Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Phát hiện và xây dựng lợi thế cạnh tranh cho tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam (vnpt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 129 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------------

NGUYỄN HỮU NGÂN

PHÁT HIỆN VÀ XÂY DỰNG LI THẾ CẠNH
TRANH CHO TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH
VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT)
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Mã số ngành : 12.00.00

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 02 năm 2004


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến só LÊ THÀNH LONG
(Ghi rõ họ,tên,học hàm học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1: .. .....................................................................
(Ghi rõ họ,tên,học hàm học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2:... .....................................................................
(Ghi rõ họ,tên,học hàm học vị và chữ ký)

Luận văn thạc só được bảo vệ tại


HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày tháng năm 2004


Đại Học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

----------

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
-----------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên : NGUYỄN HỮU NGÂN

Phái : Nam

Ngày, tháng, năm sinh : 19/09/1975

Nơi sinh : Quảng Ngãi

Chun ngành : Quản trị doanh nghiệp

Mã số: 12.00.00

I - TÊN ĐỀ TÀI: PHÁT HIỆN VÀ XÂY DỰNG LI THẾ CẠNH CHO TỔNG
CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT).

II - NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG :
1. Cơ sở lý thuyết về lợi thế cạnh tranh.
2. Phân tích và xác định các lợi thế cạnh tranh cho VNPT.
3. Đánh giá các lợi thế cạnh tranh cho VNPT.
4. Đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì, củng cố và xây dựng lợi thế cạnh
tranh cho VNPT.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VU Ï(Ngày bảo vệ đề cương) : 21 /09/ 2003
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ (Ngày bảo vệ luận án tốt nghiệp): / / 2004
V - HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Tiến Só LÊ THÀNH LONG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NGHIỆM NGÀNH

BỘ MÔN QUẢN LÝ NGÀNH

Tiến só LÊ THÀNH LONG

(Ký tên và ghi rõ họ, tên, học hàm và học vị)
Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chun Ngành thơng qua.
Ngày
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

tháng

năm 2004

KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


Lời cảm ơn

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu, quý thầy
cô trong Khoa Quản lý Công nghiệp, Khoa Đào tạo Sau Đại học – Trường
Đại Học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, trang bị kiến
thức cho tôi trong toàn khoá học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS.Lê Thành Long – người đã tận tình
hướng dẫn và đóng góp những ý kiến q báu cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Tổng công ty Bưu chính Viễn
thông Việt Nam, các chuyên gia trả lời phỏng vấn và các đồng nghiệp đã
cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành Luận
văn tốt nghiệp này.
Sau cùng, tôi xin chân thành cám ơn gia đình, các anh chị trong lớp
Cao học QTDN khóa 12,bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong toàn khóa học
này.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 12/02/2004
Nguyễn Hữu Ngân


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là nhà cung cấp các
dịch vụ viễn thông lớn nhất tại Việt Nam. Với xu thế hội nhập và phát triển, nhà
nước đang từng bước xoá bỏ độc quyền trong lónh vực viễn thông, tạo ra một môi
trường cạnh tranh mới.
Từ một doanh nghiệp độc quyền nhà nước chuyển sang doanh nghiệp cạnh
tranh, VNPT đang đối đầu với những nguy cơ, thách thức và khó khăn mới trong
môi trường cạnh tranh đầy biến động. Để có thể cạnh tranh thành công thì bất cứ
doanh nghiệp nào cũng phải có được các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Do đó
việc tìm ra và xây dựng lợi thế cạnh tranh cho VNPT là hết sức cần thiết và cấp
bách.
Để thực hiện được điều này, luận văn sẽ vận dụng các cơ sở lý thuyết về lợi

thế cạnh tranh để phân tích và xác định các lợi thế cạnh tranh cho VNPT thông qua
việc phân tích môi trường vó mô, môi trường tác nghiệp, phân tích nguồn lực và
chuỗi giá trị của VNPT.
Tiếp theo, sẽ đánh giá lợi thế cạnh tranh cho VNPT so với các đối thủ cạnh
tranh thông qua việc đánh giá định tính bằng phương pháp chuyên gia và đánh giá
định lượng một số chỉ tiêu cạnh tranh.
Cuối cùng, từ các kết quả đánh giá sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì,
củng cố và xây dựng các lợi thế cạnh tranh cho VNPT.


