Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với thực tiễn tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.72 MB, 82 trang )

; .r./f M»v

<1,»i

■i'iWHW-M**i,m;toMìiHM\WU*ịiWMi.>Vtí*ũK'il


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




B ộ T ư PH Á P



TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI








NGUYỄN THỊ MINH TRANG

BẢO ĐẢM QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG QUÁ TRÌNH c ổ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ Nưởc
VỚI THỰC TIỄN TẠI HÀ NỘI





m

C huyên ngành

: L uật K inh tế

M ã số

: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. L ưu BÌNH NHƯỠNG

THƯ V I Ệ N
T RƯpNG ĐAI H Ọ C LŨÂT HÀ NỘ I

HÀ NỘI NĂM 2009

&


B ộ G IÁ O D Ụ C VÀ ĐÀ O TẠ O

B ộ T ư PH Á P

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI









NGUYỄN THỊ MINH TRANG

BẢO DẢM QUYỂN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG Q TRÌNH c ổ PHẦN HĨA DOANH NGHIỆP NHÀ Nước
VỚI THƯC TIỄN TAI HÀ NÔI

LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC

H À NỘ I 2009

S - ..... ..... ...—


MỤC LỤC

LỜI NÓI Đ Ầ U .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐÈ VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ s ụ TÁC ĐỘNG CỦA CỔ PHÀN HÓA
ĐỐI VỚI NGƯỊ1 LAO ĐỘNG................................................................................. 7
1.1 Khái niệm về cổ phần hóa........................................................................................7
1.2. Tính tất yếu khách quan của cổ phần hố doanh nghiệp nhà nước................. 11
1.3. Mục tiêu và các hình thức cổ phần hoá............................................................... 13

1.4. Những tác động, ảnh hưởng của cổ phần hoá đến người lao động khi
cổ phần hoá DNNN và sự cần thiết phải đảm bảo quyền lợi cho ngưịi lao
động khi cổ phần hố DNNN....................................................................................... 16
CHƯƠNG II: T H ựC TRẠNG ĐẢM BẢO QUYÈN LỢI CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG TRONG Q TRÌNH CỔ PHẦN HĨA CÁC DOANH

NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ N Ộ I................25






2.1. Chính sách, mục tiêu và q trình triển khai cổ phần hóa các DNNN
trên địa bàn thành phố Hà N ội..................................................................................... 25
2.2. Quy định về đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi cổ phần hóa
DNNN trên địa bàn thành phố Hà N ội........................................................................34
2.3. Đánh giá về việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi cổ phần
hóa DNNN trên địa bàn thành phố Hà N ội.................................................................45
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN T H ựC HIỆN NHẰM
ĐẢM BẢO QƯYÈN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ
TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA

BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ I..................................................................................52
3.1. Những yêu càu về đảm bảo quyền lợi của người lao động khi cổ phần hóa
DNNN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay................................ 52
3.2. Một số giải pháp cần thực hiện nằm đảm bảo quyền lợi quyền lợi cho
người lao động trong q trình cổ phần hóa DNNN................................................. 57
K Ế T L U Ậ N .................................................................................................................. 67


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................69


MỘT SỐ CHỮ VIÉT TẮT

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

CPH

Cổ phần hoá

UBND

Uỷ ban nhân dân


LỜI NĨI ĐẲƯ
I. TÍNH CẤP THIÉT CỦA VIỆC NGHIÊN c ứ u ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung của Việt Nam trước đây, doanh
nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, chi phối các lĩnh vực
then chốt và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế. Vai trị đó cũng được thực hiện
trong nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Trong
quá trình tồn tại và phát triển của mình, doanh nghiệp nhà nước có nhiều đóng
góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng thế và lực của đất nước.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng đã cho thấy các doanh nghiệp nhà nước trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đã bộc lộ một số hạn chế. Nhiều
doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, tiêu cực và gây lãng phí lớn; tính cạnh
tranh thấp; nguồn lực con người chưa được chú trọng, chưa được phát huy một

cách chính đáng; vốn, tài sản của nhà nước khơng có người làm chủ trực tiếp,
có trách nhiệm và lợi ích rõ ràng đối với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực đó; cán bộ cơng nhân viên chức làm việc khơng có động lực thường xuyên
và bền vững để gắn bó thân thiết với sự phát triển của doanh nghiệp; kết quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa tương xứng với các nguồn lực
được nhà nước hỗ trợ, đầu tư ...
Việc tìm ra một mơ hình tổ chức mới nhằm một mặt khắc phục những
nhược điểm cố hữu, mặt khác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, có sức cạnh tranh cao, đồng thời nâng cao đời sống của người
lao động ... là ngày càng cần thiết - nhất là trong bối cảnh thế giới hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay, mà tại đó các cơ hội là bình đẳng cho tất cả các doanh
nghiệp nhưng cũng đẩy các doanh nghiệp vào một cuộc chơi đầy khắc nghiệt,
buộc phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Lựa chọn họp lý và ưu tiên cho
vấn đề đó là hình thức cơng ty cổ phần. Và vì vậy, cổ phần hoá doanh nghiệp
nhà nước (chuyển doanh nghiệp nhà nước thành cơng ty cổ phần) chính là một
trong những giải pháp lớn được tiến hành.
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước, là một giải pháp quan trọng trong sắp xếp, đổi mới, phát triển và


nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời thu hút
thêm vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho người
lao động có cơ hội thực sự tham gia vào làm chủ doanh nghiệp.
Cố phần hố doanh nghiệp nhà nước góp phần quan trọng nâng cao hiệu
quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều
chủ sở hữu, trong đó có đơng đảo người lao động, tạo động lực mạnh mẽ về cơ
chế quản lý năng động trong doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản
của doanh nghiệp và nhà nước; từ đó phát huy vai trò làm chủ thực sự của
người lao động, của các cổ đông, tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với
doanh nghiệp; đảm bảo hài hồ lợi ích của doanh nghiệp, nhà đầu tư và người

