Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.07 KB, 163 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong sự phát triển của mình, bất kỳ quốc gia, dân tộc nào cũng đều kế
thừa những truyền thống tốt đẹp mà thế hệ trước để lại để vươn tới trình độ
mới cao hơn, đó chính là biện chứng của sự phát triển. Từ lịch sử dựng nước
và giữ nước hàng nghìn năm, ơng cha ta đã rút ra nhiều bài học quý báu, cả
trong đối nội và đối ngoại. Ví như, trong quan hệ cộng đồng, mặc dù đất nước
có nhiều dân tộc, tôn giáo khác nhau, nhưng tinh thần chung là: “Bầu ơi
thương nấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”; thái độ đối
với những người mắc lỗi lầm nhưng biết ăn năn hối cải thì: “đánh kẻ chạy đi
khơng ai đánh người chạy lại”; còn đối với kẻ thù xâm lược khi đã đầu hàng:
“Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lịng / Ta lấy tồn qn là hơn để
nhân dân nghỉ sức”… Nhờ thực hiện những tinh thần ấy, toàn dân tộc đã đồn
kết, thống nhất, đồng sức, đồng lịng chống thiên tai, giặc ngoại xâm, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế, do chú ý phát huy truyền
thống khoan dung, tăng cường đồng thuận xã hội nên sự nghiệp cách mạng
nước ta đã đạt những thành tựu to lớn: chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng
được giữ vững, các vấn đề văn hóa – xã hội bức xúc từng bước được giải
quyết, khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được mở rộng, củng cố
vững chắc, đi vào chiều sâu. Đúng như nhận định của Văn kiện Đại hội XI:
“Khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục
được mở rộng và tăng cường trên cơ sở thống nhất về mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [27, tr.158].


2


Tiếp tục đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, phấn đấu đưa nước ta
đến năm 2020 về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, một
trong những động lực quan trọng để đạt mục tiêu trên được Đảng ta xác định
là xây dựng khối đại đoàn kết tồn dân tộc. Muốn vậy, phải tìm ra điểm tương
đồng, “mẫu số chung” để quy tụ tất cả các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn
giáo, mọi thành phần xã hội, người Việt Nam ở trong và ngoài nước… thành
một khối thống nhất - hay nói cách khác, phải xây dựng đồng thuận xã hội.
Cùng với đó, q trình đổi mới và hội nhập quốc tế, khi cả nhân loại đang tiến
vào nền kinh tế tri thức, nguồn lực con người được coi là tài nguyên quý giá
nhất, một dân tộc có cường thịnh, hùng mạnh hay khơng trước hết phụ thuộc
vào sự quy tụ sức người – tức xây dựng và phát huy cho được khối đại đoàn
kết toàn dân tộc. Điều này cho thấy, đồng thuận xã hội càng là yêu cầu cấp
thiết của nước ta.
Tuy nhiên, phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng
thuận xã hội ở nước ta hiện nay cũng đang đặt ra những vấn đề như:
Một là, một bộ phận cán bộ, nhân dân đang có cách hiểu phiến diện về
khoan dung, coi đó là sự “tha thứ”, “ban ơn” của người thắng với kẻ thua, của
người đúng với kẻ sai, người trên với kẻ dưới. Chính nhận thức này đã làm
cho những mâu thuẫn, bất đồng đã có ngày càng trở nên trầm trọng.
Hai là, sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội, dân trí tương đối cao làm
nảy sinh hoặc sâu sắc thêm những mâu thuẫn, khác biệt đã có từ trước, như:
các quan điểm khác nhau về con đường phát triển đất nước, một số vấn đề do
lịch sử để lại, tính phức tạp trong quan hệ dân tộc, tôn giáo…
Ba là, những hạn chế trong quản lý xã hội dẫn tới trường hợp một bộ
phận quan chức tham nhũng, các cá nhân làm ăn phi pháp giàu lên nhanh
chóng trong khi đời sống của bộ phận lớn những người lao động cịn vơ cùng
khó khăn; sự phân hóa thu nhập, trình độ phát triển giữa các giai cấp, dân tộc,


3


vùng miền ngày càng doãng ra làm cho những mâu thuẫn, bất đồng trong xã
hội ngày càng gia tăng.
Bốn là, khi nguồn “năng lượng” đã từng phát huy vai trò tích cực của nó
trong cơng cuộc đổi mới những năm qua dần cạn kiệt, thì dân chủ hóa đời
sống xã hội phải được xem như một động lực cần được khai thác nhiều hơn
cho sự phát triển đất nước. Muốn vậy, phải tôn trọng, chấp nhận những quan
điểm, ý kiến khác nhau - hay nói cách khác, phải thực hành khoan dung; song,
làm thế nào để các ý kiến khác nhau được tơn trọng nhưng vẫn giữ vững được
vai trị lãnh đạo của Đảng, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa ?
Năm là, những diễn biến phức tạp trên biển Đơng gần đây địi hỏi cả dân
tộc phải đồn kết, thống nhất để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc. Nhưng, một bộ phận nhỏ quần chúng nhân nhân, vì bất bình
trước các hành vi ngang ngược của Trung Quốc đã có những hành động tự
phát, thiếu kiềm chế với một số doanh nghiệp, doanh nhân, cơng nhân người
nước ngồi. Điều này đã làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến truyền thống u
chuộng hịa bình, hịa hiếu, sức mạnh chính nghĩa của dân tộc trong con mắt
bạn bè quốc tế.
Những yếu tố trên đang tác động bất lợi đến quy tụ sức mạnh toàn dân tộc
để thúc đẩy quá trình đổi mới tiến lên. Trong bối cảnh đó, phát huy truyền
thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội càng trở thành vấn đề
có tính chất quyết định. Có thể nói rằng: chưa bao giờ sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi phải phát huy tối đa sức mạnh toàn dân tộc gắt gao như
hiện nay. Cũng chưa bao giờ sức mạnh dân tộc đòi hỏi nhất thiết phải được
xác lập trên cơ sở phát huy sự giác ngộ và khả năng cống hiến của từng thành
viên trong cộng đồng dân tộc như hiện nay. Điều này có nghĩa: dưới sự lãnh
đạo của Đảng, phát huy cho được truyền thống khoan dung nhằm tăng cường


4


đồng thuận xã hội phải được xem là yếu tố chiến lược, quyết định sự thành bại
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay và cả tương lai.
Với những lý do đó, chúng tơi chọn vấn đề: “Phát huy truyền thống
khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở Việt Nam hiện nay” làm
đề tài cho luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ
2.1. Mục tiêu: trên cơ sở nghiên cứu truyền thống và thực trạng thực hiện
khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội của dân tộc, luận án đề xuất
một số quan điểm, giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát huy truyền thống này ở
Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ: để đạt mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết những
nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về phát huy truyền thống khoan dung
nhằm tăng cường đồng thuận xã hội;
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát huy truyền thống khoan dung
nhằm tăng cường đồng thuận xã hội trong thời kỳ đổi mới, những vấn đề đang
đặt ra hiện nay;
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát huy truyền
thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Truyền thống khoan dung và tác động của nó
tới xây dựng đồng thuận xã hội trong lịch sử và hiện nay ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: tác động của khoan dung nhằm tạo đồng thuận
xã hội trong lịch sử và hiện nay từ giác độ chính trị - xã hội.