MỤC LỤC
Trang bìa
Nhiệm vụ luận văn thạc só
Lời cám ơn
Tóm tắt luận văn
Mục lục
Các chữ viết tắt
Danh sách các hình vẽ và bảng biểu
CHƯƠNG 1 : CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1

1. Lý do hình thành đề tài

2

2. Mục tiêu của đề tài

5


3. Phạm vi giới hạn của đề tài

5

4. Phương pháp nghiên cứu

5

5. Nội dung tóm tắt

7

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

8

1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh

9

1.1 Cạnh tranh là gì ?

9

1.2 Lợi thế cạnh tranh

9

2. Các cơ sở của lợi thế cạnh tranh
2.1 Cái gì là cơ sở cho lợi thế cạnh tranh?


10
10

2.1.1 Quan điểm tổ chức công nghiệp

10

2.1.2 Quan điểm dựa trên nguồn lực

11

2.2 Làm thế nào để tạo ra lợi thế cạnh tranh?

11

2.3 Làm thế nào để duy trì và xây dựng lợi thế cạnh tranh?

14

2.3.1 Tập trung xây dựng các khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh 14


2.3.2 Xác định nguồn lực nào cần xây dựng và duy trì
3. Các công cụ phân tích lợi thế cạnh tranh
3.1 Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Porter

16
17
17


3.1.1 Nguy cơ xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

18

3.1.2 Cường độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành

19

3.1.3 Áp lực từ các sản phẩm thay thế

19

3.1.4 Áp lực từ phía khách hàng

20

3.1.5 Áp lực của người cung ứng

20

3.2 Phân tích nguồn lực

21

3.2.1 Nguồn lực

21

3.2.2 Tiềm lực


22

3.2.3 Năng lực cốt lõi

22

3.2.4 Năng lực khác biệt

24

3.3 Chuỗi giá trị của Porter

24

3.3.1 Các hoạt động chủ yếu

26

3.3.2 Các hoạt động hỗ trợ

28

4. Đánh giá lợi thế cạnh tranh
4.1 Phương pháp định tính

29
29

4.1.1 Phương pháp chuyên gia


30

4.1.2 Qui trình đánh giá

31

4.1.3 Khung đánh giá

31

4.2 Phương pháp định lượng

32

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH CÁC LI THẾ CẠNH TRANH CHO VNPT

33

1. Phân tích môi trường vó mô

34

1.1 Các chính sách cạnh tranh viễn thông ở Việt Nam
1.1.1 Hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật

34
34



1.1.2 Hoàn thiện môi trường pháp lý

35

1.1.3 Chính sách giảm cùc các dịch vụ viễn thông và Internet của
chính phủ

36

1.2 nh hưởng của các yếu tố kinh tế

37

1.3 nh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế

38

2. Phân tích môi trường tác nghiệp
2.1 Tổng quan về thị trường viễn thông và Internet Việt Nam

40
40

2.1.1 Thị trường viễn thông

40

2.1.2 Thị trường Internet

42


2.2 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của VNPT

44

1.2 Nguy cơ xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

45

1.3 Nguy cơ từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế

46

1.4 p lực từ phía khách hàng

46

1.5 p lực của nhà cung cấp

47

3. Phân tích nguồn lực của VNPT

48

3.1 Giới thiệu về Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam

48

3.2 Qui mô cơ sở mạng lưới


49

3.2.1 Hệ thống chuyển mạch

49

3.2.2 Hệ thống truyền dẫn

50

3.2.3 Hệ thống vận chuyển tin tức

50

3.3 Các mối quan hệ của VNPT

51

3.4 Thương hiệu của VNPT

53

3.5 Công nghệ của VNPT

54

3.6 Các nguồn nhân lực của VNPT

56


3.7 Nguồn lực tài chính của VNPT

57

3.7.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT

57


3.7.2 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của VNPT
4. Phân tích chuỗi giá trị của VNPT

58
60

4.1 Hoạt động đầu vào

60

4.2 Hoạt động vận hành

60

4.3 Hoạt động cung cấp dịch vụ

62

4.3.1 Năng lực cung cấp dịch vụ


62

4.3.2 Cơ sở khách hàng

63

4.4 Hoạt động Marketing và bán hàng

63

4.4.1 Hoạt động Marketing

64

4.4.2 Hoạt động bán hàng

65

4.5 Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ

67

4.6 Quản trị nguồn nhân lực

69

5. Tóm tắt các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu

70


6. Xác định các lợi thế cạnh tranh cho VNPT

74

6.1 Các lợi thế về vị thế thị trường của VNPT

74

6.2 Các lợi thế về tiềm lực của VNPT

74

6.3 Các lợi thế về năng lực của VNPT

74

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CÁC LI THẾ CẠNH TRANH CHO VNPT

