Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.05 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................19
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT............................................................................................................................19
SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ:...............................................................................................................................................20
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ:...................................................................................................................................20
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa thị trường theo chủ trương của Đảng cộng
sản Việt Nam đề xướng từ Đại hội VI (12/1986), Việt Nam bắt đầu thực hiện mô hình
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được
nhiều kết quả và thành tựu đáng kể, đem lại những thành quả to lớn về kinh tế và xã
hội. Nền kinh tế nước ta có những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại
ngày càng phát triển. Song cũng trong bối cảnh kinh tế đó, các quan hệ thương mại
ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Các quan hệ này không chỉ được thiết lập giữa
các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn mở rộng đến các cá nhân, tổ chức nước
ngoài. Chính vì vậy, tranh chấp xảy ra trong thương mại là điều không thể tránh khỏi và
cần được quan tâm giải quyết kịp thời.
Pháp luật Việt Nam nói chung, cũng như pháp luật thương mại nói riêng đã quy
định nhiều hình thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hoà giải, toà án hay
trọng tài. Trên thế giới, phương thức giải quyết bằng trọng tài được áp dụng rất rộng rãi
nhưng ở Việt Nam thì phương thức giải quyết tranh chấp này vẫn còn những hạn chế
nhất định. Nguyên nhân chủ yếu là do pháp luật nước ta còn những quy định chưa phù
hợp và chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tế, trong đó tiêu biểu là các quy định về việc
hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại trong quá trình giải quyết
tranh chấp. Tuy nhiên nước ta đang từng bước hoàn thiện phương thức giải quyết tranh
chấp bằng con đường trọng tài, tiêu biểu là sự ra đời của Luật trọng tài thương mại năm
2010 cơ bản đã khắc phục được những điểm chưa phù hợp của Pháp lệnh trọng tài
thương mại năm 2003.
Nước ta đang thực hiện chủ trương khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng con
đường trọng tài thương mại khi phát sinh tranh chấp giữa các bên. Vấn đề trên xuất phát
từ nhu cầu của các chủ thể kinh doanh, các thể nhân, pháp nhân muốn giải quyết việc


tranh chấp của mình một cách thuận lợi, nhanh chóng và có hiệu quả, đồng thời cũng
góp phần giảm tải công việc cho Toà án. Toà án và trọng tài thương mại tồn tại độc lập
nhau nhưng có mối quan hệ hỗ trợ mật thiết với nhau. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật
trọng tài, đặc biệt là quy định rõ ràng về mối quan hệ hỗ trợ của Cơ quan tư pháp đối
với trọng tài là một vấn đề cấp thiết. Từ những lập luận trên, Người viết đã chọn đề tài:
“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài
thương mại” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Quy định pháp luật về trọng tài thương mại rất rộng do đó việc nghiên cứu, tìm
tài liệu còn hạn chế, đề tài nghiên cứu có giới hạn, thời gian làm đề tài ngắn, thêm vào
đó trong thời gian làm đề tài thì Luật trọng tài thương mại 2010 mới có hiệu lực và
được áp dụng vào thực tế chưa lâu (thời gian từ khi bắt đầu làm luận văn đến khi báo
cáo luận văn) nên Người viết chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về cơ
chế hỗ trợ của Cơ quan tư pháp (Toà án, Cơ quan thi hành án) đối với hoạt động của
trọng tài thương mại trong quá trình giải quyết tranh chấp, cụ thể được quy định trong
Luật trọng tài thương mại 2010 trên cơ sở so sánh với PLTTTM 2003, Luật mẫu
Uncitral và Luật trọng tài của một số nước trên thế giới.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Luận văn hướng tới mục đích là làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về trọng
tài thương mại hiện hành trong việc hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài
thương mại của Cơ quan tư pháp, nêu lên thực trạng, bất cập của pháp luật, từ đó đưa ra
một số kiến nghị hoàn thiệnn pháp luật về hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài
thương mại của Cơ quan tư pháp.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, Người viết sử dụng các phương pháp cụ thể như:
phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích luật viết, tổng hợp
để thực hiện việc nghiên cứu đề tài.
Nghiên cứu qua sách báo và tạp chí, những bài bình luận khoa học pháp lý về vấn
đề hỗ trợ tư pháp đới với hoạt động của trọng tài thương mại.
5. Bố cục của luận văn

