Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Các yếu tố thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng dạy đại học quốc gia tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 128 trang )

-i-

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

HUỲNH THỊ PHƯƠNG LAN

CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA CÁN BỘ GIẢNG DẠY
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2009


- ii -

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. LÊ NGUYỄN HẬU

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. TRƯƠNG QUANG ĐƯỢC

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. PHẠM NGỌC THUÝ

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN


THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 05 tháng 09 năm 2009


- iii -

TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP. HCM
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. HCM, ngày 11 tháng 07 năm 2009.

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

HUỲNH THỊ PHƯƠNG LAN

Ngày, tháng, năm sinh:

02/04/1983

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Phái: NỮ
Nơi sinh: TPHCM
MSHV: 01707035

I- TÊN ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY VIỆC THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CỦA CÁN BỘ GIẢNG DẠY TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA- TPHCM
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Xác định các nhân tố thúc đẩy cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại Dại học
Quốc Gia TP.HCM thực hiện các nghiên cứu khoa học.
So sánh đánh giá của giảng viên giữa các nhóm ngành: Khoa học cơ bản; Kỹ
thuật – công nghệ; Kinh tế - xã hội và nhân văn về các yếu tố thúc đẩy
nghiên cứu khoa học.
So sánh đánh giá của giảng viên giữa các nhóm có thành tích nghiên cứu
khác nhau về các yếu tố thúc đẩy nghiên cứu khoa học.
Đưa ra các kiến nghị thích hợp nhằm nâng cao năng suất nghiên cứu.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 02/02/2009
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 13/07/2009
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. LÊ NGUYỄN HẬU
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Học hàm, học vị, họ tên và chữ ký)

TS. LÊ NGUYỄN HẬU

CN BỘ MÔN
QL CHUYÊN NGÀNH


- iv -

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô khoa Quản lý công
nghiệp, trường đại học Bách Khoa - TPHCM, những người đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức quản trị kinh doanh vơ cùng phong phú và hữu ích.
Tơi cũng xin được phép gửi đến thầy Lê Nguyễn Hậu lịng biết ơn sâu sắc nhất về

những gì thầy đã hướng dẫn trong suốt quá trình làm luận văn, luận văn tốt nghiệp
này sẽ khơng thể hồn thành nếu khơng có được những sự chỉ bảo tận tình của thầy
về kiến thức chuyên môn cũng như phương pháp làm việc.
Xin được cảm ơn bạn bè thân thiết, các bạn học viên cao học Quản trị kinh doanh
khóa 2007 đã giúp đỡ và động viên tơi rất nhiều trong q trình làm luận văn.
Xin được cảm ơn em Huỳnh Như Khánh Linh đã hết lịng giúp tơi trong q trình
lấy mẫu khảo sát. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy Cô đang giảng
dạy tại các trường thành viên của Đại học Quốc Gia – TPHCM như: Đại học khoa
học xã hội và nhân văn - TPHCM, Đại học Quốc Gia, Đại học quốc tế, Đại học
Bách Khoa – TPHCM, Đại học khoa học tự nhiên - TPHCM, Khoa kinh tế ĐHQG- TPHCM đã tận tình giúp đỡ trong việc tham gia trả lời bảng khảo sát cũng
như góp ý về những thiếu sót trong bảng khảo sát.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã ln thương u và tạo điều
kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình học cũng như thực hiện luận văn. Gia đình
là nguồn động lực to lớn giúp tơi hồn thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009
Huỳnh Thị Phương Lan


-v-

TÓM TẮT
Mục tiêu của đại học Quốc Gia TPHCM là trở thành trường đại học nghiên cứu.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu
tham gia thực hiện nhiều cơng trình NCKH có giá trị. Do đó, đề tài được thực hiện
nhằm tìm ra các yếu tố thúc đẩy cán bộ giảng dạy thực hiện nghiên cứu khoa học
trong điều kiện riêng của Việt Nam. Ngồi ra, luận văn cịn kiểm định xem có sự
khác biệt về ảnh hưởng của các yếu tố đối với các nhóm giảng viên có thành tích
khác nhau hay không.
Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu thu
thập được bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi. Đối tượng khảo

sát là các giảng viên có học vị tiến sỹ tại các trường đại học thành viên của Đại học
quốc Gia TPHCM: Đại học Quốc Gia, Đại học quốc tế, Đại học Bách Khoa –
TPHCM, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học khoa học tự nhiên, Khoa
kinh tế - DHQG- TPHCM. Việc phân tích dữ liệu được tiến hành thông qua sự trợ
giúp của phần mềm SPSS trên máy tính. Phương pháp phân tích được sử dụng là
thống kê mơ tả, phân tích nhân tố và phân tích phương sai ANOVA.
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có 6 nhóm yếu tố tác động đến thành tích nghiên
cứu của giảng viên, đó là: Lợi ích cảm nhận về chuyên môn, Nâng cao uy tín, Năng
lực của nghiên cứu viên, Nhân lực hỗ trợ khi thực hiện nghiên cứu, tài liệu tham
khảo và Nguồn lực hỗ trợ từ nhà nước.