lao động, tạo điều kiện để những người góp vốn và cơng nhân viên chức trong
doanh nghiệp có cổ phần, nâng cao vai trò làm chủ, tạo thêm động lực thúc đẩy
doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
Cùng với quá trình xây dựng và phát triển của việc sắp xếp, đổi mới,
phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, việc đảm bảo quyền lợi
cho người lao động đã được Chính phủ ban hành với nhiều văn bản pháp luật
điều chỉnh đã tạo nên quy chế pháp lý vững chắc về vấn đề này, trong đó có
Quyết định 143/HĐBT ngày 10/05/1990 của Hội đồng Bộ trưởng; Chỉ thị
202/CT ngày 06/08/1992 và Chỉ thị 84/TTg ngày 04/03/1993 về việc cổ phần
hoá doanh nghiệp nhà nước; Nghị định số 28/CP ngày 07/05/1996 của Chính
phủ về chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và Nghị
định 25/CP ngày 26/03/1997 sửa đổi một số điều của Nghị định 28/CP; Nghị
định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998 về chuyển doanh nghiệp nhà nước
thành công ty cổ phần; Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 11/04/2002 của Chính
phủ về chính sách đổi với lao động dơi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà
nước; Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 của Chính phủ về chuyển
đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định 187/2004/NĐ-CP
ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển cơng ty nhà nước thành công ty
cổ phần; Thông tư 13/2005/TT-BLĐTBXH ngày 25/02/2005 của Bộ lao động
Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách đối với người


lao động theo Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004; Nghị định
109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp
100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định 110/2007/NĐ-CP ngày
26/06/2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp
xếp lại công ty nhà nước.
Trong thực tiễn những năm vừa qua việc đảm bảo quyền lợi cho người
lao động nói chung và quyền lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp
nhà nước cổ phần hố với các chế độ, chính sách cụ thể đã thúc đẩy vai trò đắc lực

của người lao động trong sản xuất kinh doanh khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước; nhằm phát triển chúng theo đúng mục tiêu, định hướng mà nhà nước đã đề
ra. Tuy nhiên, bên cạnh các quy định của pháp luật về chính sách nhằm đảm bảo
quyền lợi cho người lao động như hiện nay, thực tiễn còn tồn tại nhiều vấn đề bất
cập mà chúng ta cần phải xem xét đánh giá để hồn thiện các chính sách - pháp
luật đó nhằm đảm bảo chế độ đối với người lao động.
Việc nghiên cứu các chế độ chính sách đối với người lao động trong q
trình cổ phần hố doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội là một
cách đánh giá về khía cạnh thực tiễn q trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước trên phạm vi một trong nhữn trung tâm kinh tế lớn của đất nước. Việc
đánh giá thực trạng xây dựng, thực hiện và hoàn thiện pháp luật và các chính
sách pháp luật cho người lao động hiện nay phù họp với yêu cầu phát triển kinh
tế xã hội của đất nước, của thành phố Hà Nội, phản ánh được nỗ lực của nhà
nước trong việc thực hiện mục tiêu chuyển sang nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ người lao động trong bối cảnh nền kinh
tế thị trường là một vấn đề có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng. Xuất phát tị
những u cầu đó, việc nghiên cứu đề tài “Bảo đảm quyền lợi của người lao
động trong q trình cổ phần hố doanh nghiệp nhà nước với thực tiễn tại
Hà N ộ i” là một trong những điều kiện thuận lợi góp phần làm cụ thể hơn các
chính sách cho người lao động, qua đó đề ra các giải pháp, định hướng pháp
triển trong xây dựng và thực thi pháp luật, thực hiện các chính sách phù họp vói
yêu cầu phát triển bền vững nền kinh tế của đất nước trong nhũng giai đoạn tới.


II. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ử u ĐÈ TÀI:
Chủ trương CPH các DNNN đã được triển khai đến nay gần 15 năm, vấn
đề đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong quá trình CPH DNNN đã được
quan tâm và thể chế dưới các quy định của pháp luật. Cho đến nay, pháp luật
CPH doanh nghiệp hiện hành có các quy định cụ thể rằng buộc doanh nghiệp
CPH trong vấn đề sử dụng lao động. Công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở

của DNNN CPH có trách nhiệm kế thừa mọi nghĩa vụ đối với người lao động
từ DNNN chuyển sang; có quyền tuyển chọn, bố trí, sử dụng lao động và phổi
hợp với các cơ quan liên quan giải quyết chế độ cho người lao động theo quy
định của pháp luật. Có một số bài viết đã đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền lợi
cho người lao động trong doanh nghiệp CPH như: “Hỏi đáp về chế độ, chính
sách đối với lao động dơi dư và người lao động trong sắp xếp và cổ phần hoá
DNNN” của Chu Hoàng Anh - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội; “Giải
quyết lao động dôi dư trong q trình cổ phần hóa DNNN” của Phạm Tuấn
Anh - Học viện hành chính quốc gia; “Ba nghịch lý trong cổ phần hóa” của
GS.TS Nguyễn Văn Nam - nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng,
tuy nhiên các bài viết này mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh về đảm bảo
quyền lợi cho người lao động, và chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về
việc bảo đảm quyền lợi lao động trong quá trình CPH DNNN với thực tiễn tại
Hà Nội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Việc nghiên cứu các quy định về bảo đảm quyền lợi cho người lao động
trong quá trình cổ phần hóa DNNN tại thành phố Hà Nội, sau đó đối chiếu với
các quy định của pháp luật hiện hành - vấn đề này cịn hạn chế, chưa thực sự có
cơng trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, tồn diện về việc đảm bảo quyền lợi
của người lao động trong q trình cổ phần hóa DNNN với thực tiễn tại Hà Nội.

III. PHẠM VI NGHIÊN c ứ u ĐÈ TÀI
Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình CPH DNNN với
thực tiễn tại thành phố Hà Nội là một vấn đề khá mới mẻ. Vì vậy, trong khn khổ
của một luận văn thạc sỹ không thể giải quyết được một cách trọn vẹn tất cả các
vấn đề có liên quan đến việc bảo đảm quyền lợi của ngưòi lao động trong các
doanh nghiệp CPH.


Do đó, đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về việc bảo đảm
quyền lợi của người lao động trong quá trình CPH. Bên cạnh việc nghiên cứu

những vân đề lý luận, đề tài cũng chủ yếu chỉ nghiên cứu sâu các quy định của
pháp luật về bảo đảm quyền lợi của người lao động trong q trình CPH
DNNN, trên cơ sở đó đối chiếu với thực tiễn áp dụng tại các DNNN CPH trên
địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó, luận văn sẽ đưa ra những phương hướng, giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền lợi cho người lao động nói
chung, quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp CPH cũng như
việc ban hành và thực thi các chính sách thực hiện tại thành phố Hà Nội.

