Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP trên địa bàn huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHAN ANH TUẤN

QUẢN LÝ CÁC VÙNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
THEO HƯỚNG VIETGAP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2019



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHAN ANH TUẤN

QUẢN LÝ CÁC VÙNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
THEO HƯỚNG VIETGAP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã ngành:

8340410



Quyết định giao đề tài:

901/QĐ - ĐHNT ngày 16/08/2018

Quyết định thành lập hội đồng:

296/QĐ-ĐHNT ngày 12/03/2019

Ngày bảo vệ:

23/3/2019

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Tô Thị Hiền Vinh
ThS. Nguyễn Thu Thủy
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS. Lê Kim Long
Phịng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HỊA - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đề tài luận văn thạc sĩ: “Quản lý các vùng nuôi tôm thẻ chân
trắng theo hướng VietGAP trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” là kết quả
của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và làm việc nghiêm túc của tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực, nội dung trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Những kết
luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào.

Khánh Hịa, tháng 1 năm 2019
Tác giả luận văn

Phan Anh Tuấn

iii


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu nghiêm túc tại lớp thạc sỹ kinh tế của trường
Đại Học Nha Trang, luận văn thạc sỹ là kết quả của quá trình nghiên cứu thực tiễn và
lý thuyết nghiêm túc của tơi trước khi tốt nghiệp.
Khơng có thành cơng nào mà không gắn với những hỗ trợ, giúp đỡ của người
khác, trong suốt thời gian từ khi bắt đầu quá trình học tập tại lớp thạc sỹ kinh tế của
trường Đại Học Nha Trang, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ
của quý Thầy Cơ, gia đình và bè bạn.
Với lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến quý thầy cô của trường Đại Học Nha Trang
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn chân thành đến TS. Tô Thị Hiền Vinh và ThS Nguyễn Thu
Thủy, đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Với kiến thức và thời gian hạn chế, đề tài còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự
quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài được hồn thiện hơn.
Khánh Hịa, tháng 1 năm 2019
Tác giả luận văn

Phan Anh Tuấn

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.....................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..............................................................................................x
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VIETGAP VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THEO HƯỚNG VIETGAP...................................8
1.1. Một số vấn đề về VietGAP.......................................................................................8
1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................8
1.1.2. Vai trị và lợi ích của VietGAP trong nuôi trồng thủy sản....................................9
1.1.3. Đặc điểm nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP ..........................................10
1.2. Quản lý của nhà nước về nuôi trồng thủy sản. .......................................................10
1.2.1. Sự cần thiêt phải có quản lý nhà nước về ni trồng thủy sản............................10
1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản..........................................11
1.2.3. Tác động của quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản ......................................11
1.2.4. Nội dung của quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGap ....12
1.3. Quản lý của nhà nước các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP ..........19
1.3.1. Mục tiêu cụ thể nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP..........................19
1.3.2. Nội dung quản lý của nhà nước về nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP.... 20
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng
theo hướng VietGAP .....................................................................................................27
1.3.4. Các tiêu chuẩn áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản đặc biệt nuôi tôm
thẻ chân trắng.................................................................................................................24
1.4. Quản lý các vùng nuôi Ở Nghệ An ........................................................................27
1.4.1. Chiến lược phát triển Nghệ An............................................................................40
1.4.2. Qui Hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGap..........................41
1.4.3. Cách quản lý của tỉnh Nghệ An...........................................................................41

1.4.4. Xây dựng kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tôm thẻ chân trắng theo hướng
VietGAP ........................................................................................................................42
1.4.5. Chính sách kinh tế của tỉnh Nghệ An..................................................................42
v


1.4.6. Thực trạng nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh Nghệ An....................................... 43
1.5. Kinh nghiệm một số địa phương nuôi tôm thẻ chân trắng..................................... 32
1.5.1. Trên địa bàn Bà rịa- Vũng Tàu............................................................................ 32
1.5.2. Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP Khánh Hịa ............................... 33
1.5.3. Ni tơm chuẩn Vietgap: Hướng đi bền vững Ở Long An................................. 34
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY
SẢN VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THEO HƯỚNG VIETGAP TẠI QUỲNH
LƯU, TỈNH NGHỆ AN .............................................................................................. 37
2.1. Khái quát chung về huyện Quỳnh Lưu .................................................................. 37
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, văn hóa xã hội...................................................................... 37
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế huyện Quỳnh Lưu................................................... 39
2.2. Thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Quỳnh Lưu.................................... 44
2.2.1. Nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Quỳnh Lưu................................................... 44
2.2.2. Nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Quỳnh Lưu ......... 45
2.3. Thực trạng quản lý của nhà nước về nuôi tôm thẻ chân trắng của huyện Quỳnh
Lưu ................................................................................................................................ 47
2.3.1. Qui hoạch và quản lý vùng nuôi tôm thẻ chân trắng hướng VietGAP ............... 47
2.3.2. Quản lý về khoa học và công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng .............................. 50
2.3.3. Quản lý giống, thức ăn, chế phẩm sinh học và chế biến tôm thẻ chân trắng. ..... 54
2.3.4. Quản lý về thương mại hóa, phát triển thị trường sản phẩm............................... 56
2.3.5. Công tác tổ chức, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật và phối kết hợp.................... 58
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng của quản lý nhà nước theo hướng VietGAP của Huyện......... 60
2.4.1. Nhân tố đất đai, ao nuôi ...................................................................................... 60

