Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật của nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào thực trạng và phương hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.87 MB, 64 trang )


B ộ• GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO



B ộ T ư PHÁP•

TRƯỜNG Đ Ạ• I HỌC
LUẬT
HÀ NỘI




SI VI XAY PA SAN PHONE.

C ơ CHẾ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC THEO PHÁP LUẬT CỦA NƯỚC
CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
HOÀN THIỆN
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 50

LUẬN
VĂN THẠC
s ĩ LUẬT
HỌC






NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TS. PHAN CHÍ HIẾU
THƯ V lh N
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LỦẬT HÀ NỘI
PHÒNG ĐỌC

J^

HÀ NỘI - NĂM 2009


Mục lục

Phan mở đầu................................................................................................................. 3
Chirơng 1: Những vấn đề lý luận chung về cơ chế quản lý Doanh nghiệp Nhà
nưtýc.................................................................................................................................8

1.1 Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường của CHDCND L ào ...... 8
1.2 Cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước............................................................... 16
1.3 Các yểu tố cấu thành cơ bản của cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước.......20
Chương 2: Thực trạng vận hành cơ chế quản lý nhà nưóc đối với doanh
nghiệp nhà nưóc ......................................................................................................... 25

2.1

Thực trạng pháp luật vể cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước....................25

2.2


Các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà
nước..................................................................................................................32

2-3

Thực trạng áp dụng một số quy định về quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp nhà nước.............................................................................................. 40

2-4

Các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động cho DNNN........................... 43

Chương 3 Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp
nhì nước.........................................................................................................................47

3.1.

Sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước............... 47

3.2. Phương hướng đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước......................48
3.3. Một số kiến nghị nhằm đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước........49
Kết luận..........................................................................................................................57
Danh muc tài liêu tham khảo.................................................................................... 59





CHỮ VIẾT TẤT


CHDCND Lào: Cộng hòa dân chủ nhân dân lào
CP: Chính phủ
CTNN: Cơng ty nhà nước
CTTNHH: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn
CTCP: Công ty cổ phần
DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước
ĐNDCM Lào: Đảng nhân dân cách mạng Lào
HĐGĐ: Hội đồng giám đốc
KTTT: Kinh tế thị trường
NSNN: Ngân sách nhà nước
QL: quản lý
TTCP: Thủ tướng chính phủ
VPCP: Văn phịng chính phủ


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Từ năm 1986 ở nước Lào chính thức thực hiện cơng cuộc đổi mới đất nước,
trong đó vấn đề trọng tâm là kinh tế. Nội dung cốt lõi của đổi mới kinh tế là việc
chuyển nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa.
Tình hình đó tạo ra những biến đổi sâu sắc về mọi mặt, tác động khách quan
đến đời sống kinh tế-xã hội. Doanh nghiệp nhà nước vốn được coi là bộ phận kinh
tế chủ đạo nhưng một số doanh nghiệp đang mất dần thế đứng trên thị trường, làm
ăn thua lỗ, cơng nhân khơng có việc làm...trước hiện trạng đó, Nhà nước chủ
trương sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp Nhà nước kết hợp với các biện pháp giải
thể, sáp nhập, cổ phần hố...thể điểm hình thành một cơng ty, xoá bỏ chế độ chủ
quản một số ngành. Những biện pháp đó nhằm nâng cao hiệu qủa kinh tế-xã hội

trong mỗi loại doanh nghiệp và trong cả hệ thống.
Hiện nay doanh nghiệp Nhà nước của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đang
chịu sự chi phối của hai cấp: trung ương và địa phương, mỗi cấp lại có phương thức
quản lý và điều tiết khác nhau, vừa chồng chéo, vừa cạnh tranh triệt tiêu lẫn nhau,
sự quản lý chồng chéo của nhiều cấp như trên không bao quát hết hoạt động của
các doanh nghiệp, vẫn còn bao quát hết mọi hoạt động của doanh nghiệp, vẫn còn
những “kẽ hở” cho các hiện tượng tiêu cực nảy sinh.
Trong trước chuyển đổi cơ chế quản lý, khi ta lên án chế độ bao cấp ràng buộc cản
trở thì hiện nay quyền hạn được giao quá rộng, song hệ thống pháp luật kinh tế của
CHDCND Lào cịn chưa hồn chỉnh và thực hiện chưa nghiêm...cho nên vẫn còn
nhiêu doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả, mất nhân tố cấu thành của bộ
phận kinh tế chủ đạo. Đi tìm giải pháp cho hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, thực
chất là củng cố thế đứng cho bộ phận kinh tế Nhà nước là nhiệm vụ mang tính cấp
bách.


Chính sách đổi mới quản lý Nhà nước trong thời gian qua đã từng bước thúc
đẩy doanh nghiệp Nhà nước chủ động hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên quản lý
doanh nghiệp Nhà nước đang đặt ra nhiều vấn đề địi hỏi phải được nghiên cứu và
giải quyết. Từ đó lấy làm cơ sở cho việc sửa đổi bổ sung và hoàn thiện những quy
định pháp luật hiện hành về tổ chức và quản lý doanh nghiệp Nhà nước.
Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước theo
pháp luật của nước CHDCND Lào - thực trạng và phương hướng hồn thiện” là
mang tính cấp thiết, khơng những về mặt lý luận mà cịn là đòi hỏi của thực tiễn
nhằm nâng cao hiệu qủa của công việc quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà
nước, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước được
thực hiện đúng pháp luật, hoạt động mạnh mẽ, có hiệu quả kinh tế cao và đúng
nghĩa thực sự của nó là : doanh nghiệp Nhà nước là bộ phận kinh tế chủ đạo.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án