IV. MỤC ĐÍCH, NHIỆM v ụ NGHIÊN c ứ u CỦA ĐÈ TÀI
Việc nghiên cứu đề tài thực hiện các mục đích và nhiệm vụ sau:
- Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản của việc đảm bảo
quyền lợi của người lao động trong quá trình CPH DNNN. Trên cơ sở đó đối
chiếu với thực trạng giải quyết trên địa bàn thành phố Hà Nội và rút ra những
nhận xét khoa học quan trọng về vấn đề này.
- Bình luận, đánh giá các qui định pháp luật chung và các văn bản pháp
luật về cổ phần hóa, về đảm bảo quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ
phần hóa DNNN. Xem xét thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật trong vấn
đề này trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó đối chiếu với thực trạng
giải quyết trên địa bàn thành phố Hà Nội và rút ra những nhận xét khoa học quan
trọng về vấn đề này.
- Trên cơ sở các nhận xét, đánh giá những vấn đề có liên quan giữa lý
luận khoa học, luật thực định và thực tiễn bảo đảm quyền lợi của người lao
động trong quá trình cổ phần hóa DNNN tại thành phố Hà Nội, luận văn sẽ đề
xuất các giải pháp cụ thể nhằm góp phần đảm bảo hài hồ lợi ích Nhà nước người lao động - người sử dụng lao động.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ĐÈ TÀI
Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, những quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản
Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới và phát triển nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và quan



điếm vê việc xây dựng nhà nước pháp quyên ỏ' Việt Nam nhăm xây dựng một
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sống và làm việc theo pháp luật vào việc
đánh giá, luận giải các vấn đề thuộc đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, hệ thống, diễn giải, quy nạp, điều
tra xã hội .v.v. để thực hiện những nội dung đã đặt ra.
VI. NHỮNG ĐIẺM MỚI CỦA LUẬN VĂN
Thơng qua việc trình bày một cách nhìn khái quát về vai trò cũng như sự
tác động của CPH đối với người lao động, tiến hành phân tích, đánh giá các quy
định, chính sách của pháp luật Việt Nam về đảm bảo quyền lợi cho người lao
động trong quá trình CPH DNNN, luận văn tiến hành luận giải các vấn đề lý
luận và thực tiễn đảm bảo người lao động khi về CPH DNNN trên địa bàn thành
phô Hà Nội nhằm bảo vệ quyên lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động do
sự tác động của các chính sách pháp luật về CPH DNNN nói trên. Luận văn chỉ
ra những điểm còn bất cập, hạn chế trong các quy định về chính sách, chế độ đối
với người lao động và đưa ra một số các giải pháp cần thực hiện để góp phần
hồn thiện chính sách, quy định về CPH nhằm bảo đảm quyền lợi của người lao
động trong quá trình CPH DNNN trên địa bàn thành phố Hà Nội trên cả khía
cạnh thực tiễn và hồn thiện các quy định của pháp luật trên lĩnh vực này để góp
phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
C ơ CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngồi Lời nói đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn được cơ cấu gồm ba chương, như sau:
Chương I: Một số vấn đề về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và sự
tác động của cổ phần hoá đối với người lao động.
Chưong H: Thực trạng đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong q
trình cổ phần hố các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chương III: Một số giải pháp cần thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi
của người lao động trong q trình cổ phần hố doanh nghiệp nhà nước trên địa
bàn thành phố Hà Nội.


CHƯƠNG I
MỘT SÓ VẮN VẺ VÈ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ
S ự TÁC ĐỘNG CỦA CÔ PHẦN HĨA ĐỐI VĨI NGƯỊ1 LAO ĐỘNG

1.1. Khái niệm về cổ phần hóa:
Thuật ngữ cổ phần hóa (CPH) xuất hiện ở Việt Nam cuối những năm
1980 đầu những năm 1990, gắn với cơng cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Do tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn trong những năm 1980
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã phát triển công cuộc đổi mới trên nhiều mặt
đời sống xã hội, nhất là về kinh tế. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
Việt Nam bắt đầu tiến hành đường lối đổi mới và dần dần chuyển sang nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khu vực DNNN là một bộ
phận trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, đã bộc lộ nhiều yếu kém, cụ thể là: cơ
sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, thiếu vốn, cơ chế quản lý còn nhiều lúng túng, hoạt
động kém hiệu quả. Vì vậy khơng đáp ứng được u cầu phát triển nhanh, tăng
cường tính xã hội hố của lực lượng sản xuất. Khơng những thế cịn là vật cản
sự phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành
phần. Một thời gian dài thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung và duy trì chế
độ quan liêu, bao cấp làm cho các DNNN vừa thiếu tính năng động sáng tạo
vừa mang tính độc quyền cao. Q trình đổi mới nền kinh tế quốc dân phải lấy
điểm đột phá tò việc cải cách tồn diện DNNN.
Từ quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thực hiện sắp xếp và
đổi mới DNNN. Hàng loạt giải pháp quan trọng được tiến hành như chuyển một số
DNNN thành công ty cổ phần, giao, bán, khoán, cho thuê DNNN. Giải pháp cổ

phần hố đáp ứng những nhu cầu bức thiết của cơng cuộc cải cách DNNN.
Cổ phần hoá DNNN là việc chuyển một phần sở hữu DNNN sang sở hữu
của cổ đông nhằm mục đích huy động mọi nguồn vốn từ tất cả các thành phần
kinh tế, phát huy tính tự chủ của người lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Thực chất của CPH là quá trình thực hiện xã hội hoá sở hữu
DNNN, chuyển doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu nhà nước thành doanh


nghiệp có nhiều chủ sở hữu với mục tiêu đảm bảo cho sự tồn tại vững chắc và
sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp theo sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Cổ phần hoá DNNN là phương thức xã hội hố sở hữu chuyển hình thái
kinh doanh một chủ sở hữu Nhà nước là duy nhất trong doanh nghiệp thành
công ty cổ phần với nhiều chủ sỏ' hữu.
Để xác định thực chất CPH DNNN, trước hết phải phân biệt hai q
trình: CPH và tư nhân hố. Trong đời sống kinh tế ở nhiều nước đã đề ra q
trình tăng cường vai trị khu vực tư nhân bằng cách giảm thiểu khu vực Nhà
nước thông qua chương trình tư nhân hố. Hiện nay các nước có nền kinh tế
chuyển đổi như Liên Xô cũ, Đông Âu ... đã diễn ra các quá trình:
- Thay đổi một phần .chế độ sở hữu của Xí nghiệp, chuyển một phần sở
hữu Nhà nước sang sở hữu tư nhân.
- Tự do hoá việc tham gia những hoạt động mà trước đây chỉ dành cho
khu vực Nhà nước.
- Uỷ quyền kinh doanh hoặc cho phép tư nhân ký hợp đồng thực hiện
những dịch vụ công cộng hoặc cho khu vực tư nhân th các tài sản cơng cộng.
Như vậy, có thể hiểu “tư nhân hoá là sự biến đổi tương quan nhà nước và
thị trường trong đời sống kinh tế của một nước theo hướng ưu tiên thị trường”.
Quan niệm này cho ta thấy tồn bộ những chính sách, luật lệ, thể chế nhằm
khuyến khích mở rộng và phát triển khu vực kinh tế tư nhân hay các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào các
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dành cho thị trường vai trò điều tiết
đáng kể qua tự do hoá giá cả. Thực chất quan niệm nêu trên mong muốn giảm

