A. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ:
Trên thế giới hoạt động nhượng quyền thương mại (tiếng Anh là Franchising) đã xuất
hiện từ lâu. Cùng với các phương thức kinh doanh khác, nhượng quyền thương mại (NQTM)
đã tạo ra một bức tranh sống động của nền kinh tế thế giới.
Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vì vậy sự hội
nhập vào nền kinh tế toàn cầu là đương nhiên, mang tính sống còn đối với nền kinh tế của quốc
gia. Kinh doanh theo phương thức Franchise là một mô hình tiến bộ, hiệu quả, giảm thiểu rủi
ro được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển là thành viên của WTO. Do đó, Việt Nam sẽ
không là ngoại lệ, sẽ trở thành “bãi đáp” của nhiều thương hiệu quốc tế, bởi thị trường bán lẻ
luôn “béo bở” và còn tính “khai phá” đối với các hệ thống bán lẻ nước ngoài. Trong những
năm gần đây, cùng với quá trình mở cửa hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới, nền
kinh tế Việt Nam phát triển ngày càng sôi động và NQTM cũng năm trong xu thế đó.
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề, nên em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu một số quy
định của pháp luật về nhượng quyền thương mại”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP
LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI:
1. Khái quát chung về nhượng quyền thương mại:
1.1. Khái niệm nhượng quyền thương mại:
Theo Điều 284 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho
phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức
kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương
mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên
nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc
điều hành công việc kinh doanh.”
Để hướng dẫn chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, Chính
phủ ban hành nghị định 35/2006/NĐ-CP, Bộ Thương mại ban hành thông tư 09/2006/TT-BTM
hướng dẫn chi tiết đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại; và Bộ tài chính ban hành
Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
1.2. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại:
1.2.1. Về chủ thể của nhượng quyền thương mại:
Chủ thể của quan hệ NQTM bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Các chủ
thể này có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, là công dân trong nước hoặc người nước ngoài.
Trong thực tế, đa số các bên tham gia quan hệ NQTM là thương nhân. “Tuy nhiên, cũng có khi
họ không phải là thương nhân, đặc biệt là khi NQTM diễn ra trong các lĩnh vực như nông
nghiệp, thủ công và hành nghề tự do (ví dụ: hoạt động của nhà tư vấn về hôn nhân được thực
hiện bởi một bên nhận quyền).”
(1)
. Có thể có hai bên hoặc nhiều bên tham gia vào quan hệ
NQTM. Bên nhượng quyền và bên nhận quyền có tư cách pháp lý độc lập với nhau và tự chịu
trách nhiệm đối với những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.
1.2.2. Về đối tượng của nhượng quyền thương mại:
Đối tượng của NQTM là “quyền thương mại”, đây là một khái niệm “trừu tượng” có
mối liên hệ đặc biệt với các đối tượng sở hữu trí tuệ (SHTT). Nội dung cơ bản quyền thương
mại chính là các yếu tố SHTT. Tuy nhiên, chúng ta không thể coi QTM là phép cộng đơn giản
1
của các yếu tố đó mà chỉ có thể coi đó là trung tâm của QTM, bên cạnh đó còn có rất nhiều
quyền năng khác. Tất cả các quyền năng đó phối hợp với nhau tạo nên đối tượng của NQTM là
QTM. Từ đó tạo nên sự khác biệt của cơ sở kinh doanh trong hệ thống NQTM, giúp phân biệt
với các cơ sở kinh doanh khác là đối thủ cạnh tranh.
1.2.3. Nhượng quyền thương mại luôn tồn tại mối quan hệ mật thiết giữa bên
nhượng quyền và bên nhận quyền:
Giống như các quan hệ kinh tế khác luôn đòi hỏi phải thiết lập mối liên hệ giữa các
bên với nhau, song NQTM thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa bên nhượng quyền và bên nhận
quyền. Bên nhượng quyền phải hướng dẫn, giúp đỡ kỹ thuật, đào tạo nhân viên cho bên nhận
quyền, đồng thời bên nhận nhượng quyền không thể tự mình sáng tạo thêm các ý tưởng mới
trong kinh doanh mà phải tuân thủ tuyệt đối. Việc kiểm tra, giám sát vừa là quyền vừa là nghĩa
vụ của bên nhượng quyền nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống. Thậm chí khi hợp đồng
NQTM chấm dứt các chủ thể này vẫn có mối quan hệ với nhau.
