Tải bản đầy đủ (.pdf) (328 trang)

Hội nghị la hay về tư pháp quốc tế một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.17 MB, 328 trang )


B ộ T ư PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI








ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

HỘI NGHỊ LA HAY VÈ TƯ PHÁP QUỐC TÉ
M Ộ T S Ố V Ấ N Đ È L Ý L U Ậ N V À T H ự C T IỄ N






M ã số : L H - 2 0 1 5 - 4 1 6 / Đ H L - H N

C H Ủ N H IỆ M

Đ Ề T À I: T S . N G U Y Ễ N H Ò N G B Ắ C

T H Ư K Ý Đ Ề T À I: G V . N G Ô T H Ị N G Ọ C Á N H
j TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
; TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Ị PHÒNG DỌC



HÀ NỘI, THÁNG 1/ 2016


DANH MỤC CÁC CHUYÊN ĐÈ TRONG ĐỀ TÀI

Chuýpn đề 1: Lịch sử hình thành và phát triển của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế
cốuyểiì đề 2: Những vấn đề pháp lý cơ &ổncủa Hôi nghi La Hay về Tư pháp quốc tế
Chuyên đề 3: Quá trình tham gia của Viíật Nam v à ố íK rn g h ị tjảrHay về Tư pháp quốc tể
Chuyên đề 4: v ấ n đề bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi cởh nuôi quốc tế
Chuyên đề 5: v ấ n đề công nhận ly hôn và ly thân
Chuyên đề 6: Pháp luật áp dụng đối với các nghĩa vụ cấp dưỡng
Chuyên đề 7: Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Chuyên đề 8: v ấ n đề công nhận thỏa thuận lựa chọn tòa án trong giải quyết vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngồi
Chun đề 9: v ấ n đề bãi bỏ hợp pháp hố tài liệu cơng nước ngồi
Chun đề 10: v ấ n đề cơng nhận và thi hành bản án dân sự và thương mại của nước
ngoài
Chuyên đề 11: v ấ n đề thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự và thương
mại
Chuyên đề 12: v ấ n đề tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh
vực dân sự hoặc thương mại
Chuyên đề 13: Kinh nghiệm quốc tế về gia nhập và thực hiện Cơng ước về tống đạt ra
nước ngồi giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại
Chuyên đề 14: Kinh nghiệm về thực hiện nghĩa vụ và Công ước trong khuôn khổ Hội
nghị La Hay về Tư pháp quốc tế của Liên minh Châu Âu
Chuyên đề 15: Kinh nghiệm quốc tế về gia nhập và thực hiện Cơng ước La Hay về các
khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em



DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN

ST

HO VA TEN

ĐƠN VI


T

CHUYEN ĐE

1

PGS.Tầ. Nguyễn Thị Thuận

Khoa Pháp" l%t'Quốc tế

THAM GIA
dr
III

2.

TS. Nguyên Hông Băc

Khoa Pháp lùật Quốc tế

IV, V, IX, XI, XII


3.

NCS.ThS. Trân Thúy Hăng

Khoa Pháp luật Quôcrtê

VIII

4.

NCS.ThS. Phạm Hông Hạnh

Khoa Pháp luật Quôc tê

XIV

5

ThS. Nguyên Thu Thủy

Khoa Pháp luật Quôc tê

VI,VII

6.

GV. Ngô Thị Ngọc Anh

Khoa Pháp luật Thương mại Quôc tê


7.

NCS.ThS Nguyên Thái Nhạn Học viện Chính sách và Phát triên

8

.ThS. Nguyên Tiên Đạt

Học viện Chính sách và Phát triên

9.

ThS. Phạm Hơ Hương

Bộ Tư pháp

XIII

Bộ Tư pháp

XV

10. Cử nhân luật Trân Văn Hanh

II, X
*

I
I



DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BLDS

Bộ luật dân sự

BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

HĐTTTP

Hiệp định tương trợ tư pháp

TPQT

Tư pháp quốc tế

WTO


Tổ chức Thương mại Thế giới

ƯNCITRAL

ủ y ban về Luật Thương mại quốc tế

UMDROIT

Viện quốc tế về thống nhất Luật tư


M UC LUC

PHẦN I: TỎNG QUAN VÈ ĐÈ TÀI NGHIÊN c ứ u .......................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài............................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài............................................................................... 3
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài..........................................................................4
4. Mục đích nghiên cứu của đề tà i.........................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu đề tà i................................................................................. 5
6. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................5
PHẦN II: BÁO CÁO TÓNG HỢP KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u ........................ 6

A. Tổng quan Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế (HccH)..................... 6
/ . Một số vấn đề pháp lý CO’bản cứa Hội nghị................................................. 6
1. Mục đích và chức năng, nhiệm vụ...................................................................6
2. Thành viên và cơ cấu, tổ chức ........................................................................ 8
3. v ề chi phí hoạt động của Hội nghị............................................................... 13
II. Lịch sử hình thành và phát triển của Hội nghị ....................................... 14
1. Tiền đề và bối cảnh ra đời...............................................................................14
2. Sự phát triển của Hội nghị..............................................................................15

B. Một số lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ Hội nghị...............................17
I. Hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực pháp luật.......................................17
1. Trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em, ly hôn và ly thân.......................................... 17
2. Trong lĩnh vực cấp dưỡng............................................................................. 25
3. Trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế................................................... 29
II. Hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực tố tụng........................................... 32


1. Trong lĩnh vực thỏa thuận lựa chọn tòa án................................................... 32
2. Trong lĩnh vực miễn hợp pháp hóa............................................................... 36
3. Trong lĩnh vực ủy thác tư pháp quốc tế........................................................ 39
c . Việt Nam với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên Hội nghị.,43
I. ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập Hội nghị.........................................43
II. Ke hoạch thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên của Việt Nam....... 44
III. Kinh nghiệm gia nhập, thực thi quyền và nghĩa vụ theo các Công ước
La Hay của một số nước thành viên Hội nghị có giả trị tham khảo cho Việt
Nam.................................................................................................................... 45
1. Đối với Công ước La Hay năm 1965..........................................................46
2. Đối với Công ước Apostille........................................................................ 48
3. Đối với Công ước La Hay năm 1980 về các khía cạnh dân sự của hành vi
bắt cóc trẻ em..................................................................................................... 49
PHÀN III: CÁC CHUYÊN ĐÈ NGHIÊN c ứ u ........................................... 52
Chuyên đề 1: Lịch sử hình thành và phát triển của Hội nghị.......................... 52
Chuyên đề 2: Những vấn đề pháp lý cơ bản của Hội nghị...............................68
Chuyên đề 3: Quá trình tham gia của Việt Nam vào Hội nghị...................... 81
Chuyên đề 4: vấn đề bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi
quốc tế.............................................................................................................. 96
Chuyên đề 5: vấn đề công nhận ly hôn và ly thân........................................ 115
Chuyên đề 6: Pháp luật áp dụng đối với các nghĩa vụ cấp dưỡng.................134
Chuyên đề 7: Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

