Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Tìm hiểu quy trình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931) trong bể nổi theo công nghệ của công ty TNHH MTV long mạnh vĩnh hậu a hòa bình bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN NI TRỒNG THỦY SẢN
---------------o0o---------------

TÌM HIỂU QUY TRÌNH NI THƢƠNG PHẨM TÔM THẺ

CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) TRONG BỂ
NỔI THEO CÔNG NGHỆ CỦA CÔNG TY TNHH MTV LONG
MẠNH – VĨNH HẬU A – HỊA BÌNH – BẠC LIÊU

Giảng viên hƣớng dẫn

: TS. Bành Thị Quyên Quyên

Sinh viên thực hiện

: Phạm Thành Khá

Mã số sinh viên

: 57137234

Khánh Hòa - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
BỘ MÔN CƠ SỞ SINH HỌC NGHỀ CÁ


---------------o0o---------------

TÌM HIỂU QUY TRÌNH NI THƢƠNG PHẨM TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) TRONG BỂ NỔI
THEO CÔNG NGHỆ CỦA CÔNG TY TNHH MTV LONG MẠNH –
VĨNH HẬU A – HỊA BÌNH – BẠC LIÊU

GVHD: TS. Bành Thị Quyên Quyên
SVTH: Phạm Thành Khá
MSSV: 57137234

Khánh Hòa, tháng 07/2019


i
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Bành Thị Quyên Quyên,
đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian làm Đồ án tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các thầy cô trƣờng Đại học Nha Trang, Viện Nuôi trồng Thủy sản
đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, để tơi có
kiến thức thực hiện và hoàn thành đƣợc đồ án.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn K57 Nuôi trồng Thủy Sản, K57 Bệnh học
Thủy sản, các anh, chị K56 Nuôi trồng Thủy sản, K56 Bệnh học Thủy sản đã có những
chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ tơi trong thời gian vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh Long Văn Nghĩa, giám đốc công ty TNHH
MTV Long Mạnh, cảm ơn anh Thi, anh Bọc và cùng toàn thể các anh chị em cơng
nhân đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian làm đồ án tại công ty.
Cuối cùng, cho tôi đƣợc gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
hỗ trợ tơi về mặt tinh thần, cũng nhƣ cung cấp tài chính giúp tơi có thể học tập.
Nha trang, tháng 06 năm 2019

Sinh viên thực hiện
Phạm Thành Khá


ii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ i
MỤC LỤC .................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................... v
CHÚ THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT..................................................... vi
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................ 3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng ............................................. 3
1.1.1. Hệ thống phân loại, phân bố và đặc điểm hình thái ........................................ 3
1.1.2. Đặc điểm sinh trƣởng ...................................................................................... 4
1.1.3. Đặc điểm dinh dƣỡng ...................................................................................... 5
1.1.4. Đặc điểm sinh thái .......................................................................................... 5
1.2. Tình hình ni tơm thẻ chân trắng trên thế giới và ở Việt Nam ......................... 6
1.2.1. Tình hình ni tơm thẻ chân trắng trên thế giới .............................................. 6
1.2.2. Tình hình ni tơm thẻ chân trắng ở Việt Nam............................................... 7
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 9
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tƣợng nghiên cứu ..................................................... 9
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ........................................................................ 9
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 10
2.3.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm...................................................................... 10
2.3.2. Phƣơng pháp xác định một số chỉ tiêu .......................................................... 10
2.3.3. Một số cơng thức tính ................................................................................... 11
2.3.4. Phƣơng pháp xử lí số liệu ............................................................................. 12

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 13
3.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 13
3.2. Cơ sở vật chất và hệ thống cơng trình .............................................................. 14
3.2.1. Ao lắng ......................................................................................................... 15
3.2.2. Ao xử lí ......................................................................................................... 16
3.2.3. Bể ƣơng ........................................................................................................ 17
3.2.4. Bể ni.......................................................................................................... 17
3.2.5. Hệ thống xử lý chất thải (Biogas) ................................................................. 18


iii
3.2.6. Một số hệ thống cơng trình, phụ trợ khác ..................................................... 19
3.3. Quy trình ƣơng tơm thẻ chân trắng trên bể nổi ................................................ 20
3.3.1. Cải tạo, vệ sinh cơng trình và thiết bị............................................................ 20
3.3.2. Cấp nƣớc và tạo hệ vi vật có lợi.................................................................... 20
3.3.3. Kỹ thuật chọn và thả giống ........................................................................... 22
3.3.3.1. Kỹ thuật chọn giống ................................................................................... 22
3.3.3.2. Kỹ thuật thả giống...................................................................................... 23
3.3.4. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ....................................................................... 25
3.3.4.1. Quản lý thức ăn bể ƣơng ............................................................................ 25
3.3.4.2. Quản lý mơi trƣờng bể ƣơng ...................................................................... 27
3.3.4.3. Phịng và trị bệnh cho tôm ƣơng ................................................................ 31
3.3.5. Kỹ thuật san tôm từ bể ƣơng sang bể nuôi .................................................... 32
3.4. Quy trình ni thƣơng phẩm tơm thẻ chân trắng trên bể nổi............................ 33
3.4.1. Cải tạo, vệ sinh cơng trình và thiết bị............................................................ 34
3.4.2. Cấp và gây màu nƣớc.................................................................................... 34
3.4.3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ....................................................................... 35
3.4.3.1. Quản lý thức ăn .......................................................................................... 35
3.4.3.2. Quản lý các yếu tố môi trƣờng ................................................................... 36
3.4.3.3. Phòng và trị bệnh ....................................................................................... 40