1.2.4. Nhượng quyền thương mại mang tính hệ thống và đồng nhất:
NQTM là sự phát triển đồng bộ một thương hiệu tạo ra sự thống nhất một hình ảnh các
cửa hàng, để khách hàng vào bất cứ cơ sở, cửa hàng nào trong hệ thống cũng đều cảm thấy
thoải mái, hài lòng như nhau. Hệ thống nhượng quyền như một guồng máy mà mỗi cửa hàng,
cơ sở là một mắt xích, để tạo nên chỉnh thể đó. Đây là điểm nhạy cảm của NQTM nó có thể
giúp phát triển danh tiếng của hàng hóa, nhượng quyền một cách nhanh chóng đồng thời cũng
có thể làm cho uy tín xây dựng trong một thời gian dài của sản phẩm nhượng quyền sụp đổ.
1.2.5. Hoạt động của hệ thống nhượng quyền thương mại thường dẫn tới hệ quả
làm bóp méo cạnh tranh
Hợp đồng NQTM có thể có quy định về vấn đề phân chia thị trường, bao gồm phân
chia lãnh thổ (khu vực kinh doanh) và phân chia khách hàng. Ngoài ra, hợp đồng NQTM còn
thường có các quy định về việc ấn định giá bán cho các thành viên của hệ thống NQTM, các
quy định ràng buộc bên nhận quyền nhằm duy trì tính đặc trưng và uy tín của hệ thống NQTM.
Những quy định này của hợp đồng NQTM thường dẫn đến hạn chế cạnh tranh và có thể phải
chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh.
2. Khái quát chung về pháp luật về nhượng quyền thương mại:
2.1. Khái niệm pháp luật về nhượng quyền thương mại:
“Pháp luật về nhượng quyền thương mại là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành và thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức
và thực hiện hoạt động NQTM.”
(2)
2.2. Vai trò của pháp luật về nhượng quyền thương mại:
- Thứ nhất: pháp luật về NQTM đã tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động
NQTM diễn ra một cách lành mạnh. Pháp luật sẽ có những hướng dẫn đúng mực cho các
doanh nghiệp để có thể đi đến thành công trong kinh doanh.
- Thứ hai: pháp luật về NQTM bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên tham gia quan
hệ nhượng quyền và lợi ích của toàn xã hội. Khi pháp luật đã đảm bảo được lợi ích của các bên
thì tức là sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo lập môi trường pháp lý ổn định cho hoạt
động NQTM.
II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NHƯỢNG
QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM:
1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại:
1.1. Về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Chủ thể của hợp đồng NQTM bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền:
- Thứ nhất: Đối với bên nhượng quyền được phép cấp QTM khi đáp ứng đầy đủ các
điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định 35/2006:
2
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 35/2006 quy định: “Hệ thống kinh doanh dự định
dùng nhượng quyền đã hoạt động được ít nhất là 1 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là
bên nhận nhượng quyền sơ cấp từ bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân đó phải kinh
doanh theo phương thức NQTM ít nhất là 1 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại
QTM”. Pháp luật quy định khoảng thời gian như vậy để doanh nghiệp có thời gian xây dựng
thương hiệu, tạo được uy tín trong lòng người tiêu dùng và đối với các đối tác tương lai, lập kế
hoạch chuẩn bị cho việc nhượng quyền được chu đáo, từ đó giúp doanh nghiệp hạn chế được
mức thấp nhất những rủi do có thể xảy ra.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 35/2006 quy định: “Đã đăng ký hoạt động NQTM với
cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 nghị định này.”. Việc đăng ký hoạt động
NQTM giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm soát được hoạt động NQTM, đảm
bảo sự an toàn của hoạt động kinh doanh này.
Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 35/2006 quy định: “Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh
thuộc đối tượng của QTM không vi phạm các quy định tại điều 7 của Nghị định này.”. Hiện
nay danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều
kiện được quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP và Nghị định số 43/2009/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP. Việc quy
định như vậy không chỉ đảm bảo cho hoạt động NQTM được an toàn mà còn giúp đảm bảo trật
tự an toàn xã hội, bảo vệ thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa…
- Thứ hai: Đối với bên nhận nhượng quyền, tại Điều 6 Nghị định 35 quy định điều
kiện: “Thương nhân được phép nhận QTM khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với
đối tượng của QTM”. Quy định này giúp cho bên nhận nhượng quyền có thể tiết kiệm được
thời gian làm quen với ngành nghề mới và có thể tận dụng được những kinh nghiệm, hiểu biết
của mình về lĩnh vực đó, từ đó tránh được những thất bại không đáng có với bên nhận nhượng
quyền.
