Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài tập lớn môn pháp luật phòng chống tham nhũng (9 điểm) Những điểm mới trong Bộ luật hình sự năm 2015 về các tội phạm tham nhũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.92 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU............................................................................................................1
II. NỘI DUNG........................................................................................................1
1. Khái quát chung về các tội phạm tham nhũng............................................1
1.1. Khái niệm về tội phạm tham nhũng...........................................................1
1.2. Các tội phạm tham nhũng được quy định trong Bộ luật hình sự 2015......2
2. Phân tích những điểm mới trong quy định của Bộ luật hình sự 2015 về
các tội phạm tham nhũng...................................................................................2
2.1. Điểm mới về dấu hiệu định tội...................................................................2
2.2. Điểm mới về dấu hiệu định khung.............................................................5
2.3. Điểm mới về chế tài...................................................................................6
III. KẾT LUẬN......................................................................................................7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................8

0


I.

MỞ ĐẦU

Tham nhũng là một hiện tượng tiêu cực của xã hội và diễn ra ở tất cả các quốc
gia trên thế giới. Để hạn chế tình trạng tham nhũng Nhà nước ta đã ban hành nhiều
văn bản pháp luật khác nhau để điều chỉnh các vấn đề về phòng chống tham nhũng
như Luật phòng chống tham nhũng, Bộ luật hình sự,....Hiện nay, Bộ luật hình sự
2015 là bộ luật hiện hành quy định về các tội phạm tham nhũng. Bộ luật đã sửa đổi
một số quy định từ BLHS 1999 để phù hợp hơn so với thực tiễn xét xử. Để hiểu rõ
hơn về những điểm mới của Bộ luật hình sự 2015 so với năm 1999, em xin lựa
chọn đề bài số 06: “Những điểm mới trong Bộ luật hình sự năm 2015 về các tội
phạm tham nhũng” để làm đề tài cho bài học kỳ của mình.
II.


NỘI DUNG
1. Khái quát chung về các tội phạm tham nhũng
1.1. Khái niệm về tội phạm tham nhũng
Theo khoản 1, Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng 2018: “Tham nhũng là
hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ
lợi”
Để giải đáp về vấn đề thế nào là người có chức vụ, quyền hạn, khoản 2 Điều 3
Luật Phòng chống tham nhũng quy định:
“2.Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng,
do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng
lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định
trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân, viên chức quốc phịng trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ
sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công
an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
1


d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ và có quyền hạn
trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó.”
Qua đó có thể hiểu tội phạm về tham nhũng là những hành vi nguy hiểm cho
xã hội, do người có chức vụ, quyền hạn, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ
nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhằm mục đích vụ lợi, xâm phạm
hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc các
doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.1
1.2.


Các tội phạm tham nhũng được quy định trong Bộ luật hình sự 2015

Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 thì có 7 tội phạm tham nhũng được
quy định tại Mục I, Chương XXIII của Bộ luật này, bao gồm:
-Tội tham ô tài sản (Điều 353);
-Tội nhận hối lộ(Điều 354);
-Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355);
-Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356);
-Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357);
-Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
(Điều 358);
-Tội giả mạo trong công tác (Điều 359).
2. Phân tích những điểm mới trong quy định của Bộ luật hình sự 2015 về
các tội phạm tham nhũng
2.1. Điểm mới về dấu hiệu định tội
Thứ nhất, về chủ thể: mở rộng phạm vi chủ thể của tội phạm tham nhũng ra
khu vực tư (ngoài nhà nước).
1 />%8B%20Minh%20Nguy%E1%BB%87t_M%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20v%E1%BA%A5n%20%C4%91%E1%BB
%81%20l%C3%BD%20lu%E1%BA%ADn%20v%C3%A0%20th%E1%BB%B1c%20ti%E1%BB%85n%20v%E1%BB
%81%20c%C3%A1c%20t%E1%BB%99i%20tham%20nh%E1%BB%AFng%20theo%20lu%E1%BA%ADt%20h
%C3%ACnh%20s%E1%BB%B1%20Vi%E1%BB%87t%20Nam.pdf

2


Bộ luật hình sự năm 1999 mới chỉ dừng lại đối với các hành vi tham nhũng
trong khu vực công (do cán bộ, công chức nhà nước thực hiện) mà chưa ghi nhận
về tội phạm tham nhũng trong khu vực tư. Vì vậy, chưa có các quy định pháp luật
tương ứng, kèm theo các biện pháp xử lý hình sự đối với loại tội phạm này, mặc

