Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

bài tập lớn môn thương mại (9 điểm) Quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.57 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

1


I.

MỞ ĐẦU

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế thị trường của nước ta có những
chuyển biến rõ rệt, hoạt động thương mại ngày càng phát triển, số lượng giao dịch
thông qua hợp đồng trong lĩnh vực thương mại ngày càng phổ biến. Những sự cớ
nằm ngồi khả năng dự đốn có thể xảy ra khiến cho mợt hoặc cả hai bên không
thể thực hiện được nghĩa vụ của mình dẫn đến việc vi phạm hợp đờng. Trong một
số điều kiện nhất định, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm và không
phải chịu các chế tài do hành vi vi phạm gây ra. Pháp luật thương mại hiện nay
cũng đã có những quy định về chế tài trong vi phạm hợp đồng thương mại phù
hợp, bên cạnh đó vẫn cần quy đinh về các trường hợp miễn trách nhiệm khi có
hành vi vi phạm hợp đờng thương mại cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho bên vi
phạm.
II.
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về hợp đồng thương mại, chế tài do vi phạm hợp đồng
thương mại và miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng
thương mại
1.1. Hợp đồng thương mại
Điều 385 BLDS 2015 có quy định : “hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên
về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Tuy nhiên, một
thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ được coi là
hợp pháp khi được Nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện, nghĩa là phải đảm
bảo các yêu cầu về thẩm quyền giao kết, mục đích, đới tượng giao kết, hình thức


của sự thỏa tḥn và thỏa thuận đáp ứng được những yêu cầu này là một hợp đồng
hợp pháp.
Ngày nay phần lớn các quan hệ xã hội đều được điều chỉnh bởi quan hệ hợp
đồng. Vai trị,vị trí của chế định hợp đờng ngày càng được khẳng định trong mọi hệ
thống pháp luật. hợp đồng thương mại cũng khơng nằm ngồi chế định hợp đờng,
nó là mợt loại hợp đờng dân sự, nhưng có những đặc điểm mang đặc trưng riêng
của loại hợp đồng này. Trong Ḷt Thương mại 2005 khơng có quy định về khái
2


niện hợp đờng thương mại. Nhưng ta có thể hiểu hợp đờng thương mại là hình
thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên
nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực
hiện hoạt động thương mại.
Các hoạt động thương mại ở đây được xác định theo LTM 2005 tại Điều 1.
Theo đó bao gờm : hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCN
Việt Nam; hoạt đợng thương mại thực hiện ngồi lãnh thổ VIệt Nam trong trường
hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc
tế mà Việt Nam đã là thành viên; hoạt đợng khơng nhằm mục đích sinh lời của
mợt bên giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường
hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lời đó áp dụng ḷt này.
1.2.

Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại

Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại là một lại chế tài phát sinh trong q
trình thực hiện hợp đờng thương mại, trong đó chế tài là mợt bợ phận của quy
phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến để đảm
bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ

hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy
định của luật này (Khoản 12, Điều 3 LTM 2005). Như vậy, chế tài do vi phạm hợp
đờng thương mại là hình thức chế tài áp dụng đối với các chủ thể không thực hiện
hay thực hiện không đúng, không đầy đủ các cam kết theo hợp đờng thương mại,
theo đó bên có hành vi vi phạm phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi
vi phạm của mình gây ra.
Theo pháp luật thương mại Việt Nam, các chế tài thương mại được hiểu là
những biện pháp pháp lý mang tính tài sản do bên bị vi phạm lựa chọn để áp dụng
đối với bên vi phạm nhằm mục đích ngăn ngừa, trừng trị và giáo dục. Chế định
trách nhiệm hợp đồng chủ trương áp dụng các biên pháp chế tài đối với mọi hành
vi vi phạm hợp đồng ( trừ trường hợp miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng). quy
định về trách nhiệm hợp đờng có tác dụng rất mạnh mẽ vào ý thức của các bên,
3


nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng, ngăn ngừa và hạn chế các vi phạm hợp đồng xảy ra.
Theo Điều 292 LTM năm 2005 quy định: các loại chế tài trong thương mại
“1.Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
2.Phạt vi phạm.
3.Buộc bồi thường thiệt hại.
4.Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
5.Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
6.Hủy bỏ hợp đồng.
7.Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam, điều ước Quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế”
1.3.

Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại


Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại là việc bên vi phạm nghĩa
vụ theo hợp đồng thương mại không bị áp dụng các hình thức chế tài.
Các trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm trong hợp đồng
thương mại được quy định trong Khoản 1, Điều 294 LTM 2005:
“Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1.Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a)Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;
b)Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c)Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d)Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết
hợp đồng”.
Mặt khác, để đươc áp dụng các căn cứ miễn trách nhiệm thì bên cso hành vi vi
phạm hợp đờng có nghĩa vụ phải chứng minh mình khơng có lỗi, nếu khơng chứng
minh được bên vi phạm coi như có lỗi và phải chịu các chế tài do pháp luật quy
định. Ngoài ra, khi xảy ra trường hợp được miễn trách nhiệm hợp đồng, bên vi
4


phạm cịn phải thơng báo ngay (bằng văn bản) cho bên kia về trường hợp được
miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra. Nếu bên vi phạm không thông
báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bời thường thiệt hại
2. Quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
hợp đồng thương mại
2.1. Miễn trách nhiệm theo thỏa thuận
Điều 11 LTM 2005 quy định về nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong
hợp đồng thương mại. ta có thể thấy rằng pháp luật thương mại nước ta rất tơn
trọng và đề cao tình tự do thỏa tḥn trong hợp đồng. Các bên được quyền tự do
thỏa thuận với nhau về các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên và không trái với quy

định của pháp luật. Các chủ thể tham gia thỏa thuận trong hợp đồng luôn có qùn
bình đẳng với nhau thỏa tḥn về các trường hợp miễn trách nhiệm khi giao kết
hợp đờng thương mại.
Ví dụ : Ngày 1/4/2020 A đặt mua của B 10 tấn đá dùng trong xây dựng, 2 bên
đã ký kết xong hợp đồng và hẹn ngày giao hàng là 20/4/2020. Nhưng đến ngày
giao hàng, B do mợt sớ máy móc bên B gặp trục trặc kỹ thuật nên không thể theo
kịp tiến đợ, dự tính sẽ khơng đủ sớ lượng hàng giao đúng hẹn cho bên A mà chỉ có
thể giao trước cho bên A 7 tấn đá vào ngày 16/4/ 2020. Vì vây, B đã gọi điện thỏa
thuận với A là sẽ giao trước 2 tấn đá trước vào ngày 16/4/2020 còn 1 tấn đá còn lại
sẽ giao cho A vào ngày 30/4/2020 và A đồng ý với thỏa thuận trên của B.
Vậy nếu B không báo trước cho A hoặc có báo trước nhưng A khơng đờng ý với
thỏa thuận của B thì đến ngày 20/4/2020 mà B khơng giao đủ 3 tấn đá cho A, thì có
thể B sẽ phải chịu phạt hợp đờng vì hành vi không thực hiện đúng và đầy đủ theo
thỏa thuận trong hợp đờng đã ký vào ngày 1/4/2020. Nhưng vì B đã thông báo và A
đã đồng ý nên trong trường hợp này, khi B không giao đủ khối lượng đá vào ngày
20/4/2020 có tranh chấp xảy ra thì B sẽ không phải chịu trách nhiệm hợp đồng cho
A, nhưng B phải có cơ sở để chứng mình được việc thỏa thuận giao đá muộn đã
được A đồng ý.
5


