Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Nghiên cứu giải pháp tính toán ổn định và biến dạng của công trình đường đắp xây dựng trên nền đất yếu ven sông ở khu vực đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.96 MB, 167 trang )

Luận văn cao học

Học viên: LÊ VĂN THINH

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
**********

LÊ VĂN THINH

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH
VÀ BIẾN DẠNG CỦA CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG ĐẮP
XÂY DỰNG TRÊN NỀN ĐẤT YẾU VEN SÔNG Ở
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TRÌNH TRÊN ĐẤT YẾU
MÃ SỐ NGÀNH: 31.10.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9 NĂM 2003
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

1


Luận văn cao học

Học viên: LÊ VĂN THINH



CÔNG TRÌNH NÀY ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
**********
TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TÍNH TOÁN ỔN
ĐỊNH VÀ BIẾN DẠNG CỦA CÔNG TRÌNH
ĐƯỜNG ĐẮP XÂY DỰNG TRÊN NỀN ĐẤT
YẾU VEN SÔNG Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
* CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
- GS.TSKH. LÊ BÁ LƯƠNG

- TS. LÊ BÁ VINH

* CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 1:

* CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 2:

Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày …….. tháng ……. Năm 2003
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

2


Học viên: LÊ VĂN THINH


Luận văn cao học
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
************

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
***********

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: LÊ VĂN THINH
Phái : Nam
Ngày tháng năm sinh: 04 tháng 3 năm 1972
Nơi sinh: Hốc Môn, TP.HCM
Chuyên ngành: CÔNG TRÌNH TRÊN ĐẤT YẾU
Mã số ngành: 31.10.02
I/ TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH VÀ BIẾN DẠNG CỦA CÔNG TRÌNH
ĐƯỜNG ĐẮP XÂY DỰNG TRÊN NỀN ĐẤT YẾU VEN SÔNG Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
II/ NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG LUẬN VĂN:
1) Nhiệm vụ:
Nghiên cứu ổn định và biến dạng của công trình nền đường đắp xây dựng trên nền đất yếu
ven sông;
Kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, ứng dụng chương trình tự động hoá tính toán để kiểm tra
phương pháp tính toán;
2) Nội dung:
PHẦN I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan tình hình xây dựng công trình đường trên đất yếu ở ven sông ở

khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
Chương 2: Nghiên cứu về đất yếu ven sông ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
PHẦN II: NGHIÊN CỨU ĐI SÂU VÀ PHÁT TRIỂN
Chương 3: Nghiên cứu giải pháp cấu tạo để xử lý nền đường trên đất yếu ven sông;
Chương 4: Nghiên cứu về sự phân bố ứng suất trong nền đường trên đất yếu;
Chương 5: Nghiên cứu tính toán ổn định của nền đường đắp trên đất yếu ở ven sông;
Chương 6: Nghiên cứu tính toán biến dạng của nền đường đắp trên đất yếu ở ven sông;
Chương 7: Tính toán ứng dụng và kiểm tra giải pháp xử lý nền đất yếu của công trình đường vào
khu hành chánh Mỹ Hoà - Vónh Long;
Chương 8: Một số kết quả nghiên cứu thí nghiệm đất ở trong phòng và ngoài hiện trường;
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chương 9: Nhận xét, kết luận và kiến nghị;
III/ NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
IV/ NGÀY HOÀN THÀNH:
V/ HỌ VÀ TÊN:
Cán bộ hướng dẫn 1
Cán bộ hướng dẫn 2
Chủ nhiệm ngành
Bộ môn quản lý ngành

GS.TSKH. LÊ BÁ LƯƠNG

TS.LÊ BÁ VINH

GS.TSKH. LÊ BÁ LƯƠNG

ThS. VÕ PHÁN

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
Ngày………. tháng……. năm 2003

PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

KHOA QUẢN LÝ NGÀNH

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3


Học viên: LÊ VĂN THINH

Luận văn cao học

LỜI CẢM ƠN
Xin tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với Giáo Sư - Tiến Só Khoa Học
Lê Bá Lương - Người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này; và chân thành cảm ơn Giáo Sư đã truyền đạt những kiến
thức quý báu cho tác giả trong những năm học vừa qua.
Xin chân thành biết ơn Giáo Sư - Tiến Só Khoa Học Hoàng Văn Tân đã
tận tụy từng bài giảng trên giảng đường để truyền đạt cho tác giả những kiến
thức quan trọng.
Xin chân thành cảm ơn Giáo Sư - Tiến Só Khoa Học Nguyễn Văn Thơ
đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nhiệm quý báu cho tác giả.
Xin chân thành cảm ơn Thầy - Tiến Só Châu Ngọc Ẩn đã truyền đạt
những bài giảng quý giá và cung cấp cho tác giả những tài liệu quan trọng
trong quá trình học tập - nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Thầy - Tiến Só Lê Bá Khánh đã truyền đạt cho
tác giả những bài giảng bổ ích và sinh động trong quá trình học tập - nghiên
cứu.
Xin chân thành cảm ơn Thầy - Tiến Só Cao Văn Triệu và Thầy - Tiến Só

Lê Bá Vinh, đã có những ý kiến đóng góp, hướng dẫn chân tình giúp tác giả
hoàn thiện tốt hơn luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô đã tận tình truyền đạt cho chúng
em những kiến thức quý báu trong suốt khóa học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn Kỹ sư Nguyễn Việt Thanh, Kỹ sư Ngô Văn Sơn
và các anh chị Phòng Địa Chất Công Trình - Công Ty Tư Vấn Đường Bộ 7 đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả thực hiện hoàn chỉnh công tác thí
nghiệm của luận văn này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Gia đình và Bạn bè luôn động viên,
giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công Ty Đầu Tư và
Dịch Vụ TP.HCM (INVESCO), Ban Giám đốc Ban quản lý dự án Đường
Hùng Vương, Kỹ sư Vũ Xuân Tường đã tận tình hỗ trợ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tác giả trong suốt khóa học. Xin chân thành cảm ơn các bạn
đồng nghiệp trong cơ quan đã động viên và chia sẻ công việc cơ quan, giúp
tác giả hoàn thành tốt khóa học.
Trân trọng!
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