......................................................................................................................... 146
Chuyên đề 8: vấn đề công nhận thỏa thuận lựa chọn tòa án trong giải quyết vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngồi................................................................... 164


Chuyên đề 9: vấn đề bãi bỏ hợp pháp hoá tài liệu cơng nước ngồi........... 182
Chun đề 10: vấn đề công nhận và thi hành bản án dân sự và thương mại của
nước ngoài......................................................................................................... 203
Chuyên đề 1ỉ: vấn đề thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự
và thương mại.................................................................................................... 225
Chuyên đề 12: vấn đề tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp
trong lĩnh vực dân sự hoặc thương m ại......................................................... 244
Chuyên đề 13'. Kinh nghiệm quốc tế về gia nhập và thực hiện Cơng ước về
tống đạt ra nước ngồi giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự
hoặc thương m ại................................................................................................261
Chuyên đề 14: Kinh nghiệm về thực hiện nghĩa vụ và Công ước trong khuôn
khổ Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế của Liên minh Châu Ầu .......... 274
Chuyên đề 15: Kinh nghiệm quốc tế về gia nhập và thực hiện Công ước La
Hay về các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ e m ..............................295
Phụ lục 1........................................................................................................... 309
Phụ luc 2...................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

316


PHÀN I

TỎNG QUAN VÈ ĐÈ TÀI NGHIÊN c ứ u
I. Tính cip thiết của việc nghiên cứu

Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế (Hague Conference on Private
International L íw ) là một tố chức quốc tế liên Chính phủ được thành lập từ năm
1893, theo sáng kiến của nhà luật học T.M.C. Asser (người đã được trao giải Nơben vì hồ bình năm 1911). Ngay từ khi thành lập, Hội nghị La Hay về Tư pháp
quốc tế (sau đâ'' gọi là Hội nghị) đã xác định tầm nhìn trong khn khổ hoạt động
của mình là: hồnh động vì một thế giới trong đó các cá nhân, tổ chức thuộc các
nước khác nhau được hưởng mức độ an toàn pháp lý cao; thúc đấy việc giải quyết
tranh chấp một cách có trật tự và hiệu quả, quản trị tốt và pháp quyền, trong khi
vẫn tôn trọng sự đa dạng của các truyền thống pháp luật.
Điểm lại 120 năm hoạt động, có thể thấy Hội nghị đã có những đóng góp rất
đáng kể vầơ việc xây dựng và phát triển một hệ thống điều ước quốc tế về Tư
pháp quốc tế (TPQT), mở rộng tầm ảnh hưởng không chỉ trong phạm vi Châu Âu
mà sang tất cả các khu vực khác trên thế giới.
Đối với Việt Nam, TPQT là lĩnh vực tương đối mới mẻ. Việt Nam chưa ký
kết được nhiều điều ước quốc tế song phương và cũng chưa gia nhập nhiều điều
ước quốc tế đa phương, nhất là trong lĩnh vực tương trợ tư pháp quốc tế. Trên thực
tiễn, các quar. hệ TPQT phát sinh ngày càng nhiều khi Việt Nam hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng. Ngày 17 tháng 9 năm 2012 Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết số 58/NQ-CP về việc gia nhập Hội nghị. Nầv 28/9/2012, Viêt Nam nơp
k

đơn xin gia rhập Hội nghị và chính thức trở thành thành viên đầy đủ thứ 73 của
Tổ chức này hể từ ngày 10/4/2013.


Tirở thành thành viên cua Hội nghị, Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ cơ
bản sau:
v ề quyền: Được tham gia quyết định chính sách, xây dựng các cơng ước
hợp tác về các vấn đề TPQT và phương hướng tương lai của Hội nghị; có quyền
bỏ phiếu hàng năm trong Hội đồng Thường vụ và chính sách của Hội nghị; được
mời tham dự mọi hoạt động, Phiên họp ngoại giao, ú y ban đặc biệt; được nhận

thông tin cập nhật về tất cả các công việc đang diễn ra tại Hội nghị; được hưởng
các dịch vụ hậu gia nhập bao gồm: hỗ trợ và xây dựng mạng lưới quốc tế các cơ
quan trung ương, hưởng hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia thành viên, hưởng các
dịch vụ đào tạo và hỗ trợ của Trung tâm quốc tế về nghiên cứu tư pháp và hỗ trợ
kỹ thuật (do Hội nghị thành lập).
v ề nghĩa vụ: Việt Nam phải chỉ định Cơ quan quốc gia làm đầu mối liên lạc
với Hội nghị và Ban Thường trực của Hội nghị; cử đại diện tham gia các hoạt
động của Hội nghị; có nghĩa vụ đóng góp niên liễm cho Hội nghị khoảng 6.000
Eurc)/năm; tự chi trả các chi phí đi lại và ăn ở cho các đại biểu tham gia các hoạt
động của Hội nghị1.
Đe thực hiện tốt Quy chế thành viên Hội nghị sau khi chính thức trở thành
viên của Hội nghị và mang lại lợi ích thiết thực cho Việt Nam, Chính phủ ban
hành Ke hoạch thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên Hội nghị của Việt Nam.
Kế hoạch đã đưa ra những yêu cầu để thực hiện quyền và nghĩa vụ thành
viên của Việt Nam, đó là: phải chủ động, đồng bộ với lộ trình cụ thể, khả thi để
thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam với Hội nghị, phù họp với chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế
và tăng cường họp tác trong lĩnh vực tư pháp tại các Văn kiện Đại hội Đảng, Nghị
quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
về cải cách pháp luật và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính

