.

GVHD: PGS-TS Phùng Chí Sỹ
SV
: Nguyễn Vũ Thị Trà My

Luận văn cao học 2007
- MSSV: 02607636


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững khu du
lịch Mũi Né – Phan Thiết


Trang 11

b). Tài nguyên nước ngầm:
Qua khảo sát thực tế kết hợp với những kết quả nghiên cứu của các hà địa
chất thủy văn về quá trình thành tạo, vị trí phân bố thành phần thạch học, mức
độ chứa nước của đất đá tỉnh Bình Thuận và khu vực đất cát ven biển cho thấy
nguồn nước ngầm trên vùng đất cát Bình Thuận tồn tại ở 3 dạng chính: mạch
rỉ, lỗ hổng, khe nứt và được kiến tạo bởi các vùng chứa nước chính.
II.1.3. Tài nguyên sinh học trên cạn và dưới nước:
1- Sinh vật :
a). Về thực vật:
Theo kết quả kiểm kê hiện trạng rừng năm 1992, tồn tỉnh có diện tích đất
Lâm nghiệp là 550.327 ha chiếm 68,85% đất tự nhiên. Diện tích đất có rừng
391.815 ha, trữ lượng gỗ khoảng 25,6 triệu m3và 25 triệu cây tre, nứa.So vùng
Đơng Nam Bộ, Bình Thuận là tỉnh có diện tích rừng tự nhiên và trữ lượng gỗ
lớn nhất (chiếm 45,5%).Riêng đến năm 2005, rừng Bình Thuận hiện chỉ cịn
368.319 ha, chiếm 47% diện tích tồn tỉnh. Trữ lượng gỗ là 19,508 triệu m3 và
95,6 triệu cây tre, nứa.
Rừng Bình Thuận là rừng nhiệt đới Nam Tây Nguyên, phong phú về chủng
loại, trong đó có nhiều loại cây gỗ qúy hiếm và nhiều động vật hoang dã, trong
đó có nhiều loại được liệt kê vào danh sách động vật qúy hiếm cần bảo vệ.
Sinh vật nước ngọt và nước lợ của Bình Thuận mang tính chất của vùng
nhiệt đới gió mùa. Do nắng nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sự quang hợp
nên các vùng nước có nhiều rêu, bèo và tảo. Các đầm và bàu có nhiều sen,
súng, các loại rau muống, rau nhút, cải son trống nhiều ở các mương, rạch.
Bần, sú, vẹt …xuất hiện nhiều ở các bãi triều, các vùng sình lầy của sông. Rau
câu chân vịt và rau câu chỉ vàng mọc nhiều ở các vùng nước lợ.

GVHD: PGS-TS Phùng Chí Sỹ
SV

: Nguyễn Vũ Thị Trà My

Luận văn cao học 2007
- MSSV: 02607636


×