Hoặc có thể trong thời gian thực hiện hợp đờng, các bên thỏa thuận thêm về các
trường hợp miễn trách nhiệm nhưng các điều khoản này phải tồn tại trong hợp
đờng trước khi có vi phạm xảy ra và có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp
dụng chế tài. Khi hợp đồng được giao kết bằng văn bản, thì thỏa thuận miễn trách
nhiệm được ghi nhận trong nội dung hợp đồng hoặc trong phụ lục hợp đồng.
nhưng kể cả khi hợp đồng đã ký kết các bên vẫn có thể thỏa thuận bằng lời nói
hoặc hành vi cụ thể hoặc sửa đổi, bổ sung vào hợp đồng các trường hợp miễn trách
nhiệm. Khi hợp đồng được giao kết bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể thì thỏa thuận
miễn trách nhiệm cũng có thể được thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể.

Tuy nhiên, việc chứng minh sự tồn tại của thỏa thuận miệng hay hành vi mà
khơng có văn bản sẽ gặp khá nhiều vấn đề khó khăn. Và vấn đề đặt ra ở đây cịn là
có phải mọi thỏa tḥn giữa các bên về miễn trách nhiệm bời thường thiệt hạo đều
có giá trị pháp lý hay khơng? Nếu vì có điều khoản miễn trách mà mợt bên trong
hợp đờng cớ tình thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho bên kia thì
sẽ phải xử lý trường hợp này như thế nào, cho dù pháp luật thương mại nước ta rất
tơn trọng sự bình đẳng thỏa tḥn giữa hai bên. Nhưng bên cạnh đó pháp luật cũng
cần phải đảm bảo và bảo vệ quyền lợi của mỗi bên khi có vi phạm xảy ra.
2.2.

Miễn trách nhiệm do xảy ra sự kiện bất khả kháng

Theo quy định của pháp luật thương mại, bên vi phạm hợp đồng được miễn
trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Điều này có nghĩa là
dù hợp đờng có quy định hay khơng thì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng dẫn đến
việc vi phạm hợp đồng, bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm.
LTM 2005 hiện hành khơng có khái niệm về “sự kiện bất khả kháng” xảy ra
trong q trình thực hiện hợp đờng thương mại. Tuy nhiên tại khoản 1, Điều 156
BLDS 2015 có quy định: “sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách
quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp
dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Vì vậy, ta có thể hiểu theo
thơng lệ chung, sự kiện bất khả kháng thường được hiểu có thể là những hiện
tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, đợng đất, sóng
6


thần… hoặc các hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình cơng,
cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ… Tất nhiên việc chứng minh có tồn
tại sự kiện bất khả kháng thuộc về nghĩa vụ của bên vi phạm hợp đờng, nhưng việc
bên đó được hay không được miễn trừ lại phụ thuộc vào bên bị vi phạm hoặc cơ

quan chức năng có chấp nhận nó là sự kiện bất khả kháng hay khơng. Với mợt khái
niệm cịn q khái qt như vậy thì đương nhiên việc tìm được tiếng nói chung
giữa các bên là không hề dễ dàng.
Vậy để thỏa mãn là một sự kiện bất khả kháng, về cơ bản có thể xem xét đến 03
yếu tố sau:
Thứ nhất, là sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng. Tức là sự kiện
nằm ngồi phạm vi kiểm sốt của bên vi phạm hợp đồng như các hiện tượng tự
nhiên: bão, lụt, sóng thần… các sự kiện chính trị, xã hợi: đình cơng, bạo loạn,
chiến tranh…, ngồi ra cịn có các trường hợp như hỏa hoạn phát sinh từ khu vực
bên ngoài lan sang và thiêu rụi nhà máy.
Thứ hai, là sự kiện xảy ra khơng thể dự đốn trước được. Năng lực đánh giá
xem xét mợt sự kiện có xảy ra hay khơng được xét từ vị trí của mợt thương nhân
bình thường chứ khơng phải mợt chun gia chun sâu. Ví dụ khu vực nhà máy
của bên vi phạm thường xun có bão vào mùa mưa nhưng do tính bất ngờ và khó
kiểm sốt của bão nên việc dự đốn bão có xảy ra hay khơng đới với mợt thương
nhân là không thể lường trước được. (chiến tranh, bạo loạn, đình cơng… hay các
thảm họa thiên nhiên khác).
Thứ ba, là sự kiện xảy ra mà hậu quả để lại không thể khắc phục được dù đã áp
dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép, là sự kiện xảy ra mà chúng ta
không thể tránh được về mặt hậu quả.1 Tức là sau khi bên vi phạm đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết những vẫn không khắc phục được hậu quả thì mới đáp ứng điều
kiện này. Tuy nhiên, nếu như bên vi phạm không thực hiện các biện pháp cần thiết
để khắc phục hậu quả nhưng chứng minh được rằng dù có hành đợng vẫn khơng
thể khắc phục được hậu quả thì xem như đã thỏa mãn điều kiện này.
1 />
7