- vi -

Ngồi ra, kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt đáng kể về thái độ đối với nghiên
cứu, sự thoả mãn về tài liệu tham khảo, nguồn lực hỗ trợ của giảng viên giữa các
nhóm có thành tích nghiên cứu khác nhau.
Kết quả nghiên cứu là một tài liệu tham khảo cho các nhà quản lí giáo dục trong
việc đưa ra các giải pháp, xây dựng lại quy chế nhằm khuyến khích việc thực hiện
nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên.
Tuy nghiên cứu chỉ thực hiện trên phạm vi các trường thành viên của Đại Học Quốc
Gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng kết quả nghiên cứu là một tham khảo có giá trị
cho các trường, viện nghiên cứu khác.


- vii -

ABSTRACT
Vietnam National university wants to become a research university. They encourage
faculty conduct much more high quality scientific research. Therefore, this study is

carried out to find out the factors that motivated faculty conduct research in an
environmentally specific context of Viet Nam. In addition, the study attempts to
ascertain the presence of any significant differences that exist between the groups
which have high research productivity and those that have low research
productivity.
The topic was implemented by quantity investigation with the data collecting by
direct interview through using questionaires. The interviewed objects were the Ph.D
of members of Vietnam National University such as: Vietnam National University,
International university, Hochiminh City University of technology, University of
Social Science and Humanities, University of Natural Sciences and Faculty of
Economics. The analysis were carried out by the support of SPSS software. The
analysis method are descriptive statistic, factor analysis and analysis of variance.
The overall results show there are 6 factors affect the research performance of
faculty, they are: Perceived value of knowlegde recieve from doing research,
Prestige, Faculty Competencies, Manpower, Reference source and Support from
government (resources for research).
The result also shows the significant disparity between the Perceived value of
knowlegde recieve from doing research, Prestige, Reference source and Support


- viii -

from government between the groups of faculty which have high research
productivity and the one which have low research productivity.
The findings of this study might be a reliable source to university administrators in
developing an more conductive environment to research.
Although this study was only carried out at Vietnam National University, but its
result is also the good reference for other universities.



- ix -

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................... 1
1.1.CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............... 1
1.1.1. Nghiên cứu khoa học đối với các trường đại học ............................ 1
1.1.2. Nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc Gia –Thành phố Hồ Chí Minh
(ĐHQG-HCM) ............................................................................... 2
1.1.3. Giảng viên và công tác nghiên cứu khoa học .................................. 4
1.1.4. Câu hỏi nghiên cứu – Các nhân tố thúc đẩy hoạt động nghiên cứu
khoa học ........................................................................................ 5
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................... 6
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 6
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 6
1.5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ................................................................... 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 8
2.1. KHÁI NIỆM ........................................................................................... 8
2.1.1. Định nghĩa và phân loại nghiên cứu khoa học ................................. 8
2.1.2. Tính chất của cơng việc nghiên cứu ................................................ 10
2.1.3. Sản phẩm của hoạt động nghiên cứu ............................................... 11
2.1.4. Hoạt động nghiên cứu đối với tổ chức ............................................ 11
2.1.5. Nghiên cứu đối với cá nhân ............................................................ 12
2.2. THÀNH TÍCH NGHIÊN CỨU (NĂNG SUẤT NGHIÊN CỨU) ............ 13
2.3. LÝ THUYẾT NỀN ĐỂ VẬN DỤNG VÀO NGHIÊN CỨU ................... 15
2.3.1. Thuyết mong đợi (Expectancy Theory) ........................................... 15
2.3.2. Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of planned behavior – TPB) 17
2.4. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN .................................... 20
2.5. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................... 25
2.5.1. Thái độ đối với việc thực hiện nghiên cứu ...................................... 27

2.5.2. Các biến cố nằm ngồi tầm kiểm sốt ............................................. 27
2.5.3. Nhận thức về kiểm sốt hành vi nghiên cứu .................................... 28
2.5.4. Thành tích nghiên cứu .................................................................... 28


-x-

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 30
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................. 30
3.1.1. Mục tiêu và mơ hình nghiên cứu ..................................................... 30
3.1.2. Xây dựng thang đo sơ bộ ................................................................ 30
3.1.3. Phỏng vấn định tính sơ bộ .............................................................. 30
3.1.4. Hồn chỉnh thang đo chính thức ..................................................... 32
3.1.5. Thu thập dữ liệu chính thức ............................................................ 32
3.1.6. Kiểm định thang đo sơ bộ với EFA ................................................. 32
3.1.7. Phân tích ANOVA .......................................................................... 32
3.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH .................................................................. 32
3.3. XÂY DỰNG THANG ĐO ...................................................................... 35
3.3.1. Thái độ đối với việc thực hiện nghiên cứu ...................................... 35
3.3.2. Các biến cố nằm ngoài tầm kiểm soát (social congtingencies) ........ 37
3.3.3. Nhận thức về kiểm soát hành vi nghiên cứu .................................... 37
3.3.4. Thành tích nghiên cứu .................................................................... .39
3.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ............................................ 40
3.4.1. Mẫu khảo sát – kích thước mẫu – Phương pháp lấy mẫu ................ 40
3.4.2. Công cụ thu thập dữ liệu – Bảng câu hỏi ........................................ 40
3.4.3. Đối tượng trả lời và phương pháp thu thập dữ liệu .......................... 41
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .............................................................. 43
4.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT .............................................................. 43
4.1.1. Mô tả mẫu theo lĩnh vực nghiên cứu ............................................... 44
4.1.2. Mô tả mẫu theo học hàm của giảng viên ......................................... 44