5


Luận văn cao học

Học viên: LÊ VĂN THINH

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Các công trình xây dựng ven sông đang ngày càng phát triển nhanh chóng. Nhà cao
tầng, công trình giao thông và bến cảng là các công trình chịu tải trọng lớn, phải sử dụng

móng sâu, tựa trên những tầng đá hoặc đất cứng. Nhà trung tầng, biệt thự và các công
trình đất đắp như đường đắp, đê đập, … thường được làm móng nông, cần sử dụng trực
tiếp khả năng chịu lực cuả nền đất bên trên. Do lịch sử kiến tạo, tầng đất này thường là
đất yếu. Ở đồng bằng sông Cửu Long có trên 80% công trình xây dựng ven sông gặp
phải lớp bùn sét yếu này.
Đề tài luận văn tốt nghiệp cao học “Nghiên cứu giải pháp tính toán ổn định và
biến dạng của công trình đường đắp xây dựng trên nền đất yếu ven sông ở khu vực đồng
bằng sông Cửu Long” đề ra phương án là sử dụng vải địa kỹ thuật để xử lý nền đất yếu
dưới nền đường, nhằm làm giảm biến dạng và nâng cao khả năng chống trượt của nền
đường và nền đất yếu dưới nền đường.
Mục đích cuả luận văn là nghiên cứu lý thuyết và thực tế để áp dụng tính toán các
công trình móng nông xây dựng trên nền đất yếu ven sông mà dạng điển hình là đường
đắp cao.
Nội dung luận văn trình bày cấu tạo và chi tiết tính toán biến dạng và ổn định của
nền đường và nền đất yếu dưới nền đường trong phương án xử lý; Nghiên cứu ổn định
của mái dốc và khoảng cách từ chân nền đường cho đến mép bờ sông. Các kết quả
nghiên cứu địa chất công trình được thực hiện trong phòng thí nghiệm và hiện trường
nhằm xác định các chỉ tiêu đặc trưng của đất.
Việc tính toán ổn định của nền đường và nền đất yếu dưới nền đường trong phạm
vi luận văn sử dụng chương trình tự động hoá tính toán do tác giả luận văn viết bằng
ngôn ngữ lập trình Pascal.
Nội dung luận văn bao gồm 145 trang và phần phụ lục nghiên cứu - tính toán,
được chia làm ba phần, chín chương, có sử dụng tài liệu tham khảo trong và ngoài nước.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

6


Luận văn cao học


Học viên: LÊ VĂN THINH

ABSTRACT OF THESIS

The riparian construction works are developing faster and faster. Skyscrapers,
transportation bridges and ports are works that have to bear heavy load, requiring storey,
villas and embankment works like road, dike, dam, … usually have shallow foundation,
which necessitates the direct use of the load bearing capacity of the surface soil. Due to
the historical formation, this stratum is normally weak. In the Mekong Delta over 80% of
the riparian construction works encounter a weak stratum of muddy clay.
The master thesis “Researching the solution of computation stability and
deformity of the backfilled road subfoundtion on the riparian weak soil in the Mekong
Delta”. Supposes treatment that is using “Geo textile” to reinforce solf-soil under the
subfoundtion, to reduce deformity and increase stability of subfoundation and solf-soil
under subfoundation.
The objective of the Thesis is to study the theories and practices in order to apply
into the computation of shallow foundation works constructed on riparian weak soil,
typically the road subfoundation highly backfilled.
The thesis presents the shape and the way to calculate stability and deformity of
subfoundation end solf-soil under subfoundation in own solution. Study the stability of
the slope and the distance from subfoundation to riparian weak soil. Results of study
geology works must be made in the laboratory and test to confirm the typical properties
of foundation.
In this thesis, the stability of subfoundation and solf-soil under subfoundation is
calculated by using the automatic calculatic programes which are written by myself in
Pascal.
The thesis includes 145 pages, devided into three parts, nine chapters, more
documents in Vietnames and Foreign have been referred to.


------------------------------------------------------------------------------------------------------------

7


MỤC LỤC

THỨ TỰ

PHẦN 1

ĐỀ MỤC

TRANG

Cán bộ hướng dẫn khoa học và cán bộ chấm nhận xét

02

Nhiệm vụ luận văn cao học

03

Lời cảm ơn

04

Tóm tắt luận văn

05


Abstract of thesis

06

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

07

CHƯƠNG 1 Nghiên cứu tổng quan tình hình xây dựng công
trình đường trên đất yếu ven sông ở khu vực
đồng bằng sông Cửu Long

08

1.1

Tình hình xây dựng các công trình ven sông

09

1.2

Nghiên cứu thành công và thất bại của các công trình xây dựng
trên đất yếu ở ven sông

12

1.3


Xác lập nhiệm vụ nghiên cứu

14

CHƯƠNG 2 Nghiên cứu về đất yếu ven sông ở khu vực
đồng bằng sông Cửu Long

16

2.1

Đặc điểm chung của đất yếu ven sông

18

2.2

Mặt cắt địa chất và sơ đồ tính tiêu biểu của công
trình nền đường đắp trên đất yếu ở ven sông