3.5. Thu hoạch ........................................................................................................ 41
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ................................................... 43
4.1. Kết luận ........................................................................................................... 43
4.2. Đề xuất ý kiến .................................................................................................. 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 45
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 47


iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm sinh thái của tôm thẻ chân trắng [4] ............................................. 5
Bảng 2.1. Các dụng cụ, thiết bị đo thông số môi trƣờng ............................................. 10
Bảng 3.1. Cơng thức tạo hệ vi sinh vật có lợi cho bể ƣơng ......................................... 21
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu, phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng tôm giống ......................... 22
Bảng 3.3. Các thông số môi trƣờng trong bể ƣơng trƣớc khi thả tôm giống ............... 23
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu khi thả tôm giống ............................................................... 24
Bảng 3.5. Khẩu phần ăn của tôm từ 01 – 19 ngày tuổi (250.000 con/500 m2) ............ 25
Bảng 3.6. Tỷ lệ % NH3 trong tổng hàm lƣợng ammonia ở các nhiệt độ và pH khác
nhau [25]..................................................................................................................... 30
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu đánh giá sức khỏe của tôm ................................................. 32
Bảng 3.8. Công thức gây màu nƣớc cho bể nuôi thƣơng phẩm .................................. 35
Bảng 3.9. Khẩu phần ăn của tôm từ ngày 61 - 92 ....................................................... 36
Bảng 3.10. Phụ gia, thuốc và công dụng của từng sản phẩm sử dụng cho tôm ........... 40
Bảng 3.11. Kết quả ƣơng tôm trong bể 100 m2 từ ngày 01 đến ngày thứ 19.............. 41
Bảng 3.12. Kết quả nuôi tôm thẻ chân trắng trong 04 bể nuôi 500 m2/bể ................... 42


v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tơm thẻ chân trắng ....................................................................................... 3

Hình 1.2. Cơ cấu tơm ni thế giới theo lồi (1995 – 2019) [15] ................................. 6
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ................................................................... 9
Hình 2.2. Một số dụng cụ đo mơi trƣờng .................................................................... 11
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu ................................................................ 13
Hình 3.2. Sơ đồ trang trại ni ................................................................................... 15
Hình 3.3. Nƣớc cấp từ kênh vào ao lắng 1 thông qua cống cấp tại công ty Long Mạnh
.................................................................................................................................... 16
Hình 3.4. Vệ sinh ao xử lý (trái) và xử lý nƣớc bằng chlorine (phải) ......................... 16
Hình 3.5. Các khung sắt để dựng thành bể ƣơng (trái) và bể ƣơng hồn chỉnh (phải) 17
Hình 3.6. Bể ni đã đƣợc vệ sinh và lắp đặt các vỉ oxy ............................................ 18
Hình 3.7. Hố Biogas (trái) và bể lắng chất thải của tơm (phải) ................................... 19
Hình 3.8. Một số sản phẩm dùng để tạo hệ vi sinh vật có lợi...................................... 21
Hình 3.9. Tơm giống C.P và bồn chứa tơm giống....................................................... 24
Hình 3.10. pH bể ƣơng 01 và 02 tại thời điểm 8 giờ sáng trong suốt thời gian ƣơng.. 28
Hình 3.11. Độ kiềm của bể ƣơng 01 và 02 trong suốt thời gian ƣơng ........................ 29
Hình 3.12. Diễn biến TAN trong bể ƣơng 01 và bể ƣơng 02 ...................................... 31
Hình 3.13. Dùng lƣới kéo xung quanh bể ƣơng để bắt tôm ........................................ 33
Hình 3.14. Trƣớc và sau khi gây màu nƣớc ................................................................ 34
Hình 3.15. Biến động nhiệt độ trong một ngày của bể ni 01 và 02 (tháng 03 –
04/2019)...................................................................................................................... 37
Hình 3.16. Biến động của pH lúc 8g00 trong bể nuôi 01 và 02 .................................. 38
Hình 3.17. Biến động của độ kiềm trong bể ni 01 và 02 ......................................... 38
Hình 3.18. Hàm lƣợng TAN trong bể ni 01 và 02 .................................................. 39
Hình 3.19. Hàm lƣợng NO2- trong bể nuôi 01 và 02 .................................................. 40


