Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống tôm sú (penaeus monodon fabricius 1798) tại công ty TNHH giống thủy sản ngô tấn vũ khánh nhơn nhơn hải ninh hải ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN NI TRỒNG THỦY SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon Fabricius 1798)
tại công ty TNHH giống thủy sản Ngô Tấn Vũ - Khánh Nhơn Nhơn Hải - Ninh Hải - Ninh Thuận

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Mai Như Thủy
Sinh viên thực hiện:

LÊ ĐỨC TRỌNG

Mã số sinh viên:

57138020

KHÁNH HÒA - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN NI TRỒNG THỦY SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon Fabricius 1798)
tại công ty TNHH giống thủy sản Ngô Tấn Vũ - Khánh Nhơn Nhơn Hải - Ninh Hải - Ninh Thuận



GVHD: ThS. Mai Như Thủy
SVTH:

LÊ ĐỨC TRỌNG

MSSV:

57138020

KHÁNH HÒA - Tháng 6/ 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đồ án do tôi thực hiện. Số liệu trong đồ án do tơi thu
thập, tìm hiểu, đo đạt được. Các số liệu, kết quả trình bày trrong bài viết hồn tồn
trung thực và thực tế.
Tác giả luận văn

Lê Đức Trọng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình thực hiện và hồn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài “Tìm
hiểu kỹ thuật sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon Fabricius 1798) tại công
ty TNHH giống thủy sản Ngô Tấn Vũ - Khánh Nhơn - Nhơn Hải - Ninh Hải Ninh Thuận”, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cơ, các
anh chị trong cơng ty. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Các thầy cô trong Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang đã tạo

mọi điều kiện cho tôi học tập và rèn luyện tại trường trong suốt thời gian qua tại trường.
Giảng viên hướng dẫn ThS Mai Như Thủy, người đã trực tiếp hướng dẫn tận
tình cho tơi trong suốt thời gian thực hiện đồ án.
Giám đốc công ty TNHH giống thủy sản Ngô Tấn Vũ, các anh chị nhân viên
của cơng ty đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện
đồ án tốt nghiệp.
Gia đình ln là chổ dựa vững chắc về tinh thần và vật chất để cho tơi có thể
học tập và rèn luyện ở mái trường đại học trong quãng thời gian qua.
Tôi xin cảm ơn đến tập thể lớp 57 NTTS2, những người bạn đã gắn bó với tơi
từng ngày trên giảng đường vã đã giúp đỡ tơi để hồn thành đồ án này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Đức Trọng

ii


TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Đồ án thực hiện tại xã Nhơn Hải - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận, điều kiện
tự nhiên ở đây rất thuận lợi cho việc ương ni ấu trùng tơm sú. Vị trí cơng ty ở gần
đường, thuận lợi cho việc giao thông buôn bán tôm giống và gần biển, nơi cấp nước
cho hoạt động sản xuất. Công ty nằm gần nhiều cơ sở sản xuất giống khác, thuận lợi
cho việc học hỏi trao đổi kinh nghiệm.
Nguồn nước có vai trị quan trọng trong q trình sản xuất giống. Nước mặn
được lấy từ biển thuộc xã Nhơn Hải - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận bằng máy
bơm, được xử lý hóa chất trước khi đưa vào bể nuôi tôm mẹ và ương nuôi ấu trùng.
Các cơng trình và trang thiết bị xử lý nước được vệ sinh thường xun trong suốt q
trình ni để tránh lây lan mầm bệnh.

Tôm mẹ được cơ sở mua về từ tỉnh Cà Mau và đã giao vỹ ngoài tự nhiên. Tôm
mẹ khi về đến cơ sở, được nuôi phục hồi tích cực bằng các loại thức ăn khác nhau để
đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, nhằm phát huy khả năng sinh sản. Thắt mắt tôm mẹ bằng
dây thun khi quan sát thấy tôm mẹ khỏe mạnh. Khoảng 2 - 3 ngày sau lúc thắt mắt,
tôm mẹ sẽ đẻ.
Bể ương nuôi ấu trùng được chuẩn bị các yếu tố môi trường trong bể ở ngưỡng
thích hợp. Chỉ lựa chọn Nauplius khỏe mạnh, hướng quang tốt, bơi lội nhanh để đưa
vào bể ương nuôi. Thức ăn tươi sống và thức ăn tổng hợp được chuẩn bị để cung cấp
làm thức ăn cho ấu trùng, với tỷ lệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Theo dõi các
giai đoạn phát triển của ấu trùng và xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra trong q trình
ương ni.
Qua thời gian thực hiện đề tài “Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống tôm sú
(Penaeus monodon Fabricius 1798) tại công ty TNHH giống thủy sản Ngô Tấn Vũ
- Khánh Nhơn - Nhơn Hải - Ninh Hải - Ninh Thuận” tại công ty, cho thấy trại sản
xuất có đủ điều kiện về cở sở vật chất, trang thiết phục vụ cho quá trình ương ni.
Giám đốc cơng ty là người đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất
giống, những kiến thức được truyền đạt lại cho các anh chị nhân viên trong công ty rất
rõ ràng, dễ hiểu. Người đứng đầu công ty này rất tận tâm với nghề, các giai đoạn trong
q trình sản xuất đều được ơng theo dõi, khi ấu trùng ni có vấn đề gì thì ông liền có
giải pháp xử lý kịp thời.
iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ĐỒ ÁN ........................................................................................................ iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1 Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của tôm sú ..........................................................3
1.1.1 Đặc điểm hình thái, phân loại.................................................................................3
1.1.2 Đặc điểm phân bố và tập tính sống ........................................................................4
1.1.3 Đặc điểm sinh trưởng .............................................................................................4
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng .............................................................................................6
1.1.5 Đặc điểm sinh sản...................................................................................................7
1.2 Tình hình sản xuất giống tôm sú trên thế giới và ở Việt Nam ..................................8
1.2.1 Tình hình sản xuất giống tơm sú trên thế giới........................................................8
1.2.2 Tình hình sản xuất giống tơm sú ở Việt Nam ........................................................9
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................13
2.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu..........................................................13
2.2 Sơ đồ nội dung nghiên cứu......................................................................................13
2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ....................................................................13
2.3.1 Thu số liệu thứ cấp ...............................................................................................13
2.3.2 Thu số liệu sơ cấp .................................................................................................14
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................15
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................16
3.1 Cơ sở vật chất và trang thiết bị của công ty giống thủy sản....................................16
3.1.1 Vị trí địa lý và mặt bằng của cơng ty....................................................................16
3.1.2 Sơ đồ tồn bộ cơng ty ...........................................................................................17
3.1.3 Hệ thống cơng trình và trang thiết bị sản xuất .....................................................18
iv