1.2. Về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Hình thức này có thể thể hiện dưới dạng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể, tuy nhiên
do tính chất phức tạp của quan hệ NQTM, khả năng phát sinh tranh chấp là rất lớn vì thế Điều
285 Luật Thương mại 2005 quy định: “Hợp đồng NQTM phải được lập thành văn bản hoặc
bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Hiện nay, kỹ thuật công nghệ phát triển,
các hình thức có giá trị tương đương văn bản như fax, thư điện tử,...được các chủ thể sử dụng
nhiều để tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho các bên vì thế pháp luật cũng thừa nhận việc kí
kết hợp đồng bằng những hình thức này.
1.3. Về đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Đối tượng của hợp đồng NQTM là quyền thương mại - một khái niệm khá “trừu
tượng”, vì thế tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 35/2006 đã giải thích khá rõ về QTM, theo đó:
“Quyền thương mại” bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:
“a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến
hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng
quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh,
biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;
b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại
chung;
c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo
hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo
hợp đồng phát triển quyền thương mại.”
Chỉ cần có sự chuyển giao một trong các quyền trên đây giữa bên nhượng quyền và
bên nhận nhượng quyền là đã xuất hiện một hợp đồng NQTM. Một đặc trưng của QTM là luôn
3
lấy các đối tượng của SHCN làm trọng tâm, vì thế để tránh chồng chéo khi quản lý, khoản 1
Điều 10 Nghị định 35 đã quy định về các đối tượng SHCN trong NQTM. Theo đó, nếu bên
nhượng quyền chuyển giao cho bên nhận quyền sử dụng các đối tượng SHCN và các nội dung
của QTM thì phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng đó có thể lập thành một phần
riêng trong hợp đồng NQTM. Một quy định quan trọng của pháp luật điều chỉnh đối với nội
dung này tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 35 quy định: “Phần chuyển giao quyền sử dụng các
đối tượng sở hữu công nghiệp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh
của pháp luật về sở hữu công nghiệp.”. Theo quy định của luật SHTT thì đối tượng SHCN bao
gồm: nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
mạch tích hợp bán dẫn. Pháp luật về NQTM sẽ không điều chỉnh quan hệ về chuyển giao
quyền sử dụng các đối tượng của SHCN mà quan hệ đó do pháp luật về SHTT điều chỉnh.
1.4. Về việc công bố thông tin:
Theo Điều 8 Nghị định 35/2006 đã quy định trách nhiệm cung cấp thông tin của bên
nhượng quyền, theo đó bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản sao của hợp đồng
NQTM, mẫu và bản giới thiệu về NQTM của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15
ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng NQTM nếu các bên không có thỏa thuận nào khác.
Bởi vì bên nhận nhượng quyền luôn là bên phải gánh chịu nhiều trách nhiệm hơn nên những
quy định như vậy sẽ tạo sự bình đẳng đối với bên nhận nhượng quyền. Để đảm bảo quyền lợi
của bên nhận quyền lại từ bên nhượng quyền thứ cấp phải cung cấp thông tin về bên nhượng
quyền đã cấp QTM cho mình, nội dung của hợp đồng NQTM chung và cách xử lý các hợp
đồng NQTM thứ cấp trong trường hợp chấm dứt hợp đồng NQTM chung.
Không chỉ có bên nhượng quyền có trách nhiệm này mà bên dự kiến nhận quyền cũng
phải gánh vác trách nhiệm này. Theo quy định tại Điều 19 của nghị định 35, bên dự kiến nhận
quyền phải cung cấp cho bên nhượng quyền các thông tin mà bên nhượng quyền yêu cầu một
cách hợp lý để bên nhượng quyền quyết định việc trao QTM cho bên dự kiến nhận nhượng
quyền. Xuất phát từ tính chất quan trọng của đối tượng hợp đồng mà bên nhượng quyền
chuyển giao cho bên nhận nhượng quyền, đó là uy tín, thành công của bên nhượng quyền, bí
mật kinh doanh, bí quyết quản lý,..tất cả quyết định sự sống còn của hàng hóa dịch vụ của bên
nhượng quyền.