5

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp chung trong nghiên cứu khoa học xã hội
và nhân văn theo quan điểm mácxít như: kết hợp chặt chẽ logic và lịch sử; lý
luận và thực tiễn; phân tích và tổng hợp; nghiên cứu văn bản…
5. Cái mới của luận án
Một là, luận án nghiên cứu khoan dung, đồng thuận xã hội; phát huy
truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội từ phương diện
chính trị - xã hội;
Hai là, luận án xác lập được cơ sở lý luận và thực tiễn về sự cần thiết phát
huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở Việt Nam
hiện nay;
Ba là, luận án làm sáng tỏ những thành tựu, hạn chế phát huy truyền thống
khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới trên một số lĩnh vực chủ yếu; chỉ rõ những vấn đề đang đặt ra cần được
nghiên cứu giải quyết;
Bốn là, luận án đã đề xuất sáu quan điểm, bốn nhóm giải pháp phát huy truyền
thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận: luận án góp phần phát triển thêm một bước nhận
thức về khoan dung, đồng thuận xã hội; vai trò của khoan dung đối với xây
dựng đồng thuận xã hội; từ đó, tổng kết thực tiễn lịch sử dân tộc trong việc
phát huy tinh thần khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội, đoàn kết
dân tộc trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu, giảng dạy các nội dung có liên quan mà luận án đã trình bày;


6

cung cấp cơ sở lý luận cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách về khoan
dung, đồng thuận xã hội; phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường

đồng thuận xã hội ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các cơng trình khoa học của tác
giả đã cơng bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương, 11 tiết.


7

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.

Những cơng trình nghiên cứu về khoan dung

Khoan dung là một trong những vấn đề xuất hiện khá sớm trong lịch sử
và tư tưởng nhân loại; đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác
nhau: triết học, tôn giáo học, đạo đức học, văn hóa học, chính trị học…Trong
thời gian gần đây, khi trên thế giới xuất hiện nhiều cuộc chiến tranh, xung đột
liên quan đến các vấn đề dân tộc, sắc tộc, tơn giáo thì khoan dung lại càng được
quan tâm nghiên cứu với mong muốn đưa nó thành một giải pháp để tránh
xung đột, mang lại hịa bình cho nhân loại. Một số cơng trình tiêu biểu gần đây:
Avery Patricia, Phát triển khoan dung chính trị [54]; trên phương diện
chính trị học, tác giả cho rằng bản chất của khoan dung chính là: “mở rộng
các quyền tự do, dân chủ cho cá nhân và các nhóm có quan điểm khác với
mình” [54]. Bởi theo tác giả, xã hội không phải là thuần nhất, do vậy, lực
lượng cầm quyền phải tôn trọng, mở rộng các quyền tự do, dân chủ cho mọi
công dân, đó chính là cơ sở để tạo ra sự ổn định chính trị, phát triển đất nước.
Hajine Nakamura, Tinh thần khoan dung và sự giải thoát trong tư duy
người Ấn Độ [88]; trong bài viết, tác giã đã làm rõ đặc tính khoan dung trong

văn hóa Ấn Độ. Theo tác giả, nói chung, người Ấn Độ có xu hướng chấp nhận
mọi sự tồn tại của những thế giới quan triết học và tôn giáo trên thế giới. Họ
cho rằng, những tư tưởng khác nhau này dường như mâu thuẫn với nhau
nhưng đều dựa trên cái Tuyệt đối. Quan điểm này, về mặt khách quan, dựa
trên tư tưởng mọi thứ trên thế giới đều là một; về mặt chủ quan, dựa trên sự
phản ánh tất cả những hành động của con người đều bắt nguồn từ quan điểm
siêu hình và nguyên lí nhất nguyên luận.
Nguyễn Dy Niên, 1995 – Năm quốc tế về khoan dung [13, tr. 379-384];
trong bài viết, tác giả đã làm rõ quá trình ra đời, phát triển quan điểm của


8

UNESCO về khoan dung, những tác động của nó đối với việc giữ vững hịa bình
cho nhân loại. Đồng thời, tác giả đã lý giải nguồn gốc ra đời khoan dung Việt
Nam: “Khoan dung là một trong những giá trị tinh thần của văn hóa Việt Nam.
Đó là kết quả của q trình thích nghi với thiên nhiên và đấu tranh xã hội để sinh
tồn và phát triển của dân tộc” [13, tr.382]; đề xuất một số cách thức nhằm phát
huy truyền thống khoan dung Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa.
Nguyễn Thị Phương Mai, Tư tưởng khoan dung và ý nghĩa hiện thời
của nó [83]; đây là cơng trình nghiên cứu khoan dung dưới phương diện triết
học. Trong luận án, tác giả đã đi sâu nghiên cứu ba vấn đề cơ bản: một là,
khái niệm và lịch sử tư tưởng khoan dung; hai là, sự tích hợp các giá trị Đông
– Tây của tư tưởng khoan dung trong nhận thức và hoạt động của Mahatma
Ghandi và Hồ Chí Minh; ba là, ý nghĩa tư tưởng khoan dung trong bối cảnh
tồn cầu hóa. Qua đó, tác giả đi đến nhận định tính tất yếu của thực hiện
khoan dung trong giai đoạn hiện nay: “tồn cầu hóa dẫn tới sự giao lưu, tiếp
xúc giữa các dân tộc, tôn giáo, các nền văn hóa khác nhau. Trong khi đó, cả
nhân loại đều có mục tiêu chung là duy trì hịa bình để tồn tại và phát triển.
Do vậy, chấp nhận sự khác nhau để cùng tồn tại, phát triển là yêu cầu tất yếu

của thời đại hiện nay [83, tr.110-117]. Về khoan dung Việt Nam, tác giả cho
rằng: “Đối với dân tộc ta, khoan dung là nhằm xây dựng đoàn kết dân tộc,
hướng đến bảo vệ, phát triển nền văn hóa của dân tộc. Đồng thời, nó thể hiện
rằng, mục đích cao nhất của khoan dung là nhằm xây dựng cuộc sống hịa
bình cho đất nước” [83, tr.139-140]. Về các giải pháp nâng cao chất lượng
khoan dung ở Việt Nam, tác giả đề xuất: “để cho việc bảo vệ và phát huy giá
trị đạo đức khoan dung truyền thống có hiệu quả hơn thì cơng tác giáo dục
trong và ngồi nhà trường cần được coi trọng hơn” [83, tr.142].
Huỳnh Khái Vinh và Nguyễn Thanh Tuấn, Bàn về khoan dung trong văn
hóa [151]; đây là cơng trình nghiên cứu khoan dung dưới phương diện văn hóa