Luận văn trình bày gồm những phần:
− Mục lục.
− Lời mở đầu.
− Chương 1: Khái quát chung về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và sự cần
thiết của việc hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại.
− Chương 2: Cơ sở lý luận và pháp lý về việc hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của
trọng tài thương mại.
− Chương 3: Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về hỗ trợ tư pháp đối
với hoạt động của trọng tài thương mại.
− Kết luận vấn đề.
− Danh mục tài liệu tham khảo.
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI
VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HỖ TRỢ TƯ PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát chung về trọng tài thương mại
1.1.1 Khái niệm trọng tài thương mại
Trọng tài là thể thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên đưa những tranh chấp
ra trước một trọng tài viên hoặc ủy ban trọng tài để giải quyết và trọng tài sau khi xem
xét vụ việc sẽ đua ra một phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp. Giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài thương mại là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt của
trọng tài viên, với tư cách là một bên tứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng
cách đưa ra một phán quyết buộc các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện.
Theo Pháp lệnh trọng tài thương mại được Ủy ban thường vụ Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI thông qua ngày 25 tháng 2 năm 2003, có
hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2003 (PLTTTM 2003) được hiểu là: Trọng tài là
phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên
thỏa thuận và tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh này quy định.
Theo Luật trọng tài thương mại 2010 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010, có hiệu

lực ngày 01 tháng 01 năm 2011 (sau đây gọi tắt là Luật trọng tài thương mại 2010)
được hiểu là: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên
thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010.
Có thể hiểu rằng, trọng tài là thể thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên thỏa
thuận đưa các tranh chấp ra trước một trọng tài viên hoặc ủy ban trọng tài để giải quyết
và trọng tài sau khi xem xét vụ việc sẽ đưa ra một phán quyết ràng buộc các bên tranh
chấp theo một trình tự tố tụng nhất định.
1.1.2 Đặc điểm của trọng tài thương mại
Từ những mô hình tổ chức và hoạt động của trọng tài thương mại của một số
nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có thể đưa ra một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, trọng tài thương mại là một tổ chức phi Chính phủ, hoạt động theo
pháp luật và quy chế về trọng tài thương mại. Thuật ngữ trọng tài phi Chính phủ không
có nghĩa là cơ quan trọng tài này sẽ không chịu sự quản lý, giám sát của Nhà nước. Phi
Chính phủ là để phân biệt với một cơ quan tài phán Nhà nước, có quyền lực Nhà nước.
Nhà nước không can thiệp sâu vào các hoạt động của các cơ quan trọng tài, nhưng sẽ
thực hiện vai trò quản lý của mình thông qua hệ thống các quy định pháp luật, cũng như
những tác động khác như tham gia điều ước quốc tế, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và cơ sở
vật chất… Các quy định của Nhà nước nói chung đều có tác động theo hai hướng tích
cực, tiêu cực đến hiệu quả giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, trọng tài là sự kết hợp của hai yếu tố thỏa thuận và tài phán. Trước tiên,
trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và
được tiến hành theo quy định của pháp luật về trọng tài. Cũng giống như các phương
thức giải quyết tranh chấp khác, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng có một
số nguyên tắc nhất định. Một trong những nguyên tắc cơ bản của trọng tài đó là thẩm
quyền được hình thành từ ý chí thoả thuận của các bên tranh chấp. Ý chí đó thường
được thể hiện dưới dạng các thoả thuận bằng văn bản hay còn gọi là thoả thuận trọng
tài. Do vậy, thoả thuận trọng tài giữa các bên chính là luật trao thẩm quyền giải quyết
tranh chấp cho trọng tài. Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, bắt buộc các
bên đương sự phải thi hành. Do đó, nhìn ở một gốc độ nào đó thì quyết định của trọng
tài cũng có tính chất như quyết định của cơ quan tài phán công.