vi
CHÚ THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

TNHH


: Trách nhiệm hữu hạn

MTV

: Một thành viên

HDPE

: Bạt dẻo chống thấm

FCR

: Hệ số chuyển đổi thức ăn

PL

: Post - Larvae

PVC

: Polyvinylclorua

EMS

: Hội chứng tôm chết sớm

RAS

: Công nghệ nuôi thủy sản tuần hồn nƣớc


FAO

: Tổ chức nơng nghiệp và lƣơng thực thế giới

EHP

: Vi bào tử trùng

ADGW

: Tốc độ tăng trƣởng trung bình ngày về khối lƣợng cơ thể tơm

ADGL

: Tốc độ tăng trƣởng trung bình ngày về chiều dài cơ thể tôm


1
MỞ ĐẦU
Xu hƣớng nuôi thâm canh trong thủy sản ngày càng phát triển dẫn đến việc
dịch bệnh bùng phát thƣờng xun, ơ nhiễm mơi trƣờng tăng cao. Từ đó, nhiều nghiên
cứu đƣợc thực hiện và các quy trình cơng nghệ nuôi trồng thủy sản ứng dụng các tiến
bộ khoa học công nghệ ra đời nhƣ: công nghệ nuôi thủy sản tuần hồn (RAS), cơng
nghệ Biofloc, cơng nghệ Semi - Biofloc, công nghệ nano,… Các công nghệ này ngày
càng phổ biến và ứng dụng rộng rãi nhằm nâng cao tính an toàn sinh học, tăng sản
lƣợng, hạn chế tối đa sự ảnh hƣởng của dịch bệnh; phát triển nghề nuôi thủy sản ngày
một bền vững, thân thiện với môi trƣờng, đảm bảo có những sản phẩm sạch, chất
lƣợng cao [17].
Cơng ty TNHH MTV Long Mạnh ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hịa Bình, tỉnh Bạc

Liêu đã nghiên cứu và áp dụng thành cơng mơ hình ni tơm siêu thâm canh cơng
nghệ cao trong bể nổi, mang lại hiệu quả khá cao. Đây là mơ hình đầu tiên ở Bạc Liêu
do Thạc sĩ, kỹ sƣ Long Văn Nghĩa, Trƣởng Phòng Kỹ thuật Cơng ty Long Mạnh,
nghiên cứu, áp dụng. Mơ hình đƣợc áp dụng đối với tôm thẻ chân trắng với quy trình
kỹ thuật cơng nghệ cao siêu thâm canh nhiều giai đoạn và tách chất thải rắn, tái sử
dụng nƣớc. Bể ni đƣợc thiết kế đặc biệt với dạng trịn, dựng từ khung thép, phủ bạt
HDPE có đáy dạng hình phễu, vách đứng. Tại mỗi bể nuôi lắp hệ thống quan trắc tự
động các yếu tố mơi trƣờng. Quy trình ni tuân thủ rất nghiêm ngặt kỹ thuật: từ khâu
chọn giống, nguồn nƣớc, thức ăn, thuốc thủy sản, đến kiểm tra, theo dõi sự phát triển
của tôm [19]. Với ƣu điểm đặt nổi trên mặt đất, thuận tiện trong mọi địa hình, khơng
bị hiện tƣơng thẩm thấu ngƣợc từ mơi trƣờng bên ngồi vào bể ni nên mơi trƣờng
bể ni ít biến động và có khả năng ứng dụng cơng nghệ 4.0 vào quy trình quản lý.
Ƣu điểm nữa của bể trịn là diện tích khoảng 500 m2 nên sử dụng dàn quạt ít hơn, chỉ
cần 2 dàn quạt cho mỗi bể từ đó tiết kiệm chi phí nhiên liệu và cũng tiết kiệm nhân
cơng vận hành hệ thống ni. Ngồi ra, do ƣơng và ni trong diện tích nhỏ nên rất dễ
quản lý, khi có hiện tƣợng bệnh ngƣời ni có thể dùng một lƣợng chất xử lý rất ít cho
cả đàn tơm, tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí. Ngƣời ni cũng có thể di chuyển, thay
đổi kích thƣớc,…để phù hợp với từng điều kiện nuôi. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp,
địa phƣơng đã áp dụng và cho hiệu quả cao [11], [8].


2
Xuất phát từ thực tiễn đó và đƣợc sự phân công của Viện Nuôi trồng Thủy sản,
tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu quy trình ni thương phẩm tôm thẻ chân
trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) trong bể nổi theo công nghệ của Công
ty TNHH MTV Long Mạnh – Vĩnh Hậu A – Hịa Bình – Bạc Liêu”, với những nội
dung sau:
1. Tìm hiểu về hệ thống cơng trình và thiết bị của trại ni
2. Tìm hiểu quy trình ƣơng và nuôi thƣơng phẩm bao gồm: Chuẩn bị bể, xử lý
và cấp nƣớc, gây màu nƣớc, kỹ thuật chọn và thả giống, kỹ thuật chăm sóc

và quản lý
3. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế vụ nuôi
Trong quá trình hồn thành đề tài, do thời gian thực tập ngắn và kinh nghiệm
còn nhiều hạn chế nên trong quá trình làm báo cáo khơng thể tránh khỏi sai sót. Vì
vậy, tơi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và các bạn để đồ án
đƣợc hoàn thiện hơn.


3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng
1.1.1. Hệ thống phân loại, phân bố và đặc điểm hình thái
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vannamei Boone, 1931
Tên tiếng Anh: Whiteleg shrimp
Tên tiếng Việt: Tơm chân trắng (FAO), tơm bạc Thái Bình Dƣơng, ở Việt Nam
thƣờng gọi là tơm chân trắng [1].