9

học. Quan niệm về khoan dung, các tác giả cho rằng đó là thái độ: “phê phán
cái sai, lên án cái xấu, cái ác để cùng nhau hướng tới các giá trị chân, thiện,
mỹ” [151, tr.13]. Về lịch sử hình thành, phát triển tư tưởng khoan dung, các tác
giả đã chỉ rõ: “Những nội dung chính của khoan dung đã có trong các nền văn
hóa Đơng – Tây từ thời cổ đại” [151, tr.9]. Về khoan dung Việt Nam, theo các
tác giả, cơ sở hình thành khoan dung Việt Nam bao gồm bốn yếu tố: cơ tầng
văn hóa Đơng Nam Á, văn hóa lúa – văn hóa xóm làng; truyền thống tiếp xúc,
giao lưu, tích hợp của văn hóa; ý thức và tình cảm tự tơn dân tộc – quốc gia;
nền phong hóa thuần hậu [151, tr.197-231]. Về phương hướng và giải pháp cơ
bản để phát huy truyền thống khoan dung Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu
hóa, các tác giả đề xuất ba giải pháp lớn: từ thích nghi đến khoan dung, từ giải
phóng cá nhân đến khoan hịa giữa cá nhân và cộng đồng; xây dựng môi trường
văn hóa cho sự khoan dung; xây dựng gia đình văn hóa mới [151, 297].
Đỗ Lan Hiền, Khoan dung tơn giáo với dân chủ, đoàn kết và đồng
thuận xã hội – Trường hợp Việt Nam [45]; đây là cơng trình nghiên cứu
khoan dung dưới phương diện tơn giáo – chính trị học. Về quan niệm khoan

dung tôn giáo, tác giả cho là: “phạm trù dùng để chỉ một thái độ, ứng xử tơn
trọng, hịa hợp đới với cái khác biệt, khác lạ, thậm chí là đối lập lại với mình.
Là sự chế ngự, xóa bỏ được thói loại trừ, khai trừ, kỳ thị, lo sợ cái khác lạ, cái
khác mình, cái đối lập với mình. Khoan dung khơng phải là sự nhượng bộ, sự
hạ mình hay nhận đặc ân, mà khoan dung cịn là trách nhiệm, là sự duy trì
mọi quyền con người (trong đó có quyền tự do tư tưởng và tơn giáo” [45, tr.
24]. Về lịch sử hình thành tư tưởng khoan dung, tác giả cho rằng nó đã được
hình thành từ thời cổ đại cả ở phương Đơng và phương Tây. Ở phương Đông,
theo tác giả, mặc dù khơng có khái niệm khoan dung nhưng những tư tưởng
của nó được thể hiện trong các khái niệm tương đương như: “hòa” của Nho
giáo, “hòa nhi bất đồng” của Lão Trang…Ở phương Tây, tư tưởng khoan


10

dung đã xuất hiện rất sớm trong các tôn giáo, tiêu biểu là lý tưởng: “bỏ gươm
vào vỏ, vì ai dùng gươm sẽ chết vì gươm” [45, tr. 12]. Về khoan dung Việt
Nam, tác giả nhận định: “Việt Nam chịu ảnh hưởng từ rất sớm ba lý thuyết
Nho, Phật, Đạo của Trung Hoa và Ấn Độ, nên người Việt thấm nhuần tinh
thần khoan dung. Người Việt dùng thuật ngữ “An - Yên” để diễn đạt trạng
thái khoan dung, hòa hợp [45, tr. 21].
Giang Văn Toàn, Khoan dung một cách giáo dục [133]; trên phương
diện giáo dục học, tác giả nhấn mạnh đặc trưng: “sự cao thượng trong tâm
hồn, sự bao dung trong suy nghĩ, sự độ lượng trong hành động” [133, Lời tựa]
của khoan dung. Trong cuốn sách, ông đã đưa ra nhiều ví dụ điển hình của
tinh thần khoan dung nhằm giáo dục nhân cách con người trên các phương
diện chính trị, đạo đức; trong các mơi trường gia đình, nhà trường, xã hội;
trong các quan hệ: bạn - bè, vợ - chồng, cha - con, cấp trên – cấp dưới…
Lương Mỹ Vân, Tư tưởng khoan dung trong triết học Khai sáng Pháp
[142]; trong bài viết này, trên cơ sở triết học, tác giả đã phân tích cơ sở chính

trị - xã hội dẫn đến sự hình thành tư tưởng khoan dung trong triết học Khai
sáng Pháp. Tác giả chỉ ra một số đặc điểm nổi bật của tư tưởng khoan dung
giai đoạn này là: khuynh hướng đa thần, đấu tranh cho các quyền tự do cá
nhân, chấp nhận sự đa dạng văn hóa thế giới... Tác giả đi đến kết luận: “Tư
tưởng khoan dung trong triết học Khai sáng Pháp đã bao chứa phần lớn những
nội dung quan trọng của quan điểm khoan dung được áp dụng trong thời đại
tồn cầu hố, thời đại mà con người ngày càng nhận thấy – rõ rệt hơn nhiều
so với thời kỳ Khai sáng ở thế kỷ XVIII – rằng, thế giới là một tổng hợp
những sự khác biệt về văn hoá, về niềm tin, về tư tưởng…” [142, tr.62].
Trần Nguyên Việt, Tư tưởng khoan dung của Khổng Tử và sự thể hiện nó
ở Nguyễn Trãi [149]; trong bài viết, tác giả đã làm rõ quan điểm khoan dung của
Khổng Tử và so sánh với quan điểm khoan dung của Nguyễn Trãi. Theo tác giả,