Để được áp dụng miễn trừ do sự kiện bất khả kháng thì bên có hành vi vi phạm
phải chứng minh được sự cố dẫn đến vi phạm hợp đồng thõa mãn 3 điều kiện vừa

nêu. Theo quy định tại Điều 296 LTM 2005, khi xảy ra trường hợp bất khả kháng,
các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; trừ các
hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cớ định về giao hàng
hoặc hồn thành dịch vụ.Nếu các bên khơng có thoả tḥn hoặc khơng thỏa tḥn
được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đờng được tính thêm mợt thời gian bằng
thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục
hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây:
- 05 tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ
được thoả thuận không quá 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
- 08 tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ
được thoả thuận trên 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên, nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá thời hạn nêu trên thì các bên
có qùn từ chới thực hiện hợp đờng và khơng bên nào có qùn u cầu bên kia
bời thường thiệt hại. Bên từ chối thực hiện hợp đồng phải thông báo cho bên kia
biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng trong thời hạn 10
ngày.
Ví dụ : Ngày 10/3/2020, cơng ty A ký hợp đồng cung ứng mặt hàng nông sản là
khoai tây cho công ty B thời hạn giao hàng là 30 ngày kể từ ngày B chuyển tiền
cho A. Ngày 15/3/2020 A đã chuyển khoản tiền cho A. Nhưng sau thời hạn 30 ngày
sau khi B nhận được tiền mà A đã chủn khoản, thì B vẫn khơng giao khoai tây
cho A. A khiếu nại B thì B đưa ra ý kiến phản hời rằng thời gian vừa rời, có 4-5
ngày thời tiết tại khu vực trang trại trồng khoai tây của B bất ngờ gặp mưa lớn, gây
lũ lụt và đã ảnh hưởng đến việc thu hoạch nên không thể gom đủ hàng giao cho A.
Nên B xin đề xuất trả lại tiền cho A và đề nghị được miễn trách nhiệm vì lý do bất
khả kháng. Vấn đề đặt ra ở đây là B phải chứng minh được 3 yếu tố:
-Thứ nhất, lũ lụt đã xảy ra sau khi A và B đã ký kết xong hợp đồng
8


-Thứ hai, trận lũ lụt vừa xảy ra là trận lũ mà B khơng lường trước được và khó

dự đốn để có biện pháp khắc phục trước.
-Thứ ba, trận lũ xảy ra mà hậu quả để lại không thể khắc phục được, không thể
gom đủ số dưa A đã yêu cầu cho dù B đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả
năng cho phép.
Nếu phía bên cơng ty B đưa ra được những bằng chứng chứng minh được ba
điều trên và được A công nhận và cho phép thì B sẽ được miễn trách nhiệm vi
phạm hợp đờng với lý do sự kiện bất khả kháng xảy ra. Và hai bên sẽ tiếp tục thực
hiện theo quy định tại Điều 296 LTM 2005. Việc quy định sự kiện bất khả kháng là
một trong những trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng thương mại là hồn tồn phù hợp vì bên vi phạm hợp đờng khơng
có bất kỳ lỗi gì trong việc vi phạm hợp đồng. Nên nếu phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên vi phạm.
2.3.

