Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Nghiên cứu ổn định và biến dạng của công trình đường vào cầu trong điều kiện đất yếu và lũ lụt ở đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 205 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
……………………………….

NGUYỄN ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU ỔN ĐỊNH VÀ BIẾN DẠNG CỦA CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG VÀO
CẦU TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẤT YẾU VÀ LŨ LỤT Ở ĐBSCL.
CHUYÊN NGHÀNH
MÃ SỐ NGHÀNH

: CÔNG TRÌNH TRÊN ĐẤT YẾU.
: 31.10.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 12 Năm 2004


MỤC LỤC
Nội dung
Phần A
Phần I : Nghiên Cứu Tổng Quan
Mở đầu
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về ổn định và biến dạng của

Trang

công trình đường vào cầu trong điều kiện đất yếu và lũ lụt ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long


1.1 Tình hình xây dựng các công trình đường dẫn vào cầu ĐBSCL
1.2 Các nghiên cứu về tính toán ổn định và biến dạng của công trình
đường trên đất yếu của các tác giả trong và ngoài nước:
a. Vấn đề ổn định.
b. Vấn đề biến dạng
1.3 Các giải pháp thiết kế đường dẫn tiêu biểu.
a) Đường dẫn cho cầu nhỏ, địa chất không quá yếu.
b) Đường dẫn vào cầu lớn, địa chất phức tạp.
c) Ổn định mái dốc.
1.4 Nghiên cứu thành công và thất bại của các công trình đường dẫn xây
dựng trên đất yếu.
1.4.1 Các công trình bị sự cố tiêu biểu.
1.4.2 Phân tích nguyên nhân thất bại đối của các bên liên quan với thiết kế
và thi công đường dẫn vào cầu.
a) Đơn vị tư vấn thiết kế.

3
3

5

6
6
12

b) Đơn vị thi công:
c) Chủ đầu tư.
d) Các ảnh hưởng khi đưa vào sử dụng.
1.4.3 Dự đoán các công trình có thể xảy ra sự cố.
1.4.4 Nhận xét đi sâu và phát triển

Phần II : Nghiên Cứu Đi Sâu Và Phát Triển.

Chương 2: Nghiên Cứu Đất Yếu Và Lũ Lụt ĐBSCL
2.1- Khái Quát Về Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

2.2. Đặc Điểm Địa Chất Công Trình ĐBSCL.

11
12
13
13
18
21
29
32
32

2.3 . Đặc Trưng Cơ Lý Của Đất Nền Vùng ĐBSCL.
2.4 Lý Thuyết Thống Kê Các Chỉ Tiêu Cơ Lý Của Đất.
2.5 Các thí nghiệm xác định tính chất cơ học của đất yếu.
2.5.1 Thí nghiệm cắt không cố kết, không thoát nước UU (Unsonsolidate
33
Undrained).
2.5.2 Thí nghiệm cắt cố kết không thoát nước CU (Consolidated –
33
undrained).


2.5.3 Thí nghiệm xác định CD (Cố kết thoát nước).
2.5.4 Thí nghiệm nén 3 trục.

2.5.5 Thí nghiệm nén lún.
2.6 Thống Kê Các Chỉ Tiêu Cơ Lý Của Đất công trình cầu Khánh An – U
mInh - Cà Mau
2.7 Nhận xét đi sâu và phát triển
Chương 3: Nghiên cứu giải pháp cấu tạo đường dẫn vào cầu trong điều
kiện đất yếu và lũ lụt ở ĐBSCL

34
34
37
47
48

48

1 Khái quát.
49
2 Điều kiện xuất phát nghiên cứu ổn định và biến dạng đường vào
50
cầu trong điều kiện đất yếu và lũ lụt ở ĐBSCL.
53
3 Một số giải pháp tiêu biểu hiện đang được áp dụng.
59
4 Mặt cắt cấu tạo tiêu biểu cho đường vào cầu đắp cao.
66
5 Giải pháp vật liệu cấu tạo khối đắp.
75
6 Xác định chiều cao nền đường đắp trên đất yếu .
80
7 Nghiên cứu các nhóm giải pháp xử lý nền đường trên đất yếu

82
8 Cấu tạo thiết bị quan trắc và phương pháp quan trắc
85
9 Nhận xét nghiên cứu đi sâu và phát triển
Chương 4: Nghiên cứu tính toán ổn định của đường dẫn vào cầu trong 85
điều kiện đất yếu và lũ lụt ở ĐBSCL
86
4.1. Mô hình toán cho ổn định đường dẫn.
88
4.2. Tính ổn định định theo tải trọng an toàn qat
91
94
4.3. Tính ổn định theo tải trọng cho phép
94
4.4. Đánh giá ổn định của nền dựa vào lý thuyết cân bằng giới hạn.
96
4.5. Ổn định chống lún trồi.
97
4.6. Phương pháp cân bằng giới hạn trên mặt trượt hình trụ tròn.
4.6.1 Theo W.Fellenius.(phương pháp phân mảnh cổ điển).
105
4.6.2 Theo A.V Bishop (1955) .
108
4.6.3 Phương pháp cân bằng giới hạn tổng quát. (General limits
109
equilibrium GLE) theo Fredlund.
111
4.6.4 Ổn định của nền đường dẫn khi kể đến lực dòng thấm.
113
4.6.5 Ổn định khi lũ về mực nước dâng ngang thân đường dẫn.

4.6.6 Phương pháp tính toán ổn định tổng thể
114
4.6.7 Ổn định của đường dẫn khi hợp áp lực nước lỗ rỗng âm.
116
4.6.8 Ảnh hưởng áp lực nước lỗ rỗng từ trạng thái âm chuyển qua
dương đối với đường dẫn.
117
4.6.9 Tính toán ổn định trong thời kỳ thi công.
4.6.10 Tổng hợp và so sánh các phương pháp cân bằng giới hạn hiện
đang thường được sử dụng.
117
4.7. Các trường hợp tính toán ổn định và các thông số đặc trưng sức


chống cắt sử dụng tương ứng theo 22-TCN-262 “Tiêu chuẩn khảo 117
sát và tiết kế nền đường trên đất yếu”
119
4.7.1 Phân loại các trường hợp

4.7.2 Các đặc trưng về sức chống cắt đưa vào tính toán xác
định như sau tùy thuộc theo phân lạo trên.
4.8 Tính toán hệ số ổn định khi gia cường vải địa trong khối đắp.
4.9 Nhận xét đi sâu và phát triển
Chương 5: Nghiên cứu tính toán biến dạng của đường dẫn vào cầu
trong điều kiện đất yếu và ngập lũ tại Đbscl
5.1.
5.1.1.
5.1.2.
5.1.3.
5.1.4.