21

NGHIÊN CỨU ĐI SÂU VÀ PHÁT TRIỂN

27

Nghiên cứu giải pháp cấu tạo để xử lý nền đường
trên đất yếu ven sông

28


3.1

Khái quát

29

3.2

Các phương pháp làm tăng độ chặt của nền đất yếu

29

3.3

Các giải pháp làm tăng tốc độ cố kết của nền đất yếu trong thời
gian xây dựng công trình

32

3.4

Các giải pháp cải tạo sự phân bố ứng suất và điều kiện biến dạng
của công trình đường trên nền đất yếu

35

PHẦN 2
CHƯƠNG 3


CHƯƠNG 4 Nghiên cứu về sự phân bố ứng suất trong nền đường trên đất
yếu

47

4.1

Đặt vấn đề tính toán nền móng và các trường phái nghiên cứu

48

4.2

Phân bố ứng suất và biến dạng trong nền bán không gian vô hạn

49

4.3

Phân bố ứng suất trong nền đường đắp trên đất yếu ở ven
sông (nền bán không gian hữu hạn)

58


CHƯƠNG 5 Nghiên cứu tính toán ổn định của nền đường đắp trên đất yếu ở ven
sông

71


5.1

Tính toán ổn định của nền đất yếu dưới nền đường

72

5.2

Ổn định của mái dốc đất đắp (taluy nền đường) trên nền

81

CHƯƠNG 6 Nghiên cứu tính toán biến dạng của nền đường đắp trên đất yếu ở
ven sông

88

6.1

Tính toán biến dạng của nền đắp trên đất yếu ở ven sông

89

6.2

Các nghiên cứu và đề xuất trong tính toán công trình nền đường trên
đất yếu ở ven sông

105


CHƯƠNG 7 Tính toán ứng dụng và kiểm tra giải pháp xử lý nền
đất yếu của công trình đường vào khu hành chánh
Mỹ Hoà - Vónh Long

111

7.1

Mô tả cấu tạo và tính toán nền đường

112

7.2

Nghiên cứu tính toán

114

7.2.1

Tính toán độ lún cuả nền đất yếu dưới nền đường

114

7.2.2

Tính toán ổn định cuả nền đường và nền đất yếu dưới nền đường

120


CHƯƠNG 8 Một số kết quả nghiên cứu thí nghiệm đất ở trong
phòng và ngoài hiện trường

126

8.1

Công tác khảo sát - khoan ngoài hiện trường

127

8.2

Công tác thí nghiệm trong phòng

130

8.3

Điều kiện địa chất công trình

136

8.4

Nhận xét tình hình địa chất công trình

138

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


140

PHẦN III

CHƯƠNG 9 Nhận xét, kết luận và kiến nghị

141

9.1

Nhận xét chung

142

9.2

Kết luận

143

9.3

Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

144

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

146


TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN LUẬN VĂN

147

TÓM TẮT LÝ LỊCH KHOA HỌC

148

PHỤ LUÏC

149


BẢNG TỔNG HP CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ CỦA CÁC LỚP ĐẤT NỀN
TÊN CHỈ TIÊU

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

CH

CL – GC

CH

-


16

-

10

34

48

<0.050

43

32

17

<0.005

47

18

35

W%

91.0


25.3

25.7

-Dung trọng tự nhiên

 tn g/cm3

1.453

1.939

1.953

-Dung trọng khô

 k g/cm3

0.761

1.547

1.554

-Dung trọng đẩy nổi

 dn g/cm3

0.465


0.971

0.980

-Tỷ trọng

Gs g/cm3

2.757

2.686

2.708

-Hệ số rỗng

e0

2.385

0.736

0.742

-Độ rỗng

n%

70.5


42.4

42.6

-Giới hạn chảy

Wch%

67.4

34.0

40.8

-Giới hạn dẻo

Wd %

34.2

19.9

21.7

-Chỉ số dẻo

Ip

33.2


14.2

19.2

-Độ sệt

B

1.71

0.38

0.21

-Chỉ số nén

Cc

1.118

0.159

0.121

2.0710-4

-

-


Danh mục địa kỹ thuật
Thành
Phần
cỡ hạt
(mm)

Ký hiệu

>2.000
<2.000

-Độ ẩm tự nhiên

P%

Cv1-2 cm2/sec

-Hệ số cố kết
-Cắt trực tiếp:
 Lực dính đơn vị

C = KG/cm2

0.046

0.265

0.376


 Góc nội ma sát

 (độ)

2041’

18011’

17025’

-Hệ số nén lún

a (cm2/KG)

Cấp

P1 = 0.00 – 0.25

3.892

0.554

0.419

Tải

P2 = 0.25 – 0.50

1.297


0.185

0.140

Trọng
(kg/cm2)

P3 = 0.50 – 1.00

0.649

0.092

0.070

P4 = 1.00 – 2.00

0.324

0.046

0.035

P5 = 2.00 – 4.00

0.162

0.023

0.017



Học viên: LÊ VĂN THINH

Luận văn cao học

PHẦN 1

NGHIÊN CỨU TOÅNG QUAN

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

8


Luận văn cao học

Học viên: LÊ VĂN THINH

CHƯƠNG 1

NGHIÊN CƯÚ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG TRÊN ĐẤT YẾU
VEN SÔNG Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