2


trị về vệc ban hành Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 22NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.
pể hiểu rõ Hội nghị và các công ước quốc tế ký kết trong khuôn khổ Hội
nghị, vệc nghiên cứu “H ội ngltị La H ay về Tư pháp quốc tế - M ột số vấn đề tỷ
luân vt thưc tiền” là hết sức cần thiết khi Viêt Nam đã là thành viên của Hơi









nghị.
H. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hội nghị đã có một số hội thảo, bài viết liên quan đến Hội nghị. Có thể kể
tên m ậ số cơng trình, đề tài nghiên cứu về vấn đề này như: bài viết “Tổng quan
Hội n^iị La Hay về Tư pháp quốc tế ”, uHội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế 120 năm xây dụng và phát triển” của Đặng Hoàng Oanh - Vụ trưởng - Vụ Hợp tác
quốc té - Bộ Tư pháp; bài viết “Kinh nghiêm gia nhập và thực hiện các cơng ước
của Hịi nghị La Hay về Tư pháp quốc tế của Cộng hòa Liên bang Đức ” của
Phòng Tirơng trợ tư pháp, Vụ Hợp tác quốc tế; Tọa đàm “Hội nghị La Hay về Tư
pháp quòc tế” do Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án Hỗ trợ thi hành pháp luật về hội
nhập kim tế quốc tế, tổ chức ngày 24/10/2011,....
ở ngoài nước, có nhiều bài viết liên quan đến từng cơng ước của Hội nghị
như: “Tă liệu hướng dẫn thẩm phán về Cơng ước La Hay 1980 về các khía cạnh
dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em” của Hon. James D. Garbolino, Trung tâm tư
pháp liêi bang, Hoa Kỳ; bài viết “Giải quyết tranh chấp về bắt cóc trẻ em quốc tế
theo Côig ước La Hay” của Kilpatrick Townsned, Trung tâm quốc gia về trẻ em
bị bóc l(t và mất tích; bài viết “Thu thập chứng ở nước ngồi đê sử dụng trong vụ
án dân sự tại Hoa Kỳ - Hướng dẫn thực hành - Các Luật sư Quốc tế” của
PLATT1), C; bài viết “ Công ước La Hay và các giới hạn của sự lựa chọn tòa án”
củaMcLachlan, c . . .

^Quyết địh số 1440/Q Đ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai
thực hiện uyền và nghĩa vụ thành viên Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế của Việt Nam
3



Tuy nhiên, các cơng trình khoa học trên chỉ đê cập đên một sô vân đê của
Hội nghị mà chưa phân tích cụ thế nội dung một số cơng ước quốc tế điến hình ký
kết trong khn khổ Hội nghị, có đối chiếu so sánh với pháp luật Việt Nam và
kinh nghiệm của một số nước khi thực thi các cơng ước La Hay của Hội nghị.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “H ội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế - M ột
số vấn đề lý luận và thực tiễn " là vấn đề mới, chưa có cơng trình nào nghiên cứu
một cách hệ thống và tồn diện từ trước đến nay, nhất là sau khi Việt Nam là
thành viên của Hội nghị.
III. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu: Tổng hợp, phân tích, thống kê, khái qt hố...và đặc biệt là phương pháp so
sánh. Phương pháp so sánh được sử dụng trong một số chuyên đề của đề tài nhằm
tìm ra những điểm giống nhau, nhất là những điếm khác nhau giữa quy định của
công ước ký kết trong khuôn khổ Hội nghị với quy định của pháp luật Việt Nam.
IV. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng rõ những vấn đề chung Hội
ỉìghị; làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của một số công ước quốc tế ký kết
trong khuôn khổ của Hội nghị. Đồng thời, đề tài cũng nghiên cứu kinh nghiệm của
một số nước điển hình trên thế giới trong q trình gia nhập và thực hiện các cơng
ước quốc tế của Hội nghị, từ đó rút ra những bài học có giá trị tham khảo cho Việt
Nam khi thực hiện công ước quốc tế của Hội nghị.
Thực hiện thành cơng mục đích trên, đề tài có ý nghĩa lí luận và thực tiễn:
- Nâng cao nhận thức về TPQT, Hội nghị và các công ước của Hội nghị;
- Kết quả của đề tài nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu để phổ biến,
phục vụ cho việc giảng dạy ở Trường Đại học Luật Hà Nội, cũng như cho các cơ
sở đào tạo pháp luật, viện nghiên cứu cũng như cho các đối tượng khác có quan
tâm, đặc biệt đối với các công ước của Hội nghị;


4


- Tuyên truyên, phô biên vê Hội nghị, các công ước của Hội nghị và vai trò
của TPQT, sự cần thiết đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng về TPQT.
V. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đây là đề tài tương đối rộng, các công ước của Hội nghị rất đồ sộ, trong hầu
hết mọi lĩnh vực của TPQT. Do vậy, đề tài khơng có tham vọng nghiên cứu tất cả
các công ước của Hội nghị mà chỉ nghiên cứu cơng ước quốc tế điển hình mà Việt
Nam đã gia nhập hoặc có khả năng gia nhập. Ngồi ra, đề tài cịn nghiên cứu cơng
ước được đánh giá là thành công và công ước chưa thành công của Hội nghị, đế
đánh giá toàn diện về Hội nghị. Hiện nay, thành viên của Hội nghị là 80 thành
viên, đề tài cũng chỉ đề cập đến kinh nghiệm của một số thành viên (EU, Hoa Kỳ,
...) từ đó rút ra bài học có ý nghĩa tham khảo cho Việt Nam trong gia nhập và thực
thi công ước của Hội nghị.
VI. Nội dung nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu tổng quan Hội nghị;
- Nghiên cứu nội dung cơ bản của một số công ước quốc tế trong ba lĩnh
vực chủ yếu: Bảo vệ trẻ em, quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
tưỡỉĩg trợ tư pháp quốc tế và thương mại quốc tế (hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế);
- Nghiên cứu, so sánh quy định của một số công ước quốc tế của Hội nghị
với quy định của pháp luật Việt Nam tìm ra điểm phù hợp và những điểm chưa
phù hợp của pháp luật Việt Nam với cơng ước, từ đó đưa ra những giải pháp hồn
thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này cho phù hợp với giai đoạn hiện nay;
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước điển hình trên thế giới trong
việc gia nhập và thực thi các công ước La Hay của Hội nghị, từ đó rút ra bài học
có giá trị tham khảo cho Việt Nam trong thực thi quyền và nghĩa vụ thành viên
Hội nghị.
Những nội dung nghiên cứu trên cũng chính là những điểm mới của đề tài.