Tính toán biến dạng của nền đường bên dưới đường dẫn.

5.2.

Chuyển vị ngang của nền đất dưới chân đường dẫn.
Nhận xét đi sâu và phát triển

126
127
127
128
130
136
141

Tính toán biến dạng tức thời SI của nền đường dẫn.
Tính toán biến dạng Sc tức độ lún cố kết trong giai đoạn thứ nhất.
Biến dạng do chuyển vị ngang.
Tính toán độ lún theo thời gian trong trường hợp thoát nước 2 chiều
kết hợp hệ thống thoát nước thẳng đứng.
144
5.1.5. Biến dạng từ biến do ứng suất pháp
147
5.1.6. Biến dạng từ biến do ứng suất tiếp.
150
5.1.7. Dự báo tăng sức chống cắt của nền đường dẫn trong quá trình cố kết
5.3.

Chương 6: Ứng Dụng Tính Toán n Định – Biến Dạng của nền

đường vào cầu đắp cao 5.5m bằng giải pháp bấc thấm kết hợp gia tải
đắp theo giai đoạn có tăng cường vải địa kỹ thuật trong khối đắp.
6.1. Giới thiệu Đường dẫn vào cầu Khánh An :
6.2. Số Liệu địa chất và mặt cắt địa chất.
6.3. Tính ổn định định theo tải trọng an toàn qat
6.4. Phương án xử lý nền bằng bấc thấm.
6.4.1.
6.4.2.
6.4.3.
6.4.4.

Xác định vùng hoạt động Ha
Tính toán cố kết
Tính toán các giai đoạn đắp
Tính độ lún tổng cộng cho các giai đoạn đắp.

6.5. Tóm tắt Nội dung tính toán.
6.6. Nhận xét đi sâu và phát triển

Phần III : Nhận Xét Kết Luận Và Kiến Nghị
Chương 7: Nhận xét kết luận kiến nghị
7.1. Nhận xét kết luận
7.2. Kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo.

150
153
154

154
155

158

158
159
163
165
170
182
183
186
186
188


Phần B
Tài liệu tham khảo
Sơ yếu lý lịch
Phụ lục


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Xuất phát từ thực tiễn các sự cố thường xảy ra cho đường dẫn vào cầu,
nguyên nhân chính là do các vấn đề ổn định và biến dạng, từ xuất phát trên luận
văn này nghiên cứu tìm ra các nguyên nhân thường gây ra sự cố về ổn định, biến
dạng, trong đó chủ yếu là ổn định, nghiên cứu đi sâu và phát triển chủ đạo về ổn
định.
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan tình hình xây dựng đường dẫn vào cầu
trên đất yếu ở ĐBSCL, các sự cố tiêu biểu, từ đó đưa ra nhận định các dạng sự
cố thường xảy ra như đường dẫn lún quá giới hạn cho phép, đường dẫn mất ổn
định trượt cục bộ, trượt sâu, trượt cả đường và mố.

Trên cơ sở nghiên cứu các giải pháp hiện đang được áp dụng, đưa ra ba
giải pháp mặt cắt cấu tạo, từ ba giải pháp cấu tạo này chọn giải pháp cấu tạo để
nghiên cứu đi sâu và phát triển là giải pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm,
kết hợp gia tải bằng tải đắp, tăng cường vải địa kỹ thuật trong khối đắp. Sau khi
đưa ra mặt cắt tiêu biểu được chọn, phần tiếp theo của chương 3 sẽ trình bày cơ
sở lý thuyết tính toán cho các thông số cấu tạo như chiều cao nền đắp, ổn định
mái dốc, vật liệu đắp đường dẫn, bệ phản áp, đệm cát...
Chương 4 trình bày cơ sở lý thuyết cho các dạng ổn định, từ tính toán theo
tải trọng an toàn, tải trọng cho phép... cho đến phương pháp tính toán ổn định
trên cung trượt trụ tròn, trong đó đi sâu nghiên cứu về tính toán trên mặt trượt trụ
tròn, trình bày công thức giải tích cho cân bằng theo phương pháp A.V Bishop
và GLE, so sánh rút ra nhận xét và chọn phương pháp GLE làm phương pháp
chính để tính toán bằng FEM, kết quả được so sánh với phương phaùp A.V Bishop


khi tính toán các trường hợp ổn định cho công trình thực tế cầu Khánh An –Cà
Mau.
Từ công thức giải tích của A.V Bishop, xét các mô hình đường dẫn gặp
trong điều kiện lũ lụt như thực tế như hiện tượng ngập nước ngang thân đường,
dòng thấm qua thân đường, đới bão hoà trong khối đắp, mô hình hoá các hiện
tượng trên và đưa ra các công thức giải tích có xét đến ảnh hưởng của các tham
số trên, từ đó rút ra nhận xét nhân tố nào làm tăng hay giảm hệ số an toàn. Từ
kết quả tính toán cho công trình thực tế sẽ kiểm chứng lại tính đúng đắn về các
công thức giải tích trước đó.
Chương 5 nghiên cứu đi sâu về các dạng biến dạng dưới nền đường, tổng
hợp và trình bày lý thuyết biến dạng hiện đang được áp dụng. Tiêu biểu như độ
lún cố kết, độ lún từ biến.
Trên các cơ sở lý thuyết đã trình bày, ứng dụng tính toán vào công trình
thực tế đường dẫn vào cầu Khánh An – Cà Mau, kết quả được thể hiện trên
chương 6.

Cuối cùng sau khi thực hiện luận văn, tác giả rút ra các nhận xét kết luận
và kiến nghị được cấu trúc trong chương 7, chương này đưa ra các nhận xét kết
luận cho các chương từ chương 1 đến chương 6 đã thực hiện từ đó rút ra một số
kết luận cho các vấn đề cấu tạo, ổn định và biến dạng cho đường vào cầu. Đồng
thời đưa ra các kiến nghị cho hướng nghiên cứu tiếp theo.