3.2 Nguồn nước và xử lý nước phục vụ sản xuất ..........................................................24
3.2.1 Nguồn nước ..........................................................................................................24
3.2.2 Xử lý nước ............................................................................................................24
3.2.3 Vệ sinh, thay thế thiết bị xử lý nước ....................................................................26

3.3 Kỹ thuật chọn tôm mẹ và cho đẻ .............................................................................28
3.3.1 Kỹ thuật chọn tơm mẹ ..........................................................................................28
3.3.2 Kỹ thuật chăm sóc và cho tôm đẻ.........................................................................29
3.4 Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng tôm sú........................................................................32
3.4.1 Chuẩn bị bể nuôi ấu trùng ....................................................................................32
3.4.2 Lựa chọn và xử lý Nauplius .................................................................................33
3.4.3 Chuẩn bị thức ăn cho ấu trùng..............................................................................33
3.4.4 Thức ăn tổng hợp và cách cho ăn ........................................................................36
3.4.5 Kỹ thuật chăm sóc quản lý ...................................................................................39
3.4.6 Phịng trị bệnh.......................................................................................................47
3.5 Thu hoạch tôm Postlarvae.......................................................................................49
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................51
4.1 Kết luận....................................................................................................................51
4.2 Kiến nghị .................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................53

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các yếu tố môi trường cần thu thập số liệu ...................................................14
Bảng 3.1 Các dụng cụ và thiết bị trong trại sản xuất.....................................................21
Bảng 3.2 Các hóa chất xử lý nước ni tơm mẹ ...........................................................25
Bảng 3.3 Các hóa chất xử lý nước ương ấu trùng .........................................................26
Bảng 3.4 Các yếu tố môi trường trong bể nuôi tôm mẹ ................................................30
Bảng 3.5 Kết quả cho tôm đẻ ........................................................................................32
Bảng 3.6 Chế độ cho ăn tính cho 1 bể 2 triệu ấu trùng Nauplius..................................38
Bảng 3.7 Thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng .......................................................45
Bảng 3.8 Bảng tỷ lệ sống của ấu trùng đến khi thu hoạch ............................................46


vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Hình thái bên ngồi của tơm sú ........................................................................3
Hình 1.2 Vịng đời phát triển của tơm sú ........................................................................5
Hình 1.3 Các nước sản xuất tơm sú trên thế giới ............................................................9
Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung thực hiện........................................................................13
Hình 3.1 Vị trí của cơng ty ............................................................................................16
Hình 3.2 Sơ đồ tồn bộ cơng ty .....................................................................................17
Hình 3.3 Bể chứa và xử lý nước biển ............................................................................18
Hình 3.4 Bể lọc nước.....................................................................................................19
Hình 3.5 Bể ương ni ấu trùng ....................................................................................20
Hình 3.6 Khu ni tơm mẹ ............................................................................................21
Hình 3.7 Các trang thiết bị phục vụ sản xuất ................................................................23
Hình 3.8 Các dụng cụ để đo mơi trường .......................................................................24
Hình 3.9 Vùng biển lấy nước mặn ................................................................................25
Hình 3.10 Sơ đồ quy trình xử lý nước ni tơm mẹ......................................................25
Hình 3.11 Sơ đồ quy trình xử lý nước ương ấu trùng tơm ............................................26
Hình 3.12 Bể lọc nước...................................................................................................27
Hình 3.13 Vệ sinh bể chứa và xử lý nước .....................................................................27
Hình 3.14 Lõi lọc và túi lọc nước..................................................................................28
Hình 3.15 Tơm mẹ.........................................................................................................28
Hình 3.16 Thắt mắt tơm sú mẹ ......................................................................................31
Hình 3.17 Thiết bị lọc nước...........................................................................................32
Hình 3.18 Thu Nauplius chuyển sang bể ương .............................................................33
Hình 3.19 Ni cấy tảo tại cơng ty Phước Hải Aqua ....................................................34
Hình 3.20 Nơi ấp Artemia .............................................................................................35
Hình 3.21 Lon Artemia..................................................................................................36
Hình 3.22 Các loại thức ăn sử dụng cho ấu trùng tôm ..................................................37

vii


Hình 3.23 Bọt khí trước cho ăn (trái) và sau cho ăn (phải)...........................................39
Hình 3.24 Trứng ở giai đoạn phơi .................................................................................39
Hình 3.25 Giai đoạn Nauplius .......................................................................................40
Hình 3.26 Giai đoạn Zoea .............................................................................................41
Hình 3.27 Cung cấp tảo cho ấu trùng Zoea ...................................................................42
Hình 3.28 Xi phơng .......................................................................................................43
Hình 3.29 Lưới thu phân ...............................................................................................43
Hình 3.30 Giai đoạn Mysis ............................................................................................44
Hình 3.31 Giai đoạn Postlarvae ....................................................................................44
Hình 3.32 Sự biến đổi nhiệt độ trong bể ương tơm sú ..................................................46
Hình 3.33 Sự thay đổi độ mặn trong bể ương tôm sú ...................................................47
Hình 3.34 Xuất bán Postlarvae .....................................................................................50