2.4.2. Nhân tố vốn và khả năng huy động vốn của nông hộ ......................................... 61
2.4.3. Nhân tố nguồn lao động của nông hộ.................................................................. 63
2.4.4. Nhân tố Thị trường.............................................................................................. 64
2.4.5. Nhân tố chính sách của Nhà nước....................................................................... 66
2.5. Thực hiện các tiêu chuẩn áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản đặc biệt
nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Quỳnh Lưu ............................................................... 68
2.5.1. Yêu Cầu Chung ................................................................................................... 68
2.5.2. Yêu cầu cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 68
2.5.3. Yêu cầu về máy móc .............................................................................................. 69
vi


2.5.4. Yêu cầu về quản lý thức ăn,con giống và phịng bệnh........................................69
2.5.5. u cầu chất lượng sản phẩm tơm ni ..............................................................70
2.6. Đánh giá kết quả quản lý của nhà nước về nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng
VietGAP huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An .........................................................................70
2.6.1. Kết quả nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP các nông hộ của huyện
Quỳnh Lưu.....................................................................................................................70
2.6.2. Kết quả thực hiện nông hộ thực hiện theo chuẩn của VietGAP..........................71
27. Đánh giá chung về công tác quản lý các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng
VietGAP tại huyện Quỳnh Lưu .....................................................................................74
2.7.1. Kết quả đạt được về công tác quản lý các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng theo
hướng VietGAP tại huyện Quỳnh Lưu..........................................................................74
2.7.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng theo
hướng VietGAP tại huyện Quỳnh Lưu..........................................................................75
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................76
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CÁC VÙNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THEO HƯỚNG VIETGAP TẠI
HUYỆN QUỲNH LƯU ...............................................................................................78
3.1. Định hướng và mục tiêu về quản lý các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng

VietGAP tại huyện Quỳnh Lưu .....................................................................................78
3.1.1. Chi tiêu trong quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP .........78
3.1.2. Phương hướng và nhiệm vụ trong quản lý các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng theo
hướng VietGAP .............................................................................................................79
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng
theo hướng VietGAP .....................................................................................................79
3.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước ......................................................................79
3.2.2. Đối với chính quyền địa phương .........................................................................80
3.2.3. Đối với các vùng ni tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP. ......................86
3.2.4. Đối với các hộ ni tơm theo hướng VietGAP ...................................................86
TĨM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................88
KẾT LUẬN ...................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................90
PHỤ LỤC
vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BQ

: Bình quân

BTC

: Bán thâm canh

CC

: Cơ cấu


DTBQ

: Diện tích bình qn

ĐVT

: Đơn vị tính

GT

: Giá trị

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

LĐGĐ

: Lao động gia đình

NSBQ

: Năng suất bình qn

NTTS

: Ni trồng thủy sản

QC


: Quảng canh

QCCT

: Quảng canh cải tíên

SL

: Số lượng

TC

: Thâm canh

Tr.đ

: Triệu đồng

XDCB

: Xây dựng cơ bản

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của huyện Quỳnh Lưu trong 3 năm
2015 – 2017 ...................................................................................................................39
Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện trong 3 năm (2015 – 2017)... 43
Bảng 2.3: Số liệu về nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2015 - 2017...... 44

Bảng 2.4: Báo cáo về nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP huyện Quỳnh
Lưu năm 2017................................................................................................................46
Bảng 2.5: Vùng nuôi tôm và số hộ nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP của huyện Quỳnh
Lưu năm 2017................................................................................................................47
Bảng 2.6: Diện tích và sản lượng ni tơm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP.......49
Bảng 2.7: Danh sách các nhà cung cấp giống tôm thẻ chân trắng cho những hộ nuôi
tôm của huyện Quỳnh Lưu tính đến tháng 12/2017 ......................................................50
Bảng 2.8: Quy chuẩn nhằm phịng chống bệnh cho tơm thẻ chân trắng tháng 12/2017....... 52
Bảng 2.9: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ tôm của công ty giai đoạn (2015 – 2017) ...........53
Bảng 2.10: Quy trình quản lý con giống, cách ni của các hộ điều tra.......................54
Bảng 2.11: Các hoạt động trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP ở
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An ..................................................................................56
Bảng 2.12: Kết quả thu hoạch tôm thẻ chân trăng theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2017 .....58
Bảng 2.13: Diện tích ni tơm theo quy hoạch VietGAP .............................................61
Bảng 2.14: Nhu cầu và khả năng tiếp cận vốn của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng theo
tiêu chuẩn VietGAP.......................................................................................................62
Bảng 2.15: Áp dụng các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật trong yêu cầu của VietGAP đối
với các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu năm 2017..............63
Bảng 2.16: Tình hình vay vốn của các chủ cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn
VietGAP năm 2017 .......................................................................................................67
Bảng 2.17: Tổng hợp kết quả sản xuất của các hộ nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP và
không theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Quỳnh Lưu ................................................71
Bảng 2.18: Số lượng hộ theo tiêu chuẩn VietGAP và đạt tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn
huyện Quỳnh Lưu trong giai đoạn 2015 – 2017................................................................71
Bảng 2.19: Kết quả điều tra về mức tuẩn thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP ....72
Sơ đồ 2.1: Kênh tiêu thụ tơm của các hộ gia đình.........................................................65