ABSTRACT
In practice problems have happened to the Bridge Entrance. The reasons are
identified as the issues of settlement and stability. Those situations have led to
this thesis which is to research the stability and settlement of the Bridge
Entrance, especially the causes of stability.
To begin, the thesis conducts a situation analysis about the Bridge Entrance on
the weak soil of Mekong delta. Some typical cases are studied. Then it goes to
some suggestions to common problems happened to the “limit Bridge Entrance
have sunk past limit, partial instability Bridge Entrance, deep slide, to slide
Bridge Entrance and abutent
In the next place, after common solutions are studied, this thesis focuses on 3
solutions of “mat cat cau tao”. It then chooses one solution for detail research,
that is “xu ly nen dat bang bac tham”, associated with “gia tai bang tai dap”,
enforced by “vai dia ky thuat trong khoi dap”. After typical “mat cat” is
determined, chapter 3 continues on theoretical basis for structure parameters
such as height of “nen dap”, stability of “mai doc”, materials for “dap duong
dan”, “be phan ap”, “dem cat”…
Chapter 4 presents the theory about forms of stability, from safe-weight to
tolerable-weight calculation, to stability calculation by “khung truot tru tron”,
focusing on the “mat truot tru tron”. This chapter also presents formula of
balance, by A.V Bishop and GLE method. Through contrast and assessment,
GLE is decided as the main method calculated by FEM. It will be applied for a



real project of Khanh An – Ca Mau Bridge. The result is then compared to the
calculation by A.V Bishop method.
From A.V Bishop formula, the thesis studies examples in the condition of flood:
road submerge, road absorb, saturation. It creates models and constructs formula,
considering the above parameters. Next it concludes what factors increase or
decrease the safety index. The result calculated for real project will be used to
validate the formula.
Chapter 5 focuses on forms of settlement. It synthesizes and presents settlement
theory being applied, such as consolidation settlement, creep settlement.
From presented theories, the thesis then applies into the real project of building
the bridge entrance to Khánh An – Cà Mau. The result is shown in Chapter 6.
The final part of the thesis is the author’s conclusion and suggestion in chapter 7.
This chapter is to generalize all previous ones, from 1 to 6, then go to some
conclusions for the issues of structure, stability and settlement for Bridge
Entrance, along with some suggestions for other researches.


-1-

MỞ ĐẦU.
1. Đặt vấn đề.
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng châu thổ hạ lưu thuộc hệ
thống sông Mê Kông, với đặc điểm là nền địa chất trẻ đang trên quá trình hình
thành, thường xuyên được bồi đắp phù xa hàng năm bởi các nhánh sông mêkông
trên đường đổ ra biển, là vựa lúa lớn nhất cả nước, là một vùng kinh tế với nhiều
tiềm năng mới chỉ trên bước đầu khai phá.
ĐBSCL đã và đang triển khai nhiều dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc
biệt là các công trình về giao thông, cầu đường như dự án quốc lộ 1, cầu Mỹ
Thuận, cầu Cần Thơ nối Vónh Long với Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, sắp tới là

đường cao tốc Sài gòn - Trung lương.
Với một nền địa chất bên dưới đặc trưng là đất yếu, nhiều nơi rất yếu việc
phải xử lý nền móng và các giải pháp thiết kế hợp lý để đặt công trình lên trên
là nhu cầu khách quan.
Các công trình giao thông ngày càng nhiều, với một địa hình đan xen sông
rạch chằng chịt các cầu qua sông, rạch cũng càng nhiều, các sự cố công trình cho
đường dẫn vào cầu đã và đang diễn ra gây tổn thất lớn về chi phí sửa chữa nâng
cấp, tiêu biểu như sự cố cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh – TP. HCM.
Ngoài những nguyên nhân do nhà thầu xây lắp thực hiện không đúng
thiết kế, thì một trong những nguyên nhân chính là khâu tư vấn thiết kế, các kỹ
sư thiết kế của chúng ta chưa hiểu đầy đủ về đất yếu vì vậy không có các giải
pháp gia cố hợp lý dẫn đến khi đặt công trình lên trên bị sự cố xảy ra như lún,
sạt, trượt.


-2-

2. Xác lập nhiệm vụ nghiên cứu.
1) Nghiên cứu đất yếu trong điều kiện lũ lụt ở ĐBSCL.
2) Nghiên cứu cấu tạo hợp lý của nền đường dẫn vào cầu theo tiêu chuẩn kỹ
thuật cấp 40, nền đường rộng 7m, lề 1m, tốc độ 40km/h.
3) Nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc ngập lũ một phần đường dẫn hoặc ngập
lũ sâu đến sự ổn định của mái dốc.
4) Nghiên cứu tìm giải pháp hợp lý để tính toán ổn định và biến dạng cho
đường dẫn vào cầu trong điều kiện ngập lũ sâu.
3. Giới hạn đề tài.
Phạm vị đề tài trong phần đường dẫn vào cầu, tức điểm chuyển tiếp bắt
đầu đường dẫn đến sau mố cầu, không đi sâu nghiên cứu ổn định và biến dạng
của mố cầu.
Đề tài đi sâu nghiên cứu chủ yếu cho địa chất nền đường dẫn là đất bão

hoà, (không đi sâu vào lý thuyết cơ học đất không bão hoà) nghiên cứu ổn định
và biến dạng của nền và đường dẫn từ đó đưa ra các phương pháp sử lý nền
thích hợp.
Bỏ qua thiết kế lớp kết cấu mặt đường, bỏ qua ảnh hưởng của tải trọng
động xuống nền đường.


-3-

Chương 1
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ ỔN ĐỊNH VÀ BIẾN DẠNG CỦA CÔNG
TRÌNH ĐƯỜNG VÀO CẦU TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẤT YẾU VÀ LŨ LỤT Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.5 Tình hình xây dựng các công trình đường dẫn vào cầu ĐBSCL
ĐBSCL với đặc điểm hệ thống sông ngòi chằng chịt, mạng lưới giao thông
thủy rất phát triển, nhưng để có thể phát triển kinh tế cho cả vùng thì phải hình
thành một mạng lưới giao thủy bộ liên hoàn, để có thể phát triển vùng thành
một vùng kinh tế trọng điểm thì việc phát triển hệ thông giao thông bộ là một tất
yếu.
Hệ thống sông ngòi đan xen phức tạp, việc hình thành các tuyến vượt sông
là không thể tránh khỏi, các đường dẫn vào cầu khi xây dựng và đưa vào sử
dụng thường xảy ra nhiều sự cố đáng tiếc, do nhiều nguyên nhân trong đó vấn
đề nguyên nhân đất yếu thường là nguyên nhân chính.
Đường dẫn vào cầu thường được thiết kế như nền đường bình thường,
không phù hợp với đất yếu bão hòa nước ven sông, không quan trắc trong quá
trình thi công, quá trình kỹ thuật thi công thường được bỏ qua không tham quá
trình thiết kế.
Đường dẫn là một hạng mục quan trọng đối với thiết kế cầu, nó là phần
tiếp nối giữa đường và cầu, các sự cố tiêu biểu như sạt, trượt đường dẫn, đường
dẫn lún không đồng bộ với mố tạo sự chênh lệnh giữa đường dẫn và mặt cầu.