viii


MỞ ĐẦU
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm là một trong những nghề phát
triển mạnh nhất hiện nay trên thế giới. Những năm gần đây, công nghệ nuôi
tôm khơng ngừng được cải tiến và hồn thiện để sản lượng và chất lượng của con tôm
ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh mật độ
cao, một số công nghệ nuôi tôm mới dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên hoặc sử dụng
hoàn tồn thức ăn có nguồn gốc từ thực vật đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước
trên thế giới.
Công nghệ ni tơm ngày cao nâng cao địi hỏi một số lượng giống lớn để nuôi
thương phẩm, việc này thúc đẩy sự phát triển của các công ty sản xuất tơm giống. Chất
lượng tơm giống đóng vai trị hết sức quan trọng và là một trong những yếu tố quyết

định tới sự thành bại của vụ nuôi. Tôm sú hiện nay được sản xuất giống nhân tạo thành
công ở nhiều nơi và ngày càng đạt đến trình độ cao. Nơi sản xuất giống tôm sú nhân
tạo lớn nhất ở Việt Nam hiện nay là khu vực Nam Trung Bộ, trong đó Ninh Thuận là
một tỉnh rất thành cơng trong sản xuất giống nhân tạo tôm sú.
Là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung bộ, Ninh Thuận là nơi được biết
đến như một vùng đất “lành” để phát triển thủy sản, đặc biệt là sản xuất tơm giống.
Ninh Thuận có bờ biển dài 105 km với lãnh hải rộng hơn 18.000 km², là một trong bốn
ngư trường lớn nhất của cả nước. Nhờ những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi như nhiệt
độ trung bình cao, ổn định, nguồn nước biển có chất lượng tốt... đã tạo điều kiện thuận
lợi giúp phát triển nghề ni trồng thủy sản. Và chính những điều này cũng giải thích
vì sao phần lớn các trại sản xuất tôm giống lớn của cả nước cũng tập trung tại địa
phương này. Xã Nhơn Hải thuộc huyện Ninh Hải với quy mô 148 ha, đây là nơi tập
trung các khu sản xuất giống. Các khu sản xuất tập trung này hiện thu hút hàng trăm
doanh nghiệp đến hoạt động. [16]
Để tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật sản xuất tôm giống ở huyện Ninh Hải, được sự
cho phép của Viện nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang, tơi đã thực hiện
đề tài “Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon Fabricius
1798) tại công ty TNHH giống thủy sản Ngô Tấn Vũ - Khánh Nhơn - Nhơn Hải Ninh Hải - Ninh Thuận”.
1


 Mục tiêu của đồ án
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống tơm sú tại công ty
TNHH giống thủy sản Ngô Tấn Vũ ở huyện Ninh Hải, đây là một vùng sản xuất giống
tập trung lớn của nước ta.
Sau khi thực hiện xong đề tài, tơi sẽ có thêm kiến thực và kinh nghiệm để áp
dụng vào việc sản xuất giống sau này. Tôi sẽ tiếp tục làm công việc sản xuất giống,
nhưng sẽ có những thay đổi, đổi mới để nâng cao hiệu quả sản xuất.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đồ án
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những thơng tin hữu ích cho việc sản xuất tơm

giống, góp phần làm phát triển nghề ni tơm giống ở nước ta.
Những thông tin, số liệu của đề tài sẽ giúp đánh giá được hiện trạng việc sản
xuất giống ở huyện Ninh Hải về cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật của trại sản xuất
giống. Dựa và kết quả của đề tài để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội
phát triển trong tương lai. Làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp mang tính đồng
bộ, những cải cách phù hợp, tạo ra con giống sạch bệnh góp phần nâng cao hiệu quả
q trình ni cho người dân.
 Nội dung nghiên cứu:
1. Tìm hiểu cơ sở vật chất, hệ thống cơng trình và thiết bị ni
2. Tìm hiểu kỹ thuật xử lý nước
3. Tìm hiểu kỹ thuật chọn tơm mẹ và cho đẻ
4. Tìm hiểu kỹ thuật ương nuôi ấu trùng tôm sú

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của tơm sú
1.1.1 Đặc điểm hình thái, phân loại
 Phân loại
Tơm sú có vị trí phân loại như sau
Ngành: Arthropoda
Lớp: Ctustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon Fabricius, 1798 [6]

Hình 1.1 Hình thái bên ngồi của tơm sú [6]


 Đặc điểm hình thái
Tơm sú thuộc lồi dị hình phái tính, con cái có kích thước lớn hơn con đực. Khi
tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài. [7]
Con đực: Cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực,
bên ngồi có cơ quan giao vỹ nằm ở nhánh đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra
hốc đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi tinh. [7]
3


Con cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra
ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi
chân ngực thứ 4 và thứ 5. [7]
1.1.2 Đặc điểm phân bố và tập tính sống
Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản,
Đài Loan, phía Đơng Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi. Nhìn chung,
tơm sú phân bố xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaysia,
Philippines và Việt Nam. [8]
Tôm bột (PL), tôm giống (Juvenile) và tôm tiền trưởng thành có tập tính sống
gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng
thích sống vùng nước sâu hơn. [8]
Điều kiện sống của tôm sú ở nhiệt độ từ 18 - 320C. Khi nhiệt độ q giới hạn
chịu đựng thì tơm sẽ bị rối loạn sinh lý và chết (với các biểu hiện như cong cơ, đục cơ,
tơm ít hoạt động, ngừng ăn, tăng cường hô hấp). [9]
Tùy vào từng giai đoạn phát triển mà độ mặn thích hợp cho tơm sú là khác
nhau. Độ mặn ảnh hưởng đến độ kiềm, độ pH, khả năng sinh trưởng của tôm nuôi.
Nếu độ mặn vượt ra ngồi giới hạn thích ứng của tơm sẽ gây ra các phản ứng sốc cho
cơ thể, làm giảm khả năng kháng bệnh của chúng. [9]
Độ pH thích hợp dao động từ 7,5 - 8,5 và dao động trong ngày không quá 0,5.
Nếu pH quá cao hoặc quá thấp so với mức thích hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến sự duy trì
cân bằng pH của máu trong cơ thể gây bất lợi cho sự sống của tôm. [9]