bớt vai trò của DNNN, mở rộng khu vực tư nhân, đồng thời làm cho các
DNNN phải chịu sức ép lớn của thị trường. Đây cũng là vấn đề cạnh tranh và
chống độc quyền của các DNNN như hiện nay. Vì độc quyền làm trì trệ doanh
nghiệp không thể phát triển được nếu thiếu sự cạnh tranh. Việc giảm bớt vai trị
của Nhà nước có thể thực hiện bằng nhiều cách, trong đó có biện pháp bán
DNNN dưới hình thức bán cổ phần cho người lao động trong và ngồi doanh
nghiệp hay cịn gọi là CPH DNNN. Sau khi trỏ' thành công ty cổ phần chủ sở
hữu khơng cịn là cá nhân riêng lẻ mà trở thành một tập thể cổ đơng. Chuyển
DNNN từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu Nhà nưó'c thành cơng ty cổ phần có nhiều


chủ sở hữu đó là q trình CPH DNNN. Nghĩa là CPH không chỉ diễn ra tại các
doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh mà nó
diễn ra tại các DNNN. CPH là quá trình thực hiện xã hội hố sở hữu tại doanh
nghiệp.
Như vậy, CPH doanh nghiệp nhà nước chính là q trình chuyển doanh
nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước sang hình thức cơng ty cổ phần thơng qua q
trình chào bán các cố phiếu chứng nhận quyền sở hữu doanh nghiệp cho các cổ
đơng. Hay có thể hiểu là thơng qua q trình CPH doanh nghiệp nhà nước mà
doanh nghiệp trước đây thuộc sở hữu 100% của Nhà nước được chuyển sang
một loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó Nhà nước có thể là
một cổ đơng.
Thực chất CPH nói chung, thực tế ở các nước DNNN chuyển thành công
ty cổ phần thông qua một trong hai cách:
Một là, bán tồn bộ hoặc một phần tài sản hiện có thuộc sở hữu của Nhà
nước tại doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng để thu hút vốn mở
rộng doanh nghiệp.
Hai là, giữ nguyên toàn bộ giá trị vốn có của Nhà nước tại doanh nghiệp
phát hành cổ phiếu để thu hút vốn. Đồng thời với việc chuyển sở hữu Nhà nước
sang sở hữu tập thể cổ đông. Như thế có nghĩa là việc chuyển sở hữu DNNN tị

trực tiếp của chủ sở hữu Nhà nước sang sở hữu của các cổ đông thông qua Hội
đồng quản trị. Với nội dung trên không thể quan niệm CPH DNNN là tư nhân
hố. Cũng khơng nên phiến diện cho rằng CPH DNNN chỉ là quá trình chuyển
tài sản thuộc sở hữu Nhà nước sang sở hữu cổ đơng bởi vì ngồi hình thức này
cịn có cả hình thức DNNN thu hút thêm vốn để trở thành công ty cổ phần.

v ề hình thức, CPH DNNN là quá trình Nhà nước bán một phần hoặc
tồn bộ tài sản của mình tại doanh nghiệp cho các tổ chức kinh tế - xã hội và cá
nhân trong và ngoài nước hoặc bán cho cán bộ công nhân viên tại doanh
nghiệp, thông qua đấu giá cơng khai hay thị trường chứng khốn để hình thành
cơng ty cổ phần. Thực chất CPH DNNN là phương thức thực hiện xã hội hoá
sỏ' hữu để tạo ra một mơ hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường
và đáp ứng được yêu cầu của kinh tế hiện đại. Phương thức này đã và đang diễn
ra ỏ' nhiêu nước trên thế giói. Ngay ở các nước tư bản đã diễn ra cái gọi là tư


nhân hố DNNN, nhưng ngồi các DNNN chuyển thành cơng ty tư nhân vẫn có
các doanh nghiệp chuyển thành cơng ty cổ phần, v ấ n đề mấu chốt để phân biệt
cố phần hóa với tư nhân hố DNNN là sự phân biệt quyền sở hữu, quyền sử
dụng và cơ chế quản lý doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp chuyển thành công
ty cổ phần, hay công ty tư nhân. Trong điều kiện ở nước ta, các DNNN dù sau
khi CPH vẫn hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước nhằm xây dựng một nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những người lao động vừa là
cổ đông, vừa là người chủ thực sự của doanh nghiệp, cùng Hội đồng quản trị
quản lý doanh nghiệp. Do vậy CPH DNNN khơng phải là tư nhân hố, đây là
hai q trình khác nhau cần có sự phân biệt, khơng nên lẫn lộn. CPH nhằm
củng cố và phát triển kinh tế Nhà nước chứ không làm cho khu vực kinh tế này
yếu đi.
Có thể khẳng định rằng, các cơng ty cổ phàn sẽ là động lực quan trọng
thúc đẩy sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán. Ngược lại thị

trường chứng khoán sẽ tạo nên sự thành công cho các công ty cổ phần. Nhưng
chỉ khi ra đời và hoạt động thực sự trên thị trường chứng khốn các cơng ty cổ
phần mới phát huy được đầy đủ là được phát hành cổ phiếu huy đông vốn. Tất
nhiên trong thời gian tới khi kinh tế phát triển, nhu cầu về vốn trở nên bức xúc
hơn, các công ty cổ phần sẽ nhận thấy rằng: khả năng huy động trực tiếp nguồn
vốn trong xã hội chính là món q vơ giá mà thị trường chứng khốn dành cho
họ. Một trong những mục tiêu của công tác CPH DNNN là để tạo ra hàng hoá
cho thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khốn là thước đo sự thành cơng của các công ty cổ
phần. Không chỉ các doanh nghiệp lớn mà nhiều công ty nhỏ cũng khẳng định
rằng: thị trường chứng khốn mở cửa là sự kiện vơ cùng quan trọng đối với các
công ty cổ phần, c ổ phần hoá DNNN và sự ra đời của thị trường chứng khốn
ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng trong những năm gần đây đã và
đang được các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. Thị
trường chứng khoán với loại cổ phiếu đa dạng và bn bán lchối lượng lớn cố
phiếu. Vì vậy, đối với Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng, việc phát
triển thị trường chứng khốn liên quan chặt chẽ đến quá trình CPH.