11

mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, song, tư tưởng khoan dung của
Nguyễn Trãi có ý nghĩa nhân văn, rộng mở hơn, thể hiện ở đạo lý nhân nghĩa, tư
tưởng vì dân và theo dân, sự chấp nhận các học thuyết ngoài Nho giáo.
Đỗ Minh Hợp, Đối thoại giữa các nền văn minh theo tinh thần khoan
dung – Nhân tố quyết định sự sống còn và thịnh vượng của nhân loại [50]; bài
viết đề cập đến một vấn đề thời sự liên quan đến tồn cầu hóa đó là đối thoại
giữa các nền văn minh. Trên cơ sở làm rõ sự cần thiết của đối thoại trên tinh
thần khoan dung – một chủ đề đang được thảo luận sôi nổi trên diễn đàn triết
học thế giới, tác giả bài viết đã đi đến khẳng định: Đối thoại giữa các nền văn
minh theo tinh thần khoan dung sẽ góp phần tạo ra một thế giới thống nhất
trong đa dạng, một thế giới được cấu thành từ nhiều nền văn minh độc đáo
đang tương tác với nhau, và đó sẽ là một thế giới hịa bình, hợp tác, hữu nghị
và thịnh vượng. Trong đó, đối thoại trên tinh thần khoan dung trở thành hình
thức giao tiếp phổ biến, nhân tố đảm bảo sự sống còn và thịnh vượng cho mỗi

con người và cả cộng đồng nhân loại.
Phạm Xuân Nam, Đối thoại văn hóa trong bối cảnh tồn cầu hóa [89];
trong bài viết này, thơng qua việc phân tích bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay,
tác giả cho rằng, tồn cầu hóa ngày càng tăng, chúng ta đang chứng kiến một
thế giới trở nên cởi mở, gắn kết với nhau hơn. Tuy nhiên, chủ nghĩa khủng bố
quốc tế, việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự lan rộng của chủ nghĩa
phân biệt chủng tộc, sự không khoan dung về sắc tộc và tôn giáo... đang trở
thành những mối đe dọa cấp thiết đối với cộng đồng quốc tế trong cơng cuộc
xây dựng một thế giới hịa hợp và hịa bình. Trước những thách thức đó, cộng
đồng quốc tế hơn bao giờ hết cần xác định những biện pháp đối phó. Điều này
địi hỏi phải tăng cường đối thoại giữa các nền văn hóa, văn minh trên cơ sở
bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.


12

Trần Lê Bảo, Đối thoại giữa các nền văn hóa trong bối cảnh tồn cầu hóa
[12]; trong cơng trình này tác giả đã trình bày tính tất yếu của khoan dung, đối
thoại văn hóa trong giai đoạn hiện nay. Tác giả cho rằng, thế giới tồn tại nhiều nền
văn hóa khác nhau; hiện nay, do sự phát triển của khoa học - cơng nghệ làm cho
các nền văn hóa giao lưu, tiếp xúc với nhau. Từ đó, tất yếu các nền văn hóa cũng
phải đối thoại với nhau, tơn trọng sự tồn tại của nhau; đặc biệt, giao lưu, đối thoại
còn để học hỏi lẫn nhau: “Đối thoại giữa các nền văn hóa nhằm đưa lại sự đa dạng
văn hóa. Đa dạng văn hóa là di sản chung của nhân loại, là nguồn gốc của sự sáng
tạo, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Đa dạng văn hóa đem
lại sự khoan dung và hòa hợp, đưa tới sự đối thoại và hợp tác” [9].
Ngơ Đức Thịnh (chủ biên), Những giá trị văn hóa truyền thống Việt
Nam [117], trong phần 4, chương VII, từ trang 668 đến 694, các tác giả đã
viết về Truyền thống khoan dung trong lịch sử văn hóa Việt Nam. Trong đó,
tác giả đã chỉ rõ khoan dung trong lịch sử văn hóa Việt Nam biểu hiện trên ba

nội dung chủ yếu: một là, khoan dung là biểu hiện của tình u thương con
người, tinh thần hướng thiện và lịng u chuộng hịa bình; hai là, khoan dung
là sự rộng lượng tha thứ cho những thế lực ngoại xâm, kết thúc chiến tranh
bằng con đường hịa bình, thiết lập mối quan hệ hữu hảo, dài lâu; ba là, khoan
dung biểu hiện ở sự chấp nhận, tôn trọng sự khác biệt trong văn hóa của
người khác, cộng đồng khác, nền văn hóa khác [117, tr.668-694].
Nguyễn Đức Lữ, Tính khoan dung của tơn giáo, tín ngưỡng Việt Nam
[75, tr. 563-570], trên phương diện tôn giáo học, tác giả đã làm rõ cơ sở hình
thành, biểu hiện cụ thể của tính khoan dung trong tơn giáo, tín ngưỡng người
Việt. Khoan dung tơn giáo Việt Nam, biểu hiện ở sự tiếp nhận hịa bình các tơn
giáo bên ngồi, sự kết hợp, dung hịa các giáo lý tôn giáo, đối tượng thờ phụng.
Theo tác giả, biểu hiện rõ nhất khoan dung tôn giáo ở Việt Nam là mặc dù có
nhiều tơn giáo khác nhau, nhưng Việt Nam khơng hề có chiến tranh tơn giáo.


13

Hoàng Thị Thơ, Khoan dung trong lịch sử phật giáo Ấn Độ và phật
giáo Việt Nam [118, tr.571-581], trong bài viết này, tác giả đã phân tích
những biểu hiện cụ thể của tính khoan dung trong Phật giáo nguyên thủy Ấn
Độ và Phật giáo Việt Nam. Qua đó, luận chứng cho vai trị của Phật giáo
trong bối cảnh tồn cầu hóa, tìm kiếm một gợi mở về khoan dung và khoan
dung tơn giáo đối với đồn kết tơn giáo và đồn kết dân tộc để có thể đóng
góp cho Việt Nam nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng hiện nay.
Đỗ Thị Hịa Hới, Tính khoan dung của văn hóa truyền thống dân tộc và
sự kế thừa, phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh [48, tr.545-555]. Trong bài
viết, tác giả đã chỉ ra một số biểu hiện của tính khoan dung trong văn hóa
truyền thống Việt Nam như: sự tiếp biến các giá trị văn hóa bên ngồi làm
phong phú thêm giá trị văn hóa dân tộc, sự tha thứ cho kẻ thù xâm lược khi
chúng đã quy hàng. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã kế thừa và phát triển

tính khoan dung của văn hóa truyền thống lên tầm cao mới: “Trong văn hóa
truyền thống Việt Nam, khoan dung vừa là một phẩm chất, một đặc điểm, vừa
là hệ quả của quá trình hình thành và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc...
Hồ Chí Minh là người đã kế thừa và phát triển những nội hàm mới của tính
khoan dung trong văn hóa truyền thống dân tộc lên tầm cao mới, đưa nó trở
thành một nhân tố của đòi sống thực tiễn cách mạng Việt Nam” [48, tr. 555].
Gần đây, một số cơng trình đã tiếp cận truyền thống khoan dung Việt Nam
trên phương diện chính trị; biểu hiện rõ nhất là tư tưởng “khoan thư sức dân”.
Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Hoài Văn, Nguyễn Văn Vĩnh, Bước đầu
tìm hiểu những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam [61], trong
chương IX của công trình này, các tác giả đã làm rõ luận điểm về: tinh thần
khoan dung, độ lượng, vị tha, thân dân của tư tưởng chính trị truyền thống
Việt Nam. Trong đó, nhiều vấn đề lý luận, ví dụ lịch sử sinh động được các
tác giả trích dẫn nhằm làm rõ tính chất khoan dung trong văn hóa chính trị