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Hiện nay tơm thẻ chân trắng được người tiêu dùng ưa chuộng do có giá trị dinh
dưỡng cao. Đồng thời trước sự khó khăn của ni tơm sú nên ngày càng có nhiều địa
phương chuyển sang ni tơm thẻ chân trắng nên diện tích ni tơm thẻ chân trắng có
xu hướng tăng lên. Mặc dù là một nghề nơng nghiệp có hiệu quả kinh tế cao nhưng
hầu hết các vùng ni tơm trên địa bàn tồn tỉnh đều có nhiều bất cập từ cơ sở hạ tầng
đến quy trình kỹ thuật, quản lý mơi trường, chăm sóc đối tượng nuôi. Sự phát triển
những năm qua là phát triển thiếu bền vững . Hiện nay, công tác quản lý hoạt động
NTTS tỉnh Nghệ An nằm trong nhiệm vụ quản lý của Chi cục Thủy sản bên cạnh chức
năng tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT trong công tác quản lý chung. Tuy
nhiên, công tác quản lý về Ni trồng thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn đó là: Một số
địa phương phát triển các vùng nuôi không theo quy hoạch được duyệt, các cơ sở nuôi
trồng thủy sản khơng tn thủ các quy trình ni, kiểm sốt không tốt các đối tượng
nuôi; các cơ sở chế biến chưa tuân thủ tuyệt đối về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm … quản lý và chỉ đạo sản xuất như: Trình độ người sản xuất ni trồng
thủy sản vẫn cịn hạn chế, cơng tác cập nhật thông tin sản xuất 2 chiều giữa người lao
động, sự chỉ đạo sản xuất của chính quyền địa phương với ngành nơng nghiệp chưa
kịp thời, thậm chí cịn chậm. Trong q trình ni, người ni vẫn sử dụng nhiều
thuốc kháng sinh nhằm giảm thiểu dịch bệnh. Trong đó, có nhiều loại không mang lại
hiệu quả hoặc nằm trong danh mục cấm. Điều đó dẫn tới các thiệt hại về kinh tế cũng
như giảm chất lượng của sản phẩm ni...Vì vậy, ảnh hưởng rất nhiều đến công tác
quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản nói chung và quản lý các vùng ni tơm thẻ
chân trắng theo hướng VietGAP nói riêng. VietGAP: là tiêu chuẩn GAP trong sản xuất
nông nghiệp của Việt Nam. Hiện nay VietGAP là tiêu chuẩn cao nhất trong sản xuất
nông nghiệp ở giai đoạn sản xuất ban đầu của chuỗi kiểm sốt an tồn thực phẩm. Vai
trị và lợi ích của VietGAP trong ni trồng thủy sản: Đối với cơ sở nuôi, Đối với
người lao động, Đối với người tiêu dùng và xã hội. Các tiêu chuẩn áp dụng VietGAP
trong nuôi trồng thủy sản: Yêu cầu chung, Yêu cầu về cơ sở hạ tầng, Yêu cầu về máy
móc, trang thiết bị chuyên dụng, Yêu cầu quản lý mơi trường ni và phịng bệnh,
u cầu về chất lượng tôm giống, mật độ và mùa vụ nuôi, Yêu cầu về quản lý thức ăn

và chất bổ sung thức ăn, Yêu cầu về quản lý thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học,
Yêu cầu về quản lý hồ sơ. Quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản để quản lý và điều
x


chỉnh các hành vi của hoạt động nuôi trồng thủy sản, tiến tới đảm bảo an sinh xã hội,
đảm bảo môi trường và phát triển nuôi trồng thủy sản một cách bền vững. Việc bố trí,
phân cơng nhiệm vụ cho Cơng chức nơng nghiệp tại nhiều địa phương cịn bất cập,
hạn chế đến việc phát huy trách nhiệm và mức độ hồn thành nhiệm vụ của bản thân
cơng chức nơng nghiệp và nhiệm vụ của địa phương. Vai trò của nhiều hợp tác xã
nơng nghiệp trong thực tế cịn hạn chế, hoạt động cầm chừng, chưa hỗ trợ tích cực cho
nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Cơ sở hạ tầng của các hộ nuôi tôm, hạ
tầng thủy lợi phục vụ nuôi tôm chưa đáp ứng được u cầu về ni tơm an tồn sinh
học và theo tiêu chuẩn VietGAP, như một số hộ hạn chế về quỹ đất để xây dựng ao
chứa bùn thải, một số hộ do thuê ao nuôi nên không đầu tư nhiều để nâng cấp các cơng
trình, … Một số cơ sở đang hoạt động kinh doanh các sản phẩm không được phép sử
dụng trong nuôi trồng thủy sản. Không sử dụng các hóa chất, thuốc và thức ăn có hàm
lượng các chất vượt quá giới hạn cho phép nằm trong danh mục cấm sử dụng, đồng
thời thường xuyên theo dõi thường xuyên danh mục cập nhật các hóa chất, kháng sinh
cấm để thực hiện kịp thời. Nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi với hệ thống ao
lắng, kênh cấp, kênh thoát đã giúp cho người dân NTTS chủ động, và an toàn vệ sinh
theo hướng VietGAP. Tạo điều kiện thuận lợi và phát triển kinh tế cho người dân ni
tơm.
Từ khóa: Quản lý các vùng ni Tơm Thẻ Chân Trắng theo hướng VietGap,
Quỳnh Lưu, Nghệ An.