Hình 1.1. Tơm thẻ chân trắng
Tơm thẻ chân trắng có cấu tạo ngồi giống với tơm he Trung Quốc (Penaeus
chinensis) và tơm bạc (Penaeus merguiensis) [2]. Trên thân tơm khơng có đốm vằn,
chân bị có màu trắng ngà nên có tên gọi là tơm chân trắng, chân bơi có màu trắng
vàng, các vành chân đi có màu đỏ nhạt và xanh, râu màu đỏ và dài gấp 1,5 lần chiều
dài thân (Hình 1.1). Tơm thẻ chân trắng mỏng, có thể nhìn thấy đƣờng ruột rất rõ từ



4
mặt lƣng. Tơm thẻ chân trắng cái có thelycum hở. Chủy đầu có hai gai ở mặt bụng và
8 - 9 gai ở mặt lƣng là đặc điểm phân loại chủ yếu giữa tơm thẻ chân trắng và các lồi
tơm khác [2].
Trong tự nhiên, tôm thẻ chân trắng phân bố chủ yếu ở phía đơng của Nam Mỹ,
vùng biển tây Thái Bình Dƣơng, từ Mexico đến miền trung Peru, nhiều nhất ở vùng
Ecuador, Hawaii. Hiện nay tôm thẻ chân trắng đƣợc nuôi ở nhiều nƣớc trên thế giới
nhƣ Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,…[2].
Tôm thẻ chân trắng là lồi tơm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn
rộng về độ mặn và nhiệt độ. Tơm có khả năng thích nghi với độ mặn 0,5 – 45 ‰, tuy
nhiên khoảng thích hợp từ 7 – 34 ‰ và tăng trƣởng tốt ở độ mặn thấp từ 10 – 15 ‰.
Vì thế, tơm chân trắng đƣợc xem là đối tƣợng thích hợp cho ni thủy sản nội địa.
Mặc dù tơm có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về nhiệt độ từ 15 – 33oC, nhƣng
nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tơm là 27 – 30oC [1].
Trong các vùng biển tự nhiên, tôm thẻ chân trắng phân bố ở nơi có đáy cát
bùn, độ sâu < 72m, tôm trƣởng thành phần lớn phân bố ở vùng ven bờ biển, tôm con
phân bố nhiều ở vùng cửa sông, nơi giàu chất dinh dƣỡng. Ban ngày tơm vùi mình
trong bùn, kiếm ăn vào ban đêm [1].
1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng
Sự tăng trƣởng về kích thƣớc của tơm thẻ chân trắng có dạng bậc thang, thể
hiện sự sinh trƣởng khơng liên tục. Kích thƣớc giữa hai lần lột xác hầu nhƣ không
tăng hoặc tăng không đáng kể và s tăng vọt sau mỗi lần lột xác. Trong khi đó sự tăng
trƣởng về trọng lƣợng có tính liên tục hơn. Tơm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trƣởng
tƣơng đối nhanh tùy thuộc vào giai đoạn phát triển, giới tính, điều kiện mơi trƣờng,
dinh dƣỡng…Tơm thẻ chân trắng có tuổi thọ ngắn, tuổi thọ tơm đực thấp hơn tôm cái.
Trong điều kiện sinh thái tự nhiên, nhiệt độ nƣớc 30 – 32oC, độ mặn 20 – 40 ‰, từ
tôm bột đến tôm thu hoạch mất 180 ngày, cỡ tơm trung bình đạt khoảng 40 g/con,
chiều dài trong khoảng từ 4 -16 cm. Tuổi thọ trung bình của tôm thẻ chân trắng lớn
hơn 32 tháng [2].



5
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Tơm thẻ chân trắng là lồi ăn tạp, thiên về động vật. Trong tự nhiên chúng ăn
xác thối rữa, các mảnh vụn hữu cơ, các loài giác xác nhỏ và giun nhiều tơ. Trong nuôi
thâm canh, tôm thẻ chân trắng đƣợc cho ăn chủ yếu là thức ăn viên công nghiệp với
thành phần protein 28 - 35%. Tôm thẻ chân trắng sống trong môi trƣờng tự nhiên hoạt
động về đêm là chính, ban ngày nằm một chỗ không kiếm ăn. Tuy nhiên, trong nuôi
tập trung và thâm canh, tập tính ăn thay đổi khi cho ăn chủ yếu vào ban ngày. Thức ăn
của tôm cần một tỷ lệ tích hợp về thành phần dinh dƣỡng nhƣ: protein, lipit, glucid,
vitamin, khoáng,… Chế độ dinh dƣỡng thiếu hoặc không phù hợp đều ảnh hƣởng đến
tốc độ sinh trƣởng và tỷ lệ sống của tôm [2], [3].
1.1.4. Đặc điểm sinh thái
Trong môi trƣờng ao nuôi tôm bao gồm các yếu tố thủy lý, thủy hóa và thủy
sinh tác động trực tiếp đến tôm và ảnh hƣởng qua lại lẫn nhau. Khi một yếu tố thay
đổi thƣờng dẫn đến các yếu tố khác cũng thay đổi. Do đó, cần có biện pháp kỹ thuật
thích hợp để duy trì các yếu tố môi trƣờng trong khoảng tốt nhất. Nhƣ vậy, tôm trong
ao s phát triển và sinh trƣởng nhanh hơn.
Bảng 1.1. Đặc điểm sinh thái của tôm thẻ chân trắng [4]
STT

Yếu tố mơi trƣờng

Khoảng thích ứng

Khoảng tốt nhất

1

Nhiệt độ (oC)


26 – 32

27 – 30

2

Độ mặn (ppt)

0 – 35

15 – 25

3

DO (mgO2/l)

5–8

>5

4

pH

7,0 – 9,0

7,8 – 8,2

5


NH3 (mg/l)