Quản lý doanh nghiệp Nhà nước là vấn đề được nghiên cứu dưới nhiều góc
độ khác nhau. Bản luận văn này đề cập đến vấn đề về quản lý doanh nghiệp Nhà
nước: làm rõ vấn đề về quản lý doanh nghiệp Nhà nước, vai trò quả quản lý nhà
nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước; hoạt động thưc tiễn của các cơ quan
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước trong thòi gian qua như thể nào,
các quy định của pháp luật vế vấn đề này ra sao, bên cạnh đó tìm ra những vấn đề
tiêu cực làm cho hoạt động quản lý nhà nước kém hiệu quả dẫn đến các doanh
nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ... và từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục để làm
cho cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động tích cực,
mặt khác cũng làm các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh có hiệu quả
cao.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở nước CHDCND Lào trong những năm gần đây có một số cơng trình
nghiên cứu về vấn đề quản lý doanh nghiệp Nhà nước như Tạp chí Ngân hàng thế


giới (The world bank) báo cáo về tình hình kinh tế ở Lào( Lao PDR economic
Monitor) trong đó, đã đề cập đến vấn đề cải cách cơ cấu tổ chức như chính sách và
quản lý ngân sách Nhà nước, cải cách bộ phận doanh nghiệp nhà nước, cải cách về
mặt tài chính, cải cách về mặt thương mại, quản lý Nhà nước đổi với các loại hình

doanh nghiệp, cải cách cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp Nhà nước...Nhưng đó
chỉ là bài viết mang tính cách chung, chưa làm rõ trạng thái của pháp luật về quản
lý doanh nghiệp Nhà nước.
Từ đó có thể nói rằng cho tới thời điểm này, ở Lào vẫn chưa có cơng trình
khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống, tồn diện nhằm hoàn thiện pháp
luật về cơ chế quản lý doanh nghiệp.
4. Phạm vi nghiên cứu

Cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước là một vấn đề rộng lớn và phức tạp
nó liên quan mật thiết với nhiều lĩnh vực như là lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội
và pháp luật. Pháp luật là phương tiện quan trọng nhất đảm bảo cho hoat động quản
lý nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện và phát huy tích cực
trong cuộc sống. Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu trong khuôn khổ pháp
luật về quản lý doanh nghiệp Nhà nước. Với nội dung, cơ cấu, cơ chế điều chỉnh
của mình pháp luật về quản lý doanh nghiệp Nhà nước có mối quan hệ mật thiết và
có vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước CHDCND Lào. Trong
quản lý doanh nghiệp nhà nước có quản lý trong nội bộ doanh nghiệp Nhà nước;
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước; và quản lý Nhà nước đối với các
loại hình doanh nghiệp khác... Luận án này chỉ nghiên cứu về vấn đề quản lý vốn
(về việc cấp, phát vốn) trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật
của nước CHDCND Lào.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ bản của
Đảng và Nhà nước CHDCND Lào trong sư nghiệp đổi mới nhằm xây dựng và phát


triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Mà thực chất là dân chủ hoá trong đời sống kinh tế - xã
hội để phát huy mọi tiềm năng phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại

hố đất nước. Luận án vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận của triết học
Mác - Lênin, của lý luận nhà nước và pháp luật, đăc biệt là lý luận về pháp luật
kinh tế trong điều kiện cơ chế kinh tế mới. Trong đó, luận án đặc biệt chú ý đến
việc vận dụng phương pháp biện chứng và phương pháp lịch sử để phân tích, so
sánh, đối chiếu, tổng họp trong quá trình giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
6. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án

Luận án có những điểm mới sau:
Luận án là cơng trình đầu tiên của Lào nghiên cứu một cách có hệ thống lý
luận về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Luận án phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý Nhà nước đối
với doanh nghiệp Nhà nước ở nước CHDCND Lào hiện nay.
Luận án đề suất những định hướng và giải pháp hoàn chỉnh nhũng chế định
pháp luật quan trọng có lien quan trực tiếp đến cơng việc quản lý của nhà nước đối
với doanh nghiệp nhà nước.
v ề mặt thực tiễn, trên cơ sở đánh giá thưc trạng hoạt động của các cơ quan
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước ở nước CHDCND Lào, luận án
đã đưa ra những kiến nghị cụ thể góp phần vào hoạt động xây dựng pháp luật về
vấn đề quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước của nước CHDCND Lào
trong thời gian tới nhằm đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
7. Kết cấu của luân án

Ngoài phần mổ đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,
nội dung đề án bao gồm 3 chương:


Chương 1 Những vấn đề lý luận chung về cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước
Chương 2 Thực trạng vận hành cơ chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà
nước

Chương 3
nước

Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà


C hư on g1
NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
C ơ CHÉ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1.1. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NÈN KINH TÉ THỊ TRƯỜNG
CỦA NƯỚC CHDCND LÀO
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

Nhà nước có thể tham gia quan hệ kinh tế dưới hai tư cách: Là người quản lý
kinh tế và là người đầu tư. Với tư cách là người quản lý kinh tế, Nhà nước hoạch
định các chính sách kinh tế vĩ mô, tạo dựng môi trường đầu tư, điều tiết nền kinh tế
để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định và lâu dài của nền kinh tế. Đe thực hiện chức
năng này, Nhà nước sử dụng nhiều công cụ khác nhau: hành chính, kinh tế, luật
pháp. Với tư cách là nhà đầu tư, Nhà nước có thể trực tiếp đầu tư và tiến hành các
hoạt động kinh doanh. Dể thực hiện được việc này, Nhà nước có thể bỏ vốn thành
lập hoặc tham gia vào các doanh nghiệp với mục tiêu thu lợi nhuận hoặc để thực
hiện các chính sách kinh tế - xã hội.
Để thực hiện tốt các chức năng của mình, bất kỳ quốc gia nào cũng duy trì
một số lượng nào đó các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tuy nhiên, quan niệm
về DNNN ở các nước khác nhau là khác nhau. Một số nước quan niệm DNNN là
doanh nghiệp mà toàn bộ vốn thuộc sở hữu hoàn toàn của Nhà nước. Nhiều nước
lại quan niệm DNNN là những doanh nghiệp trong đó Nhà nước có thể chỉ sở hữu
phần vốn khống chế nào đó mà thơi.
Tuy quan niệm về DNNN ở các quốc gia là khác nhau nhưng nhìn chung