xi




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tơm thẻ chân trắng là loại tơm nhiệt đới, khả năng thích nghi với giới hạn rộng
về độ mặn và nhiệt độ, là đối tượng có giá trị kinh tế cao thị trường kinh tế rộng, thời
gian sinh trưởng ngắn (Từ 3-3,5 tháng), năng suất cao. Hiện nay tôm thẻ chân trắng
được người tiêu dùng ưa chuộng do có giá trị dinh dưỡng cao. Đồng thời trước sự khó
khăn của ni tơm sú nên ngày càng có nhiều địa phương chuyển sang ni tơm thẻ
chân trắng nên diện tích ni tơm thẻ chân trắng có xu hướng tăng lên.
Từ năm 2010 trở lại đây, khi gần như 100% diện tích ni tơm trên địa bàn tồn
tỉnh chuyển sang đối tượng tơm thẻ chân trắng, diện tích ni tơm hàng năm ổn định
khoảng 1.400 ha (cả 2 vụ là 2.100 ha), với sản lượng từ 5.000 – 6.000 tấn/năm. Mặc
dù là một nghề nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao nhưng hầu hết các vùng ni tơm
trên địa bàn tồn tỉnh đều có nhiều bất cập từ cơ sở hạ tầng đến quy trình kỹ thuật,
quản lý mơi trường, chăm sóc đối tượng ni. Hiện trạng chung đó là:
- Cơ sở hạ tầng yếu kém, không đáp ứng yêu cầu.
Hệ thống kênh cấp, kênh thốt nước cịn dùng chung, dễ lây lan dịch bệnh và
phần lớn đều bị bồi lắng xuống cấp. Kênh cấp nước không đáp ứng yêu cầu về thời
gian, lưu lượng cấp nước cho vùng nuôi yếu kể cả khi triều cường. Kênh thốt nước
khơng tiêu thốt triệt để. Hệ thống phịng thí nghiệm chưa đạt tiêu chuẩn về cơ sở hạ
tầng, chỉ xét nghiệm được một số bệnh thường gặp và người nuôi chưa được tiếp cận.
Người nuôi không quan tâm đến vấn đề xử lý nước thải, bùn thải, việc xả thải diễn ra
đã làm bồi lắng kênh mương, khó kiểm sốt dịch bệnh.
- Cơng tác giám sát, cảnh báo, khống chế dịch bệnh và theo môi trường tại các
vùng này chưa được quan tâm. Việc lấy mẫu định kỳ trong vùng nuôi để phát hiện
mầm bệnh chưa được thực hiện, phần lớn nông dân không nắm rõ diễn biến dịch bệnh
ngồi mơi trường.
- Cơng tác đào tạo về GAP phần lớn nông dân chưa hiểu và nắm rõ quy trình
ni tơm đảm bảo an tồn sinh học và quy phạm thực hành nuôi tốt tại Việt Nam
(VietGAP), vấn đề sử dụng giống sạch bệnh, an toàn dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
- Truy xuất nguồn gốc con giống sử dụng trong vùng nuôi chưa thực hiện. Hầu

hết nông dân nuôi tôm chưa quan tâm đến nguồn gốc tôm giống, không nắm rõ chất
lượng giống, và quá trình truy xuất nguồn gốc đến sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Sự
phát triển những năm qua là phát triển thiếu bền vững .
1


- Một số các diện tích ni tơm kém hiệu quả, không phù hợp bị bỏ hoang hoặc
chưa được chuyển đổi tượng nuôi phù hợp.
Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, có bờ biển dài,
các khu vực bãi ngang ven biển, cửa sông, cửa lạch… thích hợp với ni tơm chun
canh như tơm sú, tơm thẻ chân trắng…có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, công tác nuôi
trồng thủy sản theo hướng VietGAP đối với tôm thẻ chân trắng được xác định là phần
không gian nhạy cảm với những tác động từ biến đổi mơi trường trong bối cảnh biến
đổi khí hậu hay những tác động từ hoạt động kinh tế - xã hội như hoạt động công
nghiệp, du lịch...
Hiện nay, công tác quản lý hoạt động NTTS tỉnh Nghệ An nằm trong nhiệm vụ
quản lý của Chi cục Thủy sản bên cạnh chức năng tham mưu cho Sở Nông nghiệp và
PTNT trong công tác quản lý chung. Tuy nhiên, công tác quản lý về Ni trồng thủy
sản cũng gặp nhiều khó khăn đó là: Một số địa phương phát triển các vùng nuôi không
theo quy hoạch được duyệt, các cơ sở nuôi trồng thủy sản khơng tn thủ các quy trình
ni, kiểm sốt không tốt các đối tượng nuôi; các cơ sở chế biến chưa tuân thủ tuyệt
đối về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm … quản lý và chỉ đạo sản xuất
như: Trình độ người sản xuất ni trồng thủy sản vẫn cịn hạn chế, cơng tác cập nhật
thông tin sản xuất 2 chiều giữa người lao động, sự chỉ đạo sản xuất của chính quyền
địa phương với ngành nơng nghiệp chưa kịp thời, thậm chí cịn chậm. Trong q trình
ni, người ni vẫn sử dụng nhiều thuốc kháng sinh nhằm giảm thiểu dịch bệnh.
Trong đó, có nhiều loại không mang lại hiệu quả hoặc nằm trong danh mục cấm. Điều
đó dẫn tới các thiệt hại về kinh tế cũng như giảm chất lượng của sản phẩm ni...Vì
vậy, ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản nói
chung và quản lý các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP nói riêng.