14

Việt Nam. Trên lĩnh vực đối nội, đó là đường lối cai trị khoan thư sức dân;
trên lĩnh vực đối ngoại, là tư tưởng hịa bình, hịa hiếu, tha thứ cho giặc ngoại
xâm khi chúng đã xin hàng.
Phùng Văn Khai, Khoan thư sức dân - Quốc sách dụng nước và giữ
nước [62], trong bài viết này, tác giả đã làm rõ đường lối cai trị khoan thư sức
dân trong lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước đến thời nhà Trần.
Thông qua các sự kiện lịch sử, tác giả đã làm rõ khoan thư sức dân là một quy
luật, một chính sách quan trọng hàng đầu trong dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta. Khoan thư sức dân được biểu hiện rõ nhất ở chính sách thuế của nhà
nước với người dân, đặc biệt là những lúc nhân dân gặp khó khăn: “muốn ổn
định được đất nước, đánh thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc thì
khoan thư sức dân ln là quốc sách và thượng sách giữ nước” [62].

...
Từ những cơng trình nghiên cứu về khoan dung, cho phép chúng tôi
đưa ra các nhận định sau:
Một là, mặc dù ở các phương diện nghiên cứu khác nhau, các tác giả
nhấn mạnh mặt này hay mặt kia của nội hàm khái niệm; song, các tác giả đều
thừa nhận điểm chung nhất của khoan dung là: tôn trọng, chấp nhận sự khác
biệt; với mục tiêu là tăng cường hiểu biết lẫn nhau nhằm duy trì hịa bình cho
quốc gia, nhân loại.
Hai là, các tác giả đều thống nhất cho rằng khoan dung là phạm trù
xuất hiện khá sớm ở cả phương Đông và phương Tây.
Ba là, thực hiện khoan dung là một yêu cầu tất yếu trong bối cảnh tồn
cầu hóa hiện nay, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang làm các quốc
gia, dân tộc xích lại gần nhau, nhưng vẫn cịn đó những khác biệt về thể chế
chính trị, văn hóa, tơn giáo...


15

Bốn là, về khoan dung Việt Nam, các tác giả có chung nhận định:
khoan dung là truyền thống của người Việt; nó thể hiện trên mọi phương diện:
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Điểm khác biệt trong tư tưởng khoan dung
Việt Nam là coi khoan dung như một hình thức cai trị: “chính sự cốt chuộng
khoan dung, giản dị”; động lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: “khoan thư
sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”.
Tuy nhiên, trong các cơng trình kể trên, chưa có cơng trình nào nghiên
cứu khoan dung dưới phương diện chính trị - xã hội (thuộc phạm vi chuyên
ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học).
1.2. Những cơng trình nghiên cứu về đồng thuận xã hội
Đồng thuận xã hội là một khái niệm mới xuất hiện trong thời gian gần đây
ở nước ta. Đã có một số cơng trình nghiên cứu vấn đề này ở nhiều phương

diện khác nhau. Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu gần đây:
Phạm Ngọc Quang, Quan điểm, định hướng và giải pháp thực hành dân
chủ, đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thuận xã hội [102]; trong cơng trình này,
các tác giả đã bước đầu đưa ra khái niệm đồng thuận xã hội, mối quan hệ giữa
phát huy dân chủ, đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thuận xã hội. Trình bày
thực trạng đồng thuận xã hội nước ta hiện nay trên các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, xã hội, tư tưởng. Cơng trình cũng đã đề xuất một số quan điểm, định
hướng, giải pháp thực hiện dân chủ, đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thuận xã
hội nước ta hiện nay.
Đỗ Lan Hiền, Khoan dung tôn giáo với dân chủ, đoàn kết và đồng thuận
xã hội – Trường hợp Việt Nam [45]. Về đồng thuận xã hội, tác giả cho rằng:
“là phương thức tập hợp lực lượng dựa trên những tiêu chí mà các giai cấp,
tầng lớp, các lực lượng xã hội dù có lợi ích khác nhau những vẫn có thể gắn


16

kết ở mức độ nhất định mà vẫn bảo tồn được những đặc thù riêng của mình,
khơng bị hịa tan, biến thành kẻ khác” [45, tr. 97].
Nguyễn Thị Lan, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc xây dựng đồng
thuận xã hội ở nước ta hiện nay [69]. Trong luận án, tác giả đã trình bày khái
niệm và sự vận động khái niệm đồng thuận xã hội từ cổ đại cho đến hiện đại,
các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng đồng thuận xã hội tại mỗi quốc gia dân
tộc. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng đồng thuận xã hội
ở Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Trần Bạt, Đồng thuận và đồng thuận xã hội [11], trong bài viết
này trên cơ sở làm rõ khái niệm, cơ sở hình thành, bản chất của đồng thuận,
đồng thuận xã hội, tác giả đã chỉ ra những nội dung cơ bản của đồng thuận xã
hội trong thế giới đương đại trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa. Bài
viết cũng làm sáng tỏ một số điều kiện để tăng cường đồng thuận xã hội ở các

quốc gia đang phát triển hiện nay; trong đó nhấn mạnh các yếu tố: nâng cao
mức sống của người dân, giảm khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển
giữa các cộng đồng người; nâng cao dân trí, thực hành dân chủ...Từ đó, tác
giả đi đến kết luận: “Đồng thuận xã hội là sự tự giác thống nhất về cả ba mặt
kinh tế, chính trị, văn hóa. Nói cách khác, dân chủ về chính trị, tự do về kinh
tế và cởi mở về văn hóa là đảm bảo quan trọng của sự đồng thuận xã hội. Đó
cũng chính là sự đồng thuận văn minh của một xã hội văn minh”.
Trần Đắc Hiến, Đồng thuận xã hội một số vấn đề lý luận và thực tiễn [43];
trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra những cơ sở chủ yếu để xác lập đồng thuận
xã hội như: sự thống nhất về lợi ích chung; sự tự nguyện nhất trí, gắn kết; sự
tôn trọng những khác biệt của các thành viên trong một cộng đồng. Trên cơ sở
đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng đồng thuận xã hội ở nước
ta hiện nay như: giải quyết hài hòa lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp, dân tộc,