Miễn trách nhiệm khi hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi
của bên kia

Căn cứ miễn trách nhiệm trong trường hợp này phải do lỗi của bên bị vi phạm,
lỗi này có thể là hành đợng hoặc khơng hành đợng. Ngồi ra, cũng có thể là một
hành vi vi phạm hợp đồng của bên bị vi phạm, là cả hai bên đều có hành vi vi
phạm hợp đờng. Hay ta có thể hiểu, theo lẽ cơng bằng thì khi mợt bên làm cho bên
kia khơng thực hiện đúng hợp đờng thì đương nhiên họ không được viện dẫn việc
thực hiện không đúng hợp đồng này để buộc bên kia bồi thường hay chịu trách
nhiệm được. Như vậy, khi hành vi của bên có quyền là ngun nhân của việc
khơng hiện đúng hợp đờng thì bên có nghĩa vụ được miễn trách nhiệm.
Ví dụ: Cơng ty A kí kết với cơng ty B hợp đờng gia cơng 1000 đơi giày. Theo
đó, cơng ty A phải giao tồn bợ vật liệu gia cơng cho cơng ty B để công ty B tiến
hành sản xuất. Tuy nhiên, công ty A đã giao vật liệu chậm hơn 10 ngày so với thỏa
thuận dẫn đến việc đình trệ sản xuất khiến cho việc giao hàng của công ty B bị
trậm chễ. Trong trường hợp này, nếu như trong hợp đờng khơng có thỏa tḥn khác

về việc chậm giao vật liệu và việc chậm giao vật liệu của công ty A không phải do
9


bất khả kháng hoặc do quyết định của cơ quan có thẩm qùn thì xem như cơng ty
A đã có lỗi khiến cho công ty B không thể thực hiện đúng hợp đờng nên cơng ty B
được miễn trách nhiệm.
Ngồi ra, Điều 80 cơng ước viên 1980 cũng có quy định : “một bên không được
viện dẫn một sự không thực hiện của bên kia trong chừng mực mà sự khơng thực
hiện nghĩa vụ đó là có lý do những sơ suất hành vi của chính họ”. Như vậy có thể
thấy luật thương mại Việt Nam 2005 đã đảm bảo được sự tương thích với pháp ḷt
thương mại q́c tế trong việc quy định về trường hợp miễn trách nhiệm do vi
phạm hợp đờng trong việc làm đó hồn tồn do lỗi của bên kia.
Về quy định của pháp luật về vấn đề “miễn trách nhiệm khi có lỗi của bên bị vi
phạm” giúp đảm bảo quyền lợi của bên vi phạm. Vì khi có lỗi vi phạm hợp đờng
xảy ra là do có ́u tớ có lỗi trước của bên bị vi phạm. Đó là ́u tớ khách quan tác
động trực tiếp tới việc thực hiện nghĩa vụ hợp đờng của bên có vi phạm, khơng
phải là ́u tớ chủ quan và hoàn toàn là lỗi của bên vi phạm. Nên việc miễn trách
nhiệm trong trường hợp này là phù hợp. Tránh được trường hợp bên bị vi phạm cớ
tình tạo cho bên vi phạm mợt lỗi nào đó để khiến bên vi phạm phải chịu trách
nhiệm bồi cường thiệt hại khi lỗi vi phạm khơng hồn tồn tḥc về mình.
2.4.

Miễn trách nhiệm khi hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết
định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

Điểm d, khoản 1, Điều 294 LTM 2005 quy định: “hành vi vi phạm của một bên
là do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các
bên khơng thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng” là một căn cứ miễn
trách nhiệm do vi phạm hợp đờng thương mại.