1.6 Các nghiên cứu về tính toán ổn định và biến dạng của công trình đường
trên đất yếu của các tác giả trong và ngoài nước:
c. Vấn đề ổn định.
Hiện nay vấn đề này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, được nhiều tác
giả quan tâm và tiếp tục phát triển. Các công trình nghiên cứu của một các tác
giả tiêu biểu cho các trường phái trong và ngoài nước như.
Các tác giả ngoài nước M.I Gorbunov-Poxado (trường phái toán cơ ), W.
Fellenius, A.V Bishop, Jabu (Trường phái lý thuyết cân bằng giới hạn theo mặt
trượt trụ tròn ), N.N.Maslov, Terzaghi, R.B.Peck, Whitlow… và các tác giả trong


-4-

nước như GS.TSKH Lê Bá Lương, GS.TSKH Hoàng Văn Tân, GS.TSKH
Nguyễn Văn Thơ, và một số tác giả khác, họ đã có công rất lớn trong việc phổ
biến các giải pháp thiết kế hợp lý cho đất yếu. Đặc biệt cho điều kiện địa chất
đất sét yếu bão hoà nước trong điều kiện ngập lũ ở ĐBSCL Việt Nam.
Phương pháp tính toán ổn định hiện nay thường được sử dụng phương pháp
mặt trụ cân bằng giới hạn của các tác giả W.Fellenius, A.V Bishop, Janbu,
Spencer, Morgenstern -Price và gần đây để giải quyết bài toán một cách tổng
quát hơn bắt đầu xuất hiện lý thuyết cân bằng giới hạn tổng quát (GLE) trong
đó những phương pháp khác của W.Fellenius, A.V Bishop … được coi là trường
hợp đặc biệt.
d. Vấn đề biến dạng
Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra rất nhiều sự cố công trình, việc tính
toán biến dạng hiện nay cơ bản được tính toán bao gồm biến dạng tức thời, biến
dạng do cố kết, biến dạng do chuyển vị ngang và biến dạng từ biến.
Do mang nhiều giả thiết gần đúng về lý thuyết và các thông số như lý
thuyết cố kết, các phương trình tính độ lún, các toán đồ tra để tính độ lún, vì vậy
độ biến dạng tính toán chỉ là dự đoán, trong quá trình thi côgn thực tế thông qua

kết quả quan trắc lún để đánh giá, điều chỉnh các giải pháp, và các bước xử lý.
Độ lún gây ra chủ yếu do biến dạng chủ yếu là biến dạng cố kết, độ lún
này hiện ở Việt Nam đã có cách tính thống nhất theo 22-TCN-262-2000, tuy
nhiên biến dạng do chuyển vị ngang vẫn chưa có cách tính thống nhất, thường
không được tính đến trong quá trình tính biến dạng, tiêu biểu như đường dẫn vào
Cảng Khí Điện Đạm Cà Mau không tính đến ảnh hưởng của biếng dạng này dẫn
đến phải thay đổi biện pháp thi công, nguyên nhân biến dạng ngang có thể gây
trượt công trình bến cập tầu dọc theo đường vào cảng.
Hiện nay các thành phần biến dạng cho đường dẫn được tính tương tự như
nền đường bình thường nhưng với tải đắp nền đường cao hơn, thực tế biến dạng
của đường dẫn phức tạp hơn nhiều so với biến dạng nền đường thông thường
nguyên nhân địa chất đường dẫn sát sông thường rất yếu, nền đắp thường cao
thông thường 4.8-5.5m đối với đường cấp 4, vì vậy việc tính toán thiếu cơ sở
khoa học hoặc dự đoán không chính xác gây nhiều sự cố sau này.


-5-

Tính toán dự đoán thời gian lún do từ biến không chính xác, trong quá trình
sử dụng nền đường thường vẫn tiếp tục bị lún phải thường xuyên bù lún mặt
đường.
1.7 Các giải pháp thiết kế đường dẫn tiêu biểu.
Căn cứ qui mố tính chất công trình, mà người chủ nhiệm đồ án có giải pháp
hợp lý, hiện nay có rất nhiều giải pháp có thể thực hiện như giải pháp cố kết,
nén chặt, đất có cốt, gia cố nền bằng các loại cọc v.v, việc xử lý đường dẫn vào
cầu thường là tổ hợp một tổ hợp những nhóm giải pháp cơ bản, nguyên nhân mỗi
nhóm giải pháp cơ bản có phạm vi áp dụng riêng nhưng chưa có giải pháp nào
thỏa mãn đồng thời nhiều yêu cầu, mỗi giải pháp chỉ có một phạm vi áp dụng,
có giải pháp thích hợp cho xử lý nền, giải pháp khác tốt cho ổn định mái dốc,
có giải pháp thuận tiện cho việc tăng cường khả năng chịu tải của nền đắp.

a) Đường dẫn cho cầu nhỏ, địa chất không quá yếu.
Đây là những cầu qua kênh, qua rạnh nhỏ, tải H3, H5 kếc cấu từ 2-3 nhịp,
khẩu độ ngắn, chiều cao thông thuyền không lớn nhưng được xây dựng rất nhiều
ở ĐBSCL, kinh phí cho những cầu này không lớn, các giải pháp đưa ra phải thật
kinh tế, nhưng phải đảm bảo tính ổn định và bền vững khi sử dụng.
Giải pháp đắp nền đường dẫn thường được đắp bằng vật liệu đắp địa
phương, như cát đen đắp nền, cát pha sét, nền đất yếu gia cố bằng các giải pháp
nén chặt như cọc cát, cọc đất, nhóm giải pháp cải tạo ứng suất như cọc tràm, nền
đường thường được xử lý được bóc lớp hữu cơ và trải vải địa kỹ thuật kết hợp
đệm cát.
b) Đường dẫn vào cầu lớn, địa chất phức tạp.
Hệ thống sông Tiền sông Hậu đan xen, để phát triển mạng lưới giao thông
bộ hoàn chỉnh cần có rất nhiều những cây cầu vượt sông
Nền được xử lý bằng các giải pháp tổng hợp tốn kém, thường là các giải
pháp cố kết, thiết kế hệ thống thoát nước thẳng đứng PVD kết hợp gia tải trước
khi xây dựng.
Vật liệu đắp đường dẫn thường là cát, phần đắp bao hai bên là đất sét, mái
dốc taluy, bảo vệ mái bằng đá xây, trồng cỏ hay kết hợp tính thẩm mỹ bằng giải
pháp tường chắn dọc theo đường dẫn.


