Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 3 THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.84 KB, 10 trang )

Chuyên đề thực tập - 1 -
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 3
THĂNG LONG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CẦU 3 THĂNG LONG
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng
công ty xây dựng Thăng Long - Bộ Giao thông vận tải. Tiền thân là công ty cầu 3,
thành lập ngày 15/10/1959 thuộc cục đường sắt, làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông
tuyến đường Hà Nội – Vinh trong thời kỳ chống chiến tranh.
Sau chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, công ty được giao nhiệm vụ mới là
xây dựng 3 cây cầu lớn: Cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá), cầu Đò Lèn (Thanh Hoá) và
cầu Ninh Bình.
Từ năm 1973 đến 1985 công ty được Nhà nước giao nhiệm vụ thi công cầu
Thăng Long. Năm 1984 theo quyết định số 2864/QĐ – TCCB của Bộ Giao thông vận
tải chuyển đổi công ty cầu 3 thành xí nghiệp xây dựng cầu 3 Thăng Long trực thuộc
liên hiệp các xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long. Trong giai đoạn này công ty chủ
yếu tiến hành xây dựng các công trình cầu, bến cảng.
Từ năm 1985 đến 1998, thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị
trường. Công ty đã kịp thời nắm bắt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đổi
mới tư duy quản lý, giữ vững nền tài chính và nâng cao năng lực thi công, đổi mới
thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Từng bước khắc phục khó khăn,
nhanh chóng tiếp cận với cơ chế mới, xây dựng xí nghiệp cầu 3 Thăng Long ngày
càng phát triển toàn diện và vững chắc, thi công thắng lợi nhiều công trình trọng
điểm của Nhà nước như cầu Bến Thuỷ (thành phố Vinh), cầu Phong Châu (tỉnh Phú
Thọ), cầu Bình (tỉnh Hải Dương), cầu Sông Gianh (tỉnh Quảng Bình), cầu Yên Bái
(tỉnh Yên Bái), cầu Cảng Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)….
Năm 1993 thực hiện nghị quyết 388/HĐBT, Bộ Giao thông vận tải có quyết
định số 505 QĐ/TCCB – LĐ ngày 27/3/1993 thành lập công ty cầu 3 Thăng Long
Sinh viên: Trần Xuân Bách Lớp : KTĐT 45b
Chuyên đề thực tập - 2 -


trực thuộc tổng công ty xây dựng Thăng Long - Bộ Giao thông vận tải. Giai đoạn này
công ty bổ sung nhiệm vụ kinh doanh như: sản xuất dầm bê tông, các kết cấu bê tông,
xây dựng các công trình dân dụng.
Ngày 12/7/1993 theo quyết định số 2205/KHĐT - Bộ Giao thông vận tải cấp
giấy phép hành nghề xây dựng.
Công ty cầu 3 Thăng Long là doanh nghiệp Nhà nước loại 1 theo quyết định
số 728/TCCB – LĐ ngày 24/3/1997 của Bộ Giao thông vận tải.
Giai đoạn từ 1998 đến nay, công ty đã có sự chuyển hướng tích cực, chú trọng
đầu tư và mở rộng thị trường về quy mô cũng như địa bàn sản xuất trên phạm vi cả
nước, đầu tư công nghệ mới nhằm duy trì phát triển sản xuất kinh doanh. Công ty đã
và đang khai thác có hiệu quả, có đủ điều kiện để tổ chức nhiều dây chuyền thi công
có kỹ thuật cao nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng các công trình giao thông, các
công trình công nghiệp và các công trình dân dụng.
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới, xắp xếp
lại các doanh nghiệp Nhà nước. Công ty cầu 3 Thăng Long tiến hành chuyển đổi
thành công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long. Ngày 27/12/2005 Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải đã ký quyết định số 4988/QĐ – BGTVT phê duyện phương án và chuyển đổi
công ty cầu 3 Thăng Long, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty
xây dựng Thăng Long thành công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long.
Tên giao dịch tiếng Việt của là: Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long.
Tên tiếng Anh là: Thang Long Birdge Construction Joint Stock Company No 3.
Trụ sở công ty tại xã Hải Bối - huyện Đông Anh – Hà Nội. Số điện thoại:
04.8810143 – 8810142 – 8810265. Fax: 04.8810401.
Hiện nay Công ty đã có chi nhánh tại đặt tại 577 đường Phạm Văn Đồng,
quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ngày 25/3/2006 công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long đã tiến hành đại hội cổ
đông lần thứ nhất và bầu ra hội đồng quản trị, ban giám đốc. Mặc dù không thể tránh
khỏi những khó khăn do bước đầu tiến hành cổ phần hoá, nhưng cho đến nay, lộ trình
Sinh viên: Trần Xuân Bách Lớp : KTĐT 45b
Chuyên đề thực tập - 3 -