4.1.3. Mơ tả mẫu theo thành tích nghiên cứu ............................................ 45
4.2. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO ...................................................................... 46
4.2.1. Thang đo thái độ đối với nghiên cứu khoa học ................................ 47
4.2.2. Thang đo các biến cố không thể kiểm soát (Các ràng buộc xã hội) .. 48
4.2.3. Thang đo Nhận thức về kiểm soát hành vi nghiên cứu .................... 49
4.2.4. Giá trị các biến quan sát trong mơ hình ........................................... 52
4.2.5. Mô tả phân phối mẫu ...................................................................... 56
4.3. PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI (ANOVA) –ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
VỀ CÁC YẾU TỐ THEO THÀNH TÍCH NGHIÊN CỨU .................... 56
4.3.1. Đánh giá của giảng viên về các yếu tố theo thành tích nghiên cứu –
tổng số bài báo quốc tế và bài báo trong nước ............................... 58


- xi -

4.3.2. Đánh giá của giảng viên về các yếu tố theo thành tích nghiên cứu tổng
số bài báo trong nước ..................................................................... 60
4.3.3. Đánh giá của giảng viên về các yếu tố theo thành tích nghiên cứu tổng
số bài báo quốc tế .......................................................................... 62
4.4. ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN VỀ CÁC YẾU TỐ THEO LĨNH VỰC
NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 64
4.5.THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 65
4.6.KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC TRONG GIẢNG VIÊN ................................................................... 68
4.6.1. Thay đổi thái độ đối với nghiên cứu trong đội ngũ giảng viên ........ 69
4.6.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu .......................................... 70
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................. 72
5.1. NHỮNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN ............................................... 72
5.2. CÁC KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN VĂN ............................................... 72
5.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP

THEO ............................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 76
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ................................................................................. 78
PHỤ LỤC


- xii -

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 – Số lượng các bài báo khoa học được công bố từ 2006 – 2008 ............ 3
Bảng 3.1 – Phân loại đối tượng được phỏng vấn theo nơi công tác ...................... 33
Bảng 3.2 – Phân loại đối tượng được phỏng vấn theo kinh nghiệm nghiên cứu ... 33
Bảng 3.3 – Phân loại đối tượng được phỏng vấn theo thời gian hoạt động trong lĩnh
vực giảng dạy, nghiên cứu. .................................................................................. 33
Bảng 3.4 – Kết quả phỏng vấn định tính ............................................................. 34
Bảng 3.5 – Thang đo Thái độ đối với việc thực hiện nghiên cứu ......................... 36
Bảng 3.6 – Thang đo các biến nằm ngoài tầm kiểm soát ..................................... 37
Bảng 3.7 – Thang đo Nhận thức về kiểm soát hành vi nghiên cứu ....................... 38
Bảng 3.8 – Thang đo thành tích nghiên cứu ........................................................ 39
Bảng 4.1 – Đặc điểm mẫu khảo sát theo lĩnh vực hoạt động nghiên cứu ............. 44
Bảng 4.2 – Đặc điểm mẫu khảo sát theo học hàm của giảng viên ........................ 44
Bảng 4.3 – Đặc điểm mẫu khảo sát theo thành tích nghiên cứu của giảng viên..... 46
Bảng 4.4 – Kết quả EFA thang đo Thái độ đối với nghiên cứu khoa học ............. 47
Bảng 4.5 – Kết quả EFA thang đo các ràng buộc xã hội ...................................... 49
Bảng 4.6 – Kết quả EFA thang đo Nhận thức về kiểm soát hành vi nghiên cứu .. 50
Bảng 4.7 – Kết quả KMO & Bartlett’s Test ......................................................... 51
Bảng 4.8 – Kết quả phân tích nhân tố tổng hợp ................................................... 52
Bảng 4.9 – Bảng thống kê mơ tả các biến trong mơ hình ..................................... 55
Bảng 4.10 – Kết quả phân tích ANOVA theo nhóm thành tích nghiên cứu (thành
tích nghiên cứu được hiểu là tổng số bài báo trong nước và quốc tế) .................... 59

Bảng 4.11 – Kết quả phân tích ANOVA (thành tích nghiên cứu được hiểu là tổng số
bài báo trong nước) ............................................................................................. 61
Bảng 4.12 - Kết quả phân tích ANOVA (thành tích nghiên cứu được hiểu là tổng số
bài báo trong nước) .............................................................................................. 63
Bảng 4.13 – Kết quả phân tích ANOVA theo lĩnh vực nghiên cứu ...................... 64
Bảng 4.14 – Kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong đội
ngũ giảng viên ..................................................................................................... 71