1.2. Tính tất yếu khách quan của cổ phần hố DNNN
Hầu hết các DNNN được hình thành từ thời kỳ quản lý tập trung, bao cấp
hoặc hình thành một cách tràn lan trong thời kỳ đầu mới chuyển sang cơ chế thị
trường. Do đó nhiều doanh nghiệp khơng đủ điều kiện hoạt động như thiếu vốn,
trang thiêt bị lạc hậu, bộ máy quản lý cồng kềnh thiếu hiệu quả và sự chồng
chéo về sản xuất kinh doanh sản phẩm, ngành nghề. Trong khi đó thị trường
chưa phát triển, sức mua của dân cư cịn thấp nên dẫn đến tình trạng cạnh tranh
không lành mạnh, khiến cho các DNNN hoạt động ngày càng khó khăn hơn.
Việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn nên hiệu
quả sản xuất kinh doanh còn rất thấp. Thực tiễn hoạt động của các DNNN trước
khi CPH cho thấy: vào cuối năm 1990 cả nước có 12.084 DNNN, trong đó

khoảng 30% là những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, 25% số doanh nghiệp
khơng có lãi. Khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tới hơn 80% đầu tư dài hạn và
hơn 90% lực lượng khoa học của cả nước, nhưng chỉ tạo ra khoảng 40% GDP.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, việc sắp xếp lại DNNN đã trở thành vấn
đề cấp thiết. Trong đó, CPH là hình thức chủ yếu và mang lại kết quả cao. Thực
tiễn cho thấy việc chuyển sang công ty cổ phần hiệu quả kinh tế của doanh
nghiệp tăng rõ rệt. Ví dụ: Trên địa bàn thành phố Hà Nội tính đến hết 12/2007
đã có khoảng 197 công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN đang hoạt động.
Số lao động được mua cổ phần ưu đãi giảm giá khi CPH là: 36.772 người, số
lao động được Nhà nước giải quyết chính sách dơi dư khi CPH là: 7.611 người.
Trước khi CPH phần lớn số doanh nghiệp đều ở tình trạng khó khăn về tài
chính, nợ đọng, mặt hàng kém sức cạnh tranh, thị trường thu hẹp, phương
hướng phát triển cầm canh, đời sống người lao động thu nhập thấp, thiếu việc
làm v.v. Sau khi CPH tình hình tài chính trong sáng và lành mạnh, vốn của mỗi
doanh nghiệp đều tăng (quy mơ vốn bình qn của các doanh nghiệp trước
CPH là: 6 tỷ đồng/doanh nghiệp, khi bắt đầu chuyển sang công ty cổ phần là 11
tỷ đồng/doanh nghiệp, tăng 83%), mặt hàng đa dạng, thị trường được mở rộng,
phương hướng phát triển luôn được cởi mở có hiệu quả, đời sống việc làm
được cải thiện đáng kể. Đó là một thực tế khơng ai phủ nhận được đối với sức
sống của mơ hình tổ chức - quản lý doanh nghiệp này. Đồng thời CPH là hình


thức mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội hơn hẳn việc áp dụng những hình thức
khác để chuyển đổi DNNN. Cụ thể:
- Các công ty cổ phần do huy động được vốn khi bán cổ phần nên ít phải
vay vốn ngân hàng.
- Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức doanh nghiệp mang tính xã
hội nên đã đưọ’c triển khai ở nhiều bộ, nhiều ngành và các địa phương.
- Quá trình CPH tạo cho người lao động làm chủ thực sự doanh nghiệp
thông qua quyền biểu quyết bằng số cổ phần góp trong cơng ty. Người lao động

có cổ phần trong cơng ty được quyền giám sát, kiến nghị, chất vấn những vấn
đề mà họ quan tâm. Giám đốc, thành viên hội đồng quản trị có thể bị bãi miễn
nếu các cổ đơng khơng tín nhiệm, do năng lực, đạo đức yếu kém.
- Ngoài tiền lương được hưởng theo thực tế hoạt động của doanh nghiệp,
người lao động còn được cổ tức (thường cổ tức cao hơn lãi suất ngân hàng).
- Người lao động được chủ động trong công việc phát huy quyền dân chủ
thực sự, tính năng động sáng tạo, ý thức tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu được
nâng cao. Mọi suy nghĩ và hành động của mỗi người đều là vì mình và cũng là
vì cơng ty.
- Cơng ăn việc làm và nơi làm việc ổn định không những cho bản thân
người lao động mà cả con cháu họ sau này nếu doanh nghiệp ngày càng phát
triển đi lên. Sự ổn định nơi làm việc ở đây mang tính kế thừa tự nhiên hơn là
phải tìm xin việc bởi vì sự đóng góp bằng tài năng và trí lực của người lao động
gắn liền với sự tồn tại của doanh nghiệp.
Cổ phần hoá DNNN nhằm phân phối lại và chuyển dịch vốn Nhà nước
trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đây là sự dồn vốn, là sự tìm vốn, là sự tập
trung vốn của Nhà nước vào những vị trí cần thiết khi tổng nguồn vốn của Nhà
nước có hạn. Là sự bố trí ảnh hưởng của Nhà nước đối với người lao động
bước đầu làm chủ tài sản của mình, c ổ phần hoá DNNN tạo cơ hội cho nền
kinh tế nước ta tiếp cận với nền văn minh thế giới về kỹ thuật, quản lý do liên
doanh, liên kết, hợp tác sản xuất đem lại. Việc thực hiện CPH đối với DNNN
không chỉ là một giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mà
nó cịn giảm bót gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Việc sắp xếp lại doanh
nghiệp trong đó có CPH DNNN suy cho cùng là do tính xã hội của sản xuất


trong nền kinh tế thị trường quyết định. Nó diễn ra hoàn toàn theo quy luật phát
triến kinh tế khách quan chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một cá
nhân hay tổ chức nào.
Xuất phát từ những nội dung phân tích trên đây, cho phép khẳng định

rằng: CPH DNNN là tất yếu và là phương thức hữu hiệu nhất để đổi mới phát
triển DNNN.
1.3. Mục tiêu và các hình thức cổ phần hố:
1.3.1. Mục tiêu:
Cổ phần hố nhằm mục tiêu sắp xếp lại khu vực kinh tế nhà nước, cơ cấu
lại nền kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý cho phù hợp với đường lối xây dựng
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó:
- Chuyển một phần tài sản sở hữu của Nhà nước thành sở hữu của các cổ
đông, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Huy động vốn ở trong và ngoài nước để đầu tư cho sản xuất kinh
doanh.
- Tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, đổi mới căn bản cơ chế quản lý doanh nghiệp.