1.1.3 Đặc điểm sinh trưởng
Tơm là lồi giáp xác có vỏ cứng bao bọc bên ngoài cơ thể, do vậy sự sinh
trưởng của chúng hoàn toàn khác với loài cá. Nếu như ở cá, quá trình sinh trưởng diễn
ra liên tục khơng bị gián đoạn thì ở tơm, q trình này mang tính gián đoạn và đặc
trưng. Hay nói đúng hơn, khi tơm tăng trưởng đến một kích thước nào đó, tôm phải tiến
hành lột bỏ lớp vỏ cũ để cơ thể phát triển hơn. Q trình này cịn gọi là sự lột xác. [10]
Tôm sú thường lột xác vào ban đêm và thường đi đôi với việc tăng thể trọng.
Thế nhưng, cũng có nhiều trường hợp tơm đã lột xác nhưng không thể tăng trọng. [10]
4


 Vòng đời, các giai đoạn biến thái và tốc độ sinh trưởng:


Vịng đời của tơm sú

Hình 1.2 Vịng đời phát triển của tôm sú [4]

 Các giai đoạn biến thái của ấu trùng tôm sú:
+ Giai đoạn Nauplius: Sau q trình phát triển phơi trứng nở ra ấu trùng
Nauplius. Giai đoạn ấu trùng Nauplius trải qua 6 lần lột xác, sau 40 - 42 giờ ở nhiệt độ
28 - 29 °C thì chuyển thành Zoea. [3]
+ Giai đoạn Zoea:
Giai đoạn Zoea có 3 giai đoạn phụ: Zoea1 (Z1), Zoea2 (Z2) và Zoea3 (Z3). Z1 thay
đổi hẳn về hình thái so với Nauplius. Cơ thể Z1 kéo dài, chia làm hai phần: (i) Phần
đầu có vỏ giáp đính lỏng lẻo. (ii) Phần sau gồm 5 đốt ngực và 1 phần bụng chưa phân
đốt có chạc đi.
Ấu trùng Zoea bơi lội nhờ 2 đôi râu (đôi 1 phân đốt, đôi 2 phân nhánh kép) và 3
đôi chân hàm phân nhánh. Chúng bơi lội liên tục có định hướng, thẳng về phía trước.
Ấu trùng Zoea bắt đầu ăn thức ăn ngoài, thức ăn chủ yếu là thực vật nổi với hình thức

ăn lọc. Ở giai đoạn này, ấu trùng ăn mồi liên tục, ruột luôn đầy thức ăn và thải phân
liên tục tạo thành đi phân kéo dài phía sau. [3]
+ Giai đoạn Mysis:
Gồm 3 giai đoạn phụ: Mysis1 (M1), Mysis2 (M2) và Mysis3 (M3). Đầu giai đoạn
này kích thước cơ thể trung bình đạt 2,83 mm, cuối giai đoạn kích thước cơ thể đạt
5


3,79 mm. Chân đuôi của Mysis phát triển dài bằng mấu đi, nhánh ngồi của anten 2
bắt đầu dẹp để hình thành vẩy râu, cơ thể cong gập. Mysis sống trơi nổi, có đặc tính
treo mình trong nước, đầu chúc xuống dưới. Ấu trùng Mysis bơi lôi kiểu búng ngược,
vận động chủ yếu nhờ vào 5 đơi chân bị. [3]
+ Giai đoạn Postlarvae (PL):
Hậu ấu trùng Postlarvae đã có hình dạng của loài nhưng sắc tố chưa hoàn thiện,
nhánh trong anten (A2) chưa kéo dài. Postlarvae bơi thẳng có định hướng về phía
trước, bơi lội chủ yếu nhờ 5 đơi chân bụng. Postlarvae của tơm sú có 1 đường sắc tố
kéo dài ở mặt bụng từ đầu râu đến cuối telson. Lúc đầu đường sắc tố có màu đỏ, sau
chuyển dần sang đen. Postlarvae hoạt động nhanh nhẹn, bắt mồi chủ động, thức ăn
chủ yếu là động vật nổi. Tuổi Postlarvae được tính theo ngày. Đầu giai đoạn,
Postlarvae sống trơi nổi, từ PL3 (3 ngày tuổi) hoặc PL5 trở đi chúng bắt đầu chuyển
sang sống đáy. Postlarvae chuyển sang sống đáy hoàn toàn ở PL9 - PL10. [3]
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
+ Giai đoạn Nauplius: Tơm dinh dưỡng bằng nỗn hoàng dự trữ, chưa ăn thức
ăn ngoài. Đến cuối N6 hệ tiêu hóa bắt đầu có sự chuyển động nhu động. [3]
+ Giai đoạn Zoea: Ấu trùng thiên về ăn lọc, ăn mồi liên tục, thức ăn là thực vật
nổi; chủ yếu là tảo silic như Chaetoceros sp và Skeletonema costatum. Ở giai đoạn này
ấu trùng ăn mồi liên tục, thức ăn trong ruột không ngắt quảng, đuôi phân dài cho nên
mật độ thức ăn có trong mơi trường nước phải đạt mức độ đủ cho Zoea có thể lọc mồi
liên tục trong suốt giai đoạn. Mật độ thức ăn yêu cầu ngày càng tăng từ Z1 đến Z3.
Giai đoạn này ấu trùng bắt đầu ăn thức ăn ngoài, các phụ bộ dinh dưỡng và hệ