75

1. Đánh giá lợi thế cạnh tranh cho VNPT

76

1.1 Đánh giá định tính

76

1.2 Đánh giá định lượng


80

2. Đánh giá tính bền vững của các lợi thế

82

CHƯƠNG 5 : ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ, CỦNG CỐ
VÀ XÂY DỰNG LI THẾ CẠNH TRANH CHO VNPT

84

1. Các nguyên tắc để thực hiện giải pháp

87

2. Các giải pháp nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh cho VNPT

88


2.1 Phát triển các loại hình dịch vụ

88

2.2 Điều chỉnh giá sản phẩm và dịch vụ

89

2.3 Củng cố và mở rộng hệ thống kênh phân phối


89

2.4 Đẩy mạnh việc tiếp thị và bán hàng

89

3. Các giải pháp nhằm củng cố lợi thế cạnh tranh cho VNPT

90

3.1 Đổi mới quản lý và kinh doanh

90

3.2 Đổi mới công nghệ

92

3.3 Nâng cao công tác tư tưởng trong tình hình mới

93

3.4 Tăng cường hợp tác quốc tế

93

4. Các giải pháp nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh cho VNPT

93


4.1 Cắt giảm chi phí

93

4.2 Đầu tư phát triển và duy trì nguồn nhân lực

95

4.3 Xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng

96

4.4 Xây dựng thương hiệu mạnh

97

4.5 Nâng cao sự thỏa mãn khách hàng

97

4.6 Thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng

98

4.7 Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ

99

5. Tóm tắt các giải pháp


100

CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

101

PHỤ LỤC

104

PHỤ LỤC A: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của VNPT

104

PHỤ LỤC B: Các đơn vị thành viên của VNPT

105

PHỤ LỤC C: Danh sách các chuyên gia phỏng vấn

107

PHỤ LỤC D: Phiếu đánh giá lợi thế cạnh tranh

108

PHỤ LỤC E: Các kết quả đánh giá

110


TÀI LIỆU THAM KHAÛO

115


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Sơ đồ của việc nghiên cứu luận án

6

Hình 2.1: Các yếu tố quyết định của lợi thế cạnh tranh

12

Hình 2.2: Các lợi thế cạnh tranh của Porter

14

Hình 2.3: Xây dựng các khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh

15

Hình 2.4: Mô hình năm tác lực cạnh tranh của Porter

18

Bảng 2.1: Phân loại các nguồn lực

21


Hình 2.5: Các gốc rễ của tính cạnh tranh (Năng lực cốt lõi)

23

Hình 2.6: Chuỗi giá trị của Porter với chín loại hoạt động

26

Hình 2.7: Phương pháp chuyên gia

30

Hình 3.1: Thị phần điện thoại của các doanh nghiệp viễn thông

41

Hình 3.2: Quá trình phát triển thuê bao điện thoại của VNPT

42

Hình 3.3: Thị phần Internet của các doanh nghiệp viễn thông

43

Hình 3.4: Quá trình phát triển thuê bao Internet của VNPT

43

Hình 3.5: Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam


48

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT từ

57

năm 2000 đến năm 2003
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu đánh giá tài chính của VNPT

58

Hình 3.6: Hoạt động vận hành mạng viễn thông của VNPT

61

Bảng 4.1: Đánh giá các lợi thế cạnh tranh

77

Hình 4.1: Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp

78

Bảng 4.2: Xếp hạng sau đánh giá

79

Bảng 4.3: Định lượng một số chỉ tiêu cạnh tranh

80


Hình 4.2: Tầm quan trọng của các lợi thế

82

Bảng 5.1: Tóm tắt các giải pháp thực hiện

100


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VNPT :

Vietnam Post and Telecommunications Corporation
(Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam)

SPT

:

Saigon Post and Telecommunication Service Corporation
(Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn)

FPT

:

FPT Corporation (Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ)

Vietel :


Vietel Corporation (Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội)

ITU

International Telecommunication Union

:

(Liên minh Viễn thông quốc tế)
IO

:

Industrial Organization ( Tổ chức công nghiệp)

RBV

:

Resource-Based View ( Quan điểm dựa trên nguồn lực)

SCA

:

Sustainable Competitive Advantage (Lợi thế cạnh tranh bền vững)

GSM :


Global System for Mobile (Hệ thống di động toàn cầu)

CDMA :

Code Division Multiple Access (Đa truy nhập phân chia theo mã)

GPRS :

General Packet Radio Service ( Dịch vụ vô tuyến chuyển mạch gói)

MMS :

Multimedia Messaging Service (Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện)

VoIP :

Voice Over Internet Protocol (Thoại thông qua giao thức Internet)

IXP

:

Internet eXchange Point (Nhà cung cấp cổng kết nối Internet)

ISP

:

Internet Service Provider (Nhà cung cấp dịch vụ Internet)


NGN :

Next Generation Network (Mạng thế hệ kế tiếp)

ADSL :

Asymmetric Digital Subscriber Line
(Đường dây thuê bao bất đối xứng)

WAP :

Wireless Application Protocol ( Ứng dụng giao thức không dây)

ISDN :

Intergrated Services Digital Network (Mạng số tích hợp đa dịch vụ)

BCC

Business Co-operation Contract (Hợp đồng hợp tác kinh doanh)

:

PSTN :

Public Switched Telephone Network
(Hệ thống chuyển mạch điện thoại công cộng)


1


CHƯƠNG 1:

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

HV: Nguyễn Hữu Ngân


2

1. Lý do hình thành đề tài
Với sự phát triển nhanh, mạnh không chỉ của mạng lưới mà còn của dịch vụ
viễn thông trong thời gian qua, với xu thế hội nhập và phát triển, nhà nước đang
từng bước xoá bỏ độc quyền trong lónh vực viễn thông, tạo ra một môi trường
cạnh tranh mới. Thực tế là trong lónh vực khai thác và cung cấp dịch vụ bưu
chính viễn thông (BCVT) hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp được cấp giấy
phép kinh doanh khai thác cung cấp dịch vụ BCVT như: Tổng công ty BCVT
Việt Nam (VNPT), Công Ty Cổ Phần Bưu Chính Viễn Thông Sài Gòn (SPT),
Công ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội (Vietel), Công ty cổ phần đầu tư phát
triển công nghệ (FPT), Công Ty Viễn Thông Điện Lực (ETC), Hanoi Telecom…
Khi tham gia kinh doanh trên thị trường, VNPT cũng như các doanh nghiệp
khác chịu tác động trực tiếp và to lớn của những xu hướng thế giới hiện nay.
Những xu hướng đó phản ánh đặc điểm chủ yếu của môi trường kinh doanh hiện
đại đầy biến động và phức tạp đặt ra những thách thức mới buộc phải không
ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Những đặc điểm chủ yếu
làm thay đổi tính chất và tình hình cạnh tranh hiện nay có thể kể đến như:
• Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế. Đặc điểm này một mặt tạo ra môi trường
thuận lợi cho việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới, tham gia vào thị
trường thế giới rộng lớn hơn, mặt khác cũng làm tăng thêm tính chất gay gắt
của cạnh tranh. Một công ty tham gia trên thị trường nội địa hay quốc tế đều

chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường cạnh tranh quốc tế. Vì vậy muốn
tồn tại và phát triển buộc phải có tầm nhìn toàn cầu và có chiến lược cạnh
tranh thích hợp.
• Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin đã tạo ra những điều kiện to lớn cho việc giao lưu, thu thập
HV: Nguyễn Hữu Ngân