< 0,1

< 0,1

6

H2S (mg/l)

< 0,03

< 0,01

7

NO2 (mg/l)

< 0,5

< 0,5

8

Độ cứng (mgCaCO3/L)

100 – 250

100 – 180


9

Độ kiềm (mgCaCO3/L)

100 – 250

100 – 180


6
1.2. Tình hình ni tơm thẻ chân trắng trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình ni tơm thẻ chân trắng trên thế giới
Tôm thẻ chân trắng đƣợc nuôi đầu tiên ở Trung và Nam Mỹ vào đầu những
năm 1980. Mặc dù thời tiết biến động bất thƣờng dẫn đến bùng phát dịch bệnh, sản
lƣợng tôm thẻ chân trắng vẫn tăng lên 270.000 tấn vào năm 2004, trƣớc đó đã giảm từ
193.000 tấn vào năm 1998 xuống còn 143.000 tấn vào năm 2000. Ở châu Á trƣớc năm
2000, do lo ngại về sự lây lan dịch bệnh của một số lồi ngoại lai nên tơm thẻ chân
trắng cũng chỉ đƣợc nuôi ở một số quốc gia nhƣ Campuchia, Ấn Độ, Malaysia,
Myanmar và Philippines [14]. Nhƣng sau đó, lợi nhuận cao và những ƣu điểm rõ rệt ở
lồi tơm này đã khiến ngƣời dân ở nhiều nƣớc tiến hành nuôi tự phát. Sản lƣợng tôm
các loại tăng nhanh và ổn định ở khu vực châu Á tại thời điểm đó là do tơm chân
trắng, góp phần đẩy sản lƣợng tơm thế giới tăng gấp 2 lần vào năm 2000 [16].
Ngành tơm tồn cầu hiện nay đang phải đối mặt với vơ số thách thức, trong đó
nghiêm trọng nhất chính là dịch bệnh do vi khuẩn, virus và nấm mốc; tiếp đến là
nguồn thức ăn; tác động môi trƣờng, thị trƣờng và các vƣớng mắc trong thu hút đầu
tƣ. Dịch bệnh và nguyên liệu thức ăn luôn là những thách thức lớn nhất hiện nay. Do
đó, suốt hai thập kỷ qua, một số quốc gia nuôi tôm đã tập trung nỗ lực tìm ra cách
quản lý dịch bệnh hiệu quả để duy trì sự tăng trƣởng [20].


Hình 1.2. Cơ cấu tơm ni thế giới theo lồi (1995 – 2019) [15]
Thập kỷ trƣớc, hai đại dịch cực kỳ nghiêm trọng gồm EMS / AHPND do vi
khuẩn Vibrio parahaemolytius và dịch bệnh mới HPM do ký sinh trùng EHP gây ra đã


7
khiến tơm tồn cầu bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Thái Lan, từ một nƣớc nuôi tôm hàng
đầu thế giới, tới nay vẫn chƣa tìm lại đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng cũng bởi hậu quả
của đại dịch bệnh nói trên [6].
1.2.2. Tình hình ni tơm thẻ chân trắng ở Việt Nam
Tôm thẻ chân trắng đƣợc nuôi tại Việt Nam vào đầu những năm 2000, chủ yếu
ở các tỉnh miền trung. Sản lƣợng tơm thẻ chân trắng cịn thấp do đây là một lồi mới,
cũng nhƣ chƣa có một quy trình hay kỹ thuật nuôi tiên tiến. Từ năm 2008, tôm thẻ
chân trắng đƣợc nuôi rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long, tình hình ni
tơm thẻ có chiều hƣớng tốt lên, sản lƣợng bắt đầu tăng khi mô hình ni tơm thẻ ngày
càng đƣợc nhân rộng, đồng thời tôm thẻ đƣợc đƣa vào xuất khẩu để bù đắp cho những
thiệt hại từ ngành xuất khẩu tôm sú đang gặp nhiều khó khăn. Từ sản lƣợng 50.000
tấn năm 2008 đã tăng lên 90.000 nghìn tấn 2009, và năm 2011 là hơn 150.000 tấn [6],
[13].
Năm 2018, cả nƣớc thả nuôi tôm nƣớc lợ trên 736.000 ha, tăng 3,0% so với
năm 2017; trong đó, diện tích thả ni tơm thẻ chân trắng là 104.000 ha. Sản lƣợng
tôm nuôi nƣớc lợ năm 2018 đạt trên 762.000 tấn, tăng 6,3% so với năm 2017, trong đó
sản lƣợng tơm thẻ chân trắng là 464.000 tấn. Tuy diện tích, sản lƣợng tơm ni đều
tăng so với năm 2017, nhƣng theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, giá trị xuất khẩu
chỉ đạt gần 3,6 tỷ USD (giảm 7,8% so với năm 2017). Một số thị trƣờng xuất khẩu
chính bị giảm giá trị xuất khẩu nhƣ: EU giảm 2,8%, Mỹ 3,3%, Nhật Bản 9,2%, Đài
Loan 2,6%, Trung Quốc và Hồng Kơng 28% [12].
Nhƣ vậy có thể thấy, diện tích và sản lƣợng tơm năm 2018 đều tăng, tuy nhiên,
kim ngạch xuất khẩu lại giảm nhẹ, nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc khủng hoảng giá
tôm hiện nay chính là do dịch EMS/AHPND tại Đơng Nam Á xảy ra cách đây vài