5


PHẦN II

BÁO CÁO TỎNG HỢP KÉT QƯẢ NGHIÊN c ử u
TONG QUAN HỘI NGHỊ LA HAY VÈ T ư PHÁP QƯÓC TÉ
1. Một số vấn đề pháp lý cơ bản của Hội nghị
/. M ục đích và chức năng, nhiệm vụ
2. Mục đích

Điều 1 của Hiến chương đã xác định mục đích của Hội nghị là hành động vì
sự thchg nhất của các quy tắc TPQT.
Ngay từ khi thành lập, Hội nghị đã xác định tầm nhìn trong khn khổ hoạt
động củi mình bao gồm: hành động vì một thế giới trong đó các cá nhân, tổ chức
mà cuộc sống và hoạt động của mình liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác
nhau đvợc hưởng mức độ an toàn pháp lý cao; thúc đẩy việc giải quyết tranh
chấp mở cách có trật tự và hiệu quả, quản trị tốt và pháp quyền, trong khi vẫn tôn
trọng sụ đa dạng của các truyền thống pháp luật2.
Eựa trên tầm nhìn đó, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của mình,
Hội nglị cũng đồng thời mang các sứ mệnh sau3:
Tĩứ nhất, Hội nghị trở thành một diễn đàn để các quốc gia thành viên xây
dựng Ví thực hiện những quy tắc chung của TPQT nhằm điều phối mối quan hệ
giữa cái hệ thống tư pháp khác nhau trong bối cảnh quốc tế.
ĩhứ hai, thúc đẩy hợp tác tư pháp và hành chính trong lĩnh vực bảo vệ gia
đình vàtrẻ em, thủ tục tố tụng dân sự và pháp luật thương mại.
nh ứ ba, cung cấp dịch vụ pháp lý đạt tiêu chuẩn cao và trợ giúp kỹ thuật vì lợi
ích củacác quốc gia thành viên và các quốc gia ký kết các cơng ước La Hay, cán bộ
chính pủ, ngành tư pháp và những người hành nghề luật của những nước đó.


2 httPi/Ay^vv.hcch.net/index en.phpỸact^text.displav&tid^?
3 httpi/Av^.hcch.net/index en.php?act=text.display&tid=27
6


Thứ tư, cung cấp thông tin chất lượng cao và dễ tiếp cận cho các quốc gia
thành viên và các quốc gia ký kết các công ước La Hay, cán bộ chính phủ, ngành
tư pháp, những người hành nghề luật và cơng chúng nói chung.
Mục đích hàng đầu của Tổ chức này là hướng tới xóa bỏ những khác biệt
giữa các hệ thống luật pháp của các quốc gia và cơng dân, gia đình và pháp nhân
của từng quốc gia đều có thể hưởng sự bảo đảm và an tồn về mặt pháp lý ở cấp
độ cao tại chính quốc gia đó và ở các quốc gia khác.
b. Chức năng, nhiệm vụ
Với sứ mệnh và mục đích như vậy, nội dung hoạt động của Hội nghị bao
trùm nhiều lĩnh vực, từ pháp luật thương mại và tài chính tới tố tụng dân sự quốc
tế và hợp tác tương trợ tư pháp, từ bảo vệ trẻ em tới các vấn đề liên quan đến hơn
nhân gia đình và tư cách pháp lý của cá nhân. Thông qua các phiên họp Ngoại
giao tồn thể, q trình thảo luận và thơng qua tồn thể đối với các công ước về
TPQT được tiến hành định kỳ và trở thành phần cốt lõi trong hoạt động của Hội
nghị. Với những đóng góp của từng quốc gia thành viên Hội nghị và nhiều quốc
gia khác, cho tới nay Hội nghị đã soạn thảo được trên 40 điều ước quốc tế đa
phường4, thường được gọi là các cơng ước La Hay. Các điều ước quốc tế này
chính là các cơng cụ pháp lý hữu hiệu nhằm góp phần đáp ứng các nhu cầu thiết
yếu về giải quyết các xung đột pháp lý toàn cầu.
Là một tổ chức liên chính phủ độc lập, Hội nghị cũng thường xuyên duy trì
quan hệ chặt chẽ với một số tổ chức quốc tế liên chính phủ (Liên hợp quốc, đặc
biệt là ủ y ban về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL), UNICEF, Uỷ ban về
quyền trẻ em (CRC) và ủ y viên cao về người tị nạn (UNHCR) - Hội đồng Châu
Âu, Liên minh châu Âu, Tổ chức các nước châu Mỹ, Ban Thư ký Khối thịnh

vượng chung, Tổ chức tư vấn pháp lý Á-Phi (AALCO), Viện quốc tế về thống
nhất Luật tư (UNIDROIT) và một số tổ chức phi chính phủ, như Tổ chức dịch
vụ xã hội quốc tế, Hiệp hội quốc tế về Luật Gia Đình, Phịng Thương mại quốc tế,

4 http://w w w .hcch.n e t/in d e x _ en .p h p ?ac t= co n v e n tio n s .listin g
7


Hiệp hội Luật sư Quôc tê, Liên minh quôc tê của Công chứng viên Latin, và Liên
minh quốc tế cảnh sát trưởng và cán bộ tư pháp5. Việc Hội nghị họp tác với các tổ
chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ trên là nhằm thúc đẩy hợp
tác quốc tế và thực hiện hiệu quả hơn những đề xuất liên quan tới phát triển hệ
thống TPQT trên phạm vi tồn cầu.
Ngồi ra, Hội nghị cịn hợp tác với các tổ chức khác và tập trung vào các
nước đang phát triển hoặc các nước đang chuyển đổi. Ví dụ, năm 1991 một thành
viên của Ban Thư ký tham gia nhóm chun gia để tư vấn cho Chính phủ Rumani
về Công ước về Quyền trẻ em liên quan đến vấn đề con nuôi quốc tế. Năm 1992
Hội nghị phối hợp với UNICEF soạn thảo một luật mới về bảo vệ trẻ em và nhận
trẻ em làm con nuôi theo đề nghị của Anbani. Năm 1993 Hội nghị tham gia một
nhóm cơng tác được tổ chức chung với UNICEF và ƯNHCR về bảo vệ trẻ em bị
bỏ rơi (không có người lớn đi kèm) tại Nam Tư cũ. Năm 1996, một thành viên của
Ban Thư ký đã giúp Nghị viện Paraguay soạn thảo luật bảo vệ trẻ em. Năm 1998,
một thènh viên khác của Ban Thư ký tham gia một đồn đến Ảc-me-ni-a theo sự
phân cóng của UNICEF phối họp với Tổ chức dịch vụ xã hội quốc tế theo đề nghị
cửâ Chính phủ Ăc-me-ni-a để tư vấn về cải cách chính sách và pháp luật liên qun
đến cMm sóc trẻ em lang thang cơ nhỡ6.
2. Thành viên và cơ cấu, tổ chức
d. Thành viên: Thành viên của Hội nghị bao gồm quốc gia và tổ chức kinh
tế quốc tế khu vực.
Thứ nhất, quốc gia thành viên