DNNN ở nước ngồi thường có các dấu hiệu cơ bản như sau:
(1) Nhà nước sở hữu toàn bộ hoặc một phần vốn của doanh nghiệp;
(2) Nhà nước có khả năng chi phối tới các hoạt động của doanh nghiệp;


(3)

Các DNNN thường chỉ kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề

phục vụ trực tiếp cho an ninh quốc phòng hoặc cung cấp dịch vụ công cộng quan
trọng như: điện lực, đường sắt, sản xuất vũ khí, cung cấp các tiện ích cơng cộng
quan trọng khác. Doanh nghiệp nhà nước thường chỉ được duy trì trong những lĩnh
vực mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác không muốn kinh doanh hoặc
khơng có khả năng kinh doanh.
Ở nước Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào, DNNN hình thành từ khá sớm và
giữ vai trò quan trọng trong các giai đoạn lịch sử của đất nước. Theo quan niêm của
luật doanh nghiệp hiện nay, Lào có bốn loại hình doanh nghiệp đó là doanh nghiệp
tư nhân, DNNN, doanh ngiệp hỗn họp (doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước), và
doanh nghiệp tập thể. Trong đó DNNN và doanh nghiệp hỗn hợp chỉ có thể thành
lập và hoạt động kinh doanh dưới dạng cơng ty. Cơng ty có hai loại hình cơng ty
như công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH) kể cả CTTNHH một thành viên và
công ty cổ phần. DNNN gọi là công ty nhà nước (CTNN)và doanh nghiệp hỗn hợp
gọi là cơng ty hỗn họp (cơng ty có vốn đầu tư của nhà nước).
Vậy, DNNN là gì? Theo nghĩa khái quát nhất, DNNN là tổ chức kinh tế do
Nhà nước trực tiếp thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách là chủ sở hữu, hoạt
động kinh doanh hoặc hoạt động cơng ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã
hội do Nhà nước giao.
DNNN có các đặc điểm pháp lý sau:
(i) Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước trực tiếp
thành lập. Nhà nước thành lập DNNN bằng một Quyết định - Quyết định thành lập

DNNN, trong khi đối với các doanh nghiệp khác như công ty TNHH, công ty CP,
hợp tác xã... thì Nhà nước khơng trực tiếp thành lập mà chỉ tiến hành đăng ký kinh
doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
(ii) Tài sản trong DNNN là một bộ phận tài sản của Nhà nước. Hay nói một
cách khác, tồn bộ tài sản trong doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu 100% của


Nhà nước. Nhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều lệ để thành lập DNNN và bảo lưu
quyền sở hữu đối với các tài sản góp vốn đó. Tồn bộ tài sản mà DNNN tạo ra từ
hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình cũng được coi là tài sản thuộc sở hữu của
Nhà nước. DNNN là loại doanh nghiệp khơng có tư cách chủ sở hữu đối với tài sản
mà chỉ có quyền quản lý, sử dụng tài sản mà thôi.
(iii) Doanh nghiệp nhà nước là đối tượng quản lý trực tiếp của Nhà nước.
Với tư cách là chủ sở hữu duy nhất đối với DNNN, Nhà nước trực tiếp quản lý,
điều hành mọi hoạt động của DNNN: Nhà nước giao các nhiệm vụ kinh doanh
hoặc cơng ích cụ thể cho DNNN; Nhà nước quyết định bộ máy quản lý nội bộ, bổ
nhiệm các chức danh quản lý quan trọng của DNNN, quyết định các vấn đề liên
quan đến tổ chức lại, giải thể DNNN.
(iv) Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân. Với tư cách là các pháp
nhân, doanh nghiệp nhà nước có thể độc lập tham gia các quan hệ pháp luật, có thể
là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong các vụ án
phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp.
(v) Doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh. Tuy
khơng có tư cách chủ sở hữu đối với tài sản, nhưng DNNN vẫn được sử dụng các
tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của mình và trong hoạt động kinh doanh, nếu
DNNN tạo ra các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản thì cũng chỉ phải chịu trách nhiệm
trong phạm vi giá trị tài sản cịn lại của mình khi bị phá sản. Nhà nước không phải
bỏ thêm tài sản để trả nợ thay cho DNNN. Bản thân các DNNN cũng không phải
chịu trách nhiệm trả nợ thay các khoản nợ của các tổ chức kinh tế khác của Nhà
nước.