- xiii -

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mơ hình Lý thuyết hành vi hoạch định TPB .......................................... 18
Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu đề nghị ................................................................. 26
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 30


- xiv -

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBGD
CGCN
ĐHQG – HCM
EFA
GV
LICM
NANGLUC
NCKH
NCUT
NGUONLUC

TLTK

: Cán bộ giảng dạy
: Chuyển giao công nghệ
: Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)
: Giảng viên
: Lợi ích chuyên môn
: Năng lực nghiên cứu viên
: Nghiên cứu khoa học
: Nâng cao uy tín
: Nguồn lực hỗ trợ từ nhà nước
: Tài liệu tham khảo


-1-

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1.

CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Nghiên cứu khoa học đối với các trường đại học
Trong những năm gần đây, nhà nước chú ý đến việc nâng nền giáo dục đại học
nước ta lên tầm khu vực hay thế giới và chủ trương xây dựng một số trường đại học
“đẳng cấp quốc tế”. Cụ thể trong dự thảo lần thứ 12 của Chiến lược Phát triển Giáo
dục giai đoạn 2009 – 2020 nêu rằng phấn đấu để có ít nhất 5 trường đại học Việt
Nam được xếp hạng trong top 100 trường đại học hàng đầu của Đông Nam Á và 2
trường đại học nằm trong top 200 trường đại học nổi tiếng thế giới (Vietnamnet,

16/12/2008). Để đạt được điều này, ta cần phải xem lại vị thế của các trường đại
học của ta so với thế giới, xem các trường của ta đã đạt được bao nhiêu trong số các
tiêu chí để được công nhận là một trường đại học đẳng cấp quốc tế.
Hiện nay, có 2 cách đánh giá, xếp hạng các trường đại học:
Thứ nhất, ĐH Giao thông Thượng Hải đã xếp hạng 500 trường ĐH “top”
trên thế giới qua các thành tích nghiên cứu khoa học (NCKH) tầm quốc tế
như giải Nobel và Fields, số nhà khoa học được trích dẫn thường xuyên nhất,
số bài báo quốc tế và số lần được trích dẫn dựa trên cơ sở dữ liệu của Viện
Thông tin Khoa học ISI (Philadelphia).
Một cách xếp hạng thứ hai là theo Times Higher Education ở Anh dựa trên
kết quả thăm dị hàng nghìn học giả thuộc nhiều nước cùng với ba tiêu chí
khác là tỷ số giảng viên/sinh viên, mức độ tồn cầu hố căn cứ trên phần
trăm số giảng viên và sinh viên nước ngồi và số lần trích dẫn các bài báo
quốc tế.
Tuy hai cách xếp hạng khác nhau nhưng nhìn chung, trường ĐH đẳng cấp quốc tế
trước hết phải có nghiên cứu khoa học ở trình độ quốc tế. Các cơng trình khoa học


-2-

phải cơng bố ra được ở các tạp chí quốc tế có uy tín, được nhiều người trích dẫn,
đây là tiêu chí rất quan trọng. Bởi vì nghiên cứu khoa học ở trình độ cao quyết định
chất lượng đào tạo, có thành tích nghiên cứu khoa học thì nhà trường mới có đủ uy
tín để động viên nhiều nguồn lực tài chính trong xã hội, giảng viên mới đào tạo
được nhiều sinh viên giỏi, sinh viên ra trường mới thành đạt, số tiền mà họ mang về
cho nhà trường hàng năm ngày càng nhiều...
Như vậy, một trong những yếu tố hàng đầu tạo nên chất lượng và uy tín của một
trường đại học là số lượng và chất lượng hàng ngũ giảng viên. Một học viện được
xếp vào hàng các trường đại học mạnh về nghiên cứu khoa học thường được cho
rằng có chất lượng chương trình, ban giảng huấn và sinh viên cao (Hu & Gill,

2000). Còn một trường đại học, nếu chỉ có hoạt động dạy và học, còn các giảng viên
chỉ biết giảng dạy theo kiểu “thầy đọc, trị ghi”, và chỉ biết có vậy thơi, thì trường
đại học đó, như người ta gọi đùa, chỉ là trường “phổ thông cấp bốn”.
1.1.2. Nghiên cứu khoa học (NCKH) tại Đại học Quốc Gia- Thành phố Hồ Chí
Minh (ĐHQG-HCM):
ĐHQG-HCM là một trong hai ĐHQG của cả nước được thành lập từ yêu cầu đổi
mới hệ thống giáo dục tại Việt Nam nhằm xây dựng mơ hình đại học mới, một
trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh
vực, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây
là một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công
nghệ (CGCN) hàng đầu của Việt Nam. Sau thời kỳ ổn định và xây dựng nền tảng
ban đầu, từ năm học 2007-2008, ĐHQG-HCM bước vào giai đoạn phát triển chất
lượng; khẳng định vị trí và mơ hình ĐHQG.
Với mục tiêu phát triển theo định hướng đại học nghiên cứu, gắn với nhu cầu kinh
tế - xã hội, ĐHQG đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm như: xây dựng
các nhóm nghiên cứu mạnh và hình thành các tổ chức NCKH mới, gắn kết NCKH
với đào tạo, đẩy mạnh hoạt động NCKH trong cán bộ trẻ và sinh viên, đẩy mạnh
hợp tác trong nước, hội nhập và hợp tác quốc tế trong khoa học và công nghệ... Hệ