17

tơn giáo; lấy lợi ích căn bản của đại đa số nhân dân làm điểm xuất phát xây
dựng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; mở rộng và thực
hiện có hiệu quả dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội...
Chu Văn Tuấn, Đồng Thuận xã hội: Một số vấn đề lý luận [141]; bài viết
đã tập trung làm sáng tỏ bốn vấn đề chính sau: một là, trình bày quan điểm
của tác giả về khái niệm đồng thuận xã hội; hai là, phân tích các đặc điểm và
bản chất của đồng thuận xã hội; ba là, phân tích vai trị của đồng thuận xã hội
với tư cách vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội; bốn là,
làm rõ những cơ sở chủ yếu để xây dựng đồng thuận xã hội. Về khái niệm
đồng thuận xã hội, tác giả cho rằng: Đồng thuận xã hội là sự đồng tình, nhất
trí hay tán thành, ủng hộ một cách rõ ràng hay ngầm định của đa số các thành
viên trong xã hội đối với một vấn đề nào đó (chẳng hạn một quan điểm, một
chủ trương, đường lối, chính sách, quyết định...) trên cơ sở những điểm tương

đồng và cùng chung mục đích” [141, tr.26].
Hồng Chí Bảo, Dân chủ, đồn kết và đồng thuận xã hội trong phát triển
bền vững [10, tr. 426-444]. Trong bài viết, trên cơ sở làm rõ mối quan hệ giữa
văn hóa và phát triển bền vững, tác giả đã luận chứng cho quan điểm: dân chủ,
đoàn kết, đồng thuận – là những giá trị văn hóa của phát triển bền vững trong
giai đoạn hiện nay. Theo tác giả: “dân chủ, đoàn kết và đồng thuận là những
giá trị cơ bản của xã hội, là những động lực chủ yếu của phát triển, đồng thời
cũng là những tiêu chí khơng bao giờ được xem nhẹ, càng khơng thể lãng quên
trong đánh giá về tiến bộ xã hội” [10, tr.430]. Về mối quan hệ giữa dân chủ,
đoàn kết và đồng thuận xã hội, tác giả cho rằng: “Dân chủ là cơ sở, là điều kiện
và tiền đề của đoàn kết và đồng thuận xã hội. Chỉ khi nào dân chủ là thực chất
(chứ khơng phải hình thức, giả hiệu, mị dân – mà những biểu hiện này vẫn
thường thấy xuất hiện trong đời sống, nó đi liền với sự vi phạm dân chủ, đối
lập với dân chủ) thì khi đó, mới có đồn kết thực sự, thực chất, mới tăng cường


18

được đồng thuận” [10, tr.442]. Ở Việt Nam hiện nay, theo tác giả, Đảng Cộng
sản Việt Nam cần thực hiện, phát huy dân chủ trên mọi lĩnh vực, phải làm cho
mọi chủ trường đường lối, chính sách hợp lịng dân, thuận ý dân, được dân ủng
hộ, tin tưởng như thế tất xây dựng được đồng thuận xã hội.
Đặng Hữu Toàn, Đoàn kết dân tộc trên cơ sở đồng thuận xã hội [134, tr.
445-456]. Trong bài viết, qua nhiều chứng cứ lịch sử tác giả đã cho rằng, lịch
sử Việt Nam cũng như lịch sử thế giới đều chứng minh rằng: “bất cứ một dân
tộc nào xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở đồng thuận xã hội
đều chiến thắng không chỉ trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ
chủ quyền và độc lập dân tộc, mà cả trong hịa bình xây dựng đất nước” [134,
tr. 445]. Trong giai đoạn hiện nay, để xây dựng được đồng thuận xã hội cần
phải: xây dựng được một xã hội dân chủ (cao hơn phải là xã hội dân sự, xã

hội cơng dân); thực hiện tốt chính sách dân tộc và đoàn kết dân tộc; quan tâm
đặc biệt đến vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo; phải khơi dậy tinh thần tự tôn dân
tộc, quyết tâm chấn hưng đất nước; phát huy tính năng động của mỗi người
dân, mỗi chủ thể trong nền kinh tế thị trường...
Hà Văn Núi, Đoàn kết xã hội – động lực phát triển xã hội [95, tr. 475482]. Trong bài viết, tác giả đã làm rõ những cơ sở hình thành truyền thống
đồn kết của dân tộc Việt Nam, tác động của đoàn kết đến sự thành cơng
trong q trình dựng nước, giữ nước, chống giặc ngoại xâm và thiên tai. Tác
giả đã làm rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay trong xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng một nước
Việt Nam hịa bình, độc lập, thống nhất, giàu mạnh.
Nguyễn Tài Thư, Đoàn kết và điều kiện để đoàn kết trong lịch sử Việt Nam
[120, tr. 495-508]. Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra những điều kiện cơ bản để
đoàn kết xã hội trong lịch sử Việt Nam như: thứ nhất, tơn chỉ, mục đích của


19

giai cấp cầm quyền phù hợp với ý nguyện của cộng đồng; thứ hai, hành động
của cá nhân kiệt xuất, tổ chức tiến bộ giữ vai trò trung tâm của sự đồn kết vì
lợi ích của dân, của cộng đồng; thứ ba, sự gần gũi, yêu thương, đồng cam
cộng khổ của vua với dân chúng; thứ tư, người thủ lĩnh, lãnh đạo phải biết
trọng dụng người tài... Từ đó, tác giả chỉ ra tính đặc thù trong đồn kết xã hội
của dân tộc Việt Nam: “Phải đoàn kết, phải gắn bó với nhau, vì dân tộc ta
hình thành rất sớm và từ lâu trong lịch sử đã là cộng đồng người cùng chung
một lãnh thổ, một nền kinh tế, một tiếng nói và một văn hóa, được huyền
thoại hóa bằng dòng giống từ một bọc trăm trứng mà ra” [120, tr.500].
Lê Bá Trình, Phát huy những điểm tương đồng giữa mục tiêu của chủ nghĩa
xã hội và khát vọng giải phóng con người của các tơn giáo để xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc [136, tr. 519-530]. Trong bài viết, tác giả đã làm rõ quan
điểm Việt Nam là nước có nhiều tơn giáo khác nhau, nhưng tất cả các tơn giáo

đều có mục đích chung là giải phóng con người, cho nên các tơn giáo đều đồn
kết với nhau: “dù có hệ thống giáo lý, giáo luật và phương thức hành đạo khác
nhau nhưng mục tiêu, khát vọng chung của các tơn giáo là giải phóng con người
khỏi sự khổ ải, cầu mong một cuộc sống tốt đẹp ở thiên đàng. Với truyền thống
yêu nước, thương nòi và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, các chức sắc và
tín đồ tơn giáo ở Việt Nam đã có sự chọn lọc, thích nghi hóa và hịa nhập những
giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo cuộc sống” [136, tr.522].
Trần Tuấn Phong, Đồn kết xã hội – nhìn từ góc độ truyền thống văn hóa [99,
tr. 483-494]. Trong bài viết, tác giả đã luận chứng cho quan điểm: truyền thống
văn hóa là một trong những cơ sở để gắn kết các cá nhân trong xã hội. Theo tác
giả: “Truyền thống văn hóa chính là nền tảng chung mà mọi người trong một cộng
đồng, một xã hội cùng chia sẻ... Trên cơ sở hịa nhập với truyền thống văn hóa,
con người hình thành những giá trị mới cũng như những nỗi ưu tư chung đối với
các vấn đề môi trường, xã hội và cuộc sống cộng đồng. Tất cả những cái chung đó
là cơ sở quan trọng nhất để liên kết con người với nhau” [99, tr.494].