(vi) Phụ thuộc vào mục đích thành lập DNNN mà DNNN có hai loại: DNNN
hoạt động kinh doanh và DNNN hoạt động cơng ích. Doanh nghiệp nhà nước hoạt
động kinh doanh là DNNN hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận. DNNN
hoạt động kinh doanh được Nhà nước cấp vốn đầu tư ban đầu, hoạt động theo


nguyên tắc hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi, đảm bảo kinh doanh có lãi.
DNNN hoạt động kinh doanh hoạt động trong mơi trường hợp tác và cạnh tranh
bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp được giao quyền tự chủ sản
xuất kinh doanh, quyền tự chủ tài chính. Nghĩa vụ hàng đầu của doanh nghiệp là
bảo tồn và phát triển vốn do nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động
cơng ích là DNNN hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ cơng cộng theo các chính
sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Khác
với DNNN hoạt động kinh doanh, DNNN hoạt động cơng ích được thành lập chủ
yếu khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Nhiệm vụ của DNNN loại này là phục vụ nhu cầu
phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế cũng như đời sổng cộng đồng. DNNN hoạt
động cơng ích chịu sự chi phối trực tiếp của Nhà nước, được Nhà nước giao kế
hoạch hoặc đặt hàng theo giá, khung giá hoặc phí do Nhà nước quy định. DNNN
hoạt động cơng ích được Nhà nước un tiên đầu tư vốn ban đầu tương ứng với
nhiệm vụ cơng ích được giao. Nếu các khoản thu từ hoạt động cơng ích khơng đủ
trang trải chi phí sản xuất thì doanh nghiệp được Nhà nước cấp thêm vốn.
1.1.2. Vai trị của DNNN đối vói sự phát triển kinh tế thị trưòng của
CHDCND Lào

Nền kinh tế quốc dân của CHDCND Lào là kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, được chuyển đổi tà hình thức kinh tế tự cung tự cấp. Trong nền kinh tể thị
trường, mọi thành phần kinh tế đều được khuyến khích để phát huy tiềm năng, mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước, hội nhập với kinh tế trong khu vực và thế giới, góp phần tạo
sự ổn định và phát triển liên tục, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân

dân.
Pháp luật của nước CHDCND Lào khẳng định rõ: Mọi thành phần kinh tế
đều bình đẳng trước pháp luật và hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, vừa


cạnh tranh và vừa hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh dưới sự điều chỉnh của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

mà Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đã lựa chọn trong thời kỳ đối mới. Nó vừa
mang tính chất chung của kinh tế thị trường, vừa có những đặc thù, được quyết
định bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đây là sự vận dụng sáng
tạo những kinh nghiệm trong nước và thể giới về phát triển kinh tế thị trường, là sự
kết tinh trí tuệ của tồn Đảng trong q trình lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước.
Đảng nhân dân cách mạng Lào đã xác định một cách nhất quán kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế nhiều thành phần1, trong đó kinh tế nhà
nước đóng vai trị chủ đạo. Vì vậy, việc xác định một cách rõ ràng và nhất quán vị
trí, vai trị của kinh tế nhà nước trong q trình hoạch định đường lối, chính sách
phát triển kinh tế đất nước là rất cần thiết.
Cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định, trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa không thể thiếu khu vực kinh tế nhà nước vững mạnh, đủ
khả năng đóng vai trị chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Hạt nhân của thành phần kinh tế nhà nước chính là các DNNN (DNNN).
Đây là những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động cơng ích và đang
giữ các vị trí then chốt của nền kinh tế quốc dân. Nếu khơng có các DNNN đủ
mạnh thì khó có thể tiến hành thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta sẽ thất bại, nếu để kinh tế nhà
nước nói chung, DNNN nói riêng, rơi vào tình trạng yếu kém kéo dài.
DNNN là bộ phận cấu thành quan trọng của thành phần kinh tế nhà nước. Sự
hình thành và phát triển các DNNN gắn liền với những điều kiện kinh tế xã hội
định hướng phát triển của đất nước trong từng thời kỳ. Điều đó quy định vị trí, vai

trị của DNNN trong nền kinh tế.
]

J

Đ iêu 13 cùa Hiên pháp nám 2003


Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung , với chủ trương “cải tạo xã hội chủ
nghĩa”, Nhà nước dành mọi ưu tiên ưu đãi để phát triển kinh tế quốc doanh. Do đó,
DNNN trở thành lực lượng kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Hệ thống
DNNN đã trở thành một cơ cấu có quy mơ rộng lớn, có mặt ở tại tất cả các ngành
và lĩnh vực của nền kinh tế. Các DNNN nắm toàn bộ các nghành then chốt, giữ vị
trí chủ đạo của nền kinh tế như các ngành: công nghiệp, thương nghiệp, giao thông
vận tải, xây dựng... Đến trước năm 2007, trong cả nước có 207 DNNN, vốn đầu tư
là 18.167,8 tỷ kíp2 (1 USD = 8600 Kíp).
Với sức mạnh vật chất, cũng như những ưu tiên, ưu đãi mà Nhà nước dành
cho DNNN trong bổi cảnh các thành phần kinh tế khác chậm phát triển, các nguồn
thu từ DNNN đã trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Các DNNN
chiếm tỷ trọng lớn cho việc tạo ra tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, giải
quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội quan trọng của đất nước. Tuy nhiên trong cơ chế
quản lý tập trung quan liêu bao cấp, bị chi phối bởi quan điểm lý luận không hiện
thực về chú nghĩa xã hội, các DNNN được duy trì sự tồn tại và tăng trưởng bằng
bất cứ giá nào nên hiệu quả kinh tế của DNNN không phải là tiêu chuẩn hàng đầu
để đánh giá vai trò của DNNN. Sự đầu tư phát triển các DNNN kém hiệu quả,
không phù hợp với khả năng của nền kinh tế đã dẫn đến hậu quả là DNNN trở
thành gánh nặng đối với ngân sách nhà nước. Đây cũng là một trong những ngun
nhân chính dẫn đến tình trạng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung của nước
CHDCND Lào thêm lún sâu vào tình trạng khó khăn.
Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền

kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, vai trò và tác dụng của DNNN khơng những khơng mất đi mà cịn
được củng cố, tăng cường với tính chất và nội dung hồn tồn mới, phù hợp với
những yêu cầu và nhiệm vụ mà kinh tế thị trường đặt ra. Trước yêu cầu giải phóng
2