1.5. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Pháp luật chỉ đưa ra các nội dung cơ bản, chủ yếu tạo ra xương sống cho hợp đồng,
còn các bên sẽ thỏa thuận chi tiết cho phù hợp với điều kiện của mình. Theo Điều 11 nghị định
35 quy định: Hợp đồng NQTM có thể có 6 nội dung sau đây:
a. Theo khoản 1 Điều 11 nghị định 35 quy định về: Nội dung của nhượng quyền
thương mại:
Đây chính là điều khoản xác định đối tượng của hợp đồng, được coi là trung tâm của
hợp đồng, nó có ảnh hưởng tới mọi điều khoản khác trong hợp đồng
b. Theo khoản 2 Điều 11 nghị định 35 quy định về: Quyền và nghĩa vụ của các bên:
Quyền và nghĩa vụ cụ thể của bên nhượng quyền và bên nhận quyền do các bên thỏa
thuận. Nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì theo điều 286, 287, 288, và 289 Luật Thương
mại 2005, các bên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Đối với bên nhượng quyền:
Thương nhân nhượng quyền có 3 quyền cơ bản là: Thứ nhất: là nhận tiền nhượng
quyền; Thứ hai: là tổ chức quảng cáo cho hệ thống NQTM và mạng lưới NQTM; Thứ ba: là
kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận nhượng quyền đảm bảo sự thống nhất
của hệ thống NQTM và sự ổn định của chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
Đây là quyền năng đặc trưng mà bên nhượng quyền có được trong quan hệ NQTM so
với các quan hệ khác. Đi đôi với quyền năng, bên nhượng quyền cũng có những nhiệm vụ nhất
định. Bên nhượng quyền phải cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống NQTM cho bên nhận
4
nhượng quyền. Đồng thời bên nhượng quyền phải có trách nhiệm đào tạo ban đầu và cung cấp
trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng
hệ thống NQTM. Bên cạnh đó “ thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng và cung ứng dịch vụ
bằng chi phí của thương nhân nhận quyền” cũng là một nghĩa vụ của bên nhượng quyền. Bên
nhượng quyền có trách nhiệm phân chia lãnh thổ NQTM, tránh sự tranh giành lãnh thổ giữa
các bên nhận nhượng quyền đồng thời đảm bảo sự phân bổ các cơ sở được đồng đều, rộng
khắp. Ngoài ra bên nhượng quyền phải đảm bảo quyền SHTT đối với đối tượng ghi trong hợp
đồng nhượng quyền.
- Đối với bên nhận quyền:
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền được quy định tại Điều 288, 289 Luật thương
mại 2005. Nhìn chung bên nhận quyền “yếu thế” hơn bên nhượng quyền vì bên nhượng quyền
là chủ sở hữu của các đối tượng nhượng quyền mà bên nhận được chuyển giao để sử dụng. Vì
thế nghĩa vụ của bên nhận nhượng quyền cũng đặt ra nhiều hơn. Các nghĩa vụ đặt ra như nghĩa
vụ tài chính trả tiền nhượng quyền, các khoản thanh toán khác theo hợp đồng NQTM. Nghĩa
vụ đảm bảo sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền như: đầu tư cơ sở vật chất, nguồn tài
chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền
chuyển giao và điều hành hoạt động chúng cho phù hợp với hệ thống NQTM; nghĩa vụ đảm
bảo các tài sản của bên nhượng quyền khi chấm dứt hợp đồng; giữ bí mật về bí quyết kinh
doanh đã được nhượng quyền kể cả sau khi hợp đồng NQTM chấm dứt hoặc kết thúc; … Đây
là nghĩa vụ rất quan trọng mà bên nhận nhượng quyền phải thực hiện một cách thật nghiêm túc
kể cả khi hợp đồng đã chấm dứt. Ngoài ra bên nhận quyền không được phép nhượng quyền lại
trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền. Việc nhượng quyền lại cho
bên thứ ba được Luật Thương mại 2005 quy định tại Điều 290. Chính vì bên nhận nhượng
quyền phải gánh chịu những nghĩa vụ nên đòi hỏi bên nhượng quyền phải thực hiện tốt nghĩa
vụ của mình đối với bên nhận nhượng quyền để đảm bảo các quyền lợi của bên nhận nhượng
quyền đồng thời đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền.
c. Theo khoản 4 Điều 11 nghị định 35 quy định về: Giá cả, phí nhượng quyền định
kỳ và phương thức thanh toán.