3

nắm bắt xử lý thông tin trên các thị trường. Đặc điểm này có tác dụng để
nâng cao khả năng cạnh tranh, vươn ra những thị trường rộng lớn hơn, phục
vụ khách hàng đầy đủ hơn, kịp thời, chất lượng cao nhưng giảm đáng kể chi
phí làm cho hoạt động hiệu quả hơn. Tranh thủ tận dụng các thành tựu khoa
học công nghệ, tạo lợi thế cạnh tranh trên cơ sở tiết kiệm chi phí và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực là một trong những đặc điểm quan trọng hiện nay.
• Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng và sự tham gia của
nhiều quốc gia công nghiệp mới trên thị trường thế giới làm tăng thêm tính
chất cạnh tranh. Thị trường không còn là độc quyền của một số quốc gia lớn
mà có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau
với các chiến lược cạnh tranh thích hợp làm cho cạnh tranh trở nên sôi động
hơn.
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới nói chung có xu thế chậm lại đã làm thị
trường tăng chậm. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chủ yếu là quá trình
phân chia và xác định vị trí trên thị trường cạnh tranh giành thêm thị phần
nhiều hơn là khả năng tìm thị trường mới. Đây cũng là yếu tố đặc trưng làm
cho cạnh tranh tăng nhanh.
• Vai trò của khách hàng ngày càng trở nên quan trọng và được đề cao trở
thành một trong những sức ép lớn buộc các công ty phải tìm mọi cách thỏa
mãn nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất nhằm chiếm giữ khách hàng.

• Tính chất cạnh tranh đã trở nên phức tạp hơn không chỉ là sự cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp với nhau mà còn là cạnh tranh với sự tham gia của các
quốc gia, các khối kinh tế. Thị trường viễn thông trong tương lai có thể sẽ bị
chia sẻ đáng kể bởi các tập đoàn viễn thông lớn nước ngoài một khi Việt
Nam chính thức gia nhập WTO.
HV: Nguyễn Hữu Ngân


4

Đặc biệt, hiện nay VNPT đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các
đối thủ cạnh tranh trong lónh vực khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông. Cụ
thể như:
• Trong lónh vực cung cấp dịch vụ điện thoại di động, ngoài VNPT với 2 nhà
cung cấp chính là: Mobifone (VMS) và Vinaphone (GPC), hiện đã có thêm 2
nhà cung cấp khác cùng tham gia là: SaigonPostel (SPT) và Hanoi Telecom.
Đặc biệt là Saigon Postel (SPT) với mạng S-Fone sử dụng công nghệ mới
CDMA, hứa hẹn mang đến tốc độ truyền tải dữ liệu cao, hạn chế thấp nhất
việc gián đoạn cuộc gọi, tăng cường chế độ bảo mật thông tin đã đem lại một
sức ép rất lớn cho VNPT.
• Trong lónh vực cung cấp dịch vụ điện thoại cố định, với dịch vụ VoIP đã thực
sự là cuộc cạnh tranh mạnh mẽ giữa VNPT, SPT và Vietel (Công ty Điện Tử
Viễn Thông Quân Đội). Đặc biệt với sự ra đời dịch vụ điện thoại Internet
(chủ yếu gọi quốc tế) với giá rẻ hơn nhiều so với dịch vụ VoIP và dịch vụ
điện thoại IDD truyền thống đã tạo nên một môi trường cạnh tranh hết sức
phức tạp và đầy biến động.
• Trong lónh vực cung cấp dịch vụ internet, hiện nay đã có hơn 10 nhà cung cấp
dịch vụ internet, tuy nhiên chỉ là cuộc đua quyết liệt giữa hai đối thủ VNPT
và FPT.
Tất cả các đặc điểm trên đây đã đặt VNPT trước những thời cơ, thách thức

và khó khăn mới trong quá trình tham gia cạnh tranh trên thị trường viễn thông
hiện nay. Việc tìm ra và xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững cho VNPT là hết
sức cần thiết và cấp bách. Chính vì vậy học viên mong muốn thực hiện đề tài:
“Phát hiện và xây dựng lợi thế cạnh tranh cho Tổng công ty Bưu chính Viễn
thông Việt Nam (VNPT)”.
HV: Nguyễn Hữu Ngaân


5

2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là:
• Phân tích môi trường hoạt động của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt
Nam (VNPT) để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của
VNPT và từ đó xác định các lợi thế cạnh tranh của VNPT so với các đối thủ
cạnh tranh.
• Đánh giá các lợi thế cạnh tranh cho VNPT.
• Đề xuất một số biện pháp nhằm duy trì, củng cố và xây dựng lợi thế cạnh
tranh bền vững cho VNPT.
3. Phạm vi giới hạn của đề tài
Đề tài sẽ tập trung phát hiện, và xây dựng các lợi thế cạnh tranh cho Tổng
công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chủ yếu dựa vào các quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh các dịch vụ viễn thông sau:
• Dịch vụ điện thoại di động.
• Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ VoIP, dịch vụ điện thoại Internet.
• Dịch vụ Internet.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, học viên sử dụng một số phương pháp luận nghiên
cứu phổ biến sau:
• Phương pháp mô tả và so sánh.