Thứ ba, theo pháp luật của nhiều nước và theo pháp luật Việt Nam điều ghi nhận
sự hỗ trợ của Tòa án đối với việc tổ chức và hoạt động của trọng tài thương mại. Tòa án
hỗ trợ trọng tài về các nội dung như: thông qua trình tự, thủ tục công nhận và cho thi
hành quyết định của trọng tài thương mại, Tòa án đảm bảo các quyết định của trọng tài
thương mại được thực thi trên thực tế khi các bên tranh chấp không tự nguyện thi hành,
Tòa án hỗ trợ trọng tài trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, kê biên tài
sản, cấm chuyển dịch quyền sở hữu tài sản đang tranh chấp, chỉ định trọng tài viên.
Nhìn chung, mỗi quốc gia áp dụng các quy tắc tố tụng trọng tài khác nhau nhưng về cơ
bản các quy tắc này cũng có nhưng điểm chung do hầu hết các trung tâm trọng tài trên
thế giới đều xây dựng dựa trên khuôn mẫu của Luật trọng tài mẫu UNCITRAL
1
.
Thứ tư, trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức cơ bản đó là trọng tài vụ
việc và trọng tài quy chế.
Thứ năm, phán quyết của trọng tài thương mại có giá trị chung thẩm và không
thể kháng cáo trước bất kì cơ quan, tổ chức nào. Trọng tài chỉ xét xử 1 lần và phán
quyết có giá trị chung thẩm, và nếu không bị hủy thì phán quyết được chuyển sang ngay
Cơ quan thi hành án. Đó chính là lý do doanh nghiệp thích giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài vì tranh chấp được giải quyết rất nhanh. Hai bên có thể thỏa thuận yêu cầu
trọng tài giải quyết trong 1 - 2 tháng, còn nếu đưa ra Tòa án có thể mất vài năm.
1.1.3 Phân loại trọng tài thương mại
Nhìn chung, trọng tài ở nhiều nước trên thế giới thường tổ chức dưới hai hình
thức là trọng tài Ad-hoc (trọng tài vụ việc) và trọng quy chế (trọng tài thường trực).
Trọng tài Việt Nam cũng được phân thành hai hình thức bao gồm:
Trọng tài Ad-hoc (trọng tài vụ việc): là hình thức trọng tài do các bên thành lập
để giải quyết cho từng vụ tranh chấp mà họ yêu cầu. Sau khi vụ việc đã được giải quyết
xong thì trọng tài Ad-hoc sẽ tự giải tán.
1
Luật trọng tài mẫu quốc tế của UNCITRAL thông qua tháng 12/1966 tại khóa họp thứ XXI Đại hội đồng liên
hiệp quốc.

Trọng tài quy chế (trọng tài thường trực): là hình thức trọng tài có tổ chức, hoạt
động thường xuyên, có điều lệ, có quy tắc tố tụng riêng, có bản danh sách trọng tài
viên.
Cả hai điều được thành lập để giải quyết các tranh chấp mà các bên thỏa thuận
lựa chọn và trong những lĩnh vực pháp luật cho phép (hoặc không cấm) đều là tổ chức
phi chính phủ (không có tính chất quyền lực nhà nước). Giữa chúng có các điểm khác
nhau cơ bản sau:
- Về mặt thời gian: trọng tài thường trực hoạt động thường xuyên, trong khi đó
trọng tài sự việc chỉ được các bên thành lập để giải quyết một tranh chấp nhất định và
khi giải quyết xong thì chấm dứt hoạt động.
- Về quy chế tổ chức và hoạt động: trọng tài thường trực có quy chế tổ chức và
hoạt động định sẵn (các bên tranh chấp không có quyền tham gia xây dựng, sửa đổi)
trong khi đó quy tắc thành lập và hoạt động của trọng tài vụ việc do các bên xây dựng.
- Về quy tắc tố tụng: trọng tài thường trực có quy tắc tố tụng riêng của mình (đối
với một số tổ chức trọng tài thường trực, khi các bên lựa chọn các tổ chức này thì có
nghĩa là các bên chọn quy tắc tố tụng của tổ chức đó, đối với một số tổ chức khác, các
bên có thể lựa chọn các quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài thường trực khác) trong
khi đó trọng tài sự việc không có quy tắc tố tụng định sẵn mà các bên phải thỏa thuận
xây dựng (có thể thỏa thuận chọn quy tắc tố tụng của trọng tài thường trực nào đó để áp
dụng thay cho việc xây dựng).
- Về đội ngũ trọng tài: trọng tài thường trực có sẵn đội ngũ trọng tài viên để các
bên lựa chọn, còn trọng tài sự việc không có (các bên phải thỏa thuận trên cơ sở phù
hợp với pháp luật).
1.1.4 Vai trò của trọng tài thương mại
Trong kinh doanh, không một doanh nghiệp, cá nhân nào không muốn đạt được
lợi nhuận cao nhất, cùng với sự đồi hỏi về giữ bí mật kinh doanh, vấn đề giải quyết
tranh chấp diễn ra phải nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất. Do đó, trọng tài là một
phương thức giải quyết tối ưu mà họ có thể lựa chọn. Bên bên cạnh đó trọng tài góp
phần làm giảm tải công việc cho Tòa án khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển thì các
tranh chấp xảy ra ngày càng phổ biến.