9



Luận văn cao học

Học viên: LÊ VĂN THINH

1.1 TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH VEN SÔNG:
Đồng bằng sông Cửu Long nói chung có hệ thống sông rạch tương đối chằng chịt,
đất đai bằng phẳng do phù sa các sông bồi đắp và tạo ra một cảnh quan rất đẹp giữa
thiên nhiên sông nước với các công trình dân sinh hiện đại. Vì vậy các khu đất dọc theo
hai bên bờ sông thực sự là nơi lý tưởng để xây dựng các công trình phục vụ cho sản xuất
kinh doanh, giao thông vận tải và định cư sinh sống.
Các công trình xây dựng ven sông đang ngày càng phát triển nhanh chóng, nhất là
các công trình cầu và bến bãi là các công trình chịu tải trọng lớn sử dụng móng sâu, dựa
trên các tầng đá hoặc đất tốt. Riêng các công trình đất đắp như đường, đê, đập, … thường
làm móng nông, thường sử dụng trực tiếp khả năng chịu lực của nền đất bên trên. Do
lịch sử kiến tạo lớp này thường là đất yếu, không có khả năng chịu được tải trọng của
công trình. Ở đồng bằng sông Cửu Long có hơn 80% các công trình xây dựng ven sông
gặp phải lớp đất bùn sét yếu.
Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, cơ sở hạ tầng của ở các Tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long còn rất nhiều lạc hậu so với thành phố Hồ Chí Minh và các nước trong khu
vực. Điều này là do sự yếu kém và chồng chéo chức năng quản lý của các Ban ngành
dẫn đến tình trạng xây dựng bừa bãi, tự phát, thiếu qui hoạch định hướng lâu dài.
Hơn nữa, vấn đề chủ quan trong công tác khảo sá t thiết, thi công xây dựng và quản
lý trong quá trình khai thác các công trình còn nhiều bất cập làm cho tuổi thọ của các
công trình giảm. Các công trình xây dựng trên nền đất yếu nói chung và ven sông nói
riêng cũng nằm trong tình trạng này. Hệ thống các công trình dân dụng - công nghiệp,
giao thông, công trình bảo vệ bờ sông được triển khai xây dựng không đồng bộ, chỉ có
một số nơi thì có hệ thống kè đá hộc, cừ tràm, bao cát hoặc hệ thống bản chắn đất được
làm để bảo vệ cục bộ ở khu vực đó.
Chẳng hạn như ở thành phố Hồ Chí Minh: bán đảo Thanh Đa cũng chỉ có vài đoạn

kè bảo vệ đường nội bộ khu vực có nhà chung cư; khu biệt thự An Khánh bờ sông được
bảo vệ bằng hệ thống cọc bêtông liên kết với nhau bởi những tấm đan chắn đất; còn hệ
thống cụm cảng và đường chạy dọc theo bờ sông Sài Gòn như Tân cảng, Cảng Bến
Nghé, Cảng Sài Gòn, Tân Thuận, … cũng trong tình trạng tương tự.
Song song đó là việc xây dựng lấn chiếm lòng sông phục vụ cho nhu cầu nhà ở,
bến bãi, đường sá và nạn khai thác cát trái phép bừa bãi trên các sông làm thay đổi
dòng chảy gây ảnh hưởng rất lớn tính ổn định của bờ sông, dẫn đến sự mất ổn định của
công trình.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

10


Luận văn cao học

Học viên: LÊ VĂN THINH

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

11


Luận văn cao học
Học viên: LÊ VĂN THINH
Hình 1.1 Công trình nhà khu vực bán đảo Thanh Đa xây dựng ven sông bị sạt lở đêm 29/6/03

Hình 1.2 Công trình đường đắp xây dựng ven sông bị sạt lở

------------------------------------------------------------------------------------------------------------


12


Luận văn cao học

Học viên: LÊ VĂN THINH

1.2 NGHIÊN CỨU THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA CÁC CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG TRÊN ĐẤT YẾU Ở VEN SÔNG:
Mục đích của luận văn là kết hợp giữa lý thuyết và ứng dụng chương trình tự động
hoá tính toán với sự hỗ trợ của máy tính để nghiên cứu tính toán ổn định và biến dạng
công trình nền đường đắp xây dựng trên nền đất yếu ở ven sông. Đồng thời, qua các kết
quả nghiên cứu đã có và các công trình thực tế đã được xây dựng trên nền đất yếu làm
cơ sở cho việc xác lập nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
1.2.1) Các vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu xử lý nền đường trên đất yếu:
-

Tăng cường công tác khảo sát thiết kế, nắm rõ đặc điểm địa chất nơi xây
dựng công trình, bản chất của đất yếu để đề ra các giải pháp xử lý nền đất
yếu phù hợp.

-

Vai trò quản lý Nhà nước trong công tác ban hành các qui trình qui phạm, qui
hoạch tổng thể và chi tiết cũng như trong công tác phê duyệt hồ sơ thiết kế.

-

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà nhất là trong lónh vực vật liệu xây dựng
và các phương pháp thi công tiên tiến.


-

Một số kinh nhiệm q báo được rút ra từ các nghiên cứu trước như các giải
pháp xử lý nền đường, vấn đề chuyển dịch ngang đối với công trình trên đất
yếu ở ven sông, ….

1.2.2) Các sự cố của một số công trình đã được xây dựng trên nền đất yếu:
Theo một số bài báo cáo khoa học và một số sự cố đã gặp trong thực tế về vấn đề
xử lý và xây dựng các công trình trên nền đất yếu ở ven sông, như sự cố sạt lỡ nhà và
đường nội bộ khu vực bán đảo Thanh đa trong những năm gần đây, sự cố hầm chui Văn
Thánh, sự cố sạt tuyến đê bao Sa Rài thuộc huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, sự cố sạt
lỡ tuyến đường RD-5 ven sông Nhà Bè thuộc khu công nghiệp Hiệp Phước, ….Các công
trình xây dựng trên nền đất yếu gặp sự cố điển hình như:
a) Các sự cố sạt lỡ nhà và đường nội bộ khu vực bán đảo Thanh đa ven sông Sài Gòn
trong những năm qua mà gần đây nhất là đêm 29/6/2003 toàn bộ bốn căn nhà và ½
sân tennis trên dải đất rộng hơn 800m2 bị sạt lỡ xuống sông Sài Gòn, hoặc sự cố sạt
lỡ tuyến đường RD-5 ven sông Nhà Bè trong khu công nghiệp Hiệp Phước,… chủ yếu
do những nguyên nhân sau:
- Các công trình này xây dựng trên nền đất yếu có chiều dày tương đối lớn (khoảng
từ 25m đến 40m) mà không được xử lý gia cố hoặc chỉ gia cố bằng cừ tràm nên
thiếu sự ổn định.
- Việc xây dựng các công trình ven sông (sát mép nước sông) thiếu khoảng cách an
toàn tối thiểu giữa công trình với bờ sông không có hệ thống đê-kè bảo vệ và
cùng với việc dòng chảy của dòng sông luôn bị thay đổi do nạn khai thác cát tràn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