-3-

thống 50 phịng thí nghiệm được đầu tư trang thiết bị hiện đại góp phần thúc đẩy
hoạt động khoa học và công nghệ tại ĐHQG không ngừng phát triển về quy mô và
chất lượng. Số lượng đề tài NCKH tăng nhanh trong 2 năm gần đây, chẳng hạn như
năm 2007 có 29 đề tài NCKH cấp nhà nước, sang năm 2008 có 33 đề tài. Năm 2008
có 452 đề tài các cấp (Nhà nước, ĐHQG, cơ sở, TPHCM và các địa phương), tăng
2,3 lần so với năm 2005. Ngoài ra, chất lượng NCKH không ngừng nâng cao theo
hướng tiếp cận chuẩn mực quốc tế: năm 2006 có 120 bài báo chuẩn quốc tế ISI,
SCI, năm 2007 có 143 bài (tăng 19.2%) và đến tháng 9/2008 đã có 117 bài. (Theo

Báo cáo thường niên 2008 của ĐHQG-HCM)
Số lượng bài báo khoa học được đăng từ năm 2006 đến 9/2008 được thống kê trong
bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1 – Số lượng các bài báo khoa học được công bố từ 2006-2008 (số liệu
vẫn cịn đang được cập nhật)
Năm
2006

Năm
2007

Năm 2008
(đến tháng 9)

Tổng

Cơng bố ISI

74

87

80

241

Tạp chí quốc tế khác

37


42

30

109

Tạp chí trong nước

234

240

137

611

345

369

247

961

0.67

0.72

0.64


1.87

Bài báo

Tổng
Trung bình/ người/ năm

Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 của ĐHQG-HCM.
Qua thống kê trên, số lượng các bài báo khoa học công bố ngày càng tăng. Tuy
nhiên, để hoàn thành sứ mạng là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu
hàng đầu trong hệ thống giáo dục Việt Nam, trở thành một trong số Đại học hàng
đầu trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á và có trường Đại học thành viên là một
trong những trường Đại học có thứ hạng cao trên thế giới vào năm 2020 thì cơng tác
nghiên cứu khoa học cần phải đẩy mạnh hơn nữa.


-4-

1.1.3. Giảng viên và công tác nghiên cứu khoa học
Không như ở bậc trung học, trọng trách của một giảng viên đại học rất lớn. Họ
không chỉ là giảng bài, càng không phải giảng bài theo kiểu cũ là “thầy đọc và trị
ghi” mà phải ln tiếp cận với kiến thức mới để cập nhật vào bài giảng và sử dụng
phương pháp giảng dạy mới. Điều đó yêu cầu một giảng viên đại học thực thụ phải
là một chuyên gia về một chuyên ngành nhất định. Điều này chỉ có thể hình thành
qua thực tiễn nghiên cứu và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu. Do đó, giảng
viên đại học bắt buộc phải tham gia công việc nghiên cứu khoa học, vận dụng
những kiến thức mới mẻ vào hoạt động thực tiễn, đồng thời có nhiệm vụ hướng
dẫn, tổ chức sinh viên trong những hoạt động nghiên cứu khoa học, xem đó là một
trong những nhiệm vụ chính của mình.
Theo bộ trưởng Bộ KH&CN Hồng Văn Phong thì hoạt động khoa học công nghệ

là một trong những lĩnh vực quan trọng của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt trong giai
đoạn quan trọng, có tính bước ngoặc của dân tộc. Những năm qua, đội ngũ tham gia
nghiên cứu khoa học khá đông đảo, chất lượng khá đảm bảo. Tuy nhiên, so với nhịp
độ phát triển nhanh như hiện nay, lực lượng làm công tác khoa học tuy đông nhưng
vẫn chưa đủ. Đội ngũ làm công tác khoa học chưa được thống kê và chăm lo, thúc
đẩy phát triển như mong muốn. Muốn đưa được khoa học công nghệ vào cuộc sống,
tác động vào nên kinh tế, đây phải là lực lượng quan trọng, là chủ thể và trung tâm
của công tác nghiên cứu khoa học.
Hiện nay, nhà nước với chủ trương cải cách giáo dục đại học đã đưa các chính sách
khuyến khích giảng viên thực hiện nghiên cứu khoa học phục vụ cho đời sống và
công tác giảng dạy. Hệ thống phịng thí nghiệm hiện đại cùng với ngân sách dành
cho nghiên cứu tăng theo từng năm của ĐHQG-HCM cũng là một khuyến khích lớn
cho các cán bộ giảng dạy thực hiện NCKH . Tuy nhiên, việc thực hiện nghiên cứu
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có bản thân người thực hiện nghiên
cứu. Có thể nói bản thân người nghiên cứu là yếu tố quan trọng nhất để có thể có