,

Báo cáo tình hình hoạt đơng kinh doanh cùa D N N N trong khu vực cả nước, uỳ ban cải cách kinh doanh , văn phịng

chính phù, N gày 15/10/2007


mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, nhất là
kinh tế nhà nước, Đại hội lần thứ IV của Đảng nhân dân cách mạng Lào (năm
1986) đã khẳng định: “Cần cải cách và phát huy vai trò chủ đạo của thành phần
kỉnh tế Nhà nước phát triển kinh tế tập thể, từng bước hạn chế mặt tiêu cực của
thành phần kinh tế tư nhân ”3.
Mặc dù thành phần kinh tế nhà nước tiếp tục được khẳng định là chủ đạo
nhưng vai trò của DNNN trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phải được
hiểu với sắc thái mới. Để giữ vai trị chủ đạo khơng có nghĩa là phải thành lập
nhiều DNNN trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đầu
tư nhiều vốn cho DNNN. Vai trò chủ đạo của DNNN phải được hiểu từ khía cạnh
quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường. DNNN phải là tấm gương về
năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh, có đủ sức mạnh để chi phối thị trường.
DNNN phải là một công cụ được Nhà nước sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Đây là u cầu có tính quy luật chung của sự phát triển kinh tế xã hội, vì bản thân
nền kinh tế thị trường tự do luôn hàm chứa những khiếm khuyết nội tại, ảnh hưởng,
tác động xấu đến sự phát triển lành mạnh của các quá trình kinh tế.
DNNNđược củng cố và phát triển tronh những ngành và lĩnh vực then chốt,

tạo cơ sở hạ tầng và tiền đề cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Với
hiệu quả của DNNN, Nhà nước có điều kiện tạo ra nguồn tích lũy và dự chữ đủ
mạnh để có thể can thiệp vào thị trường, thực hiện việc điều chỉnh các cân đối cơ
bản của nền kinh tế xã hội đặc biệt duy trì cơng bằng xã hội giữa các vùng và tầng
lớp dân cư. DNNN thực hiện đầu tư có định hướng để khắc phục xu hướng phát
triển tự do của nền kinh tể thị trường, duy trì mơi trường cạnh tranh lành mạnh,
chống xu hướng độc quyền của tập đoàn tư nhân đi đầu tư trong đổi mới công nghệ
thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo xu hương năng suất- chất lượng hiệu quả.

Tài liệu cùa hội nghị lần th ứ IV cùa Đ ảng nhân dân cách m ạng L ao, năm 1986, T ran g 254


Quản lý nền kinh tế thị trường của nước CHDCND Lào được thực hiện trên
cơ sỏ định hướng XHCN. Cho nên vai trò điều tiết chi phối của DNNNđối với các
thành phần kinh tế khác trở nên quan trọng. Một mặt DNNNhoạt động bình đẳng
với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong môi trường thống nhất,
mặt kkhác DNNNthực hiện liên kết, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển tuỳ
thuộc vào từng nghành từng lĩnh vực. Doanh nghhiệp Nhà nước phải đảm nhiệm
những hoạt động mà các thành phần kinh tế khác khơng có điều kiện, không đủ sức
hoặc không muốn làm như một số nghành năng lương, dầu khí, khai thác khống
sản q, luyện kim vì các nghành này ít lãi nhưng cần cho xã hội...
Điều đó tạo điều kiện và tiền đề cho các thành phần kinh tế cùng phát triển
có hiệu quả theo định hướng của Nhà nước.
DNNN cịn có vai trị quan trọng trong hoàn cảnh nước CHDCND Lào
chuyển sang nền kinh tế thị trường từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Các
DNNN sẽ là nguồn chủ yếu thúc đẩy sự phát triển ban đầu của các ngành công
nghiệp, thực hiện chuyyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước. Cùng với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, sự phát triển của
các DNNNcịn bảo đảm vững, ổn định tình hình kinh tế, đất nước. Vĩ chế độ kinh tế
của nước CHDCND Lào xác lập trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức sở hữu .

Các DNNN được chú trọng đầu tư và phát triển. Sự tăng trưởng củakhu vưc DNNN
tạo điều kiện cho sở hữu Nhà nước không ngừng mở rộng, nâng cao nguồn tích luỹ
và tăig trưởng kinh tế xã hội. Qua đó củng cố chế độ kinh tế chính trị của đất nước.
Trong nền kinh tế kinh tế như ở nước CHDCND Lào thì DNNN vẫn là một
cơng cụ điều tiết trực tiếp đáng kể đối với nền kinh tế. Mơ hình kinh tế mới mà
Đảng và Nhà nước Lào hướng tới, DNNNđược xác định như là một lực lượng kinh
tế qi;an trọng của Nhà nước trên những địa bàn cần thiết giúp Nhà nước quản lý và
điều tiết nền kinh tế. Thực tế ở nhiều nước trên thế giới cho thấy các doanh nghiệp
4

,
Đ iề i 16 Hiên pháp 2003


Nhà nướcvẫn có mặt hợp lý và hữu hiệu trên thương trường cả trong và ngoài
nước, cả với tư cách là một loại hình tổ chức kinh doanh, cả với tư cách là một
công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Vai trò chủ đạo của DNNNxuất phát từ yêu cầu khách quan phát triển kinh tế
thị trường ở nước CHDCND Lào và được ghi nhận thành chủ trương chính sách
pháp luật của Nhà nước, là yếu tố quan trọng chi phối sự điều chỉnh pháp lý đối với
tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. Đảm bảo thực hiện vai trị đó,
địi hỏi trước hết phải đổi mới căn bản khu vực DNNNvà hoàn thiện hệ thống pháp
luật về quản lý doanh nghiệp Nhà nước. Việc đổi mới phải đặt ra trong tổng thể nền
kinh tế quốc dân và xuất phát từ thực trạng DNNNhiện nay.
1.2.