Với thực trạng trên yêu cầu đặt ra rất cần tăng cường công tác quản lý về các
vùng nuôi trồng thủy sản nói chung và vùng ni tơm thẻ chân trắng theo hướng
VietGAP nói riêng. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài “Quản lý các vùng nuôi tôm
thẻ chân trắng theo hướng VietGAP trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
Nghề ni tơm đã có ở Việt Nam từ lâu đời. Nghề này bắt đầu khởi sắc từ
những năm sau đổi mới với con tôm sú. Từ sau năm 2000, nghề nuôi tôm thẻ chân
trắng bắt đầu phát triển nhanh chóng và đóng vai trị rất quan trọng trong nghề nuôi
2


tơm Việt Nam.Đã có nhiều luận án, luận văn, các bài báo nghiên cứu về vấn đề này,
trong đó, những cơng trình liên quan trực tiếp đến đề tài có thể kể đến là:
Trần Văn Nhường và các cộng sự (2004) với nghiên cứu “Ngành nuôi tôm Việt
Nam hiện trạng, cơ hội và thách thức” đã khái quát hiện trạng nuôi tôm Việt Nam từ
những năm bắt đầu đổi mới đến 2003. Cụ thể, tác giả đã đề cập đến: (i) ảnh hưởng của
phát triển nghề nuôi tôm đối với các mặt kinh tế, xã hội và môi trường; (ii) các thách
thức nghề nuôi tôm đang gặp phải; (iii) một số chính sách quan trọng của chính phủ
đối với nghề ni tơm; (iv) từ đó, nghiên cứu thảo luận tính bền vững của nghề nuôi
tôm và đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm định hướng phát triển ni tơm
bền vững.
Để phân tích cơ sở khoa học của phát triển nuôi bền vững tôm thẻ chân trắng ở
Việt Nam, tác giả Đào Văn Trí (2009) đã tiến hành thu thập mẫu đại diện tại một số
tỉnh, các tiêu chuẩn ngành về nuôi tôm và các thông tin nghiên cứu có liên quan ở
nước ngồi. Trên cơ sở đó, tác giả đã đánh giá tổng quan tình hình sản xuất giống và
nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại Việt Nam, chỉ ra được những ưu việt của
nghề nuôi tôm thẻ chân trắng so với tôm sú, đồng thời phân tích được những nguy cơ
có thể ảnh hưởng đến phát triển nghề nuôi theo hướng bền vững. Tuy nhiên, nghiên
cứu chỉ dừng lại việc mô tả khái quát về thực trạng nghề ni tơm thẻ chân trắng, cách
tiếp cận cịn sơ lược để làm luận cứ đề ra giải pháp phát triển bền vững nghề tôm thẻ

chân trắng ở Việt Nam.
Các nghiên cứu về hiện trạng và giải pháp phát triển nghề ni tơm theo hướng
bền vững có Đinh Thị Hằng (2010), Lương Văn Thanh và Dương Cơng Chính (2010).
Nếu như Đinh Thị Hằng (2010) chỉ tập trung đánh giá tại tỉnh Nghệ An, thì Lương
Văn Thanh và Dương Cơng Chính (2010) đã mở rộng nghiên cứu ra một số tỉnh duyên
hải Nam Trung Bộ. Cũng theo hướng này, Lê Bảo (2010) đã nghiên cứu tương đối
tồn diện nghề ni tôm ở Vùng duyên hải Nam Trung Bộ theo hướng bền vững.
Dù vậy, dưới cách tiếp cận phân tích các chỉ số đơn lẻ về nhiều mặt khác nhau
nên các kết quả cịn tương đối hạn chế. Nhìn chung, các nghiên cứu này đã chỉ ra
được một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự suy thối của nghề ni như: phát triển tự
phát, thiếu quy hoạch tổng thể, ô nhiễm mơi trường trầm trọng… từ đó thấy được tính
cấp thiết cần phải phát triển nghề nuôi tôm theo cách tiếp cận bền vững. Tuy nhiên,
giải pháp của các nghiên cứu này chỉ dừng lại mang tính chất khuyến cáo, sơ lược,
không xác định được các trọng tâm đột phá và khơng đánh giá được tính khả thi.
3


Lê Kim Long và cộng sự (2012) “Phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và
khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại thị xã Ninh Hịa,
tỉnh Khánh Hịa”. Nhóm tác giả đã Nghiên cứu đo lường khả năng sinh lợi cho các hộ
nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa dựa trên 2 chỉ tiêu là
thặng dư của người sản xuất và lợi nhuận trên một hec-ta nuôi. Kết quả điều tra 248 hộ
nuôi trong năm 2011 cho thấy bình quân lợi nhuận trên đơn vị hec-ta là âm, - 9.810
ngàn đồng/ha, giá trị nhỏ nhất - 857.217 ngàn đồng/ha, giá trị lớn nhất 831.636 ngàn
đồng/ha với độ lệch chuẩn là 235.394, trong đó chỉ có 40,73% số hộ là có lãi. Dù vậy,
bình qn thặng dư của người sản xuất, chỉ tiêu ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục sản
xuất hay ngừng, là dương 142.434 ngàn đồng/ha, giá trị nhỏ nhất là -339.875 ngàn
đồng/ha, giá trị lớn nhất là 1.050.000 ngàn đồng/ha, độ lệch chuẩn là 235.394. Kết quả
nghiên cứu hàm ý rằng mặc dù nghề ni đang gặp khó khăn (lợi nhuận bình qn/ha
âm) nhưng các hộ vẫn tiếp tục tham gia nuôi (thặng dư người sản xuất/ha dương), đây