tiêu hóa phát triển, cộng với đi phân dài kéo theo phía sau dễ làm cho Zoea bị rối
loạn. Cần chú ý giữ cho Zoea khỏe suốt từ Z1 đến Z3, nếu có một giai đoạn bị yếu sẽ
ảnh hưởng đến các giai đoạn ấu trùng sau. [3]
+ Giai đoạn Mysis: Bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi như luân
trùng (Brachionus plicatilis), N - Copepoda, N - Artemia, ấu trùng động vật thân mềm...
Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy Mysis vẫn có khả năng ăn được tảo silic. [3]
+ Giai đoạn Postlarvae: Postlarvae bắt mồi chủ động, thức ăn là động vật nổi
như Brachionus plicatilis, Cladocera, Artemia, Copepoda, ấu trùng của giáp xác khác,
của động vật thân mềm,... Cần chú ý ở giai đoạn này tơm thích ăn mồi sống cho nên
trong sản xuất nếu cho ăn thiếu Nauplius Artemia, Postlarvae sẽ ăn thịt lẫn nhau. [3]
6


1.1.5. Đặc điểm sinh sản
 Tuổi thành thục và quá trình sinh sản của tơm sú
Tuổi thành thục: tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng 8 trở
đi. Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan
sinh dục phụ. [11]
Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được
tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh. Thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực
nặng từ 50g trở lên. [11]
Tơm sú có con đực nhỏ hơn con cái, vào mùa giao phối con cái lột xác không
bơi mà nằm sát đáy, con đực đến và bắt đầu giao phối. Tinh trùng của con đực sẽ
chuyển sang túi chứa tinh trùng của con cái, sau đó buồng trứng của con cái sẽ phát
triển. Sau khi giao phối, con cái hầu như không lột xác nữa và cũng khơng phát triển
kích thước. [11]
 Đặc điểm các giai đoạn phát triển buồng trứng của tôm
Giai đoạn 1: Giai đoạn chưa phát triển: Buồng trứng mềm, nhỏ, trong, khơng
nhìn thấy qua vỏ kitin.
Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển: Buồng trứng lớn hơn kích thước ruột, có màu

trắng đục, hơi vàng, rải rác có các tế bào sắc tố màu đen khắp bề mặt.
Giai đoạn 3: Giai đoạn gần chín: Kích thước buồng trứng tăng nhanh, có thể
nhìn thấy rõ qua võ kitin. Buồng trứng màu vàng lục.
Giai đoạn 4: Giai đoạn chín: Kích thước buồng trứng đạt cực đại, căng. Ở đốt
bụng thứ nhất buồng trứng phát triển lớn, chảy xệ ra 2 bên tạo thành cánh tam giác.
Buồng trứng có màu vàng sẫm.
Giai đoạn 5: Giai đoạn sau khi đẻ: Buồng trứng mềm và nhăn nheo. Buồng
trứng có màu xám nhạt. Trong buồng trứng vẫn còn trứng chưa đẻ. [5]
 Hoạt động đẻ trứng
Hoạt động đẻ trứng của tôm quan sát được trong bể đẻ. Trước khi đẻ, tơm cái
thường bơi lội gần sát đáy vịng quanh bể, thỉnh thoảng tôm bơi lên trên. Khi đẻ, tôm
bơi hẳng lên trên, nghiêng thân, bơi chậm vòng vòng trên mặt nước và đẻ trứng. Trứng
được phóng ra từ 2 lổ đẻ ở gốc đôi chân ngực 3 và chảy ngược về phía sau. Ban đầu
trứng chảy ra từ từ, sau đó chảy thành một làn trắng đục hơi xanh. Khi đẻ, 3 đôi chân
ngực giữ chặt lấy nhau và hoạt động theo nhịp đóng mở, có thể giúp cho việc thải
trứng và tinh trùng. [1]
7


Một điều nên lưu ý là tôm mẹ chỉ đẻ tốt khi chúng bơi đẻ. Nếu tôm bị yếu hoặc
bị sốc không đủ sức bơi đẻ, chúng sẽ đẻ ngay trên mặt đáy, trứng không phân tán đều
trong nước và dẫn đến hiện tượng vón trứng. Trong khi đang đẻ, nếu bị kích thích đột
ngột như đụng phải vật nhọn, bị chiếu sáng hoặc có tiếng động đột ngột,... có thể
chúng sẽ ngừng đẻ.
1.2 Tình hình sản xuất giống tơm sú trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Tình hình sản xuất giống tôm sú trên thế giới
Nuôi tôm đã được thực hiện trong hơn một thế kỷ để cung cấp thực phẩm và là
kế mưu sinh của người dân ven biển ở một số nước châu Á, như Indonesia,
Philippines, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Penaeus monodon ban đầu được đánh
bắt cùng với các lồi tơm khác từ các ao nuôi bẫy truyền thống. Từ 1970 - 1975,