-6-

Móng mố cầu thường sử dụng giải pháp móng cọc. Cọc cắm vào tầng sét
yếu không đủ chiều sâu ngàm cần thiết, vì vậy thường thường xảy ra sự cố bị
nghiêng trượt ra ngoài sông.
c) Ổn định mái dốc.
Hệ số mái dốc được chọn đảm bảo mái dốc, nền đắp được ổn định, không
xảy ra mất ổn định cục bộ mái dốc và thường thiết kế m=2.
Bảo vệ bề mặt mái dốc khỏi xói lở của dòng chảy bằng các giải pháp như

đá lát khan bề mặt mái dốc, lát các tấm cấu kiện bê tông đúc sẵn trên bê mặt,
trồng cỏ có hệ thống rễ chùm để bảo vệ bề mặt.
Đối với những đoạn đường ven sông, kênh rạch, hoặc đường vào cầu, cao
độ mặt đường chênh cao, thường kết hợp biện pháp ổn định mái dốc với nền
đường như xây các kè trọng lực đá hộc, kè bê tông kết hợp tấm lát mái, kè rọ đá
trọng lực xếp chồng lên nhau kết hợp vải điạ kỹ thuật.
1.8 Nghiên cứu thành công và thất bại của các công trình đường dẫn xây
dựng trên đất yếu.
1.4.1 Các công trình bị sự cố tiêu biểu.
a) Dự án cầu Nguyễn Hữu Cảnh :

Hình 1.1 Hầm đường dẫn lún xuống còn
2.1m

Hình 1.2 Công trình đang rào lưới B40
để sửa chữa.


-7-

Được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2001, sau thời gian ngắn dự án này đã
xuất hiện hàng loạt sự cố như lún phần nền đường, đường dẫn vào cầu, đặc biệt
là lún ở hầm chui sau mố cầu văn thánh 2.
bảo…

Nguyên nhân: Địa chất bên dưới quá yếu, thi công không đảm
Đường Nguyễn Hữu cảnh bị lún khi đưa vào sử dụng.

Hình 1.3 Cầu Nguyễn Hữu Cảnh bị lún không đều,
giải phân cách bị bị gẫy chênh lún 30cm

Phần đỉnh giải phân cách bị lún gây nứt và lún không đều như hình vẽ.
b) Công trình sự cố cầu Trường Phước 1999.

Hình 1.4 Đường Dẫn Cầu Trường Phước Q.9 TP.HCM bị sạt lở
ã


-8-

Công trình sự cố cầu Trường Phước 4/1999 bị sạt lở đường dẫn vào
cầu sau khi đắp xong phần đường dẫn.
c) Cầu Mương Chuối.
Cầu Mương Suối bị sạt lở đường dẫn vào cầu và mố cầu sau khi đã
thi công đưa vào sử dụng.

Hình 1.6 Đường dẫn Cầu Mương Chuối
d) Sự cố sạt lở cầu Thông Lưu thuộc huyện Cái Bè Tiền Giang.

Hình 1.7 Sự cố sạt, trượt QL 1A

Quốc lộ 1A đoạn Vónh Linh bị sạt trượt nghiêm trọng, sạt toàn bộ nền
đường, theo báo điện tử Việt Nam Vnexpressnet.net ngày 28/7/2001
e) Sự cố sạt lở cầu Thông Lưu thuộc huyện Cái Bè Tiền Giang .


-9-

Cầu thông Lưu một trong 19 cầu của hợp đồng số 3 đoạn từ TP.HCM Cần
Thơ sau khi cắt băng khánh thành thông xe chưa bao lâu thì đã xảy ra sự cố sạt
lỡ đường dẫn vào cầu. Theo báo lao động ngày 2-9-1999 .

1.4.2 Phân tích nguyên nhân thất bại đối của các bên liên quan với thiết kế
và thi công đường dẫn vào cầu.
a) Đơn vị tư vấn thiết kế.
Đơn vị tư vấn thiết kế chưa hiểu đúng về đất yếu ở ĐBSCL, dùng các tiêu
chuẩn thiết kế không thích hợp cho đất yếu, hiện nay ở Việt Nam tiêu
chuẩn khảo sát và thiết kế nền đường ô tô trên đất yếu là 22TCN 2622000 của Bộ Giao Thông Vận Tải, đôi khi tính toán coi đất yếu như đất
thông thường, dẫn đến kết quả tính toán ổn định và dự đoán biến dạng
không chính xác.
Chưa đưa ra đầy đủ những sơ đồ tính toán nguy hiểm nhất, như việc thay
đổi đột ngột của mực nước dâng tạo dòng thấm thủy động, khi trời mưa và
kéo to trong quá trình thi công và sử dụng sau này, bỏ qua phân tích thấm,
bỏ qua ảnh hưởng của việc thay đổi áp lực nước lỗ rỗng, đặc biệt là vấn
đề áp lực nước lỗ rỗng từ trạng thái âm chuyển sang dương, bỏ qua sự ổn
định tổng thể của cả đường dẫn và mố cầu.
Khi phân tích ổn định mái dốc bỏ qua tác động của dòng thấm, bỏ qua
ảnh hưởng thay đổi mực nước dâng hàng năm, bỏ qua ảnh hưởng của đới
bão hòa, bỏ qua ảnh hưởng cuả việc thay đổi chỉ tiêu cơ lý khi đường dẫn
phải ngập trong lũ một thời gian dài. Dẫn tới khi đường dẫn sau khi xây
dựng gặp những trương hợp trên có khả năng gây mất ổn định.
Chiều cao nền đắp đường dẫn bỏ qua chiều cao phòng lún chính là độ lún
tổng cộng S trong quá trình dự đoán, vì vậy chiều cao thiết kế không cộng
thêm chiều cao phòng lún này dẫn tới phải bù lún nghiêm trọng và thay
lớp kết cấu áo mới bên trên rất tốn kém.
Không dự tính độ lún do từ biến cũng như thời gian lún từ biến, kết cấu
mặt đường ban đầu được thiết kế hoàn chỉnh, khi đưa vào sử dụng lún do
từ biến xảy ra phải phá bỏ kết cấu mặt đường dẫn tới tốn kém.
Thường trong quá trình tính toán biến dạng không tính biến dạng do
chuyển vị ngang vì vậy nảy sinh các vấn đề trong thi công các hạng mục
liền kề như phải đình chỉ thi công cảng bến cập tầu trước khi xử lý nền
đường dẫn vào Cảng Khí Điện Đạm Cà Mau.