13



Học viên: LÊ VĂN THINH

Luận văn cao học

lan làm thay đổi dòng chảy, gây sói mòn bờ sông dẫn đến mất ổn định của công
trình.
b)

Một công trình có dạng hình tròn với đường kính d = 43m, cao H = 15m chịu tải
trọng 20.000 tấn, do một số công ty tư vấn nước ngoài khảo sát thiết kế và thi công.
Nền công trình thuộc loại đất yếu có chiều dày lớn được xử lý bằng hệ thống bấc
thấm phối hợp với bơm hút chân không (vacuum). Một hiện tượng nổi bật về nền
móng ở công trình này như sau:
-

Độ lún ổn định toàn bộ theo tính toán S  1,0m.

-

Độ lún thực tế đã xảy ra và do thử tải tónh truyền thống:
Lần thứ 1 : S1 = 2400mm
Lần thứ 2 : S2 = 860mm.
 Tổng độ lún Si = 3260mm.

Công trình này đã dùng các thiết bị hiện đại để kiểm tra về ổn định và biến dạng
của nền móng. Nhưng có sự khác biệt lớn về độ lún là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Theo việc xác định các vùng hoạt động (về ứng suất và biến dạng) của nền dưới
công trình thì các vùng hoạt động này có ảnh hưởng đến con sông lớn kề bên.
Nhưng các cơ quan thiết kế và đơn vị thi công chưa xét tính đến sự ảnh hưởng
quan trọng này.

- Tổng biến dạng lún của công trình này chưa xét tính tới độ chuyển dịch ngang lớn
của đất nền ven sông theo bài toán bán thời gian đàn hồi hữu hạn.
- Chưa xét tính tới các hiện tượng biến dạng từ biến do ứng suất pháp (  ) và ứng
suất cắt (  ) trong nền đất sét yếu ven sông.
c) Đường cấp cao trên đất yếu có chiều dày lớn được xử lý bằng bấc thấm có chiều dày
không đủ và cự ly thưa:
-

Thời gian lún ổn định toàn bộ theo kết quả quan trắc thực tế lớn hơn từ 3 đến 4
lần độ lún theo tính toán thiết kế.

-

Độ lún ổn định toàn bộ của nền công trình thường lớn hơn 3 lần độ lún theo tính
toán thiết kế.

Các nguyên nhân chính nhất của sự sai lệch nêu trên như sau:
-

Cự ly giữa các bấc thấm quá thưa do chưa tham khảo kinh nghiệm phong phú của
các nhà khoa học ở các nước tiên tiến có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này, như
Hansbo, Rixner… .

-

Chiều dài của bấc thấm chưa đủ và nhiều bấc thấm trong nền bị gãy và xoắn làm
tắc đường thấm do kinh nghiệm thi công còn ít.

-


Dùng tải trọng tạm thời chưa đủ so với tải trọng công trình.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

14


Luận văn cao học

Học viên: LÊ VĂN THINH

d) Xử lý cừ tràm nền đất sét yếu dưới công trình là một giải pháp truyền thống rất tốt
nhưng vẫn còn nhiều sự cố xảy ra:
c1) Hiện tượng sự cố thứ 1:
Nền đất sét yếu có chiều dày lớn và thường ở trạng thái nhão, các công trình nhà
lại có tải trọng tương đối lớn từ 4 đến 5 tầng, các cừ tràm xử dụng trong nền đất yếu có
mật độ tháp 25 cừ/m2 với kích cỡ khá nhỏ và ngắn.
Nguyên nhân sự cố: Các công trình này có độ lún và độ lún lệch khá lớn gây ra các
hiện tượng nghiêng lệch nhà, nứt gãy tường, cột sàn, ...
c2) Hiện tượng sự cố thứ 2:
Nền đất sét yếu có xen kẹp ở giữa 1 lớp cát có chiều dày không nhỏ, các công
trình đặt trên nền đất yếu này cũng là nhà 5 tầng. Các cừ tràm dưới các công trình này
được coi là đã tựa lên đất không yếu, đó là đất cát.
Hiện tượng sự cố: Các công trình này có độ lún và độ lún lệch không quá lớn nhưng
cũng vượt quá độ lún giới hạn cho phép, nên các công trình này cũng từ từ và tăng dần
hiện tượng nứt công trình từ dưới lên.
c3) Hiện tượng sự cố thứ 3:
Với công trình có tải trọng tương đối nhỏ (nhà từ 1 đến 3 tầng) trên nền đất yếu
có chiều dày bé (Hđất yếu  6  7 m) và những công trình có tải trọng tương đối lớn (> 5
tầng) trên nền đất yếu với độ sệt nhão, có chiều dày lớn (H đất yếu  15m  20m ) mà vẫn