-5-

một cơng trình nghiên cứu khoa học tốt. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân thúc đẩy
các cá nhân này trong việc nghiên cứu khoa học là rất cần thiết.
1.1.4. Câu hỏi nghiên cứu - Các nhân tố góp phần thúc đẩy hoạt động NCKH:
Theo phân tích ở trên, tuy có số lượng đề tài NCKH tăng hàng năm, nhưng để phát
triển thành một trường ĐH uy tín trong khu vực, đồng thời đáp ứng được nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước hiện nay, ĐHQG-HCM cần phải tăng cường việc thực hiện nghiên
cứu khoa học, chuyển giao cơng nghệ hơn nữa. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc
khuyến khích các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tham gia thực hiện nhiều cơng trình
NCKH có giá trị.
Ngồi việc đầu tư hệ thống phịng thí nghiệm hiện đại, tăng kinh phí cho NCKH, để

có thể khuyến khích cán bộ giảng dạy tích cực tham gia vào hoạt động NCKH cần
phải nhận biết các nhân tố tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện nghiên cứu. Các
nhân tố này có thể là nhân tố bên ngoài như thu nhập, thăng tiến, học hàm .., cũng
có thể là các yếu tố tác động từ bên trong mỗi cá nhân như sự u thích nghiên cứu,
sự tị mị muốn tìm hiểu tri thức mới, nhu cầu được sự tôn trọng, ngưỡng mộ từ sinh
viên, đồng nghiệp.. Cho đến nay, trên thế giới đã có một số nghiên cứu về vấn đề
này. Ví dụ, Behymer (1974), Finkelstein (1984) đã khẳng định tác động của các yếu
tố bên ngoài và bên trong đến năng suất nghiên cứu trong các khoa giảng dạy,
Bulter và Cantrell (1991) đã chứng minh tác động của 6 yếu tố bên ngoài đến việc
thực hiện NCKH, hay Chen, Gupta và Hoshower (2006) cũng đã cơng bố nghiên
cứu của mình về những yếu tố thúc đẩy đến từ môi trường bên ngoài và từ bên trong
cá nhân trong việc thực hiện nghiên cứu khoa học ở các cán bộ giảng dạy của khoa
kinh doanh.
Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn chưa thấy có nghiên cứu tương tự. Vì vậy, việc thực
hiện nghiên cứu “Các nhân tố thúc đẩy việc thực hiện nghiên cứu khoa học của các
cán bộ giảng dạy” nhằm tìm ra cơ sở khoa học để giải đáp cho vấn đề nâng cao
năng suất nghiên cứu khoa học ở các cán bộ giảng dạy tại ĐHQG-HCM thông qua


-6-

việc tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy một cá nhân thực hiện NCKH. Việc này cũng có
nghĩa là nghiên cứu sẽ giúp trả lời các câu hỏi sau:
Đối với các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học tại ĐHQGHCM thì các nhân tố nào thúc đẩy họ thực hiện các nghiên cứu khoa học?
Có hay không sự khác biệt giữa các ngành khoa học cơ bản, ngành khoa học
– công nghệ với ngành kinh tế - xã hội?
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định các nhân tố thúc đẩy cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học

Quốc Gia TP.HCM thực hiện các nghiên cứu khoa học.
So sánh đánh giá của giảng viên giữa nhóm ngành các ngành khoa học cơ
bản, ngành kỹ thuật – công nghệ với ngành kinh tế - xã hội nhân văn về các
yếu tố thúc đẩy nghiên cứu khoa học.
So sánh đánh giá của giảng viên giữa các nhóm có thành tích nghiên cứu
khác nhau về các yếu tố thúc đẩy nghiên cứu khoa học.
Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao thành tích nghiên cứu.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Theo địa lý: Các trường đại học thành viên của Đại Học Quốc Gia TPHCM.
Đối tượng khảo sát: các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu có học vị tiến sĩ trở lên
Theo lĩnh vực hoạt động: khoa học cơ bản, kỹ thuật - công nghệ và kinh tế xã hội và nhân văn.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học:
Xây dựng thang đo các yếu tố thúc đẩy việc thực hiện nghiên cứu khoa học của cán
bộ giảng dạy tại Đại Học Quốc Gia TPHCM.