nghiên cứu về nhân giống đã được tiến hành và kỹ thuật nuôi độc canh trong các ao
nhỏ dần dần được phát triển tại Phịng thí nghiệm biển Tung Khang ở Đài Loan và một
phần tại IFREmer (Trung tâm Océanologique du Pacifique) ở Tahiti ở Nam Thái Bình
Dương. Ở Thái Lan, các trang trại thâm canh và bán thâm canh được thành lập thương
mại lần lượt vào năm 1972 và 1974, sau thành công đầu tiên trong sản xuất P.
monodon tại Trạm Ngư nghiệp Phuket năm 1972. Từ năm 1980 đến 1987, đã có sự
bùng nổ của các trang trại thâm canh quy mô nhỏ ở Đài Loan do thành công thương
mại trong phát triển công thức thức ăn, chủ yếu là sản xuất tôm để xuất khẩu sang
Nhật Bản. Tuy nhiên, người ta tin rằng một vụ dịch bệnh do virus gây ra sự sụp đổ của
ngành công nghiệp tại Đài Loan vào những năm 1987 - 1988. Điều này khiến Thái
Lan, được khuyến khích bởi giá cực cao tại thị trường Nhật Bản do thiếu nguồn cung,
để thay thế Đài Loan trở thành nước sản xuất P. monodon hàng đầu thế giới vào năm
1988. Sau đó, việc ni lồi tôm này lan rộng khắp Đông Nam và Nam Á, vì nó có thể
phát triển với kích thước lớn (40g - 60g) với giá trị và nhu cầu cao trên thị trường quốc
tế. Cơng nghệ ni cấy thích nghi tại địa phương đã cho phép nông dân Thái Lan khắc
phục các vấn đề nghiêm trọng về bệnh tật, môi trường và thương mại và duy trì vị thế
là nhà sản xuất hàng đầu. [12]
Việc đánh bắt hoặc nhập khẩu tôm bố mẹ hoang dã thường được thực hiện giữa
các nước sản xuất chính vì nguồn cung trong nước khơng đủ và cơng nghệ thuần hóa
chưa được phát triển thương mại. Tuy nhiên, tôm bố mẹ không bệnh rất được chú trọng
và một số quốc gia yêu cầu chứng nhận sức khỏe của tôm mẹ khi nhập khẩu. [12]
8


Hình 1.3 Các nước sản xuất tơm sú trên thế giới [12]

Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất giống tôm sú trên thế giới tăng do
nhu cầu về sản lượng tơm thịt tăng. Các nước sản xuất chính là Ấn Độ, Việt Nam,
Indonesia, Ecuador. Nghề sản xuất giống vẫn đang tiếp tục phát triển ở châu Mỹ, Ấn
Độ, Trung Quốc, Đơng Nam Á.

1.2.2 Tình hình sản xuất giống tôm sú ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có nghề sản xuất tơm sú phát triển so
với các nước khác trên thế giới. Ở đồng bằng sơng Cửu Long, sản xuất các lồi tơm
giống bản địa (Penaeus merguiensis và P. indicus) bắt đầu vào năm 1988 và sau đó đã
chuyển đổi phần lớn sang tơm sú năm 1997. [13]
Năm 1986, chỉ có 16 cơ sở giống sản xuất được 3,3 triệu tơm giống/Postlarvae.
Tới năm 2005, có đến 4.280 cơ sở sản xuất giống, đa phần quy mô nhỏ, sản xuất ra
28,8 tỷ tôm giống/Postlarvae, chủ yếu là tôm sú. Tuy nhiên, kể từ năm 2005, đã có
một sự thay đổi lớn trong ngành cơng nghiệp sản xuất tôm giống. Số lượng các cơ sở
sản xuất giống giảm dần, nhưng quy mô cơ sở tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các cơ
sở sản xuất giống tơm thẻ chân trắng Thái Bình Dương. [13]
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, tính hết tháng 5/2016, cả nước có 1.750
cơ sở sản xuất giống tơm nước lợ, trong đó 1.240 cơ sở sản xuất giống tơm sú và 510
cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. [13]
9


Khu vực sản xuất tôm giống trọng điểm của nước ta là các tỉnh Nam Trung Bộ
(Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận). Trong đó, Khánh Hồ 28 cơ sở sản xuất
tôm sú, 73 cơ sở sản xuất tôm thẻ chân trắng; Ninh Thuận 200 cơ sở sản xuất tôm sú,
250 cơ sở sản xuất tơm thẻ chân trắng; Bình Thuận 25 cơ sở sản xuất tôm sú, 131 cơ
sở sản xuất tôm thẻ chân trắng. Hàng năm các cơ sở tại khu vực này cung cấp khoảng
50% số lượng giống tôm nước lợ cho nhu cầu thả nuôi của cả nước, số còn lại được
sản xuất các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau) và
các tỉnh phía Bắc (Quảng Ninh, Nghệ An và Hà Tĩnh). Tuy nhiên, phần lớn cơ sở tại
các tỉnh phía Bắc là chi nhánh của các doanh nghiệp sản xuất giống ở các tỉnh Nam
Trung Bộ vận chuyển Nauplius hoặc Postlavae cỡ nhỏ để ương thành tôm giống cung
cấp cho nhu cầu thả nuôi của người dân ngay tại khu vực đó. [13]
Các tỉnh sản xuất tơm giống trọng điểm trước đây là Bình Thuận, Ninh Thuận.
Tuy nhiên, một vài năm gần đây đang có sự dịch chuyển vào các tỉnh phía Nam như

Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang. Các cơ sở sản xuất giống nhỏ lẻ ngày càng bị thu
hẹp và có xu hướng tập trung thành các tổ hợp có quy mơ lớn hơn. Mặc dù sản xuất
giống ở phía Nam điều kiện khơng thuận lợi như miền Trung nhưng con giống sản
xuất tại chỗ thích nghi tốt với môi trường, giảm giá thành vận chuyển, sức khỏe tôm
giống tốt hơn. [13]
Hiện nay, tuy đã đạt được những thành tựu về sản xuất và cung ứng giống,
nhưng vẫn còn nhiều bất cập hạn chế đối với con tôm giống ở nước ta như: Tôm bố
mẹ được cung cấp chủ yếu từ nguồn nhập nội và khai thác từ tự nhiên, sản xuất trong
nước chưa đáp ứng được sản xuất trong nước (tôm sú 34,3%; tôm thẻ chân trắng
5,0%) dẫn đến sản xuất thiếu tính chủ động, phụ thuộc vào các nước xuất khẩu. Chất
lượng tôm bố mẹ còn chưa ổn định, theo phản ánh của các cơ sở nhập khẩu tơm bố
mẹ, nhiều lơ có chất lượng khác nhau; việc nghiên cứu chọn tạo tôm bố mẹ trong nước
còn chậm, mặc dù đầu tư hỗ trợ của nhà nước nhưng chương trình tơm bố mẹ chưa
được như mong muốn; các nước trên thế giờ hiện nay đa số chọn tạo tôm bố mẹ theo
hướng sạch bệnh (SPF) và tăng trưởng, chưa chú trọng đến kháng bệnh. [13]
* Tình hình sản xuất giống tơm sú ở tỉnh Ninh Thuận
Ninh Thuận có bờ biển dài 105 km. Từ lâu, Ninh Thuận được biết đến như một
vùng hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất giống thủy sản nói chung
và sản xuất tơm giống nói riêng như: Nước biển ln có độ mặn cao và ổn định; nền
10