được áp dụng duy nhất một giải pháp là xử lý nền đất bằng cừ tràm hoàn toàn giống
nhau theo cả 3 mặt khảo sát địa chất công trình, nghiên cứu thiết kế và giải pháp thi
công.
1.3 XÁC LẬP NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Trong lịch sử hình thành và phát triển, cuộc sống của con người thường gắn liền
với những dòng sông. Vì dòng sông cung cấp nước ngọt, nguồn thuỷ hải sản phong phú,
phù sa màu mỡ, nguồn thuỷ năng vô tận; đồng thời dòng sông cũng là những tuyến
đường giao thông thuỷ quan trọng. Ở vùng hạ lưu của các con sông thường là những
đồng bằng trù phú và sầm uất, có khả năng cung cấp nguồn lương thực thực phẩm vô
cùng to lớn, nhưng cũng thường có các vỉa đất yếu có chiều dày lớn.
Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long và vùng duyên hải phía Nam nước ta cũng có
những điều kiện và tình hình như vậy.
Trong tình hình phát triển hiện tại và nhu cầu trong cuộc sống ở tương lai thì việc
xây dựng các công trình nhà ở, đường giao thông, đê điều, bến cảng, … cũng như do tính
nối kết và liên thông trong lónh vực vận tải, luân chuyển hàng hoá của chúng nên vấn đề
xây dựng các công trình trên nền đất yếu ở ven sông sẽ là yêu cầu cấp thiết và ngày
càng phát triển vô cùng phong phú và đa dạng.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

15


Luận văn cao học

Học viên: LÊ VĂN THINH

Các công trình nhà cao tầng, cầu, cảng, … có yêu cầu chịu tải trọng lớn nên móng
của các công trình này phải là hệ thống móng sâu (có dạng móng cọc treo - ma sát hoặc
tựa trực tiếp lên trên tầng đất đá cứng - có khả năng chịu được tải trọng của công trình).

Đối với công trình đường đắp cao và các công trình tương tự như nhà trung tầng,
biệt thự, đê đập, … được xây dựng trên đất yếu ở ven sông, một cách kinh tế và hiệu quả
nhất là dựa trên móng nông đặt trực tiếp trên nền đất yếu có hoặc không có xử lý trước,
tận dụng hết khả năng chịu tải của nó mà vẫn đảm bảo công trình an toàn và bền vững.
Đây là một vấn đề khá phức tạp và rất cần được nghiên cứu vì hiện tại đến nay
đã có rất nhiều công trình tương tự như thế gặp sự cố kỹ thuật trong quá trình thi công
xây dựng hoặc trong qúa trình sử dụng như đã trình bày ở phần trước làm ảnh hưởng trực
tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân, của quốc gia. Đặc biệt là trong tình hình địa
chất, khí hậu, thuỷ văn ở nước ta vốn diễn biến phức tạp mà ngày càng diễn ra vô cùng
khắc nghiệt. Đồng thời, yêu cầu cấp thiết về phát triển trong lónh vực xây dựng để phục
vụ cho công cuộc “công nghiệp hoá - hiện đại hoá” đất nước nói chung, cũng như xây
dựng và phát triển bền vững khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng đồng bằng
sông Cửu Long.
Việc nghiên cứu về nền móng của công trình và xây dựng chúng trên nền đất yếu
đã được phát triển hàng trăm năm nay bởi các nhà khoa học lớn có tên tuổi trên thế giới
và nước ta. Đồng thời, vấn đề này cũng đã được kiểm chứng bằng các công trình xây
dựng thực tế, các kết quả thí nghiệm và kinh nghiệm của nhiều kỹ thuật gia.
Do đó, việc tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài này chủ yếu là tổng hợp, phân
tích và áp dụng các thành tựu nghiên cứu đã có vào một dạng công trình đường đắp cụ
thể, trong một tình hình điều kiện tự nhiên cụ thể. Các nghiên cứu đi sâu và phát triển
thêm chỉ là bước đầu, nhỏ bé, có ứng dụng công cụ máy vi tính và chương trình tính toán
để giải bài toán cụ thể của đề tài.
* Các hạn chế trong nghiên cứu của đề tài:
Do trình độ kiến thức, nguồn nhận thức thông tin cũng như kinh nghiệm trong hoạt
động khoa học kỹ thuật còn có những hạn chế nhất định; thời gian học tập và nghiên cứu
về đề tài ngắn nên chắc chắn rằng nội dung bản luận văn này còn có những thiếu sót.
Kính mong được quý Thầy Cô trong Hội Đồng Chấm Luận Văn, các Bạn đọc thông cảm
và góp ý thêm.
Chân thành cảm ơn !


------------------------------------------------------------------------------------------------------------

16


Luận văn cao học

Học viên: LÊ VĂN THINH

CHƯƠNG 2

NGHIÊN CỨU VỀ ĐẤT YẾU VEN SÔNG Ở KHU
VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

17


Luận văn cao học

Học viên: LÊ VĂN THINH

2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐẤT YẾU VEN SÔNG:
2.1.1 Định nghóa đất yếu:
Trước nay người ta thường quan niệm đất “tốt” hoặc đất “xấu”. Ngày nay, do nhu
cầu về xây dựng ngày càng phát triển mạnh mẽ và cùng với tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, mà đặc biệt là trong lónh vực nghiên cứu về xử lý nền móng nên các công trình có
thể được xây dựng trên các vùng đất trước nay được coi là đất “xấu” hoặc không thể xây
dựng được.