năm. Đúng nhƣ dự đoán của các chuyên gia tại Hội nghị Thị trƣờng Thủy sản toàn cầu
2018 (GSMC) tại Miami, Mỹ vào đầu năm 2018, thách thức của ngành tôm 2018 s
không phải là dịch bệnh mà chính là hệ lụy của các đợt cao trào sản xuất. Tất cả
những gì xảy ra khi ngành tơm sau biến cố đại dịch bệnh đó chính là giá s tăng. Và
khi giá tăng cao s dẫn tới nguy cơ đầu cơ tích lũy, mà cụ thể ở ngành tơm đó là nơng
dân gia tăng sản xuất, mở rộng trại ni bất chấp chi phí đầu vào tăng cao. Đó chính là


8
lý do dẫn đến tình trạng nguồn cung dƣ thừa. Hậu quả, thị trƣờng đang tự điều chỉnh
theo cách giảm giá tôm xuống mức thấp, trái với kỳ vọng cuả các nƣớc ni tơm trƣớc
đó. Điều này buộc ngành tơm thời gian tới phải thay đổi lại cách thức sản xuất để có
thể tồn tại và tiếp tục phát triển [18].
Nhờ sự đầu tƣ tâm huyết, công sức và tiền bạc có hiệu quả, mơ hình ni tơm
thẻ ở Việt Nam đã ngày càng chuyên nghiệp, bài bản hơn. Các kỹ thuật tiên tiến, công
nghệ cao đƣợc ứng dụng vào nghề nuôi tôm, giúp sản lƣợng tôm thẻ chân trắng khơng
ngừng tăng lên, thậm chí có khả năng ứng phó với những thay đổi bất lợi của môi
trƣờng nuôi, hay sự khắt khe trong khâu đánh giá sản phẩm xuất khẩu của các thị
trƣờng khó tính trên thế giới. Có thể nói, việc ni tơm thẻ chân trắng là một bƣớc đi
đúng đắn trong ngành nuôi thủy sản Việt Nam [6].


9
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tƣợng nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH MTV Long Mạnh tại xã Vĩnh Hậu A, huyện
Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu
Thời gian nghiên cứu: 19/02/2019 – 17/05/2019
Đối tƣợng nghiên cứu: Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Tìm hiểu quy trình ni thƣơng phẩm tơm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei
Boone, 1931) trong bể nổi theo công nghệ của Công ty TNHH MTV Long Mạnh –
Vĩnh Hậu A – Hịa Bình – Bạc Liêu

Điều kiện tự
nhiên, cơ sở
vật chất và
hệ thống
công trình

Điều
kiện
tự
nhiên

Cơ sở
vật
chất
và hệ
thống
cơng
trình

Quy trình
ƣơng TTCT
trên bể nổi

Cải
tạo,
vệ

sinh
cơng
trình

thiết
bị

Xử lý,
cấp
nƣớc
và tạo
hệ vi
sinh
vật có
lợi

Kỹ
thuật
chọn
và thả
giống

Quy trình
ni thƣơng
phẩm TTCT
trên bể nổi

Kỹ
thuật
chăm

sóc và
quản
lý bể
ƣơng

Cải
tạo,
vệ
sinh
cơng
trình

thiết
bị

Kết luận và đề xuất ý kiến
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Xử lý,
cấp và
gây
màu
nƣớc

Thu hoạch
và đánh giá
hiệu quả
kinh tế

Kỹ

thuật
chăm
sóc và
quản
lý bể
ƣơng

Thu
hoạch

đánh
giá
hiệu
quả
kinh
tế


10
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập trong quá trình trực tiếp tham gia vào các công
việc tại công ty, kết hợp với phỏng vấn chủ doanh nghiệp, các kỹ thuật viên và cùng
tồn thể cơng nhân. Số liệu đƣợc thu thập từ các ao ƣơng và ao nuôi thƣơng phẩm.
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ tạp chí, tài liệu, các bài báo cáo, các cơng trình
nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, các website,…
2.3.2. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ trong Bảng 2.1 để kiểm tra các yếu tố môi trƣờng
trong bể ƣơng, bể nuôi. Thời gian kiểm tra từ 7 – 8 giờ sáng hàng ngày. Riêng thứ 7
hằng tuần s lấy mẫu nƣớc và mẫu tôm đƣa đi kiểm tra tại phòng lab của Tongwei.

Các thao tác khi thu mẫu và kiểm tra phải đƣợc thực hiện chính xác, đúng với hƣớng
dẫn của từng dụng cụ đo. Sử dụng vở để ghi chép lại các số liệu để thuận tiện cho việc
theo dõi, đánh giá trong quá trình sản xuất.
Bảng 2.1. Các dụng cụ, thiết bị đo thông số môi trƣờng
Stt Yếu tố

Dụng cụ đo

Thời gian đo

Sai số

Tần suất đo

1

Độ mặn (ppt)

Khúc xạ kế

8h/14h

0,5

Hằng ngày

2

Nhiệt độ (oC)


Nhiệt kế

8h/14h

0,5

Hằng ngày

3

pH

Test AQUA

8h

0,1

Hằng ngày

4

Kiềm (mgCaCO3/L)

Test AQUA

8h

10


Hằng ngày

5

Ca2+ (mgCaCO3/L)