v ề vấn đề này, Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 13/07/1995 cuả Bộ
Chính trị và tiếp tục đổi mới để phát huy vai trị của DNNN đã chỉ rõ: Tuỳ tính
chất, loại hình DNNN mà tiến hành bán một số tỷ lệ cổ phần cho cán bộ, công
nhân viên chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp. Điều 1 Nghị định 28/CP ngày
7/5/1996 đã chỉ ra mục tiêu CPH như sau: Huy động vốn trong dân và người
nước ngồi, nâng cao tính hiệu quả của doanh nghiệp bằng việc cho phép người
lao động, người quản lý cổ phần trong doanh nghiệp và tạo ra động lực trong
việc nâng cao năng suất lao động. Đe thành công trong CPH chúng ta phải thực
hiện các mục tiêu sau:
- Thu hồi vốn của Nhà nước để phân bổ nguồn lực này cho hợp lý và
hiệu quả hơn.
- Huy động vốn của cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp, cá
nhân, tổ chức kinh tế trong và ngồi nước để đầu tư đổi mới cơng nghệ phát
triển doanh nghiệp.



- Tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp, tạo
thêm động lực thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả.
Ngày 29/06/1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP về
việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần nhằm các mục tiêu sau:
- Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm các cá nhân, các tổ chức kinh
tế, tố chức xã hội trong và ngồi nước để đầu tư đổi mới cơng nghệ, tạo thêm
việc làm phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu
DNNN.
- Tạo điều kiện đế người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và
những người đã góp vốn được làm chủ thực sự, thay đổi phương thức quản lý,
tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nâng cao thu nhập
của người lao động, góp phần tăng trưởng nền kinh tế của đất nước.
Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 về việc chuyển DNNN
thành cơng ty cổ phần. Trong Nghị định này có nhiều điểm khắc phục những
khiếm khuyết của Nghị định 44/1998/NĐ-CP tạo điều kiện thuận lợi, hợp lý
của tiến trình cải cách DNNN ở Việt Nam. Cụ thể ở các vấn đề như: xử lý tài
chính và xác định giá trị doanh nghiệp trước khi CPH, bán cổ phần và quản lý,
sử dụng tiền thu tò bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp CPH, chính sách đối
với doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp CPH, quyền và nghĩa
vụ của cổ đơng là nhà đầu tư nước ngồi và người sản xuất, cung cấp nguyên
liệu cho các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
Việc ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16//11/2004 của
Chính phủ, cơng tác bán đầu giá cổ phần lần đầu ra ngồi cơng chúng sẽ được
đẩy mạnh hơn, gắn việc CPH với việc tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị
trường chứng khốn, tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp
CPH đối với các doanh nghiệp lựa chọn hình thức giao đất.
Ngày 26/06/2007 Chính phủ ban hành Nghị định 109/2007/NĐ-CP về
việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần ...
Ngồi ra, việc nâng cao hiệu quả kinh tế thơng qua cạnh tranh trên thị

trường sản phẩm dịch vụ, mở rộng năng lực cung cấp hàng hoá cho thị trường
chứng khoán cũng là một trons những mục tiêu quan trọng của q trình CPH
DNNN: Ngày 20/07/2000, thị trưcmg chứng khốn Việt Nam bước vào hoạt


động. Đê thị trường chứng khốn vận hành có hiệu quả, phải thúc đẩy với bước
đi khẩn trương của quá trình CPH DNNN. Nhà nước phải ban hành các quy
định pháp lý làm cơ sỏ' cho các công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả. Kế
hoạch CPH cần quy định rõ không chỉ mục tiêu của chương trĩnh mà cịn đề ra
các chỉ tiêu thực hiện mang tính khả thi. Các công ty cổ phần gắn với phát hành
cổ phiếu trên thị trường chứng khốn thì hoạt động của thị trường chứng khốn
mới sơi động.
Tóm lại: Mục tiêu CPH nhằm huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá
nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngồi nước để đầu tư
đổi mới cơng nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức
cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN; Tạo điều kiện để ngưcri lao động trong
doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự,
thay đổi phương thức quản lý, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh
có hiệu quả, tăng tài sản doanh nghiệp, nâng cao thu nhập người lao động, góp
phần tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, việc tìm hiểu kỹ những quy định về quy
định CPH DNNN và phổ biến đến người lao động của doanh nghiệp được CPH
cũng như tìm hiểu các quy định khác về CPH là điều cần thiết nhằm thúc đẩy
nhanh quá trình CPH.
1.3.2. Các hình thức cổ phần hố:
Cổ phần hóa DNNN chính là q trình chuyển DNNN sang hình thức
cơng ty cổ phần, một trong những đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần là vốn
chủ sở hữu do nhiều cổ đông nắm giữ, đồng chủ sở hữu thông qua việc sở hữu
các cổ phiếu của doanh nghiệp. Do vậy, quá trình CPH DNNN nhất thiết phải
chào bán cổ phiếu chứng nhận quyền sở hữu doanh nghiệp cho các cổ đơng.
Q trình chuyển đổi DNNN sang công ty cổ phần là rất phức tạp. Nó dẫn đến

hàng loạt những thay đổi trong doanh nghiệp như: cơ cấu tổ chức, cơ cấu vốn,
hình thức sở hữu ... Vì vậy, Nhà nước đã đề ra 3 hình thức CPH cơ bản sau:
-

Giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại Doanh nghiệp, phát

hành thêm cổ phiếu nhằm huy động thêm vốn của xã hội để đầu tư vào sản xuất
kinh doanh. Hình thức này áp dụng cho các doanh nghiệp mà Nhà nước cần giữ
một tỷ lệ cổ phần nhất định trong doanh nghiệp và doanh nghiệp đang hoạt
động có hiệu quả, cần vốn để mỏ' rộng sản xuất kinh doanh.