- Thành viên sáng lập Hội nghị là các quốc gia đã tham gia vào một hoặc
nhiềui phiên họp của Hội nghị và chấp nhận Hiến chương của tổ chức này. Các
quốc; gia thành viên sáng lập gồm 16 quốc gia nêu trong Lời nói đầu Hiến chương.
- Thành viên gia nhập Hội nghị, đó là các quốc gia đã chấp nhận Hiến
chươrg. Theo Điều 2 (2) và 2 (3) Hiến chương Hội nghị, bất kỳ quốc gia nào, trên

5h tt!p :;//v w w .m o j.g o v .v n /ct/tin tu c/P a g es/n g h ien -cu u -trao-d oi.asp x?Item ID = 5915
8


quan đểm tư pháp, nếu thấy Hội nghị có tầm quan trọng đối với quốc gia đó thì có
thể than gia Hội nghị. Việc chấp nhận trở thành thành viên mới sẽ do các Chính
phủ cia các quốc gia thành viên Hội nghị quyết định bằng bở phiếu theo đa số
trong ''óng sáu tháng, kế từ ngày nhận được đề xuất của một hoặc nhiều quốc gia
thành 7Ìên về đề nghị gia nhập Hội nghị. Việc tiếp nhận có hiệu lực vào thời điểm
quốc gia hữu quan chấp nhận Hiến chương (Điều 2 Hiến chương).
Thứ hai, tổ chức kinh tế quốc tế khu vực
Vấn đề này được quy định trong Điều 3 Quy chế của Hội nghị. Theo đó, để
được lin gia nhập Hội nghị, tổ chức kinh tế quốc tế khu vực phải là tổ chức hoàn
toàn do các quốc gia có chủ quyền thành lập và đã được các quốc gia thành viên
chuyểi giao thẩm quyền đối với các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Hội
nghị, kể cả thẩm quyền ra các quyết định ràng buộc đối với các quốc gia thành
viên dó. Mỗi tổ chức kinh tế quốc tế khu vực khi xin gia nhập Hội nghị, phải nộp
một bàn tuyên bố về thẩm quyền trong đó nói rõ các vấn đề mà các quốc gia thành
viên chuyẩn giao cho tổ chức. Mỗi tổ chức thành viên và các quốc gia thành viên
của tổ chức phải thông báo mọi thay đổi về thẩm quyền hoặc số lượng thành viên
cửâ tẻ chức cho Tổng Thư ký để chuyển thơng tin đó cho các thành viên khác của
Hội nghị.
Cho tới nay, Hội nghị có 80 thành viên7, trong đó có 79 thành viên là quốc
gia và mót thành viên là tổ chức, đó là Liên minh Châu Âu - EƯ8. EU gia nhập

Hội nghị vào ngày 3/4/2007. Trong khuôn khổ các công ước của Hội nghị, EU đã
tham gia ba công ước: Công ước về lựa chọn tịa án, Cơng bước hỗ trợ trẻ em và
cấp dưỡng gia đình và Cơng ước luật áp dụng đối với nghĩa vụ cấp dưỡng. Với sự
chuyển gao chủ quyền của các quốc gia thành viên trong lĩnh vực tư pháp nội vụ
nói chung và dân sự nói riêng, bao gồm cả TPQT, EU có quyền ký kết các điều
ước quốc tế với các chủ thể của luật quốc tế với tư cách là một chủ thể độc lập và

http://wvw:noj.gov.vn/p/tag.idempotent.render.userLayoutRootNode.target.n464.uP

7Xem phụ lic 1
8 />9


điều này không ảnh hưởng đến quyền năng kỷ kết điều ước của mỗi quốc gia
thành viên. Vì thế, trong lĩnh vực TPQT, (và nhiều lĩnh vực khác), sẽ có những
điều ước quốc tế mà chỉ EU là thành viên, có những điều ước cả EU và cả một số
quốc gia thành viên của EU tham gia và có những điều ước chỉ có các quốc gia
thành viên EU tham gia, khơng có mối liên hệ với EU.
Những điều ước quốc tế có sự tham gia của EU khi phát sinh hiệu lực sẽ
làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các quốc gia thành viên của
tổ chức này. Do đó, những điều ước quốc tế này sẽ được thực thi ở cả hai cấp độ,
cấp độ Liên minh và cấp độ quốc gia theo cơ chế: Ở cấp độ Liên minh, EU sẽ ban
hành luật để đảm bảo việc thực hiện những điều ước quốc tế mà mình là thành
viên; Ở cấp độ quốc gia, quốc gia sẽ thông qua cơ chế quốc gia, trên cơ sở phù
hợp với những quy tắc của EU để thực thi những văn bản luật này. Theo quy định
tại Điều 4 TFEU (Hiệp định về hoạt động của Liên minh châu Ầu), khu vực tự do
an ninh và công lý, tên gọi của trụ cột tư pháp nội vụ là lĩnh vực chia sẻ thẩm
quyền giữa EU và các quốc gia thành viên. Điều này tức là cả EU và các quốc gia
thành viên đều có thẩm quyền ban hành luật trên cơ sở nguyên tắc bổ trợ, nghĩa là
EU chỉ ban hành luật đối với các nội dung mà ở phạm vi mỗi quốc gia không giải

quyết được hoặc giải quyết khơng hiệu quả, những nội dung có thể giải quyết ở
cấp độ quốc gia, các quốc gia sẽ được quyền tự ban hành luật nhưng không được
trái với luật của EU. Nguyên tắc luật quốc gia phải phù họp với luật EƯ cũng
được áp dụng trong trường hợp quốc gia ban hành luật nhằm nội luật hóa các quy
định của pháp luật EU. Theo cơ chế này, bản chất q trình thực hiện những Cơng
ước của Hội nghị La Hay tại các quốc gia thành viên là quá trình thực thi pháp luật
EU và thực thi những văn bản do chính quốc gia ban hành9.
Ngồi 80 thành viên chính thức của Hội nghị, một số quốc gia khác tuy
chưa trở thành thành viên của Hội nghị song đã tham gia và là thành viên của ít