Ví dụ: Vụ việc của ơng Trần Văn Tuyền – nguyên tổng thanh tra chính phủ về
việc mua bán nhà đất công. Sau khi chuyển ra Hà Nội cơng tác năm 2003, ơng
Trần Văn Trùn có đơn gửi UBND TPHCM trình bày hồn cảnh khó khăn do
cơng tác xa ở Hà Nợi và có nhu cầu nhà ở tại TPHCM trong khi gia đình khơng có
khả năng mua đất, để xin thuê nhà tại TP và đã được UBND TP cho thuê. Nhưng
10


khi th được nhà tại TP. Hờ Chí Minh ơng Tùn đã khơng sử dụng nó để ở mà
nếu như ông cho người khác thuê lại trong 20 năm để ở và bán hàng.
Tuy nhiên, hiện nay Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã yêu cầu UBND TPHCM, UBND
tỉnh Bến Tre thu hồi lại những căn nhà, đất đã cấp, bán sai quy định của Nhà nước
cho ông Trần Văn Truyền, đồng thời yêu cầu các cơ quan liên quan kiểm điểm
trách nhiệm cán bợ đã để xảy ra sai sót khi thực hiện cấp, bán nhà sai quy định cho
ông Trùn. Vậy lúc này, căn nhà tại Tp. Hờ Chí Minh mà ông Tuyền đang cho
thuê cũng nằm trong diện bị thu hồi và ông Tuyền sẽ phải giao lại căn nhà đó cho
UBND TPHCM thì hợp đờng th nhà giữa ông Tuyền và người hiện đang thuê
nhà này cũng bị chấm dứt. Nhưng đến năm 2014, tức có nghĩa căn nhà ơng mới
cho th được 11 năm và cịn 9 năm nữa mới hết hạn hợp đờng vì có quyết định
thu hồi của cơ quan nhà nước, và ông Tùn cũng khơng thể có lựa chọn khác
được, nên ơng Tuyền sẽ phải vi phạm hợp đồng cho thuê nhà đối với chủ thuê kia.
Và ông Tuyền cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên thuê.
Từ quy định trên đây, có thể thấy việc miễn trách nhiệm chỉ được áp dụng khi
hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
qùn mà các bên khơng thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nếu như
các bên đã biết về việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng mà vẫn đồng ý giao kết hợp đờng thì
khơng được áp dụng miễn trách nhiệm.
Tuy nhiên, quy định này của luật thương mại còn chưa thực sự rõ ràng. Thể
hiện ở chỗ:

Thứ nhất, khơng có quy định hướng dẫn cụ thể cơ quan quản lý Nhà nước trong
trường hợp này ra quyết định nhằm mục đích gì, nhưng điều kiện cụ thể để mợt
qút định có thể trở thành căn cứ miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng.
Thứ hai, nếu xảy ra trường hợp việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý
Nhà nước mang lại lợi ích cho bên vi phạm và gây thiệt hại cho bên bị vi phạm
hợp đồng thì sao? Đến nay vẫn chưa có mợt văn bản pháp luật nào được ban hành
để hướng dẫn thi hành quy định này.
11


3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật
Thứ nhất, cần có quy định cụ thể, rõ ràng hơn về các điều kiện để xác định một
sự kiện là căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đờng. Ta có thể thấy trong
Điều 294 LTM 2005 hiện nay, chỉ mới dừng lại ở việc liệt kê ra các trường hợp
được miễn trách nhiệm khi có hành vi vi phạm hợp đờng. Cịn các trường hợp ấy
chi tiết, cụ thể và yêu cầu nó cần có những điều kiện gì mới được coi là rơi vào
trường hợp đó thì pháp ḷt thương mại và các văn bản hướng dẫn đi kèm để giải
thích chưa có. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp khi có tranh chấp thương mại xảy ra. Và đối với việc áp dụng các
trường hợp miễn trách này cũng gây lúng túng cho các bên trong hợp đờng thương
mại. Do đó, cần quy định tất cả các sự kiện là căn cứ miễn trách nhiệm đều phải
thỏa mãn một số điều kiện nhất định, bao gồm:
-Sự kiện này phải xảy ra sau khi các bên đã kí kết hợp đờng.
-Ở thời điểm kí kết hợp đờng các bên không biết và không thể biết sự kiện đó sẽ
xảy ra.
-Sự kiện đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc vi phạm hợp đồng.
-Khi các sự kiện này xảy ra, các bên đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trogn
khả năng nhưng không thể khắc phục được.
Việc ghi nhận các điều kiện này vừa đảm bảo nguyên lý về mối quan hệ nhân
quả và nguyên tắc xác định lỗi, vừa tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm qùn