C ơ CHẾ QUẢN LÝ DNNN

1.2.1. Khái niệm và đặc trưng pháp lý của cơ chế quản lý DNNN


Từ "cơ chế" là chuyển ngữ của từ mécanisme của phương Tây. Từ điển Le
Petit Larousse (1999) giảng nghĩa "mécanisme" là "cách thức hoạt động của một
tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau". Cịn Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngơn ngữ
học 1996) giảng nghĩa cơ chế là "cách thức, theo đó một quá trình được thực hiện".
Từ "cơ chế" được dùng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý từ khoảng cuối những
năm 1970, khi Đảng và nhà nước Lào bắt đầu chú ý nghiên cứu về quản lý và cải
tiến quản lý kinh tế, với nghĩa như là những qui định về quản lý. Nhưng khi ấy,
người ta còn hiểu về “cơ chế” theo nghĩa đơn giản nhất của nó là “bộ máy” chứ
không bao gồm các yếu tố khác như con người, quan hệ giữa con người với bộ
máy. Cách hiểu đơn giản này dẫn tới cách hiểu tách rời cơ chế với con người.
Quản lý là sự tác động của cơ quan quản lý vào đối tượng quản lý, là người
lao động tổ chức lên và kết hợp với hoạt động của họ trong tiến trình sản xuất xã
hội nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Quản lý là sự tác động có mục đích của các
chủ thể quản lý đối với các đối tượng quản lý; nó xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, lúc
nào nếu ở nơi đó và lúc đó có hoạt động chung của con người; mục đích và nhiệm


vụ của quản lý là điều khiển chỉ đạo hoạt động chung của con người, phổi hợp các
hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hoạt đông chung thống nhất của
cả tập thể và hướng hoạt động chung đó theo những phương hướng thống nhất,
nhằm đạt được mục tiêu đã định trước; quản lý được thực hiện bằng tổ chức và
quyền uy. có tổ chức thì mới phân định rõ rang chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung. Có quyền uy thì mới bảo
đảm sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức. Quyền uy là phương tiện quan trọng
để chủ thể quản lý điều khiển, chỉ đạo cũng như bắt buộc các đối tượng quản lý
thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của mình.
Quản lý nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp,
hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối đối nội và đối ngoại. Nói cách
khác, quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước,
chủ yếu bằng pháp luật, tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng

đối nội và đối ngoại.
Trong lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và DNNN nói
riêng thì quản lý được thể hiện dưới hai hình thức: Quản lý nhà nước đối với
DNNN và quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nội bộ
DNNN đó. Quản lý nhà nước đối với DNNN là cách thức hoạt động của một tập
hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau, tác động vào hoạt động quản lý doanh nghiệp
Nhà nước, giúp cho các cơ quan này thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ quản lý
doanh nghiêp Nhà nước của mình mà Đảng và nhà nước đã giao cho, đảm bảo cho
các DNNN tiến hành hoạt động kinh doanh minh bạch và có hiệu quả kinh tế cao.
Còn quản lý nội bộ DNNN là tổng hợp của những cách thức, biện pháp, phương
tiện được sử dụng để tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh của
DNNN.
Khác với quản lý nội bộ DNNN, quản lý Nhà nước đối với DNNN phản ánh
rõ nét tính mệnh lệnh, tức là quy định cách xử sự mà buộc các chủ thể phải tuân

THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÙẬĨ hà n ộ i
_PHÒNG ĐOC
^

J gXj


theo. Nếu không thi hành, họ chịu trách nhiệm trước nhà nước. Hơn nữu một số
biện pháp trách nhiệm được quy định trực tiếp trong cơ chế quản lý DNNN. Tính
mệnh lệnh đó được thể hiện qua các văn bản pháp luật về quản lý DNNN với các
loại quy phạm như: Các quy định bắt buộc trực tiếp phải hành động hoặc không
hành động theo một cách thức nhất định trong một điều kiện nhất định; các quy
định cho phép; các quy định lựa chọn và các quy định trao quyền.
1.2.2. Vai trị của cơ chế quản lý Nhà nưóc đối vói DNNN


Các Mác đã coi “ Quản lý nhà nước là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ
bản chất xã hội của quá trình lao động” 5. Nhấn mạnh nôi dung trên ông viết: “ Tất
cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mơ
tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đển một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt
động cá nhân và thực hiện những chức năng chung...Một người độc tấu vĩ cầm tự
mình điều khiển lấy mình, cịn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng’,6.
DNNN được giao cho những nhóm người cụ thể quản lý. Do đó, NN phải
QL để ngăn chặn mọi hành vỉ xâm phạm cơng sản của nhóm người QL đó và NN
phải can thiệp để họ QL DNNN làm đúng chức năng nhiệm vụ của DNNN.
Trong điều kiện nền KTTT ở nước CHDCND Lào còn ở giai đoạn thấp, hệ
thống pháp luật thiếu hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, những ưu thế của KTTT chưa thể
hiện đầy đủ rõ nét, những khuyết tật của nó lại có phần nổi trội. NN cần phải tăng
cường QL vĩ mô đối với nền KT thì mới có thể phát huy được ưu thế, hạn chế
những khuyết tật của KTTT.
1.2.3. Các yếu tố tác động tới cơ chế quản lý DNNN

Cơ chế quản lý doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng khơng bất biến
mà thường xuyên thay đổi để phù hợp với đối tượng quản lý, mục đích hoạt động
quản lý muốn đạt được. Mỗi một chế độ xã hội, mỗi một thời kỳ phát triển của xã
5