nhiệt cao và ổn định quanh năm; lượng mưa bình quân thấp 700 mm/năm; nước biển ít
bị ảnh hưởng bởi các khu công nghiệp, nước thải sinh hoạt từ các sơng suối đổ ra. [14]
Hiện nay, tồn tỉnh có 450 cơ sở/1.200 trại sản xuất tôm giống, với tổng công suất
bể ương hơn 130.000 m3, hằng năm cung cấp hơn 30 tỷ Postlarvae chất lượng tốt cho
nghề nuôi tôm thương phẩm ở các tỉnh trong cả nước, từ Quảng Ninh đến Cà Mau. [14]
Để phát triển nghề nuôi tôm giống theo hướng bền vững đứng đầu cả nước, tỉnh
Ninh Thuận đã quy hoạch khu sản xuất giống thủy sản tập trung ở xã An Hải (huyện
Ninh Phước) và xã Nhơn Hải (huyện Ninh Hải). Trong đó, đáng chú ý là khu sản xuất

giống ở xã An Hải quy mô 125 ha, được đầu tư khá đồng bộ về kết cấu hạ tầng. Khu
này thu hút 100 doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống thủy sản chất lượng cao, bao gồm
cả những tập đồn lớn của nước ngồi, như: Cơng ty Cổ phần CP Việt Nam, Công ty
TNHH Grobest, Công ty TNHH Uni - President VN, Công ty TNHH Giống thủy sản
Hisenor, Công ty TNHH Việt Úc. Theo đánh giá của ngành chức năng, đây là một
trong những vùng quy hoạch mang lại hiệu quả không những lĩnh vực thu hút vốn đầu
tư mà cịn chú trọng áp dụng cơng nghệ tiên tiến của nước ngoài vào đào tạo nguồn
nhân lực phục vụ nghề sản xuất tôm giống. [14]
So sánh với những nơi khác, công tác quy hoạch khu sản xuất tôm giống của
tỉnh Ninh Thuận được cho là khá bài bản. Ngay như khu sản xuất giống thủy sản tập
trung ở xã Nhơn Hải (Ninh Hải) mới được hình thành gần đây, nhưng cũng đã thu hút
nhiều doanh nghiệp đến đầu tư xây dựng các trại sản xuất tôm giống. Tuy quy mơ diện
tích khơng lớn bằng khu sản xuất giống thủy sản tập trung An Hải (khoảng 100 ha),
nhưng sản lượng tôm giống sản xuất ở khu vực này chiếm khoảng 45 - 55% tổng sản
lượng giống của cả tỉnh. [14]
Những nhà chuyên môn đều cho rằng, điểm nổi trội của Ninh Thuận so với
những tỉnh khác là bên cạnh đưa vào hoạt động 2 khu sản xuất giống thủy sản tập
trung, còn quy hoạch được khu sản xuất tôm bố mẹ sạch bệnh duy nhất trong cả nước
ở thôn Sơn Hải 2, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. Hiện nay, nhu cầu tôm giống
chất lượng cao và sạch bệnh để cung cấp cho người nuôi tôm thương phẩm là rất lớn.
Tuy nhiên, chất lượng tôm giống trên thị trường vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của
người nuôi. Nhằm khẳng định vị thế trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao của
cả nước, tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo ngành chức năng tổ chức triển khai nghiêm túc,
trách nhiệm việc kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống. Quản lý,
11


giám sát chặt chẽ thời hạn sử dụng tôm bố mẹ, mục đích sinh sản đúng quy định để
đảm bảo chất lượng tơm giống trong q trình sản xuất và trước khi lưu thông đến với
người nuôi. Thực hiện quy chế phối hợp quản lý giống thủy sản giữa các tỉnh sản xuất

tôm giống với các địa phương trong cả nước có thế mạnh phát triển nghề ni tơm. [14]
Cùng với đó, cơng tác hỗ trợ triển khai các mơ hình sản xuất tơm giống có hiệu
quả cũng được tăng cường. Hiện nay, một số doanh nghiệp lớn đã đi tiên phong ứng
dụng kỹ thuật hiện đại vào sản xuất tôm giống như: nuôi cấy tảo thuần chủng trong hệ
thống tuần hồn khép kín; cơng nghệ lắng lọc nước, xử lý bằng ozone, tia cực tím;
ương ni trùng ấu bằng công nghệ vi sinh; ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để
chuẩn đốn, xét nghiệm bệnh tơm bằng phương pháp tiên tiến. Trong tổ chức sản xuất,
các doanh nghiệp đang có xu hướng liên kết lại với nhau để nâng cao hiệu quả sử dụng
tài nguyên đất, tập hợp nguồn lực con người, tài chính, kinh nghiệm, kỹ thuật để đầu
tư vào chiều sâu, đã nâng cao được chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh. [14]
Để giữ vững thương hiệu sản phẩm tôm giống, giải pháp phát huy giá trị nhãn
hiệu chứng nhận “Tôm giống Ninh Thuận” và nâng cao nhận thức của các chủ cơ sở
sản xuất về sở hữu trí tuệ cũng được chú trọng thực hiện. Theo đó, ngành chức năng
đang thiết kế và áp dụng nhãn hiệu tơm giống với logo đặc trưng, tích hợp các thơng
tin để hộ ni có thể sử dụng điện thoại di động nhận dạng, truy xuất các nội dung liên
quan đến cơ sở sản xuất, chất lượng sản phẩm. Từ đó, giúp hộ ni tránh được tình
trạng mua nhầm tơm giống kém chất lượng, bán trơi nổi ngồi thị trường. [14]
Có thể nói, từ định hướng phát triển đúng đắn, gần đây, nghề sản xuất tôm
giống của Ninh Thuận có bước chuyển biến tích cực, khẳng định được vị thế số một
trong cả nước. [14]