-7-

Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu là một tài liệu tham khảo cho các nhà quản lí giáo dục trong
việc đưa ra các giải pháp, xây dựng lại quy chế nhằm khuyến khích việc thực hiện
nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên.
Tuy nghiên cứu chỉ thực hiện trên phạm vi các trường thành viên của Đại Học Quốc
Gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng kết quả nghiên cứu là một tham khảo có giá trị
cho các trường, viện nghiên cứu khác.
1.5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu. Chương này giới thiệu tổng quan về luận văn, cơ sở hình

thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày về các lý thuyết hành vi và các
nghiên cứu trước có liên quan dùng làm nền tảng cho luận văn, từ đó đưa ra mơ
hình nghiên cứu.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Chương này đưa ra kế hoạch chọn mẫu, lấy dữ liệu,
xây dựng bảng câu hỏi và phân tích dữ liệu.
Chương 4: Phân tích dữ liệu. Chương 4 trình bày kết quả phân tích dữ liệu và đề
xuất các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu trong cán bộ giảng dạy.
Chương 5: Kết luận. Trong chương này, các kết quả đạt được sau khi thực hiện
nghiên cứu được tóm tắt lại, đồng thời các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu
tiếp theo cũng được trình bày.


-8-

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương hai gồm có 4 phần. Phần đầu trình bày khái niệm về nghiêu cứu, phân loại,
tính chất của nghiên cứu và ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu đối với xã hội và cá
nhân giảng viên. Phần thứ hai nói về khái niệm năng suất nghiên cứu, cách thức đo
lường về năng suất nghiên cứu trên thế giới. Phần thứ ba đề cập đến lý thuyết nền
tảng cho vấn đề nghiên cứu. Cuối cùng, mơ hình được đề xuất dựa trên lý thuyết
nền.
2.1. KHÁI NIỆM
2.1.1. Định nghĩa và phân loại nghiên cứu khoa học
2.1.1.1.Định nghĩa
Để hiểu rõ hơn về khái niệm nghiên cứu, cần phân biệt nghiên cứu (research) với
học (study), Giải quyết vấn đề (Problem solving) và sự sáng tạo tri thức (knowledge
creation).
Theo Wikipedia, nghiên cứu được định nghĩa là hoạt động của con người vận dụng

trí tuệ của mình để tìm tịi, khám phá vấn đề. Mục đích chính của việc nghiên cứu là
khám phá, diễn dịch và phát triển các phương pháp, hệ thống tạo nên sự tiến bộ
trong hệ thống tri thức nhân loại về các lĩnh vực khoa học trong thế giới và vũ trụ.
Còn học (study), lại là quá trình cá nhân hay tập thể chuyển tải các tri thức có sẵn
của nhân loại thành tri thức của mình.
Sự sáng tạo tri thức được định nghĩa như là một q trình biện chứng trong đó các
cặp khái niệm tương phản được tạo ra bởi các tương tác động học giữa các cá thể,
tổ chức và môi trường (Nonaka & Toyama, 2002). Tri thức được tạo theo đường
xoắn ốc gần như phương pháp phản đề trong tốn học, ví dụ như trật tự và hỗn loạn,
vi mô và vĩ mô, tổng thể và riêng phần, ý thức và vật chất, diễn dịch và quy nạp.. Sự
sáng tạo tri thức là một q trình tạo ra sự vượt trội thơng qua việc các thực thể (cá


-9-

nhân, nhóm hay tổ chức .vv.) nâng cấp cái cũ thành một cái mới bằng cách thu nhận
tri thức mới. Trong quá trình này, các giả định mới và quan hệ giữa các yếu tố được
đặt ra tạo ra các khả năng cũng như các ràng buộc là các kết quả tạo ra bởi vòng lặp
của sự sáng tạo tri thức (Nonaka & Toyama, 2002)
Ngoài ra, gần giống với nghiên cứu, giải quyết vấn đề (problem solving) cũng dựa
trên các phương pháp thử và sai, quy nạp, diễn dịch để tìm ra giải pháp cho một vấn
đề nào đó. Tuy nhiên, các giải pháp này được dựa trên nền các thơng tin và kiến
thức khoa học có sẵn để đưa ra giải pháp cụ thể cho một vấn đề cụ thể trong thực
tiễn. Hay nói cách khác, giải quyết vấn đề là khi chúng ta đã có đủ mọi thơng tin, và
việc chúng ta phải làm là tìm ra mối liên hệ giữa các thơng tin đã có. Nghiên cứu
khác với giải quyết vấn đề ở điểm: nghiên cứu là tìm ra những thơng tin mà người
khác chưa tìm thấy.
Tóm lại, nghiên cứu khoa học là quá trình áp dụng các ý tưởng, phương pháp và
chuẩn mực khoa học để tạo ra kiến thức mới nhằm mơ tả, giải thích hoặc dự đoán
các sự việc hay hiện tượng (Cooper & Schindler, 2006).

2.1.1.2.Phân loại nghiên cứu
Có nhiều cách phân loại nghiên cứu dựa theo các tiêu chí khác nhau. Trong phạm vi
đề tài luận văn này, nghiên cứu được phân chia thành 2 loại dựa trên mức độ tổng
quát của kết quả:
Nghiên cứu cơ bản (basic research, pure research, fundamental research):
đây là các nghiên cứu nhằm tìm ra những tri thức khoa học làm nền tảng cho
các nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu ứng dụng khác (theo định nghĩa của
wikipedia). Một nghiên cứu cơ bản đạt tiêu chuẩn là một nghiên cứu tìm ra
được tri thức mới và có ý nghĩa, đóng góp được vào kho tàng tri thức chung
của nhân loại. Chính vì vậy, u cầu cơ bản nhất của nghiên cứu cơ bản là
việc công bố quốc tế, nghĩa là kết quả nghiên cứu phải được kiểm định và
cơng bố trên các tạp chí khoa học trong nước hoặc quốc tế và hội nghị quốc
tế có uy tín (Hồ Tú Bảo, 2008) .