• Phương pháp phân tích và tổng hợp.
• Phương pháp chuyên gia để đánh giá các lợi thế cạnh tranh.
• Phương pháp định lượng để định lượng một số chỉ tiêu cạnh tranh.

HV: Nguyễn Hữu Ngân


6

Sơ đồ nghiên cứu luận án:
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

DỮ LIỆU SƠ CẤP & THỨ CẤP

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA VNPT
Phân tích
vó mô

Phân tích
cấu trúc ngành

Xác định cơ hội, nguy cơ

Phân tích
Chuỗi giá trị

Phân tích
Nguồn lực


Xác định điểm mạnh, điểm yếu

XÁC ĐỊNH CÁC LI THẾ CẠNH TRANH

ĐÁNH GIÁ CÁC LI THẾ CẠNH TRANH
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ,
CỦNG CỐ VÀ XÂY DỰNG LI THẾ CẠNH TRANH.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Hình 1.1: SƠ ĐỒ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN

HV: Nguyễn Hữu Ngân


7

Thu thập dữ liệu:
• Các dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông
Việt Nam (VNPT), Bộ Bưu chính Viễn thông, các tạp chí chuyên ngành, một
số tạp chí kinh tế, thông tin từ Internet.
• Các dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập từ các chuyên gia trong ngành bằng
phương pháp nghiên cứu điều tra thông qua bảng câu hỏi.
5. Nội dung tóm tắt
Chương 1:

Nêu lý do hình thành đề tài, mục tiêu của đề tài, các phương pháp
nghiên cứu và cách thức thu thập số liệu cho đề tài.

Chương 2:


Cơ sở lý thuyết về lợi thế cạnh tranh: các khái niệm, quan điểm về
lợi thế cạnh tranh, các công cụ phân tích nhằm xác định lợi thế
cạnh tranh, các phương pháp đánh giá lợi thế cạnh tranh và cách
thức để duy trì và xây dựng các lợi thế cạnh tranh.

Chương 3:

Phân tích và xác định các lợi thế cạnh tranh cho VNPT thông qua
việc phân tích môi trường vó mô, môi trường tác nghiệp, phân tích
nguồn lực và chuỗi giá trị của VNPT.

Chương 4:

Đánh giá lợi thế cạnh tranh cho VNPT so với các đối thủ cạnh tranh
thông qua việc đánh giá định tính bằng phương pháp chuyên gia và
đánh giá định lượng một số chỉ tiêu cạnh tranh.

Chương 5:

Từ các đánh giá trong chương 4, học viên sẽ đề xuất một số giải
pháp nhằm duy trì, củng cố và xây dựng các lợi thế cạnh tranh cho
VNPT.

Chương 6:

Kết luận và kiến nghị

HV: Nguyễn Hữu Ngân



8

CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

HV: Nguyễn Hữu Ngân


9

Tiếp theo phần giới thiệu tổng quát trong chương 1, chương 2 sẽ đưa ra nền
tảng lý thuyết cụ thể về lợi thế cạnh tranh: Cơ sở của lợi thế cạnh tranh là gì?
Làm thế nào để xác định được lợi thế cạnh tranh? Làm thế nào để đánh giá
chúng? Và làm thế nào để duy trì và xây dựng chúng?
1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh
1.1 Cạnh tranh là gì?
Cạnh tranh là việc đấu tranh hoặc giành giật của một số đối thủ về khách
hàng, thị trường hoặc nguồn lực của các công ty. Tuy nhiên bản chất của cạnh
tranh ngày nay không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang
lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc là mới lạ hơn để khách
hàng lựa chọn mình chứ không phải lựa chọn các đối thủ cạnh tranh.
Theo hướng tư duy này, cạnh tranh không chỉ là những động thái của tình
huống mà là cả một tiến trình tiếp diễn không ngừng, các công ty đều phải đua
nhau để cung cấp giá trị khách hàng tốt nhất. Công ty nào không có được lợi thế
cạnh tranh hay không thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và tìm cách duy trì chúng thì
doanh nghiệp đó sẽ bị đào thải nhanh chóng trong một thị trường cạnh tranh
ngày càng nhiều biến động.
1.2 Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage).