cổ phần hóa của Công ty đã và đang được tiến hành suôn sẻ và bước đầu đạt được
một số thành tựu. Công ty đã bắt đầu đi vào ổn định sau giai đoạn khó khăn vừa qua.
2. Các hoạt động kinh doanh chính của Công ty
Giấy chứng nhận kinh doanh số 010312316 ngày 24/5/2006 do sở kế hoạch và
đầu tư Hà Nội cấp, xác định Công ty Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long có các hoạt
động kinh doanh sau:
- Xây dựng các công trình giao thông: Cầu đường sắt, cầu đường bộ, cầu cảng,
đường cấp II, cấp III.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và thuỷ lợi.
- Nạo vét và bồi đắp mặt bằng, thi công các loại móng công trình.
- Kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng.
- Sửa chữa xe, máy, phương tiện thi công và sản phẩm cơ khí khác.
- Kinh doanh xăng, dầu, ga, vật liệu xây dựng.
Trong đó xây dựng cầu là thế mạnh từ lâu của Công ty, ngay từ khi thành lập
Công ty đã được giao nhiệm vụ thi công các cây cầu lớn nhất của đất nước và cho
đến nay Công ty vẫn đang là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực xây dựng
cầu của Việt Nam. Đây chính là ưu thế để Công ty có thể tiếp tục phát triển và hoàn
thành những mục tiêu chiến lược trong giai đoạn hiện nay.
3. Tình hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long
Sinh viên: Trần Xuân Bách Lớp : KTĐT 45b
BAN KIỂM SOÁTHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PHÓ GĐ PHỤ TRÁCH VẬT TƯ THIẾT BỊKỸ SƯ GIAO THÔNG
GIÁM ĐỐC CÔNG TYKỸ SƯ GIAO THÔNG
PHÒNG TÀI VỤ
PHÒNG KỸTHUẬT
PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG KẾ HOẠCH
PHÒNG VẬT TƯTHIẾT BỊ
ĐƠN VỊ THI CÔNG
PHÓ GĐ PHỤ TRÁCH KỸ THUẬTKỸ SƯ GIAO THÔNG

ĐỘI ĐIỆN MÁY THI CÔNG
CÁC ĐƠN VỊ LẮP RẮP
XƯỞNG CƠ KHÍ
Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY
Chuyên đề thực tập - 4 -
Sinh viên: Trần Xuân Bách Lớp : KTĐT 45b
Chuyên đề thực tập - 5 -
3.2. Tổ chức ban lãnh đạo Công ty
3.2.1. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị quản lý và chỉ đạo các công việc, hoạt động kinh doanh,
giám sát giám đốc và những người quản lý khác đồng thời xác định các mục tiêu hoạt
động, chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất và ngân sách hàng năm. Quyết định cơ
cấu tổ chức của công ty. Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể công ty
Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm giám đốc hay bất kỳ cán bộ
quản lý, người đại diện nào của công ty và quyết định mức lương của họ. Thực hiện
các khiếu nại của công ty về cán bộ quản lý cũng như quyết định lựa chọn đại diện
của công ty trong các thủ tục pháp lý
Đề xuất các loại cổ phiếu và số lượng phát hành. Thực hiện việc phát hành trái
phiếu, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần và các chứng quyền. Quyết định giá bán
trái phiếu, cổ phiếu và chứng khoán chuyển đổi. Đề xuất mức cổ tức hàng năm và
xác định cổ tức tạm thời, tổ chức việc chi trả cổ tức.
Phê chuẩn việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và các công ty con.
Quyết định thực hiện, sửa đổi, huỷ bỏ các hợp đồng lớn.
3.2.2. Giám đốc công ty
Giám đốc công ty là người phụ trách chung, lãnh đạo trực tiếp và chịu trách
nhiệm trước hội đồng quản trị, trước cơ quan chủ quản về mặt hoạt động sản xuất
kinh doanh của đơn vị mình, điều động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch, đồng thời
là người đại diện cho công ty ký kết các hợp đồng, tạo công ăn việc làm cho các công
nhân viên.
3.2.3. Các phó giám đốc công ty

Các phó giám đốc là người tham mưu cho giám đốc về mọi mặt hoạt động của
công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc. Trực tiếp chỉ đạo phòng khoa học kỹ thuật,
phòng vật tư thiết bị, ký duyệt các phương án thi công, kế hoạch nguyên vật
liệu.Giám sát công trường theo nhiệm vụ của giám đốc.
Quan hệ với chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, kỹ sư giám sát, giải đáp các vướng
mắc và trực tiếp kí các biên bản nghiệm thu.
Sinh viên: Trần Xuân Bách Lớp : KTĐT 45b

×