Sự ra đời của trọng tài thương mại là một tất yếu trong việc đa dạng hoá các cơ
quan giải quyết tranh chấp phát sinh trong vấn đề kinh tế. Theo đó, các nước trên thế
giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, ngoài Toà án, đều có một cơ quan tài
phán khác là trọng tài thương mại.
Trọng tài thương mại giúp giải quyết nhanh gọn và hiệu quả các tranh chấp góp
phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong mỗi quốc gia, và trên phạm vi quốc tế. Ở nước
ta hiện nay, việc mở rộng khả năng, cơ hội cho các nhà sản xuất kinh doanhthì việc sử
dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp sẽ thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam với
cộng đồng quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh
phát triển kinh tế xã hội.
1.2 Khái quát chung về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại bằng trọng tài
1.2.1.1 Sự hình thành và phát triển của trọng tài trước khi có Luật trọng tài
thương mại 2010
1.2.1.1.1 Giai đoạn trước khi PLTTTM 2003 có hiệu lực
Trước khi có PLTTTM 2003, ở Việt Nam tồn tại hai loại hình trọng tài,
bao gồm trọng tài kinh tế nhà nước và trọng tài phi Chính phủ.
• Đối với trọng tài kinh tế nhà nước
Trọng tài kinh tế nhà nước là mô hình trọng tài do Nhà nước lập ra, có
có chức năng giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng kinh tế của các doanh
nghiệp nhà nước
2
. Như vậy, thực chất, trọng tài kinh tế nhà nước là cơ quan của Nhà
nước, vừa thực hiện chức năng quản lý kinh tế, vừa thực hiện chức năng giải quyết các
tranh chấp kinh tế giữa các tổ chức kinh tế nhà nước. Mô hình này được hình thành đầu
tiên bằng Nghị định số 20/TTg
3
ngày 14/4/1960. Sau đó, được nâng lên bằng Pháp lệnh
trọng tài kinh tế nhà nước năm 1990

4
, theo đó, trọng tài được tổ chức ở ba cấp, đó là
trọng tài kinh tế nhà nước, trọng tài kinh tế tỉnh và trọng tài kinh tế huyện. Mô hình này
tồn tại đến năm 1993 và bị thay thế bởi hệ thống Tòa án kinh tế theo Luật sửa đổi một
số điều của Luật Tổ chức Tòa án năm 1993
5
. Bắt đầu từ thời điểm này, các Tòa án kinh
tế sẽ giải quyết các tranh chấp kinh tế.
• Đối với trọng tài phi chính phủ:
Trọng tài phi Chính phủ là là một tổ chức độc lập, không phu thộc vào
hệ thống các cơ quan nhà nước. Nó có thể được thành lập ở dạng các công ty hoặc các
hiệp hội trọng tài. Mô hình này phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường. Ví dụ:
Hiệp hội trọng tài Mỹ, Hiệp hội trọng tài Nhật Bản, Tòa án trọng tài quốc tế Luân Đôn.
Ở Việt Nam, trong giai đoạn này tồn tại hai mô hình trọng tài khác nhau,
cụ thể là Hội đồng trọng tài ngoại thương và Trung tâm trọng tài kinh tế.
o Hội đồng trọng tài ngoại thương
Năm 1963, Hội đồng trọng tài ngoại thương ra đời bằng Nghị định
59/CP ngày 30/4/1963 của Hội đồng Chính phủ về việc thanh lập Hộ đồng trọng tài
ngoại thương. Tiếp sau sự ra đời của Hội đồng trọng tài ngoại thương là sự ra đời của
Hội đồng trọng tài hàng hải khi Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 153/CP ngày
5/10/1964 về việc thành lập Hội đồng trọng tài hàng hải. Hai tổ chức trọng tài trên có
2
Ths. Vũ Ánh Dương: Dự án Luật trọng tài thương mại và sự tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, trang tin Tạp chí
nghiên cứu lập pháp: />chuan-muc-quoc-te.
3
Nghị định 20/TTg ngày 14 tháng 4 năm 1960 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài
kinh tê nhà nước.
4
Pháp lệnh trọng tài kinh tế nhà nước
5