Khái niệm “đất yếu” là đất chưa có khả năng tiếp nhận được tải trọng công trình.
Căn cứ vào các chỉ tiêu vật lý và cơ học đất, ta coi đất là “đất yếu” khi:
γ < 1,7 g/cm3 ; eo ≥ 1; G ≥ 0,8 ; W ≥ 40%.
Eo ≤ 50 daN/cm2 ; a ≥ 0,01 cm2/daN ; C ≤ 0,1 daN/cm2 ; υ ≤ 10o.
Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu đất yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long phần
lớn diện tích có hàm lượng hạt sét đủ kết luận là đất yếu có đặc trưng cơ bản như sau:
+ Dung trọng thiên nhiên của đất:   14 ,5  15,5kN / m 3
+ Độ ẩm thiên nhiên của đất: W  75%  65%
+ Hệ số rỗng thiên nhiên của đất: e  1,5  2,0
+ Các đặc trưng cơ học của đất: các đặc trưng về độ bền của đất : Góc nội ma sát
tiêu chuẩn của đất  tc0  4 0  5 0 , lực dính tiêu chuẩn C tc0  5  6 KN / m 2 .
+ Các đặc trưng biến dạng của đất: Mun biến dạng tỷ đối của Maslov N.N :
eM  50  100 mm / m .
-

Chiều dày đất sét yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long có H  10m  40m .

-

Đất yếu thuộc loại than bùn xuất hiện ở vùng rừng U Minh tỉnh Cà Mau.

-

Đất sét yếu này ở nhiều nơi có độ pH  2,5  5,0 , độ pH này chống đông tụ dung
dịch bentonite khi thi công cọc khoan nhồi tốt nhưng lại rất xấu cho bêtông đổ
dưới nước vì độ pH này gây trương nở mạnh khi bêtông còn ướt, từ đó gây ra hiện
tượng nứt cục bộ hay nứt liên tục trong bêtông.

2.1.2 Phân loại đất yếu ven sông:
a) Các loại đất sét (á cát, á sét, sét) mềm, bảo hoà nước thuộc các giai đoạn đầu của

quá trình hình thành đất sét. Ở nước ta thường gặp đất yếu dạng này nhất.
b) Các loại cát hạt nhỏ, cát bụi ở trạng thái rời, bão hoà nước.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

18


Luận văn cao học

Học viên: LÊ VĂN THINH

c) Các loại đất bùn, than bùn, đất than bùn.
d) Các loại đất hoàng thổ (độ rỗng lớn) gây lún sụt.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

19


Luận văn cao học

Học viên: LÊ VĂN THINH

Hình 2.1 Bản đồ phân bố vùng đất yếu ở ĐBSCL

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

20



Luận văn cao học

Học viên: LÊ VĂN THINH

Xét về nguồn gốc thì đất yếu có thể được tạo thành trong điều kiện lục địa, vùng
vịnh hoặc biển. Nguồn gốc địa chất của đất sét yếu thuộc thời cận đại, mới hình thành
vào khoảng 20.000 năm nay (kỷ Pléistocène).
Các hạt tạo thành đất sét được phong hoá từ đá mẹ, sau sự vận chuyển của sông
ngòi, hạt sét được hình thành trong các môi trường trầm tích. Châu thổ các sông ngòi là
môi trường trầm tích rất hoạt động, đồng bộ và đã hình thành nhiều vỉa đất sét mềm
yếu. Nay là loại đất yếu được phân tích kỹ trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối với các loại đất cát bụi, cát bột cần đặc biệt lưu ý đến sự thay đổi tính chất cơ lý
khi độ ẩm trong đất tăng lên (nhất là vào mùa mưa) và khả năng bị cuốn trôi theo dòng
nước thấm (hiện tượng cát chảy).
2.1.3 Tình hình phân bố đất yếu ở ven sông:
Do phong hoá đá gốc, đất các loại ở đầu nguồn được nước trong sông ngòi vận
chuyển và trầm tích lại thành đất yếu (nguồn gốc lục địa, vũng vịnh) nên dọc theo các
dòng sông lớn, đặc biệt là vùng tam giác châu thổ và cửa biển thường có các vỉa đất
yếu, có chiều dày tăng theo hướng ra cửa sông, cửa biển.
Ở đồng bằng Nam bộ, có thể chia làm 3 khu vực theo chiều dày đất yếu như sau:
a) Khu vực có lớp đất yếu từ 1m đến 30m, bao gồm: vùng ven Thành phố Hồ Chí
Minh, thượng nguồn các sông Vàm Cỏ đông, Vàm Cỏ Tây, phía Tây Đồng
Tháp Mười, rìa quanh vùng Bảy Núi (An Giang), rìa Đông Bắc đồng bằng từ
Vũng Tau đến Biên Hoà và vùng ven biển Hà Tiên – Rạch Giá,…
b) Khu vực có lớp đất yếu dày từ 5m đến 30m phân bố kế cận khu vực trên và
chiếm đại bộ phận ở vùng Đồng Tháp Mười.
c) Khu vực có lớp đất yếu dày từ 15m đến 300m, chủ yếu thuộc lãnh thổ các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long, Bến Tre, các vùng duyên hải thuộc Tiền Giang,
Hậu Giang, Kiên Giang, …

Đất yếu ở đồng bằng Nam bộ nước ta chủ yếu là những trầm tích mới được tạo
thành ở kỷ thứ tư (Holoxen, QIV) phù sa trẻ và chưa ổn định.
Ở vùng cửa sông, trước nay là vùng rừng ngập mặn, như ở huyện Nhà Bè, Cần
Giờ Thành phố Hồ Chí Minh, miền Duyên hải Cà Mau, …. Trong đất yếu có lẫn
nhiều lá cây, thân cây mục nát. Ở ven các kênh rạch, sông trong Thành phố hoặc các
khu dân cư tập trung lâu đời, trong đất lẫn nhiều rác mụt và các hoá chất thải từ các
nhà máy xí nghiệp là ảnh hưởng đến tuổi thọ móng của công trình.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