Khảo sát địa chất không đúng qui trình (cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh sử
dụng địa chất Cầu Thị Nghè). Sử dụng vật liệu đắp không phù hợp đặc


- 10 -

biệt là vật liệu sau mố, không có hệ thống thu và thoát nước trong thân
nền đắp, áp lực sau mố tăng do nước không thoát được.
Không bố trí các thiết bị quan trắc cần thiết trong quá trình thi công, theo
22TCN 262-2000 việc bố trí thiết bị quan trắc là bắt buộc dùng để kiểm
chứng quá trình tính toán, từ các thông số đo đạc thực tế tại hiện trường
mới là cơ sở để giải quyết vấn đề, quá trình tính toán ban đầu chỉ là dự
đoán, sau khi có kết quả quan trắc không đưa ra các giải pháp xử lý cần
thiết khi có các kết quả quan trắc không đúng như dự đoán ban đầu.
b) Đơn vị thi công:
Chưa hiểu đúng về đất yếu ở ĐBSCL, chưa đánh giá đúng sự nguy hiểm
về vấn đề biến dạng cũng như ổn định trong quá trình thi công, thường tìm
cách dỡ tải nhanh hơn trong quá trình thi công hay thời gian chất tải thực
tế không đủ, trình tự thi công và tốc độ thi công đắp đường không phù
hợp.
Kỹ thuật đắp không đúng tiêu chuẩn, các lớp đắp quá dày đôi khi từ 0.51m, dẫn đến vật liệu đắp đầm không đủ chặt, không đạt dung trọng thiết
kế. Tốc độ đắp quá nhanh, không quan tâm đến sự tăng sức chống cắt
theo tốc độ cố kết, dẫn tới nền đắp bị phá hoại ngay trong quá trình thi
công.
Kết quả số liệu quan trắc thu được có thể bị làm sai lệch theo chiều hướng
tốt một cách giả tạo, khiến cho kết quả quan trắc không phản ánh đúng
tình hình ổn định và biến dạng của đường dẫn, từ đó đơn vị tư vấn thiết kế
không đưa ra các giải pháp xử lý bổ sung kịp thời.
Vật liệu đắp thường sử dụng các mỏ đất địa phương, hoặc cát đắp lẫn
nhiều bùn sét hữu cơ không đủ tiêu chuẩn, không thoả biểu đồ đường bao

cấp phối hạt, không đúng với bản vẽ thiết kế dẫn tới modun nền đường
không đạt yêu cầu, không thoát được nước ra khỏi nền đắp hay nước thoát
ra quá chậm.
c) Chủ đầu tư.
Thiếu kiến thức chuyên môn, chủ quan và không thẩm tra được thiết kế,
chọn đơn vị thi công không đủ năng lực, thường chỉ chọn những đơn vị có
kinh nghiệm về cầu mà bỏ qua kinh nghiệm về xử lý nền đất yếu, có
những chủ đầu tư tại ĐBSCL chọn những đơn vị chuyên xây dựng cầu
trên vùng Tây Nguyên hoặc từ khu vực khác như miền Trung, ngoài Bắc
xuống xây dựng cầu tại ĐBSCL. Từ đó dẫn đến những sự cố đáng tiếc.


- 11 -

d) Các ảnh hưởng khi đưa vào sử dụng.
Sau khi công trình đưa vào sử dụng thường phải bù lún, kết cấu mặt đường
bị phá hoại, tốc độ lún nhanh hơn dự kiến, dẫn tới lún lệch, lún quá giới
hạn cho phép, gây phá hoại các bộ phận kết cấu công trình. Tiêu biểu cầu
đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Đường dẫn bị sạt lở mất ổn định, mái dốc phía ngoài mố bị sạt, từ đó mất
ổn định tổng thể cho đường dẫn và mố tiêu biểu cầu Mương Chuối.
Mố cầu bị đẩy ra phía ngoài sông, gây trượt sạt cả một phần đường dẫn
gần mố xuống sông tiêu biểu mố cầu kinh ngang Quận 8.
1.4.3 Dự đoán các công trình có thể xảy ra sự cố.
1) Đường dẫn vào cảng Khí Điện Đạm Cà Mau.
Thuộc hạng mục đường dẫn vào bến cập tầu và bến STST, với địa chất bên dưới
là bùn sét hữu cơ ở trạng thái dảo chảy, đơn vị tư vấn thiết kế dùng giải pháp xử
lý nền bằng bấc thấm được gia tải bằng cát đắp đến cao trình +5.0 nhưng không
tính lún trồi trong quá trình đắp gia tải, dự kiến vào đầu năm 2005 việc cắm bấc
thấm và đắp gia tải sẽ tiến hành, nếu không phân chia giai đoạn đắp gia tải việc

lún trồi và trượt chắc chắn sẽ xảy ra, việc kiểm toán sơ bộ bằng slope/w cho
thấy hệ số an toàn theo GLE chỉ vào khoảng F= 0.66

Hình 1.1 Hệ số an toàn của nền đắp gia tải đường vào
cảng Khí điện đạm Cà Mau phân tích bằng Slope/w
2) Công trình đường vào cầu Sư Bích – Tân An
Công trình hiện đã đấu thầu đang tiến hành xét thầu, dự kiến đầu năm 2005 sẽ
khởi công. Chiều dày lớp đất yếu 23m với các thông số chính C=0.06kg/cm2, ϕ
=4029’, γ =1.68 t/m3, cao độ sau khi bóc hữu cơ +1.0, cao độ đỉnh đường dẫn
+4.0, nền đắp cát, nền gia cố bấc thấm, tầng thoát nước trên đỉnh bấc thấm 0.8m


- 12 -

. Gỉai pháp thiết kế dùng chính tải đường dẫn để gia tải, đắp một lần không đưa
ra tiến độ đắp theo giai đoạn.
Kiểm tra phân tích cung trượt bằng Slope/w cho trường hợp tải vừa đắp xong tại
cao trình +4.0, nước trong đất gần như chưa kịp thoát ra, lực dính của đất nền gần
như chưa được cải thiện.