9 Xem: C h u y ê n đề 14
10


nhẫt một trong số 40 công ước La Hay, và số lượng các quốc gia tham gia các
công ước La Hay khác nhau ngày càng tăng lên.10.
Lợi ích của thành viên Hội nghị: (i) tiết kiệm thời gian cho các thành viên
trong việc thỏa thuận, ký kết với nhiều quốc gia về tương trợ tư pháp bằng các
công ước chung của Hội nghị; (ii) sự chấp nhận rộng rãi của các cơng ước do tính
phổ cập và chất lượng tốt của các công ước này; (ii) cách thức làm việc hiệu quả
về kinh tế; (iii) hạn chế được việc can thiệp vào pháp luật quốc gia khi có các hoạt
động liên quan đến tư pháp quốc tế; (iv) cơ sở vững chắc và đã được kiểm chứng
trong hợp tác tư pháp quốc tế; (v) phạm vi hỗ trợ rộng rãi như đào tạo, tổ chức.. . 11
b. Cơ cấu, tổ chức
Cơ cấu tố chức của Hội nghị được quy định trong Hiến chương có hiệu lực
ngày 15/7/1955 và được sửa đổi ngày 01/01/2007. Theo đó, Hội nghị bao gồm các
cơ quan chính sau:
(1) Các phiên họp ngoại giao tồn thể: Là diễn đàn để các phái đoàn của
nước thành viên, các quan sát viên từ các quốc gia có quan tâm và các tổ chức
quốc tế thảo luận và thông qua các văn kiện chính của Hội nghị. Các phiên họp

toàn thể (tược tổ chức bốn năm một lần dưới hình thức các cuộc họp ngoại giao,
khi 'Cần ủiết có thể tổ chức các phiên họp bất thường theo yêu cầu của các quốc
gia thành viên.
(2) ủ y ban Chính phủ thường trực Hà Lan: ủ y ban này do Chính phủ Hà
Lani thàm lập trên cơ sở sắc lệnh Hoàng gia ngày 20/2/1897 nhằm tăng cường
việc th ể (hế hoá TPQT và chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội nghị.
U ' ban sẽ xét các đề xuất dự kiến đưa vào chương trình nghị sự của Hội
nghi 'và (ó tồn quyền quyết định đối với các đề xuất đó. Các phiên họp thường kỳ
về mgưyứi tắc sẽ được tổ chức bốn năm một lần. Nếu cần thiết, Uỷ ban Chính phủ

10 httỊp:///\wwv.hcch.neƯindex_en.php?act=states.nonmember
nhttp:///w/w\mof.gov.vn/portal/page/portal/ilfv/trangchu/xdvbqppl/l 14968556/114969374?p_page_id=l 14969374
&iteim__iđi=9010912& p_details-1

11


thường trực có thể u cầu Chính phủ Hà Lan triệu tập Hội nghi bất thường khi
iược các ihành viên phê chuấn.
(3) Hội đồng về các vẩn đề chung và chính sách', gồm có tất cả các thành
viên, chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội nghị. Các cuộc họp của Hội đồng về
nguyên tắc được triệu tập hàng năm vào tháng tư. Hoạt động của Hội đồng thông
qua cơ quan thường trực và cơ quan này hoạt động theo sự chỉ đạo của Hội đồng.
Hội đồng kiểm tra tất cả các đề nghị định đưa vào chương trình nghị sự của Hội
nghị và Hội đồng được quyền tự do quyết định về các đề nghị đó. Các phiên họp,
Hội đồng và các Uỷ ban đặc biệt, với khả năng cao nhất có thể, phải hoạt động
trên cơ sở đồng thuận.
(4) Các ủ y ban đặc biệt: Giữa hai phiên họp, Hội nghị và Ưỷ ban Chính
phủ thường trực có thể thành lập các Uỷ ban đặc biệt để chuẩn bị soạn thảo công
ước mới hoặc nghiên cứu các vấn đề về TPQT nằm trong mục đích của Hội nghị.

Các Ưỷ ban đặc biệt liên tục được tổ chức tại La Hay để theo dõi hiệu lực của các
công ước La Hay. Các Ưỷ ban đặc biệt cũng được tổ chức để kiểm điếm tình hình
thực hiện các cơng ước và thông qua các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu lực của
các cồng ưởe và bảo đảm sự giải thích và áp dụng thống nhất các cơng ước đó.
(5) Hội đồng các đại diện ngoại giao: Bao gồm đại diện ngoại giao của mỗi
nước thành viên. Hội đồng họp định kỳ hàng năm vào tháng 7 để thông qua ngân
sách thường kv và hàng năm của Hội nghị.
(6) Cơ quan Thường trực: Hoạt động của Hội nghị được điều phối bởi một
Ban Thư ký đa quốc gia - Cơ quan thường trực - Đóng trụ sở tại La Hay. Ngơn
ngữ làm việc của Hội nghị là tiếng Anh và tiếng Pháp.
Cơ quan thường trực gồm có một Tổng Thư ký và bốn luật sư (một là Phó
Tổng Thư ký và 3 cịn lại là Thư ký thứ nhất) do Chính phủ Hà Lan bổ nhiệm theo
đề nghị của các uỷ ban chính phủ thường trực.
Ngồi các cơ quan trên, Hội nghị đã thành lập một văn phòng đại diện cho
khu vực Châi. Á-Thái Bình Dương, văn phịng đại diện tại khu vực Châu Mỹ La


Tinh và dự kiếm một văn phòng đại diện tại khu vực Châu Phi cũng sớm được mở
tại Cai-rô, Ai C ậ p 12.