20

Cù Xuân Trường, Chữ “đồng” trong tinh thần Việt [138], trong bài viết
này, tác giả đã làm rõ truyền thống đoàn kết, đồng thuận của dân tộc ta từ
truyền thuyết “Âu cơ - Lạc Long Quân”. Đặc biệt, sự thể hiện và phát triển tư
tưởng đoàn kết, đồng thuận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo tác giả: “chữ
đồng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một triết lý tư duy, vừa hội tụ các giá trị
truyền thống vừa mang giá trị hiện đại”. Trong giai đoạn hiện nay, theo tác
giả cần phải tiếp tục phát huy những điểm tương đồng để xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, nhất là với một bộ phận bà con xa xứ.
Tương Lai, Vấn đề ý thức hệ và đồng thuận xã hội [68], trong bài viết này
tác giả đã chỉ ra những sai lầm, hạn chế nhất định trong quan điểm tuyệt đối
hóa sự khác nhau về ý thức hệ dẫn tới những mâu thuẫn, bất đồng diễn ra ở

nước ta trong thời gian vừa qua. Theo quan điểm của tác giả, trong giai đoạn
hiện nay, trên nền tảng dân trí, dân khí cao, người dân Việt Nam nhất là
những người cầm quyền nên vượt qua ý thức hệ hẹp hòi để đoàn kết dân tộc.
Việc Đảng Cộng sản Việt Nam nêu mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh làm điểm tương đồng để tập hợp các giai cấp, tầng lớp
nhân dân là một sự phát triển về nhận thức trong xây dựng đồng thuận xã hội.
Tuy nhiên, trong thực tế việc thực hiện tư tưởng này cịn nhiều hạn chế, nhất
là chính sách với một bộ phận người Việt Nam ở nước ngồi.
...
Từ những cơng trình nghiên cứu trên, có thể rút ra những nhận định sau:
Một là, về nội hàm khái niệm: ở mức độ khác nhau, các tác giả đã tương đối
thống nhất, thừa nhận những nội dung cơ bản của đồng thuận xã hội như: đồng
thuận xã hội là sự đồng tình, nhất trí, bằng lịng của nhiều người trong một
cộng đồng về một vấn đề nào đấy; đồng thuận xã hội là sự đồng ý về cái lớn,
cái đại thể, trong đó vẫn có sự khác biệt về những tiểu tiết; đồng thuận xã hội


21

có tác dụng xây dựng đồn kết xã hội; cơ sở để xây dựng đồng thuận xã hội là
sự tương đồng giữa các thành viên, trước hết là sự tương đồng về lợi ích...
Hai là, về lịch sử tư tưởng đồng thuận xã hội: các cơng trình trên cũng cho
rằng, mặc dù khơng có khái niệm đồng thuận xã hội, nhưng tư tưởng và việc
thực hiện nó đã có rất sớm ở các nền văn minh cả phương Đông và phương Tây.
Ba là, về bản chất của đồng thuận xã hội: hiện có hai luồng ý kiến khác
nhau, nhóm thứ nhất cho là: “liên kết xã hội” [43, tr. 28], “phương thức tập
hợp lực lượng dựa trên điểm tương đồng”; trong khi nhóm thứ hai cho là:
“phương thức tìm kiếm lợi ích” [11].
Bốn là, về các giải pháp để nâng cao chất lượng đồng thuận xã hội: các
tác giả đề xuất nhiều giải pháp khác nhau, tựu trung lại ở 3 vấn đề chính: trên

lĩnh vực kinh tế, muốn có đồng thuận xã hội phải thực hiện chính sách phân
phối một cách hài hịa; trên lĩnh vực chính trị, phải thực hiện dân chủ, mọi
đường lối, chính sách phải phù hợp với ý chí, nguyện vọng của đơng đảo nhân
dân; trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa, phải nâng cao dân trí, phát huy truyền
thống đồn kết, nhân ái, khoan dung…
1.3.

Những cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa khoan dung
và đồng thuận xã hội

Trong các cơng trình nghiên cứu về khoan dung, đồng thuận xã hội, một số
cơng trình bước đầu cũng đã chỉ ra mối quan hệ nhân - quả giữa khoan dung
và đồng thuận xã hội; coi thực hiện khoan dung là một biện pháp để xây dựng
đồng thuận xã hội.
Nguyễn Thị Phương Mai, Tư tưởng khoan dung và ý nghĩa hiện thời của
nó [83], trong cơng trình này tác giả đã giành một phần để trình bày mối quan
hệ giữa thực hiện khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội (từ trang
127-129). Trong đó, tác giả đã luận chứng cho quan điểm thực hiện khoan


22

dung là một nhân tố xây dựng đồng thuận xã hội. Bởi, khoan dung là sự tôn
trọng các khác biệt, trong thế giới đa dạng như hiện nay, nếu các khác biệt
được tơn trọng thì các lực lượng xã hội sẽ dễ dàng đi đến tôn trọng nhau và
thực hiện mục tiêu chung hay thiết lập sự đồng thuận xã hội.
Nguyễn Thị Lan, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc xây dựng đồng
thuận xã hội ở nước ta hiện nay [69], trong cơng trình này, tác giả trình bày
truyền thống khoan dung nhằm xây dựng đồng thuận xã hội của dân tộc Việt
Nam. Tác giả cho rằng, khoan dung trong lịch sử Việt Nam thể hiện trên các