dù, một số hành vi tương tự xảy ra trong khu vực tư, theo quy định của Bộ luật
hình sự vẫn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Mặt khác, thực tiễn về việc xử lý
hành vi tham nhũng đối với tài sản của doanh nghiệp có phần vốn góp của Nhà
nước, có sự đan xen về sở hữu mà trong nhiều trường hợp khơng thể tách biệt giữa
tài sản, phần vốn góp của Nhà nước với tài sản, phần vốn góp của tư nhân, việc xác
định xử lý trách nhiệm của cá nhân là người có chức vụ, quyền hạn trong loại hình
doanh nghiệp này rất khó khăn.2
Do đó, Bộ luật hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung theo hướng: mở rộng nội
hàm khái niệm tội phạm chức vụ (trong đó có tội phạm tham nhũng) bao gồm cả
các tội phạm về chức vụ trong khu vực tư. Bộ luật hình sự 2015 đã mở rộng phạm
vi chủ thể thực hiện tội phạm khơng chỉ là người có chức vụ trong khi thực hiện
“công vụ” (đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống các cơ quan nhà
nước), mà cịn là người có chức vụ trong khi thực hiện “nhiệm vụ” (tại các doanh
nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước). Điều này được luận bởi một số lí do sau: một là
do tính chất nghiêm trọng và mức độ ảnh hưởng ngày càng lan rộng của tham
nhũng trong khu vực tư; là hệ quả việc tư nhân hóa mạnh mẽ các hoạt động trước
đây vốn thuộc chức năng công như giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội.
Cụ thể, Bộ luật hình sự năm 2015 mở rộng phạm vi chủ thể các tội phạm về
tham nhũng trong khu vực ngồi nhà nước đối với các tội tham ơ tài sản, tội nhận
hối lộ. Điều này được thể hiện rõ qua quy định tại khoản 6, Điều 353 hay khoàn 6,
Điều 354 :“Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài
Nhà nước mà bị xử lý về tội tham ơ tài sản thì bị xử lý theo quy định tại điều này”.

/>2

3


Thứ hai, mở rộng nội hàm “của hối lộ” tại các điều khoản liên quan đến tội
phạm tham nhũng.

Theo quy định của BLHS năm 1999 thì “của hối lộ” phải là tiền, tài sản hoặc
lợi ích vật chất khác trị giá được bằng tiền. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy bên cạnh
việc dùng tiền hay các lợi ích vật chất khác để hối lộ người có chức vụ, quyền hạn
thì lợi ích tinh thần gồm nhiều hình thức khác nhau có thể mang lại giá trị về mặt
tinh thần cho người thụ hưởng như tình dục, vị trí, việc làm,... cũng được các đối
tượng sử dụng để hối lộ nhằm đạt được mục đích của mình.
BLHS 2015 mở rộng “của hối lộ” sang các lợi ích phi vật chất. Cụ thể, tội nhận
hối lộ quy định tại khoản 1 Điều 354 như sau: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây
cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc
khơng làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ,....”. Việc
mở rộng này phản ánh đầy đủ yêu cầu của Công ước chống tham nhũng của Liên
Hợp Quốc về “của hối lộ”; theo đó bất kỳ lợi ích nào được đưa, nhận một cách bất
chính để thay đổi hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người có thẩm
quyền đều bị xem là “của hối lộ”.
Thứ ba, tăng mức định lượng về giá trị tài sản để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bộ luật hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung mức định lượng giá trị tài sản đối
với nhóm tội phạm về tham nhũng như sau: nâng giá trị tiền là căn cứ để truy cứu
trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 353 (tội tham ô tài sản); khoản 1
Điều 354 (tội nhận hối lộ) và khoản 1 Điều 355 (tội lạm dụng chức vụ quyền hạn
chiếm đoạt tài sản) “từ 500 nghìn đồng đến dưới 50 triệu đồng” theo quy định
BLHS năm 1999 lên “2 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng. Bộ luật hình sự 2015
đã tăng giá trị tiền để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội nêu trên từ 500
nghìn đồng lên 2 triệu đồng và nâng mức tiền tối đa từ 50 triệu đồng lên 100 triệu
đồng, việc điều chỉnh như thế này thể hiện pháp luật đã thể hiện sự có lợi hơn cho
người phạm tội.
4


Hơn nữa, đối với hai tội đó là tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi

hành công vụ và tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ thì bộ luật hình sự năm
1999 quy định chỉ cần có hành vi mà gây thiệt hại tài sản sẽ ngây lập tức bị truy
cứu trách nhiệm hình sự. Cịn bộ luật hình sự 2015 lại quy định theo hướng có lợi
hơn cho người phạm tội đó là đã quy định khi nào mà hành vi đó gây thiệt hại đối
với tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
hai tội này.
2.2.