3. Chi pihí hoạt động của Hội nghị
Hiến chiương quy định các loại chi phí cho hoạt động của Hội nghị như sau:
a. Đối vớ i quốc gia thành viên Hội nghị
Các chi phí hoạt động và duy trì Ban Thường trực và các Uỷ ban đặc biệt sẽ
do các thành viên của Hội nghị đóng góp, trừ chi phí sinh hoạt và đi lại của các
phái đoàn tham gia Ưỷ ban đặc biệt sẽ do các Chính phủ cử phái đồn chi trả.
Hàng năm, ngân sách của Ban Thường trực và các Ưỷ ban đặc biệt sẽ được trình
cho các đại diện ngoại giao của các thành viên để phê chuẩn. Các đại diện này sẽ
phân chia chi phí trong phần ngân sách đó giữa các thành viên. Các đại diện ngoại
giao của các nước thành viên họp dưới sự chủ tọa của Bộ trưởng Ngoại giao Hà

Lan để phân chia chi phí.
Các chi phí cho các phiên họp thường kỳ của Hội nghị sẽ do Chính phủ Hà
Lan chi trả. Đối với các phiên họp đặc biệt, chi phí này sẽ do các thành viên Hội
nghị có mặt tại phiên họp đóng góp. Trong bất cứ trường hợp nào, chi phí đi lại và
sinh hơật củã các phái đồn sẽ do Chính phủ cử phái đồn đó chịu.
b. Đối với tổ chức thành viên Hội nghị, chi phí từ ngân sách của Hội nghị sẽ
được chia cho các quốc gia thành viên Hội nghị gánh chịu. Tổ chức thành viên
khơng phải đóng góp thêm vào phần mà các quốc gia thành viên của tổ chức đóng
góp vào ngân sách hàng năm của Hội nghị, nhưng phải nộp một khoản tiền theo
quy định của Hội nghị sau khi trao đổi với tổ chức thành viên đó để thanh tốn các
chi phí hành chính phát sinh từ tư cách thành viên của tổ chức đó.
Như vậy, hoạt động của Hội nghị chủ yếu được các quốc gia thành viên
cung cấp kinh phí. Ngân sách của nó được Hội đồng đại diện ngoại giao của các
quốc gia thành viên phê duyệt hàng năm, ngoài ra tổ chức này cịn tìm kiếm và
nhận được kinh phí từ các nguồn khác.

12 h ttp ://w w w .m o j.g o v .v n /ct/tin tu c/P a g es/rìg h ien -cu u -tra o -d o i.a sp x ? Item ID z::5 9 1 5
13


I I . L ị c h s ử h ìn h t h à n h v à p h á t t r iể n c ủ a H ộ i n g h ị

Ị. Tiền đề và bối cảnh ra đời
Hội nghị thành lập từ năm 1893 và trở thành một tổ chức quốc tế liên chính
phủ độc lập kế từ năm 1955 trên cơ sở Hiến chương của Hội nghị. Việc đề xuất
thành lập Hội nghị được dựa trên quan điếm của Asser (Luật gia người Hà Lan
Tobias Asser - một trong những người được coi là sáng lập ra Hội nghị) về hai lập
luận quan trọng13:
Thứ nhất, nhu cầu vượt qua những rào cản đối với các di chuyển quốc tế
của con người và hàng hóa, thực trạng khác biệt về pháp lý dựa trên những khác

biệt về truyền thống, văn hóa giữa các quốc gia, bởi vậy, việc nhất thể hóa TPQT
khơng hướng tới việc tạo ra một hệ thống tư pháp duy nhất mà hướng tới tạo ra
các cầu nối giữa các hệ thống pháp luật khác nhau.
Thứ hai, cần thiết xây dựng những quy trình thảo luận để đạt được những
kết quả thực tiễn là những hiệp định, hiệp ước, công ước giữa các quốc gia trong
lĩnh vực Tư pháp quốc tế.
Trước Hội nghị nhóm họp lần đầu tiên năm 1893, nhiều nỗ lực để triệu tập
một hội nghị như vậy ở Châu Âu đã thất bại, trong đó có một hội nghị được dự
tính diễn ra tại Rome vào năm 1885 dưới sự thúc đẩy của Bộ trưởng Tư pháp Ý
Pasquale Mancini. Trong khi các quốc gia ở Châu Âu không tổ chức được hội
nghị như dự kiến thì bảy quốc gia Nam Mỹ đã kết thúc thành công một hội nghị
ngoại giao về TPQT ở Montevideo (1888-1889) với việc nhiều quốc gia ở Nam
Mỹ đã ký và thông qua được các hiệp ước quan trọng về TPQT, trong đó có Hiệp
ước về Luật Thương mại quốc tế 14. Những tiền đề như vậy càng thúc đẩy cho khu
vực Châu Âu xây dựng những cơ chế riêng nhằm phát triển các quy phạm liên
quan tới TPQT áp dụng cho khu vực.

13 Hans Van Loon, The Hague Conference on Private International Law: Current problem s and Perspectives , tr.25
14 Hiệp ước về Luật Thương mại quốc tế năm 1888, được các quốc gia gồm: Argentina, Bolivia, Colombia,
Paraguay, Peru và Uruguay (Kurt H. Nadelmann, Con/ỉicí o f Laws: International and Interstate, Martinus
Nijhoff/The Hague, tr. 310)
14


1 Sự phát triển của Hội nghị
c. Giai đoạn trước năm 1955
Hội nghị đầu tiên (năm 1893) thành công đến mức một hội nghị thứ 2 ngay
lập tức được tổ chức vào năm 1894. Một lần nữa, Asser chủ trì Hội nghị với Fedor
de Maitens là đại diện trong các cuộc đàm phán của Nga. Sau đó, Asser tiếp tục
chủ trì các Hội nghị thứ ba (1900) và thứ tư (1904) trên cơ sở từng hội nghị mà