Định nghóa:
“Lợi thế cạnh tranh là giá trị mà một công ty mang lại cho người mua mà
giá trị đó vượt quá chi phí của công ty tạo ra nó. Giá trị mà người mua sẵn sàng
để trả, và giá trị cao hơn ngăn trở việc đề nghị những giá thấp hơn đối thủ cho
những lợi ích tương đương hay cung cấp những lợi ích độc nhất hơn là nảy sinh
một giá cao hơn”.
(Nguồn: Michael Porter, “Competitive Advantage”, 1985, trang 3)
HV: Nguyễn Hữu Ngân


10

Khi một công ty có lợi thế cạnh tranh, công ty đó sẽ có cái mà các đối thủ
cạnh tranh khác không có, công ty sẽ hoạt động tốt hơn đối thủ, hoặc làm được
những việc mà các đối thủ khác không thể làm được. Lợi thế cạnh tranh là nhân
tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài của một công ty. Do đó các công
ty đều muốn cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên lợi thế cạnh tranh
thường rất dễ bị xói mòn bởi những hành động bắt chước của đối thủ.
Cạnh tranh diễn ra ở mọi nơi, không có công ty nào không phải đương đầu
với một hình thức và mức độ cạnh tranh nào. Môi trường cạnh tranh hiện nay có
mức độ cạnh tranh rất khốc liệt và liên tục gia tăng. Do đó nhận thức được tác
động của các nhân tố bên ngoài quan trọng, năng động cũng như biết cách tận
dụng các nguồn lực của công ty và khai thác chúng sẽ tạo ra được lợi thế cạnh
tranh bền vững.
2. Các cơ sở của lợi thế cạnh tranh
2.1 Cái gì là cơ sở cho lợi thế cạnh tranh?
2.1.1 Quan điểm tổ chức công nghiệp (IO : Industrial Organization)
Quan điểm tổ chức công nghiệp (IO) tập trung vào lực lượng cơ cấu trong
một ngành, môi trường cạnh tranh của các công ty và ảnh hưởng của chúng tới
lợi thế cạnh tranh. Người ủng hộ nổi tiếng quan điểm này là ông Michael Porter,

giáo sư của trường đại học Harvard. Theo ý kiến của ông, xây dựng và duy trì lợi
thế cạnh tranh là phân tích các lực lượng bên ngoài, sau đó quyết định và hành
động dựa trên kết quả thu được. Một mối quan tâm lớn của quan điểm IO là
hãng so với đối thủ cạnh tranh như thế nào, và quan điểm IO cho rằng lợi thế
cạnh tranh liên quan tới vị trí trong ngành.

HV: Nguyễn Hữu Ngaân


11

Mô hình 5 tác lực cạnh tranh nắm bắt được ý tưởng chính về lý thuyết lợi
thế cạnh tranh của Porter. 5 tác lực cạnh tranh xác định những qui luật cạnh
tranh trong bất cứ ngành công nghiệp nào. Mục đích của việc phân tích cấu trúc
ngành là nhằm xác định những nhân tố then chốt cho sự thành công trong cạnh
tranh cũng như những cơ hội và các mối đe dọa là gì? Đồng thời cũng sẽ phân
tích các đối thủ cạnh tranh nhằm phát hiện năng lực và những hạn chế của các
đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm tàng cũng như sự chuyển biến có thể có trong
tương lai của họ là gì? Chìa khóa thành công nằm ở khả năng khác biệt của các
hãng trong việc giải quyết mối liên hệ với các tác lực cạnh tranh đó. Tuy nhiên
cũng cần phải xem xét và phân tích môi trường vó mô nhằm xác định những
nhân tố quan trọng nào về chính phủ, xã hội, chính trị, tự nhiên và công nghệ sẽ
thể hiện cơ hội và các mối đe dọa đối với hãng.
2.1.2 Quan điểm dựa trên nguồn lực (RBV : Resource-Based View)
Tuy nhiên để hiểu biết đầy đủ về các lợi thế cạnh tranh đòi hỏi phải xem
xét vai trò của các nguồn lực bên trong công ty. Quan điểm dựa trên nguồn lực
(RBV) cho rằng để đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh, nguồn lực của công ty
đóng vai trò quan trọng, công ty sẽ thành công nếu nó có các nguồn lực phù hợp
nhất và tốt nhất đối với kinh doanh và chiến lược của nó. RBV không chỉ tập
trung phân tích các nhân tố bên trong mà nó còn liên kết năng lực bên trong với

môi trường bên ngoài. Lợi thế cạnh tranh sẽ đổ dồn về công ty nào sở hữu những
nguồn lực hoặc năng lực độc nhất. Do vậy, lợi thế cạnh tranh, theo RBV, liên
quan đến sự phát triển và khai thác các nguồn lực và năng lực cốt lõi của công
ty.