Test AQUA

8h

20

1 lần/tuần

6

Mg2+ (mgCaCO3/L)

Test AQUA

8h

20

1 lần/tuần

7

NO2- (mg/l)


Test AQUA

8h

0,1

1 lần/tuần

8

NH3/NH4+ (mg/l)

Test AQUA

8h

0,1

Hằng ngày


11

Hình 2.2. Một số dụng cụ đo mơi trường
2.3.3. Một số cơng thức tính
 Tốc độ tăng trƣởng trung bình ngày theo khối lƣợng (ADGw) và
chiều dài (ADGL) của tôm:
ADGw (g/con/ngày) =

ADGL (cm/con/ngày) =


Trong đó:
+ ADGw: Tốc độ tăng trƣởng trung bình ngày về khối lƣợng cơ thể tơm
+ ADGL: Tốc độ tăng trƣởng trung bình ngày về chiều dài cơ thể tơm
+ W1, W2: Khối lƣợng trung bình của tôm kiểm tra lần trƣớc, lần sau
+ L1, L2: Chiều dài trung bình của tơm kiểm tra lần trƣớc, lần sau
+ t1: Ngày tuổi của tôm kiểm tra lần trƣớc
+ t2: Ngày tuổi của tôm kiểm tra lần sau


12
 Năng suất:
R (tấn/ha) =
Trong đó:
+ R: Năng suất (tấn/ha)
+ P: Sản lƣợng tơm thu hoạch (tấn)
+ S: Diện tích ni (ha)
 Hệ số chuyển đổi thức ăn:
FCR =
Trong đó:
+ FCR: Hệ số chuyển đổi thức ăn
+ P: Tổng khối lƣợng thức ăn sử dụng cho cả vụ (kg)
+ Q: Tổng khối lƣợng tôm thu hoạch (kg)
 Một số công thức tính hiệu quả kinh tế:
Tổng thu = Tổng sản lƣợng thu hoạch * Giá bán tại thời điểm thu
Tổng chi = Tiền điện, nƣớc + Con giống + Thức ăn + Thuốc, hóa chất + Lƣơng
cơng nhân + Khấu hao tài sản + Chi phí khác
Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi
Giá thành = Tổng chi phí / Tổng sản lƣợng thu hoạch
Lợi nhuận biên = (Giá bán – Giá thành) / Giá bán

2.3.4. Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu đƣợc xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2013.


13
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, thuộc Đồng bằng sơng Cửu Long.
Phía bắc giáp với Hậu Giang, phía Đơng và Đơng Bắc giáp với Sóc Trăng, phía Tây
Nam giáp với Cà Mau, phía Tây Bắc giáp với Kiên Giang, phía Đơng Nam giáp với
Biển Đơng với đƣờng bờ biển dài 56 km [21].

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu


14
Bạc Liêu nằm trong vùng rìa châu thổ của Đồng bằng Sơng Cửu Long. Địa
hình tƣơng đối bằng phẳng, cao trung bình từ 0,3 - 0,5 m. Địa hình có xu hƣớng dốc
từ bờ biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây Nam (độ dốc trung bình tồn tỉnh từ
1 - 1,5 cm/km). Kiểu địa hình này thuận lợi cho việc đƣa nƣớc biển vào nội đồng phục
vụ nuôi trồng thủy sản, song cũng tạo thành các vùng trũng cục bộ, đặc biệt là ở các
huyện Phƣớc Long, Hồng Dân và Giá Rai [22].
Khí hậu của tỉnh Bạc Liêu thuộc nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa
từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa trung
bình hàng năm 2.000 - 2.300 mm. Nhiệt độ trung bình dao động khoảng 26 - 27ºC,
cao nhất khoảng 35ºC, thấp nhất 20,5ºC. Số giờ nắng trung bình trong năm 2.400 giờ.
Nhìn chung, khí hậu Bạc Liêu khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là
trồng lúa và nuôi trồng thủy sản [21], [23].
Ngày nay nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu khá phát triển với diện tích đất
nuôi trồng thủy sản chiếm 116.005 ha trên tổng diện tích đất cả tỉnh là 266.900 ha

(năm 2017). Với quy mô canh tác lớn khắp cả nƣớc đã giúp tỉnh Bạc Liêu không
ngừng gia tăng giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản trong những năm qua [23].
3.2. Cơ sở vật chất và hệ thống cơng trình
Trang trại của cơng ty TNHH MTV Long Mạnh có tổng diện tích hơn 3 ha
gồm có 3 ao lắng với diện tích từ 4000 – 5000 m2 (khơng lót bạt HDPE), 4 ao xử lý
nƣớc với diện tích 1000 – 1200 m3 (có lót bạt HDPE), 4 bể ƣơng nổi với diện tích mỗi
bể là 100 m2, 8 bể nuôi nổi với diện tích mỗi bể là 500 m2, 2 ao ziczac để xử lý chất
thải với diện tích 40 – 50 m2. Nhà ở cho cơng nhân, nhà ăn, phịng làm việc, nhà cơ
khí,...tất cả đƣợc xây dựng tập trung trong khn viên trang trại (Hình 3.2).