khơng có sự hỗ trợ của bất kỳ thư ký thường trực nào. Vào năm 1904, Hội nghị
lần thú tư kết nạp thành viên đầu tiên ngoài châu Âu là Nhật Bản. Bốn hội nghị
đầu tién này đã cho ra đời 7 công ước15. Bảy Công ước này về sau đã được thay
thế bằag những văn bản pháp lý hiện đại và phù hợp hơn với thực tiễn.
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hội nghị mặc dù mở rộng khá nhiều về
phạm vi thảo luận và ký kết các công ước nhưng giữa các quốc gia thành viên lại
phát s.nh những bất đồng trong cách hiểu về giá trị pháp lý của các cơng ước và
tình hình chính trị ngày càng xấu đi ở Châu Âu. Trong giai đoạn giữa hai cuộc
chiến tranh thế giới, Hội nghị lần thứ năm (1925) và thứ sáu (1928) được tổ chức
nhưng khơng có cơng ước nào được thông qua. Tuy vậy, một bản dự thảo Công
ưốc về luật áp dụng đối với mua bán hàng hóa quốc tế đã được xây dựng và trở
thành nliững tiền đề quan trọng cho Hội nghị diễn ra vào những năm 50. Cho đến
sau Chièn tranh thế giới thứ hai, các cuộc đàm phán mới được nối lại.
Hội nghị lần thứ 7 được tổ chức năm 1951 đã đánh dấu một kỷ nguyên mới
bằng vệc thông qua được Hiến chương của Hội nghị ngày 31/10/1951. Hiến
chươngHội nghị có hiệu lực ngày 15/7/1955, là tiền đề để Hội nghị chính thức trở
thành nột tổ chức quốc tế liên Chính phủ16.
lại Hội nghị lần thứ 7, những kết quả cụ thể đã được ghi nhận. Công ước về
tố tụngdân sự năm 1905 được áp dụng. Sau hai cuộc chiến tranh thế giới và nhiều
những ranh chấp lãnh thổ cùng với sự ra đời của các quốc gia mới đặt ra những
15 Xem Cluyên đề 1
16Hội ngh La Hay - cái nôi của nền Tư pháp quốc tế: Việt Nam chính thức nộp đơn xin gia nhập,
/>z L 29/9/D 12, 4:15:00
15


yêu cầi về hợp pháp hóa lãnh sự. Những phác thảo về luật áp dụng đối với mua
bán hàig hóa quốc tế đã được định hình bằng quá trình xây dựng Cơng ước chính
thức trong lĩnh vực này. Phiên họp lần thứ 7 đã thông qua Hiến chương và 5 Công
'1 7

ước
.

t. Giai đoạn từ năm 1956 đến nay
Hội nghị lần thứ 8 (năm 1956) là hội nghị tiếp theo của q trình thơng qua
Cơng uớc về mua bán hàng hóa quốc tế và Cơng ước về giải quyết xung đột giữa
luật quắc tịch và luật nơi cư trú. Ke từ năm 1956, Hội nghị được tổ chức định kỳ 4
năm một lần thơng qua các phiên họp tồn thể. Đặc biệt, sau khi Chiến tranh thế
giới th i hai kết thúc, sự nhìn nhận của quốc tế đối với các hoạt động của Hội nghị
đã đổi mới rõ rệt. Hội nghị lần thứ 08 đã thông qua 3 công ước18 và Hội nghị lần
thứ 9 năn 1960 đã thông qua 03 Công ước19 trong các lĩnh vực khác nhau.
Nim 1964, tại Hội nghị lần thứ 10, Hội nghị ghi nhận sự tham gia với tư
cách thàih viên của Israel; Hoa Kỳ và Cộng hòa Ả Rập thống nhất, đồng thời
tiếng Arh trở thành ngơn ngữ chính thức thứ hai của Hội nghị sau tiếng Pháp. Hội
nghị thôig qua được 03 Cơng ước20.
T í năm 1964 tới nay, Hội nghị đã thông qua thêm 26 Công ước và Nghị

định thu nhằm bổ sung cho hệ thống văn kiện về giải quyết xung đột pháp luật.
Ním 1980, Hội nghị đã quyết định cho phép các quốc gia không phải thành
viên đưfc tham dự các phiên họp của Hội nghị với quyền biếu quyết các vấn đề có
liên quai tới quốc gia đó. Phiên họp tồn thể lần thứ 20 được tổ chức từ ngày
14/06 á n 28/06/2005 tập trung sửa đổi Quy chế tổ chức của Hội nghị theo hướng
mở rộn' khả năng gia nhập của các tổ chức mang tính khu vực như Liên minh

1718,19,20

Chuyên đề 1

16



Châu Âu. Hội nghị lần thứ 21 năm 2007 đã thông qua Công ước về phục hồi
những hồ trợ quốc tế đối với trẻ em và các hình thức cấp dưỡng gia đình khác và
Nghị định thư về luật áp dụng với các nghĩa vụ cấp dưỡng.
Các công ước hiện đại của Hội nghị tập trung chính vào giải quyết 3 nhóm
lĩnh vực của TPQT là:
1. Bảo vệ trẻ em, hơn nhân gia đình có u tơ nước ngồi, các quan hệ vê tài
sản gia đình;
2. Hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tố tụng;
3. Luật thương mại quốc tế và tài chính quốc tế.
Các cơng ước của Hội nghị được nhiều nước tham gia nhiều nhất hiện nay
là: Cơng ước miễn hợp pháp hóa giấy tờ cơng (Apostille); Cơng ước tống đạt giấy
tờ tư pháp và ngồi tư pháp; Cơng ước thu thập chứng cứ ở nước ngồi; Cơng ước
tiếp cận cơng lý; Cơng ước về bắt cóc trẻ em trên phạm vi quốc tế; Công ước bảo
vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế; Công ước xung đột
pháp luật liên quan tới việc định đoạt tài sản theo di chúc; Công ước nghĩa vụ cấp
dưỡng; Công ước về công nhận ly hơn và ly thân.

B. M Ộ T SĨ


L ĨN H

Vực

HỢ P TÁ C


TRO N G



KHU Ơ N

KH Ỏ

H Ộ I

NGHỊ LA H A Y V Ề TƯ PHÁP QƯ ÓC T É
I. H ợ p t á c g iữ a c á c n ư ớ c t r o n g l ĩ n h v ự c p h á p lu ậ t

Hội nghị đã thông qua nhiều công ước điều chỉnh các quan hệ của TPQT:
Bảo vệ trẻ em, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi, mua bán hàng
hóa quốc tế, tài chính quốc tế, thừa k ế ...

1. Trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em, ly hôn, ly thân và cấp dưỡng
Hội nghị đã thông qua một số công ước điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi,
nghĩa vụ cấp dưỡng, ly hơn, ly thân. Điển hình là những cơng ước sau:
a.

Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực

nuôi con nuôi quốc tế (Cơng ước La Hay 1993).
TRUNG TÂMTHƠNGTIMTHƯVIỆN
TRƯỜNG ĐẠ! HỌC 1MÂT MỘI
[ phòng đọc _
II

17



×