6

G iáo trình luật hành chính Việt nam , trường ĐH luật H à nôi, năm 2001, tr 9
N h ư trên, cùng trang


hội đó có một cơ chế quản lý đặc thù. Cơ chế quản lý doanh nghiệp nói chung và
DNNN nói riêng của nước CHDCND Lào chịu sự tác động trực tiếp của các yếu tố

sau:
1.2.3.1. Cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước:

Cơ chế quản lý kinh tế vĩ mơ và cơ chế quản lý DNNN là có vài trị quan
trọng trong nền kinh tế thị trường, nó ln có mối liên hệ mật thiết với nhau, có sự
tác động qua lại lẫn nhau, giữa chúng có sự tương tác hỗ trợ nhau. Quyết định của
cơ quan quản lý vĩ mơ thương có ảnh hưởng tới kinh tế nhà nước, các thành phần
kinh tế khác và cả các DNNN. Ví dụ: Việc quyết định của chính phủ về tăng vốn
đầu tư của nhà nước đẻ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế ... Một mặt nó sẽ làm cho
cơng trình xây dựng nổi bật lên, có nhiều cơng ăn việc làm, thu nhập cao lên và có
số người đi gửi tiền hoặc vay tiền trong ngân hàng tăng lên, số lượng người mua
tăng lên, khơng khí kinh tế sơi nổi. Nhưng mặt khác nó sẽ làm cho thị trương có
nhiều tiền, và nếu khâu sản xuất hàng hóa cung ứng không cân đối với số lượng
tiền tăng lên thì giá của hàng hóa sẽ tăng lên và nếu có nhập khẩu hàng hóa từ
nước ngồi q nhiều để đáp ứng nhu cầu xã hội do sản xuất kinh doanh trong
nước không đáp ưng được nhu cầu của xã hội.
Đó chỉ là một số trường hợp có tính quy luật phản ánh sự quan trọng của
quản lý kinh tế nhà nước, các DNNN và các thành phần kinh tế khác. Chúng ta có
thể thấy rằng sự tác đọng này là quy luật và có cơ chế riêng mà những người quản
lý nắm rõ và hiểu biết sâu sắc về mặt lý thuyết và cả mặt thực tiễn.
1.2.3.2. Chế độ sở hữu tài sản của Nhà nước:


Chế độ sở hữu là một vấn đề quan trọng trong các yếu tố tác động tới cơ chế
quản lý DNNNvà điều đó khơng thể chối cãi được vì lịch sử thực tế của nước
CHDCND Lào đã chỉ rõ điều này. Trong giai đoạn sau giải phóng nhân dân các bộ
tọc Lào từ năm 1975 đến năm 1986 vì trình độ hiểu biết chưa cao rộng, vì ngọn lửa
của cách mạng đang bùng cháy rất mạnh mẽ do vậy ĐNDCM và CP Lào chỉ xác



nhận một chế độ sở hữu mà thơi, đó là shở hữu chung. Trong suất gai đoạn này các
cơ quan quản lý nhà nước là thiếu thốn, các cán bộ nhà nước rơi vào tình trạng
nghèo đói...Khi các cán bộ quản lý nhà nước sống trong hoàn cảnh như vậy thì
phần lớn trong số lượng của họ sẽ khơng tập trung vào công việc của họ và đi làm
việc khác để đáp ứng nhu cầu cần thiết trong cuộc sống gia đình và sẽ làm ảnh
hưởng đến cơng tác quản lý DNNN. Do vậy, để làm cho cơ chế quản lý doanh
nghiệp thì phải có chế độ shở hữu phù hợp với quy luật phát triển của kinh tế xã hội
phải đa dạng hóa hình thức sở hữu DNNN.
1.2.3.3. Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường

Trong lĩnh vực kinh tế, Nghị quyết của Đại hội Đảng nhân dân cách mạng
Lào đã xác định phương hướng và nhiệm vụ cơ bản chung là phát triển lực lượng
sản xuất đi đôi với việc cải cách quan hệ sản xuất cho họp lý để thúc đẩy sán xuất
hàng hố, khai thác và khyuến khích các nghành nghề có ưu thế gắn liền với sụ
thúc đẩy khyuến khích sản suất kinh doanh của nhân dân một cách tích cực; khai
thác và phát huy năng lực, thế lực của mọi thành phần kinh tế tham gia vào công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước; phấn đấu tạo lập cơ cấu kinh tế nông nghiệplâm nghiệp gắn liền với cộng nghiệp và dịch vụ, tạo lập cơ cấu kinh tế khu vực để
phát huy được mọi thế lực của từng địa phương cũng như trong lĩnh vục cả nước.
Đồng thời phải có chính sách khai thác nguồn vốn và sắp đặt việc đầu tư cho hợp
lý, chú trong vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nghiên cứu khoa học kỹ thuật và có
cơ chế linh hoạt trong việc sự mở rộng cơng việc hợp tác với nước ngồi.
1.3.