phương diện: đối nội, đối ngoại, dân tộc, tơn giáo, văn hóa... Nhờ thực hiện
khoan dung, cha ơng ta đã đồn kết dân tộc để đấu tranh chống giặc ngoại
xâm, thiên tai để bảo vệ, phát triển đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, theo
tác giả, Đảng Cộng sản Việt Nam cần tiếp tục phát huy truyền thống khoan
dung để xây dựng đồng thuận xã hội ở nước ta [69, tr.38-55].
Đỗ Lan Hiền, Khoan dung tơn giáo với dân chủ, đồn kết và đồng thuận
xã hội – Trường hợp Việt Nam [45], trong cơng trình này, tác giả đã làm rõ mối
quan hệ giữa khoan dung tôn giáo với xây dựng dân chủ, đoàn kết và đồng
thuận xã hội trong lịch sử Việt Nam. Theo tác giả, thực hiện khoan dung tôn
giáo là một cơ sở quan trọng để xây dựng đồng thuận xã hội vì: (i), Khoan
dung tơn giáo dẫn đến chấp nhận sự khác biệt về nhân sinh quan, thế giới quan,
từ đó có thể cảm hóa họ (đồng bào tơn giáo) theo mình, đồng ý với mình; (ii),
Khoan dung tôn giáo tạo ra sự gần giũi, thân thiện giữa cộng đồng tơn giáo với
cộng đồng chính trị, đây cũng là cơ sở tạo sự đồng thuận xã hội; (iii), Khoan
dung tơn giáo cũng có nghĩa là khơng nhìn lại quá khứ, khép lại lỗi lầm của con
người và giáo pháp của họ; (iv), Khoan dung tôn giáo sẽ phát huy được “sức
mạnh tinh thần”, góp phần tạo đồng thuận, gắn kết xã hội. Từ đó, các tác giả đi
đến kết luận: “Trong một xã hội có nhiều giai tầng, nhiều tộc người, đa tôn giáo
với những năng lực, lợi ích và ý thức hệ khác nhau, chúng ta phải tìm ra mẫu


23

số chung – đó là: Độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho con người, thì
dù có khác biệt về tư tưởng, chính kiến chúng ta vẫn có thể hố giải những
khác biệt để hướng tới lý tưởng chung - đây chính là điểm tương đồng để gắn
bó đồng bào các tơn giáo với sự nghiệp cách mạng của dân tộc [45, tr.102].
Nguyễn Thế Doanh, Vai trò của khoan dung tơn giáo và đồn kết xã
hội trong việc kiến tạo nền hịa bình và giữ vững ổn định xã hội [35, tr.469474]. Trong bài viết, trên cơ sở phân tích tính chất khoan dung của tơn giáo;
đồn kết giữa các tơn giáo và đồn kết trong cùng một tôn giáo qua thực tế thế

giới và Việt Nam, tác giả đã đưa ra những nhận định quan trọng về mối quan
hệ giữa khoan dung và đoàn kết xã hội: “khoan dung là sản phẩm của nhân
loại trong quá trình nhận thức cuộc sống và phục vụ cuộc sống. Lịng vị tha
vốn có của con người, của tơn giáo là nguồn mạch dồi dào nuôi dưỡng hành
vi khoan dung và đến lượt mình, chính hành vi khoan dung này đã trở thành
nhân tố quan trọng góp phần đồn kết xã hội. Và, đoàn kết xã hội là cơ sở để
kiến tạo một nền hịa bình và giữ vững ổn định xã hội ở mọi quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới [35, tr. 474].
Song Thành, Đồng thuận xã hội và tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh, một
nhân tố để xây dựng đại đoàn kết toàn dân tộc [114], trong bài viết, tác giả đã
làm rõ đồng thuận xã hội chính là một nội dung mới của đồn kết dân tộc. Tác
giả cũng phân tích q trình thực hiện đồng thuận xã hội của Đảng ta, trong đấu
tranh giải phóng dân tộc thì lấy mục tiêu giải phóng dân tộc làm điểm tương
đồng, trong thời kỳ đổi mới thì lấy “sự tơn trọng lợi ích chính đáng” mỗi thành
viên làm điểm tương đồng. Khoan dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là
tơn trọng các khác biệt. Chính nhờ thực hiện chủ trương tơn trọng các khác biệt
(cả về đạo đức, tơn giáo, văn hóa, chính kiến…) mà Người đã đoàn kết được dân
tộc. Trong giai đoạn hiện nay, theo tác giả, bồi dưỡng tinh thần khoan dung Hồ
Chí Minh là một nhân tố góp phần xây dựng đồng thuận xã hội ở nước ta.


24

Nguyễn Tấn Hưng, Kế thừa và phát huy tinh thần khoan dung Hồ Chí
Minh trong xây dựng đồng thuận xã hội và đại đoàn kết toàn dân tộc [59],
trong bài viết này tác giả cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa phát huy tinh thần
khoan dung Hồ Chí Minh với xây dựng đoàn kết, đồng thuận xã hội ở nước
ta. Theo tác giả, biểu hiện khoan dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh trên nhiều
phương diện như: lịng u thương con người, tôn trọng sự khác biệt, sự tha
thứ cho những người mắc lỗi lầm biết ăn năn hối cải…Chính nhờ tinh thần

khoan dung ấy, Người đã đồn kết được tất cả các giai cấp, dân tộc, đảng
phái… cùng tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ở nước ta hiện nay,
theo tác giả, bồi dưỡng, phát huy tinh thần khoan dung cũng là một nhân tố
góp phần xây dựng đồng thuận xã hội.
Từ những sự phân tích trên cho thấy, hầu hết các tác giả đều thừa nhận
rằng thực hiện khoan dung là một phương thức để xác lập đồng thuận xã hội.
Trong lịch sử, ông cha ta cũng đã thực hiện khoan dung và xây dựng được khối
đại đoàn kết dân tộc để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn hiện nay,
Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục phát huy truyền thống này nhằm xây dựng
Việt Nam thành nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
1.4. Giá trị của những cơng trình đã nghiên cứu và xác định nội
dung nghiên cứu mới của luận án
Một là, đã có nhiều cơng trình đi sâu nghiên cứu lịch sử hình thành,
phát triển của các khái niệm khoan dung, đồng thuận xã hội; quan điểm của
các nhà tư tưởng trong lịch sử thế giới và Việt Nam về hai vấn đề trên. Một số
cơng trình bước đầu đã chỉ ra sự cần thiết khách quan của thực hiện khoan
dung, đồng thuận xã hội trong giai đoạn hiện nay cả ở Việt Nam và thế giới.
Hai là, một số cơng trình cũng đã nghiên cứu thực trạng thực hiện
khoan dung, đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay; những thành tựu, hạn chế,
nguyên nhân của thực trạng trên.


25

Ba là, các cơng trình nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp có
tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng thực hành khoan dung, đồng thuận xã
hội ở nước ta hiện nay.
Những kết quả nghiên cứu này có giá trị tham khảo tốt cho tác giả
trong quá trình thực hiện luận án. Chúng tơi trân trọng kế thừa, tiếp thu có
chọn lọc những kết quả nghiên cứu trên để phục vụ cho thực hiện mục tiêu

nghiên cứu của luận án.
Tuy nhiên, trong các cơng trình kể trên, chưa cơng trình nào nghiên cứu
khoan dung, đồng thuận xã hội; tác động của khoan dung đến xây dựng đồng
thuận xã hội dưới phương diện chính trị - xã hội (thuộc chuyên ngành Chủ
nghĩa xã hội khoa học). Đây là hướng mới mà luận án sẽ triển khai làm sáng tỏ.


×