- Bán bót phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp cho người lao
động trong doanh nghiệp và các nhà đầu tư khác để chuyển thành công ty cổ
phần hoặc kết hợp vừa bán bót một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ
phiêu đế tăng vốn điều lệ. Hỉnh thức này áp dụng cho các doanh nghiệp chưa
cần huy động thêm vốn, mà chỉ cơ cấu lại quyền sở hữu về vốn và biện pháp
quản lý doanh nghiệp.
- Bán tồn bộ phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp để chuyển
thành công ty cổ phần hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát
hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, áp dụng cho các doanh nghiệp mà Nhà
nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tuỳ từng hồn cảnh của mỗi doanh
nghiệp mà có thể áp dụng hình thức nào hoặc kết hợp linh hoạt giữa các hình
thức trên. Nhưng vấn đề quan trọng lả làm sao để người lao động chiếm giữ
một tỷ lệ cổ phần nhất định trong doanh nghiệp sau khi tiến thành CPH, tạo
điều kiện để người lao động làm chủ thực sự doanh nghiệp, tạo động cơ để họ
nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh.
1.4. Những tác động, ảnh hưởng của CPH đến người lao động khi cổ phần
hoá DNNN và sự cần thiết phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi

CPH DNNN.
1.4.1.

Những tác động, ảnh hưởng của cổ phần hoá đến người lao

động khi cổ phần hố DNNN.
CPH có tác dụng trong việc xã hội hoá tư liệu sản xuất trong các doanh nghiệp
thuộc sở hữu một chủ. Như vậy các thực thể kinh tế vĩ mô cũng trở nên đa sở
hữu như bản thân nền kinh tế vĩ mô, điều này tạo ra tương thích nhất định của
các giải pháp quản lý vĩ mô là vi mô. CPH tạo cho những người lao động có cơ
hội thực sự làm chủ doanh nghiệp nếu họ muốn bằng việc chủ sở hữu cổ phần
(hay phần vốn góp) trong doanh nghiệp. Họ góp phần hình thành nên các cơ
quan quản lý doanh nghiệp, quyết định các vấn đề trọng đại của nó. Điều này
có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tính chủ động, tích cực của người lao
động không chỉ đối với các vấn đề của doanh nghiệp mà cả đối với các vấn đề
của nền kinh tế xã hội đất nước.


Những tác động to lớn mang tính phổ biến của CPH đương nhiên đúng
với giải pháp CPH DNNN mà Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành. Trong bổi
cảnh Việt Nam những tác động này của CPH còn phát huy tác dụng lớn hơn, vì
thực trạng của DNNN Việt Nam đang đòi hỏi phải cải cách triệt để, trong lúc
nhiệm vụ đặt ra là khơng làm mất đi vai trị chủ đạo của chúng.
Đối tượng chịu tác động trực tiếp của CPH là người lao động. Quyền và
lợi ích họp pháp của người lao động dễ bị tổn thương trong q trình CPH. Một
trong những mục tiêu của chính sách CPH là thay đổi cơ cấu quản lý doanh
nghiệp cho hợp lý với hiệu quả hơn, trong đó có việc sắp xếp lại quy trình sản
xuất kinh doanh. Những thay đổi này chắc chắn kéo theo sự thay đổi trong việc
bố trí sử dụng lao động. Thêm vào đó, khi cơng nghệ, quy trình sản xuất và cơ
chế quản lý lao động mới được áp dụng sau khi CPH, nhu cầu sử dụng lao động

của doanh nghiệp CPH giảm. Ngay cả khi nhu cầu lao động khơng giảm song
do tính chất hiện đại của cơng nghệ, của quy trình sản xuất và quản lý, lao động
chưa qua đào tạo hay đào tạo khơng phù họp với trình độ mới trong các DNNN
tiền thân sẽ phải được thay thế, nhất là khi việc tuyển dụng và bố trí lao động
trong doanh nghiệp CPH thuộc quyền tự chủ của công ty, đương nhiên những
người lao động trong biên chế của DNNN trước đây phải đối mặt với nguy cơ
mất việc làm.
Việc làm là vấn đề sống còn đối với người lao động. Mất việc làm sẽ đe
doạ trực tiếp cuộc sống của bản thân mỗi người lao động cũng như gia đình họ.
Thậm chí, trong nhiều trường hợp mất việc làm có thể thay đổi cả số phận của
những người lao động. Vì vậy, đây thực sự là một thách thức khơng nhỏ trong
quá trình CPH DNNN.
Hệ quả đương nhiên trên của CPH là những người lao động trong các
DNNN không mong muốn quá trình này diễn ra đối với doanh nghiệp của
mình, nếu khơng có đảm bảo chắc chắn rằng nó có thể đem lại những điều tốt
đẹp hơn. Thực tế tư nhân hoá ở nhiều nước cho thấy sự phản ứng quyết liệt của
người lao động khi ảnh hưởng của tư nhân hố đối với người lao động khơng
được xử lý đúng đắn. Sự chậm trễ trong việc thực hiện chương trình CPH ở
nước ta hiện nay cũng đang là một căn nguyên sâu xa là pháp luật chưa xử lý

T H Ư V iả
TRƯỜNG ĐẠI H O C L Ủ Â ĩ HA NÔI
phỏng d ộ c


tốt ảnh hưởng của nó. Đe xử lý tác độne tiêu cực của CPH người lao động cần
phải áp dụng nhiều giải pháp cụ thể và đồng bộ.
Trước hết, cần bảo đảm quyền lợi vật chất cho người lao động trong các
doanh nghiệp CPH một cách thoả đáng theo tinh thần cá nhân nào có đóng góp
nhiều cho doanh nghiệp nhiều thì được đãi ngộ nhiều, cá nhân nào có đóng góp

ít thì đãi ngộ ít. Tất cả ngưịi lao động trong DNNN phải có được cơ hội có cổ
phần và trở thành chủ sở hữu đích thực của cơng ty cổ phần.
Thứ hai, người lao động phải được tiếp cận cơ hội tiếp tục làm việc tại
doanh nghiệp nếu họ mong muốn. Có thể nói tuyệt đại đa số người lao cần làm
việc hơn là những khoản trọ’ cấp mất việc hoặc những khoản bồi thường cao từ
phía doanh nghiệp CPH. Điều này đặt ra cho Nhà nước và bản thân DNNN
CPH một nhiệm vụ quan trọng là xử lý vấn đề việc làm ở mức tối ưu nhất.
Thứ ba, giải quyết thoả đáng quyền lợi cho những người lao động khơng
thể nào bố trí được sau khi đã thực hiện các giải pháp tối ưu nhất hoặc khơng
có nhu cầu tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp CPH.
Thứ tư, cần phải tạo ra được cơ chế bảo vệ quyền lợi của những người
lao động tiếp tục được làm việc tại công ty cổ phần. Cơ chế quản lý dựa trên
“nền dân chủ cổ phần” chắc chắn không cho phép Nhà nước can thiệp trực tiếp
vào các vấn đề nội bộ của cơng ty trong đó có vấn đề lao động. Hơn nữa, người
lao động là cổ đông sẽ tự bảo vệ mình thơng qua các quyền lợi của một cổ
đông. Vấn đề đặt ra là cơ chế bảo vệ người lao động ở các công ty cổ phần nhà
nước và vai trị của tổ chức cơng đồn cần được xác định như thế nào. CPH
DNNN phải tránh được những gì đã xảy ra đối với người lao động trong các
doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp liên doanh.
Tác động xã hội đáng lưu ý khác của CPH là sự tiềm ẩn trong nó khả
năng phân hố xã hội và gia tăng khoảng cách giầu nghèo. Tuy ảnh hưởng này
của CPH khơng lớn như của tư nhân hố song trong những nền kinh tế mà tệ nạn
tham nhũng diễn ra phổ biến thì đây là nguy CO’ cần tính đến. Nguy cơ phân hoá
giàu nghèo với tư cách là ảnh hưỏĩig của CPH thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, một bộ phận lớn người lao động trước đây làm việc trong các
DNNN vói những chế độ bắt nguồn từ bao cấp của nhà nước, cuộc sống của họ
vốn dựa vào doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp CPH, những lao động phổ thông,