là nghề rủi ro lớn (độ lệch chuẩn lớn và các giá trị min của cả 2 chỉ tiêu đều âm) nhưng
sức hấp dẫn của nghề cao (giá trị max của cả 2 chỉ tiêu đều dương và lớn hơn nhiều so
với giá trị trung bình).
Nhìn chung, các cơng trình trên đã có những cách tiếp cận khác nhau hoặc trực
tiếp, hoặc gián tiếp đến vấn đề phát triểnnghề nuôi tôm, tôm thẻ chân trắng. Đó là
nguồn tài liệu đáng quý giúp tác giả có được những số liệu và thông tin cần thiết để kế
thừa và phát triển trong luận văn của mình. Tuy nhiên, trong số các cơng trình đã xuất
bản chưa có cơng trình nào nghiên cứu về Quản lý các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng
theo hướng VietGAP trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu,tỉnh Nghệ An với tư cách là luận văn
thạc quản lý kinh tế. Trong luận văn này, tác giả sẽ cố gắng nghiên cứu vấn đề này một
cách cơ bản và hệ thống.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Đánh giá công tác quản lý các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng không theo hướng
VietGAP và các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP tại huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
các vùng nuôi tôm theo hướng VietGAP.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng
theo hướng VietGAP tại huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.
4


- Đánh giá thực trạng của các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các vùng nuôi tôm
thẻ chân trắng theo hướng VietGAP và các vùng nuôi không theo hướng VietGAP.
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm quản lý các vùng nuôi tôm thẻ chân
trắng theo hướng VietGAP hướng tới mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế - xã hội, môi
trường; ý thức và sự quan tâm đến các vấn đề môi trường, xã hội của cộng đồng các
vùng nuôi được nâng cao.
4. Câu hỏi nghiên cứu

- Những nhân tố nào ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quản
lý các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An.
- Hiệu quả quản lý các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP?
- Những giải pháp nào cần triển khai để quản lý các vùng nuôi tôm thẻ chân
trắng theo hướng VietGAP đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển các vùng nuôi theo
hướng VietGAP của tỉnh trong thời gian tới?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng theo
hướng VietGAP.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian công tác quản lý các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng
VietGAP tại các xã, thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Về thời gian: Nghiên cứu dựa trên số liệu thứ cấp trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017.
Thời gian khảo sát thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 9-10/2018.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học được sử dụng để nghiên cứu luận văn là
phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.
a. Phương pháp thống kê, so sánh
Thống kê, so sánh số liệu qua các năm để thấy được sự biến động, thay đổi về
diễn tích, sản lượng ni tơm theo chân trắng theo hướng VietGAP .
b. Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp số liệu
Từ số liệu thu thập được và hiện trạng sử dụng đất tiến hành phân tích làm rõ
những tồn tại, những điểm chưa hợp lý trong sử dụng đất nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu.
5


c. Phương pháp kế thừa, chọn lọc
Phương pháp này sử dụng và thừa hưởng những tài liệu, dữ liệu đã có về vấn đề
nghiên cứu, dựa trên những thơng tin sẵn có để xây dựng và phát triển thành cơ sở dữ

liệu cần thiết của luận văn.
d. Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu
- Thu thập dữ liệu, số liệu thông tin từ các cơ quan, phịng ban của Sở Nơng
nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An, phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Lưu, Chi
cục Thống kê, phòng Kinh tế & Hạ tầng… ở huyện Quỳnh Lưu. Những tài liệu điều
tra cơ bản và tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến nuôi trồng
thủy sản, nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP đã có như: Tài liệu về thổ
nhưỡng, khí hậu, thủy văn, kết quả ni tơm, ...
- Đây là phương pháp dùng để điều tra thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội, các số liệu thống kê nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng
VietGAP…, để phục vụ cho việc đánh giá tình hình quản lý và ni trồng tơm theo
tiêu chuẩn VietGAP huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học và khách quan giúp các cấp quản lý của
huyện Quỳnh Lưu nhận thức được những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý các
vùng nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP, những tồn tại, nguyên nhân khách
quan và đặc biệt là nguyên nhân chủ quan của những tồn tại trong việc quản lý các
vùng nuôi tơm thẻ chân trắng tại huyện Quỳnh Lưu. Từ đó nhìn nhận rõ nét hơn về
thực trạng cơng tác quản lý các vùng ni trồng thủy sản nói chung và ni tơm thẻ
chân trắng theo hướng VietGAP nói riêng để sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế,
đồng thời xác định và tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với thực
tiễn của địa phương để tăng cường công tác quản lý các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng
theo hướng VietGAP, đáp ứng yêu cầu phát triển nghành nuôi trồng thủy sản của địa
phương trong giai đoạn tới.
Luận văn cũng sẽ là nguồn tư liệu quan trọng giúp các tổ chức xây dựng chiến
lược phát triển, tăng cường cơng tác quản lý, quy hoạch của mình, phục vụ nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới.
6