Điểm mới về dấu hiệu định khung

Bổ sung cấu thành tăng nặng định khung hình phạt đối với một số tội và bổ
sung các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về tham
nhũng.
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung theo hướng cụ thể hóa các tình tiết
định tính “gây hậu quả nghiêm trọng”; “gây hậu quả rất nghiêm trọng”; “gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, bổ sung nhiều tình tiết tăng nặng định khung hình
phạt đối với hầu hết các tội phạm về tham nhũng. Cụ thể như sau:
-Tội tham ơ tài sản (Điều 353): bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung trách
nhiệm hình sự tại điểm đ, e, g, khoản 2; bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung
trách nhiệm hình sự tại điểm b, c, d khoản 3.
-Tội nhận hối lộ (Điều 354): bổ sung tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm
hình sự tại điểm d, khoản 2; bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung trách
nhiệm hình sự tại điểm b, khoản 3; bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung
trách nhiệm hình sự tại điểm b, khoản 4.
-Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355): Bổ sung tình
tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm đ, e khoản 2, bỏ tình tiết
định khung “tái phạm nguy hiểm” theo Điều 280 BLHS 1999; bổ sung các tình tiết
tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm b, c, d khoản 3; bổ sung các
tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm b, khoản 4.
-Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356): Bổ

sung tình tiết định khung hình phạt tại khoản 1; bổ sung tình tiết tăng nặng định
5


khung trách nhiệm hình sự tại điểm c, khoản 2; bổ sung các tình tiết tăng nặng định
khung trách nhiệm hình sự tại khoản 3.
-Tội lạm quyền trong khi thi hành cơng vụ (Điều 357): Bổ sung tình tiết định
khung hình phạt tại khoản 1; bổ sung tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm
hình sự tại điểm c, khoản 2; sửa đổi khung hình phạt và bổ sung tình tiết định
khung hình phạt tại khoản 3, 4.
-Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
(Điều 358): Bổ sung tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm d,
khoản 2; bổ sung tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm b,
khoản 3; bổ sung tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại khoản 4.
Tội giả mạo trong công tác: Sửa đổi định khung hình phạt tại điểm c, khoản 2; sửa
đổi, bổ sung định khung hình phạt tại khoản 3, 4.
2.3.

Điểm mới về chế tài

Thứ nhất, Bộ luật hình sự năm 2015 đã khơng áp dụng thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với một số tội phạm về tham nhũng để tăng cường hiệu quả đấu
tranh phòng, chống tội phạm.
Cụ thể, tại Điều 28 Bộ luật hình sự năm 2015 bổ sung trường hợp không áp
dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ơ tài sản quy định tại
khoản 3 và khoản 4 Điều 353, tội nhận hối lộ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều
354. Như vậy, đối với các trường hợp này, bất kể thời điểm nào phát hiện được tội
phạm đều có thể xử lý.
Thứ hai, tăng mức định lượng, cụ thể hóa số tiền phạt đối với các tội phạm về
tham nhũng. Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi theo hướng cụ thể hóa mức tiền phạt; cụ

thể như sau:
-Tội tham ô tài sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: nâng
mức phạt “từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng” lên “từ 30 triệu đồng đến 100 triệu
đồng”.
-Tội nhận hối lộ và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác để trục lợi trước đây tiền phạt có thể bằng một hoặc gấp 5 lần số tiền
6


hoặc giá trị tài sản mà người đó có được thì theo quy định mới của Bộ luật hình sự
2015, có thể bị phạt tiền “từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng”.
-Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tội lạm quyền
trong khi thi hành công vụ; tội giả mạo trong công tác nâng mức phạt “từ 3 triệu
đến 30 triệu đồng” lên “từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng”.
Thứ ba, giảm hình phạt tử hình, đồng thời khuyến khích người phạm tội tham
nhũng khắc phục hậu quả, nộp lại tiền cho nhà nước và hợp tác với cơ quan có
thẩm quyền phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm để hưởng chính sách khoan hồng.
Cụ thể, tại Điều 40 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định “người bị kết án tử hình về
tội tham ơ tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba
phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng
trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập cơng lớn” thì sẽ khơng thi
hành án tử hình đối với người bị kết án và chuyển hình phạt tử hình thành tù chung
thân. Việc pháp luật quy định như thế này thể hiện tính nhân văn và Nhà nước có
thể thu hồi được một số tiền đã bị tham nhũng.
III.

KẾT LUẬN

Như vậy, để phù hợp hơn với thực tiễn xét xử Bộ luật hình sự 2015 đã sửa đổi,
bổ sung một số quy định so với Bộ luật hình sự 1999. Trên đây là những điểm mới

về các quy định đối với tội phạm về tham nhũng của Bộ luật hình sự 2015 so với ộ
luật hình sự 1999; những điểm mới đó thể hiện chủ yếu qua các dấu hiệu định tội,
định khung và chế tài xử lý.

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, Nxb. Lao động.
2. Bộ luật hình sự năm 1999, Nxb. Lao động.
3. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm quyển 2, trường Đại học
luật Hà Nội năm 2019, NXb. Công an nhân dân.
4. TS. Lê Tiến Châu, Giới thiệu những nội dung mới của Bộ luật hình sự năm
2015, Nxb. Tư pháp.
5. Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, Nxb. Lao động.
6. />
8



×