15

Hình 3.2. Sơ đồ trang trại ni

3.2.1. Ao lắng
Trang trại có 3 ao lắng, diện tích mỗi ao từ 4000 – 5000 m2, ao đất, khơng có
lót bạt HDPE, trong mỗi ao lắng đều thả cá rô phi để giúp lọc sach và ổn định môi
trƣờng nƣớc.
Sử dụng một máy bơm chạy bằng dầu diesel để cấp nƣớc từ kênh vào đầu ao
lắng 1 (Hình 3.3), thơng qua ống nhựa PVC 114 mm. Nƣớc chảy từ đầu ao lắng 1 đến
cuối ao lắng 1, rồi đi qua ống nhựa PVC 300 mm nối liền với ao lắng 2. Tƣơng tự,
nƣớc chảy từ cuối ao lắng 2 đến đầu ao lắng 2, rồi qua ống nhựa PVC 300mm nối liền
với ao lắng 3. Ao lắng 3 đƣợc nối trực tiếp với mƣơng cấp nƣớc vào ao xử lý. Nƣớc
cấp từ kênh ngoài vào đến mƣơng phải đi qua 3 ao lắng, đi theo kiểu ziczac, đồng thời
mỗi ao lắng lại đƣợc cá rơ phi lọc sạch nƣớc, do đó, khi nƣớc đƣợc dẫn đến cuối
mƣơng thì nƣớc đã rất sạch, chỉ cần xử lý qua hóa chất là đã đạt yêu cầu.


16


Hình 3.3. Nước cấp từ kênh vào ao lắng 1 thông qua cống cấp tại công ty Long
Mạnh
3.2.2. Ao xử lý nước
Nƣớc sau khi qua các ao lắng s đƣợc cấp vào 4 ao xử lý, mỗi ao sử dụng một
máy bơm nƣớc 3 HP để bơm nƣớc từ mƣơng vào. Ao xử lý có diện tích từ 500 – 600
m2, độ sâu 2 – 2,5 m, ao lót bạt HDPE toàn bộ, giữa ao thiết kế một hố xi phông để vệ
sinh sau mỗi vụ nuôi. Xung quanh ao xử lý có rào lƣới chắn để ngăn chặn các lồi
địch hại. Bên trong ao có lắp đặt 1 dàn quạt để đảo đều nƣớc khi xử lý hóa chất.
Quy trình xử lý nƣớc: Đầu tiên, cấp nƣớc vào đầy ao và mở quạt đảo nƣớc.
Tiếp theo xử lý thuốc tím và Đồng (II) sulfate với liều lƣợng mỗi loại 2 ppm. Khoảng
30 phút sau, xử lý chlorine với liều lƣợng 20 – 25 ppm và chạy quạt liên tục. Sau 24
giờ, tạt xuống ao 3 bao vôi CaCO3, 2 bao vôi Dolomite (1 bao 25 kg). Cho quạt đảo
đều nƣớc khoảng 15 phút thì tắt quạt. 2 – 3 giờ sau có thể cấp nƣớc vào bể ƣơng, ni.

Hình 3.4. Vệ sinh ao xử lý (trái) và xử lý nước bằng chlorine (phải)


17
3.2.3. Bể ương
Trang trại có 4 bể ƣơng, mỗi bể có diện tích khoảng 100 m2, hình trịn, đƣợc
xây dựng nổi hoàn toàn trên mặt đất. Bể đƣợc dựng từ các khung sắt riêng lẻ (Hình
3.5), thành bể cao 1m. Bên trong đƣợc lót bạt HDPE có độ dày 1 mm. Đáy bể đƣợc
thiết kế hơi nghiêng vào chính giữa, độ sâu giữa bể khoảng 1,1 – 1,2 m.

Hình 3.5. Các khung sắt để dựng thành bể ương (trái) và bể ương hoàn chỉnh (phải)
Dƣới đáy bể đƣợc lắp đặt 35 vỉ khuếch tán oxy Nano, gắn trực tiếp với ỗng dẫn
khí có đƣờng kính 27 mm. Vỉ khuếch tán oxy có dạng hình trịn, đƣợc cố định trên
một chữ thập có đƣờng kính 60 mm, bên trong chứa cát và nƣớc để làm cho chữ thập
nặng hơn (nếu không cố định thì khi thổi khí s làm vỉ khuếch tán oxy văng ra). Do sử

dụng nhiều vỉ oxy và bể có diện tích nhỏ nên khơng cần hệ thống đảo nƣớc, nƣớc
trong ao vẫn không bị phân tầng. Sử dụng một máy thổi khí 5 HP cung cấp khí cho 2
bể ƣơng.
Tất cả bể ƣơng đƣợc bao xung quanh và phía trên một lớp lƣới lan màu xanh
rất dày, nhằm hạn chế cơn trùng, sâu bọ, chim,…sau đó che thêm một lớp lƣới lan
màu đen bên trong nhằm hạn chế ánh sáng, giúp nhiệt độ ổn định hơn.
3.2.4. Bể ni
Bể ni có diện tích khoảng 500 m2, đƣợc thiết kế hình trịn, nổi trên mặt đất.
Bể đƣợc dựng từ các khung sắt riêng lẻ nhƣ bể ƣơng, thành bể có chiều cao 1,2 m.
Bên trong đƣợc lót bạt HDPE có độ dày 1 mm. Đáy bể đƣợc thiết kế nghiêng vào giữa
khoảng 4 – 5 %, độ sâu giữa bể khoảng 1,3 – 1,4 m. Giữa bể đặt một hố xi phông


×