Luật tổ chức Tòa án
thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong mua bán ngoại thương và hoạt
động hàng hải có ít nhất một bên là chủ thể nước ngoài. Chuyển sang nền kinh tế thị
trường, Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải được hợp nhất
lại và đổi tên thành Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam (VIAC) đặt bên
cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam bởi Quyết định 204-TTg ngày
28/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trung tâm trọng tài quốc tế Việt
Nam bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
o Trung tâm trọng tài kinh tế
Hàng loạt các trung tâm trọng tài kinh tế ra đời sau khi Nghị định
116/CP
6
có hiệu lực. Có năm trung tâm trọng tài được thành lập theo Nghị định này: 02
trung tâm trọng tài tại thành phố Hà Nội, 01 trung tâm trọng tài tại thành phố Hồ Chí
Minh, 01 trung tâm trọng tài tại thành phố Cần Thơ và 01 trung tâm trọng tài tại tỉnh
Bắc Giang).
Như vậy, tuy các trung tâm trọng tài được thành lập theo Nghị định
116/CP mang bản chất là hình thức trọng tài phi Chính phủ, nhưng lại chịu sự điều
chỉnh của nhiều văn bản khác nhhau. Cụ thể, VIAC hoạt động theo Quyết định
204/TTg, còn 05 trung tâm trọng tài lại được thành lập và hoạt đọng theo quy định của
Nghị định 116/CP. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật điều chỉnh ở giai đoạn này đều có
giá trị pháp lý thấp, mới dừng ở mức cao nhất là Nghị định. Nội dung văn bản còn
nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và chưa có cơ chế bảo đảm cần thiết để hành hành có hiệu
quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng do cơ bản là do được ban
hành trong bối cảnh nước ta đang chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền
kinh tế thị trường thì đây là một khái niệm hoàn toàn mới, chưa hề có trong thực tiễn
Việt Nam. Đã có thời chúng ta loay hoay với những khái niệm như thế nào là trọng tài
kinh tế, trọng tài thương mại, tiêu chí nào để xác định đó là tranh chấp khinh tế, tranh
chấp kinh doanh hay tranh chấp thương mại
7

… Thêm vào đó, các văn bản pháp luật về
trọng tài, chưa đề cập đến các chế định cơ bản của trọng tài như: vấn đề thỏa thuận
trọng tài, sự hỗ trợ cần thiết của Cơ quan tư pháp… Hệ thống các văn bản pháp luật
điều chỉnh trong lĩnh vực thương mại chưa đồng bộ, chưa điều chỉnh kịp thời các quan
hệ thương mại phát sinh trong thực tiễn.
1.2.1.1.2 Giai đoạn từ khi Pháp lệnh trọng tài thương mại có hiệu lực
Pháp lệnh trọng tài thương mại được Quốc hội thông qua ngày
25/3/2003 và có hiệu lực ngày 1/7/2003, sau sáu năm chuẩn bị, soạn thảo trên mười dự
thảo, tiến hành nhiều hội thảo lấy ý kiến. Sự ra đời của Pháp lệnh là một bước hoàn
thiện đáng kể pháp luật về trọng tài thương mại ở nước ta. Về cơ bản Pháp lệnh đã khắc
phục được những khiếm khuyết, hạn chế trong các quy định của pháp luật tròng tài
thương mại mà theo đánh giá của nhiều nhà nguyên cứu chính những khiếm khuyết,
6
Nghị định 116/CP ngày 5 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế.
7
TS. Dương Văn Hậu: Một số vấn đề và lý luận và thực tiễn của trọng tài thương mại Việt Nam, Tạp chí Dân chủ
& Pháp luật.

×