12


CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH giống thủy sản Ngô Tấn Vũ - Khánh
Nhơn - Nhơn Hải - Ninh Hải - Ninh Thuận.
Thời gian nghiên cứu từ ngày 04/03/2019 đến ngày 15/06/2019.
Đối tượng nghiên cứu: Tôm sú (Penaeus monodon Fabricius 1798).

2.2 Sơ đồ nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon Fabricius 1798)
tại công ty TNHH giống thủy sản Ngô Tấn Vũ - Khánh Nhơn - Nhơn Hải Ninh Hải - Ninh Thuận.

Tìm hiểu cơ sở vật
chất, hệ thống cơng
trình và thiết bị ni

Sơ đồ
trại
ni, hệ
thống
cơng
trình

Tìm hiểu kỹ thuật
chọn tơm mẹ và
cho đẻ

Tìm hiểu kỹ
thuật xử lý
nước

Các
dụng cụ
và thiết
bị trong
trại ni

Lấy

nước
và xử

nước

Cách
lựa
chọn
tơm mẹ

Kỹ
thuật
chăm
sóc và
cho đẻ

Tìm hiểu kỹ
thuật ương ni
ấu trùng

Chuẩn bị
mơi
trường
sống và
thức ăn
cho ấu
trùng

Chăm
sóc và

quản lý
ấu trùng

Kết luận
Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung thực hiện

2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
2.3.1 Thu số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo khoa học, thông tin, tài liệu từ
các cơ quan Ủy ban nhân dân tỉnh, Chi cục nuôi trồng thủy sản,...
Thông tin thứ cấp được thu thập từ các đề tài, luận văn về sản xuất giống tôm sú
đã được nghiên cứu trước đây.
13


2.3.2 Thu số liệu sơ cấp
Nguồn thông tin sơ cấp được thu thập bằng các phỏng vấn chủ công ty, các kỹ
thuật, nhân viên trong công ty sản xuất giống bằng cách hỏi trực tiếp, rồi ghi chép lại
thông tin.
Thu số liệu trực tiếp qua quá trình tham gia sản xuất tại cơ sở.
 Xác định các yếu tố môi trường
Bảng 2.1 Các yếu tố môi trường cần thu thập số liệu

Yếu tố môi trường
Nhiệt độ (°C)

Dụng cụ đo
Nhiệt kế

Thời gian đo

7 giờ và 14 giờ

Ghi chú
2 lần/ngày

pH

Test pH

7 giờ và 14 giờ

2 lần/ngày

Độ mặn (‰)

Tỷ trọng kế

14 giờ

1 lần/ngày

Độ kiềm

Test độ kiềm

14 giờ

1 lần/tuần

 Định lượng trứng, ấu trùng, xác định tỷ lệ sống của ấu trùng

 Xác định tổng số ấu trùng Nauplius lắp vào bể ương nuôi
+ Vớt ấu trùng Nauplius từ bể đẻ ra thau chứa 80 lít nước, sục khí nhẹ để ấu
trùng phân bố đều trong thau. Dùng cốc nhựa 20 ml thu mẫu Nauplius trong thau, rồi tiến
hành tính số lượng ấu trùng trong mẫu thu được. Sau khi tính được số lượng ấu trùng có
trong mẫu, từ đó sẽ tính được số ấu trùng có trong thau để lắp vào bể để ương ni.
+ Cơng thức:

Trong đó:
A: Tổng số ấu trùng trong thau
a: Số ấu trùng đếm được trong 20 ml nước
v: Thể tích mẫu nước chứa ấu trùng tơm
V: Thể tích nước trong thau (lít)
 Xác định tỷ lệ sống của ấu trùng trong bể
+

Xác định tỷ lệ sống của ấu trùng từ khi thả Nauplius đến khi xuất bán

Postlarvae. Khi xuất bán Postlarvae, tiến hành đếm mẫu tôm để xác định số lượng ấu
trùng có trong mỗi túi đựng tơm. Từ đó sẽ xác định được số tơm có trong bể và tính
được tỷ lệ sống của ấu trùng.
+ Cơng thức:

14


Trong đó:
A1: Tổng số ấu trùng Nauplius ban đầu
A2: Tổng số ấu trùng Postlarvae xuất bán
 Xác định thời gian chuyển giai đoạn
+ Theo dõi quá trình phát triển của ấu trùng, khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn

tiếp theo được 50% thì tiến hành xác định thời gian chuyển giai đoan.
+ Cơng thức:
T = T2 – T1
Trong đó:
T: Thời gian biến thái của ấu trùng
T1: Thời gian xuất hiện đặc điểm của ấu trùng giai đoạn trước (giờ)
T2: Thời gian xuất hiện đặc điểm của ấu trùng giai đoạn sau (giờ)
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập trong quá trình thực hiện, được ghi chép lại trong sổ
tay nhật kí. Sau đó, các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2013. Số
liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình (TB), ± độ lệch chuẩn (SD).

15


×