Điều khoản này do các bên thỏa thuận. Pháp luật không quy định mức giá cố định cho
từng hàng hóa mà các bên căn cứ vào uy tín của hàng hóa, khu vực nhượng quyền và nhu cầu
của thị trường, … để quyết định giá, phí thanh toán. Đồng thời lựa chọn phương thức thanh
toán cho phù hợp với điều kiện của các bên. Pháp luật quy định như vậy đảm bảo quản lý ở
tầm vĩ mô không can thiệp quá sâu vào quan hệ giữa các bên.
d. Theo khoản 5 Điều 11 nghị định 35 quy định về: “Thời hạn hiệu lực và gia hạn
hợp đồng.”
Pháp luật Việt Nam không quy định một thời hạn cố định mà thời hạn của hợp đồng do
các bên tự quyết định. Bên cạnh đó tại Điều 13 Nghị định 35 cũng quy định: Hợp đồng có thể
chấm dứt trước thời hạn trong trường hợp quy định tại điều 16 của Nghị định, đó là các trường
hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng. Điều này nhằm đảm bảo được quyền lợi của các bên khi
bên kia có hành vi vi phạm. Nghị định 35 cũng quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
tại điều 14 theo hướng tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, nếu không có sự thỏa thuận khác
thì hợp đồng NQTM có hiệu lực tức thời tại thời điểm giao kết. Theo Điều 404 Bộ luật dân sự
2005, có thể xác định thời điểm giao kết hợp đồng theo các trường hợp sau:
“1. Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp
nhận giao kết.
2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận
được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.
3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội
dung của hợp đồng.
5
4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn
bản.”
Tuy nhiên đối với phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu
SHTT thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về SHTT. Theo đó căn cứ vào
khoản 2 Điều 148 Luật SHTT 2005 thời điểm có hiệu lực của phần này như sau: Đối với các
loại quyền SHCN được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 6
của luật này. Hợp đồng sử dụng các đối tượng của SHCN có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các
bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi có đăng ký tại một cơ quan quản lý nhà
nước về quyền sở hữu công nghiệp. Quy định chỉ áp dụng với sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý. Riêng đối với tên thương mại không
được chuyển giao vì vậy luật SHTT không quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
này.
Khi hợp đồng hết thời hạn các bên có thể thỏa thuận gia hạn hợp đồng. Đồng thời các
bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hết hiệu lực của hợp đồng.
e. Theo khoản 6 Điều 11 nghị định 35 quy định về: Chấm dứt hợp đồng nhượng
quyền thương mại
Thông thường hợp đồng NQTM sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
* Hết thời hạn thực hiện hợp đồng mà các bên không có thỏa thuận gia hạn.
* Hợp đồng chưa hết thời hạn thực hiện nhưng các bên có thỏa thuận chấm dứt.
* Một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Việc quy định quyền năng
này để bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra cho bên bị vi
phạm. Theo điều 16 Nghị định 35 các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng NQTM
trong các trường hợp sau:
- Đối với bên nhận quyền: Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
NQTM trong trường hợp bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ sau:
+ cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận
quyền;
+ đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân
nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
+ vụ thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của
thương nhân nhận quyền;
+ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng
quyền;
+ đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền
thương mại.
- Đối với bên nhượng quyền: Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng NQTM trong các trường hợp sau:
+ Bên nhận quyền không còn giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương
đương mà theo quy định của pháp luật bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh
doanh theo phương thức NQTM
+ Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam
+ Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn
cho uy tín của hệ thống NQTM.
+ Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng
NQTM trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu
khắc phục vi phạm đó từ bên nhượng quyền.
f) Giải quyết tranh chấp:
Hợp đồng NQTM là một loại hợp đồng trong thương mại nên cơ chế giải quyết tranh
chấp cho hợp đồng này cũng giống cơ chế giải quyết tranh chấp cho những hợp đồng trong
6