- 10 -

Nghiên cứu ứng dụng (applied research): đây là các nghiên cứu nhằm tìm ra
các tri thức khoa học để giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tế. Do vậy, các
kết quả của nghiên cứu thông thường chỉ phù hợp với các đặc tính tự nhiên,
địa lí, xã hội của các vùng khác nhau và khơng hồn tồn mới trong kho tàng
trí thức của nhân loại. Vì thế, tính cấp thiết hay cần thiết của nghiên cứu
được nhấn mạnh hơn cả.
Ngoài ra, cần phân biệt sự khác nhau giữa nghiên cứu ứng dụng và ứng dụng. Ứng
dụng (Application) khơng phải là việc tìm ra tri thức mới mà là việc dùng các tri
thức đã biết để làm những việc cụ thể.
Việc thực hiện các nghiên cứu ứng dụng nhằm tìm ra giải pháp cho một vấn đề nào
đó của Bộ, ngành, hay đất nước là do các nhóm nghiên cứu thực hiện. Cịn việc làm
các ứng dụng là việc làm của các doanh nghiệp.
2.1.2. Tính chất của cơng việc nghiên cứu

Là q trình áp dụng các ý tưởng, phương pháp và chuẩn mực để tạo ra kiến thức
mới nhằm mơ tả, giải thích hoặc dự đốn các sự việc hay hiện tượng, cơng việc
nghiên

cứu



các

đặc

điểm

sau

(Dolhenty,

2003,

tại

http://

www.radicalacademy.com/ essayscience3.htm):
Tính khách quan. Các ý kiến và nhận định chủ quan của cá nhân khơng được
ảnh hưởng đến q trình và kết quả nghiên cứu.
Sự chính xác: các thuật ngữ phải được định nghĩa chính xác, các khái niệm
được giải thích rõ ràng và sử dụng nhất quán, kết luận đưa ra phải chính xác.
Các kết quả phải được kiểm định và tự điều chỉnh.

Thu thập dữ liệu bằng quan sát và thực nghiệm. Phương pháp quy nạp
thường được sử dụng.
Hướng đến mục tiêu xây dựng lý thuyết. Lý thuyết là một hệ thống thống
nhất về khái niệm, nguyên tắc, nguyên lý và các quan sát được sắp xếp theo
một cách đơn giản nhất để giải thích mối tương quan giữa các biến.


- 11 -

2.1.3. Sản phẩm của hoạt động nghiên cứu
Sản phẩm chính của hoạt động nghiên cứu là kiến thức mới. Các kiến thức đó sẽ
được sử dụng theo 2 cách:
Làm lý thuyết nền tảng cho các nghiên cứu sau.
Ứng dụng các kiến thức đó vào hoạt động sản xuất, xã hội góp phần thúc đẩy
sự phát triển của đất nước.
Cụ thể, các sản phẩm của hoạt động nghiên cứu được thể hiện thông qua:
Các báo cáo nghiên cứu, bài báo cơng bố trên tạp chí khoa học có uy tín, báo
cáo tại hội nghị chuyên ngành, các bài báo cáo này thực hiện việc truyền bá
kiến thức mới tạo ra từ hoạt động nghiên cứu đến cho toàn xã hội nói chung
và giới khoa học- kỹ thuật nói riêng, từ đó, các biện pháp cải tiến, ứng dụng
được triển khai để phục vụ cho sản xuất, xã hội.
Các bằng sáng chế (patent) và bản quyền trong và ngoài nước.
Sách (ấn phẩm khoa học).
2.1.4. Hoạt động nghiên cứu đối với tổ chức (trường đại học hay viện nghiên
cứu)
Hoạt động của một trường đại học hay viện nghiên cứu bao gồm: giảng dạy, nghiên
cứu và thực hiện các tư vấn có hàm lượng tri thức cao. Trong đó, đối với trường đại
học thì hoạt động nghiên cứu hàn lâm được xem như là một hoạt động chính (Long
và ctg, 1998), và nhiệm vụ đối với viện nghiên cứu là tìm ra tri thức mới hay ứng
dụng tri thức tạo ra từ nghiên cứu để áp dụng cải tiến công nghệ tạo hiệu quả trong

đời sống và sản xuất.
Tuy nhiên, nếu một trường đại học mạnh về nghiên cứu thì sẽ được đánh giá là có
chất lượng giảng dạy và năng lực của ban giảng huấn cao hơn (Hu & Gill, 2000).
Do đó, một trường đại học, hay viện nghiên cứu nếu có thành tích nghiên cứu khoa
học cao thì mới có đủ uy tín để huy động nhiều nguồn lực tài chính trong xã hội


×