8. Dự kiến kết cấu đề tài
Mở đầu:
Trình bày: Xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và
thực tiễn của đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan, cấu trúc của luận văn.
Chương 1:Cơ sở lý thuyết về VietGAP và Quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy
sản theo hướng VietGAP
Chương 2:Thực trạng quản lý các vùng nuôi trồng thủy sản và nuôi tôm thẻ
chân trắng theo hướng VietGAP tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Chương 3:Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý các vùng nuôi tôm thẻ
chân trắng theo hướng VietGAP tại huyện Quỳnh Lưu.
Kết luận và khuyến nghị

7


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VIETGAP VÀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THEO HƯỚNG VIETGAP
1.1. Một số vấn đề về VietGAP
1.1.1. Khái niệm
Khái niệm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) ra đời vào năm 1997,
sáng kiến của các nhà bán lẻ Châu Âu (Euro- etailerProduceWorkingGroup) nhằm
giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông
nghiệp và khách hàng của họ. Theo đó thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt
(GoodAgricultturalPractices) là tập hợp các tiêu chí do tổ chức, quốc gia, nhóm quốc
gia ban hành hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn
thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã
hội cho người lao động (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008). Thực hành sản xuất nơng
nghiệp tốt có các mức độ khác nhau tùy theo trình độ sản xuất. Hiện nay có một số
tiêu chuẩn GAPnhư [Quyết định số 3824, 2014]:

GAP toàn cầu (Global GAP): Quy trı̀nh sản xuất – chế biến – bảo quản hoàn
toàn đảm bảo tiêu chuẩn chất lương VSATTP. Sản phẩm nơng nghiệp đat tiêu chuẩn
Global GAP có thể xuất khẩu đến tất cả các nước trên thế giới, kể cả những nước đòi
hỏi tiêu chuẩn cao nhất như Mỹ, Nhâṭ, Canada...
GAP Châu Âu (Euro GAP): Sản xuất theo quy trı̀nh GAP của các nước Châu
Âu (Pháp, Anh, Đức, Bı̉, Thuy Sỹ...). Sản phẩm đươc phép nhâp khẩu vào Châu Âu
phải có chứng nhân EuroGAP.
ASEAN GAP: Tiêu chuẩn GAP của các nướ c Đông Nam Á (khối ASEAN) áp
dung quy trı̀nh này thı̀ sản phẩm đươc viên ASEAN. phép nhập vào các nướ c thành
viên ASEAN
VietGAP: là tiêu chuẩn GAP trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Hiện
nay VietGAP là tiêu chuẩn cao nhất trong sản xuất nông nghiệp ở giai đoạn sản xuất
ban đầu của chuỗi kiểm sốt an tồn thực phẩm.
Hiện nay cụm từ “VietGAP” đang ngày càng phổ biến với người tiêu dùng,
người sản xuất hay kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. VietGAP xuất hiện lần đầu ở
Việt Nam vào năm 2008 khi Bộ Nơng nghiệp và PTNT ban hành qui trình. Thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt (gọi tắt là VietGAP) cho các sản phẩm trồng trọt (rau, quả,
chè) .. tiếp theo đó là các sản phẩm trong chăn nuôi (gà, lợn, ong..) và thủy sản cũng
8


đã được ban hành. Đến nay, đã có nhiểu sản phẩm nông sản của các cơ sở được chứng
nhận VietGAP.
VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices)
Nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn ban hành với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn
ni. VietGAP là những ngun tắc, trình tự thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân, sản
xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản
phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng; đồng
thời bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm [Quyết định số 3824, 2014].

1.1.2. Vai trị và lợi ích của VietGAP trong ni trồng thủy sản
Đối với cơ sở ni:
- Giảm chi phí sản xuất do kiểm soát tốt vật tư đầu vào (sử dụng con giống,
thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường đảm bảo chất lượng, theo đúng
hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cán bộ chuyên môn, đúng mục đích và giảm thiểu
nhầm lẫn, lãng phí), giảm rủi ro về bệnh dịch, quản lý tốt chất thải để bảo vệ mơi trường;
- Sản phẩm có chất lượng ổn định, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, xây
dựng được thương hiệu, tăng sức cạnh tranh, truy xuất được nguồn gốc, dễ tiếp cận với
thị trường trong và ngoài nước;
- Tạo dựng được mối quan hệ tốt với người lao động và cộng đồng xung quanh.
Đối với người lao động:
- Được đảm bảo quyền lợi hợp pháp theo quy định của Luật lao động, được đối
xử bình đẳng và làm việc trong mơi trường an tồn, bảo đảm vệ sinh;
- Được nâng cao kỹ năng lao động thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật về
VietGAP và áp dụng/ thực hiện các bước thực hành VietGAP vào điều kiện nuôi thực
tế tại cơ sở cũng như ghi chép hồ sơ.
Đối với người tiêu dùng và xã hội:
- Có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và yêu cầu người sản xuất chịu
trách nhiệm về sản phẩm đã sản xuất;
- Có thêm sự lựa chọn về sản phẩm an tồn và chất lượng tốt, từ đó giảm chi
phí chăm sóc sức khỏe/y tế cho xã hội;
- Góp phần bảo vệ môi trường, ổn định trật tự xã hội và phát triển bền vững.
- Có nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm nên sản
phẩm đầu ra được thị trường chấp nhận dễ dàng hơn;
9