Hình 1.2 Kết quả phân tích ổn định mái dốc đường dẫn cầu Sư Bích – Tân An

Kết quả phân tích cho thấy F=0.92 < [F]cp = 1.2 nền có khả năng mất ổn định
ngay khi đang thi công đắp hoàn thiện đường dẫn.
1.4.4 Nhận xét về đi sâu và phát triển.
Qua nghiên cứu tổng qua cho thấy sự cố xảy ra đối với công trình đường vào
cầu chủ yếu là do mất ổn định nền đường, lún trồi, phình trồi mất ổn định
tổng thể đường và mố, biến dạng quá giới hạn cho phép và kéo dài.



- 13 -

Chương 2
NGHIÊN CỨU ĐẤT YẾU VÀ LŨ LỤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CÓ LIÊN QUAN CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG DẪN VÀO CẦU.
2.1- Khái Quát Về Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
2.1.1- Vị Trí Địa Lý.
Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích 3.900.000 hecta thuộc vùng châu
thổ nằm cuối hạ lưu sông Mekong, phần thuộc lãnh thổ Việt Nam được giới hạn
bởi phía bắc là biên giới Việt Nam – Campuchia, Tây Ninh và TP.Hồ Chí Minh.
Phía nam và phía Đông giáp biển Đông, phía tây tiếp giám Vịnh Thái Lan
Bao gồm 12 tỉnh: Long An, Tiềng Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vónh
Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà mau, Kiên Giang và An
Giang.
2.1.2- Địa Hình.
Đồng Bằng Sông Cửu Long có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ phổ
biến 0,3 ÷ 0,4 m trên mực nước biển (theo mốc cao độ mũi Nai) trừ các núi ở An
Giang, Kiên Giang, có hướng dốc dần ra biển. Ngoài ra các khu vực có độ cao
cục bộ, về cơ bản có thể phân thành các vùng theo cao độ như sau:
5,0m.

- Thềm phù sa cổ dọc biên giới Việt Nam - Campuchia có cao độ từ 2,0 ÷
- Dọc theo sông Tiền và sông Hậu có cao độ 1,0 ÷ 3,0 m.

- Các khu vực ngập lũ của sông Tiền, sông Hậu và các vùng ngập triều
ven biển có cao độ 0,3÷1,5m.
Do sự bồi đắp và lắng động của phù xa sông, biển đã tạo cho
ĐBSCL có địa thế cao ở ven sông Tiền, sông Hậu và ven biển. Những nơi
nằm xa sông.chính, xa biển nằm sâu trong đất liền thì thấp và trũng.
2.1.3- Khí Hậu.

Đồng bằng Sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, độ ẩm cao, nhiệt độ bình quân khoảng 27oc.
a. Mưa.
Lượng mưa bình quân từ 1200 ÷ 2400 mm/năm. Hàng năm có hai mùa rõ rệt,
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 mang theo gió Tây Nam, khí hậu ẩm ướt. Mùa
khô từ tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau mang theo gió mùa Đông Bắc. Mùa
mưa ở ĐBSCL phân bố không đồng đều. Vùng phía tây có lượng mưa lớn nhất


- 14 -

1800 - 2400 mm/năm. Vùng phía đông có lượng mưa trung bình 1600-2000
mm/năm. Vùng trung tâm đồng bằng kéo dài từ Châu Đốc - Long Xuyên - Cao
Lãnh - Trà Vinh - Gò Công có lượng mưa nhỏ nhất 1200-1400 mm/năm.
Về thời gian mưa, ở ĐBSCL phân bố không đều trong năm, khoảng
90% lượng mưa tập trung trong các tháng mùa mưa, lượng mưa mùa khô
chỉ chiếm khoảng 10%. Các tháng 1,2,3 hầu như không có mưa. Đây là
thời điểm tốt nhất để chặn dòng, đắp nhừng đập ngăn mặn.
b. Bốc hơi
Lượng bốc hơi đo bằng ống Picher ở đồng bằng sông cửu long
khoảng 900-1300mm
c. Độ ẩm
Độ ẩm tương đối ở đồng bằng sông cửu long khoảng 80% vào mùa
mưa và khoảng 60% vào mùa khô
Tóm lại, đặc điểm bất lợi nhất về khí hậu có ảnh hưởng đến công
tác xây dựng thủy lợi của vùng nghiên cứu là sự phân bố theo mùa mưa.
Thời gian thuận lợi để xây dựng công trình đất đắp đê, đập, đào móng
cống là từ tháng 1 –4 vì thời gian này không có mưa hoặc mưa ít và chưa
đều.
2.1.4 - Chế Độ Thủy Văn.

Chịu ảnh hưởng lớn của dòng chảy sông MeKong, thủy triều biển
đông, thủy triều vịnh Thái Lan và chế độ mưa của từng vùng.
a. Sông Mê Kông
Sông MeKông: có diện tích lưu vực 795.000km2, tổng lượng nước hàng
năm 450 tỷ mét khối. Dòng chảy của sông có hai mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa
kiệt.
Hàng năm ĐBSCL bị nước lũ của sông MeKong chảy về gây ngập lụt cho
phần phía bắc của đồng bằng: Nước lũ truyền vào đồng bằng theo các kênh rạch
nối với sông Tiền, sông Hậu, và từ phía bắc tràn vaò theo biên giới Việt nam –
Campuchia. Thông thường vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 nước lũ bắt đầu gây
ngập và đạt đỉnh lũ cao nhất vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Diện tích ngập lũ
khoảng 1.400.000 ha, tùy từng nơi thời gian ngập lụ từ 2 đến 5 tháng.
Mùa kiệt ở ĐBSCL từ tháng 1 đến tháng 6, trong mùa kiệt lưu lượng sông
Mêkông giảm dần, lưu lượng nhỏ nhất thường rơi vào tháng 4 (có năm lưu lượng
kiệt chỉ còn khoảng 2.000m3/s). Điều này làm hạn chế khả năng cung cấp nước