Các yếu tố cấu thành cơ bản của cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước

Cơ chế quản lý doanh nghiệp nói chung, DNNN nói riêng có nhiều yếu tố
hợp thành như: các thiết chế quản lý (Chính phủ, Bộ, ngành, chính quyền các địa
phương); con người; thể chế (chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các
quy định pháp luật, các văn bản quản lý cá biệt); trách nhiệm pháp lý... Giữa các
yếu tố của cơ chế quản lý DNNN ln có sự liên hệ mật thiết với nhau, tác động



qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau và thống nhất với nhau. Mỗi yếu tố của cơ chế
quản lý DNNN có vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ nhất định trong quá trình
quản lý DNNN.
Phần viết dưới đây đề cập một số yếu tố cấu thành cơ bản nhất của cơ chế
quản lý DNNN như sau:
1.3.1. Các quy định pháp luật về cơ chế quản lý DNNN

Trong xã hội loài người bất cứ xã hội nào, chế độ nào đều cần đến pháp luật,
vì nó là phương tiện quan trọng bậc nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tổ chức,
quản lý xã hội bảo đảm sự ổn định và phát triển của xã hội, phù hợp với những mục
đích và xã hội đã đặt ra. Hiến pháp nước CHDCND Lào năm 2003 đã khẳng định:
“Nhà nước quản lý xã hội bằng hiến pháp và pháp luật 7
Quản lý xã hội bằng pháp luật là dùng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ
xã hội nhằm thiết lập một trật tự, trong đó các quan hệ xã hội phát triển theo những
hướng xác định nhằm đạt được mục đích đề ra.
Cả lý thuyết và thực tiễn cho biết rằng nếu các quy định của pháp luật phù
hợp với tiến trình phát triển của xã hội, đáp ứng lợi ích của nhân dân thì pháp luật
bảo vệ, củng cố và tạo điều kiện cho chúng phát triển. Nngược lại nếu quy định của
pháp luật không đáp ưng được lợi ích của nhân dân, khơng phư hợp với quy luật
phát triển của xã hội thì pháp luật ngăn cạn, kìm hãm sụ phát triển của chúng và
từng bước loại trừ chúng ra khỏi đời sổng xã hội.
Như vậy, pháp luật về cơ chế auản lý doanh nghiêp nhà nước là đóng vị trí,
vài trị rất quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh
nghiệp, trong đó có DNNN, là cơ sở đảm bảo cho các cơ quan quản lý nhà nước
thực hiện tổt chức năng quản lý của mình, góp phần làm cho DNNN hoạt động
kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao.

Đ iêu 10 Hiên pháp của nước C H D C D N Lào năm 2003



Pháp luật về quản lý DNNN tác động lên các quan hệ quản lý bằng cách quy
định cho các bên tham gia các quan hệ đó một số quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất
định, đồng thời pháp luật cũng xác định cả những điều kiện để bảo đảm cho các
quyền và nghĩa vụ pháp lý đó được thực hiện. Vì vậy, khi tham gia vào các quan hệ
do pháp luật điều chỉnh, các chủ thể buộc phải tự điều khiển các hành vi của mình
sao cho phù họp với các yêu cầu của pháp luật.
Do vậy, Các quyền và nghĩa vụ đặt ra trong các văn bản pháp luật là phải có
nội dung đảm bảo cho cả các cơ quan chức năng nhà nước và cả DNNN được được
tiến hành hoạt động có hiệu quả cao nhất.
1.3.2. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà
nước

Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với DNNN là một trong
những cấu thành cơ bản của cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước, trong việc
quản lý nhà nước và xã hội nói chung, quản lý DNNN nói riêng là cần phải xác
định chủ thể của quản lý nhất định để thực hiện chức năng quản lý theo nhiệm vụ
và quyền hạn đã quy định, đảm bảo cho DNNN tiến hành hoạt động kinh doanh
minh bạch và có hiệu quả.
Giữa pháp luật về quản lý và cơ quan thực hiện chức năng quản lý DNNN có
sự tác động qua lại lẫn nhau, nếu quy định của pháp luât phù họp với nguên tắc
quản lý, phù họp với quy luật phát triển của kinh tế xã hội của đát nước và những
thành viên trong cơ cấu tổ chức có trình độ, ý thức pháp luật cao thì hoạt động quản
lý DNNN sẽ tiến triển tốt.
Ở nước CHDCND Lào, các cơ quan quản lý doanh nghiệp nói chung là
chính phủ, Bộ thương mại, Bộ tài chính. Chính phủ quản lý tập trung vê việc thành
lập và hoạt động của doanh nghiệp bằng cách giao cho ngành thương mại làm trọng
tâm liên hệ hợp tác với các nghành có liên quan, trừ trường hợp đăng ký kinh
doanh và quản lý hoạt động theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư



trong nước và nước ngoài. Cơ cấu tổ chức của nghành thương mại bao gồm: Bộ
thương mại, sở thương mại của các tỉnh, thủ đô và các đơn vị thương mại trong
huyện. Đổi với DNNN là đang chịu sự quản lý do nhiều cơ quan khác nhau như
chính phủ, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ thương mại, các cơ quan chủ
quản và chính quyền địa phương. Chính phủ, các bộ là các cơ quan quản lý DNNN
tầm cỡ lớn ở cấp trung ương, cịn chính quyền địa phương là thực hiện chức năng
quản lý DNNN tầm cỡ nhỏ và ở trong lãnh thổ của mình.
Các cơ quan quản lý DNNN nêu trên có chức năng nhiệm vụ quản lý khác
nhau, có sự liên hệ hợp tác với nhau trong công việc thực hiện chức năng quản lý
của mình đối với các DNNN.
1.3.3. Các nội dung quản lý nhà nước đối với DNNN

Quản lý nhà nước đối với DNNN gồm các nội dung sau:
(i) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DNNN
và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
(ii) Xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển công ty nhà nước theo định
hướng, mục tiêu chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát phát triển kinh tế xã hội,
phát triển ngành lãnh thổ;
(iii) Tổ chức kinh doanh đối với DNNN; xây dựng và lưu giữ các thông tin
cơ bản về DNNN; theo dõi và giám sát hoạt động kinh doanh của DNNN sau đăng
ký; bảo đảm cho DNNN hoạt động theo đúng các điều kiện quy định tại quyết định
thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
(iii)

Xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ,

nâng cao phẩm chất đạo đức kinh doanh cho người quản lý DNNN; phẩm chất
chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước đối với DNNN; đào tạo

và xây dựng đổi ngũ công nhân lành nghề;


×