- Giảm chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào;
- Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị nước nhập khẩu kiểm tra
100% lô hàng bị phát hiện không đảm bảo an toàn thực phẩm. [Quyết định số 3824,

2014]
1.1.3 Đặc điểm nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP
Nơi nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương.
Nơi ni phải được xây dựng ở những nơi ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiểm hoặc ô
nhiểm được kiểm sốt. Nơi ni phải nằm tách biệt với khu vực dân cư, nhà máy, bệnh
viện, các cơ sở sản xuất hóa chất và những nguồn có nguy cơ gây ơ nhiểm cao. Nếu
nơi nuôi nằm gần nguồn gây ô nhiểm nêu trên, cơ sở ni phải có biện pháp nhằm
kiểm sốt ơ nhiểm. [Lê Minh Lương, 2017]
Nơi ni phải nằm ngoài phạm vi các khu vực bảo tồn (KVBT) quốc gia hoặc
quốc tế thuộc mục từ I tới IV của liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cần có
sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý KVBT.
Nơi nuôi xây dựng sau tháng 5/1999 phải nằm ngồi các khu vực đất ngập nước
tự nhiên có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái (RAMSAR). Đối với nơi nuôi được
xây dựng sau tháng 5/1999 và nằm gần các khu RAMSAR, cơ sở ni phải có xác
nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc nơi ni năm ngoài khu RAMSAR. [Quyết
định số 3824, 2014]
1.2. Quản lý của nhà nước về nuôi trồng thủy sản.
1.2.1. Sự cần thiêt phải có quản lý nhà nước về ni trồng thủy sản.
Thực tế kết quả Nuôi trồng thủy sản (NTTS) dải ven biển của tỉnh trong thời
gian qua cho thấy hoạt động NTTS dải ven biển đóng vai trị quan trọng trong việc góp
phần cải thiện sinh kế cộng đồng địa phương, ổn định kinh tế - xã hội cho vùng, cho
tỉnh. Tuy nhiên, dải ven biển được xác định là phần không gian nhạy cảm với những
hoạt động kinh tế, cơng nghiệp, du lịch… trong đó hoạt động ni trồng thủy sản đang
ngày càng phát triển mạnh mẽ đã gây ảnh hưởng đến môi trường…
Một số địa phương phát triển các vùng nuôi không theo quy hoạch được duyệt,
các cơ sở nuôi trồng thủy sản không tuân thủ các quy trình ni, kiểm sốt khơng tốt
các đối tượng ni; Các hộ kinh doanh thức ăn, thuốc và hóa chất trong nuôi trồng
thủy sản chưa tuân thủ các qui định của nhà nước, còn bán hàng giả, hàng cấm, hàng
kém chất lượng; Các cơ sở chế biến chưa tuân thủ tuyệt đối về công tác đảm bảo vệ
10



sinh an toàn thực phẩm… đã làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất, chất lượng sản
phẩm, đến môi trường và nhiều hạn chế khác.
Việc xả thải ra môi trường một cách bừa bãi đã gây nên xung đột trong lợi ích
giữa các hoạt động kinh tế cũng như xung đột mơi trường, hệ sinh thái. Điều đó, tác
động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Để khắc phục tình trạng trên cần thiết phải có sự quản lý nhà nước về nuôi
trồng thủy sản để quản lý và điều chỉnh các hành vi của hoạt động nuôi trồng thủy sản,
tiến tới đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo môi trường và phát triển nuôi trồng thủy sản
một cách bền vững. [Quyết định số 15/QĐ-UBND, 2018]
1.2.2. Vai trị của quản lý nhà nước về ni trồng thủy sản
- Hoàn thiện, thống nhất hệ thống quản lý nhà nước trong nuôi trồng thủy sản.
- Đảm bảo khai thác hợp lý các nguồn lực và phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Nhận thức đúng các quy luật vận động, nắm vững và dự báo các yếu tố để
vạch ra chiến lược, kế hoạch phát triển, thể chế hóa các chủ trương, chính sách nhằm
định hướng phát triển ni trồng thủy sản.
- Điều tiết các mối quan hệ lợi ích trong quá trình phát triển bằng việc ban hành
và việc thực hiện các chính sách phù hợp, ban hành và thực hiện các luật lệ để xử phạt
những đối tượng vi phạm khi tham gia vào các hoạt động ni trồng thủy sản.
- Hoạch định các chương trình, kế hoạch phát triển liên quan đến nuôi trồng
thủy sản từng vùng, từng địa phương.
- Ban hành, thực hiện các chính sách phù hợp để phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Bảo đảm môi trường thuận lợi và an ninh cho sự phát triển môi trường nuôi
trồng thủy sản.
1.2.3. Tác động của quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản
1.2.3.1. Tác động đến quy hoạch, quản lý các vùng nuôi trồng thủy sản
Về mặt kinh tế:
+ Năng lực và hiệu quả quản lý ngành được cải thiện;
+ Công tác quy hoạch được cải thiện, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa

phương, giảm lãng phí trong q trình khai thác tài nguyên.
+ Dữ liệu thông tin nghề nuôi tôm thẻ chân trắng được cải thiện, cập nhật đầy
đủ, thống nhất thường xuyên giúp quản lý quy hoạch tốt hơn và gián tiếp góp phần đạt
được các mục tiêu thực hành NTTS và quản lý KTTS bền vững.[Lê Kim Long, Đặng
Hoàng Xuân Huy, 2015]
11


×