vận dụng mợt cách linh hoạt khi đánh giá các sự kiện là căn cứ để miễn trách
nhiệm hợp đồng.
Thứ hai, quy định các điều kiện để thỏa thuận miễn trách nhiệm hợp đồng giữa
các bên được coi là có giá trị pháp lý. Luật thương mại 2005 cũng như các văn bản
quy định chi tiết hiện hành, đến nay vẫn chưa tồn tại một quy định cụ thể nào về
các điều kiện công nhận một thỏa tḥn miễn trách nhiệm hợp đờng có hiệu lực
pháp lý. Cần bổ sung các quy định mang tính nguyên tắc chung cho các thỏa thuận
này. Để vừa có thể đảm bảo cho sự tơn trọng thỏa tḥn và bình đẳng giữa các bên
theo nguyên tắc của pháp luật thương mại hiện này, vừa hạn chế được việc một bên
12


lợi dụng căn cứ này để trốn tránh trách nhiệm thực hiện hợp đờng. Và các bên cũng
có cơ sở để xây dựng cá thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật.
Thứ ba, quy định cụ thể hơn về trường hợp thực hiện quyết định của cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền là căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đờng.
Cần có quy định hướng dẫn cụ thể về trường hợp này. Những điều kiện cụ thể để
một quyết định của cơ quan nhà nước trở thành căn cứ miễn trách. Quyết định của
cơ quan nhà nước phải có tính chất làm phát sinh nghĩa vụ cho bên vi phạm, tức là
việc yêu cầu phải thực hiện hoặc không thực hiện, một hành vi nhất định nào đó,
mà hành vi đó dẫn tới việc vi phạm hợp đờng. Chỉ những qút định mang tính
chất bát khả kháng, bên vi phạm khơng thể có lựa chọn nào khác ngồi việc vi
phạm hợp đờng mới có thể là căn cư miễn trừ trách nhiệm.
III.

KẾT LUẬN

Bản chất của việc miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm thực tế và việc
không phải gánh chịu trách nhiệm của chủ thể vi phạm mà đúng ra chủ thể đó phải
thực hiện và chịu chế tài của pháp luật. Đây là mợt trong những vấn đề có ý nghĩa

quan trọng, không chỉ đảm bảo quyền lợi của các bên giao kết hợp đồng, đảm bảo
sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà cịn là ́u tớ hạn chế việc một bên lợi
dụng quy định về miễn trừ trách nhiệm để trốn tránh trách nhiệm dân sự.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật thương mại tập 2, trường ĐH Luật Hà Nội, nxb Tư pháp,
HN-2020.
2. Luật Thương mại năm 2005
3. Bộ Luật Dân sự năm 2015
4. Hoàng Thị Hà Phương, Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại-những vấn
đề lý luận và thực tiễn-luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội-2012
5. Nguyễn Thị Thu Huyền, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng trong hoạt động thương mại, luận văn thạc sĩ luật học. HN-2013
6. Bài viết: “miễn trách nhiệm trong vi phạm hợp đồng thương mại” trên
trang

web

/>
thuong-mai
7. Bài viết “một vài suy nghĩ về định hướng sửa đổi luật thương mại2005” trên
trang web : />
14




×