- 15 -

ngọt và làm cho mặn xâm nhập sâu hơn vào đồng bằng. Đây là thời điểm lý
tưởng nhất để chọn lấn dòng, hợp long, đắp các đập ngăn mặn vào cuối tháng 2
đến trung tuần tháng 5.
b. Thủy triều.
Gần như toàn bộ diện tích ĐBSCL chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều
Biển Đông và Vịnh Thái lan. Thủy triều Biển Đông theo chế độ bán nhật triều
có biên độ triều lớn. Tại khu vực ven biển và cửa sông có biên độ từ 2-2,5 m.
Thủy triều Vịnh Thái Lan theo chế độ nhật triều không đều. Khu vực ven biển
và cửa sông có biên độ từ 0,7 - 1,1m. Càng vào sâu trong đồng bằng biên độ
triều giảm mạnh do thủy triều theo nhiều hướng khác nhau, tạo nên các khu vực
giáp triều, tại đây có biên độ dao động rất nhỏ như Trung Tâm Đồng Tháp

Mười, Trung Tâm Tứ Giác Long Xuyên, Bán Đảo Cà Mau, mùa khô dao động
0.3-0.5m, mùa mưa dưới 0.3m.
2.1.5- Chất Lượng Nước
Sự xâm nhập của thủy triều kéo theo sự xâm nhập của thủy triều vào
trong nội đồng. Trong mùa mưa, nhờ có nguồn nước ngọt phong phú nên ranh
giới mặn bị đẩy lùi ra gần đến bờ biển. Vào mùa khô, nước ngọt giảm làm nước
mặn lấn sâu vào trong nội đồng. Thời kỳ mặn xâm nhập sâu nhất là vào tháng 4
và đầu tháng 5.
Vào đầu mùa mưa, nhiều khu vực ĐBSCL bị nhiễm chua với độ PH
= 2 ÷ 5, thời gian bị chua từ tháng 5 đến tháng 6. Diện tích bị chua chủ
yếu ở vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau.
2.2. Đặc điểm địa chất công trình ĐBSCL.
2.2.1- Nguồn Gốc Địa Chất.
Được hình thành do sự bồi tích phù sa hàng năm của hệ thống sông Mê
Kông, thuộc trầm tích trẻ Halogien và vẫn đang trên quá trình hình thành tiếp
tục.
Thuộc loại đất sét yếu bão hòa nước, khả năng chịu tải rất nhỏ (vào
khoảng 0,5-1 daN/cm2), với đặc trưng có tính nén lún rất lớn, có hệ số rỗng lớn
(e>1) đôi khi e->2, modul biến dạng thấp (E0 < 50 daN/cm2), lực chống cắt nhỏ,
chiều dày lớp đất yếu lớn. Để có thể xử dụng làm đất xây dựng, thì buộc pháp
có các giải pháp xử lý nền thích hợp.
Do điều kiện thành tạo của đồng bằng, phần chính của khoáng sét
tạo đá có nguồn gốc lục địa, với điều kiện hóa lý mới của đới tạo đá,


- 16 -

khoáng vật sét bị phá hoại và chuyển thành những khoáng vật mới. Chất
hữu cơ đóng vai trò đáng kể, quyết định một loạt các tính chất đặc biệt
của đồng bằng mà ở nơi khác không có.

Đó là tính trương nở, co ngót và nén lún. Quá trình tạo đá của các
trầm tích sét ở đồng bằng là quá trình khử nước và nén chặt, nhờ các quá
trình lý hóa và áp lực của trọng lượng bản thân. Bởi vậy các trầm tích trẻ
ở đồng bằng có độ bền tăng theo chiều sâu, các trầm tích nằm ở tầng tiếp
xúc với đá gốc có độ cốâ kết lớn nhất và có độ bền lớn hơn so với lớp trên.
cùng một nơi, độ cố kết của các trầm tích trẻ tăng theo chiều sâu; ở
cùng một chiều sâu, độ cố kết của các trầm tích sẽ tăng theo chiều ngang
từ biển vào phía Đông Bắc và từ đông, tây về phía sông Tiền, sông Hậu.
Trong thực tế xây dựng thường gặp nhất là đất sét yếu bão hòa
nước. Lọai đất này có những tính chất đặc biệt đồng thời cũng có tính chất
tiêu biểu cho các lọai đất sét yếu nói chung, nguồn gốc của lọai đất sét
yếu thời cận đại (vì chúng mới hình thành vào khoảng 20.000 năm thuộc
kỷ Pleistocene). Các hạt tạo thành đất sét được phong hóa từ đá mẹ, có
tính chất thay đổi theo tính chất của đá mẹ, điều kiện khí hậu, sự vận
chuyển và trầm lắng. Sau sự vận chuyển của sông ngòi, sự hình thành của
các hạt sét chỉ xảy ra trong các môi trường trầm tích yên tónh. Tùy theo
môi trường trầm tích khác nhau mà có thể có các lọai vỉa đất sét khác
nhau.
(a) Đất sét biển: Các vỉa này thường hình thành trong thời kỳ từ 12.000 đến
5.000 năm trước công nguyên với tốc độ trầm tích cao.
(b) Đất sét châu thổ: Châu thổ (Tam giác châu) các sông lớn là môi trường trầm
tích rất họat động đồng bộ và đã hình thành nhiều vỉa đất sét lớn. Tổng hợp
qúa trình vận chuyển phù sa trong các điều kiện địa hình khác nhau với sự
giao lưu của nước sông và nước biển có thể dẫn đến một tỉ lệ bồi lấp rất cao.
(c) Đất sét bờ biển và bãi lầy: Tùy theo điệu kiện địa phương, địa hình… các vỉa
sét này khi thì mang tính chất của vỉa sét vùng Châu Thổ, khi thì mang tính
chất của vỉa sét biển.
2.2.2- Cấu Trúc Địa Chất:
Theo kết quả nghiên cứu của tổng cục địa chất cho rằng cấu trúc
ĐBSCL có dạng bồi trũng theo hướng Đông Bắc - Tây Nam mà trung tâm

bồi trũng có thể là vùng kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, khu vực này
móng đá sâu tới 900m (Tài liệu hố khoan CL1 của tổng cục dầu khí ).
Vây quanh vùng trung tâm là các vùng cánh của bồn trũng và xa hơn là


×