HV: Nguyễn Hữu Ngân


12

2.2 Làm thế nào để tạo ra lợi thế cạnh tranh?
Theo James Craig và Rober Grant, lợi thế cạnh tranh được tạo ra theo mô
hình sau:
Các nguồn gốc bên trong
của lợi thế cạnh tranh
CÁC NGUỒN LỰC
VÀ TIỀM LỰC

Các nguồn gốc bên ngòai
của lợi thế cạnh tranh
LI THẾ
CẠNH TRANH

CÁC YẾU TỐ THÀNH
CÔNG THEN CHỐT

Hình 2.1 : Các yếu tố quyết định của lợi thế cạnh tranh
(Nguồn: James Craig và Rober Grant, “Strategic Management”, 1993, trang 63)
Mô hình này là sự kết hợp cả quan điểm của tổ chức công nghiệp (IO) và
quan điểm dựa trên nguồn lực (RBV).

Để xác định những ïyếu tố thành công then chốt, là nguồn gốc bên ngoài
của lợi thế cạnh tranh trước hết phải phân tích môi trường cạnh tranh trong
ngành và môi trường vó mô.
Tiếp theo, phân tích nguồn lực và phân tích chuỗi giá trị của công ty sẽ xác
định các nguồn gốc bên trong của lợi thế cạnh tranh. Mục đích của việc phân
tích này nhằm tìm ra những nguồn lực có giá trị, các tiềm lực tiêu biểu, những
năng lực cốt lõi và khác biệt của công ty từ đó nhận dạng được các lợi thế cạnh
tranh trong phối thức và các lợi thế cạnh tranh trong nguồn lực.
Để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, nguồn lực phải có giá trị. Theo
Barney (1991, trang 105), những nguồn lực có giá trị là những nguồn lực có
những đặc điểm sau:

HV: Nguyễn Hữu Ngân


13

• Hiếm có.
• Có thể tạo ra giá trị khách hàng.
• Có thể bắt chước nhưng không hoàn toàn.
• Có thể thay thế nhưng không hoàn toàn.
Nguồn lực trở thành hiếm, xét một cách lý tưởng là các đối thủ cạnh tranh
khác không thể sở hữu được nó. Tuy nhiên hiếm có ở đây chỉ mang ý nghóa
tương đối, các nguồn lực hiếm có này có thể:
• Đang có sẵn trong một ngành.
• Có sẵn đối với một số ít đối thủ cạnh tranh trong ngành.
• Có sẵn đối với một đối thủ cạnh tranh đơn lẻ và do đó có tính duy nhất.
Sự hiếm có của nguồn lực được xác định bởi:
• Nguồn lực có thể mua được trên thị trường hay không
• Nguồn lực có cần được tích hợp vào công ty hay không.

Một nguồn lực hiếm có tự nó không là điều kiện đủ để tạo ra lợi thế cạnh
tranh trong phối thức, mà nguồn lực này còn phải tạo ra giá trị khách hàng dựa
trên các sản phẩm và dịch vụ do nguồn lực tạo ra.
Các các nguồn lực hiếm và có thể tạo ra giá trị khách hàng cho phép công
ty đạt được lợi thế cạnh tranh trong phối thức. Các lợi thế trong phối thức chỉ có
thể bảo vệ được lâu dài nếu các nguồn lực quan trọng của công ty không bị các
đối thủ cạnh tranh bắt chước và thay thế hoàn toàn.
Các nguồn lực không thể bắt chước được một cách hoàn toàn thường phụ thuộc
vào các yếu tố có tương quan với nhau sau đây:
• Nguồn lực là kết quả của một quá trình lịch sử.
• Nguồn lực là kết quả của sự phối hợp của nhiều yếu tố.
• Việc cố gắng bắt chước sẽ mang lại nhiều rủi ro.
HV: Nguyễn Hữu Ngân


×