chưa qua đào tạo sẽ bị mất việc làm trong doanh nghiệp CPH. Dĩ nhiên, cơ hội

tìm việc ỉàm của họ là mong manh vì ngay cả nơi họ đã từng làm việc cũng đã
khơng có việc làm cho họ. Mất thu nhập, không kiếm được việc làm cần thiết
dễ đấy những người lao động đến cảnh đói nghèo và những tiêu cực xã hội,
Thứ hai, CPH có khả năng biến những người có quyền trong doanh
nghiệp và trong bộ máy nhà nước trực tiếp quản lý DNNN thành những tỷ phú.
Việc đánh giá không đúng tài sản của DNNN khi CPH, và tiếp đó là cơ chế bán
cổ phần không rõ ràng đã làm cho tài sản của nhà nước trở thành tài sản của
một nhóm người. Họ thường là những quan chức trong các cơ quan công quyền
hoặc trong bộ máy DNNN. Lợi dụng quyền lực và ảnh hưởng của mình, những
người này xác định giá trị doanh nghiệp có lợi cho bản thân, thơng đồng, móc
ngoặc với nhau để thâu tóm cổ phần hoặc tìm cách lũng đoạn cơng ty. Trong
thực tế, có những DNNN được định giá 3 tỷ, 5 tỷ, song giá trị thực của nó lớn
hơn hàng chục lần. c ổ phần được bán một cách thiếu công bằng nên chỉ tập
trung vào một số ít người trong DNNN. Khi giá trị của DNNN được thị trường
hố, những cổ đơng của DNNN trở thành các tỷ phú một cách họp pháp.
Những đối tượng như vậy nếu có kinh nghiệm và kiến thức sẽ làm giàu cho bản
thân họ nhanh chóng nhờ vốn “đầu tư” của nhà nước qua CPH. Chính tình
trạng như vậy sẽ ảnh hưởng đến vai trò của người lao động trong doanh nghiệp
CPH, người lao động không phát huy được khả năng làm chủ thực sự của mình.
Thứ ba, một tác động nữa của CPH là tình trạng gia tăng áp lực việc làm.
Lực lượng dơi dư trong q trình CPH DNNN sẽ tham gia vào đội quân thất
nghiệp. Điều này làm gia tăng sức ép lên thị trường lao động vốn đã rất căng
thẳng do tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu. số lao động này nếu
không được quản lý tốt cùng với sự quan tâm định hướng nghề nghiệp của
nhà nước thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ làm bùng nổ các tệ nạn xã hội. Khi đó, Nhà
nước sẽ phải chi những khoản tiền không nhỏ để giải quyết những hậu quả về
mặt xã hội. Tuy nhiên tác động này chỉ là khả năng, nếu xử lý tốt việc CPH thì
hậu quả đó có thể khơng xảy ra. Ngay cả tư nhân hố cũng có thể khơng mang
lại hậu quả đó.



Việc xử lý lao động trong các DNNN khi tiến hành CPH là vấn đề nhạy
cảm của CPH. Neu tiếp cận thuần tuý trên phương diện thị trường thì bất cứ
doanh nghiệp nào khi cơ cấu lại, mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất đều phải xử lý
vân đề lao động căn cứ vào nhu cầu sử dụng lao động của mình. Người lao
động có thể rơi vào tình trạng mất việc làm nếu không đáp ứng được yêu cầu
mới phát sinh từ việc cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với đất nước ta,
các doanh nghiệp CPH không thể xử lý được vấn đề việc làm như vậy. Người
lao động đã có hàng chục năm gắn bó với DNNN khơng chỉ vì lợi ích kinh tế
mà vì lợi ích chính trị. Vì vậy, vấn đề lao động phải được xử lý một cách hài
hoà theo những nguyên tắc mà luật CPH quy định.
Ưu tiên sử dụng những lao động làm việc trong những DNNN trước đây
nay vẫn đáp ứng những địi hỏi của doanh nghiệp chuyển thành cơng ty cổ phần
nếu họ mong muốn. Các lao động là cổ đông của doanh nghiệp sau khi chuyển
đổi được ưu tiên tuyển dụng theo đúng chuyên môn của họ nếu đáp ứng được
điều kiện. Trong trường hợp người lao động trong doanh nghiệp trước đây
không đáp ứng được điều kiện khi doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần
nếu họ được đào tạo lại bằng bất cứ nguồn kinh phí nào, nếu đáp ứng được yêu
cầu cần phải ưu tiên tuyển thì cơng ty cổ phần phải tiếp nhận số lao động này từ
DNNN chuyển sang. Ngoài ra việc xử lý các vấn đề lao động cần phải được
tiến hành theo quy định của pháp luật hiện hành.
1.4.2. Sự cần thiết phải đảm bảo quyền lợi cho ngưòi lao động khi CPH DNNN.
I.4.2.I. Đối với việc làm của người lao động:
Cổ phần hoá DNNN gắn liền với việc sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp
làm cho người lao động dễ mất việc làm. Theo báo cáo của Bộ Tài Chính, đến
nay, cả nước có hơn 3.550 DNNN CPH và theo Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp đã có 180.000 lao động dơi dư3. Mặc
dù, trong hơn 15 năm qua đã có nhiều chế độ, chính sách, quy định của pháp
luật nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện để giải quyết việc làm cho người lao động
nhưng không thể phủ nhận, đối với xã hội nói chung và người lao động nói

riêng thì vấn đề việc làm là một thách thức rất lớn trước cũng như sau khi CPH
doanh nghiệp. Trong thực tế, lấy lý do CPH nhiều đơn vị đã cho người lao


×