21


Luận văn cao học

Học viên: LÊ VĂN THINH

2.1.4 Đặc điểm chung của đất yếu ven sông:
Các tài liệu nghiên cứu cho thấy đất yếu ven sông rất đa dạng về thành phần
khoáng vật, khác nhau về nguồn gốc, điều kiện khí hậu khi phong hoá, điều kiện vận
chuyển, trầm tích, …nhưng thường giống nhau về tính chất cơ lý và chất lượng xây dựng.
Quá trình hình thành đất yếu ven sông phụ thuộc vào quá trình kiến tạo địa tầng, điều
kiện thuỷ văn, điều kiện địa hình địa mạo,…
Tuy nhiên, chúng chung một đặc điểm là liền kề với môi trường nước, mà là nước
có dòng chảy (phần lớn với vận tốc thay đổi, đôi khi hướng cũng thay đổi). Do chịu ảnh
hưởng của nước nên đất yếu ven sông có cường độ cơ học thấp và luôn có xu hướng
giảm khi bị các điều kiện ngoại cảnh tác động.
Ở một số khu vực đất yếu ven sông, nước của sông là cơ hội cho nước ngầm trong
đất yếu hoạt động mạnh mẽ gây nên hiện tượng cát chảy, hiện tượng xoá mòn ngầm,
hiện tượng tan rã.

Các đặc điểm cơ bản của đất yếu:
-

Đất yếu gây biến dạng rất lớn.

-

Cấu trúc của các hạt đất có liên kết rất yếu nên khả năng chịu tải rất nhỏ
và mức độ tan rã diễn tiến nhanh.

-

Dễ xãy ra các hiện tượng biến loãng khi chịu tải trọng động với các loại
cát nhỏ, cát bụi ở trạng thái bảo hoà nước.

-

Đất yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long có khoáng chất thứ sinh chiếm hàm
lượng lớn là Montmorillonite (AL2O3, 4SiO3 H2O) loại khoáng chất
Montmorillonite có hoạt tính mạnh vì có điện tích âm mặt ngoài với năng
lượng hút tónh điện rất lớn, hàng trăm KN/m2. Rất dễ xảy ra hiện tượng co
hoặc nở khi có nước thấm đối với các loại sét có hàm lượng Montmorillonit
lớn (vùng ven biển, ven sông).

2.1.5 Đối với đất sét mềm yếu ven sông:
Xét mặt cắt hình học ngang sông thì nay là nữa không gian hở hay là bán không
gian hữu hạn. Do vậy, khối đất ven sông luôn ở trạng thái cân bằng không ổn định so với
đáy sông. Theo quy luật vật lý học thì khối đất ven sông có xu hướng di chuyển xuống
dưới đáy sôn, nghóa là có khuynh hướng chuyển từ trạng thái năng lượng cao hơn sang
trạng thái năng lượng thấp hơn. Như vậy, đất ven sông luôn tiềm ẩn tính không ổn định

ngay cả khi không có công trình nào xây dựng ven sông.
Đất sét mềm yếu có nhiều tính chất chung của các loại đất đá thuộc loại sét, vì nó
là sản phẩm của giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất đá loại sét và có các đặc
điểm riêng biệt. Ở đây, ta đề cập đến các loại đất sét, hoặc á sét tương đối chặt, bão hoà
nước và có cường độ cao hơn so với bùn.
a) Thành phần khoáng vật.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

22


Luận văn cao học

Học viên: LÊ VĂN THINH

b) Nước trong đất sét.
c) Tính dẻo.
d) Gradient thuỷ lực ban đầu.
e) Độ bền cấu trúc và lực dính kết cấu trúc.
f) Hiện tượng từ biến của đất sét yếu ven sông do ứng suất cắt τ.
g) Hiện tượng biến loãng và nhão loãng của đất yếu khi có ảnh hưởng động.
h) Tính nén chưa đến chặt.
l) Tính chất lưu biến.
m) Hiện tượng hấp thụ.
n) Sự tăng độ bền (C, υ) của đất yếu ven sông do gia cố và cải tạo đất nền.
2.1.6 Tính chất hoá học của nước trong đất ở ven sông:
Tính chất hoá học của nước trong đất ở ven sông có nhiều ảnh hưởng đến nền
móng công trình xây dựng, đặc biệt là với đất sét mềm yếu có khả năng hấp thụ cao làm
ảnh hưởng đến các biện pháp gia cường nền đất yếu bằng phương pháp hoá lý: phun

ximăng, thuỷ tinh lỏng, điện thấm, điện phân, điện silicat, …
Độ chua mặn của nước trong đất được đánh giá theo độ pH: nước trung tính có pH
= 7; nếu độ pH < 7: nước có tính acid, pH > 7: nước có tính kiềm.
Khả năng trao đổi ion (làm giảm sự đông tụ của dung dịch bentonite) theo tứ tự:
Al > H+ > Ca++ > Mg++ > Na+. Khả năng điện giải mạnh nhất là CaCl2 , ammoniac,
chất gây kết tủa mạnh là soda Na2CO3 .
+++

2.2 MẶT CẮT ĐỊA CHẤT VÀ SƠ ĐỒ TÍNH TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TRÌNH NỀN
ĐƯỜNG ĐẮP TRÊN ĐẤT YẾU Ở VEN SÔNG:
Như đã trình bày ở phần đầu, châu thổ ven các sông lớn khu vực đồng bằng Nam
bộ thường có các vỉa đất sét có chiều dày lớn. Các công trình xây dựng nền đường đắp
cao, đê đập, …với kết cấu móng nông cần đặc biệt quan tâm tới ảnh hưởng của các vỉa
đất này.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là nền đường đắp trên nền đất yếu ven sông và
như vậy vùng châu thổ các sông ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và các chi lưu
của nó là địa bàn có thể được nghiên cứu.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

23


×